Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thầy Hạnh Thức tới Hà Nội và ....
Thực Dưỡng > Mục tin tức > Thông tin
Diệu Minh
Ngày thứ 3: 25 - 8- 2009

Thầy Hạnh Thức là một vị sư người Nam sống ở Đức từ đã lâu và thầy làm rất nhiều việc phật sự và mỗi khi thầy đi giảng Pháp bao giờ thầy cũng có kèm giảng về gạo lứt cho bá tánh;
Có nhiều người biết ơn thầy đã cứu khổ cứu nạn cho gia đình họ từ cõi chết trở về nhờ hạt gạo lứt...

Thầy Hạnh Thức lại cũng có duyên đã tới Miến Điện tu ở Pa Auk nữa, sư Thư giới thiệu về tôi với thầy, và tôi được biết thầy rất giỏi về Phật Pháp và văn phong của thầy rất là hay... nhất là khi thầy chia sẻ Phật Pháp...

Tôi đang liên hệ với mấy chùa mời thầy về nói chuyện ...

và mời thầy tới Bãi giữa tham quan...
Diệu Minh
Xin quí vị đọc bài báo của thầy Hạnh Thức:

Tôi tập Thiền
tại Trung-tâm Pa-Auk Miến-Điện


Vừa qua, do đầy đủ nhân duyên, tôi được đi Miến-Điện (Myanmar/ Burma)
3 tháng để tu tập Thiền định tại trung tâm Pa-Auk. Miến-Điện là một nước
Phật-giáo Nam-Tông thuần thành. Ngày nay, ranh giới địa dư không còn
cách trở như xưa. Tây Tạng có phương pháp phát Bồ-Đề Tâm và Kim
Cang Thừa cực mạnh, có thể một đời thành Phật. Các nước Phật-Giáo
Nam-Tông có Pháp môn thiền Tứ-Niệm-Xứ, Vipassana (thiền Minh Sát)
thanh lọc thân tâm, chứng đắc đạo quả, ngộ nhập Niết-Bàn một cách dễ dàng.
Xin ghi lại đây một vài nét để trao đổi cùng quí vị đồng môn và quí Phật-tử.
Thích-Hạnh-Thức


„Không cần phải ngồi theo thế kiết già đó, hoặc bán già. Vì ngồi lâu trên 3 tiếng đồng hồ, chịu không nỗi đâu. Cứ ngồi thoải mái như thế nầy, hai chân không cần chéo lên nhau. Theo dõi hơi thở và điểm xúc chạm của hơi thở vào ra nơi đầu mũi (nhân trung/ điểm rảnh trên môi trên). Chỉ tập trung tư tưởng vào điểm xúc chạm đó mà thôi. Chỉ khi nào đau chân quá chịu không nỗi mới đổi oai nghi (thế ngồi). Trong khi đổi thế ngồi, vẫn chú ý đến điểm xúc chạm…“
Vị Pháp sư người Miến-Điện nói như thế bằng tiếng Anh và thầy Q.P. đã thông dịch lại. Đó là buổi trình Pháp đầu tiên sau ngày chúng tôi đến đây.

Pa-Auk là một trung tâm chuyên tu Thiền Vipassana (Thiền Minh Sát), do Thiền sư Tawya Sayadaw hướng dẫn, toạ lạc tại Mawlamyine Township–Mon State, Myanmar (Miến-Điện). Nhưng trước khi tu Vipassana, Thiền sinh được hướng dẫn tu tập Thiền-chỉ (Samatha) cho tới khi chứng được Tứ Thiền rồi mới chuyển qua. Thiền có hai loại: Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana). Muốn tu Thiền quán mau đạt kết quả thì phải tu Thiền chỉ trước (1).

Mấy ngày đầu, tôi ngồi rất khó khăn, hơi thở dồn dập, hổn hển, đứt đoạn không đều; hai chân đau nhứt, tê buốt; đầu óc mù mịt, rối bời, tán loạn, suy nghĩ miên man, hết chuyện nầy đến chuyện khác; chẳng nhận ra được hơi thở ở đâu cả. Mông lung, mơ hồ quá… Tôi thử tập theo cách ngồi ở đây, 2 chân co lại, nhưng không chồng lên nhau. Tôi cảm thấy 2 vai hơi chùng xuống, vì hai tay (để tựa lên hai chân) phải xuống thấp hơn, và do đó, lưng hơi khòm, khó chịu; đã vậy, hai chân vẫn cứ đau. Tôi không biết làm sao. Vài ngày sau nghe mấy Thầy nói, ngồi thiền chỉ có ngồi kiết già là nhất, vì đức Phật cũng ngồi như thế; tại mình ngồi không được, chớ ngồi được thì cứ nên ngồi. Có Thầy còn nói: ngồi kiết già một giờ bằng người ta ngồi hai giờ. Vì thế tôi lại trở về thế ngồi kiết già. Ngồi độ 15’, 20’ là tôi bắt đầu ngáp, cứ vài ba hơi thở là phải đưa tay che miệng ngáp, nước mắt nước mủi chảy ròng ròng. Cứ thế, tôi chịu đựng mỗi ngày 5 thời, mỗi thời 1 tiếng rưỡi thật vất vả khổ sở…

