Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Mạnh khoẻ
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Hỗ trợ
Trang: 1, 2, 3, 4, 5
Vien Linh
Khi bệnh hoạn từ giã bạn, thì Mạnh Khoẻ xuất hiện mà không cần phải mời gọi ; đây là sự tương quan mật thiết trong quan niệm về tương đối của con người; Mạnh khoẻ là ước mơ của những người có bệnh hoạn; Vì nó mà biết bao học thuyết ra đời, các bệnh viện cũng vì nó mà mọc lên như nấm; nó nằm trong những chương trình chiến lược vi mô cả vĩ mô của nền Y học đương đại khổng lồ mà nhân loại đang được phục vụ; Xem ra để được có nó không là điều đơn giản...

Chẳng có ai nói : Lục fủ ngũ tạng của tôi đều mạnh khoẻ cả, chỉ trừ xương chân tôi bị ung thư thôi ->

Chỉ cần 1 tế bào trong cơ thể bạn là ác tính; thì tất cả tế bào còn lại sẽ không mạnh khoẻ

Như vậy MẠNH KHOẺ là gì ? một mưu cầu gần gủi, nhưng lại rất ... bao la
Vien Linh
Nếu căn cứ vào bệnh hoạn để định nghĩa mạnh khoẻ như bài viết ở trên là một định nghĩa vô cùng tiêu cực và không có nền tảng; Tuy nhiên đại đa số người đang định nghĩa theo kiểu đó, hoặc hiểu theo kiểu đó.

Cũng như thế -- Hạnh phúc sẽ rất được khát khao khi chúng ta bất hạnh; Càng bất hạnh bao nhiêu thì niềm khát khao hạnh phúc lớn bấy nhiêu

Công bằng, Từ bi, bác ái cũng thế...

Đời mãi mãi là bể khổ khi tất cả các điều đẹp đẽ và nên thơ ...được sinh ra, được hình thành từ phía đối lập

Xin hãy đừng hiểu như thế !

Phải có một cái nhìn mới vào trong bản thể và xếp qua một bên những gì bám vào bản thể; đừng bao giờ quan trọng những thứ ấy; Chúng chỉ giá trị khi làm vật phản diện mà nhắc nhở ta những điều ta đang có là: vô cùng quí giá trong cõi đời này

Mạnh khoẻ như là một đoá hoa ; hãy chiêm ngưỡng vẽ đẹp của chúng, mà bệnh tật chỉ là những hạt bụi bám vào những cánh hoa, nên khẽ khàng thổi nhẹ cho chúng bay đi ...
DIEUHANG
MẠNH KHOẺ là gì?
Trả lời:
MẠNH KHOẺ là VUI VẺ(có được không nhỉ?)
DIEUHANG
Đây là mail Thầy Hạnh Thức :

Betreff: hâm nóng trái đất

Xin đọc, nghiên cứu và ký tên ủng hộ.


Cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, xin hãy ghi tên ủng hộ
“Tuyên ngôn của Phật giáo về Thay đổi Khí hậu”
nầy. Xin click vào URL sau đây :

http://www.ecobuddhism.org/test/buddhist-declaration.php



Trong cuộc chạy đua quyết liệt đến Hội nghi Hiệp ước
Khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng
12 năm 2009, Tuyên ngôn sau đây sẽ trình bày cho giới truyền
thông thế giới một quan điểm tâm linh độc đáo về tình
trạng thay đổi khí hậu và trách nhiệm khẩn cấp đưa ra
những giải pháp của chúng ta. Tuyên ngôn nầy xuất sinh từ
sự góp sức của hơn 20 giảng sư Phật giáo thuộc mọi tông
phái vào tác phẩm “Giải pháp của Phật giáo cho Tình
trạng Khẩn cấp về Khí hậu”. Tuyên ngôn “Thời
điểm Hành động là Bây giờ” được biên tập như một
Tuyên bố liên phái của giảng sư Thiền học Tiến sĩ David
Tetsuun Loy và giảng sư Phật giáo Nguyên thủy Hòa thượng
Bhikkhu Bodhi, với những đóng góp về nội dung khoa học của
Tiến sĩ John Stanley.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đầu tiên ký Tuyên ngôn
nầy. Chúng tôi trân trọng mời tất cả thành viên của cộng
đồng Phật tử thế giới có quan tâm đến vấn đề nầy,
hãy nghiên cứu tài liệu và thêm tiếng nói của mình bằng
cách cùng ký vào Tuyên Ngôn ở cuối trang.


THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ

TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VỀ TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI
KHÍ HẬU

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời
đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với
những thách thức trầm trọng nhất mà nhân loại chưa bao
giờ phải đối diên: đó là hậu quả sinh thái của cọng
nghiệp của chúng ta. Sự đồng thuận khoa học thì tràn
đầy: chính hoạt động của con người đang gây ra tình
trạng tan vỡ môi sinh ở kích thước toàn cầu. Đặc biệt
là tình trạng hâm nóng địa cầu đang xảy ra nhanh hơn những
tiên đoán trước đây, rõ ràng nhất là tại Bắc Cực. Trong
hàng trăm ngàn năm, Bắc Băng dương đã được phủ kín bởi
một vùng biển băng đá lớn bằng châu Úc - nhưng bây giờ,
vùng biển đó đang nhanh chóng tan băng. Vào năm 2007, Tiểu ban
Liên quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC: Intergovernmental Panel on
Climate Change) tiên đoán rằng Bắc Băng dương có thể sẽ
không còn mùa hè băng đá vào năm 2100. Nhưng bây giờ, có vẻ
tình trạng nầy sẽ xảy ra trong vòng một hay hai thập niên
nữa mà thôi. Lớp băng rộng lớn của nước Greenland cũng
đang tan nhanh hơn ta nghĩ. Mức nước biển sẽ tăng lên ít
nhất một mét trong thế kỷ nầy - đủ để ngập lụt nhiều
thành phố ven biển và vùng đồng ruộng như châu thổ sông
Mêkông của Việt Nam.

Những tảng băng khắp nơi trên thế giới đang thoái
lùi nhanh chóng. Nếu các chính sách kinh tế hiện nay được
tiếp tục, những tảng băng ở cao nguyên Tây Tạng, vốn là
đầu nguồn của nhiều con sông vĩ đại cung cấp lượng
nước cho hàng tỷ người ở châu Á, sẽ biến mất trong vòng
30 năm nữa. Hạn hán trầm trọng và nạn mất mùa đang tác
hại châu Úc và Bắc Trung Quốc. Những phúc trình quan trọng -
của IPCC, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Âu châu, và Liên hiệp
Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên - đều đồng ý rằng nếu
không có một chuyển hướng chung thì, theo vị cố vấn
trưởng về khoa học của Anh Quốc, nguồn cung cấp nước,
lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác sẽ bị hạn
hẹp lại, và sẽ tạo ra các điều kiện đói kém, chiến
tranh dành dựt tài nguyên, và di dân hàng loạt vào giữa thế
kỷ nầy - có lẽ vào năm 2030.

Hiện tượng hâm nóng địa cầu đóng một vai trò
chính yếu trong những cuộc khủng hoảng sinh thái khác, kể
cả tình trạng biến mất cây cối và những chủng loại thú
vật đang chia sẻ trái đất nầy với chúng ta. Các nhà hải
dương học báo cáo rằng một nửa lượng khí cácbon do những
chất đốt hóa thạch thải ra thì được các đại dương
hấp thu, làm cho nước biển tăng 30% nồng độ axít. Tình
trạng axít hóa nầy sẽ phá vỡ quy trình hóa vôi của vỏ
ốc và bãi san hô, cũng như đe dọa sự tăng trưởng của
plankton, vốn là đầu nguồn chuỗi thực phẩm cho hầu hết
đời sống trong biển cả.

Những nhà sinh vật học đầu ngành và các phúc trình của
Liên hiệp quốc đồng thuận với nhau rằng nếu “cứ vô
tư như thường” thì chúng ta sẽ làm cho một nửa chủng
loại trên trái đất biến mất trong thế kỷ nầy. Cùng nhau,
chúng ta đang vi phạm giới thứ nhất – “không gây
tổn hại cho sinh vật” - ở quy mô lớn nhất có thể
đạt được. Và chúng ta không thể tiên đoán được hậu
quả sinh học trên đời sống con người khi mà không biết bao
nhiêu chủng loại đã đóng góp một cách vô hình cho phúc
lợi của chúng ta bị biến mất trên hành tinh nầy.

Nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng sự sống còn của
nền văn minh nhân loại đang bị đe dọa. Chúng ta đã chạm
đến điểm tiếp giáp nguy ngập của quá trình tiến hóa sinh
học và xã hội của chúng ta. Chưa bao giờ chúng ta ở vào
một thời điểm quan trọng của lịch sử như lúc nầy để
cống hiến các nguồn lực của Phật giáo cho tất cả sinh
vật . Tứ Diệu đế sẽ cung cấp một khung sườn để chẩn
đoán tình hình hiện tại và thiết kế những tiêu chí phù
hợp - vì những đe dọa và những thảm họa mà chúng ta đối
mặt thì cuối cùng, bắt nguồn từ chính tâm ta, nên do đó
cũng sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc trong tâm ta. Nếu
đau khổ cá nhân bắt nguồn từ Tham và Si - từ tam độc Tham,
Sân và Si - thì nổi đau khổ tác hại lên chúng ta ở kích
thước chung cũng thế thôi. Tình trạng cấp bách sinh thái
của chúng ta là một phiên bản rộng hơn của thảm trạng
viên miễn của con người. Trên cả hai bình diện cá nhân
hoặc một chủng loại, chúng ta đau khổ theo nghĩa một tự
ngã bị tách rời không những với người khác mà còn với
chính quả đất nữa. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói,
rằng “Ở đây, chúng ta tỉnh thức khỏi ảo tưởng của
sự phân cách”. Chúng ta cần thức dậy và ý thức rằng
Trái đất là Mẹ của chúng ta mà cũng là Nhà của chúng ta -
và trong trường hợp nầy, là cuống rốn nối vào bụng Mẹ
nên không thể bị tàn phá. Khi Trái đất ngã bệnh thì chúng
ta cũng bệnh theo, vì chúng ta là một phần của Trái đất.


Những quan hệ kinh tế và công nghệ hiện tại của chúng ta
với những gì còn lại của bầu sinh quyển thì không bền
vững. Để sống còn trong sự chuyển tiếp gập ghềnh trước
mặt, cách sống và ước mong của chúng ta phải thay đổi.
Điều nầy liên quan đến các thói quen mới và những giá
trị mới. Phật Pháp dạy rằng toàn bộ tình trạng lành
mạnh của một cá nhân cũng như của một xã hội thì tùy
thuộc vào tình trạng lành mạnh nội tâm, chứ không phải
chỉ những chỉ dấu kinh tế, và điều nầy sẽ giúp ta xác
định được những thay đổi cá nhân và xã hội nào chúng ta
cần tiến hành.

Trên bình diện cá nhân, chúng ta phải chấp nhận những ứng
xử làm cho chúng ta từng ngày tăng trưởng ý thức sinh thái
và giảm thiểu “dấu chân cacbon” [lượng thải GHG,
greenhouse gas]. Ai sống trong các nền kinh tế tiền tiến thì
cần sửa chữa và lót tấm cách nhiệt ngôi nhà và văn phòng
của chúng ta cho được hiệu quả lúc dùng năng lượng; hạ
máy điều nhiệt vào mùa đông và tăng lên vào mùa hè; dùng
bóng đèn và đồ gia dụng có hiệu năng cao; tắt điện khi
không dùng đồ gia dụng; xài loại xe nào ít tốn xăng nhất,
và ít ăn thịt để thay vào đó là một chế độ ăn uống
lành mạnh, dùng những loại thực vật thân thiện với môi
trường.

