Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Cảm cúm nặng
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Hỗ trợ
Phượng Hòang
Mình đang bị cảm nặng do bị trúng gío và nắng. Cả người mỏi nhừ, miệng đắng, buồn nôn. Đã uống trà mu với ăn số 7 mà vẫn không bớt. Xin mọi người chỉ giúp. Ngòai ra có trợ phương gì giúp giải cảm không ạ?
Xin cám ơn.
Diệu Minh
Thông thường cảm cúm cách nhanh chóng và hiệu quả nhất lại là nhịn phắt đi 1 ngày, nếu thấy cái duyên nhịn ăn đã đủ thì nhịn lên 3 ngày cho tới 7 ngày thì tuyệt cú mèo.

Vừa qua tớ có duyên nhịn 3 ngày mà tớ lại chỉ nhịn có 1 ngày; kết quả chỉ được chút ít, cũng là may lắm rồi.

Bạn đã và đang đủ duyên tuyệt thực rồi đấy; còn chờ gì nữa mà không thử một lần cho biết cái "mùi đời"

Những ai đã từng nhịn đói nhịn khát và sống ở vùng có khí hậu lạnh thể chất và sức sống đều phi thường và đó là cách rèn luyện ý chí tốt nhất...

Chúc vui an lành.
macrobiotic
QUOTE(Phượng Hòang @ Jan 30 2009, 12:52 PM) *
Mình đang bị cảm nặng do bị trúng gío và nắng. Cả người mỏi nhừ, miệng đắng, buồn nôn. Đã uống trà mu với ăn số 7 mà vẫn không bớt. Xin mọi người chỉ giúp. Ngòai ra có trợ phương gì giúp giải cảm không ạ?
Xin cám ơn.


Phượng Hoàng mà cũng bị cảm à!

Để chữa cảm, bạn cần làm theo từng bước sau:

1. Đánh gió để giải cảm ở phần biểu (da, cơ).

2. Uống nước gừng hoặc trà bancha pha misô để phát hãn sâu hơn từ trong phần lý (tạng, phủ).

3. Ăn cháo hành + tía tô.

Có thể uống thêm thuốc cảm xuyên hương...

Phải chữa theo thứ tự như vậy, trước giải cảm bên ngoài, sau mới phán hãn bên trong, gọi là "vi vi phát hãn" (phát hãn từ từ - từ ngoài vào trong?). Chữa tổng lực trong một lần cho ra hết phong tà. Sau đó, tiếp tục uống nước gừng hoặc trà bancha + misô cho đến khi hết hẳn.

Lưu ý: Cảm nếu không chữa kịp thời và dứt điểm, sẽ lưu trú lâu ngày rồi chuyển sâu vào trong cơ thể (phần lý). Khi đó, nó sẽ trở thành những bệnh mãn tính, khó chữa.

Ngoài ra, bạn có thể làm theo một trong các cách sau:

"Xử trí cảm nắng, say nắng
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng tốt:

Lá hương nhu tươi 50 g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1 g. Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150 ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa.

Lá tre tươi 30 g, lá hương nhu tươi 30 g, gừng tươi 3 lát. Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300 ml nước còn 200 ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.

Lá tre tươi 12 g, hương nhu tươi 16 g, rau má tươi 12 g, củ sắn dây 12 g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300 ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn." (Vnexpess)

Chúc bạn mau lành bệnh!
Phượng Hòang
Rất cám ơn câu trả lời chi tiết của bạn Macrobiotic. Lá hương nhu là lá gì vậy bạn?
Mình đã ăn cháo cảm với hành, uống nước gừng. Gừng âm không biết uống có làm cơ thể bị âm thêm lên không nhỉ? Thấy không bớt, mình ăn ít lại (chưa dám nhịn ăn vì mình đang yếu quá đi), mỗi buổi mình chỉ uống có ly cà phê Oshawa thôi.
Chị Trâm ơi, có ý kiến gì giúp thêm cho mình không? Cám ơn nhiều.
Diệu Minh
Mình nhờ người nào mà năng lượng của họ thanh bai và tốt lành mà biết cạo gió hay mát sa bấm huyệt; nhờ họ ngay đi; nếu cần thì áp dụng một liệu trình chừng 10 ngày; cảm giác ốm mệt còn do khí bị tù hãm nữa đấy.

Những người như vậy vẫn có trong nhân gian mà.

Dùng một đợt thuốc PHỤC HỒI SINH LỰC nữa nhá.

Mình là phái nam hay phái nữ? phái nữ thì ngâm mông hàng ngày.
macrobiotic
QUOTE(Phượng Hòang @ Feb 2 2009, 12:37 PM) *
Lá hương nhu là lá gì vậy bạn?

Lá hương nhu là lá này:

Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam...

(Hương nhu trắng)

Ở Việt Nam có 2 loại cây mang tên hương nhu:

- Hương nhu tía: Còn có tên là é rừng, é tía, là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cao 1,5-2 m. Thân và cành màu tía, có lông quặp. Lá mọc đối có cuống dài; lá thuôn hình trứng hay hình mác, mép răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành vòng 6-8 hoa. Lá và hoa vò nát có mùi thơm của đinh hương. Cây này thường được trồng trong các vườn thuốc gia đình.

- Hương nhu trắng: Còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía. Cây này cao hơn cây hương nhu tía. Lá mọc đối có cuống, phiến lá dài 5-10 cm; hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay răng cưa thô. Gân chính của lá có lông. Hoa mọc thành chùm đơn. Hương nhu trắng mọc hoang ở nhiều nơi, hiện được trồng để cất lấy tinh dầu.

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can).

Tác dụng chính của hương nhu là chữa cảm lạnh trong mùa hè. Bệnh thường xảy ra do tắm lạnh hay ngồi hóng mát, uống nước lạnh, khiến hàn tà xâm nhập cơ thể gây nội thương. Biểu hiện: mình mẩy nóng và sợ lạnh, đầu nặng, đau nhức, không ra mồ hôi, bụng buồn bã. Có thể dùng bài thuốc sau: Hương nhu 8 g, hậu phác 8 g, bạch biển đậu 12 g, sắc uống trong ngày, uống khi nước thuốc đã nguội. (Vnexpress)
Phượng Hòang
Sức khỏe của mình hịên đã khá lên rồi. Cám ơn chị Trâm và bạn Macrobiotic rất nhiều.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.