Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Giấy vệ sinh đáng sợ hơn ôtô
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Thông tin
hoa cỏ may
Giấy vệ sinh siêu mềm là thứ mà chúng ta chỉ sử dụng trong vài giây, song những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường có thể kéo dài hàng thế kỷ, hơn cả một chiếc ôtô.

Theo thống kê của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại New York, Mỹ) thì 98% nguyên liệu để sản xuất giấy vệ sinh siêu mềm ở Mỹ tới từ các khu rừng nguyên sinh. Trong quá trình sản xuất giấy, các nhà máy sử dụng nhiều hóa chất độc hại và chúng được thải ra ngoài không khí, đất, nước.

Tại châu Âu, chỉ khoảng 40% giấy toilet được sản xuất từ các sản phẩm tái chế. Gỗ là nguyên liệu để sản xuất phần còn lại.

Allen Hershkowitz, một nhà khoa học thuộc Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát biểu: “Giấy vệ sinh là loại sản phẩm mà chúng ta chỉ sử dụng trong vài giây nhưng để lại nhiều tác động sinh thái vô cùng to lớn. Các thế hệ tương lai sẽ cho rằng cách chúng ta sản xuất giấy vệ sinh là một trong những hành động gây lãng phí nhất trong thời đại của chúng ta. Sản xuất giấy vệ sinh từ gỗ rừng nguyên sinh là một trong những việc đáng sợ hơn lái xe Hummer, nếu xét về phương diện phá hoại môi trường”.

Tổ chức Green Peace vừa phát động một chiến dịch tuyên truyền về những tác động sinh thái của giấy vệ sinh siêu mềm nhằm đối phó với chiến dịch tiếp thị rầm rộ của các nhà sản xuất giấy vệ sinh.

Mỹ là nước dùng nhiều giấy vệ sinh nhất thế giới. Tính trung bình thì khối lượng giấy vệ sinh mà một người Mỹ sử dụng trong một năm gấp 3 lần một người dân Anh và khoảng 100 lần người dân Trung Quốc

Trước làn sóng chỉ trích của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhiều công ty sản xuất giấy vệ sinh tại Mỹ đã lên tiếng. Chẳng hạn, hãng Kimberly-Clark khẳng định họ mua gỗ của các trang trại tư nhân tại Canada để làm giấy, chứ không khai thác trong rừng.
Minh Long (theo Daily Mail)
DIEUHANG
Ai da!! giờ mới biết giấy VS nó ''khủng bố'' như vậy. Thôi từ nay phải tìm cách tiết kiệm xài giấy VS đi thôi, nếu không mình sẽ có tội với trời đất với con cháu mai sau... wallbash.gif
hoa cỏ may
hii rất khủng bố đấy ạ
Diệu Minh
Ai sáng tạo và làm ra chương trình chơi các trò chơi điện tử mới thực là tai hại, chị bạn tôi vốn là giáo viên vật lý cấp 3 ..chị kể là chị không thể nào dứt ra được mỗi khi ngồi vào máy...

Tôi đi qua các tiệm ỉnternet hàng loạt thanh niên ngồi ở bàn máy, chúng làm gì? Cả một thế hệ...

Thật là ghê rợn... thấy tụi nó xanh xao và gầy mòn hỏng hết cả mắt và năng lượng... ngoài ra nghe nhiều nguồn tin về mặt trái của chơi game mà ghê cả người.

Con trai ông bạn già của tôi ở Hải Phòng, nhìn ảnh cưới của cặp thanh niên rất là đẹp... vợ làm máy vi tính, chửa 1,2 tháng chết lưu thai...

Tụi trẻ thành phố dầu có mỹ miều... sau này đứa nào mà ngồi vi tính ám máy chơi game nhiều thành một loại người mới nghiện game... khác gì một loại nghiện matuý,. thuốc lá...hao mòn sức khoẻ... vì cuối cùng tất cả đều phí hoài năng lượng và thời gian... tụi trẻ này lớn lên... xây dụng gia đình... sinh ra những đứa bé khác... thoái hoá giống nòi...
macrobiotic
... Đến những dòng sông dày đặc rác thải...