„Thưa Hoà-Thượng, đầu óc con cảm thấy mông lung mơ hồ, mịt mù đen tối, chẳng cảm nhận được hơi thở“, tôi thưa như vậy trong buổi trình pháp thứ hai với Hoà Thượng Viện chủ (lần nầy không phải là vị Pháp Sư trước nữa). Hoà Thượng nói: „Nếu thế thì tôi sẽ dạy Thầy cách quán Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa). Nhưng… (HT ngập ngừng một lát), phương pháp quán hơi thở nầy tốt hơn. Thầy cố gắng đi. Để ý đến hơi thở. Nếu không thở thì… chết sao?“ (HT cười).
Lần trình pháp sau, tôi thưa: „Thưa HT, con vẫn chưa cảm nhận được hơi thở; đầu óc nghĩ ngợi lung tung, đôi khi nó kéo con đi thật xa, chìm đắm trong những vọng niệm. Con phải mở mắt, vì nhắm mắt lại là buồn ngủ…“Vậy Thầy đếm hơi thở. Thở vào đếm một, thở ra đếm hai… hoặc thở vào đếm một, thở ra đếm một; vào hai, ra hai… đếm tới 8 rồi trở về một, một; hai, hai… Nhớ theo dõi hơi thở, tập trung vào điểm chạm. Phải tập trung vào điểm đó suốt ngày, trong khi đi đứng nằm ngồi, bất kể lúc nào…“.
Nghe lời chỉ dạy, tôi cố gắng đếm hơi thở, nhưng cứ lộn hoài, chỉ đếm được vài ba hơi rồi lại chạy theo những ý nghĩ vẫn vơ; có lúc vọng niệm và đếm số chồng chéo lên nhau, vừa suy nghĩ vừa đếm; cặp mắt không biết để đâu, mở hay nhắm; cái thân cựa quậy hoài không yên, nhất là hai chân cấn cái đau nhức, độ 15’, 20’ phải đổi thế ngồi. Thời Thiền trôi qua một cách nặng nề, cứ mong sao cho mau chóng hết giờ…

Hoà Thượng sắp đi Mỹ an cư kiết hạ 3 tháng tại đạo tràng chi nhánh bên đó. Trước khi đi, Hoà Thượng có nhã ý muốn chúng tôi trình Pháp với ngài mỗi ngày. Và vì Thầy T.T. Anh ngữ không được lưu loát lắm, nên Hoà Thượng cho gọi Sư Cô Liên-Tường lên thông dịch. Sau khi Hoà Thượng đi Mỹ rồi, cô vẫn tiếp tục thông dịch cho chúng tôi mỗi tuần 2 lần cho tới giờ phút chót. Đây quả là một may mắn lớn cho chúng tôi. Có lẽ cô muốn đền đáp phần nào ân nghĩa, vì trước đây khi còn học ở Ấn Độ cô đã nhận được học bổng chùa Viên Giác qua Sư Phụ tôi.

Cô Liên Tường thuộc hệ phái Khất Sĩ, đã tốt nghiệp tiến sĩ Phật-học tại Ấn Độ. Thay vì về nước công tác Phật sự, cô lại qua đây tu tập đã hơn 2 năm nay. Tôi có hỏi: sao học xong không về nước nhận chức vụ, mà lại qua đây? Cô bảo: ở tu một thời gian đã; chưa chứng đạt được cái gì, về nước rủi phiền não ập đến, làm sao chống đỡ? Tôi thầm cảm phục cô đã khéo lựa chọn, vừa biết học vừa biết tu. Nếu không có thực tu, ra làm việc đạo dễ đem phiền não tới cho người khác lắm…

Tôi ở Kuti (thất) số 51, giữa đường đi lên Thiền đường lớn trên đỉnh núi. Các Kuti đa phần bằng nhau, diện tích độ 3m x 3m, có giường, 1 cái tủ nhỏ, 1 cái bàn thấp và 1 vòi nước để đánh răng rửa mặt. Cũng có vài Kuti lớn hơn, được xây khuất trên núi cao, đa phần là của các vị có hảo tâm, xây cất cúng dường, hoặc mỗi năm chỉ về tu vài tháng thôi.

