Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tạo ra môi trường trong sạch ngay trong nhà mình ở
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
Thelast
Tạo ra môi trường trong sạch ngay trong nhà mình ở


“Sức khoẻ của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào việc bạn làm gì cho cơ thể mình mà còn phụ thuộc vào bạn giúp gì cho người khác và giúp gì cho hành tinh” (Lowell Levin)

“Hãy làm sạch không khí và nước tạo nơi mình đang ở”.

Chúng ta sống trong từng khoảng khắc thời gian làm thay đổi cảm xúc và trực giác của ta. Từ thức ăn, đồ uống, đồ đạc gia đình cho đến mỹ phẩm hoá chất, ngày ngày trong nhà mình chúng ta thường xuyên phơi bày những tác nhân gây ung thư nguy hại cho sức khoẻ của mình. Giải pháp để tạo nên một môi trường trong sạch ngay trong nhà mình là ta nên dùng nhiều đồ đạc làm từ các sản phẩm thiên nhiên càng tốt. Tại nơi làm việc cũng vậy. Ngày nay hầu như trong hầu hết các sản phẩm gỗ chúng ta đều tẩm phủ nhựa và các sản phẩm từ nhựa như vécni, sơn, sợi tổng hợp phủ lên trên sợi tự nhiên, các hoá chất gây màu, gây mùi, chống mốc hoà vào thức ăn mà chúng ta không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên. Ngày nay các loại bút nhựa hầu như chiếm toàn bộ trên thị trường tiêu dung. Các loại nhựa này là PVC theo như chính phủ Đan Mạch đề nghị là trong tương lai nên cấm sử dụng trên toàn châu Âu vì chúng có những tác nhân gây hại cho sức khoẻ. Trong vật dụng hàng ngày chúng ta thường dùng đồ nhựa để đựng thức ăn vật dụng, làm giá để đồ, tôi bỗng nhớ lại một cuốn sách viết từ năm 1920, trong đó nhà văn tả về cảnh thiên nhiên bốn mùa thời đó không khí rất trong sạch. Còn thời thơ ấu của tôi lúc tôi 16, 17 thì đã khác lắm, hầu như đâu đâu cũng bắt gặp đồ dùng bằng nhựa. Những đồ trang trí nội thất trong nhà, nơi làm việc, trong xe ô tô đều được làm hoặc bọc phủ bằng hoá chất, nên chúng càng mới và đẹp thì chúng càng toát ra mùi hoá chất thật là khó ngửi. Và những thứ này khi thời tiết nóng nực chúng càng bốc hơi tạo ra mùi khó chịu, buồn nôn. Những ngôi nhà xây từ những năm 1950 đều có cấu trúc cửa sổ và thời đó người thường mở cửa cho thông thoáng. Còn ngày nay các ngôi nhà chung cư cao tầng đều có các loại cửa sổ và cửa ra vào rất nhỏ để tạo ra một không gian khép kín dễ bề trang trí nội thất, và ấm áp tiện nghi. Hơn nữa cửa ngày nay thường là loại cửa công nghiệp chỉ làm 1 lớp nên để chống nóng, chống lạnh và chống bụi, chúng ta phải đóng cửa thường xuyên. Một căn hộ chung cư ốm yếu bệnh tật, ngày nay đã trở thành một biểu tượng đặc trưng cho các ngôi nhà cao tầng do hậu quả của việc sống ở trên cao nhưng thường xuyên đóng cửa. Trong nhà không khí thiếu thốn lại còn bị đầu độc bởi các sản phẩm nhựa và hoá chất tẩm phủ bao bọc lên các đồ nội thất, cùng mùi bốc hơi từ các bức tường sơn màu trang trí và các loại vật liệu xây dựng. Làm theo công nghệ mới, cùng các đồ gỗ bị tẩm phủ vécni hào nhoáng đã làm cho nồng độ độc hại ô nhiễm trong căn phòng lên gấp 7 lần so với ngoài trời. Các căn hộ chung cư ốm yếu gây cho người ở các chứng bệnh ngoài da, ngạt mũi, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau mắt, viêm họng, viêm phổi, rối loạn tiền đình, choáng ngất, buồn nôn. Cấu trúc của các căn hộ chung cư khép kín ngày nay làm cho con người sống không khác gì trong một cái lồng chim lộng lẫy. Cho nên thiết tưởng yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế chung cư là các kiến trúc sư phải lưu ý đến vấn đề không khí. Các toà nhà cao tầng mọc lên san sát đã làm giảm đi các công viên, các đàn chim không còn bay vào thành phố và tình trạng mất cân bằng sinh thái xảy ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi chúng ta đi siêu thị mua sắm đồ gia dụng, chúng ta thấy có một mùi đặc trưng là mùi siêu thị. Mùi này do các hàng hoá bốc ra. Sự bốc hơi này tỏa ra từ các sẳn phẩm hàng hoá, các gói hàng, kiện hàng, mực in trên bao bì. Đặc biệt khi đông người nhiệt độ dâng cao, chúng càng bốc mùi khoẻ. Mùi ô tô và các trang thiết bị nội thất trong ô tô tạo cho người dùng một cảm giác buồn nôn khó chịu. Đó là sự kết hợp giữa mùi hoá chất, đồ nhựa, và mùi xác chết của vi khuẩn trong ô tô. Mùi này càng nồng nặc khi ô tô chạy nhanh và nóng máy. Các đồ vật không chỉ bốc mùi hoá chất sau khi bạn mang nó về nhà mà nó còn thường xuyên bốc mùi và hoà tan vào không khí bạn thở.

