Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thức ăn điều chỉnh số phận của bạn
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Diệu Minh
Ông Nguyễn Trung hiệu đính lại quyển này, đã làm mới lại văn phong, sự chính xác và bắt được cái thần của tác giả...

Hà Nội sẽ có một nhóm dịch thuật xịn đối với Thực dưỡng nước nhà...

Mời bạn đọc nó:

NAMBOKU MIZUNO

THỨC ĂN
ĐIỀU CHỈNH SỐ PHẬN
CỦA BẠN

Nguyễn Trường Thư - Nguyễn Quốc Khánh -
Phạm Thị Ngọc Trâm biên dịch
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN

MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời mở đầu của Aveline Cuộc đời Namboku Mizuno Thời đại của Mizuno
Bài học mizuno
Ý nghĩa của Mizuno đối với thời đại chúng ta
Các tác phẩm dịch
Lời giới thiệu của Namboku Mizuno
Quyển 1
#1. Thức ăn quyết định số phận con người
#2. Một người ăn uống đạm bạc thì dù có tướng xấu cũng có thể đạt tới một đời sống hạnh phúc
#3. Một người mặc dù vốn ăn uống đơn giản mà đôi khi ăn quá mức cũng có số phận không tốt
#4. Ăn uống vô điều độ sẽ chuốc lấy vận hạn ngay cả với những người có nhân tướng tốt
#5. Ăn uống với lượng thức ăn vừa phải là đảm bảo sức khoẻ cả về thân và tâm
#6. Ăn uống sành điệu lâu ngày sẽ gây nên bệnh tật cho hệ tiêu hoá
#7. Ngay cả khi số bạn bị cô quả không con cái, bạn vẫn có thể có con nếu ăn uống tiết độ
#8. Người ăn ít không bị bệnh trầm trọng lâu ngày và cũng không bị chết đau đớn
#9. Đối với những người lao động nặng thì có thể cho phép ăn nhiều.
#10. Ăn uống đúng cách sẽ quyết định nhân cách con người
#11. Cách tránh vận hạn trong chu kỳ xui xẻo trong năm
#12. Ăn ít thịt vào tuổi già thì ít khi bị bệnh
#13. Tướng nghèo khổ hay hư hỏng của đứa trẻ đều do trách nhiệm của cha mẹ
#14. Một người có thể vực lại gia cảnh nhờ giảm thiểu mức ăn uống
#15. Người có tướng số tốt nhưng nếu thích chơi cờ vây (go) hay cờ tướng (shogi) sẽ không thành đạt trong cuộc sống
#16. Một ngôi nhà có vườn đẹp có hòn non bộ làm nên cảnh sơn thủy hữu tình sẽ suy thoái
Quyển 2
#1.A. Làm chủ cơ thể thông qua kiểm soát tâm linh
#2. Cội nguồn của mọi điều xấu và tốt là thức ăn
#3. Vì sao các tu sĩ Thần đạo thường nghèo khó còn các nhà sư Phật giáo lại giầu có?
#4. Ăn uống tiết độ có thể đem lại nhiều niềm vui
#5. Làm thế nào để thực hiện lời cầu Trời của bạn
#6. Phần dâng cúng của bạn. Đó là tâm đức thực sự được giấu kín
#7. Cái gì sẽ xẩy ra với một người thuộc tầng lớp thấp rất thân thiện với một người thuộc tầng lớp cao?
#8. Bản thân nhân tướng không nói lên điều gì
#9. Một người cảm thấy hối hận vì đánh rơi một hạt thóc lại muốn ăn thêm một bát
#10. Nếu không chú ý thận trọng đến thức ăn, bạn không thể trở thành Phật sau khi qua đời
#11.Bí mật của Nhân Tướng Học là Horen Ge-kyo (tên của một tập Kinh Phật)

Quyển 3
#1. Cúng lễ Thần Mặt trời mỗi buổi sáng là phương cách để sống thọ
#2. Không thấy ngon thì không ăn
#3. Nếu kiếp này bạn ăn uống thanh đạm thì bạn sẽ được đền bù ở kiếp sau
#4. Lượng thức ăn tuỳ thuộc vào khổ người của bạn.
#5. Những lời Phật dạy về việc trau dồi bản thân bạn bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống điều độ
#6. Người ngèo không nên học đòi những sở thích của người giầu
#7. Làm việc ban đêm rất dễ bị rủi ro, thức dậy muộn khiến ta nghèo đói và đoản thọ
#8. Khi phụ nữ nhận ra những dấu hiệu vận may của mình, thì lại chuyển thành bất hạnh
#9.Cho dù bạn rất giản dị và khiêm tốn, thượng đế vẫn có thể thử thách bạn
#10. Quần áo và nhà cửa quá xa hoa tạo nên bất hạnh
#11. Vận may của một người có liên quan rất nhiều đến chuyển động của mặt trời
#12. Tại sao thức dậy sớm lại cải tạo được số phận của bạn
#13. Đức tiết kiệm tạo nên may mắn, tính bủn xỉn tạo nên bất hạnh
#14.Thức ăn của bạn đơn giản, năng lượng khí của bạn sẽ rộng mở và may mắn mở ra với bạn
#15. Một người thông minh không được học hành và một người không thông minh được học hành
#16.Tại sao cuộc sống của một ngưòi tốt lại ngắn và của một người xấu lại dài?
#17. Làm thế nào để nuôi lớn một đứa trẻ rất thông minh và hoạt bát?
#18. Cuộc sống không có sinh, không có tử, không có bắt đầu và không có kết thúc
#19. Nhờ muối mà cơ thể được hợp nhất
Quyển 4
#1. Môn sinh của Khổng Tử không nhất thiết là những người đàn ông đức hạnh
#2. Mọi sự vật đều được tạo ra một cách tuyệt diệu kể cả trời đất.
#3. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ tất cả là quê hương của Thượng đế
#4. Vai trò của những lời giáo huấn của Thần đạo, đạo Khổng, đạo Phật
#5. Lý Bạch không chỉ là một kẻ nát rượu
#6. Làm thuyên giảm bệnh tật ở giai đoạn cuối bằng gạo mềm
#7.Chữa bệnh ăn mất ngon bằng cách giảm ăn
#8. Một người không theo đuổi hoài bão của mình thì chẳng đem lại điều gì giá trị cho xã hội
#9. Không có ranh giới giữa Thần đạo, đạo Khổng và đạo Phật
#10. Một người chỉ sống được hơn một năm nữa có thể kéo dài thêm cuộc sống của mình
#11. Nhà Nhân Tướng Học không hiểu được nguồn gốc của may rủi chỉ là kẻ đạo tặc