Những dòng sông, rặng tre, đồng lúa, bờ đê đã trở thành những biểu tượng cho sự yên bình, trong lành của nông thôn Việt Nam. Nhưng tiếc thay, sự phát triển kinh tế quá nhanh mà không chú ý đến bảo vệ môi trường và cảnh quan đã khiến cho những biểu tượng đó đang dần bị tàn phá. Những dòng sông “nước gương trong soi tóc những hàng tre” như trong thơ Tế Hanh không còn nữa, những dòng sông – biểu tượng của những miền quê Việt Nam đang chết vì ô nhiễm môi trường.


Từ những dòng sông “nước gương trong soi tóc những hàng tre”...


Những con sông xanh đang dần trở thành những dòng sông chết

Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế cũng như qua sự phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ vậy thường được sự quan tâm của nhà nước, của cộng đồng dân cư và các tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, với các dòng sông ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm không được nhắc đến nhiều. Người thành phố ít có dịp về nông thôn vẫn ảo tưởng về những vùng quê với những con sông xanh biếc, những bãi mía, nương dâu. Thế nhưng, có đi thực tế mới thấy, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tháng 4/2007, có đến 70% các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm trong đó nặng nề nhất là hệ thống 3 sông: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai. Những con sông này đã trở nên hôi thối, độc hại, nguồn thuỷ sản bị huỷ hoại và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khoẻ của cộng đồng.

Các tỉnh liên quan tới lưu vực sông Cầu gồm Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm sông Cầu phải tiếp nhận thêm ít nhất 180.000 tấn phân hóa học và 1.500 tấn thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp. Có 800 cơ sở sản xuất công nghiệp, 200 làng nghề và 1200 cơ sở y tế trong khu vực có mật độ dân số lên đến 427 người/km2, cao gấp đôi mật độ dân số trung bình trong cả nước. Rác thải tử sản xuất nông nghiệp và rác thải sinh hoạt của người dân là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở lưu vực sông Cầu.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ giữa thành phố Thái Nguyên xả thẳng vào các nhánh nhỏ đổ ra sông Cầu mang theo các chất vô cơ, xơ sợi khó lắng và độ kiềm cao. Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên cũng đổ vào sông Cầu một lưu lượng khoảng 1,3 triệu m3/năm nước thải với những chất độc hại như dầu mỡ, phenol và xianua.


...đến những dòng sông dày đặc rác thải...


Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tình hình cũng không khả quan hơn. Mật độ dân số sống ở ven hai dòng sông này là 874 người/km2, gấp đôi cả lưu vực sông Cầu. Hệ thống sông Nhuệ - Đáy còn bị nước thải đô thị và các khu công nghiệp, các làng nghề xối thẳng trực tiếp xuống dòng sông. Đây cũng là khu vực có số lượng làng nghề vào loại cao nhất nước lên tới trên 458 đơn vị. Bên cạnh đó là hơn 4.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 1.400 cơ sở y tế của các tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định. Cũng theo báo cáo này của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, mọi thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Các con sông khác thuộc lưu vực này như sông Châu Giang, sông Tích, sông Hoàng Long, sông Đào đều bị ô nhiễm.

Ở phía Nam, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Hệ thống sông Đồng Nai ảnh hưởng đến Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An với mật độ dân số 269 người/km2 và có tới hơn 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 491 làng nghề và 1.633 cơ sở y tế. Do hệ thống sông Đồng Nai trải rộng trên nhiều tỉnh nên chịu tác động từ nhiều nguồn khác nhau. Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí có đoạn trở thành sông chết.

Các con sông khác như sông Bé, Đa Nhim - Đa Dung, Vàm Cỏ và nước ở các ao hồ, kênh rạch trên lưu vực... đều bị ô nhiễm nặng. Tác nhân chính gây ô nhiễm nước trong lưu vực là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dòng sông ở phía Nam còn chịu thêm nguồn ô nhiễm từ việc nuôi trồng thủy sản. Hầu hết chất thải từ việc nuôi trồng thủy sản đều đổ trực tiếp ra sông. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cho thủy sản cũng như các nguồn bệnh từ thủy sản chết được người dân thải ra cũng gây ra tình trạng ô nhiêm nặng nề ở khu vực này.

Không riêng gì hệ thống sông Đồng Nai ở Đông Nam bộ, hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ô nhiễm nặng từ khoảng 2 triệu tấn phân hóa học gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, gây ra sự tồn dư hóa chất độc hại, ngày đêm ngấm vào lòng đất hoặc tuôn chảy ra sông rạch một cách vô tội vạ.

