Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Điểm tương đồng giữa thiền Việt Nam và thiền Miến Điện
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Miến Điện - Đất nước quốc giáo.
Diệu Minh
Phương pháp chánh niệm của thiền sư Sulun - Miến Điện.

Tôi có quyển “Những vị thiền sư đương thời” từ lâu nhưng không ngó ngàng tới; đến khi đi Miến Điện hành thiền trở về tôi mới đủ duyên để đọc quyển sách với đầy hứng khởi và biết ơn; cũng như thầm tự trách mình vô duyên với thiền nguyên thuỷ lâu ngày quá…
Cho tới đoạn tôi đọc về tư thế (oai nghi) ngồi toạ thiền mà ngài Sulun chỉ dạy có đoạn "Hãy để đầu hơi nghiêng về phía trước” tôi chợt nhớ tới điều mà tôi quan sát được ở chùa Bút Tháp: chùa có 3 tượng Phật cổ và kiến trúc rất độc đáo và rất đẹp. Ấn tượng về lần tới thăm ngôi chùa đó còn giữ nguyên trong tôi; cái khí trường của chùa làm cho tôi nghĩ ngay đây là ngôi chùa của một người đã giác ngộ làm ra.











Thông thường người xưa, mỗi khi giác ngộ sâu xa xong, các ngài mới làm chùa. Ngày nay thì tình hình không phải như vậy nữa.
Cho nên tới những chùa như chùa Bút Tháp, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùa Phật Tích,… cái không khí, cái từ trường của người có trình độ tâm linh làm ra, nó vẫn có cái khí u huyền tĩnh lặng và huyền bí khác xa với những chùa chiền hay thiền viện mà tôi đến thăm sau này… khi sang Miến Điện tôi cũng thấy điều tương tự xảy ra… nơi nào có người giác ngộ là y như rằng nơi đó có sự tĩnh lặng và huyền bí hiển nhiên.
Tôi ước mơ có ngày tôi quay lại chùa Bút Tháp và chụp được cái ảnh và quay lại cảnh chùa có 3 bức tượng Phật cổ trong chùa đặt ở vị trí cao nhất, tuy nhiên ta có thể thấy ngay tượng ngồi ở giữa có tư thế khác so với hai tượng Phật đặt ở hai bên. Tượng ở giữa đang chăm chú tĩnh lặng hơn hai tượng bên cạnh, tư thế tay và dáng ngồi của tượng ở giữa cũng khác hai tượng hai bên. Tượng ở hai bên thì lưng thẳng và tay bắt ấn, tượng ở giữa thì để chồng lên nhau và hai ngón cái sắp chạm vào nhau lơi lỏng, riêng cách ngồi của tượng Phật ở giữa thì người hơi đao về phía trước. Tôi nghĩ rằng điều đó để tạo sự chú tâm - nhiếp tâm vào định… tạo nên một nguồn lực hướng nội mạnh mẽ, tạo sự tỉnh giác cao…
Tại sao cái kỹ thuật này người Việt mình cũng “sành điệu” đến mức tạc cả tượng Phật về điều đó?
Ở chùa Búp Tháp có một tượng Phật bà quan Âm ngàn mắt ngàn tay… tạc rất công phu và cầu kỳ. Tượng được đặt ở chánh điện bên cạnh bệ thờ Phật.
Chùa Bối khê cũng là một tượng Phật đang bắt ấn, có tới 6 hoặc 8 đôi tay… thì đặt ở vị trí cao nhất, còn các tượng Phật thì còn đặt phía dưới… Tại sao tại những ngôi chùa mà tôi cho rằng đó là do những người giác ngộ làm ra, lại có phong cách “mật tông” như thế?
Điều này Osho đã tả rất kỹ: khi đi sâu vào công phu… nhập định… đắc thiền… kundalini dâng lên, cơ thể tự động tập các asana như là một điệu vũ của năng lượng đã được giải phóng.. . rồi tự động tay bắt ấn và mồm đọc chú…không một ai giác ngộ mà không biết cái “màn” này.
Tượng Phật nguyên thuỷ cũng là hai tay đang múa bắt ấn; tôi sang Miến còn thấy có nhiều tượng Phật rõ ràng là đang nhảy múa nữa… đó là cái gì nếu không phải là điều mà Osho nói tới: một điệu vũ của năng lượng được giải phóng, nó không còn phải yên ngủ suốt kiếp sống của con người…
Như vậy giữa Việt Nam và Miến Điện ngay trong pháp thiền nguyên thuỷ có những “mật pháp” - những điểm tương đồng, nhưng chỉ có đi sâu vào pháp hành thì người ta mới biết sự thật.
phannhathieu
Trước đây, e có tham gia nghiên cứu về kiến trúc cổ việt Nam, đặc trưng nhất là kiến trúc của các chùa Bắc. Có một sự lôi cuốn kì diệu đối với e. E mơ màng khi chưa khám phá ra được điều gì đã hấp dẫn mình. Đọc bài này, e thấy một ánh sáng mà mình phải tự cảm nhận được thì mới đồng điệu với người xưa. Cám ơn chị Trâm và tất cả.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.