Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Phổ biến thông tin này ngay
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
Diệu Minh
Thứ Hai, 02/03/2009 - 3:26 PM

Quảng Nam:

Khai quật xác heo bệnh đem tiêu thụ

(Dân trí) - Một vụ khai quật xác heo chết vừa bị các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam phát hiện trong lúc dịch tai xanh đang hoành hành dữ dội tại địa phương.
Ngày 1/3, khi đến kiểm tra hố tiêu hủy heo bệnh tai xanh tại thôn Phước Mỹ (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên), lực lượng liên ngành gồm công an và lực lượng thú y của tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên bất ngờ phát hiện một nhóm người đang đào hố chôn heo bệnh. Thấy lực lượng chức năng, nhóm người trên bỏ chạy.

Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 1 trong 3 con heo vừa chôn trước đó đã biến mất; 2 con còn lại đang được đưa lên khỏi miệng hố để chuẩn bị mang đi.

Đây không phải là lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam phát hiện tình trạng khai quật heo chết. Năm 2008, tại nhiều xã của huyện Thăng Bình - vùng trọng điểm dịch tai xanh - cũng đã xảy ra tình trạng nhiều người dân ung dung đào xác heo chết đem đi tiêu thụ.

Dịch tai xanh đang bùng phát khá nhanh tại tỉnh Quảng Nam. Đến nay, đã có 45 ổ dịch và số heo bị tiêu hủy đã lên tới 1.200 con.

Tường Vy

Anh Nguyễn Đức Chỉnh sau khi đọc xong quyển "Khoa học ăn chay" do tôi dịch năm 1991, in 1993 - anh vốn là "bác sĩ thú y", anh kể là cả nhà anh sau đó không làm nghề ấp trứng vịt; chuyển sang ăn cơm lứt.

Nhờ biết đến gạo lứt và ăn chay, anh mới ngộ ra nhiều điều và kể cho tôi nghe nhiều chuyện liên quan tới xúc vật:

Anh kể: Sau khi tiêm thuốc kháng sinh cho lợn bệnh, có khi sợ lợn chết, họ mang thịt bán...loại thịt lợn đó còn kháng sinh ở trong máu nên ăn thịt lợn bệnh đó bị đắng.

Thứ nữa anh còn giải thích:lợn ở các vùng ven đô rất hay bị bệnh hơn ngày xưa vì họ toàn mang cơm thừa canh cặn ở các nhà hàng khách sạn, cơm bình dân... về cho heo ăn.. nên chúng thường dễ mắc bệnh, mà loại lợn này lại đem bán cho người thành phố dùng... tạo thành một vòng luẩn quẩn...làm cho người thành phố ngày càng dễ mắc các loại bệnh dịch.... và có sức sống yếu, lười lao động thích ăn sẵn... thích tiện nghi vật chất...

Tương tự với gà và các loại gia xúc gia cầm khác...

Bạn đọc tin này hãy loan báo thông tin trên cho nhiều người thì công đức vô lượng...
hoa cỏ may
QUOTE(Diệu Minh @ Mar 2 2009, 02:17 AM) *
Bạn đọc tin này hãy loan báo thông tin trên cho nhiều người thì công đức vô lượng...[/color]


Chị ạ .Em nghĩ câu của chi nó hơi giống câu trong tranh dưới, như kiểu i a mơi hay hù dọa gì đó đó..

Diệu Minh
Ai gieo gì sẽ gặt nấy mà...

Có những người bệnh nặng mãi mới biết tới Thực dưỡng họ rất lấy làm tiếc nuối.

Tớ mới bảo họ: từ nay có gì hay thì phổ biến với mọi người để ai có gì hay họ phổ biến cho mình, các bạn đã không bao giờ phân phát tin mừng gì cả cho nên khi bị bệnh mới không có ai mách bảo cho... Ok?

Hiểu chưa?

Nếu chưa hiểu thì bạn cứ hỏi.
Còn cái ảnh trên thì cũng vậy con người còn có nhân quả, nhân quả chi phối con người nhiều lắm, đây chỉ là thêm một cái duyên nữa mà thôi.

Tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa mà.

Cái hình Đức Mẹ này chắc là hình khắc gỗ cổ và có sự linh nghiệm, người nào thiếu cái duyên này thì thêm chút nó sẽ "tràn bờ" còn người nào thiếu nhiều quá thì cái ảnh này và cách làm đó không chuyển hoá được gì mấy đâu...

Hiểu chưa?

Có hai con đường hạnh phúc:

1. Đức tin
2. Hiểu biết (đại nghi đại ngộ)

Có cái giếng nước:

Múc nước lên thì nước mạch sẽ chảy về mà.

