Định luật thứ 1: Cái gì có khởi đầu thì có kết thúc.

Bệnh tật sinh ra thì sẽ có ngày biến mất. Bệnh tật nào sinh ra nhanh thì biến mất nhanh. Còn bệnh nào sinh ra ngấm ngầm thì việc chữa trị nó sẽ diễn ra chậm hơn.

Nguyên lý thứ 11: Trong thế giới của thời gian và không gian, sức khoẻ biến tướng thành bệnh tật và từ bệnh tật mà sức khoẻ sinh ra. Sức khoẻ và bệnh tật là 2 hiện tượng biến đổi luân phiên kế tiếp trong cuộc sống của chúng ta. Và đó là hiện tượng may rủi không thể thiếu được trong mỗi cuộc đời.

Nguyên lý thứ 12: Mọi cơ thể vật lý của con người đều khoẻ mạnh bên trong và ốm yếu chỉ là biểu hiện bề ngoài. Các dấu hiệu của bệnh tật thường xuyên biểu hiện ra ngoài qua chân tay, da dẻ, sắc diện. Sự vượt trội của con người là luôn có sự dằng co giữa sống và chết trong các cơ quan nội tạng.

1- Theo sách vở nên uống ít nước: “uống càng ít nước càng tốt”. Nhưng theo Ohsawa thì điều này không nhất thiết vì nước là cần thiết cho sự sống.
2- Cần hoạt động. Khi bạn ăn rau củ và ngũ cốc, bạn cần thường xuyên hoạt động để cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng trong thức ăn chay.
3- Khi mới bắt đầu Thực dưỡng, tôi biết là ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Muối là cần thiết cho cơ thể nhưng không nên ăn mặn.
4- Dầu không nên ăn nhiều. Số lượng dầu cho một bữa ăn là rất quan trọng.

Quay trở lại vấn đề Thực dưỡng, tôi thấy mỗi ngày nhận thức của mình về Thực dưỡng đều có sự đổi thay. Nhu vậy cái gì có khởi đầu thì có kết thúc. Sự điều chỉnh kinh nghiệm nấu ăn theo ngày, theo tuần, theo tháng theo năm là cần thiết vì theo thời gian cơ thể chúng ta thường xuyên biến đổi cơ mà. Hãy lắng nghe cơ thể và hãy điều chỉnh Thực dưỡng theo từng chu kỳ ngày, theo tuần, theo tháng và theo năm. Một chế độ Thực dưỡng nếu có sự khởi đầu hăng hái thì bạn hãy biết kết thúc nó dứt khoát vào một thời điểm khác. Chúng ta không nên ôm giữ khư khư một kinh nghiệm, một bài thuốc hay nào. Vì như thế chúng ta sẽ bị bám dính. Chính vì vậy Aihara đã dạy: Nếu gạo lứt muối mè là quý, vậy bạn hãy biết cách từ bỏ nó, hãy cho đi cái gì bạn trân trọng và quý nhất bạn sẽ có tự do. Ngày nay bạn không thể rời bỏ gạo lứt muối mè, bởi vì đằng sau nó là bản ngã của bạn, bạn không muốn từ bỏ bản ngã của mình. Thực dưỡng không chỉ là gạo lứt muối mè. Gạo lứt muối mè chỉ là tấm thảm trôi trên con đường đi tới tự do. Điều cuối cùng là bạn không còn sợ hãi cái gì kết thúc. Bởi vì kết thúc là khởi đầu cho một sự sống mới nảy sinh. Đó chính là ý nghĩa sâu xa của 7 nguyên lý và 12 định lý.

Định luật thứ 2: Nếu sức khoẻ ở mặt trước, thì bệnh tật đang có ở mặt sau. Theo thông thường chúng ta có mặt phải là tốt còn mặt trái là xấu. Khoẻ mạnh là tốt, còn ốm yếu là xấu.

Nguyên lý 5: Sức khoẻ và bệnh tật luôn hoà trộn lẫn nhau theo mức độ thay đổi trong cơ thể con người.

Con người luôn có chiều hướng thích sự khoẻ mạnh và căm phẫn sự ốm yếu mà không biết mạnh khoẻ ngầm chứa các sai lầm và trong ốm yếu có mầm mống của sự hối lỗi. Mạnh khoẻ là miếng đất cho hành vi sai trái còn bệnh tật là nguyên cớ của sự hồi tâm và thức tỉnh.

Nguyên lý 6: Trạng thái cơ thể con người luôn là sự biến đổi tương tác qua lại lẫn nhau của ốm yếu và mạnh khoẻ.