Những hoạt động cá nhân nầy, tự nó, không đủ để tránh
được thảm họa trong tương lai. Chúng ta còn phải tiến hành
những thay đổi ở tầng định chế, trên cả hai lãnh vực
công nghệ và kinh tế. Chúng ta phải “phi-cácbon hóa”
những hệ thống năng lượng càng nhanh mà càng khả thi càng
tốt, bằng cách thay thế những loại xăng dầu có gốc hóa
thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, vô
hại và hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, chúng ta cần
chấm dứt các công trình xây dựng nhà máy than đá vì than
đá, cho đến nay, là nguồn năng lượng nhả cácbon vào khí
trời gây nhiễm độc và nguy hiểm nhất. Nếu dùng một cách
khôn ngoan thì năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng từ thủy triều và năng lượng nhiệt địa có
thể cung cấp cho chúng ta tất cả điện năng chúng ta cần mà
không làm tổn hại đến bầu sinh quyển. Vì đến một phần
tư lượng cácbon thải ra trên thế giới là do hiện tượng
phá rừng, chúng ta phải đảo ngược lại tình trạng hủy
hoại cây rừng, nhất là vòng đai sinh tử của rừng nhiệt
đới, nơi mà hầu hết các chủng loại thực vật và động
vật sinh sống.

Gần đây, điều trở nên hiển nhiên là chúng ta cần phải
thay đổi cả phương cách cấu thành hệ thống kinh tế của
chúng ta. Hiện tượng hâm nóng địa cầu thì quan hệ khắn
khít với số năng lượng khổng lồ mà nền công nghiệp của
chúng ta ngấu nghiến để cung cấp những mức độ tiêu thụ
mà nhiều người trong chúng ta đã từng mong đợi. Từ góc
độ Phật giáo, một nền kinh tế lành mạnh và bền vững
thì phải được quản lý bởi nguyên tắc vừa đủ: chìa
khóa của hạnh phúc là sự vừa lòng thay vì là tình trạng
lúc nào cũng muốn thừa mứa của cải. Lực đẩy bắt ta
phải tiêu thụ càng nhiều càng tốt chỉ là một biểu hiện
của lòng tham, điều mà Đức Phật đã chỉ rõ là nguồn
gốc của khổ đau.

Thay vì là một nền kinh tế nhấn mạnh vào lợi nhuận và
đòi hỏi tăng trưởng liên tục để tránh sụp đổ, chúng ta
cần cùng tiến về một nền kinh tế cung cấp cho mọi người
một tiêu chuẩn sống vừa lòng mà vẫn cho phép ta triển khai
toàn bộ hàm lượng (kể cả hàm lượng tâm linh) một cách
hài hòa với bầu sinh quyển đang chịu đựng và nuôi sống
tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh của những thế hệ
tương lai. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không nhận ra
tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng toàn cầu, hoặc
không muốn đặt điều tốt lành dài hạn cho nhân loại lên
trên cái lợi ngắn hạn của những tập đoàn khai thác xăng
dầu hóa thạch, thì có lẽ chúng ta cần thách thức họ bằng
những chiến dịch hành động của người công dân.

Gần đây, tiến sĩ James Hansen của Cơ quan Quản trị Không
gian NASA và nhiều chuyên gia Khí tượng khác đã xác định
được những mục tiêu chính xác để ngăn ngừa hiện tượng
hâm nóng địa cầu khỏi tiến đến “đỉnh điểm”
thảm họa. Để nền văn minh nhân loại được bền vững,
mức độ thán khí CO2 trong khí quyển không được quá 350 ppm
(parts per million). Mục tiêu nầy được Đức Đạt Lai Lạt Ma
cùng với các khôi nguyên Nobel và khoa học gia lỗi lạc khác
tán thành. Tình trạng hiện nay của chúng ta rất đáng lo
ngại vì mức độ hiện nay đã là 387 ppm, và mỗi năm tăng
thêm 2 ppm. Không những chúng ta bị thách thức phải giảm
thiểu lượng thải cacbon mà còn phải chuyển dời số lượng
lớn khí cácbon đã có sẳn trong bầu khí quyển.


Là những người ký tên vào tuyên bố các nguyên tắc của
Phật giáo, chúng tôi ghi nhận sự thách thức khẩn cấp về
thay đổi khí hậu. Chúng tôi cùng theo Đức Đạt Lai Lạt Ma
tán thành mục tiêu 350 ppm. Theo lời Phật dạy, chúng tôi
chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể để làm những
gì có thể được hầu đạt được mục tiêu nầy, kể cả
(nhưng không giới hạn trong) những đáp ứng cá nhân và đáp
ứng xã hội phác thảo ở trên.

Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian ngắn với cơ hội để
hành động, để giữ gìn cho nhân loại khỏi rơi vào thảm
họa trước mắt và để giúp cho sự sống còn của nhiều
dạng thái cuộc sống khác biệt và xinh đẹp của Trái Đất.
Những thế hệ tương lai, và những chủng loại khác đang
chia sẻ bầu sinh quyển với chúng ta, không có được tiếng
nói để kêu gọi lòng từ bi, trí tuệ và sự lãnh đạo của
chúng ta. Chúng ta phải lắng nghe sự im lặng của họ. Chúng
ta cũng phải là tiếng nói của họ, và vì họ, chúng ta hành
động
Vien Linh
D.H Kính mến

Đây sẽ chưa là thông điệp cuối cùng . Cuộc đời chúng ta chắc sẽ phải chứng kiến nhiều đổi thay trên nhiều bình diện và trên nhiều lĩnh vực ; Chiến tranh ư ? có thể ; Các xáo trộn và va chạm trong vũ trụ theo một số nhà tiên tri ư ( có kiểm chứng khoa học) ? có thể ; Thiên tai, Dịch bệnh ư ? có thể... Với tư cách cá nhân nhỏ bé , chúng ta làm gì hơn đây ? Lo lắng, tiếc nuối cũng chỉ tỏ vẽ quan tâm mà thôi ; Hay là nên bình tâm coi đó là qui luật sinh diệt của muôn đời...?

Khi nói đến những điều to tát trên, rồi nhìn lại PPháp Dsinh chỉ mang tính cách giãi quyết từng cá thể một, lại còn ì ạch loay hoay giữa sai và đúng,giữa nên và không ; Ta lại có cảm giác nao nao ...

Thực ra cái mà chúng ta gọi là ffáp DSinh chỉ là để hoàn hảo cái phương tiện làm người : Điều cần thiết hổ trợ cho tâm linh . Mà DUY chỉ có tâm linh mới làm nên điều kỳ diệu mang tính vĩnh hằng

Đứng trước những thử thách sắp xãy ra ; mong còn được cái diễn đàn này để trao đổi những điều thú vị
DIEUHANG
Hôm nay tôi nhận được EMAIL này của Thầy Hạnh Thức xin trình với các bác:
Thân gởi nhóm Gạo Lứt Việt-Nam,
Thân chuyển đến quý vị một bức tranh tuyệt vời, về các Danh Nhân thời đại. Việt-Nam mình dĩ nhiên là cũng có trong đó. Quý vị hãy tìm xem!.

Vừa rồi tôi được hân hạnh theo phái đoàn hoằng Pháp tại Mỹ. Chuyến đi rất vui, qua 7 tiểu bang và nhiều thành phố. Phái đoàn gồm 10 vị, trong đó có 5 Tiến sĩ và 3 cử nhân. Lần đầu tiên được lên Pháp tòa tôi cũng chỉ nói về vấn-đề Gạo Lứt thôi, cùng vấn-đề hóa chất, bột ngọt. Mỗi nơi tôi đều được cúng dường mỗi bửa ăn một chén cơm Gạo Lứt đầy đạo tình....
Bài thuyết pháp hay nhất của tôi là tại Thiền viên Chánh Pháp ở Oklahoma City, thuộc tiểu bang Oklahoma. Đó là buổi nói chuyện cuối của chuyến đi, nên tôi cô đọng và không vấp váp như những kỳ trước đó. Khi nào có được MP3 nầy, tôi sẽ chuyển đến tất cả.

Tôi cũng có giới thiệu trang nhà http://thucduong.vn/default.aspx cho bà con Phật tử ở Mỹ.
Cô giáo Ngọc Trâm coi thử chỉ số người xem trang nhà có gia tăng không? Xin được tán thán công đức cô. Nhờ đó,"tiếng nói" thực dưỡng bây giờ bay xa khắp thế giới.
BS Khuê tu Thiền Vipassana tới đâu rồi?, có gì trao đổi thêm nha.
Thầy Kiên Tuệ đã hết bệnh chưa? Cố gắng lên Thầy ơi!
Chương trình của BS Quế ở Huế rất tốt, tôi đã được tham quan, còn ở Đà Nẳng ra sao?
BS Thụy có dự định gì không? Cũng ở Đà Nẳng, có thể kết hợp với BS Quế càng tốt.
Là những người "khai sáng" phương-pháp tại Việt-Nam, xin đừng dể cho mai một.
Nga thật là xuất sắc, "đi sau" mà lại "tới trước" đó nghe.

Thưa quý vị,
Tôi dự tính sẽ thiết lập một đạo tràng tu tập và chữa bệnh, kết hợp giáo lý Phật Đà và phương-pháp Gạo Lứt, để "THÂN VÀ TÂM THƯỜNG AN LẠC".
Tháng tới tôi sẽ về Việt-Nam và sẽ đi các nơi để nghiên cứu vấn-đề nầy. Mong được gặp gỡ quý vị để được trao đổi, góp ý thêm.

Thân chúc tất cả thân tâm thường an lạc
Mô Phật

tb: gọi là "nhóm Gạo Lứt Việt-Nam" vì tôi chỉ có chừng nầy địa chỉ thôi, coi như những người thân trong nhà. Rất tiếc không có địa chỉ mail của Ngô Ánh Tuyết! Thầy Tuệ Hải thì "khó" liên lạc quá.
Vien Linh
Cô giáo Ngọc Trâm coi thử chỉ số người xem trang nhà có gia tăng không? Xin được tán thán công đức cô. Nhờ đó,"tiếng nói" thực dưỡng bây giờ bay xa khắp thế giới.
BS Khuê tu Thiền Vipassana tới đâu rồi?, có gì trao đổi thêm nha.
Thầy Kiên Tuệ đã hết bệnh chưa? Cố gắng lên Thầy ơi!
Chương trình của BS Quế ở Huế rất tốt, tôi đã được tham quan, còn ở Đà Nẳng ra sao?
BS Thụy có dự định gì không? Cũng ở Đà Nẳng, có thể kết hợp với BS Quế càng tốt.
Là những người "khai sáng" phương-pháp tại Việt-Nam, xin đừng dể cho mai một.
Nga thật là xuất sắc, "đi sau" mà lại "tới trước" đó nghe.



BS Khuê tu thiền, thật là một điều tuyệt vời ; có phải là bác NGUYễn văn Khuê ở SG ?
BS Thuỵ nỗi tiếng về luận án tốt nghiệp bằng FFáp DS ; VL đã từng nghe
BS Quế ; muôn đời tôi cũng không thể bằng được sự nhiệt tình và tận tuỵ ; tôi chưa từng nghe bác khoe khoang 1 thành công nhỏ nào về việc áp dụng DS , mà bác đã chữa lành rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Thầy Kiên Tuệ thì VL chưa biết ;chắc cũng là ... như các bác trên ?
Còn cái vị đi sau về trước thì xin thành thật chúc mừng đấy nhé
Ngọc Trâm thì phải nói đến cuối cùng :" Coi thử còn sợi tóc nào chưa bạc" Chụp cái ảnh lơn lớn để VL đếm thử xem; Xin ghi nhận công sức của bạn

Không biết thầy Hạnh Thức có lên trang web này không nhỉ ? Chắc có nhiều thành viên muốn trục tiếp trao đổi và học hỏi nhiều điều từ Thầy qua trang web này ; Mong là như thế
DIEUHANG
BS Khuê tu thiền, thật là một điều tuyệt vời ; có phải là bác NGUYễn văn Khuê ở SG ?

