Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Nhà tôi ở Bãi Giữa
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Canh tác theo thiên nhiên
Diệu Minh
Các bạn tới ngôi nhà của tôi, thì bắt mắt nhất chính là câu thư pháp chữ tôi viết trên mặt giấy trắng sau tờ lịch to tướng:

Sống theo cảnh nghèo bạn sẽ được vui sướng

- câu này của tiên sinh Ohsawa; nhưng đạo gốc của tôi là đạo Thiên Chúa cũng có câu: Sống khó nghèo!

Tuy nhiên giữa nhà tôi treo bức ảnh Phật đang thuyết giảng cho 5 anh em ông Kiều Trần Như - đại diện cho tầng lớp tinh hoa trí thức của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ... nhìn tinh thì thấy quanh nhà tôi đều treo nhiều ảnh Đức phật và nhiều thông tin quí báu mà tôi có duyên sưu tầm được.

Ngay khi vừa tới là chú chó nhỏ cũng chỉ muốn vào nhà đó ở, cho tới khi chúng tôi dỡ ngôi nhà cũ để làm lại nhà mới thì... mãi chú chó mới chịu đi ra...

Nay thì lại có vài chú cóc tới ở chơi, dầu vài lần tôi di chuyển cái bàn giữa nhà thì chúng nhảy đi, sau đó chúng lại nhảy lại lúc nào... và mỗi khi tôi lấy gì dưới gầm bàn chúng cũng đều từ tốn nhảy ra rồi lại nhảy vô... và đây là một chú ngồi ngay vào cái nắp vại nhỏ xinh tôi mua chỉ dùng để trang trí.





Diệu Minh
Ở đây luôn có 2 cây trứng cá to tướng, quả của nó thơm ngon mầu đẹp và hầu như nó ra quả quanh năm. Ngày nào chú Tấn ở nhà bên cũng phải quét nhiều lần những quả và lá của nó rụng đầy... quả mầu đỏ anh đào và lá già mầu vàng nâu: mầu sắc thật tương phản và đẹp; quả trứng cá rất đẹp mùi thơm và vị thì ngọt thanh.

Có lúc tôi nằm ở cái giường gấp lúc chiều tôi để hóng mát sau bữa cơm chiều... quả trứng cá rụng cả vào người tôi và tôi chỉ việc nhặt ăn...
Một số bạn trẻ cũng thích ăn loại quả này...


Anh chàng này đã kịp leo tót lên cây trứng cá để hái quả ăn:



Dần dần chúng tôi đã có và trồng thêm những loại cây ăn quả thiên nhiên... từ những củ dương như củ ngưu bàng, cà rốt, sẽ trồng cả sắn dây... như thế nay mai chỗ nhà của tôi sẽ là vườn cây thu nhỏ lại của tất cả những loại cây rau có mặt ở Bãi Giữa và được trồng hoàn toàn thiên nhiên; tạo thành cái khuôn viên vui mắt vui lòng các bạn gần xa tới tham quan thư giãn và thiền.

Đáp ứng cái nhu cầu gần thiên nhiên ăn theo thiên nhiên và hành pháp thiền thiên nhiên của Đức Phật: quan sát tứ niệm xứ: chính thân thể của chúng ta cũng là thiên nhiên đáng chăm sóc và nuôi dưỡng bầu khí hoà bình nội tâm bằng cả Pháp thiền bổ trợ là niệm Ân Đức Phật.
Diệu Minh


Cây cải này mỗi ngày một to, nó đẹp tới mức chúng tôi đều tịt cái nhu cầu ăn nó khi nhìn thấy nó... và tôi hẹn mọi người hãy để cho nó ra hoa ngay thềm nhà tôi ở.

Tôi nhớ điều mà anh Ngô Ánh Tuyết cho tôi đọc ngày nào về người nông dân Pháp chắp tay cung kính đảnh lễ cây rau cải trong vườn mỗi khi định hái chúng về ăn; vừa rồi tôi có nhờ một người hái rau thơm để dùng; sau đó kiểm tra lại tôi chợt giật mình: người hái rau thật là vô tình hái như thế là cây nó sẽ không hề thích người hái đó đâu nhé....
Diệu Minh
Ngồi chơi với trẻ:



Cậu bé 7, 8 tháng tuổi quen tôi tới mức: có lần sau cả chục ngày không ra Bãi Giữa mà khi tôi trở ra cậu ta nhìn tôi nhận ra và nhoẻn miệng cười... lần đâu tiên tôi thấy một cậu bé 8 tháng tuổi gọi "Bà ơi".