LỜI GIỚI THIỆU

Giáo sư Ohsawa không được một ông thầy nào còn sống truyền dạy cho triết lý Cực Đông cả, trừ mẹ ông là người đã hướng dẫn ông cho đến năm 10 tuổi.
Nay, những người được xem là thầy của Ohsawa: các bậc đại hiền triết Cực Đông thời xa xưa như Lão Tử, Phục Hy, Phật Thích-ca; các nhà hiền triết Nhật Bản thời trung cổ như Shinran, Nitiren, người sáng lập Nhân Tướng Học Nhật Bản hiện đại Mizuno Namboku ở thế kỷ 18 và sau cùng là người sáng lập phương pháp Trường sinh hoá học – Bác sĩ Isizouka Sugen nổi tiếng là một người kỳ lạ ở Đông Kinh (Tokyo) vào cuối thế kỷ 19.
Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy Ohsawa tuyên dương những nhân vật này trong các tác phẩm của mình, luôn luôn kèm theo rất nhiều ý nghĩa. Thật bổ ích và thú vị khi được biết nhiều về các nhân vật đó cùng những lời bày dạy của họ, vì từ đó chúng ta sẽ có nhận thức sâu xa hơn về Vô Song Nguyên Lý của giáo sư Ohsawa với 7 nguyên lý và 12 định lý của trật tự vũ trụ, thường được nêu ra trong các sách báo về Thực dưỡngmà chúng tôi đã cho xuất bản trong nhiều năm qua. Vì lợi ích đó, lần này chúng tôi chọn môn Nhân Tướng Học Nhật Bản của Mizuno Namboku, một môn học đã gây nên sự chú ý đặc biệt đối với các sinh viên về Vô Song Nguyên Lý cũng như các bạn đang thực hành phương pháp “Gạo lứt muối mè”.
Nhân Tướng Học Nhật Bản chắc chắn bắt nguồn từ Y học Trung Hoa, nhưng nền Y học này chỉ là một ngành đặc biệt áp dụng Kinh Dịch – một cuốn sách ra đời hàng 4000 năm do Phục Hy sáng tác. Hiện nay Kinh Dịch được lĩnh hội thông qua Nguyên Lý Vô Song của nền Triết lý Cực Đông của chúng ta. Do đó giữa Nhân Tướng Học và phương pháp Thực dưỡng(Macrobiotics) hiển nhiên có mối tương quan mật thiết.
Chúng ta không bao giờ quên được Ohsawa tiên sinh là một nhà Nhân Tướng Học đại tài, đã đọc được các dấu hiệu trên gương mặt một cách chính xác và có thể chỉ dẫn đúng đắn cho người ta nên ăn uống những thức gì để cải đổi số mệnh xấu xa hoặc chữa trị bệnh tật. Giáo sư Ohsawa đã nhìn thấy trên gương mặt những gì người ta đã ăn uống cũng như lối chữa bệnh nổi tiếng của bác sĩ Isizouka Sugen tương tự phương pháp của Ohsawa.
Chúng ta bắt đầu bằng tiểu sử của tiên sinh Mizuno Namboku để hiểu được toàn thể nguyên lý của Nhân Tướng Học Nhật Bản hiện đại.
Nếu Ohsawa tiên sinh tìm ra một phương pháp cải tạo sức khoẻ – phương pháp Trường sinh, biến đổi bệnh tật và liệt nhược của mình thành ra khoẻ mạnh, không biết mỏi mệt; thì Namboku lại tìm ra Nhân Tướng Học biến đổi vận mệnh bi thảm của mình thành ra tốt đẹp, hạnh phúc. Mọi vĩ nhân đều biến đổi từ Âm ra Dương.
Cần phải nghe theo người đã đạt được hạnh phúc dù trước đó rất xấu xa. Cần phải nghe theo người có được sức khoẻ sau một thời gian khốn khổ dai dẳng. Cần phải nghe theo người đã uống nước nhiều nhưng đã ngừng uống. Thật có giá trị khi nói: “Tôi nguyên là một người béo mập nhưng nhờ phương pháp Ohsawa tôi đã trở nên mảnh mai”.
Chính người đã biến đổi đời sống của mình thành ra thánh thiện và sung sướng hơn nhờ Vô Song Nguyên Lý là người cần phải nghe theo. Nhưng nếu như người đó đã sung sướng và thánh thiện trước khi thực hành phương pháp Trường sinh, thì anh ta sẽ không gặp phương pháp này và những gì anh ta kể lại đều kém giá trị. Phương pháp Thực dưỡngOhsawa chỉ dành cho những người muốn biến đổi sức khoẻ và số mệnh của mình. Trong ý nghĩa đó, kẻ sung sướng là kẻ đang đau yếu và bất hạnh. Chúng ta hãy nhìn lại tấm gương thú vị của những người đã biến đổi đời sống của mình, đặc biệt những người biến đổi được đời sống của mình thông qua thức ăn hàng ngày, đúng như lời của ông bà mình đã dạy trong nền minh triết dân gian: học ăn, học nói, học gói, học mở; "học ăn" được xếp hàng đầu. Nhờ vào sự tổng kết minh triết này ta lại càng thấy được giá trị nền tảng của đạo đức tâm linh nhân loại bắt đầu từ chỗ nào trong cuộc sống con người.
Đã có một lối học mới cho chúng ta, sự giáo dục cũ - giáo dục phổ quát của hành tinh này dường như không làm tăng trưởng tính thiện, mà thay vì thế chỉ làm tăng tính nôn nóng và không thoả mãn. Chúng ta đã quá chú trọng những giá trị về khoa học và kỹ thuật và đã lộ ra nguy cơ đánh mất cơ hội tiếp xúc với những khía cạnh sâu kín của bản tâm con người làm phát sinh tính chân thực và lòng vị tha. Khoa học - kỹ thuật đã đem lại cho con người nhiều thoải mái tiện nghi, nhưng dù thế thì cũng không thể thay thế giá trị tinh thần truyền thống và giá trị nhân văn. Sự phát triển rầm rộ của khoa học - kỹ thuật đem lại sự hữu dụng và mầu sắc tươi tắn cho tiện nghi vật chất nhưng trên từng gương mặt của những con người hiện đại vẫn lộ ra sự căng thẳng, nỗi khổ, sự sợ hãi... Cần có một nền giáo dục mới để thiết lập sự quân bình giữa sự phát triển vật chất và sự phát triển tâm linh và giá trị nhân bản. Trong khi chúng ta tự hỏi phải bắt đầu từ đâu thì những bậc thánh hiền từ xưa và ông bà mình vốn từ lâu đã dạy bảo chúng ta về những điều căn bản này. Ngày nay chúng ta đem ra áp dụng trong đời sống ngõ hầu làm thánh hoá đời sống của chính chúng ta. Chúng tôi đã cố gắng phấn đấu và nỗ lực không ngừng để tìm thấy nguồn gốc tinh hoa nhân bản của toàn nhân loại đem ra cống hiến cho các bạn.
Giáo dục con người thông qua thức ăn đã và sẽ là con đường và mục đích của hệ thống giáo dục toàn cầu bắt đầu từ nền minh triết cổ đại của người Việt cổ- "học ăn" được soi sáng bởi pháp Thiền nguyên thuỷ (Vipassana - Minh sát tuệ) của Đức Phật, vì chính điều này đã được ghi lại trong kinh điển nguyên thuỷ của Phật giáo.
Quyển sách gồm hai phần: phần đầu là nguyên văn những gì mà nhà Nhân tướng học nổi tiếng nhất Nhật Bản ghi lại, phần hai gồm những sưu tập về ăn uống có liên quan mật thiết đối với số phận của con người theo ý kiến của tiên sinh Ohsawa, theo truyền thống của Phật giáo nguyên thuỷ, đại thừa và các truyền thống khác.
Chúng tôi rất biết ơn ông Ngô Ánh Tuyết và ông Lương Trùng Hưng - là những bậc thầy về Thực dưỡngđã thường xuyên khích lệ động viên, quyển sách do duyên lành mà thành tựu, chúng tôi rất biết ơn hai người bạn Thực dưỡngNguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trường Thư và ông Chu Diễn đã cùng tham gia dịch thuật. Trong khi chuyển ngữ chắc còn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của độc giả và các bậc tiền bối. Tôi thực hiện nó trong sự biết ơn và niềm vui sống. Xin chia sẻ với tất cả.