Không múc lên thì nước trong giếng vẫn nguyên đó...
Hiểu chửa?

Chúc vui an lành.
Diệu Minh
Thứ Năm, 12/03/2009 - 4:21 PM

25 học sinh nhập viện sau khi ăn kẹo
Chia nhau ăn kẹo nhặt được, 25 học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (quận 6, TPHCM) đã phải nhập viện cấp cứu với những biểu hiện giống nhau như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy...
Ngày 11/3, Sở Y tế TPHCM đã khẩn cấp phối hợp với các đơn vị liên quan để làm rõ việc 25 học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (quận 6) bị ngộ độc do ăn kẹo có xuất xứ từ nước ngoài.


Khoảng một tuần trước, một học sinh của trường này nhặt được 2 gói kẹo (khoảng 300 viên) bao bì có in chữ Trung Quốc trên lề đường Bình Tiên (quận 6), đem chia cho 25 bạn cùng ăn vào giờ ra chơi. Sau khi ăn, tất cả bị đau bụng, ói mửa, tiêu chảy... phải vào bệnh viện quận 6 cấp cứu.


Sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Y tế Dự phòng quận 6 đã khảo sát trên hai tuyến đường trong quận là Bình Tiên, Trần Văn Kiểu và phát hiện có nhiều vỏ kẹo như trên.

Cùng ngày, Sở Y tế chỉ đạo truy tìm nguồn gốc kẹo, điều tra dịch tễ để biết thành phần, lấy mẫu để xét nghiệm loại kẹo độc hại này. Đồng thời, sở cũng đề nghị quản lý thị trường quận 6 kiểm tra các điểm bán kẹo có nguồn gốc từ nước ngoài.


Theo Người Lao Động

Diệu Minh
Thứ Sáu, 13/03/2009 - 5:07 PM

Nước giếng khoan ở Hà Nội: Những mẫu thử kinh hoàng
Các mẫu nước thử ở quận Hoàng Mai, Định Công hay huyện Từ Liêm (Hà Nội) đều cho kết quả nhiễm nặng asen và amoni, có khả năng gây ung thư cao, thậm chí làm rối loạn gene và sinh tổng hợp ADN...


TS Trần Văn Nhị thử mẫu nước ở Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội (hai mẫu thử này nhiễm amoni và nitrit).

Hàng nghìn người dân dùng nước nhiễm amoni


Sáng 12/3, tại gia đình bà Nguyễn Thị Huyền (số 4, hẻm 112/15/20, phố Định Công, quận Hoàng Mai), Tiến sĩ Trần Văn Nhị trực tiếp lấy mẫu nước ở bể chứa nước ăn, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch thử phản ứng hoá học. Chưa đầy một phút, ống nước đang trong vắt lập tức chuyển sang màu vàng vẩn đục.

Trước kết quả này, tiến sĩ Nhị khẳng định: “Nguồn nước ở đây bị nhiễm amoni (chất được phân huỷ từ các loại chất thải) rất nghiêm trọng. Thông thường, nếu nước bị nhiễm với tỉ lệ thấp thì vài phút sau mới xảy ra phản ứng hoá học. Test thử này gần như lập tức xảy ra phản ứng hoá học vì tỉ lệ nhiễm amoni quá cao”.

Sau đó, ông Nhị tiếp tục đến một số hộ gia đình khác ở tổ 4, tổ 5... trên địa bàn phường Định Công, các mẫu nước khi lấy làm các test thử đều đã được lọc qua bể cát, sỏi nên trong vắt. Nhưng tất cả các mẫu nước đó đều lập tức chuyển màu vàng, lẩn vẩn đục sau khi được nhỏ vài giọt dung dịch hoá học. Hiện hơn 3 vạn dân phường Định Công đang phải dùng nguồn nước như thế này.

Tại gia đình ông Nguyễn Văn Chung ở Đại Mỗ (huyện Từ Liêm) có hẳn một bể lớn chứa tới 3 khối cát vàng, 2 xe cải tiến sỏi để lọc nước giếng khoan. Trước khi được bơm vào bể cát, nước từ giếng khoan được bơm lên một bể chứa khác, để chừng 1 ngày cho lắng hết bùn đất. Qua hai lần xử lý nên bể chứa nước sạch phía dưới trong vắt, không một chút vẩn hay màu lạ.