Bạn có thể niệm Phật cho bé nghe để cho bé có duyên thâm nhập Phật Pháp từ còn bé tí... ngày tôi nuôi bé Ngọc tôi quên điều này... tôi nhắc Hà dạy bé Hiền niệm Phật và tụng Kinh Phật bằng tiếng Pali... bé Hiền hơn hẳn bé Ngọc về sự hấp thu giáo dục đúng đắn...

Chơi với trẻ con còn bé tí 5 -7 tháng tuổi mới hay là chúng nó cũng biết trò chuyện và vui vẻ với tôi tới mức chúng khua tay chân loạn xị khi tôi bế ẵm chúng... tụi trẻ con Bãi Giữa... những đứa trẻ có nghiệp tốt... chúng thân thiện với tôi từ khi 4,5 tháng tuổi; chúng có nghiệp lành...

Tôi nghĩ rằng nơi này các bạn của tôi sẽ đều khá thích đến. Tôi luôn chuẩn bị tinh thần đón khách trong và ngoài: khách qua các giác quan (khách của tâm) và khách bên ngoài....nơi đây mà nói chuyện đạo thật là đủ vị... mà đạo khả đạo phi thường đạo: đạo mà nói được không còn là đạo... cho nên tốt nhất là bưng mâm lên và mời khách ăn gì...

"Cùng ếch giếng không thể nói về biển được
Cùng côn trùng mùa hạ không thể nói về băng tuyết được
Nay ông đã ra khỏi lòng sông mà biết tự thẹn... vậy có thể nói đạo cho ông được".

Trang Tử (Nam Hoa Kinh)
Diệu Minh
Hay quá, bài đã được sửa lại, cảm ơn cháu.

Ngôi nhà mà tôi gọi là "của tôi" nè tôi đặt tên cho nó là nhà ăn; nhà kia là một cái nhà lá khác trống trơn tôi gọi nó là thiền đường: dành cho các bạn đạo một không gian đủ ngồi cho hơn chục người hành thiền; tôi không mơ mộng đám đông; lời kêu gọi không hướng về hàng tỉ người mà hướng về một vài cá nhân theo đuổi ước mơ không bao giờ tàn...

Người nhỏ làm việc nhỏ... Tâm cũng khoái không gian dành cho chuyên tu này, thứ 7 tới Henrich còn ở Hà Nội chắc sẽ tới hành thiền cùng các bạn.

Diệu Minh
Ngôi nhà này được dùng làm "Nhà ăn" cho những người bạn đã đi thiền ở Thái Lan và Miến Điện cùng những người thích tu thiền Vipassana tới thực hành Thiền ăn và thực tập toạ thiền và thiền hành ở ngôi nhà gần ngay đó gọi là thiền đường.

Lần này đi Miến phải nhớ mua cái khánh đánh kẻng ăn cơm trưa như ở trường thiền, mời gọi mọi người đi ăn cơm vì đã nấu xong.
Diệu Minh
Có những lúc cải nở hoa vàng... thế này thì thiền ngắm hoa à?

Những khoảnh khắc như thế này ai mà biết thiền chắc dễ đắc đạo?

Các bạn có thể vừa thiền vừa đi chơi ngắm cảnh thiên nhiên...

chỉ có mấy trăm mét so với Hà Nội... có người bảo là như 2 thế giới khác nhau: bên kia sông là tấp nập bon chen ngột ngạt không khí...bên này...

Nếu mảnh đất này biến thành một trung tâm THIỀN ĂN thì tốt cho tất cả mọi người, nhất là người Hà Nội; nhưng ai nhìn ra "bài toán kinh tế" này đây: khi con người được sống lành mạnh giữa lòng thiên nhiên; thân không bệnh tật tâm không phiền não...

đây mới là mục đích kinh tế toàn cầu; nhưng đằng sau cái thế giới văn minh hiện đại là gì?

Những người thiện tri thức đã "ngoi được" tới các trường thiền quốc tế mà mang mô hình sống vui lành mạnh về cho giới trẻ... khỏi bị stress, bị rối loạn tâm thần vì danh lợi tình ăn ngủ...