Phạm Thị Ngọc Trâm


LỜI MỞ ĐẦU CỦA AVELINE
Sinh ra và lớn lên ở Nhật, những sách vở nghiên cứu yêu thích của tôi là những tác phẩm kinh điển. Trong tự truyện, Avelin: Đời sống và giấc mơ của người đàn bà (phía sau cuốn tạp chí Thực dưỡngNgày nay), tôi có nhắc đến Sontoku Ninomiya, một người nông dân và là nhà cải cách nông nghiệp sống cách đây hơn 100 năm. Tôi luôn thực hiện theo phương châm ông đề ra trong cuốn sách về tôn trọng tự nhiên cho tới khi bị gián đoạn vì lý do học tập. Gần đây tôi phát hiện ra một số bài viết của một triết gia lớn và là thánh nhân, đó là thầy Nambuko Mizuno. Mizuno rất nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản và trước đây rất lâu tôi đã đọc một cuốn sách về Nhân tướng học của ông. Ba năm trước, một người bạn cho tôi quyển sách cuối cùng của ông là “Thức ăn ảnh hưởng đến số phận của bạn”. Tôi và chồng tôi Michio Kushi thực sự sửng sốt bởi các giáo lý của ông về ăn uống. Thầy Mizuno đã nói chính những điều mà chúng tôi từng nói trong suốt 40 năm. Nhờ những lời dạy của ông, chúng tôi lại phát hiện lại một lần nữa ý nghĩa của cuộc đời mình. Phương pháp ăn kiêng của ông không khác gì những điều cốt lõi trong thông điệp của George Ohsawa và Michio, mặc dù nó đã được viết ra gần 200 năm về trước.
Nếu thực sự hiểu lời dạy của thầy Mizuno, chúng ta sẽ đề cao cuộc sống, Thượng Đế và tâm linh. Ngạn ngữ cổ phương Đông có câu “Ôn cố tri tân” – quan sát cái cũ để phát hiện ra cái mới. Ý nghĩa của nó là chúng ta nghiên cứu lại sách kinh điển và danh ngôn của thánh hiền để thấu hiểu thực tại và tiên đoán tương lai. Cũng giống như Sontoku Ninomyia, thầy Mizuno không bị phụ thuộc cứng nhắc vào sách vở và những kiến thức khái niệm. Ông phát hiện chân lý nhờ quan sát học hỏi từ thiên nhiên – cuốn cẩm nang vĩ đại của cuộc sống.
Những phát hiện kỳ diệu đang chờ đón bạn trong những lời giáo huấn sau đây. Michio Kushi và tôi rất ngưỡng mộ quyển sách này. Bạn hãy đọc nó ít nhất là 3 lần theo như tác giả Mizuno yêu cầu. Hãy dịch nó ra các thứ tiếng khác trên thế giới để áp dụng nó vào trong đời sống hàng ngày. Cuộc đời và số phận của bạn sẽ ngập tràn ân điển sáng ngời của hào quang từ trái đất và thiên đường.

CUỘC ĐỜI NAMBOKU MIZUNO (1757 - 1825)
Họ gốc của Mizuno là Ono. Dòng họ của ông, truy nguyên nguồn gốc của thế hệ đầu tiên từ thời Heian, có những người kiệt xuất như Takamuri Ono, một học giả nổi tiếng và Komachi Ono một người đàn bà xinh đẹp được tôn kính trong thể loại kịch Noh. Cha ông làm nghề viết kịch ở Osaka nhưng Mizuno mồ côi cha mẹ từ khi cậu còn bé. Ông được một người bác ruột làm nghề rèn gươm và dụng cụ làm nông nuôi nấng, có họ là Mizuno. Khi còn bé ban đầu tên của ông là Kuma – Taro “Bé Gấu”, rồi sau là Kagiya-No Kuma-Taro. Kagiya nghĩa là “Thợ khóa”, một trong những tài nghề của ông bác. Khi lớn lên cậu bé bắt đầu chơi bời lêu lổng. 10 tuổi cậu bé đã uống rượu, đánh nhau và đánh bạn với những kẻ phá bĩnh. Do hay đánh nhau, cãi lộn và không tuân lệnh nhà chức trách, cậu đã nhiều lần cho đi và nhận lãnh những vết thâm tím và lằn roi, kết quả của những hành vi dại dột. Năm lên 18 tuổi các hành vi phạm pháp và bạo lực đã quay lại hại cậu. Cậu bị bắt vì tội ăn cắp tiền để mua rượu sakê – một loại rượu gạo lên men - và bị tống giam.
Sự tìm hiểu nghiên cứu về Nhân Tướng Học của Mizuno bắt đầu từ những ngày ngồi tù. Trong cảnh giam cầm đó, ông bắt đầu nhận thấy sự khác biệt về nhân tướng giữa những người đàn ông và thanh niên. Ông ngày càng tò mò muốn biết những ai bị bắt và những ai không bị bắt, những loại tội phạm mà phạm nhân phạm phải. Sau khi được thả, ông ngẫu nhiên gặp một ông thầy bói trên hè phố. Nhà nhân tướng học chỉ cho ông biết về các kiếp nạn của ông trong quá khứ và tương lai, và cảnh báo năm đó ông có thể bị chết vì một trận đấu kiếm. Thầy bói nói cách tránh khỏi vận đen duy nhất là ông phải trở thành một thầy tu Phật giáo. Choáng váng vì lời tiên tri ấy, chàng trai bèn tìm đến một ngôi chùa gần đó.
Vị thiền sư ở đây cũng biết xem tướng chút ít. Ngắm nghía chàng thanh niên dữ tợn từ đầu đến chân, thiền sư cố tìm cách đuổi anh ta đi. Thiền sư nói ngài sẽ thu nhận anh làm đệ tử nếu như anh chịu ăn lúa mạch và đậu tương suốt một năm liền. Đó là chế độ ăn tồi tàn của những người nông dân bần cùng, bị thiên tai không kiếm nổi hạt thóc mà ăn. Thông thường bất cứ một người nào muốn xin xuất gia đầu Phật cũng có thể từ chối. Nhưng vì sợ chết Mizuno sẵn sàng chấp nhận điều kiện của Thiền sư. Ông chỉ ăn toàn lúa mạch và đậu tương làm việc rất nặng nhọc theo đúng lời khuyên của vị thiền sư suốt 12 tháng trời.
Một năm sau ông quay lại gặp ông thầy bói nọ. Ông thầy tướng cực kỳ ngạc nhiên vì thấy các dấu hiệu xui xẻo đã biến mất trên gương mặt Mizuno. Ông không còn các dấu hiệu đen đủi và chết yểu nữa. “Nạn chết vì kiếm đã hoàn toàn biến mất” – ông trịnh trọng nói với chàng trai như vậy. “Anh đã tích đức được nhiều lắm đấy”. Sau khi nghe câu chuyện của Mizuno, ông thầy tướng cho là chính sự khổ hạnh của Mizuno, chứ không phải bữa ăn đạm bạc mà anh ăn, đã làm thay đổi tướng mặt của anh.
Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời Mizuno. Từ đó ông ngày càng tin chắc mình sẽ sống và làm cái gì đó cho cuộc đời mình. Thay vì quay trở lại Thiền viện, ông bắt đầu đi chu du dọc ngang trên đất nước Nhật Bản, và khoảng năm 21 tuổi ông bắt đầu lao vào thời kì tự học. Quyết định trở thành nhà Nhân Tướng Học, ông tìm đến bất kì ai có thể dạy ông môn học này, từ các vị giáo sĩ Thần đạo, tăng ni Phật giáo, học giả Khổng giáo và những vị chân nhân huyền thoại tu trên các ngọn núi cao, những người được cho là đã khám phá những bí mật về sự bất tử của con người. Một số cuộc phiêu lưu của ông, kể cả chuyện vì sao ông được gọi là Namboku, sẽ được thuật lại trong quyển III của bộ sách này.
Ông sống ở nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản, từ chốn thâm sơn cùng cốc đến những đô thị lớn như Osaka. Để hoàn thiện nghệ thuật xem tướng, ông từng xin làm một chân học việc trong một hiệu cắt tóc suốt 3 năm trời để nghiên cứu đầu, mặt và bàn tay. Sau đó ông làm người phục vụ ở một nhà tắm công cộng trong 3 năm để nghiên cứu nhân tướng con người qua hình dạng cơ thể những người đến tắm. Cuối cùng, ông còn làm việc trong một nhà xác, thu thập tử thi và tro cốt hỏa thiêu để nghiên cứu cấu trúc xương và giải phẫu học.
Sau 9 năm quan sát cẩn thận, ông bắt đầu hành nghề thầy tướng. Ông tiên đoán rất chính xác nên người ta tìm đến ông ngày càng đông, và uy tín của ông bắt đầu lan truyền. Nhưng Mizuno vẫn chưa hài lòng. Tuy đã là bậc thầy về phương pháp xem tướng đoán mệnh truyền thống, nhưng ông vẫn cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Cuối cùng ông hành hương đến ngôi đền thiêng Ise. Đền thiêng Ise là một ngôi đền lớn nổi tiếng ở Nhật Bản, nơi hàng triệu người, kể cả hoàng gia, từ xưa vẫn đến đây lễ bái. Tọa lạc trong khu rừng tuyệt đẹp với những cây tuyết tùng cao vút uy nghi, ngôi đền có nội thất tao nhã ấy của Ise thờ thần Ngũ cốc và Thực phẩm. Sau 3 tuần tu luyện trên sông Ksuzu, ăn chay và tắm trong nước lạnh hàng ngày, Mizuno đạt được tới sự giác ngộ. Ông phát hiện ra rằng số phận con người bị ảnh hưởng bởi thức ăn hàng ngày. Mọi trật tự diệu kì của đời sống con người và cỏ cây không phải bất di bất dịch mà trái lại, thay đổi vô thường. Chúng phụ thuộc phần lớn vào số lượng và chất lượng của thức ăn hàng ngày.
Về định cư ở Atsuta, tỉnh Nagoya, Mizuno xây một ngôi nhà và chào đón những khách hàng của mình bằng nước trà rẻ tiền và ăn uống đạm bạc để ông có thể quan sát phản ứng của họ. Hàng ngàn người thuộc đủ mọi giới, mọi cách sống khác nhau đến cửa nhà ông – quí tộc, ca kĩ, vũ sĩ samurai, tu sĩ, chúa đất giàu có, kẻ cướp, nhà nho cho đến đô vật sumo, trí tuệ tài năng đến thần kinh bệnh hoạn. Tất cả đều tìm ông để xin tham vấn. Cuối cùng Mizuno trở thành một nhà Nhân Tướng Học nổi tiếng nhất thời đó, và ông bắt đầu viết một số cuốn sách nói về dự báo học và tiên đoán số phận con người.
Bản thân Mizuno rất thanh đạm trong cách ăn uống hàng ngày. Như ông viết trong sách, mỗi ngày ông chỉ cần ăn khoảng một bát rưỡi cơm lúa mạch hoặc lúa mì, cùng với một chén rượu sake và kèm thêm một ít tương misô và một đĩa rau nhỏ. Ông không ăn gạo tẻ vốn là thứ ngũ cốc mà ông cho là quá sang trọng. Ông cũng không ăn bánh nếp – thứ bột gạo ngọt truyền thống phục vụ những dịp lễ tết. Theo như ông mô tả về mình, tướng mặt của Mizuno là tướng bần hàn. Vẻ bề ngoài của ông rất dương: Lùn, xấu và rắn chắc, miệng nhỏ, mắt sắc và hõm sâu, trán thấp, lông mày rất mảnh và hẹp, mũi tẹt, gò má cao, răng nhỏ mập, và chân bé.
Mặc dù với tướng mạo chẳng ai mong muốn như vậy, ông vẫn kéo dài được tuổi thọ của mình đến vài chục năm, trong khi những người tướng mạo đẹp đẽ lại có cuộc đời ngắn ngủi và bất hạnh. Về cuộc sống gia đình của ông ít được biết tới. Người ta nói rằng ông có một người vợ đẹp nhưng rất xấu nết, mối nhân duyên này rất có thể khiến ông không đánh giá cao phụ nữ. Ông tích cóp nhiều của cải trong nhiều năm, cuối cùng xây một ngôi nhà lớn, và bảy nhà kho để chứa tài sản. Con trai ông là Yoshikuni hư hỏng do người mẹ nuông chiều và phá hết gia sản của ông. Mizuno từ trần ngày11/11/1825 ở tuổi 68. Ông được phong tước danh dự Dai-Nippon của Nhật hoàng Kokaku.