Anh VIEN LINH kính mến!
Đúng là BS Khuê ở SG.
Thầy Hạnh Thức rất bận với công việc Phật sự, Thầy không có thời gian vào WEB anh có thể liên lạc với Thầy theo đ/c mail sau:
thanhthuc@googlemail.com

Kính tặng Thầy Hạnh Thức
Cuộc đời như giấc mộng tan
Mây đi gió đẩy lan man cảnh đời
Nhìn sao bắc đẩu trên trời
Tìm đâu chân lý sáng ngời ánh linh
Trăm năm sinh tử tại mình
Nên tìm chân lý bình minh sáng loà
Mắt không để ý toà nhà
Tâm không nghĩ tới xa hoa của người
Mong cầu mọi việc tốt tươi
Tìm về Phật pháp đạo đời mới thông.
Trăm năm phải biết vun trồng
Thiện lành gieo giống mới mong ngày về.
**************

Thầy ơi! Thầy bận bộn bề
Cũng vì cuộc sống chúng sanh mê mờ
Ngày đêm giáo hóa ‘’người khờ’’
Chúng con mới thấu ''giấc mơ'' làm người
Chúc Thầy trên cả vui tươi
Chúc Thầy trọn nguyện độ người vãng sanh.
DH
DIEUHANG
QUOTE(Vien Linh @ May 22 2009, 10:50 PM) *
Đây sẽ chưa là thông điệp cuối cùng . Cuộc đời chúng ta chắc sẽ phải chứng kiến nhiều đổi thay trên nhiều bình diện và trên nhiều lĩnh vực ; Chiến tranh ư ? có thể ; Các xáo trộn và va chạm trong vũ trụ theo một số nhà tiên tri ư ( có kiểm chứng khoa học) ? có thể ; Thiên tai, Dịch bệnh ư ? có thể... Với tư cách cá nhân nhỏ bé , chúng ta làm gì hơn đây ? Lo lắng, tiếc nuối cũng chỉ tỏ vẽ quan tâm mà thôi ; Hay là nên bình tâm coi đó là qui luật sinh diệt của muôn đời...?

Khi nói đến những điều to tát trên, rồi nhìn lại PPháp Dsinh chỉ mang tính cách giãi quyết từng cá thể một, lại còn ì ạch loay hoay giữa sai và đúng,giữa nên và không ; Ta lại có cảm giác nao nao ...

Thực ra cái mà chúng ta gọi là ffáp DSinh chỉ là để hoàn hảo cái phương tiện làm người : Điều cần thiết hổ trợ cho tâm linh . Mà DUY chỉ có tâm linh mới làm nên điều kỳ diệu mang tính vĩnh hằng

Đứng trước những thử thách sắp xãy ra ; mong còn được cái diễn đàn này để trao đổi những điều thú vị


Trước thực tại với những gì đã và đang diễn ra xung quanh ta, DH cũng nghĩ rằng đề tài này còn bao la, phong phú và mang nhiều màu sắc, nhiều thú vị và đáng để ta phải suy tư, suy gẫm trước nhịp sống gấp gáp, hối hả của thời hiện đại này. Mong mọi người hãy thể hiện cái suy tư của mình nhé. DH bận rồi hẹn hôm khác vậy.
Chúc các bác một ngày nghỉ cuối tuần an vui!

Vien Linh
"Có thể thậm chí, THƯỢNG ĐẾ cũng bị hoàn toàn quên lãng nếu không có đau khổ trên thế giới này. Người ta khó có thể cầu nguyện khi tất cả những gì của họ đều hoàn hảo; Chúng ta chỉ nhớ tới Thượng đế khi và chỉ khi trong cơn đau khổ "

Nhiều lúc nghĩ vẫn vơ , VL cho rằng tất cả những gì trên thế gian này, trong vũ trụ này đều phải mang một ý nghĩa nhất định; Hình như câu nói này là của Phật :" Thiên địa vạn vật trùng trùng duyên khởi " đã làm cho VL suy nghĩ như thế ; Như vậy khổ đau, bệnh hoạn cũng ...như thế và nó phải tương quan nhân quả trong cuộc sống con người, nó phải có như là một tất yếu kích thích sự chuyển biến nội thể để trở thành cái gì đó ý nghĩa hơn, cao cả hơn.

Trong bất kỳ 1 lớp học nào ở thế gian này cũng đều fải qua khảo thí đầu vào và đầu ra như là 1 qui luật không hẹn mà giống nhau ở cái thế giới người này ; Bệnh hoạn là điều mà tâm linh phải vượt qua, bệnh tật là điều mà hình tướng phải vượt qua ... Chúng ta đang đối đầu với 2 môn học đó và đang loay hoay bằng 2 giãi pháp:" Thiền Định & Dưỡng sinh ".

Xem ra chủ đề này có cái tên dễ nghe nhưng lại nặng ký, Quả thật để đạt. Mạnh Khoẻ thực sự, rỏ ràng không dễ
Diệu Minh
Đây nè, ông Nguyễn Minh Thái phỏng đoán ra được cách thức mà Thực dưỡng trở thành phong trào đây nè:

1. Mỗi người đều phải tự chuyển hóa mình nhờ nhai cơm lứt và nghiền ngẫm 7 nguyên lý cùng 12 định lý của trật tự vũ trụ, 7 điều kiện về sức khỏe của Ohsawa.
2. Những người Thực dưỡng ở các nơi giao lưu với nhau...
3. Những người có uy tín trong làng Td đi đây đi đó thăm hỏi và sách tấn nhau.

Như thế sẽ hừng lên phong trào gạo lứt...

Ông Ngô Ánh Tuyết cũng nói với tôi từ 1986: sau này sẽ tổ chức chuyến xe ô tô đi xuyên Việt, tới đâu cũng là tới các địa chỉ Td: có khi là quán ăn Td, có khi là nhà Thực dưỡng bán đồ khô, một gia đình Td có tâm... có khi là một ngôi chùa ăn cơm lứt....

Như thế sẽ cùng vui chung một nhà.

Tôi nghĩ phải có cả Tâm linh đi kèm nữa mới ổn. Ăn uống là cửa ngõ của đời sống tâm linh cao thượng.

Sắp xếp xong việc "nhà" tôi sẽ đi đây đi đó trợ duyên cho các địa điểm Thực dưỡng ... chắc sẽ tới chỗ Chi quá, nhóm này rất là nhiệt tình mới mở cửa hàng, rất tận tụy chăm chỉ và dễ thương... hoan hô địa chỉ Td của Đà Nẵng.

Mình sẽ thay mặt các bậc trưởng lão Td gửi cho địa chỉ này một thùng hàng Td miễn phí để sách tấn họ trong những tháng đầu mới mở. Người hạnh phúc là người cho ra nhiều hơn thu vào. Mỗi ngày mình đều tự kiểm điểm xem mình cho ra và thu vào cái nào nhiều hơn?

Mạnh khỏe là cho ra nhiều hơn thu vào, (hay là xấp xỉ).

A, các bạn đừng nhầm tưởng không có ai vào diễn đàn nhiều là Td không ai quan tâm, đó là sự nhầm lẫn to lớn.

Hiện có rất nhiều người đang làm Td và tuyên truyền hăng hái thì họ lại hầu như không quan tâm và không vào web mấy đâu nhá.

Chỉ một thiểu số rất nhỏ trong số đó có duyên lên diễn đàn mà thôi.

Và cũng càng ít hơn những người có khả năng viết ... và gõ... các bạn có quá nhiều phước báu mà không hề hay biết đấy nhé.
DIEUHANG
Anh VIEN LINH và chị DIÊU MINH cùng các bác kính mến!
DH xin tản mạn đôi dòng cùng với anh VL và chị DM bậc cao nhân trong làng TD nước nhà cho khuây khỏa những điều đang suy gẫm.
Thầy Hạnh Thức cũng đang mong muốn cho phong trào DS nước nhà lên ngôi để cho mọi người đạt đến THÂN TÂM AN LẠC, sống AN NHIÊN TỰ TẠI ngay chính cõi đời đầy bất hạnh này rồi mới đạt đến được tầng cao hơn. Anh VL và chị DM cũng đang suy tư và gặp Thầy ở điểm này. Nếu như Thầy không quá bận với công việc Phật sự để có thời gian lên mạng thì chúng ta sẽ có những bài học từ vị Sư tu hành và rất chú trọng pp ds OHSAWA này, chính vì thế mà DH đưa 2 bức email của Thầy vào chủ đề này. Các vị cao nhân cũng đang suy tư và dồn tâm huyết tìm phương cách cho DS đến được với từng nhà. Trang web này như lời Thầy Hạnh thức đã nói cũng đang góp tiếng nói bay xa…
Hiện nay sự thành tựu vượt bậc của khoa học và sự tiến bộ của nhân loại, con người hiện đại có lối sống trong sự gấp gáp, tất bật hối hả đã đạt đến được an lạc thân tâm hay chưa? Hay là càng gia tăng thêm stress, trầm cảm, tự tử, bệnh tật hiểm nghèo mà những tiến bộ của y khoa hiện đại nhất cũng phải bó tay? Con hiện đại ngày càng hung hãn, bạo động… Vậy bài toán cho sự an lạc thân tâm đang nằm ở đâu? Đó là điều anh VL, chị DM muốn gởi gắm ý tưởng trong diễn đàn này. Ở đâu đó trên diễn đàn này DH đọc được những ý nghĩ của các bậc cao nhân rằng PP DS OHSAWA sẽ đạt được nhiều lợi ích và sự yên vui bất tận, muốn đạt được những lợi ích nêu trên ta phải tích cực nghiên cứu học hỏi lý thuyết, hiểu được lý thuyết chúng ta phải thực hành nghiêm túc và kêu gọi những người xung quanh cùng áp dụng để đạt đến cả cộng đồng cùng được hạnh phúc, an vui
Xã hội văn minh cho ta vật chất, những tiện nghi, những thức ăn hiện đại nhưng nó đã cướp mất của ta sự đơn giản thường tình, cướp mất cái hạnh phúc chân thật ở chính ta đưa ta càng ngày càng rời xa với thiên nhiên tuyệt diệu để đến bờ vực thẳm khổ đau, biến ta thành nô lệ cho vật chất tiện nghi, để rồi stress ngày càng tăng, phiền não cũng từ đây mà phát sinh …vậy với PP DS lấy sự đơn giản, thuận qui luật của thiên nhiên làm gốc có giải quyết được vấn đề này không nhỉ?
Chúng ta có quyền lựa chọn thức ăn, ăn đơn giản theo DS hay ăn những thức ăn hiện đại để được khoái khẩu phủ phê. Ngồi ngẫm lại những gì còn mất chỉ như cơn gió nhẹ thoảng hay chỉ là giấc chiêm bao. Chọn cho mình lối sống có ý nghĩa mới là điều quan trọng.
PP DS có chuyển hóa được chúng ta , có thực sự cho ta trở về một thân thể khoẻ mạnh cả về thân và tâm đó là câu hỏi mà DH đang muốn tìm hiểu. Mong rằng các bậc cao nhân hay ý kiến của tất cả mọi người trên diễn đàn sẽ cùng góp tiếng nói để những người như DH được học hỏi và ngày càng được sáng tỏ thêm.
Xin tri ân mọi ý kiến của mọi người.
Vien Linh
Để tìm tiếng nói chung cho những con người quan tâm thực dưỡng ở VN là...không thể ; Chỉ tại vì duy nhất họ là người VN ; Việc tôn trọng lẫn nhau đôi lúc còn bị... xâm phạm huống là các chuyện khác . Chúng ta nói đến dưỡng sinh , nói đến thiền định ,để chỉ mà nói đến mà thôi . Tài năng, dục tính và bãn ngã thường có cùng tỉ lệ thuận ; 3 cái đó đã làm cho mỗi người có riêng 1 thế giới, một thế giới bất khả xâm phạm . Ai đó gạch nối được những thế giới này thì vị đó đã gần trỡ thành Phật ,VL tin là như thế

Có một số người họ rất tin tưởng vào thực dưỡng , họ tin vào sư giản đơn nhưng rất thiêng liêng của học thuyết này , họ tin vào sự công bằng tuyệt đối của hoá công , Nên khi họ phổ biến phương pháp DS cho mọi người , họ cũng đơn giản như thế chỉ thuần tuý GLMM . Họ đã hướng dẫn chữa trị rất hiệu quả cho rất nhiều người . VL xin đơn cử 1 địa chỉ là cô Phạm xuân Quế ở Huế ; chắc các bạn cũng đã biết chi tiết địa chỉ này

Cô Quế trước đây là BS giảng dạy tại học viện y khoa Huế ; nên cô rất tự tin trong nhận định của mình về PPháp Dsinh ; Tôi có vài lần trao đổi với cô và nhận được nhiều đồng cảm từ cô

Ai đó nếu muốn chữa bệnh bằng PP DS thì hãy đến Huế ; không có một chi phí nào ở đây cả , gạo lứt được cấp không cho đến khi lành bệnh

Cô cũng có một thế giới riêng nhưng rất đẹp và dễ nhìn
VL không có khả năng hình thành một cái gì riêng tư cho mình ; thôi thì coi như đó là sở nguyện
Diệu Minh
Ăn uống là một đề tài nhạy cảm và đến cả các vị thiền sư, các vị lãnh tụ cũng không dễ mà từ bỏ thói quen... huống hồ dân chúng tâm rất là yếu...