Một số chàng trai và các cô gái này đều đã từng tới các trung tâm thiền ở Miến và Thái, sư Pháp Trung bảo là Việt Anh mà đi hành thiền sẽ là nhân tài tâm linh của đất nước...Việt Anh - anh chàng mặc áo nâu nâu...vừa thi Olempic toán tin được giải khuyến khích, năm nay anh chàng học toán tổng hợp năm thứ 2... cháu bảo đi hành thiền về thấy học giỏi hơn.



Anh chàng sinh viên bách khoa năm thứ 2 tên là Thế cũng đi hành thiền ở Thái với Việt Anh, cả hai anh em cùng rất quí thầy Suphan và thầy cũng quí 2 chàng trai trẻ Việt Nam này nhiều lắm... khi về hai cậu thanh niên rất hoan hỉ... Ngày nay Thế đã là sư Thế tu ở Miến được 2 năm và hiện đã sang Slilanca học pháp học... (2011), chàng sinh viên đại học bách khoa... tí tuổi đầu đã nào là đi Thái Lan tu tập, nào là đi Miến tu tập... phước tu dầy quí hóa quá....bao nhiêu người mơ không được đấy...



Đi hành thiền ở nước ngoài còn làm thỏa thích những người muốn đi chơi và du lịch, vừa được đi chơi bên ngoài vừa được đi chơi bên trong... thật là "chẳng những sướng sao" - mấy người này có chứng ngộ dukkha gì không mà nom có vẻ thanh thản nhỉ?





Cánh đồng cải hoa vàng này tôi mở máy thấy tụi trẻ chụp từ lúc nào? Hôm sau tôi ngoảnh ra nhìn thì ôi thôi, bà con nông dân đã cắt trụi sạch sẽ... làm cho tôi cứ nhìn đi nhìn lại mãi mới tin ở mắt của mình...

ôi mọi sự vô thường nhanh hơn là chớp mắt.

Mới đẹp như thế mà nhoắt cái đã đi sạch!
Diệu Minh
Theo Kinh Đại Niệm Xứ của Đức Phật - Không gian ở Bãi giữa rất hợp với những người có tạng rlung (yếu tố gió nổi trội) nhiều - những người gầy ốm nhanh nhẹn...tu ở những môi trường như thế này dễ đắc đạo; cho nên tôi đã cho làm một cái kuti cho 1 người có thể "nhập thất tịnh khẩu" vài ngày theo mô hình ở trường thiền của bà Achaan Neab....
Diệu Minh


Sư cô Diệu Thanh cũng có duyên với Bãi giữa, cô ở đây một đêm và rất thích không gian trong lành và yên tĩnh nơi này... lần đầu tiên tôi vào bếp và những người khác phụ bếp để đích thân tôi nấu cơm cúng dường Tam Bảo. Rau củ sạch nhổ hái ngay ngoài vườn đem làm ngay cúng dưỡng làm cho sư cô cảm thấy thú vị...

Cậu thanh niên này đang muốn xuất gia...may gặp sư cô vừa đi tu ở Miến về qua đây...

Một bụi củ dong... lâu lắm mới được ăn lại món ăn ưa thích ngày bé:



Bột củ dong này người ta dùng làm miến; tuy nhiên loại bột củ dong trồng theo thiên nhiên thì nó mới ròn và dai, còn lại bột củ dong làm miến ngày nay người ta cho phân hóa học làm cho củ to đùng.. thì miến dong ngày nay chỉ có mềm và nhão...và muốn làm ròn dai thì người ta lại phải cho ???? vào thêm... chỉ vì kinh tế người ta đã đi sái đường... ngày nay chỉ có bằng kinh tế con người sẽ lại quay trở về thiên nhiên... bạn phải chấp nhận giá cả đắt hơn và lương thực không hề đẹp đẽ mỡ màng, nó nhỏ hơn (tức là dương hơn)... có như thế bạn mới có cơ may được ăn thực phẩm sạch thật sự.