THỜI ĐẠI CỦA MIZUNO
Mizuno sống vào Kỉ nguyên Tokugawa, một thời đại hòa bình và thịnh vượng tương đối kéo dài gần ba thế kỉ, từ sau khi kết thúc những cuộc chiến tranh phong kiến đến khi Nhật Bản bước vào thế giới hiện đại. Tronh suốt thời kì yên bình và biệt lập ấy, Nhật Bản vẫn còn là một nước nông nghiệp với tinh thần luôn hướng về cuộc sống và tôn trọng những giá trị truyền thống. Nhưng vào thời mà Mizuno được sinh ra, sự thay đổi đã bắt đầu chuyển mình, và nếp sống một thời được trân trọng liên quan tới những nghi thức của Thần đạo, lòng mộ Phật, trật tự Khổng giáo, và luật lệ của giới samurai, đang đứng trước những thách thức của quá trình đô thị hóa, lối sống và những giá trị mới đang nổi lên. Thời kì từ năm 1680 đến 1740, thế hệ của cha ông Mizuno, nổi tiếng bởi danh hiệu Genroku hay Xã hội Phòng trà. Đó là thời đại Hoàng kim của những cửa hàng kimono lộng lẫy, những con ngõ nhỏ hẹp tô điểm bằng những ngọn đèn lồng phất bằng giấy màu, những nhà hát chật ních khán giả diễn kịch trên sân khấu quay, phòng trà thanh nhã, những Lạc viên đầy tính phô trương. Đó là thời kì của Ukiyo-e hay Thế giới Trôi nổi, nổi tiếng trong những tác phẩm khắc gỗ của Hiroshige và Hokusai. Trôi dạt theo dòng đời muôn màu muôn vẻ ấy là các mệnh phụ phu nhân và gái điếm hạng sang trong những kiểu tóc đài các, các kép hát và kẻ ăn chơi xúng xính trong những bộ áo quần lòe loẹt, những thương nhân mới phất lên và những con ông cháu cha trong những ngôi nhà sung túc, những sư tăng và tu sĩ trải đời, và cả những chủ trại và nông dân đầy lòng đố kỵ mải mê tìm cách đánh đổi nhịp sống tự nhiên của đất nước lấy đồ kích thích nhân tạo của đời sống đô thị.
Từ ngàn xưa, người Nhật Bản đã nhận thấy tính chất vô thường của tất cả mọi vật và dần dần tiến tới biết thưởng thức vẻ đẹp phù du của cuộc sống. Vào thời Genroku, truyền thống chấp nhận cuộc sống ngắn ngủi và mong manh ấy lan tràn khắp đất nước và mở đường cho những đam mê và tìm kiếm lạc thú. Những cuốn sách bán chạy nhất thời đó là Người đàn ông dành cả đời cho tình yêu, 20 thí dụ về tội bất hiếu, và Những đặc điểm của chàng trai sành điệu. Ở kinh đô Kyoto, trung tâm thương mại Osaka, thủ phủ Edo của Shogun tướng quân (người nắm quyền bính thật sự của đất nước) cùng nhiều đô thị lớn khác, giai cấp quí tộc và tầng lớp trung lưu mới đang lên ngày càng thích thú với những thức ăn thừa mứa để tỏ ra ta đây sành ăn, những bát đĩa bàn ghế sơn son thếp vàng, và lối ăn uống thiếu suy nghĩ, chỉ nhấn mạnh cảm giác mùi vị và bày biện rắc rối lạ mắt. Có câu chuyện kể về Kinokuniya Bunzaemon, một thương nhân giàu có, ông này có cái cầu thang rất rộng dẫn lên phòng trà để có thể bưng một lúc rất nhiều bánh trái lên phòng của ông ta trên gác. Trong những quán trà mọc lên như nấm sau mưa, những phòng ốc tiệc tùng thâu đêm, quán trọ và hí viện, già trẻ, trai gái, kẻ nho nhã hoặc quê mùa, cùng tôn vinh cuộc sống sớm nở tối tàn bằng tiếng đàn giọng hát, bài bạc đỏ đen, và yến tiệc đầy ắp những sơn hào hải vị, gạo giã trắng và gia vị thơm lừng, những bát rượu sake rót luôn tay không ngừng nghỉ.
Giống như pháo hoa, thời kì chủ nghĩa ấn tượng ấy bừng sáng ngắn ngủi trên bầu trời văn hóa Nhật Bản. Đến thời của Mizuno, sức ép kinh tế, bão lụt và hạn hán liên miên, quyền lực chính trị của Edo (Tokyo ngày nay) ngày càng nặng nề và giới trí thức ngày càng chán ghét trước việc đất nước tự khép mình vào tình trạng biệt lập với thế giới còn lại, đó chính là nguyên nhân khiến cho vẻ đẹp rực rỡ bị phai mờ. Thêm nữa, dân tộc Nhật Bản, cũng như hầu hết các dân tộc khác, vẫn phải lo toan xoay xở với thực tế vất vả của cuộc sống thường nhật. Những trào lưu và tiền đề của xã hội Genroku vẫn còn xâm nhập sâu xa vào tính cách của người Nhật. Mizuno thường nhắc đến những người có “tâm trí trôi nổi” chính là ám chỉ lối tư duy mất gốc, phù sinh, hiện đại.