Có câu: quê hương là chùm khế ngọt... có những người ở nước ngoài lâu năm... khi về VN họ trở về vì cái gì?
- Vì người thân
- Vì món ăn quen thuộc
...

Vừa về tới là họ đã nghĩ tới món ăn ... xưa.... khi tôi nhịn ăn...tôi nhớ tới những món ăn khoái khẩu đã quên cả chục năm...

Tôi rất muốn hỏi những vị thầy nguyên thủy nổi tiếng rằng các bậc thầy nhận định sao về nạn dịch bắt nguồn từ động vật?

Tôi không muốn hỏi câu này với các vị nguyên thủ các quốc gia... vì tôi vẫn cho rằng người tu hành cao hạ thì có tâm thức tốt và sáng suốt hơn người thế gian... Khi tôi gặp một số vị thầy nguyên thủy (ăn mặn) ... tôi đã e dè không dám làm các thầy phải bị buồn...

Tôi không hề thấy một vị thầy nguyên thủy nào khi giảng Pháp lại bảo ban đệ tử về chuyện ăn uống như các vị thầy bắc tông Thực dưỡng...

Giáo Pháp thật là cao quí, thật là tuyệt vời ... lại bị những bậc thầy ăn mặn làm cản phá... giống như Thực dưỡng bị những người bệnh việc trả về cản phá - chính họ là hàng rào... chính tôi cũng vậy... tôi cũng hết phương mới phải nương nhờ Thực dưỡng...

Cho nên tôi rất thấu hiểu tâm lý người về việc ăn và uống.

Chúng ta còn ăn uống theo nghiệp: nhất ẩm nhất trác giai do tiền định mà.

Nhưng tôi vẫn tin vào phép mầu, có phép mầu chứ?

Dương tuy lâu nhưng bền, âm tuy nhanh nhưng chóng phai.

Ngày tôi đi với bác Quốc - một nhà địa lý nổi tiếng nhất ở Hà Nội, cụ có thầy địa lý là người Tầu, ở phố Hà Trung, nay bác đã mất vài năm, đấy là một cụ ông đẹp hiền và có chữ viết như của một thiền nhân... bác Quốc tìm mãi không tài nào tìm ra được một đệ tử để chân truyền cho PP xem địa lý, tôi dẫn mấy người bạn đạo và cả các vị sư trẻ... bác cũng không duyệt được người nào... với lại cũng không còn ai tha thiết với môn học khó khăn và kỳ thú như thế.

Khi tôi đi với bác ra ruộng lúa nơi chôn cất dòng họ nhà tôi và là cái bãi tha ma, nghĩa địa của làng tôi... hôm đó trời mưa nhỏ phải mặc áo mưa và trời hơi lạnh... chúng tôi đi chân đất...khi gặp huyệt bác reo tướng lên như em bé (tôi quen bác qua cụ Thượng Tọa Thích Tâm Cẩn, là thầy của chúng tôi, từ 1982) và chỉ bảo cho tôi cách thức.... tôi dẫm chân lên "Cái huyệt ấy" và thấy đúng là vùng đất đó ấm hơn các vùng khác thật... bác bảo: chôn nông thì phát nhanh nhưng tàn nhanh, chôn sâu thì phát chậm nhưng tàn lâu...

Một nhà địa lý chân truyền cũng sành điệu về âm dương một cách tự nhiên; thầy của tôi ở trường thiền cũng vậy... rất là tự nhiên...

Chỉ có tư duy theo âm và dương thì cái nghiệp gạo lứt mới thăng tiến lên được...

Anh chàng Hải đang ở Bãi giữa... mỗi khi anh chàng nói chuyện về Td với một phái nữ nào là họ đều chuyển hóa... chàng người Quảng Bỉnh, đã ở SG một thời gian... ra HN làm việc theo âm và dương, theo lực hấp dẫn của âm và dương...

Ở đâu có âm ở đó có dương...

Ngô Ánh Tuyết đã từng bảo: lời kêu gọi bây giờ không hướng về hàng tỉ người mà chỉ hướng về một vài cá nhân theo đuổi ước mơ không bao giờ tàn...

Một làm nên tất cả chứ không phải đám đông làm nên tất cả... bao giờ cũng có một hạt nhân...

Các bạn là những cá nhân... rất tuyệt, các bạn còn đủ dương lực để duy trì tất cả, âm thì mau hư...

Tri ân.
Vien Linh
Sợ chết , Ăn uống , tính dục , thương con cái , ... Đây là những bản năng rất mạnh mẽ không cần sự tham gia của ý thức, Các loài động vật đều phải có bản năng này mới có thể tồn tại , người ta thường gọi là : bản năng sinh tồn

Khi xã hội fát triển ngày càng cao ,tính cộng đồng đòi hỏi phải chế ước những bản năng tự nhiên ấy vào trong luật pháp; nhưng cho dù thế nào đi nữa nhiều lúc nó vẫn còn mang tính hoang vu lúc hành xử riêng tư

Phải chăng những lề thói của từng dân tộc đã áp đặt ,chi phối & điều tiết những bản năng này là một trong những căn cứ để đánh giá trình độ văn minh của địa phương đó ,của dân tộc đó

Nếu không có một nền tảng giáo dục căn bản về tinh thần ( tâm linh ) thì sự sa đoạ của con người do cám dỗ của dục tính là điều không tránh khỏi trước những lổ hổng của luật pháp ; Và các tệ nạn xã hội xảy ra là đương nhiên . Vị trí tôn giáo đã được tôn trọng từ ngàn xưa là từ những gì như thế ...

Những cảm nhận mới hình thành ; Việc trầm tư về ý nghĩa cuộc sống đã phần nào định hướng; Chiếc cầu đã được thiết lập tuy còn rất cheo leo nhưng cuộc sống thật đang nằm bờ bên kia thì phải !?

Và đây nhưng ưu tư về dục lạc thế gian đang muốn chuyển hướng trong tâm thức của không ít người đứng trước bản năng & bản ngã :
-Sự khoái khẩu của 1 con người đạo hạnh sẽ khác với sự khoái khẩu của người ham mê nhậu nhẹt : Trân trọng, tri ân và vừa đủ
- Năng lượng tính dục của người có công phu hàm dưỡng sẽ được hoán chuyển từ trược sang thanh ( hoá khí,hoá thần )
-Ý thức về sự chết ngang bằng với ý thức về sự sống
- Tình thương không có sự phân biệt
- ...

Chúng ta không dám mơ đến những điều mà ở hôm nay hoàn toàn chưa có tính khả thi , nhưng không phải vì thế mà không đặt ra để hướng về

Cuộc sống đâu chỉ nên thơ là đủ ?
Vien Linh
Thực dưỡng là phương tiện để giúp cho chúng ta có một thân thể không bệnh tật . Nhưng thân thể không bệnh tật đã là mục đích chưa ? Xin thưa : đã và chưa
-- Đã : vì không còn mục đích nào khác cao hơn , hoặc vì vừa đủ cho bãn ngã bay cao ...trong cái nhân cách có sẵn
-- Chưa : vì nó chỉ là một trong những phương tiện cho cuộc hành trình tìm về cái gì đó cao cả , thánh khiết...cho cuộc sống này và có thể xa hơn là cho tâm linh này
( Đây chỉ là suy nghĩ ,không dám luận bàn . Vì có thể sai nhiều hơn đúng , bạn nào đồng cảm xin góp ý xây dựng .)

Dsinh để vô bệnh , để thân xác này mạnh khoẻ : nhưng tạo một thân xác mạnh khoẻ để có một tâm linh mạnh khoẻ thì chưa chắc . Điều này không cần lý luận vì có người sống cả trăm tuổi mà chắc gì nhân cách họ đáng để cho ta học hỏi đâu ; có những người sức khoẻ phi thường nhưng chỉ làm thuê, chịu cho người khác sai bảo làm điều sai quấy ...

Như vậy theo phương pháp DS việc tiêu trừ bênh tật thể xác chỉ là thứ yếu , tiêu trừ bệnh tật tâm hồn mới là chính yếu ( không biết có đúng không ) .
Bệnh tật tâm hồn gồm những bệnh : Kiêu căng , ngạo mạn ,Tàn bạo , Ích kỷ , Giả dối , vô liêm sỹ ...
Ăn GLMM có chữa được những bệnh này không ? Thưa có vì Ohsawa nói như vậy . Đây là điểm trọng yếu để chúng ta căn cứ mà đánh giá phương pháp Ohsawa : Đây là một pháp môn ( chắc không ai đồng ý quá )

Cuộc đời trăm năm - đâu có nhiều lắm đâu phải không . Sao không gom cả bệnh tật và bệnh hoạn để giãi quyết cùng một lần : GLMM - NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN

Các sách DS hiện có mới chỉ là phần ngọn của cái học thuyết vô cùng uyên áo : VÔ SONG NGUYÊN LÝ
Ở một góc nhìn khác , góc nhìn của tâm linh thì chúng ta cũng đang đối chứng trị liệu đấy thôi nếu không coi DS là một pháp môn huyền học ( Ý nghĩ này phải xem lại )

Tất cả ý nghĩ trên đều do câu nói :
"Phương pháp của tôi , cân bằng với các pháp môn thiền khác" ( nguyên ý không nguyên văn )G.O
Vien Linh
Chúng ta sống chung với sức khỏe và bệnh tật, hạnh phúc và đau khổ, chiến tranh và hòa bình… Cái mà chúng ta kiếm tìm là sức khỏe thực sự, hạnh phúc lâu bền… Vì chúng ta tùy ý đặt sức khỏe ở giữa nên chúng ta cố gắng di chuyển quả bóng đến vị trí trung tâm, tránh đi về phía đường biên. Nói cách khác, chúng ta cố gắng nâng cao sức khỏe và loại trừ bệnh tật. Đó là một sai lầm lớn. Vị trí tốt nhất chúng ta nên đứng là ở ranh giới giữa sức khỏe và bệnh tật.

Theo VL thì nên dịch ở câu cuối là :" Con đường tốt nhất chúng ta nên đi là ranh giới giữa sức khoẻ và bệnh tật "

Có người lại cho rằng :" Mạnh khoẻ là chiếc cầu bắt ngang qua bệnh tật , mà ngày xưa thì được làm bằng bê tông cốt thép , còn ngày nay thì làm bằng cầu ván đóng đinh hoặc là cầu tre lắc lẻo ...[ Lỡ rớt vào bên fải là thừa âm thiếu dương (môi trường acid) , rơi vào bên trái là thừa dương thiếu âm (môi trường Kiềm ) ]

Còn nếu bệnh tật đến từ môi trường quá ư nghiệt ngã do thiên tai và con người tạo ra thì chiếc cầu tre kia sợ cũng không còn nữa
Trái đất trở mình ư ? Có thể ! Chiến tranh nguyên tử ư ? Có thể ! Nhưng cái đó là chuyện của ngày mai... Hôm nay chúng ta còn thong thả kia mà ...