Khí hậu rất tốt, mát. Ban đêm có khi xuống còn 15, 18 độ C. Chỉ hơi phiền là nhà cửa ở Myanmar trên 90% là lợp bằng tôn; mà ánh nắng ở đây thật là chói chan gay gắt; bị các mái tôn dội lại, hắt hơi nóng vào, chịu không nỗi. Mồ hôi ra nhuể nhại, mỗi ngày phải thay vài ba cái áo may-dô. Ban ngày nóng bức nhưng từ 5 giờ chiều bắt đầu mát. (Nếu nhà cửa ở đây được lợp bằng ngói như ở Việt Nam, thì sống thoải mái lắm…). Ở đây một năm có 3 mùa, mùa nắng từ tháng 2 đến cuối tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến cuối tháng 9 và mùa lạnh từ tháng 10 đến cuối tháng 1. Tuy nhiên thời tiết có thể thay đổi xê dịch, như chúng tôi đang ở vào mùa nắng cuối tháng 4 thế mà đã bắt đầu vào mưa.

Có một điều tôi cho là trùng hợp rất ngẫu nhiên. Cái sân nhỏ xung quanh thất tôi ở -mà tôi có bổn phận quét dọn sạch mỗi ngày- rễ cây trồi lên chắn lối, chạy ngang dọc lung tung, làm trở ngại cho việc quét lá, mất nhiều thì giờ rất bực mình. Những rễ cây nằm ngang dọc nầy cũng giống như đầu óc suy nghĩ rối bời chằng chịt của tôi hiện giờ. Tôi liên tưởng đến bài Pháp Tảo Địa Đức Phật đã dạy cho người đệ tử hay quên, tâm trí không được định. Rác là những phiền não, vọng niệm. Quét rác là quét đi những phiền não. Người ta quét độ 15’ là xong, còn tôi phải mất gấp đôi, gấp ba thời gian. Mỗi lần cầm cây chổi, nhìn những rể cây chạy ngang dọc, tôi lại bực mình. Tôi không biết phải làm sao quét cho sạch, nhanh. Sao mình „xui“ quá, ở trúng cái thất „trời ơi“ thế nầy? Phải làm sao? Đây là một bài học rất tốt cho tôi. Tôi suy nghĩ mãi, cuối cùng cũng tìm ra được một phương án để giải quyết vấn đề nầy: thay vì quét, tôi ngồi nhặt từng chiếc lá bỏ vào thùng rồi đem đi đổ. Vừa sạch, vừa gọn nhanh, lại đở bực mình. Nhưng… hãy coi chừng! Đang ngồi nhặt từng chiếc lá bỏ vô thùng, tôi bỗng giựt mình. Tay tôi vừa chạm phải vật gì mềm mềm, trơn trơn, ướt ướt. Tim tôi đập mạnh. Tôi giựt tay lại nhanh, thảy vội chiếc lá vừa nhặt, trố mắt nhìn kỹ trước mặt. Một chú nhái màu xanh đậm, da trơn láng đang nằm thu mình núp trong kẻ đá nhìn ra. Hú hồn! Hình như chú đã „cư ngụ“ ở đó từ lâu, dưới chiếc lá khô. Nhìn cặp mắt ngơ ngác của chú tôi đỡ sợ hãi nhưng cũng một lác sau mới lấy lại được bình tĩnh. May quá, chỉ một chú nhái, rủi một chú rắn hay rít thì sao? Thì ra nhặt lá –hay nhặt những phiền não- không phải là dễ. Nhất là đối với những phiền não lâu đời, thâm căn cố đế nằm sâu che khuất, nguỵ trang khéo léo bằng mọi cách…, nếu không cẩn thận sẽ rất nguy hiểm…

Chiều hôm nay trời chuyển mưa thật lâu. Mây đen ùn ùn kéo đến, gió thổi tứ tung, sấm chớp gầm gừ suốt buổi. Đến sẩm tối mới bắt đầu mưa, trận mưa đầu tiên trong mùa. Những hạt mưa nặng hạt rơi lốp đốp rào rạt trên mái tôn, rả rích kéo dài suốt đêm. Điện cúp từ lâu. Tất cả chìm trong bóng đen như mực. Tôi nằm nghe mưa rơi nỉ non buồn bã, nghĩ về cuộc đời lang bạc. Ngọn gió nào đã mang tôi đến đây? Thật là một sự bất ngờ, không định trước. Tôi nghĩ đến những người thân, anh chị em, cha mẹ... Má tôi, một người đàn bà hiền thục, suốt đời chỉ biết gầy tạo sự nghiệp cho chồng con; đã lìa nơi thôn dã, từ bỏ nếp sống thanh bần ra thành phố theo nhiệm sở của cha tôi. Từ đó, chúng tôi cũng xa dần những điệu ru ngày nào người đã thường ru chúng tôi vào mộng:
Ầu ơ…
Chiều chiều ra đứng ngã sau,
nhớ về quê mẹ… à… ruột đau… chín chiều