BÀI HỌC MIZUNO
Mizuno là sản phẩm của một thế giới hỗn tạp - như thuở ấu thơ của ông cho thấy - và của một thế giới của trật tự bất diệt và vĩnh cửu. Ông là đại biểu của giới tiên tri hằng xuất hiện qua từng thế hệ ngắn ngủi để cảnh báo cho xã hội biết rằng họ đang tiến theo con đường tự hủy diệt. Ông là vị hiền nhân dẫn dắt loài người tìm về lại với sức khoẻ, hạnh phúc và an bình thông qua minh triết về qui luật cân bằng và biến đổi của vũ trụ. Ở Nhật Bản chúng ta còn tìm thấy hình ảnh những bậc hiền triết đó qua Ekiken Kaibara, nhà nho sống trước Mizuno gần một thế kỉ. Trước tác của Kaibara, Yojokun, dịch là Bí quyết của người Nhật về sức khỏe cường tráng (Tokyo: Tokuma Shoten, 1974), có ảnh hưởng sâu rộng đến việc truyền bá những giá trị tinh thần và nguyên tắc sống điều độ trong xã hội thời Tokugawa. Qua Sontoku Ninomiya, vị Thánh nông dân sống sau Mizuno khoảng một thế hệ và là người đã dạy nông dân biết góp vốn chung để tương trợ lẫn nhau, chúng ta còn tìm thấy những đại diện nguyên mẫu khác nữa. Ở thời đại chúng ta, có thể kể đến George Ohsawa, người sáng lập trường phái Thực dưỡnghiện đại, và Masanobu Fukuoka, nhà nông học thiên nhiên, tác giả cuốn Cuộc cách mạng cọng rơm.
Giống như Kaibara thời trước và Ninomiya, George Ohsawa và Fukuoka sau thời của ông, Mizuno cùng họ đi vào chiều sâu nhất của minh triết âm dương – nguyên tắc cân bằng, hoà hợp và ứng dụng chúng vào những vấn đề và quan niệm đời sống hàng ngày. Trong lĩnh vực của ông, đó là nhân tướng học, là nghệ thuật dự đoán qua tướng mặt truyền thống. Theo dòng lịch sử, nhất là ở Trung Quốc, nơi mà trường phái xem tướng mặt và bói toán từng tồn tại hàng thế kỉ, nhân tướng học đã trở thành một khoa học chính xác với những qui tắc và chuẩn mực bất di bất dịch. Đối với chiêm tinh, dịch số, phong thủy cùng những nghệ thuật thần bí khác, và cả tôn giáo và triết học, sự việc cũng diễn ra như vậy. Thần đạo, Khổng giáo và Phật giáo đã mất đi sức sống tươi trẻ nguyên sơ của chúng và được thực hành một cách hình thức hoặc thời thượng mà thôi.
Ngay từ tuổi đời rất sớm, Mizuno đã được biết trong nghệ thuật xem tướng mặt có thể có những ngoại lệ. Số phận một con người không phải định sẵn không thể thay đổi được. Giống như Dostoevski, người được tha thứ ngay trước khi đối mặt với đội hành quyết vì những hành động nổi loạn do tuổi trẻ của mình, hay như bác sĩ Tony Sattilaro, người từ cõi chết trở về sau khi bị chẩn đoán là bệnh ung thư giai đoạn cuối đã lan khắp cơ thể ông, Mizuno đã tiến tới cách mạng cách mạng hóa lĩnh vực học thuật mà ông lựa chọn để tỏ lòng tri ân món quà của cuộc sống và cơ hội làm chủ vận mệnh của chính mình. Đó là lời dạy sâu sắc nhất của ông – thậm chí còn vượt xa khỏi cách thức ăn uống vốn là quan niệm chính của ông. Cuộc đời không phải được xếp đặt hay quyết định trước. Tương lai của chúng ta không phải được khắc ghi trên những vì sao hay ý muốn của ta. Tính cách và số phận không phải được qui định trước và không thể thay đổi được. Đương nhiên những hình mẫu của quá khứ vẫn còn đó, những xu thế đã hình thành, những khả năng xác suất luôn có mặt. Những đường nét trên khuôn mặt và bàn tay chúng ta, dòng máu tuôn chảy trong huyết quản và cơ quan nội tạng chúng ta, chân khí hay năng lượng điện từ thiên nhiên rung động xuyên qua huyệt Bách hội và các luân xa của chúng ta, tất cả đều có thể thay đổi. Sự sống là tự do, sự sống là dòng chảy, sự sống liên tục đổi mới và tự đổi mới.
Cũng như Kaibara, Ninomiya, Ohsawa và Fukuoka, Mizuno dạy rằng phương cách hiệu quả nhất để biến tự do và hạnh phúc ấy thành hiện thực là thực hành ăn kiêng – một phương cách đích thực để tăng trưởng, lựa chọn và chế biến bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Vào thời của Mizuno, lúc đó chất lượng thức ăn nói chung còn sạch. Lúa gạo và các loại ngũ cốc còn nguyên khai, không qua tinh chế nhiều. Đậu tương và các sản phẩm đậu (như đậu phụ và tương miso), rau củ, rong biển, trái cây và nhiều thức ăn khác không bị bón phân hoá học hay bị chế biến thêm những phụ gia nhân tạo. Thức ăn gốc động vật thời đó chỉ gồm cá và các loại hải sản. Mãi đến trước thời Minh Trị, vài thế hệ kế tiếp nhau sau khi đất nước mở cửa trước sức ép ngoại giao pháo thuyền, chính phủ Nhật Bản mới bắt đầu khuyến khích dân chúng ăn nhiều thịt, đường, sữa, trứng để rồi còn hăng hái cạnh tranh đuổi cho kịp phương Tây. Cũng vì Nhật Bản khép mình theo chủ nghĩa biệt lập, nên đường, gia vị và những thực phẩm nhiệt đới xuất xứ từ Đài Loan và Đông Nam Á hoàn toàn vắng mặt trên bàn ăn của dòng họ Tokugawa, mãi đến cuối thế kỉ 19 mới tìm đường đến được đất nước này.
Trong môi trường xã hội mà thức ăn Thực dưỡngđược sử dụng rộng rãi như vậy, Mizuno ít nói về chất lượng thức ăn như Ohsawa mà nói nhiều hơn về cách thức ăn chúng. Cụ thể là ông cực lực phản đối việc ăn uống dư thừa và ăn uống bừa bãi – ăn không thành bữa thường xuyên và ăn không đúng cách. Ngoài việc nhấn mạnh lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của bữa ăn tuy ít mà đúng cách, Mizuno tập trung vào hiệu quả tinh thần, cảm hứng, và tâm linh trong cách thức ăn uống hàng ngày của chúng ta, điều mà chúng ta hay bỏ qua. Triết học của ông đơn giản nhưng cực kỳ sâu xa. Thật khó mà nhìn đồng tiền theo cách cũ sau khi nghiên cứu những quan sát của ông về mối quan hệ giữa thức ăn và thu nhập. Hay phải coi trọng việc tiết kiệm lương thực. Phần đông trong chúng ta vẫn quen coi lương thực theo khía cạnh hết sức thuần túy vật chất, đại loại như “tiết kiệm một hạt là làm ra được một hạt”. Mizuno dạy chúng ta phương châm Thực dưỡng sau: “ăn một hạt, trả vạn hạt” áp dụng cho thế giới vô hình. Mỗi một hạt chúng ta tiết kiệm được thực sự dẫn đến tiết kiệm hàng vạn hạt. Thông qua việc giảm khẩu phần ăn hàng ngày chỉ cần mỗi bữa một miếng thôi, chúng ta đã tiết kiệm hàng ngàn hàng ngàn hạt ngũ cốc và gặt hái vô vàn phúc lành.