Ở nông thôn Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước đang ở trong tình trạng báo động, trầm trọng nhất là ở các làng nghề. Kết quả điều tra, khảo sát gần đây của Bộ Khoa học - Công nghệ cho thấy: 100% mẫu nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ số chất cặn lắng, hòa tan, vi sinh vật tại các sông rạch cũng đều cao hơn từ 2 đến 3 lần, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Cứu những dòng sông hay tự cứu mình?

Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra khuyến cáo: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ đáng lo ngại. Theo đánh giá của các chuyên gia, chất thải công nghiệp và chất thải y tế đổ ra sông là hiểm họa khôn lường, nhất là đối với cư dân ở gần khu công nghiệp, bãi rác, ao tù và nơi chôn lấp chất thải. Các loại bệnh như: đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn... phần lớn đều xuất phát từ đây.

Tình trạng ô nhiễm nước sông, nước ngầm do hoạt động của con người ngày càng gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhất là các loại thuốc trừ sâu và hóa chất, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Đáng chú ý nhất là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra bệnh tả, lỵ, thương hàn... một số kim loại còn có khả năng gây ra bệnh ung thư. Trong ngày Nước thế giới 22.3.2007, Tổ chức UNESCO đã đưa ra một con số khiến cho chúng ta không thể không giật mình: Mỗi ngày có khoảng 14.000 người chết vì các bệnh do thiếu nước sạch và nhà vệ sinh. Đó chính là những con số biết nói.

Một chuyên gia môi trường Italia, trong một chuyến du lịch ở Việt Nam đã phải thốt lên: “Chúng tôi ghen tị với các bạn. Thiên nhiên đã ưu đãi dành tặng cho các bạn rất nhiều dòng sông và ở Italia, chúng tôi có nằm mơ, cũng không thể thấy được. Thế nhưng, tôi thấy các bạn chưa thật sự biết trân trọng những gì tạo hóa đã ban cho mình, các bạn chưa biết trân trọng những dòng sông”.

Quả thật, nhìn vào tình trạng ô nhiễm của những dòng sông không chỉ riêng ở nông thôn mà còn trên toàn bộ đất nước, chúng ta không thể không cảm thấy xấu hổ. Chính con người – chứ không phải ai khác đang tự hủy diệt cuộc sống của mình. Chúng ta đối xử với những dòng sông thô bạo như thế nào thì hãy nhìn vào luật nhân quả, hãy nhìn vào những gì thiên nhiên giáng trả xuống con người: Đó là những làng ung thư, là những bệnh nan y mà chính con người đang phải gánh chịu. Và đương nhiên, nếu không sớm tỉnh ngộ, sẽ còn nhiều làng ung thư, làng bệnh tật nữa mọc lên để đáp lại sự vô tâm của con người đối với thiên nhiên.

Đã nhiều năm nay, chúng ta kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ những dòng sông thế nhưng những dòng sông vẫn đang hấp hối, đang kêu than thảm thiết vì ô nhiễm. Khi ngồi đọc những dòng thông tin khô cứng với những con số về tình trạng ô nhiễm của những dòng sông, tôi đã thực sự hoảng hốt khi nghĩ về tương lai, về những đứa con của chính tôi. Chúng sẽ là những người phải gánh chịu hậu quả. Nếu như tất cả các dòng sông đều chết, vậy miền cổ tích nào sẽ chảy qua kí ức tuổi thơ của chúng như chính những con sông đã tắm mát tâm hồn của thế hệ chúng ta? Và nếu căn bệnh khủng khiếp do các chất hóa học, do ô nhiễm gây ra, thì ai sẽ là người bồi thường cho chúng ta, liệu có phiên tòa nào xét xử được quá khứ? Tôi rùng mình khi nghĩ tới những điều đó.

Khi nghe Francesca – người bạn Italia của tôi hào hứng kể về những dòng sông trên đất nước của anh: “Ở thành phố tôi sống bên Italia, không có nhiều sông như ở đây. Chỉ có một con sông nhỏ nhưng chúng tôi rất yêu nó. Mọi người rất có ý thức trong việc bảo vệ dòng sông. Họ sống ở hai bên bờ, có những cây cầu đẹp vắt ngang qua dòng sông với những chiếc thuyền du lịch nhỏ chạy bên dưới. Những đàn chim thì bay lượn suốt cả ngày ở nơi sông chảy ra biển. Tôi chỉ ước nơi mình sống có nhiều sông như đất nước các bạn”.
Lúc đó, chính tôi đã muốn nói với bạn rằng: Chúng tôi mới là những người phải ghen tị với các bạn.