Tôi theo dõi rau củ trồng theo thiên nhiên thì thấy thời gian trồng lâu hơn; ví dụ: nhà tôi cũng trồng vài cây cà chua, hàng xóm trồng cà chua để bán: cà chua của họ mau lớn, mau chín, quả to... và cà chua nhà tôi chín chậm hơn cả 1 tháng; rau củ cải trắng nhà bên chỉ hơn 1 tháng là nhổ bán còn nhà tôi phải gần 2 tháng.... chỉ vì bài toán kinh tế người nông dân hay bất cứ ai cũng sẵn lòng làm hại người khác và chỉ nghĩ lợi ích cho chính mình...vì thế tôi mới hiểu tại sao họ không thích Phật Pháp; chỉ có người nào có tâm tốt và trong sạch mới có thể yêu thích con đường tu tập.
Diệu Minh


Tôi thích bức tranh này từ thuở còn học ở trường trung học; nay ra Bãi giữa mới nhớ lại... con của Hà gần 3 tuổi nhìn thấy bức tranh nói luôn: Bãi giữa; cảnh này nó đìu hiu như những lúc ở Bãi giữa khi thời tiết đúng giống như cảnh tranh... tuy nhiên Bg cũng vui vẻ và thơ mộng hơn nếu có nhóm bạn tu tới đó dạo chơi và thiền...

Có lần tôi muốn trồng một cây gấc ở đó; thế là có người mách và tôi có ngay được cây gấc để trồng; mà cây gấc này khá là hiếm có vì quả của nó mọc ngay từ gốc, vừa trồng mấy tháng nó đã ra quả chi chít nhưng lại toàn là quả cái, mà hoa đực chưa ra kịp nên cuối cùng năm nay chưa có quả gấc nào để làm dáng cho khu vườn thiên nhiên kiểu "nhà nghèo" của tôi.
Lần khác tôi muốn có tía tô của Nhật - vì thấy món mơ muối của Nhật sao mà ngon thế ...thì chắc tía tô của họ khác của ta...kết quả là có Tâm hỏi tôi là có bạn đang ở Nhật sắp về có cần gì thì nhờ...?

Tôi bảo: mua hộ gói hạt tía tô, và chỉ ít ngày sau đã có ngay hạt giống tía tô Nhật.

Những ước mơ lớn nhỏ của tôi đều lần lần thực hiện, có cái mau, có cái chậm...


Đôi lúc mọi chuyện diễn ra như phép lạ nữa:



Tôi chỉ dám muốn hạt tía tô thì được gửi cho cả hạt lá ? hình như là rau kinh giới?

Diệu Minh
Tôi kể cho mẹ tôi là tôi có hạt giống rau tía tô của Nhật do một người bạn trẻ tên là Tâm mang tới nhà cho, Tâm gọi điện hỏi tôi là có bạn sắp ở Nhật về có nhờ mua gì không em nhờ cho, tôi nhớ ra là mình có nhu cầu tò mò về tía tô của Nhật...a, chắc chắn tôi sẽ được ăn tía tô của Nhật tươi mang từ Nhật về ; tôi vẫn thấy mơ muối của Nhật ngon hơn của mình mặc dầu làm đúng theo cách của họ; tại sao?

Mẹ tôi nhắc: khoai lang của Nhật cũng ngon như thế?! ừ nhỉ, ồ bí đỏ của Nhật cũng ngon luôn à cả củ ngưu bàng cũng vậy, trong sách tả tía tô Nhật rất ngon ngọt.. lạ thế, tôi đang có hạt giống rau tía tô của Nhật và tôi đã gửi được hạt giống này cho anh Nguyễn Minh Thái ở Đà Nẵng nhà anh có rất nhiều đất... hạt giống tía tô Nhật sẽ được mang đi khắp nơi theo duyên. Hôm nay có cô gái tên Chi và một người bạn từ Đà Nẵng đi ra nhà tôi chơi và đặt mua hàng của nhà tôi, cô chuẩn bị làm cửa hàng ăn Thực dưỡng ở Đà Nẵng, may thế tôi gửi luôn hạt giống rau tía tô Nhật làm quà... gặp những người Phật tử thuần thành thấy như là gặp cái gì đó còn hơn là thân bằng quyến thuộc của mình. Gặp nhau tay bắt mặt mừng...

Tôi có một cái may là hễ cứ định cho ai cái gì thì y như có người quen của người đó tới nhà tôi... và may sao nhờ có họ tôi thực hiện được từng ước mơ lớn nhỏ của mình.

