Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Khoá tu của ngài Goenka
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Lịch khóa tu
Diệu Minh
Tin tức từ bạn bè:

Tin từ nhà thơ Vương Từ đang sống ở Mỹ:

Goenka sắp đếnTX Ngọc thành, Thủ Đức, SG để tổ chức hai khoá thiền Minh sát. Theo Goenka, lý thuyết về Minh sát chỉ nói trong mười phút là hết. Nhưng phải dự một khoá tu 10 ngày mới có vốn thực hành để giải thoát.

Còn theo tôi (Ngọc Trâm): giáo Pháp của Đức Phật chỉ giảng trong 5 phút là hết; nếu bạn cho tôi 5 phút tôi sẽ nói Pháp của Đức Phật cho bạn nghe, nhưng để thực chứng những điều đó phải là một quá trình miên mật công phu và luôn luôn là phải có thầy.

Và để gõ về điều đó chỉ cần 1, 2 dòng chữ: lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức thành ra 18 "thằng" những "đứa" này không phải là ta không phải tự ngã của ta.

Tôi và của tôi là nguyên nhân của khổ; chúng ta sống trong thế giới của tục đế gồm những khái niệm và giá trị, vì đều là do tâm trí đặt ra cho nên rất khó mà có sự hài hoà nội tâm nếu không một lần vươn mình tới giáo lý cao siêu nhiệm mầu chứa đựng sự thật giải thoát giác ngộ của Đức Phật; chúng ta học tập về thế giới tuyệt đối xuyên qua thế giới tương đối đang là: thế giới tuyệt đối là thế giới gồm 3 đặc tính: vô thường, khổ, vô ngã; còn thế giới tương đối gồm có cả hai bên trong: tuyệt đối và tương đối; cho nên để hiểu nó bằng cái biết cũ thì không đủ không khám phá ra sự thật được; cũng như bạn mà nhìn bằng mắt thường sẽ không tài nào thấy vi trùng, nhưng dùng kính hiển vi thì thấy ngay; người học Phật muốn có kính hiển vi để nhìn vào thực tại thì cần phải có thái độ đúng trong khi hành thiền và phải hiểu thiền là gì nữa... hiện nay tất cả đều đang có sẵn kính hiển vi nhưng hầu như chưa ai biết dùng cho tới nó một cách thuần thục cho tới khi gặp giáo Pháp, gặp Phật và gặp Minh sư... chúng ta mới khám phá ra bao nhiêu thứ ngay trong tâm mình... bắt đầu là tâm sân và các trạng thái khó chịu... nếu không đi qua giai đoạn và tiến trình khó chịu và khó khăn này... trí tuệ tự nhiên không thể khởi sinh; đó là lý do vì sao nhiều người không thích hành thiền, bởi vì họ không có thông tin đúng, họ nghĩ ngồi thiền là để hưởng được sự lợi ích, xin thưa, có người nó tới ngay sau vài giây, có người một thời gian sau mới chạm được vào hương vị của nó. Tuy nhiên nếu bạn có cơ hội tới Miến hay Thái vào các trung tâm thiền... thì bạn chạm vào cái khí trường này một cách trực tiếp và mau hơn. Vấn đề là bạn có thích hành thiền không? bạn có duyên,có bạn lành và có trí tuệ ắt bạn sẽ thích môn học này.

Có thể tóm gọn lại 18 đứa này thành ra 3: căn - trần - thức: mắt, chạm vào cảnh - sinh ra biết (cái biết do mắt cung cấp).

Diễn giải ra với những người không biết hán nôm và những người không hề biết thiền, như sau cho dễ hiểu:

1. Mắt, sắc bên ngoài, cái biết từ nhìn - tức là dòng tâm thức sinh khởi do chính việc nhìn ngoại cảnh mà ra: 3 phần từ một căn mắt. Mắt gọi là căn (cánh cửa), trần là trần cảnh sắc vật bên ngoài, thức là cái biết do mắt cung cấp. Ví dụ thấy cảnh đẹp bạn thấy thích, thì thích là tâm thức khởi sanh do việc nhìn, thấy cảnh xấu bạn ghê sợ... thì ghê sợ vốn là tâm khởi sanh do ngoại cảnh... Và khi có thích và không thích phát sinh trong tâm bạn không biết phải làm thế nào với những cảm xúc này và nếu nó mà mạnh lên bạn sẽ nghĩ đó là cảm xúc của tôi và bị chúng cuốn theo như thác lũ... càng ngập chìm trong nó trí phán đoán tối cao (trí tuệ) của bạn càng bị bít lấp.
2.
3.
...