Dưỡng sinh ; hãy đến với nó không bởi một cố gắng nhỏ nào ( toàn tâm toàn ý ) ,thì dù là chiếc cầu gì đi nữa cũng vẫn còn thênh thang cho chúng ta
Vien Linh
- Nếu Thượng Đế sinh ra con người không cầu kỳ rắc rối bởi bệnh hoạn .

- Nếu GLMM thần hiệu đến mức chỉ ăn vài tuần là mọi bệnh đều được qua khỏi

Chúng sanh mà không bệnh tật ; Điều gì sẽ xãy ra đây .. .. Hạnh phúc sẽ được định nghĩa lại đồng thời với rất nhiều tiêu chí khác ...Một số Bộ , Ban , Ngành .... sẽ ế ...và ...ai cũng tỉnh queo chắc cũng lắm điều phiền phức

- Nếu Thượng Đế cấm chúng sanh buồn ... hahaha chúng ta sẽ có toàn thơ vui thôi ; Và chúng ta sẽ hát cả ngày , vì nếu không hát thì sẽ không biết lấy gì làm cho vui mãi ...

Nghĩ đi rồi nghĩ lại , đôi lúc buồn cũng cần mà bệnh tật cũng cần ; Có ai thích Ma quỉ đâu , nhưng nếu không có ma quỉ thì làm gì có Phật ( Vô Ma khảo bất thành Phật Đạo )

Tản mạn ...mông lung ... để nuôi cái chủ đề này
Diệu Minh
Hãy hỏi lòng mình xem là tại sao lại thích nuôi chủ đề?

Vì sao?

?????

Bản ngã thích sự chú ý, sự chú ý là thức ăn cho bản ngã.

Khi tôi thấy thầy tôi có vẻ "không còn để ý" tới tôi nữa, lực tu của tôi hơi có vẻ giảm nhiệt.... thầy tôi tỏ vẻ phớt lờ... tôi nghĩ: thầy quan tâm tới những người mới tới chưa biết tu, còn mình thì thầy cho là đã biết tu rồi nên thầy "phớt lờ"... ít ngày sau, thầy bảo: tôi thấy dạo này cô giảm tinh tấn đi đấy... thật là "ghê quá"... thầy đi gốc vào bụng mình.

Thầy không "bót sót" người nào, Chúa yêu mỗi người theo cách riêng.

Cầu chúc an vui.
Vien Linh
Cái gì mình gây ra thì mình có trách nhiệm về cả những gì hệ quả hiệu ứng chung quanh ; bạn ta mà hư , ta cũng 1 phần lỗi ,nếu ta chưa hết sức với bạn mình...Hòn đá, hòn sỏi nào gần mình mà có thể làm cho nó nên thơ được thì hãy cứ làm,huống là cái chủ đề mà mình tạo ra , phải tạo hồn cho nó chứ , nếu có thể , ... con đường nào là con đường xưa em đi ; nghe cũng thấy có hồn rồi ,chứ đi thật thì...chết trong lòng không ít đâu nhé

Mình không có ý diệt ngã vì nó có ý nghĩa của nó ; chỉ nên làm cho nó huyền đồng mà thôi...



Vien Linh
Có những người việc sinh tử cũng là bình thường thì việc mạnh khoẻ và bệnh tật chắc phải xếp vào hàng thứ yếu trong cuộc sống. Trung Can ,Nghĩa Khí ; Danh Dự và Tự Trọng ... những điều cần và đủ để hình thành nhân cách, tưởng cũng là điều làm nên ý nghĩa con người : Cỗi nguồn Hạnh phúc của họ đôi lúc được tìm thấy trong khổ đau và bệnh tật của cộng đồng. VL kính cẩn nghiêng mình trước những điều như thế... Trước những con người như thế.
Đúng là : VI NHÂN NAN
DIEUHANG
QUOTE(Vien Linh @ Jun 11 2009, 06:37 AM) *
Có những người việc sinh tử cũng là bình thường thì việc mạnh khoẻ và bệnh tật chắc phải xếp vào hàng thứ yếu trong cuộc sống. Trung Can ,Nghĩa Khí ; Danh Dự và Tự Trọng ... những điều cần và đủ để hình thành nhân cách, tưởng cũng là điều làm nên ý nghĩa con người : Cỗi nguồn Hạnh phúc của họ đôi lúc được tìm thấy trong khổ đau và bệnh tật của cộng đồng. VL kính cẩn nghiêng mình trước những điều như thế... Trước những con người như thế.
Đúng là : VI NHÂN NAN


Những hàng chữ trên có thể DH hiểu được ở khía cạnh nào đó còn ba cái chữ to nhất ở dưới nghĩa là gì nhỉ?
Nhờ bác VL hoan hỉ giải thích giùm, ok?
Vien Linh
QUOTE(DIEUHANG @ Jun 11 2009, 10:14 AM) *
Những hàng chữ trên có thể DH hiểu được ở khía cạnh nào đó còn ba cái chữ to nhất ở dưới nghĩa là gì nhỉ?
Nhờ bác VL hoan hỉ giải thích giùm, ok?

DH kính mến
VL nói về cái ông gì ở Hàn quốc ấy mà , Ông ta phải trả giá bằng sinh mạng của mình khi người thân làm điều không tốt , Tinh thần trách nhiệm ấy quả đáng nêu gương
"Vi nhân nan, Vi nhân nan " là lời Khổng Tử ; nghĩa là :" LÀM NGƯỜI KHÓ , LÀM NGƯỜI RẤT KHÓ "
Diệu Minh
Đúng là làm người khó vì có đạo làm người nữa mà.

Có nhiều người đạo làm người còn chưa xong ... hình như trong đó có mình...đạo làm người ?
Nghe nói phải hành thập thiện kiếp sau mới đủ nhân làm người?....
10 ĐIỀU thiện là gì?

Ước gì Hà Nội có cái chùa nguyên thủy để mình có gì cũng tới hỏi các vị sư nhỉ?

Hà Nội chưa có một chùa nguyên thủy nào... chứng tỏ trình độ lạc hậu tâm linh tới cỡ nào...
Vien Linh
Chúng ta nên hiểu từ "Mạnh khoẻ " một cách cẩn thận. Nó không chỉ mang ý nghĩa sinh lý . Tất nhiên về phần sinh lý là nó có nghĩa ,nhưng nó còn có những ý nghĩa cao hơn nhiều . Nếu phần sinh lý bạn cần việc chữa lành nào đó thì thuốc được đưa ra. Nếu phần tâm linh bạn cần việc chữa lành nào đó, thì thiền được đưa ra .
Mạnh khoẻ có nghĩa là : "thân thể là một toàn thể , không mất đi 1 cái gì + Tâm linh là một toàn thể , không mất đi một cái gì " . Chúng là sự hiện hữu tối thượng của chúng ta => Chứng ngộ là mạnh khoẻ tối cao

Nhưng chứng ngộ có gì đó giông giống với điên khùng vì cả 2 đều ở bên ngoài tâm trí :" chứng ngộ ở trên, còn điên khùng ở dưới tâm trí" , nên cả 2 đều bất hợp lý ; do đó ,đôi khi ở phương Đông người điên bị hiểu nhầm là người đã chứng ngộ . Sự tương đồng là có đó , cho nên việc hiểu nhầm là có thể ... Nên tốt hơn hết là hãy hiểu nhầm người điên là người chứng ngộ , hơn là hiểu nhầm người chứng ngộ là người điên -- Bởi sẽ chẳng mất gì khi nhầm người điên là chứng ngộ . Nhưng bạn nhầm người chứng ngộ là người điên thì chắc chắn bạn sẽ mất nhiều cơ hội cực kỳ quí giá ...
( OSHO )

VL đang gặp một trường hợp một người điên , thường hay nói những điều như là ... chứng ngộ -- VL cư xử như là một người sẽ chứng ngộ , vì chúng sanh là Phật sẽ thành mà ... sẽ là bao giờ ?


DIEUHANG
Em có một việc muốn nhờ các anh, chị tư vấn giúp em. Hôm qua mẹ em bị té(do sơ suất) tay chống xuống nền nhà. Hôm qua em lại đi làm về quá trễ nên tay mẹ đã được bó bằng cây lược vàng ngâm rượu. Sáng nay mu bàn tay sưng nhiều và đau đớn, đi chụp phim BS nói bị gãy xương nhỏ cổ tay. Giờ đã bó bột BS kê đơn thuốc nhưng em chưa lấy thuốc, muốn xin ý kiến là có cần uống thuốc tây không ạ?
Vì đã bó bột nên không dùng trợ phương được vậy nếu đau nhiều thì làm sao cho bớt?.
Mong được thỉnh giáo của các anh, chị. Em xin cám ơn!!
Vien Linh
QUOTE(DIEUHANG @ Jun 18 2009, 12:12 PM) *
Em có một việc muốn nhờ các anh, chị tư vấn giúp em. Hôm qua mẹ em bị té(do sơ suất) tay chống xuống nền nhà. Hôm qua em lại đi làm về quá trễ nên tay mẹ đã được bó bằng cây lược vàng ngâm rượu. Sáng nay mu bàn tay sưng nhiều và đau đớn, đi chụp phim BS nói bị gãy xương nhỏ cổ tay. Giờ đã bó bột BS kê đơn thuốc nhưng em chưa lấy thuốc, muốn xin ý kiến là có cần uống thuốc tây không ạ?
Vì đã bó bột nên không dùng trợ phương được vậy nếu đau nhiều thì làm sao cho bớt?.
Mong được thỉnh giáo của các anh, chị. Em xin cám ơn!!


Nếu BS bó bột cho mẹ DH đã chỉnh sửa xương bị gãy tốt ,thì việc làm xương liền lại là việc của cơ thể , mọi sưng tấy sẽ giảm dần với yêu cầu là hạn chế tối đa cử động làm ảnh hưởng đến vết gãy, không nên ăn những thức ăn làm chua máu , tìm những thực fẩm giàu vitamin D ( nhưng đừng lạm dụng ) Theo VL thì không có gì phải lo lắng lắm đâu , Nếu vết sưng không có chiều hướng giảm (hoặc sưng thêm ) thì nên đi khám lại . Nếu mọi việc đang theo chiều hướng thuận lợi thì không cần phải dùng thuốc , có gì đó sẽ góp ý thêm sau nhé . Thân
DIEUHANG
Em xin cám ơn anh VL nhé. Hy vọng mẹ em sẽ như anh nói và không có chiều hướng xấu thêm. Em sẽ báo cáo kết quả và nhờ anh tư vấn tiếp sau nhé.
Chào anh!
Vien Linh
VL copy hiện tượng lạ này để cùng tham khảo cho vui

Dấu hiệu tận thế xuất hiện tại Anh
Những chuyên gia về hình thù kỳ lạ cho rằng, hình chim phượng hoàng bay lên từ tro tàn ở phía nam nước Anh là lời cảnh báo về ngày diệt vong của nền văn minh.
> Những vòng tròn bí ẩn trên đồng
Hình thù có hình dạng giống chim phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ đống tro tàn có chiều dài hơn 120 m. Ảnh:
Hình thù có hình dạng giống chim phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ đống tro tàn có chiều dài hơn 120 mét. Ảnh: Telegraph.
Hình ảnh chim phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn - có chiều dài hơn 120 mét - mới được phát hiện trên một ruộng lúa mạch tại Yatesbury, hạt Wiltshire của Anh. Nhiều người nghĩ nó ám chỉ sự kiện diệt vong sẽ xảy ra vào ngày 21/12/2012 - ngày cuối cùng trong lịch của nền văn minh cổ đại Maya.
Người Maya tin rằng, các nền văn minh trên trái đất chỉ tồn tại theo chu kỳ 114.000 ngày. Theo tính toán của họ thì nền văn minh hiện nay sẽ diệt vong vào ngày 21/12/2012.
Karen Alexander, một người quan tâm tới các hình thù lạ trên ruộng đồng tại Gosport, nói: “Chim phượng hoàng là linh vật trong nhiều nền văn hóa. Nó tượng trưng cho sự hồi sinh và bắt đầu kỷ nguyên mới. Vì thế mà nhiều người nghĩ rằng hình ảnh chim phượng hoàng tại Wiltshire ám chỉ ngày tận thế”.
Hình thù khó hiểu liên tục xuất hiện tại hạt Wiltshire trong vài năm gần đây và càng ngày đường nét của chúng càng phức tạp. Người ta từng nhìn thấy hình thù giống xoáy âm dương, chữ Pi, hình chữ nhật, con ong, nhiều vòng tròn đồng tâm, con sứa trên đồng ruộng. Nguyên nhân khiến chúng xuất hiện vẫn là bí ẩn chưa có lời giải.
“Các hình thù ngày càng phức tạp và khó hiểu sau mỗi lần chúng ta phát hiện ra chúng. Tôi nghĩ rằng mức độ phức tạp của chúng sẽ tăng lên trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2012”, Alexander nhận xét.
http://vnexpress/GL/Khoa-hoc/2009/06/3BA1047B/
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/06/3BA0FBF2/
Vien Linh
Nếu chúng ta nhìn & đánh giá bệnh hoạn là những tiểu tiết trong cuộc sống , thì nó cũng sẽ là những tiểu tiết không hơn không kém ; Quá quan trọng đến bệnh tật , quan trọng như không còn mục đích nào nữa trong cuộc sống này, những người thích sống dai như thế ,thật cũng không ít trên thế gian này.