Có nhiều vận may tỉ mỉ... thật là lạ ?
Diệu Minh
Bãi giữa là nơi giao lưu văn hóa "Học ăn" của mọi người, đây là hình ảnh sinh hoạt khi nhà tôi chưa làm xong, mượn nhà bên để gặp nhau "cuối tuần" với sư bà Kiêm Liên (đầu năm 2008):




Bãi giữa hôm nay mưa phùn nhưng dân gạo lứt vẫn cứ xông mưa mà đi tới nơi đã hẹn... sư bà Khiêm Liên đúng hẹn (1 trong những tiêu chuẩn về sức khoẻ tốt theo Ohsawa là tới nơi hẹn trước 5 - 10 phút) và đi sang Bãi Giữa cùng nhóm phật tử đã qui y theo sư Pháp Trung...
Cái duyên của tôi với sư bà: là học cùng lớp thiền khoá tu Goenka ở thành phố Hồ Chí Minh, hồi tháng 5 - 2007.
Sư bà theo trường phái Khất sĩ, lại là đệ tử của thầy Tuệ Hải về gạo lứt... xuất gia từ 1960, với 50 hạ và 70 tuổi đời đầy năng lượng và hiểu biết, đặc biệt sư bà giỏi cả văn thơ.... thật là kỳ duyên, sư bà đọc cho chúng tôi nghe phần viết về kinh nghiệm chữa bệnh bằng gạo lứt của một nhóm các sư cô (4, nhưng mới viết được về 3 người), với giọng văn khoẻ khoắn sảng khoái chúng tôi nghe như nuốt từng lời...
Tôi nhớ tới câu anh Tuyết nói với tôi từ 1986: sau này sẽ có nhiều pha ly kỳ ở Hà Nội...
Sư Bà rất ngạc nhiên là sao lại có anh chàng Thi - người Quảng Ngãi lại ra Bãi Giữa để "đứng mũi chịu sào" mấy năm nay chờ thời... thường thì người ta chỉ xuôi vào Nam là chính....sư bà cảm ứng thế nào và nói với tôi: có lẽ tiên sinh Ohsawa hộ độ cho tôi làm Thực dưỡng thành công tại địa điểm này... sự cảm ứng của sư bà thật là linh diệu.
Thực đơn bữa trưa nay: cơm lứt Hà nấu, bánh chưng, bánh khúc, rau hoang (có Bồ Công Anh, rau cải, rau muối...) luộc chấm tương, ăn xong tráng miệng bằng táo mồi (tôi mua thì có chủ ý nhưng bị mọi người cười chê là tôi không biết mua, trong khi tôi thì khoái trí vì mua được loại táo tốt... thật là hai cách nhìn nhận, một là của phần đông, một là của những người am hiểu về ẩm thực...), có cái lò đun than sạch, có trà Bancha... dân gạo lứt và dân thiền thì cứ là mơ nhé.
Sư bà bảo: ăn gạo lứt mà không tu thiền thì phí đi và tu thiền mà không ăn gạo lứt cũng phí quá...
Trúng ý thế không biết... sư bà làm thơ đường rất hay... tri âm lại gặp tri kỷ... giờ đây ngày càng gặp những người vô cùng hữu duyên và rất chi là dễ thương!

Tôi sẽ làm 1 cái cốc (Kuti) để dana cho sư bà tại địa điểm này để sư bà cộng lực cùng chúng tôi với phong trào Thực dưỡng. Một cái kuti ở đây... thật là lý tưởng, chỉ khoảng 2 triệu đồng....rất nhiều hành giả đã tới nơi này và chỉ ước ao một cái lều con để nhập thất... giữa thiên nhiên đến tận cùng thiên nhiên...
Tất cả mọi người đều hoan hỉ... Nhã hôm nay lần đầu tiên cùng chồng (hai vợ chồng vừa cùng nhau ăn số 7 2 tháng liền) còn gọi nơi này là vườn địa đàng...

Tôi có nhiều duyên lành với các vị sư xuất gia... thật là một đại phước duyên.
Diệu Minh
Đại lễ Phật đản Vasa tại Hà Nội năm ngoái, sư cô Liễu Nguyên ở Miến về dự lễ, cũng có duyên ngủ lại một đêm ở Bãi giữa, lúc đó tôi chưa làm cái nhà nào ở đây, chỉ có cái nhà lều vịt cũ... mà cô LN cũng đã rất thích...

Diệu Minh
Bãi giữa đặc biệt được các sư cô ưa chuộng...

Sư Bà Khiêm Liên hiện đang tu tập ở chùa Nguyên Thủy, thật bất ngờ tôi đã gặp lại sư bà trên mạng bài thơ này sư Bà biết tôi thích thơ đã gửi cho tôi từ trước đó.