Ốm yếu và mạnh khoẻ đều không có gì là thừa cả. Mạnh khoẻ thể xác thì nhanh chóng biến thành yếu ốm về tinh thần và ốm yếu về thể xác thì biến thành mạnh khoẻ về tinh thần. Đó là lý do mà tiên sinh Ohsawa bảo mọi loại bệnh đều có thể biến đổi trong vòng 10 ngày. Bởi vì theo tiên sinh, máu người biến đổi từ xấu thành tốt trong vòng 10 ngày nhờ ăn uống nên mọi bệnh tật cũng theo đó mà biến đổi theo.

Nếu chúng ta biết điều này chúng ta sẽ biết ơn bệnh tật đã đến để nhắc nhở mình đã sống sai, thay vì ta chống cự lại chúng. Qua đó chúng ta hãy chấp nhận cái đối kháng của mọi sự vật, thay cho tập quán của chúng ta thường căm ghét sự bất hạnh, nghèo nàn, chiến tranh, kẻ thù và cái chết. Bệnh tật sinh ra do ta vi phạm luật của sự sống do đó để chữa bệnh ta phải học luật của vũ trụ để tuân thủ theo nó.

Tôi đã học được cách ăn chay, ăn ngũ cốc rau củ toàn phần, học cách nấu nướng và cách tránh các thức ăn hoá chất có hại. Tôi học được sự quan trọng của hơi thở, của ánh mặt trời, của muối của nước. Tôi học cách mặc quần áo từ vải sợi thiên nhiên chứ không mặc đồ pha nilon hoá học. Tôi học cách tống khứ các chất độc và trường điện từ độc hại ra khỏi nhà. Nhưng vì tôi chưa biết cách chấp nhận ốm đau bệnh tật nên mỗi lần có vị thầy Thực dưỡng nào lâm bệnh tôi lại tìm cách bới lông tìm vết xem họ sống sai chỗ nào mà tôi không biết một điều quan trọng tối hậu là sức khoẻ thực sự chỉ đến sau một cơn bạo bệnh. Chống đối bệnh tật chúng ta lại phạm phải một bệnh tật lớn hơn. Từ đó con người ghê sợ sự căm ghét tội lỗi. Tôi khinh bỉ và căm phẫn người ăn thịt và ăn đường mà không biết mình đang phạm phải một tội lỗi lớn hơn là căm ghét phần đông loài người chậm tiến bộ. Điều đó làm tôi bị chứng bệnh căm ghét con người và tôi bị bệnh về tinh thần. Các thức ăn trở thành một cái lưới bao bọc tôi. Tôi không sống với cả thế giới mà chỉ sống trong 1 nửa thế giới của sự thánh thiện. Hạnh phúc chân thật chỉ đến khi bạn biết chấp nhận sự yếu kém của kẻ khác với một sự biết ơn vô điều kiện.

Định luật thứ 3: Thể trạng của mọi người là khác nhau và biến đổi liên tục.

Mỗi giải pháp tốt cho người này nhưng lại không tốt cho người kia. Hành vi ứng xử của mỗi con người không thể cải tạo chỉ qua ăn uống, nếp sống mà còn phải điều chỉnh nghiệp quả và các nhân tố khác.

Nguyên tắc 7: Không có ai khoẻ mạnh hoàn toàn và ốm yếu hoàn toàn. Cái nọ chứa đựng cái kia trong suốt cuộc sống. Luôn luôn có nhân tố đối lập trong khi ốm yếu và mạnh khoẻ trong mỗi người. Người ốm luôn có mầm khỏi bệnh.

Nguyên tắc 8: Trung hoà là tốt đẹp nhất, vừa khoẻ mạnh vừa ốm đau. Sống cùng và chấp nhận cả 2 trạng thái. Phương pháp tốt nhất của Thực dưỡng là phương pháp hữu hiệu với nhiều người. Đa số chứ không phải là tuyệt đối. Giá trị thực của Thực dưỡng không phải là chữa bệnh và chữa ung thư. Chữa bệnh chỉ là một phần hiệu quả kéo theo của việc thực hành nó. Thực hành Thực dưỡng do vậy không phải chỉ là một con đường cứng nhắc và một nguyên tắc bất di bất dịch. Tất cả mọi cách thực nghiệm đều có giá trị của riêng nó. Thực dưỡng là vô hạn, vô định. Nếu chúng ta bỏ bớt thời gian để tranh luận, chúng ta sẽ nhanh chóng hơn để có một sức khoẻ thực thụ.

Định luật thứ 4: Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng rộng.

Có nghĩa là bạn càng khoẻ mạnh bạn càng dễ có xu hướng bị ốm. Và càng ốm đau bạn càng dễ khỏi bệnh. Và nói theo Ohsawa: Càng nhiều rắc rối, càng nhiều niềm vui.

Nguyên tắc 9: Ái lực của ốm đau và mạnh khoẻ là tăng giảm với nhau theo cùng tỷ lệ. Bạn càng dễ bị ốm bạn càng dễ khỏi bệnh. Người lâu ốm thì ốm nặng.