Ý NGHĨA CỦA MIZUNO ĐỐI VỚI THỜI ĐẠI CHÚNG TA
Với tư cách một người cha đỡ đầu của ngành Thực dưỡng hiện đại, chúng ta có thể tìm thấy nhiều thuật ngữ và khái niệm trong những trang viết của Mizuno. Cùng với khái niệm âm và dương, những khái niệm nền tảng như sức mạnh của Trời và Đất, năng lượng khí, điều kiện và thể tạng, Đạo (tiếng Nhật là do), nghiệp chướng (karma), và đầu thai. Ông vừa bất hủ bất diệt lại vừa rất hiện đại với chúng ta, cả trong lời ăn tiếng nói lẫn cách viết. Hình ảnh mà chúng ta có được về ông, đó là một nhà hiền triết hết sức sắc sảo đang ngồi tiếp đãi những thương gia đau yếu, những chàng học trò lười nhác, vũ sĩ samurai hãnh tiến và những chàng trai thất tình kém may mắn – một sự kết hợp của George Ohsawa và Ann Landers. Thật dễ dàng mường tượng ra cảnh chúng ta ngồi quây quần xung quanh Mizuno và ngây người trước ánh mắt xoi mói sắc như dao của ông khi ông đánh giá phản ứng của chúng ta về đồ ăn thức uống và khoản nước trà đạm bạc mà ông bày ra trước ta. Cũng không mấy khó khăn nhận thấy tấm lòng ấm áp thiện cảm ẩn giấu sau dáng vẻ bề ngoài có phần lỗ mãng của ông. Nếu như ông có một nhược điểm chính nào đó, thì đó là cách nhìn của ông đối với phụ nữ. Có lẽ là vì những trải nghiệm riêng của ông, những tàn dư dấu vết của dòng dõi samurai, cái nhìn của ông đối với phụ nữ có màu sắc riêng bởi những mối hoài nghi cơ bản. Thay vì cảm thông với sự khác biệt gần như đối kháng nhưng bổ khuyết cho nhau giữa tính cách của đàn ông và đàn bà, ông lại chấp nhận năng lực của người đàn ông ổn định hơn, hợp lý hơn, được lấy làm chuẩn mực làm thước đo toàn bộ trình độ phát triển của loài người. Năng lực nặng về trực giác, tùy hứng của người đàn bà là sự cần bằng cần thiết trong vũ điệu của tính dục. Không có gì lạ, bởi gia cảnh riêng của ông thiếu vắng không khí gia đình đầm ấm chính là hậu quả của cách nhìn hẹp hòi đó. Về mặt này, Thực dưỡng vẫn tiếp tục chứng mình tính đúng đắn và phát triển qua từng thời đại và thế hệ.
Một thiếu sót nữa không thể bỏ qua ở những trang viết nói trên, đó là bất kì cái gì cũng hay so sánh với phương Tây. Cũng chẳng có gì lạ, nếu ta xét đến cả một thời gian dài gần như hoàn toàn biệt lập của đất nước Nhật Bản. Thêm nữa, hãy đặt Mizuno và thời đại của ông vào bối cảnh lịch sử lúc đó, ta chớ quên rằng vào năm 1807, năm qua cuốn sách được viết ra, ở phía bên kia của địa cầu, tại đất nước Hoa Kỳ mới ra đời, Thomas Jefferson được bầu làm tổng thống. Thật thú vị, Jefferson là người du nhập giống lúa nâu vào bang Virginia (nhập lậu lúa từ Italia), Franklin và những lãnh tụ chính trị theo xu hướng Thực dưỡng khác là thế hệ cuối cùng của những người truyền bá giống cây trồng vào lục địa Bắc Mỹ vì họ nhận thức rõ vai trò hàng đầu của nông nghiệp và tầm quan trọng của việc ăn kiêng lấy ngũ cốc làm đầu đối với sức khỏe mỗi người và vận mệnh quốc gia. Tầm chân trời của Mizuno thời đó chỉ xa đến Trung Quốc và Ấn Độ là cùng, thế nhưng quan điểm của ông về đại đồng tôn giáo hoàn toàn mang tính thế tục. Ông mô tả toàn bộ thế giới là “nước Trời”.
Xã hội Genroku chói ngời rực rỡ đã biến mất từ lâu, nhưng rất nhiều điều trong thế giới hiện đại được Nhật Bản đưa lên hàng đầu lại bao gồm cả vốn văn hóa toàn cầu dựa trên những thỏa mãn nhất thời và ăn uống quá độ. Giống như nhân tướng học một thời nào đó, y học và khoa học của thời đại chúng ta đã trở thành những môn học cứng nhắc, thiếu vắng sinh khí hay sức sống tự nhiên. Giống như Mizuno phát hiện lại những chân giá trị của khoa nhân tướng học, nhiều người trong chúng ta, các nhà giáo dục và truyền bá tư tưởng Thực dưỡng ngày nay có nghĩa vụ phải làm mới nền y học và khoa học, biến chúng một lần nữa trở thành những nghệ thuật sinh động, tràn đầy sức lực để phục vụ cuộc sống. Cho dù mối quan tâm hay khả năng của chúng ta thế nào đi nữa, thì cuốn sách diệu kì của Mizuno vẫn thôi thúc chúng ta nghiên cứu thiên nhiên và xã hội, ngõ hầu khám phá những qui luật đổi thay không thể cưỡng nổi của chúng. Những đức tính mà ông ca ngợi – cần cù, bền bỉ, kiên nhẫn, khiêm tốn và che giấu tài năng của mình – không phải là mốt thời thượng. Những gì đang có hôm nay sẽ nhanh chóng qua đi, bởi Vòng xoáy ốc của Lịch sử đạt đến đỉnh điểm, và hành tinh của chúng ta đang bước vào một chu trình mới tăng trưởng và phát triển toàn diện. Tinh thần của Mizuno có thể giúp chúng ta tiến tới kỉ nguyên rạng rỡ mới của sức khoẻ, hạnh phúc và sự thanh bình cho tất cả mọi người, đó là vận mệnh tất yếu mà nhân loại mơ ước.

