Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thiền niệm Ân Đức Phật, Thiền tha thứ, thiền từ ái...
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
Diệu Minh
1. Thiền Niệm Phật:
Bạn ngồi thiền và nhắm mắt hay khép hờ mắt rồi niệm Ân Đức Phật, nếu muốn biết rõ hơn thông tin thì tìm đọc :"Tìm hiểu Pháp môn Niệm Phật"...
Bạn vào đường link sau để biết rõ thêm thông tin:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=1027

2. Thiền tha thứ:

(Do sư Khánh Hỷ - Trần Minh Tài mang tới Hà Nội, năm 2009):

Vì lầm lạc và không minh mẫn nên tôi đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây đau khổ cho người khác, chúng sinh khác.

Xin tất cả hãy mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho tôi (từ 3 đến 10 lần)
Tôi thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có những hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho tôi (từ 3 đến 10 lần).

Tôi thành thật tha thứ cho chính tôi và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch (từ 3 đến 10 lần).

Bạn có thể học thuộc những điều này và nhẩm đọc hàng ngày, rất nhiều lợi ích lớn và phổ biến thông tin này ra với cộng đồng thì phước báu vô lượng.

3. Thiền từ ái:

Rải tâm từ qua từng hạng người:

- Nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho thầy tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho cha mẹ tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho những người trong gia đình tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho thân bằng quyến thuộc tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho bạn bè tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho những người cùng sở làm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả thiền sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho những người không quen biết tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho những người không thiện cảm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng; hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui; tất cả chúng sinh đang đau khổ xin cho dứt đau khổ, đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.
...

Thiền từ ái:

Rải tâm từ đến chúng sinh theo nơi chốn:

- Nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh trong nhà này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh trong khu vực này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh trong thành phố này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh trong nước này có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho trên thế giới có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho trong vũ trụ có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

- Nguyện cho tất cả chúng sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.


Ngài Jatila giảng về Thiền Tâm Từ
http://www.youtube.com/watch?v=4ygPuOvllIs...eature=youtu.be

Sau đây là sư Thư dẫn Kinh tụng cùng đại chúng ở Đắc Lawk:

http://www.mediafire.com/?fchc0azjwa54jaq


Sư Thư giải thích Kinh Tâm Từ tiếng Pali ra tiếng Việt...


http://www.mediafire.com/?offog75b1f7pft2

11 lợi ích của thiền tâm từ:

1- Ngủ được an lạc.

2- Thức dậy được an lạc.

3- Không thấy các ác mộng.

4- Ðược mọi người thương yêu, quý mến.

5- Ðược các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.

6- Ðược chư thiên hộ trì.

7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí... không thể làm hại được.

8- Tâm dễ dàng an tịnh.

9- Gương mặt sáng sủa.

10- Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt).

11- Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ tứ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên.
phannhathieu
chị ơi....e thấy chị cao hơn từ "chị' e gọi...
e đọc 1 vài dòng chưa hết mà toàn bộ người e nó "mở'...mặt mày tươi sáng....cảm giác sáng bừng hơn ngày xưa e đọc những bài của chị...lúc mới làm lại trang web ấy.........e không biết dùng từ gì...tri ân..lòng biết ơn...và vui sướng
huynhdoan2000
Chào sư phụ...
Đệ tử vốn không rành về Thiền lắm...Mà cũng chả có ngồi Thiền bao giờ...
Đệ tử có thắc mắc nầy xin sư phụ giảng dạy...
-- Thật ra Thiền sinh là chấp Ngã hay không chấp Ngã??Câu nguyện nào cũng có chữ "tôi" trong đó??Lâu ngày cái Ngã nó lớn thì làm sao?
Hổm rày đệ tử đang tập XẢ bỏ cái TA...
Đang nằm nghĩ trưa...thì lại có thằng nhỏ đem cái remote của TV đến sửa...Ngày thường thì...đệ tử "nổi giận"...nhai cơm lứt mệt muốn chết...muốn nghĩ ngơi mà nghĩ cũng không yên!! Biết vậy, khoá cổng cho rồi!! Nhưng lần này thì đệ tử suy nghĩ...
Cũng cái TA...Sao mà toàn là TA không nhỉ?? TA muốn sung sướng, TA ghét mấy sự quấy rầy???
Bỏ cái TA ra một bên đi...hãy đem lại sự vui cho thằng bé ...Đệ tử "vui vẻ" ngồi vậy và nai lưng ra sửa cho nó...Sửa xong [tất nhiên là lấy tiền...5 ngàn..], nó đi rồi...đệ tử "thấy" vui vui...
-- Như thiền niệm Phật...hoàn toàn không "thấy" tôi trong đó?
Diệu Minh
Các bậc minh sư Tây Tạng không bao giờ dạy đạo cho con người một cách dễ dàng vì con người đã kết tập vô vàn nghiệp xấu ác từ quá khứ... cho nên cái tâm không đủ duyên để thọ nhận "giáo Pháp" ... do vậy có những bậc thầy còn yêu cầu đệ tử nhập thất và sám hối cả năm trời rồi mới "truyền Pháp"... đấy là truyền thống của Mật tông.