Ầu ơ…
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tịnh…à…lên đoài...à… đoài… ư… yên

Ầu ơ…
Công cha như núi Thái Sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy… ư… ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu… à… mới là… đạo…ư… con…

Có lẽ nhờ những điệu ru đó (hay là do „chủng tử“ của cha tôi?) mà anh chị em chúng tôi đều có một chút vốn liếng về âm nhạc. Bài hát một thời vẫn còn vang vọng trong tôi:
Ngày còn thơ nằm trên võng đưa mơ màng,
lòng hằng mơ bao nhiêu giấc mơ huy hoàng
cuộc sống êm trôi, từng cánh hoa đời, sắc màu thắm tươi…
Mẹ hiền xưa ngày nay đã xa xôi rồi,
lời mẹ ru khi xưa vẫn nghe muôn đời…
nhịp võng ngày xanh
còn thắm lòng tôi… (2)

Tôi nhớ đến cha tôi, người suốt đời gương mẫu, tận tuỵ trong công việc tại nhiệm sở, lúc nào cũng nghiêm nghị không một lời dởn đùa với các con; đến chị em tôi, những người thân và những người thương. Tôi đã tạo ra những lỗi lầm, làm khổ rất nhiều người. Tôi vốn là một đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, một người thân tồi. Giờ đây tôi rất ăn năn hối hận. Tôi chắp tay, xin được sám hối. Hãy tha thứ cho tôi những lầm lỗi dại khờ! Cha mẹ nay không còn để cho con được săn sóc hầu hạ; các chị em tôi mỗi người mỗi ngã, không còn trong một mái nhà êm ấm như xưa để tôi có thể trao những cử chỉ dịu dàng, những lời êm dịu. Thời gian ơi, làm sao quay trở lại thủa ấu thơ, nơi những người thương yêu đang quây quần dưới mái nhà êm ấm! Trong một góc rừng hẻo lánh cô quạnh của xứ Miến Điện huyền bí, tâm tôi đang thổn thức hướng về những người thân…
Trời càng về khuya càng lạnh, tôi choàng dậy lấy thêm đồ ấm ra mặc. Cái lạnh của đêm trường làm cho lòng tôi se lại. Đâu đây vọng lại vài tiếng kắc kè như nguyền rủa oán trách cuộc đời đen bạc: „đách cần, đách cần…“, sau một hồi nghiến răng dài, làm tôi chạnh nghĩ đến những mãnh đời lang bạt, thiếu thốn, nghèo khổ, đang co ro trằn trọc trong đêm trường, chờ cho trời sáng để bắt đầu một ngày lao động mệt nhọc mới. Tiếng con thằng lằn chắp miệng ngậm ngùi… Tôi thắp ngọn nến, đọc tiếp cuốn Khảo Nghiệm Duy Thức Học. Vâng, cuộc đời chẳng qua là những chuổi dài nhân quả nghiệp báo. Chúng ta đã trôi lăn từ bao nhiêu kiếp và sẽ còn mãi đến bao giờ? Vạn vật và thế giới là những ảnh tử của thế giới Chân Như, ảnh hiện qua lớp màng vô minh nghiệp tướng (3). Tôi đang cố sức trở về lại nơi chốn từ đó tôi đã xuất thân …

Có một buổi sáng tôi ngồi thiền không yên. Lúc xả thiền, mặt mày xây xẩm, tái xanh, phải ngồi lại nghỉ một lúc lâu. Buổi trưa tôi cố gắng ăn nhưng nuốt không vô. Chiều lại, bị ói mữa. Hai Thầy hàng xóm chạy qua đở tôi lên giường. Độ 15’ sau có Thầy T. Trí và T. Lưu lại, cạo gió và giác hơi cho tôi. Thấy tôi mữa, Thầy bảo tôi uống nước muối pha loãng, và tôi lại mữa thêm một trận nữa; cơ thể mệt đừ suốt tuần lễ sau đó. Tôi nhịn đói ít ngày để chữa bệnh, thanh lọc cơ thể…

Năm ngày tết tại Miến Điện (từ 13-4 đến17-4-06) Trung Tâm lại đón nhận một số lượng Phật tử khá đông, có ngày lên đến cả ngàn người. Một số tham quan và số khác đến tu học; đa phần là những người trẻ, từ những thành phố lân cận, mặt mày trông sáng sủa, khác với dân địa phương. Đó là tục lệ của dân Miến. Ngày Tết, ngày nghỉ, họ vào chùa tu (còn dân mình, những ngày nghỉ họ làm gì ?!).