Lưu Thủy (Vietimes)
macrobiotic
Bên cạnh nhà tôi có một con sông. Cách đây 10 năm, tôi thường ra sông tắm, nước sông xanh và sạch lắm. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, nước sông ngày càng đen hơn hôi hơn. Cũng từ đó, tôi không còn ra sông tắm nữa. Mỗi lần nghỉ học về quê, lại nghe ngày càng nhiều tin vui thì ít mà buồn thì nhiều. Người ta xây nhà càng an khang hơn, đẹp hơn. Nhưng hiều người chết vì bệnh nhiều hơn, nhất là chết vì bị ung thư, nhiều người trong số họ chết rất đau đớn... Tôi tự hỏi rằng, họ chết vì thức ăn có chứa hàn the, focmon hay là chết do dòng nước ô nhiễm? Gần đay tôi lại về quê, mở nưóc máy ra xài. Thấy nước sắp có mùi hôi, chảng lẽ sự ô nhiễm đã tác động đến nguồn nứớc. Tôi càng nghĩ càng lo sợ, đâu là chốn dung thân của con người khi tất cả đều là vùng đất chết!

Câu chuyện về "cái chết của sông Thị Vải" vần chưa phải là câu chuyện cuối cùng, rồi đây sẽ có nhiều dòng sông chết hơn, nhiều người bị ung thư hơn, nhiều căn bệnh di truyền hơn... Chúng ta đã vay nợ quá nhiều vào thiên nhiên nay phải trả nợ với giá rất đắt. Thậm chí con cháu chúng ta dù không vay cũng phải trả....

Chúng ta có quyền hi vọng, nhưng nó chỉ thành sự thật khi có hành động. Đừng thấy cái nhỏ mà bỏ qua, qua thời gian tích lũy sẽ không gì cứu vãn nổi.

(Sưu tầm)
Diệu Minh
“Bim bim” có hại như thế nào?
Nhiều người thưởng thức các loại snack (“bim bim”, chip khoai tây chiên) như một thói quen và không biết tác hại của nó đối với sức khỏe.
Hàng trăm loại snack gọi mời...

Ở nhiều nước trên thế giới, snack là đồ ăn vặt số 1 của trẻ em và cả người lớn đặc biệt là khi xem phim, đi chơi, cắm trại ngoài trời... Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tim mạch Anh quốc (BHF) trên 1.153 trẻ em ở nước này tuổi từ 8 - 15 cho thấy: Trung bình 49% trẻ ăn ít nhất một gói khoai tây chiên mỗi ngày. Cứ 5 đứa trẻ được hỏi thì có 1 đứa trẻ nói rằng chúng ăn khoai tây chiên từ 2 đến nhiều hơn 2 lần/ ngày.

Tại Việt Nam, hiện có đến hàng trăm loại snack (hay còn gọi là bim bim), khác nhau trên thị trường. Theo Anh N. chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo trên phố Kim Mã (Hà Nội), nếu nhập đủ tất cả các loại snack phải có đến cả trăm loại, nếu ghi tên từng loại ra quyển sổ khổ giấy A4 phải được khoảng 5 trang giấy.

Chị Nguyễn Kiều Trang, khu tập thể Nghĩa Tân cho biết: “”Tôi thích snack, chip. Các con tôi cũng thích món này nên trong nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một vài loại snack. Mỗi khi có khách đến chơi, hoặc đi xem phim, đi chơi xa... tôi đều mua vài loại snack với số lượng khoảng hai, ba chục gói mang theo ăn cho vui miệng”.

Tác hại của snack đến đâu?

Ngày càng có nhiều lời cảnh báo của các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới về nguy cơ mắc bệnh từ các loại snack. Theo GS Peter Weissberg, giám đốc Y tế của (BHF), nếu mỗi ngày ăn một gói khoai tây chiên thì một năm, cơ thể của trẻ đã hấp thu khoảng 5 lít dầu. Một gói khoai tây chiên 35gr chứa 2,5 thìa dầu. Một túi lớn hơn sẽ tăng lượng dầu lên 3,5 thìa. Bên cạnh dầu ăn, trong thành phần của snack còn chứa nhiều muối và đường. Do đó, việc ăn hằng ngày các loại snack là một thói quen xấu dễ gây ra bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2.