Tôi có một số chướng ngại, các PP cũ hầu như không thể nào làm cho tội vượt qua được, khi đọc ra miệng những dòng chữ về thiền tha thứ thì thấy cái tâm nó chuyển biến mạnh.

Từ đó tôi không hề từ bỏ bất cứ một Pháp môn nào....

Vấn đề là bạn có chướng ngại và bạn không thể vượt qua?

Và bạn "uống thuốc"... thế là bệnh chuyển...

Có những người hiểu rồi mới làm
Có những người làm rồi mới hiểu.

Bạn đã sống nhiều kiếp với cái TÔI, nay bạn có làm một vài điều tốt nhân danh cái TÔI đó còn hơn bạn không làm điều gì tốt...

Có câu cuối rất hay:
Nguyện từ nay làm lành lánh dữ giữ tâm trong sạch...

Đó là cửa ngõ của giải thoát.

Khi bạn có chứng nghiệm tốt, bạn hãy truyền đạt, có thế bạn mới là người hiểu đạo Phật. Nếu không bạn chỉ là cái máy nói.

Sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài cho chúng tôi tờ giấy có ghi những thứ như trên, tôi cũng có "làm" nhưng không 100%...và khi tôi làm vài lần 100% toàn tâm toàn ý, thì tôi thấy cuộc sống của tôi có vài trở ngại đã vượt qua được, thế là thay vì tôi nhờ người gõ lại và đưa lên mạng thì đích thân tôi đã gõ và đưa lên mạng... thế là tôi thấy có niềm vui trong công việc, như là bạn giúp đỡ người khác... bạn thọ nhận ngay niềm vui của việc bạn làm vậy.

Vẫn có tôi làm đấy chứ?

Chúng ta có 2 Pháp: Pháp chân đế và Pháp tục đế...cẩn thận kẻo nhầm và lạc lối ...

Ok?
huynhdoan2000

Các bậc minh sư Tây Tạng không bao giờ dạy đạo cho con người một cách dễ dàng vì con người đã kết tập vô vàn nghiệp xấu ác từ quá khứ... cho nên cái tâm không đủ duyên để thọ nhận "giáo Pháp" ... do vậy có những bậc thầy còn yêu cầu đệ tử nhập thất và sám hối cả năm trời rồi mới "truyền Pháp"... đấy là truyền thống của Mật tông.


Chào sư phụ...
Thường thì các bậc minh sư đã có "thiên nhãn", các ngài biết đến lúc nào "đủ duyên" ...mới truyền pháp cho đệ tử. Các ngài không tự tiện tuỳ ý truyền giáo pháp...vì sợ rằng, đệ tử chưa đủ thành tâm, chưa đủ tín tâm,...nếu nghe pháp liền...có khi sanh lòng "bất kính", "hoài nghi"...mà phải tội.........Đệ tử có biết chuyện nầy...
Bệnh nặng sắp chết...về mặt nào đó...lại là một trợ duyên rất tốt cho người ta "thấm nhập" giáo pháp....

Tôi có một số chướng ngại, các PP cũ hầu như không thể nào làm cho tội vượt qua được, khi đọc ra miệng những dòng chữ về thiền tha thứ thì thấy cái tâm nó chuyển biến mạnh.

Vậy là sư phụ đã có duyên với pháp Thiền nầy...
Còn đệ tử...thì thật xấu hổ...với tấm thân bệnh hoạn, còn tư tưởng thì đầy phiền não...

- TÔI là ai? TÔI là gì? ...TÔI chẳng là cái gì cả!! TÔI chả có tư cách gì trên cái cõi đời nầy, một thứ bọt bèo trong vũ trụ mênh mông...Mọi người mắng chửi, chê bai, khinh khi tôi...đây là cái quả báo đáng có và phải có của TÔI...Chỉ nguyện rằng...ngày tôi trút hơi thở cuối cùng được một người nào đó niêm cho nghe một câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT....Cả cuộc đời tôi có được một chút quả báo lành nầy chăng??