Thiền đường lớn trên đỉnh núi cao tu bổ tạm xong, được xử dụng để tiếp đón số lượng người đến tu tập đông đảo đó. Họ ngồi đầy cả thiền đường. Tất cả đều yên lặng không một lời nói. Từ ban-công tầng hai của Thiền đường tôi được ngắm cảnh mặt trời lặn đẹp tuyệt vời, với dòng sông bạc nhấp nhô phía dưới; bên trên, một quả cầu đỏ tươi đang lần lần chìm xuống sau dãy núi lam xa tít; trên nền trời là những tia ráng đủ màu sắc và núi rừng bao la một màu xanh thẩm bao quanh. Thật là một cảnh đẹp thần tiên!...

„ Tôi qua đây đã được hơn 2 năm rồi. Lúc đầu chỉ định qua tu tập vài tháng rồi về, đã tu ở Shwe Min (Trung Tâm Siêu-Minh) tại thủ đô Yangon 6 tháng, sau mới lên đây. Thấy người ta tu hành đàng hoàng, giới đức trang nghiêm, đạo tràng thanh tịnh, tôi thích quá. Tôi đã suy nghĩ, dằn vặt rất nhiều, đến nỗi phát bệnh. Không lẽ mình cứ phí bỏ cuộc đời tu hành như trước đây mãi sao? 16 năm rồi, đã quá đủ! Và tôi đã đi đến quyết định, bắt đầu làm lại từ đầu.Tôi đã xin thọ giới lại, đổi màu y, chuyển qua Nam Tông. Chuyến về Việt Nam lần đầu, tôi đã mặc lại chiếc áo tràng nâu; khi qua lại tôi cởi chiếc áo tràng ra, thay y Nam Tông vào. Nhưng sau đó tôi bị dằn vặt vì nếu làm vậy là không thành thật với chính mình. Nên lần về sau tôi không còn đổi màu áo nữa“…
Người tu sĩ trẻ trên dưới 40 ngồi đối diện với tôi, người nhỏ thó, gương mặt đăm chiêu, đôi mắt sáng, giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn. Tôi ngồi nghe anh tâm sự. Từng lời nghẹn ngào phát ra tự đáy lòng sâu thẳm. Tôi thông cảm với anh, anh rất có lý trong sự lựa chọn đó; nhưng lòng không khỏi dằn vặt xót xa...Trên đời nầy có những cái đẹp, mỗi địa phương đều có một sắc thái, mỗi truyền thống đều có cái hay riêng. Mình đi là để học hỏi những cái hay, cái tinh-hoa của người để về làm giàu, bổ túc những khiếm khuyết của truyền thống mình. Phật giáo có nhiều truyền thống, truyền thống Trung Quốc, truyền thống Tây Tạng, truyền thống Nam Tông. Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn theo truyền thống Trung-Quốc. Thầy tổ chúng ta đều xuất thân tại đó. Tôi đã đi nhiều nơi, trong đó có Trung-Quốc, Nhật-Bản, Thái-Lan, Ấn-Độ…; thấy không nơi nào có nền văn hoá cao bằng Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện nay có nhiều vấn đề, đặc biệt là sau khi chế độ Cộng Sản đã đi qua Trung Quốc và Việt Nam. Trong một bài giảng tại Việt Nam trong chuyến về nước vừa rồi, H.T. Nhất Hạnh cũng có đề cập đến vấn đề nầy (4). Trước đây Thái Hư đại sư đã làm cuộc cách mạng canh tân Phật giáo, nhưng không thành công. Nếu ngài có cơ duyên qua đây tham cứu, chắc là vấn đề đã khác… (nếu có dịp, tôi sẽ đề cập đến vấn đề nầy sau).

Quả thật đạo tràng ở đây thanh tịnh thật. Mọi người đều cao ráo, mặt mày sáng sủa, trầm tĩnh, lúc nào cũng như nở nụ cười. Họ yên lặng, để tâm vào việc tu tập, không nói năng ồn ào tán loạn. Họ đắp chỉ một màu y, màu gạch đậm. Trông họ hình như đã chứng được cái gì rồi. Dự lưu? A La Hán? Trung Tâm chiếm hữu cả một khu rừng núi to lớn. Có hai „xóm“, xóm trên và xóm dưới, cách nhau chừng 2 Km. Xóm trên nằm ở trong rừng, dành cho chư Tăng, khoảng độ 500 vị; xóm dưới dành cho các tu nữ, độ trên 300 người; và độ vài chục vị cư sĩ (Ở Miến và các nước Nam Tông khác không có Tỳ Kheo Ni, chỉ có các Tu Nữ thọ trì 8 giới Bát Quan Trai mà thôi).
Thời khoá biểu hằng ngày như sau:
3g30 sáng : thức dậy
4g00-5g30 : ngồi thiền
6g00 : ăn sáng (và sau đó làm vệ sinh, quét dọn, giặt rửa)
7g30-9g00 : ngồi thiền
9g00-11g00 : trình Pháp
11g : quá đường (ăn trưa, dưới hình thức khất thực)
13g00-14g30: ngồi thiền
14g30-15g30: thiền hành
15g30-17g30 : ngồi thiền
17g00-18g00: trình Pháp hoặc thiền hành
18g00-19g30: nghe giảng Pháp hoặc nghe băng (bằng tiếng Miến)
19g30-21g00: ngồi thiền
Một ngày tổng cộng 5 thời ngồi Thiền, vị chi là 7 tiếng rưởi. Pháp môn tu ở đây –cũng như hầu hết các nước Nam Tông- là thiền Tứ Niệm Xứ và Vipassana. Tứ Niệm Xứ thì lấy niệm thân làm chính, căn cứ theo kinh Quán Niệm Hơi Thở (tức An Bang Thủ Ý/ Anapanasati). Kinh nầy được Đức Phật dạy cho các Tỳ Kheo để tu tập Thiền định:

…“Thở vào một hơi dài, vị ấy biết “ta đang thở vào một hơi dài”;
Thở ra một hơi dài, vị ấy biết “ta đang thở ra một hơi dài”;
Thở vào một hơi ngắn, vị ấy biết “ta đang thở vào một hơi ngắn”;
Thở ra một hơi ngắn, vị ấy biết “ta đang thở ra một hơi ngắn”;
“Cảm giác toàn thân hơi thở, ta sẽ thở vào”, vị ấy tập như vậy;
“Cảm giác toàn thân hơi thở, ta sẽ thở ra”, vị ấy tập như vậy;
“An tịnh thân hơi thở, ta sẽ thở vào”, vị ấy tập như vậy;
“An tịnh thân hơi thở, ta sẽ thở ra”, vị ấy tập như vậy…
……. (5).
Làng Mai cũng lấy kinh nầy làm căn bản cho việc tu tập chánh niệm. Hoà Thượng Nhất Hạnh đã khai triển ra thành một bài kệ:

“Vào…,
ra…,
sâu…,
chậm…,



khoẻ…,
nhẹ…,
lặng…,
cười…”


Nghĩa là thở vào thì nói (nhẩm thầm) “vào”; thở ra thì nhẩm “ra”; thở vào sâu thì nhẩm “sâu”; thở ra chậm thì nhẩm “chậm”…
Nhưng bí quyết ở đây là tập trung tư tưởng vào điểm xúc chạm (Nhân-Trung) và như vậy dễ vào định hơn (6). Nếu mình tu tập giỏi, có thể một ngày là thấy được Tâm-ảnh (nimitta); hoặc trể thì một tuần, 3 tháng… tuỳ theo mỗi người. Thấy được nimitta rồi là sắp vô Sơ Thiền. Từ Sơ Thiền tới Tứ Thiền (cõi sắc), cần khoảng vài ngày tới một tháng (cô L.T. từ khi thấy nimitta cho đến khi đi hết Tứ Thiền mất 8 ngày). Từ Tứ Thiền (cõi Sắc), nếu mình muốn, có thể đi tiếp lên cõi Vô Sắc (Không-Vô-Biên-Xứ, Thức-Vô-Biên-Xứ, Vô-Sở-Hữu-Xứ, Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứ). Nhưng thường thường, để khỏi phí thì giờ, tu tới Tứ Thiền họ sẽ dạy cách chuyển qua Vipassana để có được Minh Sát Tuệ, thấy rõ Danh, Sắc, chứng được Vô Thường, Vô Ngã, Khổ (chiếu kiến ngũ uẩn giai không). Chứng trên sự thể nghiệm, chớ không phải trên lý thuyết suông. Đức Phật cũng thường dạy, không phải do nghe và tư duy suông mà chứng ngộ được (7). Rồi từ đó mình mới có thể buông bỏ hết để chứng đắc đạo quả và ngộ nhập Niết Bàn…
Vạn sự khởi đầu nan, lúc đầu rất là khó khăn. Phải vượt qua năm triền cái thì mới bắt đầu đi vào định được (ngũ cái= tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi). Phải giữ cho tâm thật bình thản, buông xả, không vọng động, mong cầu. Hướng và chú tâm vào một đối tượng duy nhất (như hơi thở chẳng hạn) ....
Thật là dễ tu, rõ ràng từng bật thứ lớp, chứng tới đâu là biết tới đó. Mỗi ngày đều phải trình Pháp. Mỗi lần trình Pháp là một lần học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đồng tu, và vị Pháp sư sẽ biết mình đang ở đâu. Đạo tràng đông như vậy nên có nhiều vị Pháp Sư để mình trình (4, 5 vị). Khi gặp vấn đề gì các vị ấy sẽ bày cách cho mình giải quyết.