Còn theo TS Janneke Hogervorst, Hà Lan: Acrylamide là một chất hóa học được tìm thấy nhiều trong khoai tây chiên, snack. Việc hấp thu một lượng lớn chất acrylamide sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thận, đặc biệt là ở những người nghiện thuốc lá. Mới đây, các nhà khoa học Ba Lan cũng khuyến cáo chất acrylamide từ các loại thực phẩm như chip khoai tây và snack có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Do đó, để có một trái tim khỏe mạnh, nên giảm lượng acrylamide vào cơ thể bằng cách hạn chế ăn các loại chip khoai tây chiên và snack, nên chọn ăn nhiều loại hoa quả, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít béo và bỏ thuốc lá.

TS Nguyễn Thị Lâm cũng khẳng định snack, chip khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5 - 10% trở lên tổng lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, huyết áp cao. Lượng muối có chứa trong snack ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường trong đó lại có nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều snack, chip khoai tây và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn.

Theo Hồng Anh
Khoa học & Đời sống
hoa cỏ may
Nhà sản xuất thiết bị nhà tắm lớn nhất Nhật Bản nói trên từng cam kết rằng hãng sẽ sản xuất một loại toilet có thể giúp ngăn chặn nạn chặt phá rừng để làm giấy vệ sinh. Toto cho biết, khoảng 40% giấy vệ sinh ở Anh và 98% giấy vệ sinh ở Mỹ được sản xuất từ gỗ trong các cánh rừng nguyên sinh.

Mặc dù các công ty có thể sản xuất giấy vệ sinh từ nguyên liệu tái chế, song chỉ có giấy vệ sinh từ cây mới mang đến cảm giác mềm mại khi tiếp xúc với da người. “Người phương Tây thích dùng giấy vệ sinh siêu mềm và đó là nguyên nhân khiến nhiều cánh rừng nguyên sinh biến mất. Ngoài ra, những hóa chất mà người ta sử dụng trong quá trình biến gỗ thành giấy cũng có thể hạ gục cây cối”, Toto cảnh báo.

Minh Long (theo Daily Mail)
hoa cỏ may
“Tôi yêu EcoBag, tôi ghét nilon”

(TuanVietNam) - Sau khi đoạt giải với dự án môi trường “Hãy cho tôi một chiếc túi sinh thái”, cô sinh viên Đặng Thị Lan Ngọc- trưởng dự án, vẫn phải thốt lên: “Làm ra mấy ngàn túi sinh thái cũng không khó, cái khó là làm thế nào để người dân thay đổi nhận thức về tác hại của túi nilon và quay sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường hơn!”

Vì lẽ đó mà cô sinh viên ĐH Thăng Long Hà Nội đã quyết định vạch ra mục tiêu cho hai năm tới là sẽ cùng các bạn sinh viên trong nhóm 3R – HN hành động để thay đổi nhận thức về việc sử dụng túi nilon.

Đi tìm sự đồng thuận

Bên cạnh sự tiện dụng của túi nilon, khoa học đã chỉ ra rằng nilon là một loại chất liệu rất khó phân hủy, rất nguy hại đối với môi trường và có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật khác.

Không những thế, túi nilon còn gây tắc nghẽn cống rãnh, làm ứ đọng nước thải, phát sinh ruồi muỗi, dịch bệnh, phá hủy mỹ quan và hệ sinh thái đô thị. Có thể nói, việc lạm dụng túi nilon đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Mình muốn có một câu cảm thán để kêu gọi sự đồng cảm, đồng tình của đối tượng chúng tôi đang hướng tới đó là các bà nội trợ và giới trẻ trong việc nhận thức đúng, đủ về tác dụng của EcologyBag (túi sinh thái)”, Lan Ngọc chia sẻ.

Cô sinh viên năng nổ, nhiệt tình tâm sự về thực trạng sử dụng túi nilon hiện nay: "Năm thứ nhất chúng tôi hơi nản vì nhiều người nói là còn trẻ mà đã dự án này, dự án nọ. Nhưng giờ ai đến câu lạc bộ 3R – HN (Reduce - giảm thiểu, Reuse – tái sử dụng, Recycle – tái chế) của chúng tôi thì thấy nhiều thành viên sinh năm 1992, 1993 còn hăng hái, tích cực hơn nhiều.

Nghĩa là, mức độ “trẻ hoá” nguồn nhân lực của các phong trào xã hội đang ngày càng “teen” hơn. Họ sẽ là thế hệ kế cận đáng tin cậy cho chúng tôi sau khi “giải nghệ”.