Bạn muốn biết rõ về Nimita - tìm đọc quyển "Thấy và biết"...

Sau đây là đường link do Việt Anh gửi cho tôi: Việt Anh gặp sư bà ở Bãi giữa...cái duyên kỳ ngộ làm sao...

http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/

Muốn tìm thấy bài có ảnh sư Bà, bạn tìm đọc bài thơ của sư bà với cái tên tựa đề:

Nimitta em ở đâu?
Diệu Minh
Bãi giữa có một cái kuti mới làm... bạn có thể tới ở để thư giãn, nhập thất và có người bưng cơm tới tận nơi...

Đây là mâm cơm bưng cho chị Phương ở Hải Phòng tới ở nhập thất 1 tuần đầu tháng 5 - 2009, do chàng Hải thực hiện:
















Diệu Minh


20-6-2009, có buổi tu học với các vị chư tăng cao hạ: sư Minh Hạnh, sư Giác Không, sư Trí Siêu, hơn 20 ngươi tham dự. Mặc dù trời nóng gần 40 độ mà chúng tôi cũng thấy an vui và dễ chịu vô cùng vì được nghe giáo Pháp từ các vị thầy giỏi cả Pháp học và Pháp hành tới mức như thế, bao nhiêu chấp thủ trong lòng chúng tôi vơi đi rất nhiều...
Nhờ phước báu của Tam Bảo; chúng tôi đã cải tiến được khâu tổ chức: tốt nhất từ trước tới nay...và từ nay về sau chắc chắn đã ra được "một cung cách" thực hiện, làm đà cho việc tổ chức các khóa tu thành công sau này...

Mọi người ăn tiệc đứng...



Bàn ăn dâng chư tăng





Tiệc đứng cho Phật tử...
Diệu Minh


Bạn Hasua và bạn Dieuhang gửi hạt giống cây đậu bắp ngày nào, nay đã ra hoa và quả...

Mọi thứ đều "nhanh quá"...
Bao nhiêu người đã ra Bãi giữa và nay đã ở các nước khác, rất nhiều người đã lại đi xa tới tận mọi miền của ngoài VN...
Diệu Minh
Sáng sớm tinh mơ ngày 9/6/2011 tôi đèo mẹ tôi ra Bãi giữa, ngày nay bến đò Bãi giữa đã có một bãi đất để có thể để xe máy... và chúng tôi đi qua đò, may sao giữa mùa hè mà đằng đông có một đám mây to đùng từ chân trời cho nên buổi sáng hôm đó trời gần như không thèm có nắng... thật là tuyệt vời, chúng tôi thu hoạch ngô, rau bí, rau đay, rau chùm ngây, và mấy củ cà rốt trái vụ!!!!!!!!!!!!
Tôi dẫn mẹ tôi đi một vòng để giới thiệu "vườn cây" đủ các thứ cây của tôi...

Rồi chúng tôi luộc ngô ăn sáng xong... rồi cùng đi về nhà... lặc lè với những bắp ngô? chúng tôi đều gặp may được người dân giúp đỡ... biết bao khó nhọc, mấy bắp ngô Bãi giữa mới về tới nhà!!!!!!!!!!!!!!

Của một đồng công một nén, có tới Bãi giữa cùng trồng cây với bà con nông dân mới giật mình kinh hãi "món nợ ăn" của con người!!!!!!!!!

Bãi giữa những tháng ngày này vắng bóng tôi và những người bạn?
Tôi vẫn thường NHỚ Bãi giữa với những khoảnh khắc "vui vẻ cả làng"...
Ra Bãi giữa giờ sướng hơn cả về quê nhiều, vì sao? vì vườn nhà trồng đủ thứ, còn nhiều hơn là "về quê"...năm nay cây nhãn ra hoa đầu mùa trĩu quả,
Ổi thì đã ăn "tẹt ga" từ nửa năm nay...có lần lấy về được rổ tướng, cả làng được ăn ổi ngon!