Về chế độ ăn uống, mỗi ngày chỉ ăn hai buổi, 6 giờ sáng và 11 giờ trưa, theo lối khất thực (tất cả các nước Nam Tông đều không dùng cơm chiều, nhưng được quyền ăn mặn). Ở đây Hoà Thượng áp dụng chế độ ăn chay. Đến giờ ăn, tất cả mang bình bát sắp hàng theo tuổi hạ trước sau, đi một vòng ngang qua phòng ăn theo lối khất thực, họ bỏ gì thì ăn nấy. Các cư sĩ và nữ tu sắp làm hai hàng đứng hai bên để bỏ thức ăn vào cho chư Tăng. Vừa nhanh vừa gọn. Có điều mình không thể lựa chọn được thức ăn mình thích hay không thích. Ngày nào cũng hình như chừng đó món ăn quen thuộc và một ly nước (trà sửa, cà phê, hoặc sửa đậu nành…). Đặt biệt có hai nồi cơm riêng, một nồi gạo lứt và một nồi cơm trắng. Điều nầy làm tôi thích thú. Đã từ lâu, tôi rất ít khi được ăn cơm lứt. Các chùa tôi đi qua, đa phần là cơm trắng. Chỉ trừ đạo tràng Mai Thôn của Thầy Nhất Hạnh ở Pháp và một vài chùa năm thì mười họa! Thế nên không trách được sức khỏe chúng Tăng ngày nay rất kém. Gạo Lứt, ngoài những chất bổ dưỡng, còn có sự sống. Hạt gạo Lứt có thể nẩy mầm, còn gạo trắng thì không! Đi một vòng nhận thức ăn rồi ai về vị trí nấy, ngồi theo chỗ quen thuộc của mình mỗi ngày; hoặc ngồi bệt xung quanh thiền đường (từng 1 và từng 2), hoặc xuống dưới tầng hầm ngồi bàn bưng bình bát ăn (thường là dành cho các vị khách tăng người Tây Phương và… Việt Nam như chúng tôi)…

Trước đây tôi cũng có tập qua Thiền, nhưng không đi tới đâu, vì mỗi ngày chỉ ngồi được ½ tiếng hoặc tối đa là 1 giờ. Và theo phương pháp đuổi vọng: “vọng tới bỏ, không theo; vọng tới bỏ…” Nhưng vọng cứ tới hoài, làm sao hết vọng được? Thành thử tu một thời gian lâu rồi chán, không tu nữa. Nay học được Pháp-môn nầy, rõ ràng minh bạch, lại rất dễ tu, tôi rất thích nên cố gắng đặt hết tâm trí vào đó. Theo thời khoá biểu, và nhờ lực của đại chúng, lần lần tôi vượt qua được những khó khăn tưởng như chẳng bao giờ vượt qua nỗi. Lúc đầu tôi phải đổi thế ngồi 5, 6 lần, tay chân nhức mỏi, đầu óc rối vùi như cục chỉ. Dần dần ngồi yên được lâu, không còn cựa mình nhiều, ít đổi thế. Bốn lần, ba lần, hai lần… và sau cùng là không còn đổi thế nữa, ngồi suốt buổi theo thế kiết già. Thân từ từ yên, tâm cũng bớt giao động. Tôi đã tập trung được nhiều vào hơi thở, cảm giác được điểm chạm. Đôi mắt không còn trở ngại nhiều nữa. Tôi tập nhìn mà không thấy, chỉ tập trung vào hơi thở (sau nầy tôi nhắm hẳn lại được, theo cách tu ở đây).

Có những lúc, sau khi đạt được một ít tiến bộ, thân tâm đã yên ổn không còn cựa quậy nhiều, bỗng dưng tôi bị khựng lại. Đầu óc trống rỗng, chai lì, dậm chân tại chỗ không biết bao lâu!... (Sau nầy tôi nghiệm ra, có lẽ do ảnh hưởng sức khoẻ). Trong những ngày ở đó, tôi đã 2 lần bị bịnh. Lần đầu bị ói mữa, và lần sau bị tiêu chảy. Mỗi lần như vậy, mệt cả tuân lễ. Lỗ mũi thường hay bị nghẹt, không tập trung tư tưởng vào điểm chạm được. Tai vì thiếu vận động, vì sức khoẻ yếu nên bị ù. Có những lúc muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ lực của đại chúng thúc đẩy, nên tôi mới cố gắng vượt qua được. Thật là một thành công lớn…

“Thưa Thầy hôm nay con ngồi rất là yên. Độ 20’ sau thì thấy tia sáng loé lên. Lúc đầu chỉ một đốm chớp, sau nhiều lần, và cuối cùng sáng ngập cả toàn thân…”
“Tốt, anh hãy tập trung vào điểm xúc chạm, đừng để ý đến nó. Khi nào ánh sáng gom lại một điểm nơi điểm xúc chạm thì lúc đó anh mới có thể theo nó…”.
Những lời khuyên của vị Pháp Sư làm cho chú TL và tất cả chúng tôi đều hoan hỷ ghi nhận để tu tập…