Thầy tôi nói tiếng Anh là 6 door: giọng thầy còn nằm mãi trong tôi: "six door", 6 cánh cửa...

Bắt đầu từ đây chúng ta tu tập...

Ai chứ hiểu xin cứ hỏi nha.
Thelast
QUOTE(Diệu Minh @ Nov 4 2008, 09:24 AM) *
Goenka sắp đếnTX Ngọc thành, Thủ Đức, SG để tổ chức hai khoá thiền Minh sát. Theo Goenka, lý thuyết về Minh sát chỉ nói trong mười phút là hết. Nhưng phải dự một khoá tu 10 ngày mới có vốn thực hành để giải thoát.

Còn theo tôi (Ngọc Trâm): giáo Pháp của Đức Phật chỉ giảng trong 5 phút là hết; nếu bạn cho tôi 5 phút tôi sẽ nói Pháp của Đức Phật cho bạn nghe, nhưng để thực chứng những điều đó phải là một quá trình miên mật công phu và luôn luôn là phải có thầy.


Giáo pháp mà Đức Phật tuyên thuyết để chỉ ra chân lý cho người mê. Tùy theo mức độ mê ngộ của người nghe pháp mà những bài pháp vắn tắt hoặc mở rộng được nói ra. Không thể nói cố định trong thời gian bao lâu là đủ. Bài pháp này là đủ đối với người này, nhưng với người kia lại là chưa đủ.


QUOTE

Có thể tóm gọn lại 18 đứa này thành ra 3: căn - trần - thức: mắt, chạm vào cảnh - sinh ra biết (cái biết do mắt cung cấp).

Diễn giải ra với những người không biết hán nôm và những người không hề biết thiền, như sau cho dễ hiểu:

1. Mắt, sắc bên ngoài, cái biết từ nhìn - tức là dòng tâm thức sinh khởi do chính việc nhìn ngoại cảnh mà ra: 3 phần từ một căn mắt. Mắt gọi là căn (cánh cửa), trần là trần cảnh sắc vật bên ngoài, thức là cái biết do mắt cung cấp. Ví dụ thấy cảnh đẹp bạn thấy thích, thì thích là tâm thức khởi sanh do việc nhìn, thấy cảnh xấu bạn ghê sợ... thì ghê sợ vốn là tâm khởi sanh do ngoại cảnh... Và khi có thích và không thích phát sinh trong tâm bạn không biết phải làm thế nào với những cảm xúc này và nếu nó mà mạnh lên bạn sẽ nghĩ đó là cảm xúc của tôi và bị chúng cuốn theo như thác lũ... càng ngập chìm trong nó trí phán đoán tối cao (trí tuệ) của bạn càng bị bít lấp.


Vâng, khi Lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với Lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) sẽ sinh ra Lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Lục thức này kéo kẻ mê trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử.

Ví như cảnh hở hang tràn lan trong xã hội thời buổi này là một nhân duyên không tốt lành gì cho những người tu tập khi đập vào mắt họ . Nó khơi gợi phần thú tính trong kẻ bị nhìn thấy. Thay vì nhìn thấy phần Người, họ chỉ nhìn thấy phần Con. Chính vì thế, Lão Tử có câu:

“Không trọng người hiền để dân không tranh,
không quý của hiếm để dân không trộm cắp,
không phô bày cái gì gợi ham muốn, để lòng dân không loạn”.
Diệu Minh
Đây là một trong những bài kinh cốt tuỷ của Phật giáo mà chỉ có Phật giáo mới có (?) ... và chỉ cần 5 phút với người có khả năng hấp thu (thông minh) là đủ để nhận ra con đường tu tập...trong thiền môn nhật tụng của thầy Nhất Hạnh cũng có bài này và đối với Phật giáo nguyên thuỷ thiền tứ niệm xứ là dựa trên Kinh này mà tu tập ... tại sao mình lại bảo có những người căn cơ khác? Định là thầy hoá độ mọi chúng sinh và mọi căn cơ hay sao mà quan tâm tới những chúng sinh ham thích cách thức khác để liễu ngộ chân tâm?