Năm 1980 cơ quan bảo vệ môi trường đã thực hiện nghiên cứu sự độc hại của không khí trong nhà và ngoài trời. Theo khảo sát nghiên cứu trong 5 năm liền thì các chất gây độc hại cho gia đình là vecni, sơn tường, keo dán, giấy dán tường, mực viết, thuốc nhuộm, phẩm màu, mực in, bút bi, nước hoa, thuốc xịt bóng đồ nội thất, các sản phẩm làm sạch, khử trùng, thuốc tẩy rửa nhà vệ sinh, chén bát... Nhưng 4 chất độc hại đầu bảng là các chất sản xuất đồ nhựa, propylen, phenolethylene, polystyrene và benzene. Chúng gây ung thư cho người sản xuất ra các sản phẩm nhựa và những người làm việc liên đới như kiểm tra chất lượng, đóng gói. Những người làm việc gần khu vực sản xuất cũng dễ bị ung thư gan và ung thư não. Chúng cũng độc hại nhu khói thuốc lá và tia phóng xạ với sức khoẻ con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không khí tỏng nhà độc hại gấp nhiều lần so với không khí ngoài trời. Nồng độ hoá chất trong nhà cao hơn ngoài trời là 70%. Năm 1980 Hội nghị bảo vệ môi trường công bố rằng số phụ nữ làm việc trong các nhà cao tầng, cao ốc bị ung thư cao hơn 54% so với những người làm việc ở nhà thấp tầng và ở bên ngoài trời.

Hơn thế nữa các sản phẩm túi nilông, bao bì rác ngày càng nhiều, khi chôn xuống đất hoặc tiêu huỷ, chúng sẽ ngấm xuống đất vào nước ăn và bay hơi vào không khí. Có 31400 trường hợp bị chết do bị đầu độc bởi không khí độc hại trong nhà. Còn với người khác chúng gây nên các triệu chứng nhức đầu, mất tập trung, cảm giác lơ mơ, đau bụng, đau cơ, đau nhức ngón tay ngón chân, sợ hãi, bị ức chế.

Các sóng điện từ bức xạ từ lò vi sóng và các thiết bị điện tử dân dụng trong nhà cũng như khí ga bốc lên khi đun hàng ngày hàng giờ gây độc hại cho sức khoẻ chúng ta qua các thành phần hoá chất như xylene, toluene, formaldehyde, benzene, styrene, chúng có thể tồn tại trong không khí trong 5 năm làm ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng tới trẻ em và phụ nữ có thai.

Các thành phần hoá học như 4-PCH có trong keo dán và nhựa, keo dán thảm nhà, dán giấy dán tường, dán phủ đồ nội thất, các loại hoá chất lau chùi thảm và xà phòng đều là tác nhân gây ung thư.

