Trở thành sát thủ vì thiếu sex

Tôi nghĩ cái tựa đề của bài báo này chưa đúng... đây là vấn đề của thức ăn... thức ăn tạo nên bạo lực...
Lá thì dương và nhiều kiềm hơn là quả?
Lá thì mầu xanh... và theo tôi nó có nhiều kiềm hơn hoa quả.
Quả có nhiều đường cho nên con nào ăn quả nhiều dễ nổi sân ...và cực âm sinh dương... chúng đã trở nên hung hãn tới mức giết cả nhau... sex chỉ là một lý do.

Và các con cái ăn nhiều quả chắc cũng không còn khoái cái món sex nữa tới mức làm khỉ đực nổi xung giết bớt nhau???

Tôi còn nhớ tiên sinh Ohsawa nói là kẻ nào ăn nhiều hoa quả sẽ ghét dục... do vậy ... do thức ăn làm cho con cái ghét dục, và con đực bị bơ vơ ... bèn nổi xung mà cắn chết đối thủ... giống nhau thì "ghét" nhau...? chứ không phải là do quá nhiều con đực và quá ít con cái...

Cũng có thể ăn nhiều lá sinh ra nhiều con cái hơn và ăn nhiều quả sinh ra nhiều con đực hơn? hay là ngược lại gì đó?....


Do không được giao phối thường xuyên, cá thể đực của một loài khỉ tại Brazil tìm cách giết hại những con đực yếu hơn để tăng khả năng tiếp cận con cái.


Một con khỉ muriqui cùng con của nó trong rừng Atlantic. Ảnh: Comciencia.

Khỉ muriqui - sống trong rừng Atlantic của Brazil – được coi là một trong những động vật linh trưởng hiền lành nhất thế giới. Nhưng có lẽ hình ảnh của chúng sẽ thay đổi sau khi các nhà khoa học chứng kiến cảnh một nhóm gồm 6 khỉ muriqui tấn công một con trưởng thành. Con vật xấu số, một con đực già, chết khoảng một giờ sau khi bị cắn vào mặt, cơ thể và bộ phận sinh dục.

Ở khu vực phía bắc của rừng Atlantic, khỉ muriqui có cuộc sống dễ chịu vì lá cây (thức ăn chính của chúng) rất dồi dào. Tại đây chúng sống theo đàn lớn và những con đực luôn kiên nhẫn xếp hàng để giao phối với con cái.

Nhưng trái cây mới là thức ăn ưa thích của khỉ muriqui ở khu vực phía nam rừng Atlantic (nơi vụ tấn công xảy ra). Theo Mauricio Talebi, một nhà khoa học của Đại học Sao Paulo-Diadema (Brazil), do trái cây phân bố khá rộng, khỉ cái phải rời khỏi đàn để tìm kiếm chúng. Điều này khiến các cá thể đực trong đàn ít có cơ hội giao phối hơn so với đồng loại của chúng ở khu vực phía bắc.

Do không được quan hệ thường xuyên, tính khí của những con đực dần thay đổi. Chúng trở nên hung dữ và dễ bị kích động. Thông thường khỉ muriqui đực có mối quan hệ khá khăng khít với những con đực có cùng huyết thống. Vì thế chúng thường tấn công những con đực đơn lẻ để loại bớt đối thủ cạnh tranh trong trò chơi tình ái.

“Những con đực có quan hệ huyết thống đương nhiên có lợi thế hơn nhiều so với một con đơn lẻ. Như vậy những cá thể đực có ít anh em sẽ đối mặt với nguy cơ mất mạng lớn hơn trong cuộc chiến tranh giành con cái”, Filippo Aureli, một nhà khoa học của Đại học John Moores (Anh), giải thích.

Theo Aureli, phát hiện này cho thấy lối sống có thể thay đổi hoàn toàn hành vi của một loài. Nếu khỉ muriqui ở phía nam rừng Atlantic cũng thích ăn lá cây như đồng loại của chúng ở phía bắc, có lẽ những vụ tấn công tàn bạo sẽ không xảy ra.

Minh Long (theo Newscientist)