CÁC TÁC PHẨM DỊCH
Trong tiếng Nhật quyển sách này có tên là So Ho Gokui Syu Shin Roku. So Ho là “dự đoán”, Gokui là “bí mật, bí quyết”, Syu Shin là “con đường sống, cách thức sống” và Roku là “quyển sách”. Dịch ra tiếng Anh là “Quyển sách về bí mật con đường sống”. Chúng tôi dịch là "Vượt qua số phận bằng âm dương” và sau đó đổi thành “Thức ăn chỉ đạo số phận của bạn” hay còn gọi là “Thức ăn điều chỉnh số phận của bạn”.
Quyển sách này dựa trên hai quyển sách từ bản gốc tiếng Nhật, một là bản cũ không rút gọn và bản hiện đại được rút gọn. Chúng tôi hết sức biết ơn ông Keiji Yamaguchi, một nhà báo và bậc thầy về Thực dưỡng ở Philadelphia, đã hỗ trợ chúng tôi trong phần dịch thuật. Hi vọng kết quả cuối cùng là chuyển tải được tinh thần của bản gốc mà không phải hi sinh quá nhiều tính nhịp điệu và phong thái súc tích của tác giả.
Phần chú thích được thêm vào và phân loại ở cuối sách nhằm cung cấp thông tin về một số thuật ngữ đặc biệt, về con người và địa điểm được nói đến trong sách. Một danh sách tài liệu đọc thêm cũng được thêm đưa vào để thông báo những buổi tọa đàm và lớp học tại Viện Kushi ở Berkshire giúp ta có thể nghiên cứu thêm về những lời dạy của Mizuno.
Chúng tôi cũng biết ơn gia đình, các hiệp hội và học trò đã ủng hộ, góp ý và khuyến khích chúng tôi trong quá trình biên soạn sách này. Chúng tôi cũng cám ơn Ngài Iwao Yoshizaki và Yoshiro Fujiwara, chủ tịch và phó chủ tịch Hội xuất bản Nhật bản về những đóng góp không ngừng cho việc truyền bá những ấn phẩm về Thực Dưỡng, và cám ơn bà Gale Jack, vợ của ông Alex về việc đọc và sửa bản in thử.
Như Aveline đã nói với các học trò của mình, quyển sách của Mizuno đã giới thiệu được “điều cốt yếu của tinh hoa macrobiotic”. Nó có ích cho mọi gia đình, mọi trường học và mọi công sở cơ quan. Khi Quán trọ Một Thế giới Hòa Bình được xây dựng xong ở Becket, nó được in ra phân phát cho từng phòng giống như Kinh Thánh. Chúng tôi mong rằng bạn đọc nó và thực hiện nó để giúp nhận ra được hoài bão của cuộc đời mình là có một thế giới mạnh khoẻ và hạnh phúc bình an.

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NABOKU MIZUNO
Cội nguồn của đời sống nhân loại là Thức ăn. Mặc dù chúng ta có thể uống nhiều loại thuốc thần diệu, nhưng chúng ta không thể sống mà không có ăn. Chân lý bất diệt của nhân loại: thức ăn là phương thuốc kỳ diệu. Trong nhiều năm tôi đã xem tướng cho nhiều người và cho họ biết vận may rủi trong tương lai, nhưng tôi còn chưa biết được giá trị của thức ăn. Thỉnh thoảng tôi thấy có người mặc dù có nhân tướng rất xấu, có thể chịu khổ và yểu mệnh, nhưng lạ thay họ vẫn sống giầu có, hạnh phúc và trường thọ. Trái lại có những người khác có đặc điểm nhân tướng tốt báo hiệu cuộc sống đầy đủ, đức cao vọng trọng và trường thọ, nhưng thực tế lại sống rất nghèo khổ, vất vả và mạng sống rất là ngắn ngủi.
Mặc dù tôi chuyên luận bàn về vận may và rủi ro, nhưng dưới góc độ Nhân Tướng Học tôi cũng không thể đọc được số phận cũng như tiên đoán cuộc đời một cách rõ ràng. Ngày nay tôi đã dần hiểu ra nguồn gốc thật sự và sự biến chuyển trong vận may và bất hạnh của loài người. Tôi phát hiện ra rằng dù ăn nhiều hay ít nhưng chúng ta nên ăn với thái độ khiêm tốn và tri ân, đó là chiếc chìa khoá của sự ăn uống. Khi gặp mọi người, điều đầu tiên tôi hỏi là họ ăn nhiều hay ít. Qua câu trả lời, tôi có thể tiên đoán về số phận cuộc đời họ một cách chính xác. Thậm chí xem cho 10.000 người mà tôi chưa hề mắc một sai lầm nào.
Trong nhiều năm tôi đã dạy cho mọi người nên điều độ và thanh đạm trong ăn uống và tôi sử dụng phương pháp này như một công cụ để đưa ra những lời khuyên cho họ. Đó là điều cốt tủy trong nghề Nhân Tướng Học của tôi. Ngay cả khi đầu năm họ có các dấu hiệu xấu về tướng số nhưng nếu thay đổi tập quán ăn uống họ cũng có thể thoát khỏi những hiểm nguy số mạng. Không những thế nhiều người còn gặp được vận may bất ngờ ngay trong năm họ gặp vận hạn nếu họ chịu thay đổi thói quen ăn uống xấu. Những trường hợp như vậy rất nhiều. Nhiều người có nhân tướng xấu báo hiệu một cuộc đời nghèo khổ đau đớn, nhưng đã chuyển sang hạnh phúc và giầu có nhờ dùng phương pháp này. Nhờ thấy được nhân quả hiện tiền, người ta bắt đầu để ý đến vận may của họ. Những trường hợp như vậy cũng rất nhiều. Có nhiều người yếu ớt, bị ốm đau kinh niên, tướng số yểu mạng nhưng đã trở nên mạnh khoẻ cả về thân và tâm. Nếu ăn uống điều độ, họ có thể sống sót và sống vui khoẻ. Có nhiều trường hợp thay đổi số mệnh đối với cả những người giàu sang và nghèo hèn. Tôi không thể kể hết những thí dụ mà tôi được chứng kiến. Trường thọ hay yểu mạng, thống khổ hay hạnh phúc - tất cả những khía cạnh của đời người đều phụ thuộc vào thói quen ăn uống của con người có điều độ hay không. Đó là lý do mà tôi thành thực mong bạn đọc quyển sách này để tìm ra một lối ăn uống phải chăng, giản dị thích hợp cho mình.
Trong cuộc đời tôi, tôi không hề ăn gạo và thậm chí là cả các sản phẩm từ gạo như bánh nếp (mochi). Thực phẩm hàng ngày của tôi là lúa mạch, mỗi ngày một cốc rưỡi (tương đương với ống bơ sữa bò khoảng 300 gam). Tôi rất thích uống rượu sakê, nhưng mỗi ngày tôi chỉ giới hạn cho mình uống một chén nhỏ. Tôi làm điều này không chỉ cho bản thân mà vì cả xã hội. Tôi mong ước truyền đạt lại được điều này cho một người chân thành nào đó, cho dù chỉ một ngày, để họ thay đổi được thói quen ăn uống của họ.
Tôi sinh ra trong một tầng lớp nghèo và thấp kém trong xã hội. Nhưng nhờ thói quen ăn uống thanh đạm của mình tôi đã trở thành một nhà Nhân Tướng Học. Tôi đã lập ra trường phái Nhân Tướng Học của riêng mình, tôi đã viết 8 quyển sách, trong đó quyển này có dành 4 chương để nói về thói quen ăn uống. Nhưng tôi cảm thấy mình vẫn còn ngốc nghếch và dốt nát. Một số từ sai vẫn còn trong các quyển sách này. Chúng có thể gây ấn tượng khó chịu hay nực cười. Nhưng mong bạn đừng bỏ qua lời giải thích lạ lùng của tôi. Tôi có thể nói đi nói lại rằng bạn hãy đọc quyển sách này 3 lần. Sau đó bạn có thể hình thành những ý tưởng của riêng mình. Nhưng xin bạn đừng thờ ơ, đừng cười, và đừng quẳng nó đi.
Có nhiều học giả Nho học thích viết những lời lẽ văn hoa đầy các ý tưởng và khái niệm. Những người này không có tác động thực sự đối với xã hội. Họ có thể đọc sách của tôi và gạt bỏ nó một cách ngu ngốc. Những vĩ nhân thì hiểu được và dạy lại cho người thường. Đó là cách mà người ta chỉ trích quyển sách này và trở thành kẻ thù của đạo. Họ không muốn hoà hợp với trật tự của trời đất và không bao giờ có thể thành công trong xã hội. Họ nghĩ họ là vĩ đại nhưng người đời không tôn trọng họ và xã hội không theo họ. Bạn có thể quan sát những người như vậy. Trời đất và thiên nhiên đang trừng phạt họ, còn bạn, bạn hãy chịu khó sửa đổi để trở nên điều độ và khiêm tốn.
Namboku Mizuno