Tôi nghĩ rằng, trước khi đặt bút làm dự án thì quả thực, tôi cũng đã nghĩ rất nhiều đến tâm lý mua bán, tiêu dùng của dân mình là cứ thấy tiện, nhẹ thân là làm chứ chưa nghĩ cho môi trường và xã hội.

Xưa, thói quen đi chợ của người dân khá giản tiện, vài tấm lá chuối, cái lạt rơm quấn là xong mớ rau, lạng thịt. Giờ đây, người dân đi chợ như đi sưu tầm túi nilon thì đúng hơn, lúc nào về cũng mang theo 4 – 5 cái.

Ở Nhật, người dân xứ họ rất tiết kiệm kể cả những vật nhỏ nhất, hay những hành động như khi ăn họ chỉ sử dụng một tờ giấy ăn thay vì sử dụng nhiều như chúng ta vẫn làm. Khi ý thức con người được nâng cao thì đến ngay việc sử dụng những đồ vật khác được người dân rất lưu ý và nghiêm chỉnh thực thi đúng mực.

Khi đi chợ, thì mọi người cứ cố gắng làm thế nào đó xin thật nhiều túi để đựng các thực phẩm. Chín ra chín, sống ra đằng sống, trong khi có thể để rau củ quả vào một túi thì họ lại cứ khoái nhiều túi để về nhà đỡ mất công phân loại, chỉ cần xách ra chế biến hoặc đặt vào đâu đó. Như vậy rất tốn túi nilon. Không hề gì, túi đó không phải mua kèm thực phẩm, giá cực rẻ lại có khả năng “xin” thêm được nên các bà nội trợ cứ thoải mái dùng..."

Trước khi làm dự án này Ngọc đã gửi bản khảo sát đến các trường đại học và được nghe những tâm sự như: "Ối giời ơi, mình có đi chợ đâu mà sử dụng cái túi này (nilon"). Nhưng các bạn sinh viên lại là những người trong nay mai sẽ sử dụng chúng cho sinh hoạt hàng ngày. Cho nên, họ sẽ là đối tượng cần phải “nhừ” ý thức trước các bà nội trợ vì các bà, các mẹ không có nhiều thời gian để nghe phổ biến tác dụng của túi EcoBag.

Túi của dự án được chia làm 2 loại có chức năng khác nhau. Một loại được thiết kế cho các bà nội trợ với tính năng đặc biệt như bền, mềm, to rộng, màu sắc giản dị. Nhưng ngược lại, với các bạn sinh viên thì những chiếc túi EcoBag sẽ được thiết kế như những chiếc túi đi học của đa phần sinh viên hiện nay.

Những cái túi đó rất tiện lợi cho cả đi học và đi chợ, hơn hẳn cái túi đi học hàng ngày vì nó chỉ có chức năng đựng sách vở và góp phần thẩm mỹ.
Đa phần các sinh viên đang trọ học bên ngoài nên phải thường xuyên đi chợ, họ sẽ là lực lượng đầu tàu sử dụng những chiếc túi này. Còn với những sinh viên ở kí túc xá thì họ không được nấu ăn nhưng có thể sử dụng túi này đi học, đi chơi, đi mua đồ...

Các bà nội trợ ngày nay thường đi làm xong rồi tạt qua chợ mua thức ăn về nhà thì việc mang theo cái làn mây, làn nhựa là không thể, nó quá cồng kềnh. Nhóm làm những cái túi này là hoàn toàn hợp lý bởi vì nó có thể cuốn vào rồi nhét vào cốp xe, đeo sườn yếm xe. Khi tan tầm thì mang ra sử dụng, vừa thẩm mỹ vừa tránh dùng cái túi nilon nào càng tốt bấy nhiêu.

Ngọc cũng bộc bạch: thông qua dự án thì chúng tôi không dám nghĩ tới những thay đổi lớn lao bởi vì quả thực dự án quá nhỏ. Cái chúng tôi hướng tới là thay đổi nhận thức trong việc sử dụng tối thiểu túi nilon và sử dụng các loại túi hoặc chất liệu khác.

Trên thực tế thì việc giảm sử dụng túi nilon mỗi lần đi chợ cũng là một dấu hiệu tích cực rồi, còn việc sử dụng túi tự huỷ như EcoBag hay các nguyên liệu khác như lá chuối, lá rong, túi bằng giấy cứng. vải thô càng nhiều bao nhiêu càng tốt cho môi trường bấy nhiêu.