nào đu đủ, na sang năm chắc là bói quả, mấy cây xoài thì đã ra trái... chuối treo lủng lẳng, thi nhau ra buồng, nhìn thấy nhiều buống chối mà thấy "ngán quá" vì nếu đem được về nhà thì cũng "lao lực" mà mang về rồi??? rất là rách việc... nếu để chín thì thuận tay vớ bỏ vào miệng ăn vài quả là thôi rồi... thặng âm ngay... còn nếu đem cho thì cũng phải "tốn công" hơn nữa... có những gia đình họ để chuối chín cả buồng và "vứt ngay đấy" vì sao?
Vì đem cho cũng phải cực kỳ là mất nhiều công... ở nông thôn hay là ở bãi giữa, sức khỏe dồi dào... làm gì cũng băng băng...những hễ về tới nhà?
thì tất cả đều uể oải đi ít nhiều...
ở thành phố vừa là phước vừa là họa!
Diệu Minh
Bây giờ mẹ tôi đã thích ra Bãi giữa với tôi hơn, vì tâm bà đã cởi mở hơn...



Bãi giữa sau một vụ ngô:


Người dân mang vác ngô ra chợ Tứ Liên, công việc của những người dân ở Bãi giữa rất là vất vả... nhưng ai cũng hăng hái và khỏe mạnh hơn ở quê nhà của họ...



Cây nhãn trồng ngày nào nay đã bói "bội thu"????
Nếu cứ trồng những cây ăn quả, rau sạch thế này... thì thiền sao đây? chắc là thiền ăn quá!!!!!!!!!!!







Mấy cây chuối tiến vua thơm lừng quả nhỏ ... kỳ công mua giống tận Nam Định

Thực ra cái vườn "thượng uyển" này có rất là nhiều cây quí hiếm của các nơi tụ về?????
Nào là vả, nào là ổi ruột đỏ... sư Minh Tỏa bảo trồng xoài, vừa trồng đã ra ngay quả...

Vài năm nữa thôi mà yên ổn, bạn nào ra Bãi giữa chắc chả thể nào quay dễ dàng nhắm mắt quay vào "trong" nhưng có thể nhận ra các tâm vui thích hiện diện trong thân tâm khi tới nơi này?????

Nếu mình có mặt thường xuyên ở nhà chắc là nơi này sẽ ấm áp bóng người tu đây...



Nhiều người ra Bãi giữa đều yêu thích, một số rất thích...
hasua
Ôi sao thích thế, toàn rau quả sạch. Đất ở bãi sông Hồng tốt thật, chị thật có phước. Mẹ chị thích ra bãi Giữa với chị nhiều thì rất tốt cho bà, không khí thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, thêm nữa đó lại là am thiền của chị nữa nên năng lượng chắc là tốt.
Mà sao em không thấy cỏ mọc vậy chị? Vườn nhà em để hoang vài tuần không làm cỏ thì cỏ mọc tốt hơn cây nhiều. Hic hic.

Em cũng kỳ công mang mấy củ chuối tiến vua từ Nam Định về trồng. Được 1 năm rồi mà cây mới lên có tí xíu à. Hay là thời tiết khô nóng, đất cát nên không hợp chị nhỉ?

Cây vả đã có quả chưa chị? Nghe nói cây này to lắm, lá cũng to đùng, đúng không ạ? Ở miền Trung có loại cây này.
Diệu Minh
A, dân họ vừa làm cỏ cho đấy.... sẽ chụp cây vả, nó đang lớn to đùng đùng, lá to đùng đùng...

Năng lượng ở thiền đường rất là tốt mà chính mình cũng ít khi được HƯỞNG điều đó vì ra Bãi giữa là thế nào cũng phải đi làm cỏ????
Vì mình ghét cỏ nên mình thường phải đi làm cỏ!!!!!!!!!

Ghét hay yêu đều bị dính, tâm bị dính vào đối tượng.. Bg thích thật nhưng ra đó thì thường bị "ghét cỏ" nên thường phải đi làm cỏ... thỉnh thoảng mới không phải làm cỏ thì lại trồng cây, qui hoạch lại... từ từ rồi đâu ra đó...

Không có gì cực cho bằng nghề nông, vì thế mà dân nông nghiệp hở ra là tếch lên phố thị ráo...

Nhưng mà cái SƯỚNG cùa nghề nông rất là tuyệt... thiên hạ chạy bỏ cái khổ này thì vướng vào cái khổ khác đúng ra là khổ hơn nhưng mà họ chưa nhận ra ngay...
Diệu Minh
Nhà tôi ở Bãi Giữa - Thực Dưỡng (thucduong.vn)

https://www.facebook.com/tramgaolut/posts/3020713308176226
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.