Quyển sách này đang chờ in... mời bạn đón đọc; hiện nay chị Thuyến ở Bình Dương yêu cầu có 500 q để chị đi làm từ thiện...
DIEUHANG
Chị Trâm ơi xem qua mục lục là em ''kết'' liền liền. hừng nào thì in xong hả chị? lúc nào có sách chị gởi cho em 2 cuốn nhé. Chị có thể gởi sách cùng với cô Thuyến ở Bình Dương, em se tới đó lấy. Nhớ nghe chị. thumbsup.gif

Hôm nay là ngày sinh nhật của chị, em xin chúc chị luôn vui , khoẻi, tinh tấn vững tâm đi đến mục đích cuối cùng của mình whistling.gif
nguyendiphong
mấy quyển sách này, có "mục lục" hấp dẫn quá.... Con định mua 3 tập đầu... giá bao nhiêu 1 quyển vậy cô. Không biết ở Đoàn Văn Bơ có bán không, nếu không có thì con làm sao liên hệ với cô để đặt mua sách đây. Con ở Vĩnh Long. nếu được cô cho con số tài khoàn và số điện thoại để con liên lạc với cố nha.
Diệu Minh
Quyển này sau khi ông Trung hiệu đính thì chị Bình lại chê sai quá; vì ông Trung cũng bị hối thúc quá thành ra ẩu; tôi phải nhờ chị Đỗ Thị Bình - chuyên gia hiệu đính để hiệu đính lại; tính ra biết bao nhiêu tiền và thời gian đã đổ vào quyển sách này ...

Đây là 1 quyển sách không dày lắm, chỉ vừa phải, không phải là nhiều tập; đâu như khoảng 250 trang hoặc ít hơn mà thôi.

Khi nào có chắc sẽ đưa lên mạng ngày chờ nha.
phucanhduong88
Tây Ninh ngày 26/8/2009
Tôi đã đọc quyển "Thức ăn Quyết Định Số Phận ..." Thêm hiểu biết thêm cố gắng...sửa chữa sai lầm của mình, không để hối tiếc sau khi từ bỏ cõi đời hữu hình này.
Cám ơn cô Ngọc Trâm cùng các vị có nhiều công phu dịch thuật giúp cho nhiều người hiểu biết thêm và cải thiện đời sống và số phận của mình, vơi đi nỗi khổ của cuộc đời... Cô đã từ bỏ nghề dạy học ko phù hợp, cô giỏi thật.
phucanhduong88
Diệu Minh
QUOTE(phucanhduong88 @ Aug 26 2009, 10:39 AM) *
Tây Ninh ngày 26/8/2009
Tôi đã đọc quyển "Thức ăn Quyết Định Số Phận ..." Thêm hiểu biết thêm cố gắng...sửa chữa sai lầm của mình, không để hối tiếc sau khi từ bỏ cõi đời hữu hình này.
Cám ơn cô Ngọc Trâm cùng các vị có nhiều công phu dịch thuật giúp cho nhiều người hiểu biết thêm và cải thiện đời sống và số phận của mình, vơi đi nỗi khổ của cuộc đời... Cô đã từ bỏ nghề dạy học ko phù hợp, cô giỏi thật.
phucanhduong88


Hiện nay chị Kiều Thị Thu Hương lại vẫn chưa hài lòng với cách dịch của chị Bình và đang làm lại lần cuối cùng; khi nào hoàn chỉ sẽ đưa lên cho bá tánh được nhờ.
Nguyen Quoc Hung
Mời các bạn quan tâm đến quyển sách này có thể download theo link sau đây:http://www.megaupload.com/?d=FDK63F6D
huynhdoan2000

Ai cũng biết tổ sư Ohsawa chịu ảnh hưởng của Lão tử [ Đạo giáo].

Các bác hãy thử tìm mua và đọc quyển " Văn Hoá Dưỡng Sinh Trong Đạo Giáo", Thư Đại Phong, biên dịch Thanh Minh, NXB Lao Động, 48.000vnd.
Mua sách trên mạng, nhà sách Kim Dung.

Đệ mới đọc sơ sơ vài trang...Hay quá !! Chắc có lẽ khi xưa , lúc tổ sư bị bệnh, rồi nhờ nghiên cứu những phương pháp dưỡng sinh có viết trong sách nầy, nên tổ sư đã hồi phục sức khoẻ. Tiến lên một bước dài, tổ sư đã phát minh ra cho nhân loại 2 báu vật : Vô Song Nguyên Lý và GLMM ...
BBT
Cô ơi, cuốn này cô có còn không ạ? Con hay lên chỗ Đoàn Văn Bơ mà ko thấy cuốn này. Nếu cô có, con xin mua cuốn này với ạ.
Diệu Minh
QUOTE(BBT @ Mar 30 2012, 10:04 AM) *
Cô ơi, cuốn này cô có còn không ạ? Con hay lên chỗ Đoàn Văn Bơ mà ko thấy cuốn này. Nếu cô có, con xin mua cuốn này với ạ.

- Vừa mới tái bản, có rồi đấy!
member
hiện giờ ở Đoàn Văn Bơ có luôn hả cô,thèm đoc cuốn này quá!!!!!
BBT
Hôm qua con lên Đoàn Văn Bơ, thấy còn 1 quyển duy nhất trên kệ. Sách này hay tuyệt! Mỗi nhà, mỗi người cần có 1 quyển này!
BBT
Đọc sách này mới thấy sự tuyệt diệu của pp Tiết thực thực dưỡng, nhất là số 7. Tuy nhiên, con nghĩ Ngài N. MIZUNO ăn lúa mạch và tương 1 năm khi ông đang khỏe mạnh, còn người bệnh tiếp cận đến số 7 phải uyển chuyển hơn? Con thấy ăn đúng thật là khó, vì cái tâm tham nó cứ xin ăn thêm cái này cái kia chút chút, vậy là mình ăn lố!

Bớt ăn 1 chút sẽ thêm phần âm đức. Lành thay.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.