Các loại thuốc tẩy trùng nhà vệ sinh, bồn tắm, chống các loại côn trùng, thuốc trừ sâu ngoài vườn đều là những tác nhân gây ung thư máu ở trẻ em. Các chất độc hoá học có chưa parade clorua benzene dùng trong các loại bóng bay cho trẻ em và các loại chất làm thơm phòng đều là các tác nhân gây ung thư. Từ lâu người ta dã biết rằng các loại kem son phấn, thuốc nhuộm tóc đều dễ gây ung thư vì trong chúng có chứa metylen clorid rất độc hại cho cơ thể. Chất này được dùng rất nhiều trong các loại sơn tổng hợp để sơn nhà sơn tường. Trong các toà nhà cao tầng hiện đại người ta thường dùng các tấm trần, tường ốp ván làm bằng các tấm ốp có chứa các thành phần vật liệu sản xuất theo công nghệ mới trong có nhiều ưu điểm nhưng chúng chủ yếu làm từ các chất hoá học hữu cơ rất độc hại và dễ gây ung thư. Ngày nay 90% thời gian chúng ta ở trong các toà nhà, từ nhà ở đến cơ quan mà rất ít khi ở ngoài trời. Vì vậy mới để bị nhiễm độc cao hơn rất nhiều so với ngoài trời. Không khí bị đầu độc trong nhà và thức ăn là 2 nhân tố chính gây nên bệnh tật.

Các chất sau đây đặc biệt không tốt cho sức khoẻ:

- Thuốc nhuộm tóc dễ gây các loại ung thư.
- Các loại phấn son dễ gây các bệnh ung thư phần dưới của phụ nữ.
- Các chất tẩy rửa trong nhà và ngoài vườn dễ gây ung thư cho trẻ nhỏ.
- Các chất chống mối mọt, bọ, gián, mối, ruồi muỗi, các loại thuốc trừ sâu dễ gây ung thư não trẻ con.

Trẻ con là đứa nhạy cảm nhất đối với các loại chất độc trong nhà do cơ thể chúng nhỏ bé và rất nhạy cảm. Trẻ con hít thở nhiều không khí so với tỉ trọng cơ thể của chúng. Nên tác dụng của khí độc đến trẻ con. Các loại xà phòng hoá chất, các xà phòng tăng trưởng đều làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Và một biểu hiện thường thấy của sự nhiễm độc là trẻ hay bị ngạt mũi. Các tác nhân gây ung thư với trẻ nhỏ chủ yếu là ở nhà và ở trường học. Và một trong những nguyên nhân lớn nhất là do khí thở bị nhiễm độc carcinogens.
phannhathieu
Đọc bài viết này, e "chợt" cảm thấy rất buồn cho hiện tại, và tương lai của bản thân,mọi người xung quanh về ô nhiễm môi trường.

Trong ngành kiến trúc, đã có xu hướng thời thượng và đúng đắn về: thiết kế xanh trên toàn thế giới về vật liệu xây dựng xanh, thiết kế không gian sống hòa hợp thiên nhiên. Kiến trúc cổ Vn rất hòa hợp thiên nhiên và con người. Nhưng hiện nay, những vật liệu hiện đại giá thành rẻ hơn, phổ biến hơn ở VN, và các nước đang phát triển. Nên môi trường sống hiện đại ô nhiễm trầm trọng. Ý thức sống hòa hợp thiên nhiên của các chủ đầu tư còn thấp, chỉ thích phòng máy lạnh thôi!

Vấn đề chung này phải giải quyết như thế nào?
Diệu Minh
Có chánh niệm thì sẽ biết cách sử lý trường hợp này dễ dàng... hi hi..
Đức Phật có cách đấy.
phannhathieu
Tất cả sẽ cùng về 1 điểm, nơi đó chưa đến, chưa biết. Còn trường hợp này thì mình đi đường nào, tự thân suy nghĩ đi đã! hehe. Chị biết rồi đừng nói ra nhe. Để e đi hỏi Đức Phật!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.