Có câu cuối rất hay:
Nguyện từ nay làm lành lánh dữ giữ tâm trong sạch...

Đó là cửa ngõ của giải thoát.


Lúc đệ tử lên TV Trúc Lâm...Sau khi đảnh lễ HT Thanh Từ, ngồi qua một bên...HT chỉ nói một câu kệ cho tất cả mọi người xung quanh nghe...

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo...

Chỉ có 4 câu, nhưng đã gần như bao hàm tất cả giáo pháp của đức Phật...
...........................................................
Sư phụ ôi...
Có những thế giới khác...không có các điều xấu ác...Chẳng có cái Ác đâu mà tránh, chẳng có cái Thiện đâu mà làm...nhưng vẫn có chúng sanh, vẫn có cõi nước...vẫn có Phật pháp...

Khi bạn có chứng nghiệm tốt, bạn hãy truyền đạt, có thế bạn mới là người hiểu đạo Phật. Nếu không bạn chỉ là cái máy nói.

Đệ tử thì nghĩ khác....
Thời mạt pháp..."Ngộ" thì có, còn "Chứng" thì không!! Cho dù có "Chứng" đi nữa những vẫn phải tu tập tất cả pháp môn...

Vô lượng pháp môn tu...

Máy nói về mặt tích cực nào đó...vẫn là một cỗng thông tin tốt...
Tổ A Nan giảng pháp cho người khác nghe, người khác đắc pháp...còn bản thân của ngài thì không đắc!!! [Phải đợi đến kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 2, ngài mới đắc pháp]

Sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài cho chúng tôi tờ giấy có ghi những thứ như trên, tôi cũng có "làm" nhưng không 100%...và khi tôi làm vài lần 100% toàn tâm toàn ý, thì tôi thấy cuộc sống của tôi có vài trở ngại đã vượt qua được, thế là thay vì tôi nhờ người gõ lại và đưa lên mạng thì đích thân tôi đã gõ và đưa lên mạng... thế là tôi thấy có niềm vui trong công việc, như là bạn giúp đỡ người khác... bạn thọ nhận ngay niềm vui của việc bạn làm vậy.

Vẫn có tôi làm đấy chứ?

Sư phụ nói đúng...Khi ta làm với Thân , Khẩu, Ý hoà làm một...Ý nghĩ tốt, Miệng nói tốt, và Thân làm tốt...tức là đã có một "nghiệp" tốt sanh ra trên cõi đời nầy...Và cái quả báo trứơc mắt là...ta đã cảm thọ được một niềm vui nhỏ...

Chúng ta có 2 Pháp: Pháp chân đế và Pháp tục đế...cẩn thận kẻo nhầm và lạc lối ...

Sư phụ ôi...Biết làm sao hơn??
phannhathieu
e thấy có nhiều chữ giống nhau....theo thói quen rút gọn là e đọc hết mấy chủ ngữ ...r?#8220;i mới tới động từ.....vị ngữ...hehehe...
.....rồi e lại thử đọc từng câu một.........có phải sự lặp đi lặp lại như vậy mới nhập tâm và và......cái g“ đó...không chị?
đúng là lúc tự mình gõ thì sẽ nhập tâm hơn...vui hơn...vì có nhiều hơn 1 giác quan là mắt thấy, miệng đọc, tay gõ, tâm suy nghĩ...hoạt động nên sẽ thấy vui hơn...vậy ra phải sử dụng hết 6 giác quan cùng 1 lúc khi làm gì đó mới thấy "lạc" trọn vẹn
Diệu Minh
QUOTE(phannhathieu @ Jun 20 2009, 10:32 AM) *
e thấy có nhiều chữ giống nhau....theo thói quen rút gọn là e đọc hết mấy chủ ngữ ...r?#8220;i mới tới động từ.....vị ngữ...hehehe...
.....rồi e lại thử đọc từng câu một.........có phải sự lặp đi lặp lại như vậy mới nhập tâm và và......cái g“ đó...không chị?
đúng là lúc tự mình gõ thì sẽ nhập tâm hơn...vui hơn...vì có nhiều hơn 1 giác quan là mắt thấy, miệng đọc, tay gõ, tâm suy nghĩ...hoạt động nên sẽ thấy vui hơn...vậy ra phải sử dụng hết 6 giác quan cùng 1 lúc khi làm gì đó mới thấy "lạc" trọn vẹn