TS. Trần Văn Nhị lấy mẫu nước đã qua lọc này cho vào hai lọ khác nhau. Lọ nước thứ nhất, sau khi nhỏ vài giọt hoá chất để thử phản ứng phát hiện amoni thì 50 giây sau, lọ nước đang trong vắt lập tức chuyển sang mầu vàng đục. Lọ nước thứ hai được nhỏ vài giọt hoá chất để thử phản ứng xem có nitrit hay không (chất có khả năng gây ung thư và bệnh hô hấp ở trẻ em). Phản ứng của lọ nước thứ hai này chậm hơn lọ nước thứ nhất chừng một phút, sau đó nước đang trong cũng chuyển sang mầu tím sẫm.

TS. Trần Văn Nhị khẳng định: “Nguồn nước ở đây bị nhiễm amoni rất nặng, thậm chí đã chuyển hoá thành nitrit độc hại. Lọ mầu vàng đục là biểu hiện nước bị nhiễm amoni, lọ nước mầu tím biểu hiện nước nhiễm nitrit với tỉ lệ quá cao. Nếu tỉ lệ nhiễm thấp thì lọ nước chỉ có mầu hồng nhạt chứ không sẫm như thế này”.

Sau đó, TS Trần Văn Nhị và nhóm cộng sự của ông tiếp tục lấy mẫu nước tại khu vực Nhổn, Tây Mỗ (huyện Từ Liêm); khu vực dân cư trên đường 6 Hà Đông; khu vực Ba La - Bông Đỏ và một số gia đình tại xã Minh Khai dọc sông Đáy (Hà Đông)... Các test thử ở một loạt khu vực dân cư trên đều cho kết quả tương tự.

Khi amoni, asen hoá “tử thần”

Chất amoni có trong nước sẽ cực kỳ nguy hiểm, vì khi gặp không khí sẽ chuyển hoá thành chất có khả năng gây bệnh ung thư. “Thậm chí, khi ăn vào cơ thể, amoni sẽ kết hợp với chất có trong dạ dày tạo thành chất mới gây nguy cơ ung thư rất cao”, TS Nhị cho biết.

Nhiều người quan niệm rằng, khi đun sôi sẽ tiêu diệt được hết các chất độc trong nước. Tuy nhiên, TS Nhị khuyến cáo, việc đun sôi không những không làm giảm lượng độc tố mà trái lại, dưới tác động của nhiệt độ, những độc tố trên còn chuyển sang một dạng mới nguy hiểm hơn nhiều.

Theo quyết định số 63/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia thì đến năm 2020, phấn đấu 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày.

Đối với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, phấn đấu đạt 180 - 200 lít/người/ngày.
Theo tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, giới hạn hàm lượng amoni phải dưới 1,5mg/lít. Tuy nhiên, tại các vùng dân cư mà tiến sĩ Nhị tiến hành các test thử nghiệm, hàm lượng amoni đều vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. Nước nhiễm amoni còn đặc biệt nguy hiểm cho người sử dụng vì khi nước đã nhiễm chất này, chúng có thể chuyển hoá thành nitrit bất kỳ lúc nào. Và nước đã nhiễm nitrit thì cũng có thể chuyển hoá trở lại thành nước nhiễm amoni. Do đó, không thể biết thời điểm các chất chuyển hoá để phòng tránh.

Theo lời khuyên của ông Nhị, những người dân ở đây tuyệt đối không nên dùng nguồn nước giếng khoan để ăn uống. Được biết, “ông già ôzôn” Nguyễn Văn Khải trước đó cũng từng nhiều lần tiến hành làm xét nghiệm mẫu nước giếng khoan ở khu dân cư phường Định Công và đều cho kết quả nguồn nước bị nhiễm sắt, nhiễm amoni, thạch tín... nghiêm trọng.

“Không chỉ vậy, nguồn nước sinh hoạt, ăn uống ở tất cả các vùng dân cư trên đều bị nhiễm độc asen (thạch tín)”, tiến sĩ Nhị cho biết. Tiêu chuẩn cho phép đối với chất này chỉ là 10 microgam/lít, nhưng thực tế kết quả thử nghiệm đều trên 40 microgam/lít.

Có nơi, hàm lượng nhiễm asen lên tới 75 microgam/lít. Việc tiếp xúc lâu dài với asen rất dễ gây ung thư da, ung thư phổi, bàng quang... Thậm chí làm rối loạn gene và sinh tổng hợp ADN. Người uống nước nhiễm asen lâu ngày còn có các triệu chứng xuất hiện các đốm màu sẫm trên cơ thể, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân.