Đức Phật ứng xử rất hay với những chuyện như thế: Đức Phật giảng xong, ai mà không hiểu thì Đức Phật mới giảng theo kiểu khác cho hiểu bằng được cái ý của Phật. Nếu hiểu xong nó chính là cái ý trong bài kinh đầu tiên mà thôi.

Còn đối với cảnh trần mà thấy hở hang thì làm sao?

Chỉ cần quan sát tâm mình khi nhìn thấy cảnh là đủ vốn sống để thoát khổ; thực ra có những người thấy thịt người lòi ra qua quần áo quá nhiều họ còn thấy tởm lợm ghê rợn;Nhất là khi họ liên tưởng tới các con lợn bị cạo lông hay bị phanh thây... hay là các thầy thuốc còn cảm thấy lo ngại nhỡ đâu họ bị trúng gió khi trở trời... hay là đối với muỗi mòng chúng nó lại còn thích quá vì sẵn bầy ra tha hồ mà đốt... chứ chúng chẳng khởi lòng tham ái dính mắc gì cả...
Đệ tử của ngài Su Phan thì kể mỗi khi thấy gái đẹp là phải niệm: 32 thể trược, phải tỉnh giác ngay đó là cái đãy da và nếu tâm mà yếu thì nhìn đi nơi khác.

Thầy tớ kể là khi thấy gái đẹp thầy cũng thích (vì đó là chuyện tự nhiên) nhưng thầy tỉnh giác rất nhanh trước cái tâm khởi sanh khi thấy cảnh trần...

Thầy tớ kể câu chuyện thiền: có ông tăng kể là hễ cứ thấy gái đẹp là ông đem lòng ham muốn... kể những khó khăn trong khi tu tập; kể với ông thầy tỳ kheo già mù mắt; ông thầy tỳ kheo già mới bảo: ông thế là còn khá, chứ tôi cứ nghe tiếng đàn bà con gái già trẻ xấu đẹp gì tôi cũng khởi tâm hết... chúng tôi được bữa cười... thầy bảo tâm tham dục, thích gái đẹp là thứ tâm tự nhiên không có gì xấu, mà tỉnh giác kịp thời đừng để NÓ dẫn mình đi quá là ổn;
Mai bạn tớ thấy gái đẹp còn ngây người ra nhìn và thốt lên: mình nhìn thấy còn ngây ngất thế này thì bọn con giai nó nhìn thấy thì còn thế nào... đối với Phật giáo nguyên thuỷ họ còn biết cách cúng cái gì lên Tam Bảo để được: hạnh phúc, sức khoẻ, sắc đẹp và sống lâu nữa nha.

Đức Phật có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp... cơ mà.
Cho nên đẹp không có gì hại, mà là tâm mình mới là nguy hại khi chưa thuần thục trong pháp hành.

Đạo Lão cũng có câu:
"Ông thánh đẻ ra kẻ trộm"

và Thực dưỡng cũng có câu:

Bác sĩ ghét vi trùng và bệnh
Nhà giáo dục ghét kẻ vô học
Công an ghét tội phạm
... cái này ghét cái kia và khi không là ai cả thì không có ai để ghét: cho nên cần chứng nghiệm vô ngã là vậy...

Và con đường để chứng nghiệm vô ngã là con đường tứ niệm xứ.

Nếu thấy có tác ý và các tiến trình sinh hoạt của tâm... bạn sẽ dễ dàng ra khỏi những tà kiến về tự ngã; ta sẽ bị ánh sáng của thiền quán phá huỷ sự thấy biết sai lầm về sự thật.

Tớ khốn khổ khốn nạn một thời gian, rồi tự phá lên cười vì khổ do chính sự ham muốn của tớ nó sinh ra; thế là tớ từ bỏ ham muốn và thế là tạm thoát khổ.

Trong 36 chước, có chước chuôn huyền chuồn là khoẻ nhất.

Trang web không hoạt động mấy ngày, mọi người nhao lên, chỉ có tớ là sướng nhất vì tớ không phải làm việc! he he...

Có người bảo: ấy phải phục vụ cộng đồng chứ, hi hi...