Nguyên tắc 10: Mạnh khoẻ thì đẩy lùi mạnh khoẻ, và ốm đau thì chối đẩy ốm đau. Bạn càng có sức khoẻ bạn càng tự mãn và ngông cuồng để dẫn tới bệnh tật.

Vũ khí hạt nhân là một ví dụ. Nó đem lại lợi ích cho con người nhưng cũng là vũ khí huỷ diệt con người. Thực dưỡng cũng vậy. Nó là công cụ chữa bệnh cho bạn về thể xác nhưng nó cũng cho bạn một cảm giác kiêu căng tự mãn cho rằng mình hiểu biết hơn người để bạn bị bệnh về tinh thần và từ đó chứng bệnh thể xác lại sinh ra. Đó là do sự hiểu biết của bạn còn chưa đầy đủ về Thực dưỡng.

Định luật thứ 5: Cái gì chống đối bạn thì cái đó bổ sung cho bạn. Bệnh tật chống đối bạn nhưng nó cũng bổ sung cho bạn.

Nguyên tắc 3: Ốm đau thì có tính hướng ngoại còn mạnh khoẻ thì có tính hướng nội. Ốm đau và mạnh khoẻ đều sinh ra năng lượng. Không có một trong hai cái đó, sẽ không có sức sống và không có sự sống.

Nguyên tắc 4: Ốm đau thì thu hút sức khoẻ. Và có chiều hướng đi về sức khoẻ. Một thứ đối lập đều hút về nhau. Khi chúng ta thành thạo Thực dưỡng, chúng ta sinh tâm phân biệt và điều đó làm cho ta bị ốm. Mọi thứ bệnh tật đến với ta đều có nhân quả của nó. Kẻ thù, bệnh tật, nghèo đói và đau khổ cũng vậy. Chúng ta phải học cách để chấp nhận nó. Tiêu diệt nó thì nó lại mọc ra ở dạng khác còn mạnh hơn.

Định luật thứ 6: Âm và Dương sự phân cấp, phân cực bao trùm lên vạn vật. Chúng đối kháng nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. Ốm đau và khoẻ mạnh chỉ là các biểu hiện nhất thời về trạng thái của con người. Ốm đau cho ta cơ hội phát triển nhận thức về cách sống, về vũ trụ và bản thân.

Nguyên lý 1: Sức khoẻ và ốm đau bệnh tật là 2 đối cực của vô định. Khi vô định giãn nở biểu hiện bên ngoài của nó thì sinh ra sức khoẻ và bệnh tật. Chúng chỉ là biểu hiện bề ngoài của vô định.

Nguyên lý 2: Sức khoẻ và bệnh tật thường xuyên sinh ra bởi ái lực giãn nở của vô định vượt qua kinh nghiệm chữa trị của chúng ta nhưng không thể vượt qua được trí phán đoán của ta. Phát triển trí phán đoán là lắng nghe trực giác của mình hoà cùng nhịp đập của vũ trụ. Mỗi chúng ta đều có một âm thanh nhắc nhở và mách bảo riêng. Và Thực dưỡng là con đường nhanh chóng nhất để thường xuyên nghe được âm thanh mách bảo đó. Âm thanh đó thường xuyên kết nối ta với thế giới vũ trụ bao la vô hạn.

Chúng ta lọt vào thế giới của sự phân biệt, của sự phân cực và sống trong đó. Và thường xuyên nghe theo các sự mách bảo chỉ dẫn đi về các đối cực tốt và xấu, bệnh và khoẻ, tội ác và thánh thiện. Lắng nghe sự mách bảo đó là đi về với cội nguồn vô định. Là trở về con người thật của mình.

Định luật thứ 7: Âm và Dương là hai cánh tay của một cơ thể.

Bệnh tật và sức khoẻ là hai phần của vô định. Vô định chấp nhận cả ốm đau và khoẻ mạnh. Tất cả chúng ta đều đi ra từ vô định, chúng ta là phần của nó và sẽ mãi mãi vẫn là nó Và mục đích sống là nhận ra được điều đó. 7 trật tự vũ trụ bắt đầu từ phân chia và kết thúc ở nhất nguyên. 12 nguyên lý bắt đầu từ vô định và kết thúc ở con người. Khởi đầu từ nhị nguyên mà có thế giới. Mọi vui buồn sướng khổ đến với ta là vì chúng ta. Chúng ta chỉ có một công việc là đón nhận và cảm ơn.

Nếu bạn chấp nhận mọi thứ đến với bạn có nghĩa là bạn chấp nhận thế giới chấp nhận sự tồn tại của bạn. Chúng ta phải học cách biết ham muốn thay đổi mọi thứ nhưng cũng phải học cách biết chấp nhận mọi thứ. Chúng ta chấp nhận mọi sự thối nát của kẻ khác trên bước đường lần mò đi tìm sự thật của y. Lúc đó chúng ta sẽ có niềm phúc lạc.

Carl Ferre’