Theo Lã Xưa

Gia đình & Xã hội

Nguồn: dantri.com.vn


hoa cỏ may
Bên cạnh việc bùng phát các tin nhắnlừa trên điện thoại di động (ĐTDĐ), những công dân thời internet còn thường xuyên bị tấn công bởi các tin nhắn nhảm nhí, đùa cợt thiếu trách nhiệm qua Yahoo Messenger (YM).

“Xóa tin nhắn này tôi thề bạn không có trái tim. Bạn T.Tuấn Anh ĐH... TP.HCM đang trong tình trạng nguy kịch với bệnh teo thùy não. Giờ đây máu không thể bơm được lên não. Hiện hoàn cảnh TA rất khó khăn. Hãy gửi thông điệp này tới cả list. Mỗi tin nhắn của bạn, Yahoo sẽ ủng hộ 500 vnđ cho TA”. Trên đây là một trong những dạng spam rất vô lý, lừa đảo xuất hiện nhan nhản trên dịch vụ chat miễn phí của Yahoo (Yahoo Messenger). Tuy nhiên, sau khi nhận được các tin nhắn này, rất nhiều người vẫn gửi đi vì... lòng trắc ẩn.


Người viết bài đã thử gọi tới ba số điện thoại được nhắc tới trong các spam kêu gọi ủng hộ cho nạn nhân. Tuy nhiên, 2 số điện thoại đầu tiên không có thật. Đến số thứ 3 thì người viết bài này đã bị chủ thuê bao mắng té tát vì người thân họ không làm sao cả.
Cấu trúc thông thường của một tin spam kiểu này là: “Xin các bạn hãy đọc hết tin này! Nếu ko thì bạn ko phải là con người: Tại Bệnh viện X có 1 bé/em/bạn trai/gái tên Y đang mắc bệnh Z (hoặc đang gặp nạn). Bạn hãy gửi tin nhắn này đi cho cả list để người đó nhận được n đồng từ VNPT/FPT/Yahoo!/Microsoft (tên một tập đoàn truyền thông lớn)”.

Điều rất vô lý là giả sử những tin nhắn này là đúng, làm sao để các công ty công nghệ thông tin lớn (công ty tài trợ) có đủ thời gian, công sức đọc tất cả tin nhắn trên Yahoo và lọc ra đâu là những tin nhắn “từ thiện”? Hơn nữa, không ai có quyền kiểm soát nội dung tin nhắn trên Yahoo Messenger, ngay cả với Yahoo Việt Nam (cơ quan cung cấp dịch vụ này). Nói một cách khác, nếu các tập đoàn lớn muốn làm từ thiện, họ sẽ tổ chức hẳn chương trình, có thông báo ít nhất trên trang web của mình và kêu gọi qua báo chí, chứ không bao giờ sử dụng cách thức nêu ở trên.
Nực cười hơn còn có những spam YM dạng: “Vì tôi là người rất yêu bố/mẹ/ông/bà nên gửi tin này. Nếu bạn ko gửi tin nhắn này cho 20 người khác thì bố/mẹ/ông/bà của bạn sẽ chết trong vòng 2 ngày nữa”. Đọc qua cũng thấy sự nhảm nhí, nhưng nhiều người vẫn gửi tiếp đi cho bạn bè. Kết quả là, mỗi lần mở Yahoo chat, rất nhiều người lại nhận được những tin spam từ chính những người bạn thân thiết của mình. Lý giải cho việc gửi tiếp các tin nhắn tới những người bạn khác, Nguyễn Thu (lớp Luật kinh tế, ĐH Quốc gia) cho biết: “Lúc ấy mình tin luôn và nghĩ làm việc này cũng chẳng mất công là bao. Đọc câu “tôi thề bạn không có trái tim/bạn không là con người” làm mình không thể kìm được”.


Không gây thiệt hại về kinh tế giống tin nhắn rác qua ĐTDĐ nhưng kiểu spam này lại gây lãng phí thời gian và làm tốc độ truy cập mạng chậm hơn. Bên cạnh các tin nhắn đùa kể trên còn có cả những tin nhắn bôi nhọ rất tai hại mà nội dung của nó lại dễ gây ấn tượng mạnh với người
đọc. “Hôm nay tới quán ăn trên đường H., bẩn kinh người, mình nhìn thấy con bọ trong bát phở mà ghê rợn. Gửi để cảnh báo cho mọi người” là một trong những tin nhắn kiểu bôi nhọ từ YM mà rất nhiều người thường nhận được.
Vì thế, vào thời điểm hiện tại, mỗi khi nhận được các tin nhắn qua YM không rõ nguồn gốc, người nhận cần cảnh giác để tránh những phiền phức không đáng có.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.