Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Nguy cơ động đất ở Hà Nội
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Thông tin
Diệu Minh
Động đất ở VN: Đừng bàng quan trước khi quá muộn
14:12' 14/03/2009 (GMT+7)
- Ngày 12/3 tại Hà Nội, hơn 150 nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách VN và quốc tế đã tham dự hội thảo về nguy cơ động đất tại VN. Hội thảo này do Viện Phát triển công nghệ - truyền thông và hỗ trợ cộng đồng (IMC) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN tổ chức.


Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo về động đất tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/3 (Ảnh: Q. Tín)

Tại hội thảo, nhiều ý kiến lo ngại khi đánh giá bối cảnh kiến tạo địa chất ở Việt Nam và nguy cơ xảy ra động đất rất cao ở một số thành phố lớn, trong khi thông tin và kiến thức về phòng ngừa động đất ở Việt Nam chưa cao.

TIN LIÊN QUAN
Ứng phó với nguy cơ động đất ở Việt Nam
Phần mềm tính toán thiệt hại động đất tại TP.HCM
Báo tin động đất qua đường... bưu điện!
Động đất: Những câu hỏi thường gặp (II)
Động đất: Những câu hỏi thường gặp
TP.HCM: Xuất hiện dư chấn do động đất từ nước ngoài?

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (từng là tổng cục trưởng Tổng cục Mỏ - địa chất) cho rằng Hà Nội và TP.HCM nằm trong vùng có nguy cơ động đất cao. Tuy nhiên, các công trình xây dựng ở cả hai thành phố này, trừ một số ít công trình mới và lớn có tính đến hiện tượng động đất, còn tuyệt đại đa số công trình xây dựng dân dụng đều không an toàn khi động đất xảy ra.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tỏ rõ sự lo lắng trước tình trạng “từ các chính khách đến các nhà xây dựng, cộng đồng xã hội còn khá bàng quan về nguy cơ này”. Ông cũng đặc biệt đề cao “sự cần thiết phải phổ biến kiến thức ngày một nhiều đến nhận thức phòng ngừa động đất khi xây dựng công trình xây dựng và xử lý hậu quả khi biến cố xảy ra”.

Đừng lơ là với nguy cơ động đất

Theo các chuyên gia có mặt tại hội thảo, lãnh thổ Việt Nam thuộc vị trí địa lý có kiến tạo địa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất cao. Thống kê của Viện Vật lý Địa cầu cho thấy, chỉ tính từ năm 1989 đến 2002, trên lãnh thổ nước ta đã có ít nhất 18 trận động đất có cường độ trên 5 độ Richter, đáng chú ý là trận động đất 6,7 độ Richter ở Tuần Giáo, Điện Biên vào tháng 6/1983 và gần đây nhất là trận động đất 4,5 độ Richter tại Lai Châu đầu tháng 3/2008.


Người dân TP.HCM hoảng loạn chạy ra khỏi nhà tầng trong thời gian xảy ra động đất năm 2007. Ảnh: VNN

Trên cơ sở những tư liệu cũ, kết hợp với những đo đạc, nghiên cứu của mình, báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam, như GS Cao Đình Triều, Nguyễn Hồng Phương, Lê Tử Sơn, Lê Huy Minh … đã chỉ ra rằng Việt Nam từng xảy ra nhiều trận động đất và sóng thần.

Các nhà khoa học Viện vật lý địa cầu từ những số liệu khảo sát của mình đã đánh giá khả năng phát sinh động đất cho từng đới và xây dựng được bản đồ phân vùng động đất Việt Nam theo thang quốc tế MSK.
Động đất mạnh có cường độ chấn động cực đại đã xảy ra ngay tại Hà Nội vào thế kỷ 13 (năm 1276 và 1285), rồi ở Nho Quan, Ninh Bình (1635), Bình Thuận (1877, 1882)… Kể từ ngày có những trạm quan sát địa chấn được trang bị những thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã ghi nhận được khoảng 1.000 trận động đất với cường độ từ 4 dộ Richter trở lên ở nhiều địa phương và vùng biển nước ta.
Trên bản đồ, vùng có thể xuất hiện động đất cấp 8, cấp 9 gồm các vùng sông Mã, Sơn La, cùng một số địa phương thuộc Thanh Hoá, Ninh Bình, Lai Châu). Vùng phát sinh động đất cấp 8 gồm các vùng Lai Châu, Điện Biên, Sông Hồng, sông Chảy, sông Cả - Rào Nậy và Tây biển Đông, cùng với các vùng lân cận bị ảnh hưởng trực tiếp. Vùng có thể xảy ra động đất cấp 7 dọc sông Lô, Hoà Bình, Yên Bái và một số nơi từ vĩ tuyến 17 trở vào. Các vùng cấp 6 bao gồm phần lãnh thổ còn lại, là những nơi dự đoán có thể có chấn động bằng hoặc nhỏ hơn cấp 6.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cho rằng: “so với nhiều quốc gia phát triển, rõ ràng những tài liệu có được của Việt Nam còn ở trình độ thấp”. Đồng quan điểm PGS TS Cao Đình Triều nói: “Nghiên cứu về động đất ở Việt Nam còn rất sơ khai và mới chỉ đưa ra những đánh giá sơ bộ” nhưng theo “tấm bản đồ động đất”, Việt Nam có thể được coi là một đất nước có hiểm hoạ động đất cao, không thể “bình chân như vại”, chủ quan với hiện tượng thiên nhiên đầy nguy hiểm này.