“3 trong 1”

Tại các trường đại học hay những trung tâm giáo dục thường sử dụng các băng rôn cổ động cho những chiến dịch, sau đó không biết sử dụng gì nữa nên rất phí. Nhóm của Ngọc sẽ tận dụng những “phế phẩm” đó ngay từ chính mạng lưới các bạn sinh viên trong câu lạc bộ 3R của mình để tận dụng được nhiều băng rôn, vải bạt. Trong giai đoạn 1 (một năm tới) sẽ sản xuất 1500 túi EcoBag. Mục tiêu của dự án là “một suy nghĩ”, “hai hành động” và “ba nụ cười”.

Như Lan Ngọc nói thì việc sản xuất mấy ngàn chiếc túi là quá nhỏ nhoi so với thị trường quá rộng lớn như Việt Nam. Không như chiếc xe máy hay cái ôtô có thể sử dụng hàng thập kỷ, túi Eco Bag chỉ có tuổi thọ vài tuần đến vài tháng nên phải cần số lượng rất lớn để quay vòng.

Ngọc hy vọng mình và những thành viên của 3R-HN sẽ là người trẻ đầu tiên đứng lên “dám nghĩ dám làm” về một loại túi tiêu dùng mới thân thiện với môi trường.

Dự án được thực thi trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 1/2009, giai đoạn 1 từ nay đến hết tháng 1/2010, giai đoạn 2 còn lại. Giai đoạn 1, các bạn của Ngọc sẽ cùng thu gom nguyên liệu để sản xuất túi EcoBag, sau đó đem phát không cho các bà nội trợ, các bạn sinh viên.

Giai đoạn tiếp theo sẽ nặng về PR bởi vì theo Lan Ngọc, việc làm mang tính xã hội thì cần làm trình tự “làm trước, nói sau”. Ở giai đoạn này, các bạn vừa sản xuất vừa tuyên truyền rộng rãi hơn về túi EcoBag.

Kế đến “ba niềm vui” thì Ngọc lại càng hồ hởi hơn bởi theo cô thì dự án đã đem lại những việc làm cho người khuyết tật khâu may vá những chiếc túi này.

Số tiền 2000 USD của dự án sẽ được chi trả công cho những anh chị làm túi ở trung tâm khuyết tật Thanh Nhã (Hà Nội). Họ sẽ có thêm thu nhập ngay từ chính những dự án của các bạn trẻ này.

Một mục tiêu của dự án đưa ra là: “Tăng từ 25% lên đến 70% người tại quận Ba Đình – Hà Nội biết đến túi EcoBag”. Cuối cùng, người hưởng lợi của dự án là hai đối tượng chính: sinh viên (lực lượng sẽ bước vào đời trong 2 – 3 năm nữa) và các bà nội trợ (thường ngày vẫn thường xuyên ra chợ).

Khi hỏi bạn sẽ truyền tải thông điệp gì cho hai đối tượng chính của dự án, Ngọc cho biết: “Nếu bạn yêu môi trường này thì việc làm dễ dàng nhất mà bạn có thể làm ngay là bạn hãy cầm chiếc túi EcoBag này về nhà sử dụng đi”.

Sắp tới, những chiếc túi nhỏ xinh này dần dần xuất hiện trong các buổi đi chợ của các bà nội trợ, các bạn sinh viên. Và trên hết, dự án chỉ thành công khi trong ý thức của người đi chợ luôn nhắc nhẩm câu nói: “Tôi yêu EcoBag, tôi ghét nilon”.

Đức Chính

Lượng dầu để sản xuất 18 chiếc túi nhựa có thể dùng cho ôtô chạy được 1 dặm.

Ước tính trung bình mỗi chiếc túi nhựa cần 500 năm để tự phân huỷ hoàn toàn.

Số lượng túi trung bình sử dụng của một người có thể tồn tại đến 4175 triệu năm.

Mỗi một phút trên thế giới có hơn 1 triệu chiếc túi ni-lông được sử dụng.
tusen
bánh chips và snack bên này có mì chính thưa cô.những loại chips và snacks mà tụi trẻ thix ăn là cái nào cũng có mì chính trong đó cả. Không mì chính thì bơ nhiều , sugar nhiều...k bệnh mới lạ.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.