Nếu coi thân xác này là phương tiện thật sự , thì mọi bệnh hoạn sẽ không làm cùn nhụt ý chí ,lý tưởng và bao điều cao cả khác ... Nụ cười vẫn nở trên 1 mãnh thân rách nát bởi chiến tranh , Nụ cười vẫn nở trên môi trước cái khoảnh khắc đầu lìa khỏi cổ ... Những con người như thế , họ chỉ sợ tàn phế tâm hồn mà thôi .

Thường nghe :" Đời là giã tạm , cõi hí trường , sống gửi thác về , .... " thì ai đó cứ mãi loay hoay với những chứng bệnh nan y từ lúc trẻ tới già ,cũng không lấy làm ngậm ngùi sao cho cái kiếp sống này

Chúng ta là cái chúng ta ăn ; Nhưng ăn không phải là tất cả , nếu không nói ăn chẳng là gì cả . GLMM chỉ có giá trị đặc biệt khi coi nó là một pháp môn .; Nếu không thế thì nó không hơn gì một toa thuốc quí , mà chúng ta có quyền gia giảm , thêm bớt , kết hợp .V.V....Đây là thời mạt pháp mà ... âu cũng là tiền định
Vien Linh
Nguyên tắc 7: Không có ai khoẻ mạnh hoàn toàn và ốm yếu hoàn toàn. Cái nọ chứa đựng cái kia trong suốt cuộc sống. Luôn luôn có nhân tố đối lập trong khi ốm yếu và mạnh khoẻ trong mỗi người. Người ốm luôn có mầm khỏi bệnh.

Nguyên tắc 8: Trung hoà là tốt đẹp nhất, vừa khoẻ mạnh vừa ốm đau. Sống cùng và chấp nhận cả 2 trạng thái. Phương pháp tốt nhất của Thực dưỡng là phương pháp hữu hiệu với nhiều người. Đa số chứ không phải là tuyệt đối. Giá trị thực của Thực dưỡng không phải là chữa bệnh và chữa ung thư. Chữa bệnh chỉ là một phần hiệu quả kéo theo của việc thực hành nó. Thực hành Thực dưỡng do vậy không phải chỉ là một con đường cứng nhắc và một nguyên tắc bất di bất dịch. Tất cả mọi cách thực nghiệm đều có giá trị của riêng nó. Thực dưỡng là vô hạn, vô định. Nếu chúng ta bỏ bớt thời gian để tranh luận, chúng ta sẽ nhanh chóng hơn để có một sức khoẻ thực thụ.


Hai nguyên tắc trên , đã khẳng định 4 điều khổ của nhà Phật là không thể sai , Bệnh và khoẻ như là Âm và Dương ( chỉ như là ) cùng song hành tồn tại ; khi nào bệnh không còn nữa thì sức khoẻ cũng tiêu vong ; Cho nên trong một góc nhìn nào đó , hãy nên xem bệnh tật cũng là một cơ hội giúp ta thăng tiến về tâm linh ( Nghịch khảo ) . Nghĩ như thế thì chúng ta sẽ hiểu hơn về bản thân cũng như bệnh tật của mình ( trí phán đoán sẽ dần khai mở ) . Mọi khai ngộ của các hiền nhân từ xưa đến nay hình như đều không dựa trên sự nhung lụa & giàu sang , quyền uy và thành đạt ; mà chỉ dựa trên nội tại của bản thể mà thôi ( hình tướng này cũng phù hư )
Như vậy thực dưỡng thực chất không phải mang vai trò chữa bệnh là chính yếu , nó tạo ra sáng suốt trong nhận định và phán đoán về sự quân bình nào đó giữa ốm đau và khoẻ mạnh mới là chính yếu ; Có thể nói một cách không đơn giản rằng : Giữ cho Ốm đau & mạnh khoẻ cùng tồn tại trong 1 cơ thể cho đến hết tuổi trời một cách minh triết , đó là vai trò của thực dưỡng
"Sau 8 năm ăn đúng , không có một cơn cảm sốt nào , thì người đó có uống thuốc độc cũng không sao" Hãy xem đây là một công án chưa có lời giãi chung và sẽ không có lời giãi chung
Diệu Minh
Với cách ăn uống như thế này đôi khi tôi nhận thấy muốn ốm cũng khó khăn, suốt ngày làm việc băng băng...

Đúng là không biết mệt mỏi và càng khó khăn càng vui thú... thật là kỳ diệu làm sao...

Hay gặp may mắn tốt lành.
Vien Linh
QUOTE(Diệu Minh @ Jul 5 2009, 07:43 PM) *
Với cách ăn uống như thế này đôi khi tôi nhận thấy muốn ốm cũng khó khăn, suốt ngày làm việc băng băng...

Đúng là không biết mệt mỏi và càng khó khăn càng vui thú... thật là kỳ diệu làm sao...

Hay gặp may mắn tốt lành.


Bạn có biết ,cái bạn có là điều mơ ước của biết bao người . Nhưng con người thời buổi bây giờ không muốn giống bạn ở những điều kiện ràng buộc & những cái giá phải trả kia . Người ta muốn đạt đến trạng thái như bạn mà không phải cần phương pháp GLMM ; Con người hiện nay được sinh ra đời với những phương án tối ưu đang cố tìm lời giãi :" Giàu sang , danh vọng , quyền uy ... và cũng thành Phật nữa "

Rất may mắn là đâu đó đời nay lại còn có vài người như bạn , nhưng không có điều kiện tỏ bày như bạn. Những cuộc hành trình ngược dòng chắc cũng phải có riêng những điều thú vị ... ?những điều thú vị có ít nhiều chất cô đơn ? cô đơn vì mãi ý thức về thân phận lữ hành của mình... ?

Cảm ơn bạn , Cảm ơn đời có những người như bạn
Diệu Minh
Cảm ơn cuộc đời có một người bạn như VL,

Xin đa tạ.

Gần đây các bà các cô tới nhà nhìn thấy cái bản mặt và dáng vẻ nhanh nhẹn ... thấy họ nhìn như là nhìn con thú trong vườn bách thú và tán thán hết lời: sao mà nhanh nhẹn thế ????? cứ thoăn thoắt... có hai anh chàng cộng sự là Hải và Như Ý ở Miền Nam ra... hai cậu chàng hơi tí là thấy khó khăn và "không thể"... còn hai chị em Trâm và Huyền thì làm việc cứ băng băng... như là có cái gì ở trong ??? hay là được chư thiên vô cùng yêu thích nên hộ độ? chắc vậy quá... hai cậu chàng chắc là vô cùng thán phục phái nữ... lại hơn tụi nó cả tới hai mươi mấy tuổi nữa... ai cũng gần bằng mẹ chúng nó ở nhà... mà làm việc luôn chân luôn tay... v.v ...

Ngồi thiền thì thấy tư tưởng khởi sinh trong đầu...
Hạnh phúc thay những người luôn luôn đói và khát.
Người bạn đường tốt nhất là người không ham muốn.
Vien Linh
VL đã từng thấy có những người điên ...nhưng thể xác thì rất khoẻ

VL cũng đã từng nghe có nhiều nhà hiền triết ...không được thật sự khoẻ

Vậy mạnh khoẻ có nên nhìn từ góc độ tổng thể , từ thể xác đến tâm linh hay chỉ ở thể xác mà thôi ?

Mạnh khoẻ được đo bằng kết quả thực hiện các công trình... hay chỉ xác định được ở ít hay nhiều bệnh tật ?

Sau khi chết đi ...có còn gì không ? duy vật bảo không - duy tâm bảo có . Nếu không thì khoẻ ru , chết là hết thì mọi đối đãi đều triệt tiêu và thế giới mà ta đang sống là thế giới thực ,và thế giới ảo là thế giới nào cũng chẳng biết nữa, chắc là thế giới chiêm bao chăng ? ( không có thế giới vô hình thì lấy chiêm bao làm đối đãi trong cái vũ trụ tương đối này ) Bệnh tật đối với những người có tư tưởng này thì chỉ có bệnh viện và phẩu thuật là số một , mọi cách chữa có hơi hướng về tâm linh được coi là thiếu khoa học , mê tín và bệnh hoạn . Những điều này được hầu hết các bác sỹ tây y khẳng định . Các bạn không tin thì hãy hỏi thử mà xem

Và nếu còn thì sao . Nhiều điều rắc rối xãy ra . Bệnh hoạn cũng không mất đi mà trở thành vô minh của linh hồn ở cõi vô hình . Như vậy việc sống chung hoà bình với các bệnh được cho là nan y sẽ là vấn nạn càng khó giãi quyết thêm khi cõi đời này qua đi. Cho nên nhiều người khuyên nên trong cuộc sống thế gian này , là cơ hội tốt nhất và rất hiếm hoi để sửa mình để đạt tới những điều thanh khiết cho kiếp này, tạo nên những căn cơ tốt đẹp cho các cõi giới tiếp theo cõi đời này ... Phương pháp Ohsawa sẽ có 1 vị trí không nhỏ cho những ai ưu tư như thế ở hôm nay
Đúng hay sai , dở hay hay ... tất cả đang chờ ta ở phía trước
Vien Linh
Một vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh.
Sau khi thăm bệnh tôi ra thực đơn ghi thêm cách kho 12gr cá với nước tương để dùng 2 lần mỗi tuần.
Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng:
-- Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi!
Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh.
Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước tiểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi.
Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng:
-- Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên.
Một lần nữa tôi lại điên đầu!!! Thực đơn há chỉ ở tầm quan trọng thứ yếu mà thôi ru? Tầm quan trọng chính yếu là ở đức tin? là ở nội tâm? là ở sinh khí?

GEORGES OHSAWA
Yin-Yang 12-1967


... Là ở dức tin ? là ở nội tâm ? là ở sinh khí ?

Nghệ thuật ăn uống ( Cách ăn ) quan trọng hơn nghệ thuật nấu ăn ( của ăn )

Nếu cách ăn là cách chữa bệnh , thì của ăn là thuốc

Vị giác của vị thiền sư kia đã vượt lên trên cái nghệ thuật chế biến thức ăn

"Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên." đã gói ghém tất thảy biết bao điều

Hãy bỏ vào trong miệng 1 hạt muối , rồi trầm tư xem để nghe biển cả nói những điều gì ...
Diệu Minh
Khi nào nhớ được ăn để chữa khổ là có thái độ đúng trong khi ăn.