Hoảng loạn khi xảy ra rung đất ở TP.HCM. Ảnh: VNN
Những cảnh báo phải được xem xét để nâng cao nhận thức của người dân và triển khai thành những kế hoạch cụ thể, thiết thực để ứng phó khi động đất xảy ra. Bởi dù có kinh nghiệm, trình độ cán bộ khoa học cao đền mấy, thiết bị hiện đại đến mấy cũng chỉ có thể dự báo được cường độ động đất là bao nhiêu, tâm chấn nằm ở đâu, dư chấn lan truyền như thế nào chứ không thể dự báo chính xác thời gian nào sẽ xảy ra động đất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Những kịch bản … đáng sợ

Mức độ thiệt hại do động đất phụ thuộc vào cường độ chấn động nhưng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mật độ dân cư, sự tập trung các công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông… Vụ động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) do công trình thuỷ điện lớn trong vùng bị phá huỷ khiến thiệt hại tăng lên gấp bội.

Trong số các địa phương, chắc chắn những thành phố lớn sẽ là nơi thiệt hại lớn nhất.

Theo PGS Phương cho biết: “Một số các đô thị lớn và các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay đang nằm trên những khu vực có độ nhạy cảm cao trước những rung động địa chấn”.

Ví dụ với thủ đô Hà Nội, PGS Nguyễn Hồng Phương cho rằng: Hà Nội đối mặt trực tiếp với hiểm họa động đất, chỉ còn là vấn đề thời gian. Dựa trên các dữ kiện hiện có, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành đánh giá rủi ro và ước lượng thiết hại về người và nhà cửa do xảy ra động đất ở những quận đông dân là Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.


Giả định động đất xảy ra ở Quận Hoàn Kiếm , nhóm nghiên cứu xây dựng 3 kích bản. Kịch bản 1: động đất nhỏ tạo ra bởi các yếu tố có thể gây rung động tại nền khu vực. Hậu quả: khoảng 30% nhà cửa bị phá huỷ. Kịch bản 2: động đất 6,5 độ Richter, xảy ra đứt gãy Vĩnh Ninh với chấn tâm nằm rất gần vùng nội thành Hà Nội. Hậu quả: 40% nhà cửa sẽ sụp đổ. Kich bản nàygần với hiện thực nhất. Kịch bản 3: hơi cực đoan để hình dung mức độ phá huỷ lớn nhất có thể: động đất 6,5 độ Richter, xảy ra tại chính Tháp Rùa. Hậu quả: 80-100% nhà cửa bị phá huỷ.

Những chi tiết của kịch bản được nêu khá tỉ mỉ và nói chung là… đáng sợ!

Thế nhưng, theo nhưng người phụ trách đề tài thì “UBND Thành phố Hà Nội cũng không mặn mà với các kết quả nghiên cứu về động đất”, tuy có soạn thảo bản kế hoạch ứng phó với thiên tai.
Nguyễn Quốc Tín
hoa cỏ may
Oài .các bác trên cao có sẵn kế hoạch ứng phó thiên tai ròi chị oi .. ứng phó trên giấy thoai ^^
Có bài này em đưa len cho mọi ng xem
Hiện tượng chưa từng có: Bướm vàng tràn ngập Đà Nẵng
Trong hơn 4 ngày qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cả vùng ven xuất hiện bướm vàng dày đặc, nhất là ven các sông và cánh đồng.
Bướm vàng tràn ngập Đà Nẵng, hiện tượng chưa từng có (Hình minh hoạ)


Nhiều người già có kinh nghiệm cho rằng bướm vàng xuất hiện sẽ có thời tiết bất thường và sau đó là mất mùa lớn.



Trong khi đó, nhiều người dân Đà Nẵng lại lo lắng vì có tin đồn bướm vàng liên quan đến động đất.



Sáng 20/3, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Thái Lân - Trưởng phòng Dự báo Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Trung trung bộ - cho biết: Theo quan sát, thời tiết những ngày sắp tới không có dấu hiệu gì bất thường. Có thể do gần đây sương mù nhiều nên đàn bướm có điều kiện phát triển.



Trong khi đó, ông Phạm Hồng Vân - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP Đà Nẵng - cho biết đây là hiện tượng bướm xuất hiện với mật độ dày đặc chưa từng có tại Đà Nẵng.



Loại bướm vàng này thuộc loại bướm sâu cuốn lá gây hại cho lúa, không gây hại cho cây xanh đường phố. Chúng rất thích ánh đèn nên mới đổ về thành phố.



Hiện Chi cục BVTV TP Đà Nẵng tiếp tục quan sát và sẽ đưa ra biện pháp phòng chống cần thiết.



Theo Người Lao Động
hoa cỏ may
đó , có biên pháp phòng chống hết rồi thoai .nhưng còn đó là pp phòng chống thế nào thì đố ng dân nào biết được đấy ạ ^^
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.