Tớ thấy thầy tớ, một mình thầy mà đem lại phước báu cho biết bao nhiêu người... thầy tớ bảo: tôi mà thích hưởng thụ lạc của thiền thì tôi đã chẳng mở cửa cho các quí vị tới đây trình Pháp, thầy tôi bảo là thầy sống giữa những người điên; tôi rất khoái câu đó.

Thầy còn nhận xét chúng tôi là cười cười như thế chứ có biết gì đâu; tôi khoái quá cười phá lên khi nghe sư Trí Dũng kể lại, vì thực ra có lúc chúng tôi có nghe được tiếng Anh thầy nói gì đâu mà thấy bầu khí vui thì cứ cười cười theo mà thôi.

Thầy tớ rất là sắc sảo tinh tế, vì còn là dân tứ đổ tường giác ngộ ở ngoài chợ.



Thelast
QUOTE(Diệu Minh @ Nov 4 2008, 09:11 PM) *
"Ông thánh đẻ ra kẻ trộm"


Nhân có câu này, tôi nhớ đến một câu chuyện ngắn của văn hào Italo Calvino, có nhan đề là "Con cừu đen"... Chuyện kể rằng:

Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm.

Ban đêm, mọi người đều rời nhà với chùm chìa khoá cùng chiếc đèn lồng có vải che, và đến nhà một người láng giềng để ăn trộm. Họ trở về lúc rạng đông, với nhiều của cải, và thấy nhà của chính họ đã bị mất trộm.

Vì thế, mọi người vui vẻ sống với nhau, và chẳng ai thiệt thòi gì, bởi kẻ này ăn trộm của kẻ khác, kẻ khác lại ăn trộm của kẻ khác nữa, và cứ tiếp tục như thế đến khi kẻ cuối cùng ăn trộm của kẻ đầu tiên. Việc mua bán ở xứ ấy tất nhiên là việc người mua và kẻ bán lường gạt nhau. Chính phủ là một tổ chức tội phạm chuyên ăn trộm của nhân dân, và nhân dân chỉ chăm lo ăn trộm của chính phủ. Do đó, cuộc sống rất thoải mái, chẳng có ai giàu và chẳng có ai nghèo.

Một ngày nọ, chẳng biết vì sao một người đàn ông trong sạch lại đến sống ở xứ ấy. Ban đêm, thay vì ra đi với bao tải và chiếc đèn lồng, anh ta ở nhà hút thuốc lá và đọc tiểu thuyết.

Kẻ trộm đến, thấy đèn sáng, nên không vào nhà.

Tình trạng này diễn ra trong một thời gian ngắn, và mọi người buộc lòng phải giải thích cho anh ta hiểu rằng ngay cả nếu anh muốn sống mà không làm việc thì cũng không có lý do gì anh lại ngăn cản những người khác làm việc. Mỗi đêm anh ở nhà nghĩa là ngày hôm sau một gia đình nào đó chẳng có cái gì để ăn.

Người đàn ông trong sạch khó lòng phản đối lý lẽ đó. Ban đêm, anh ta ra đi và sáng hôm sau anh ta về nhà giống như họ, nhưng anh ta không ăn trộm. Anh ta trong sạch, và bạn không thể làm gì khác để thay đổi bản tính ấy. Anh ta đi đến tận cây cầu và đứng nhìn nước trôi bên dưới. Khi về nhà, anh ta thấy mình đã bị mất trộm.

Chưa đến một tuần lễ, người đàn ông trong sạch không còn một xu dính túi, không còn gì để ăn và căn nhà trống rỗng. Nhưng đó chẳng phải là vấn đề, vì đó là lỗi của chính anh ta; không, vấn đề là thái độ của anh ta đã làm mọi sự đảo lộn. Bởi anh ta để những kẻ khác ăn trộm tất cả của cải của anh ta, mà anh ta lại không ăn trộm của ai cả, cho nên luôn luôn có kẻ về nhà vào lúc rạng đông và thấy nhà mình còn nguyên vẹn: đáng lẽ anh ta phải ăn trộm nhà ấy. Rốt cuộc, sau một thời gian ngắn, những kẻ không bị mất trộm thấy mình giàu có hơn người khác và không còn muốn đi ăn trộm. Tệ hại hơn nữa, những kẻ đến nhà của người đàn ông trong sạch để ăn trộm thấy nhà luôn luôn trống rỗng, do đó họ trở thành nghèo đói.

...
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.