Rễ BCA thực là kỳ diệu...

VL nhắc lại câu chuyện này rất là hay.

Nhiều người chỉ nhớ gạo lứt mà quên đi PHƯƠNG PHÁP thực dưỡng, và họ bị tụt xuống phần vật lý của PP.
Người nào vừa nhai cơm lứt vừa nhớ những lời dạy của tiên sinh, của các bậc thánh hiền và ăn với lòng tri ân và có thái độ chân chánh khi ăn thì mới lĩnh hội được cả phần tâm của PP này và không bị tụt xuống...
thien nhan hop nhat
Em xin chào các Anh, Chị!
Quả thực tình cờ vào trang WEB thực dưỡng em thấy đã là có duyên lành rồi.
Chị Diệu Minh, Anh Viên Linh mến!
Thực dưỡng đúng là 1 trong những con đường đưa con người trở về với tự nhiên nhất. Bệnh tật là do đau khổ, mà đau khổ lại là con đẻ của tham vọng, dục vọng mà dục vọng, tham vọng lại là con đẻ của sự thiếu tình yêu thương! Ta tự hỏi bênh tật là gì? phải chăng nó là một cái khoá vững chắc đến nỗi ta ko mở ra? chắc là ko? vấn đề ko phải là tìm cách đập khoá! ko ai tự mình đánh mình cả, vì chúng ta đừng quên bệnh tật là một phần của ta, ta chỉ cần coi cái cửa ko phải bị đóng chặt vì cái khoá, ta hãy đưa tay xoay nhẹ nắm đấm thế là cửa mở ra. đơn giản chỉ cần chấp nhận tất cả những gì mình có, xoá đi mọi nghi ngờ, tự yêu mình, yêu mọi người, hãy coi ta như tấm gương còn bệnh tật như lớp bụi bẩn bám vào đừng quá để ý nó rồi làn gió nhẹ sẽ thổi lớp bụi đó đi, và rồi tình yêu, ánh sáng lại hiện lộ trong ta và quanh ta. Anh Viên Linh đã làm sống động lại trang WEB (Chị diệu minh thì ko nói rồi)
Cảm ơn Chị Diệu Minh! cảm ơn Anh Viên Linh! ThankS mọi người!

DIEUHANG
QUOTE(thien nhan hop nhat @ Jul 13 2009, 10:54 PM) *
Em xin chào các Anh, Chị!
Quả thực tình cờ vào trang WEB thực dưỡng em thấy đã là có duyên lành rồi.
Chị Diệu Minh, Anh Viên Linh mến!
Thực dưỡng đúng là 1 trong những con đường đưa con người trở về với tự nhiên nhất. Bệnh tật là do đau khổ, mà đau khổ lại là con đẻ của tham vọng, dục vọng mà dục vọng, tham vọng lại là con đẻ của sự thiếu tình yêu thương! Ta tự hỏi bênh tật là gì? phải chăng nó là một cái khoá vững chắc đến nỗi ta ko mở ra? chắc là ko? vấn đề ko phải là tìm cách đập khoá! ko ai tự mình đánh mình cả, vì chúng ta đừng quên bệnh tật là một phần của ta, ta chỉ cần coi cái cửa ko phải bị đóng chặt vì cái khoá, ta hãy đưa tay xoay nhẹ nắm đấm thế là cửa mở ra. đơn giản chỉ cần chấp nhận tất cả những gì mình có, xoá đi mọi nghi ngờ, tự yêu mình, yêu mọi người, hãy coi ta như tấm gương còn bệnh tật như lớp bụi bẩn bám vào đừng quá để ý nó rồi làn gió nhẹ sẽ thổi lớp bụi đó đi, và rồi tình yêu, ánh sáng lại hiện lộ trong ta và quanh ta. Anh Viên Linh đã làm sống động lại trang WEB (Chị diệu minh thì ko nói rồi)
Cảm ơn Chị Diệu Minh! cảm ơn Anh Viên Linh! ThankS mọi người!

Chào bạn thiên thần hop nhat! Tôi rất tán thán đồng cảm với bài viết của bạn. Cũng như bạn tôi rất cám ơn cuộc sống, cám ơn bệnh tật đã đưa tôi đến với PP Ohsawa, Cám ơn những người đã làm cho tôi ngộ ra con đường rất đơn giản nhưng đầy lý thú và đầy ánh sáng này như Thầy TH, chị DM, anh VL và những bậc Tiền bối khác.
''Anh Viên Linh đã làm sống động lại trang WEB (Chị diệu minh thì ko nói rồi)'' Bạn nói đúng. Mặc dầu rất bận rộn nhưng anh VL vẫn dành thời gian vàng ngọc của mình đóng góp vào diễn đàn này.DH xin tri ân tất cả!!
Diệu Minh
Khi nào nhớ được ăn để chữa khổ là có thái độ đúng trong khi ăn

Lời dạy của bà Achaan Neab - mà tôi đọc được trong "Minh sát tu tập",

Một đệ tử hỏi Đức Phật: những thứ con có được có phải là do nơi các bậc thiện tri thức 50%?

Đức Phật trả lời: 100%,

(Đọc trong "Thiền chỉ thiền quán")

thdabay.gif
Hà hà ha ha... he he...

Chỉ có Đức Phật là quí báu, chỉ có các bậc thánh hiền là quí báu chỉ có Ohsawa là quí báu... chỉ có... cái gì cũng có cái quí báu: chí ít thì khi thấy những việc xấu ác thị hiện: ta biết rõ ta sẽ không bao giờ như họ, như thế và như thế....

Ta chỉ là NHƯ LAI...

Mà khi đi vào Pháp Hành... khi hành giả đã trưởng thành... Đức Phật còn có khả năng sư phạm siêu việt... làm cho đệ tử nhận ra cái chỗ KHÔNG AI CẢ, nhận ra cái dốt một cách tự nhiên: là họ nhận ra cái dốt của họ, làm cho họ nhận ra là họ vô minh....
Cách thức đó thì không ai tức, không ai tự ái và bực mình được... sau đó thì giác ngộ.

Tôi chưa thấy một nhà sư phạm nào lỗi lạc như Đức Phật, thế mà cả cái trường đại học sư phạm tôi học xong, để lại trong tôi chỉ được rất là ít thứ quí báu... không đủ để "vào đời"...

May sao ta có chư Phật...
Vien Linh
Các bạn Kính mến ; Những nhận định của VL chỉ mang tính cách tham khảo thôi ; Có thể đúng với người này nhưng không đúng với người khác , có thể vài ba người thích nhưng có rất nhiều người không thích . Dẫu sao thì cũng cảm thấy bớt cô đơn khi có người có cùng hướng nhìn giống mình về thân phận làm người ; Có thể chúng ta có ít nhất 1 giao điểm là cùng khát khao tìm đâu đó trong con người mình một niềm tin yêu đích thực khi nghĩ về một cứu cánh vĩnh hằng ...

Khi có những niềm ưu tư chưa được thanh thoát , thì đó chính là nỗi lòng của tất cả chúng ta trên cuộc hành trình thiên lý ...

Có ai đó đã thực sự cô đơn thì mới cảm nhận được sự huyền diệu của tình yêu...

Trong tưởng chừng tuyệt vọng thì chân lý mới ngời sáng...cho những ai cháy bỏng khát khao

Hạnh phúc chỉ có trong hiến dâng - hạnh phúc không có trong thọ lãnh ; đó mới là hạnh phúc vĩnh cửu

Một người dưỡng sinh thực sự thì phải biết tận dụng và phát huy tối đa những bản năng thiên phú , nhất là bản năng sinh tồn . Thượng Đế đã gửi gắm trong những bản năng ấy biết bao điều cho vạn loại chúng ta . Ngài Ohsawa đã vận dụng triệt để các bản năng thiêng liêng ấy vào trong học thuyết của mình ; đó là sự chuẩn mực siêu việt của phương pháp Dưỡng Sinh

"Thiên nhân hợp nhất " là tiêu chí của đạo lý Đông phương , là tôn chỉ của nhiều tôn giáo , là ý nghĩa của đài Hiệp thiên ,là mục tiêu cho rất nhiều người ... và là tên hiệu của bạn . Rất trân trọng sự đồng cảm của bạn

DH đã bớt áp lực công việc chưa ? bạn đã cho VL vay nhiều lắm đấy

DM thân mến , khi nào chúng ta so sánh thử ai nhiều cô đơn hơn nhé . VL rất kính phục bạn nhiều điều

Xin cám ơn các bạn

Xin cầu chúc tất cả an vui






Vien Linh
* Không thể nói PPDS Ohsawa được hình thành ,chỉ nhờ vào ngài Ohsawa ăn gì uống gì mà viết ra ; Dẫu rằng , nhờ ăn gì và uống gì ấy ,mà ngài đã lành những bệnh nan y của mình

* Với lòng tri ân Và đức từ bi ... Ngài đã nổ lực nghiên cứu tìm tòi không mệt mõi , ngõ hầu để phổ cập vào đại chúng những điều uyên nguyên của tạo hóa , qua tinh hoa của các nhà đại tư tưởng phương Đông ...Vô song nguyên lý ra đời và bên cạnh là một pháp môn GLMM . Thiên biến vạn hoá của Dịch lý chỉ còn là những luận chứng âm dương đơn giản , cụ thể và dễ hiểu cho tất cả mọi người . Một rừng học thuyết cả Đông y lẫn Tây y , được thay bằng GLMM . Một cuộc cách mạng lớn về tâm sinh lý được khai sinh cuối kỳ mạt pháp . Nhưng mọi thành quả của phong trào này hình như đang còn ở phía trước , hoặc ở đâu đó mà ta nhìn chưa thấy ...

* Qua GLMM ta có thể nói :" Chúng sanh đều bình đẳng trước bệnh tật và bệnh hoạn " . Từ vị nguyên thủ quốc gia cho chí người thường dân bình thường nhất , nếu muốn chửa bệnh nan y , chỉ có duy nhất GLMM . Bệnh từ trên tóc cho chí móng chân , cũng chỉ GLMM . Đúng là:" Nhất dĩ quán chi"

* Một trí phán đoán tốt chỉ có ở những người có đức từ bi và niềm tin yêu sâu sắc vào cuộc sống , được như vậy thì thân và tâm phải thực sự sạch sẽ , Cũng như các pháp môn khác , GLMM sẽ giúp cho chúng ta được điều ấy . Ngài Ohsawa đã nói :" Phương pháp của tôi cân bằng với mọi pháp môn thiền khác "

* Với VL , ở đây và bây giờ , thì PPDS chỉ tạo được nền tảng ban đầu vững chắc cả thân và tâm , tạo điều kiện cho Trí Huệ ( Trí phán đoán tối cao ) dần khai mở , làm ngọn lửa soi đường cho ai đó muốn đi tìm cõi hằng sống

* Sống dai và sống dài , nhìn thì giống nhau nhưng nhắm mắt lại ...sẽ khác nhau
Vien Linh
Cũng như các bậc thánh hiền ngày xưa , cũng như đức Phật và đức Chúa... Ngài Ohsawa chỉ đem đến thêm cho chúng ta một cơ hội

Cho dù là quyền năng các ngài lớn đến đâu , có thể di sơn đảo hải , nhưng cũng không thể phân phát cái hạnh phúc thật sự cho chúng sanh được

Để trở thành Hạnh Phúc , các ngài chỉ trao cho chúng ta những cơ hội mà thôi : Cơ hội để " trở thành"

Nhưng đó chỉ là hạnh phúc nội tại của cá nhân . Nó sẽ tan biến trong một cộng đồng bất hạnh

Chúng ta không thể hạnh phúc khi quanh ta là những con người bất hạnh => như vậy bên chử "độ kỷ ", phải có chữ" độ tha" . Ở một góc nhìn nào đó thì độ tha cũng là độ kỷ và ngược lại

" Kẻ thù ta đâu có phải là người ... " câu hát này có phải nhắc nhở chúng ta về sự nhận định lại quan niệm sống với cộng đồng ! Như vậy những câu chuyện , những tư tưởng , những học thuyết cho đến những tôn giáo phải thấm đẫm chất nhân sinh mới tồn tại

Cuộc đời và sự nghiệp ngài Ohsawa có một cái gì đó đặc biệt hơn

Học thuyết của ngài đơn giản hơn nhưng lại xuyên suốt và hoà hợp được với nhiều học thuyết tôn giáo .