Đúng như thế,

Khi tớ đưa Ngọc đi thi tốt nghiệp, 3 ngày liền trong nắng nóng bỏng... ngày đi đi lại lại tới những 8 lần, sau khi thi xong, những mấy ngày sau, tớ mới biết "chiến công" của tớ, tớ thấy phục tớ quá, ngày đi đi về về những 8 lần mỗi lần khoảng 5,6 km đường nóng và bụi... tớ rất ngạc nhiên là sao tớ KHÔNG BIẾT điều đó, hóa ra là tâm ở phút giây hiện tại, cho nên nó chẳng quản ngại đường xá xa xôi, vì đưa con gái yêu đi thi nữa... sau chừng đó ngày thì thấy hơi thấm mệt tí chút mới "hốt hoảng" mà nhớ tới quãng thời gian đã qua làm nên "chiến tích" mà chẳng tự biết... sau đó tớ cứ tấm tắc khen tớ mãi làm cho Ngọc cứ cười....khi bạn sống 100 % bạn sẽ có chứng nghiệm không có người nào LÀM... mà chỉ là những tiến trình, chỉ là tâm ra lệnh và thân y cứ mà thực thi... giống như là rô bốt...

Trong sách Thiền nguyên thủy cũng tả hao hao như thế.

Cho nên cần có một cái động lực tốt, xuất phát từ thiện tâm trong sạch thì dễ chứng nghiệm không ai cả đang làm... một cách dễ dàng hơn.

Những người có tâm xấu ác, họ thiền khó khăn hơn vì sao?
Vì khi ngồi thiền họ phải "sử lý" đống rác họ đã tích lũy: nó sẽ tuôn ra cả đống...

Sư Pháp Trung bảo là người nào giữ giới trong sạch thường thích hành thiền hơn... và "nhúng mình" trong giáo Pháp hơn...

Hễ cứ có đệ tử là có thầy xuất hiện.
huynhdoan2000
khi bạn sống 100 % bạn sẽ có chứng nghiệm không có người nào LÀM... mà chỉ là những tiến trình, chỉ là tâm ra lệnh và thân y cứ mà thực thi... giống như là rô bốt...


Chào sư phụ...
và như vậy...chứng tỏ Thiền là...vô Ngã !!!
Khi xưa, đệ tử say sưa ngồi sửa máy...quên tất cả những sự việc xung quanh...Quên cả trời đã tối, quên cả giờ ăn cơm...Trong tâm lúc đó chỉ có...tại sao cái máy như vậy như vậy?!
Chừng sực tĩnh lại thì...con mắt tối thui...do chưa thắp đèn!! Còn cái bụng thì...nếu máy sửa xong...ôi thôi, ăn cái gì cũng ngon...Còn sữa chưa xong thì...ăn không thấy ngon gì cả...

Mà sư phụ ôi...
Biện luận thì biện luận...thật ra hành giả trước sau gì rồi cũng phải trải qua một tiến trình "giống" như nhau!! Chỉ có trước hay sau!! và...tuỳ duyên...Thời gian lặng lẽ trôi qua...Những ý nghĩ của năm nay đã không còn giống như năm ngoái...Tất cả đều biến dịch, đều vô thường...Tổ sư đã nói...Dù bạn là ai , là những người đã "đắc đạo" đi chăng nữa thì...bạn vẫn bị cõi đời Âm Dương nầy chi phối...
Cơm lứt muối mè...một pháp môn hy hữu mà tổ sư đã tự mình tìm ra và đã chứng đắc ...nó giúp cho hành giả ...thoát vòng âm dương??????????????????


Diệu Minh
Thiền khác với những gì mà tôi mô tả ở trên, chỉ có một điều khác đó là khi làm việc các bạn sử dụng các giác quan.... và đối tượng của các bạn là thế giới bên ngoài... còn đối tượng của thiền là dòng tâm thức... nếu các bạn làm quên ngảy quên đêm, quên đói vì công việc... cùng lắm các bạn chỉ là những nhà khoa học... còn nếu đối tượng của bạn là dòng tâm đến và đi... đến và đi... các bạn là thiền sinh... Tâm có lần bảo: em muốn nghĩ không nghĩ được... còn tôi thì thấy những ý nghĩ lộn xộn ở trong đầu tôi ư? thật là vớ vẩn thế là chúng nó lại đi sạch... chỉ còn lại những ý nghĩ tích cực ...