Cũng mang vị giãi thoát nhưng không có giáo quy giáo điều

Cho nên có người cho rằng : Phương pháp DS của ngài Ohsawa mang tính Trung đạo lớn nhất

Mọi cái lớn nhất đều đơn giản nhất . PP GLMM là phương pháp tối giản ( không thể đơn giản hơn được nữa )

Không phân biệt sang hèn , dở hay , cao thấp , khôn dại ... Đều có thể đắc được cái đạo Sống vui ở đời này

Lý trí đẫn dắt ta giai đoạn đầu ; Trí phán đoán ( trí huệ ) dẫn dắt ta giai đoạn sau

Tuy rất giản đơn nhưng có thể dung chứa nhiều điều cực kì lớn lao của cái thế giới Đại đồng

Hãy để mọi ưu tư cùng chảy về biển lớn . Chỉ có biển cả mới gạn đục khơi trong tất cả mọi điều

Những tản mạn từ giữa đêm

VL
DIEUHANG
DH đã bớt áp lực công việc chưa ? bạn đã cho VL vay nhiều lắm đấy
Anh VL gọi đích danh tên cúng cơm của em mà em nay mới biết hihi... Em cũng chưa hết bận nên ko còn thời gian vào web thường xuyên như trước đây, vì thế lúc nào cũng có cảm giác nhớ nhà…
Có gì mà vay nhiều thế, ngược lại em nợ anh nhiều thì đúng hơn.
Hôm nay đọc một lúc mấy bài của anh hay quá. Em có anh bạn là đạo hữu đang nghiên cứu sinh ở Đức. Anh ấy đang mon men đến với TD, em giới thiệu trang web này và hôm nay em cho anh ấy đường line topic này. Vì muốn anh đọc những bài trên để nhìn thấp thoáng chân dung TD và có thêm niềm cảm hứng từ những triết lý của 2 bậc tiền bối và em cũng thích topic này
Xin cám ơn tất cả
Cầu chúc cả nhà an vui
Vien Linh
Hôm nay đọc một lúc mấy bài của anh hay quá. Em có anh bạn là đạo hữu đang nghiên cứu sinh ở Đức. Anh ấy đang mon men đến với TD, em giới thiệu trang web này và hôm nay em cho anh ấy đường line topic này. Vì muốn anh đọc những bài trên để nhìn thấp thoáng chân dung TD và có thêm niềm cảm hứng từ những triết lý của 2 bậc tiền bối và em cũng thích topic này

Lạ quá có khi đúng hơn hay quá . Diễn đàn làm mọi người hạ bút thoải mái hơn ... ta bà một tí cũng được , hóm hỉnh 1 tí cũng được ,...và cạn nghĩ 1 tí cũng được ...phải không ?
.....................

Đa số người VN thường có tư duy giản dị đến mức như những bài toán cọng trừ đơn giản : Sai là không đúng và không đúng là sai ...

Và quan niệm về sức khoẻ cũng thế : Mạnh khoẻ là không bệnh tật và bệnh tật là không mạnh khoẻ

Và cái quan niệm ấy đang được nhiều người công nhận trong các quan hệ đối đãi với nhau ... và hệ quả là mọi thứ ước lệ cũng được cân đo đong đếm ... tình cảm hình như cũng thế ...

Liên hệ cái sắc không trong Bát nhã Tâm kinh thì : Bệnh tật cũng là mạnh khoẻ , mà cũng không là mạnh khoẻ ... và ngược lại

Mạnh khoẻ là không và bệnh tật là sắc

Như vậy mạnh khoẻ là không nên không phân tích được và chỉ có một kiểu mạnh khoẻ ; Bệnh tật là sắc nên có rất nhiều kiểu bệnh . Mỗi kiểu mỗi vẻ ,mười phân "vẹn " mười

Và bệnh tật được coi là : người + bệnh = người bệnh

Đối tượng của nền y khoa đối chứng trị liệu là " bệnh "

Đối tượng của nền y học cổ truyền là " người bệnh "

Còn với PPDS Ohsawa chỉ là " người " ( Không cần biết bệnh gì )

Thiền định thì không có đối tượng ( Trực chỉ nhân tâm - kiến tánh mà thành )


Vài giòng tản mạn ...cho vui
Vien Linh
Tất thảy những giòng chảy tự nhiên của mọi giòng sông đều uốn lượn

Tất cả những lối mòn tự nhiên đều quanh co

Chỉ có những đường thẳng mới giống nhau , mới chồng khít được lên nhau

Giòng sông thì lỡ bồi ; lối mòn thì băng tắt => có cùng khuynh hướng để được thẳng hơn

Chúng ta cũng thế , cũng muốn hướng về những điều thật thẳng ,tuyệt đối thẳng . Nhưng đường Đời thì nhiều hố thẳm ... đường Đạo lại lắm núi non...Làm sao để được giống nhau khi đang ở 2 đầu những con dốc lớn ....(HongVan )

Có một đường thẳng , không ở trên giấy ..., không trong không gian... không trong thời gian ... mà trong lời kinh : " ........ Trực chỉ nhân tâm - Kiến tánh thành Phật "



Nếu Thượng Đế là một đường thẳng... Thì Thánh , Thần , Tiên , Phật cũng là những đường thẳng . Những đường thẳng khác tên gọi

Với con người thì, hình tướng thì không ai giống ai , nhưng bản thể thì rất giống . Những giọt nước méo tròn thế nào đi nữa , dù đầu nguồn hay trên ruộng lúa ... chúng cũng cùng khuynh hướng tìm về biển cả . Biển cả là Đại ngã bao la

Bệnh tật là những tiếng chuông báo động báo hiệu những bất bình thường ở tâm sinh lý ( bệnh hoạn )

Có những người điên nhưng sức khoẻ rất tốt . Cơ thể họ chịu đựng những hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn ko sao trong khi người bình thường ko chịu nỗi

Có những người tàn tạ vì bệnh tật nhưng ý chí vẫn rất kiên cường . Họ vẫn còn biết từ bi và hy sinh trong những giờ khắc cuối cuộc đời

Thế thì , ngoài kiểm tra sức khoẻ khi ăn GLMM qua hệ bài tiết là phân và nước tiểu ( Kiểm tra hình tướng )

Cũng nên kiểm tra sự tiến bộ của tâm linh qua những giấc chiêm bao

Người tầm thường , chiêm bao rời rợt , không đầu đuôi , bất chợt ., gây lo sợ , có khi hãi hùng ...

Người bình thường thì nhẹ nhàng hơn

OHSAWA nói : " Bậc Thánh nhân không có chiêm bao , nếu có thì đó là điềm báo trước sự thật "

Ai có tâm trường tu hành học đạo , nên kiểm tra các giấc mơ để biết mình ăn GLMM đúng hay chưa đúng , mà tìm cách chỉnh sửa - Vì đây cũng là một pháp môn

( Nếu có ) một xác thân không bệnh ...cũng chỉ 100 năm

( Nếu có ) một tâm linh không bệnh ... không có năm nào . Lấy nó làm mẫu số ...tất cả đều vô tận


Cũng lại tản mạn thêm đôi giòng - và cũng để cho vui
Vien Linh
Trung hoà là tốt đẹp nhất, vừa khoẻ mạnh vừa ốm đau. Sống cùng và chấp nhận cả 2 trạng thái. Phương pháp tốt nhất của Thực dưỡng là phương pháp hữu hiệu với nhiều người. Đa số chứ không phải là tuyệt đối. Giá trị thực của Thực dưỡng không phải là chữa bệnh và chữa ung thư. Chữa bệnh chỉ là một phần hiệu quả kéo theo của việc thực hành nó. Thực hành Thực dưỡng do vậy không phải chỉ là một con đường cứng nhắc và một nguyên tắc bất di bất dịch. Tất cả mọi cách thực nghiệm đều có giá trị của riêng nó. Thực dưỡng là vô hạn, vô định. Nếu chúng ta bỏ bớt thời gian để tranh luận, chúng ta sẽ nhanh chóng hơn để có một sức khoẻ thực thụ.

G.O
Vien Linh
Định luật thứ 7: Âm và Dương là hai cánh tay của một cơ thể.

Bệnh tật và sức khoẻ là hai phần của vô định. Vô định chấp nhận cả ốm đau và khoẻ mạnh. Tất cả chúng ta đều đi ra từ vô định, chúng ta là phần của nó và sẽ mãi mãi vẫn là nó Và mục đích sống là nhận ra được điều đó. 7 trật tự vũ trụ bắt đầu từ phân chia và kết thúc ở nhất nguyên. 12 nguyên lý bắt đầu từ vô định và kết thúc ở con người. Khởi đầu từ nhị nguyên mà có thế giới. Mọi vui buồn sướng khổ đến với ta là vì chúng ta. Chúng ta chỉ có một công việc là đón nhận và cảm ơn.

Nếu bạn chấp nhận mọi thứ đến với bạn có nghĩa là bạn chấp nhận thế giới chấp nhận sự tồn tại của bạn. Chúng ta phải học cách biết ham muốn thay đổi mọi thứ nhưng cũng phải học cách biết chấp nhận mọi thứ. Chúng ta chấp nhận mọi sự thối nát của kẻ khác trên bước đường lần mò đi tìm sự thật của y. Lúc đó chúng ta sẽ có niềm phúc lạc
.
Vien Linh
Vài hàng tản mạn về DS

- Con người chúng ta gẫm lại cảm thấy cũng vĩ đại , dù chỉ xét trên lĩnh vực" ăn " . Cái gì ăn vào không chết liền là ăn tất ,không cần bổ khoẻ , miễn sao ngon và đẹp mắt , Dĩ thực vi tiên mà , Nếu không gì trở ngại thì mục tiêu : "mâm vàng ,chén bạc , đũa ngà voi " chưa hẳn là giới hạn cuối cùng

- Nhận định về sự tồn vong của 1 đại đế quốc bằng nguyên lý vô song , qua sự ăn uống và tiêu dùng của Tần thuỷ Hoàng , không có điểm nào là võ đoán cả , rỏ như ban ngày và đơn giản như cọng trừ nhân chia , nhưng đó chỉ là tồn vong 1 triều đại

- OHSAWA có lẽ nghĩ đến sự tồn vong của nhân loại , khi mà nền công nghệ thực phẩm lên ngôi trong ánh hào quang của các ngành khoa học vật năng ; Các nền triết học tâm linh trên đà đổ dốc , Thế tận và pháp mạt là những nhận định xót xa đau đớn cho những tâm trường có sứ mạng

- Bạn nào truy cập vào những món ăn cực kỳ cao cấp chưa ? ("Canh thai nhi" Google ). Đó là những thai nhi còn đầy đủ hình hài ... Thượng Đế đã thực sự chết trong những con người ấy
- Trong trang web TD này , đâu đó cũng còn những điều vương mang nhưng không hệ luỵ , Mỗi chữ vào đây tuy non nớt nhưng đủ đầy thành ý nguyện cầu ; " Tôi" không là gì cả ,chúng ta mới là tất cả . Và đây cũng là thành trì có thể mỏng manh ,trước những cơn sóng dữ ...dẫu sao có vẫn hơn không...

- Cuộc sống vốn đơn giản - chỉ tại ta phức tạp nó ra thôi
Diệu Minh
Khiêm nhường là đức tính của người quân tử, tôi thấy chưa có một người thực dưỡng nào mà lại không khiêm nhường, có cái đức kiêm nhường mới nhai được hạt gạo lứt, kẻ kiêu ngạo nhai nhanh nuốt vội...

Ăn chậm nhai kỹ là đức của người quân tử.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.