Và không suy nghĩ đan xen... thân thể tôi thường được thoải mái khoan khoái an lạc, nếu có gì bức xúc? tôi nói ngay và xả ngay lập tức... và tâm xả càng mạnh bạn càng có nhiều trí tuệ.
huynhdoan2000

Thiền khác với những gì mà tôi mô tả ở trên, chỉ có một điều khác đó là khi làm việc các bạn sử dụng các giác quan.... và đối tượng của các bạn là thế giới bên ngoài... còn đối tượng của thiền là dòng tâm thức... nếu các bạn làm quên ngảy quên đêm, quên đói vì công việc... cùng lắm các bạn chỉ là những nhà khoa học... còn nếu đối tượng của bạn là dòng tâm đến và đi... đến và đi... các bạn là thiền sinh... Tâm có lần bảo: em muốn nghĩ không nghĩ được... còn tôi thì thấy những ý nghĩ lộn xộn ở trong đầu tôi ư? thật là vớ vẩn thế là chúng nó lại đi sạch... chỉ còn lại những ý nghĩ tích cực ...

Chào sư phụ..

Sư phụ ôi, nếu Thiền là dòng tâm thức...thì...pótay!!!! Chỉ trừ ra lúc ngủ...nếu còn thức thì...trong đầu óc suy nghĩ vẫn vơ búa xua...Thiện có, Ác có...
Khi sư phụ ngồi thiền...chắc là sư phụ phải "suy nghĩ" về một vấn đề ??? Chứ không thể nào "không có gì hết"???[ Trong kinh hình như có nói...đó là trạng thái "Không vô biên xứ"....]
Bây giờ, người nào chú ý lo làm một việc...quên cả thân tâm, thế giới...thì cũng là một hình thức của Thiền??? Mong rằng...đừng bị "đứt chỉ máu" chết bất tử...nếu bị như vậy thì...sẽ thác sanh trở lại làm nhà nghiên cứu tiếp???Không được thoát vòng luân hồi!!!

Và không suy nghĩ đan xen... thân thể tôi thường được thoải mái khoan khoái an lạc, nếu có gì bức xúc? tôi nói ngay và xả ngay lập tức... và tâm xả càng mạnh bạn càng có nhiều trí tuệ.

Lúc các thầy ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt có xuống nhà của mẹ đệ tử [chưa mãn..] tụng kinh cầu nguyện...[ Chị hai của đệ tử là đại thí chủ, quy y với thầy Thanh Từ, chị có hiến miếng đất cho thầy ...đang cất ngôi thiền viện Chơn Pháp , Định Quán]...các thầy tụng và bảo cả nhà tụng kinh sám hối sáu căn...Không thấy tụng thần chú gì cả...Lúc xong, đệ tử có hỏi, một vị thầy bảo...Kinh đó là những lời thiết thực...người đọc tụng y theo kinh mà thực hành...Thầy còn nói...đó là pháp tối thượng thừa...

Sư phụ ăn gạo lứt lâu năm...nặng lực hướng tâm mạnh...nên pháp Thiền về cái TÔI nó mạnh và thích hợp...Còn đệ tử...âm khí nhiều nên...ít nghĩ về cái TÔI...chỉ biết cầu nguyện, van vái...

Diệu Minh
- Thấy được suy nghĩ khi nó vừa khởi tâm là Pháp hành mà ta đang thực tập.
- Đối tượng không quan trọng, cái tâm đứng đằng sau quan trọng hơn, cố gắng hay biết cái tâm ấy.

Đó là điều mà ngài thiền sư đưa ra cho thiền sinh thực hành.

Có một ít thiền sinh sau vài tháng thì THẤY được suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh...

Có đối tượng thì có tâm hay biết, không đối tượng thì không tâm (cái này có thì có cái kia, có thì có tự mảy may, bằng không cả thế gian này vẫn không)... tìm Kinh vô ngã tướng mà đọc, và thực hành theo Kinh đó thì mới tới bến bờ không TA được.

Thiền là cái để thực hành, không phải cái để hý luận, lý luận thì mắc kẹt vào thế giới hiện tượng không đi sâu vào thiền được và chả bao giờ biết cái tâm thiền và tâm không thiền là gì đâu... nói nhiều chỉ tổ làm rối cái biết của hành giả, vì thế trong thiền viện không cho nói chuyện để quan sát được cái tâm đang quan sát - lúc đó được gọi là về tới nhà.

Gần giống như mình phân thân ra quan sát mình và MÌNH thì quan sát mọi thứ... có một NGƯỜI thứ 3... hi... thiền là quan sát phi định kiến.
OK?
Diệu Minh
Ngài Jatila giảng về Thiền Tâm Từ
http://www.youtube.com/watch?v=4ygPuOvllIs...eature=youtu.be

Sau đây là sư Thư dẫn Kinh tụng cùng đại chúng ở Đắc Lawk:

http://www.mediafire.com/?fchc0azjwa54jaq
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.