Thời gian rồi cũng qua nhanh, thấm thoát đã đến ngày chúng tôi phải về lại Đức. Những ngày ở Trung Tâm Pa-Auk thật nhẹ nhàng an lạc. Trước khi đi, Sư Phụ và các Thầy trong chùa Viên Giác đều lo ngại, sợ tôi không theo kịp thời khoá gắt gao hằng ngày ấy. Nhưng thấy tôi nhất quyết, người cũng chìu theo và nói: “ừ thôi thì cứ thử đi, hy vọng lúc trở về sẽ có một chú Phật con!”. Lời tiên đoán đó nay hình như đã trở thành sự thật vì lúc đi ba người, lúc về chỉ còn có hai. Một người đã tình nguyện ở lại tiếp tục tu: chú T.L.! Thật là một chuyến đi đặc biệt, bổ ích, khó quên. Tôi đã học được rất nhiều trong chuyến đi nầy: một pháp môn vi diệu, một đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh, một đất nước xanh tươi tràn ngập chùa chiền và một dân tộc thuần thành hiền hoà chất phát…

Hạnh-Thức
(t_hanhthuc@gmx.net)




(1)- sách “Giác niệm về hơi thở” của Ajahn Buddhadasa, Thiện Nhựt phỏng dịch, in tại Canada
(2)- “Nhip võng ngày xanh”, thơ Thanh-Nam, nhạc sĩ Hoàng-Trọng phổ nhạc
(3)- sách “Khảo nghiệm Duy Thức Học” Thích Thắng Hoan tái bản lần thứ hai 1998, Đường Sáng Printing, CA 95112 .
(4)- bài Pháp Thoại ngày 13-03-05 tại chùa Từ Hiếu Huế của HT Nhất Hạnh; (Lá Thư Làng Mai số 29 ngày12-01-2006)
(5)- sách ”biết và thấy (knowing and seeing”) Hoà Thượng Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw, Tỳ Kheo Pháp Thông dịch, bài giảng số 1 tại Đài Loan; hoặc:
- xin xem đầy đủ chi tiết bản Kinh nầy trong cuốn “Giác Niêm Hơi Thở” đã dẫn, phần phụ lục.
(6)- “không nên theo dõi hơi thở đi vào trong thân hoặc đi ra khỏi thân vì làm như vậy, hành giả sẽ không thể hoàn thiện được định của mình. Chỉ cần ý thức rõ về hơi thở ở chỗ nó chạm vào hay tiếp xúc dễ nhân ra nhất, hoặc ở môi trên hoặc quanh lỗ mũi” (sách Biết Và Thấy đã dẫn); hoặc:
- chỉ cần trú niệm (tức là biết) ở nơi chót mũi hay môi trên là nơi hơi thở ra vào. Như người thợ cưa cây xẻ gỗ, sau khi lấy mực xong, không cần để ý tới lưởi cưa đi xuống sâu hay cạn, chỉ chú ý đến lằn mực, chỗ lưỡi cưa lên xuống, điều chỉnh sao cho lưởi cưa không ra khỏi lằn mực ấn định
(sách”Tìm hiểu pháp giác ngộ” tỳ kheo Minh Chánh, trang 63, NXB Tôn Giáo 2004)
(7)- Xin trích dẫn một đoạn trong kinh Hoa Nghiêm: Thiện Tài đồng tử hỏi: “Môn giải thoát nầy làm sao hiện tiền? lam sao chứng đắc? Diệu Nguyệt trưởng giả đáp: “Một người thân chứng hiện tiền môn giải thoát nầy khi nào người ấy khởi tâm Bát Nhã Ba La Mật và cưc kỳ tương thuận; rồi thì người ấy được chứng nhập trong tất cả những gì mà mình thấy và hiểu. Thiện Tài đồng tử lại thưa: “có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát Nhã Ba La Mật mà được hiện chứng?” Diệu Nguyệt đáp: “Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát Nhã Ba La Mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy”. Thiện Tài thưa: “Há không phải do nghe mà có tư duy, và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì? Và há đây không phải là tự chứng ngộ?” Diệu Nguyệt đáp: “Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà chứng ngộ được….”
phannhathieu
Mong có 1,2,3,... trường thiền như vậy ở Việt Nam.
Mong ở khắp mọi nơi có trường Thiền như vậy.
Diệu Minh
Chiều tối nay chính thức chúng tôi mới được diện kiến thầy Hạnh Thức, tôi phì cười thú vị vì tôi hình dung thầy là một ông già hơi lụ khụ như trong bức hình của thầy gửi về cho tôi trước đây... và tôi hơi ái ngại nói với mọi người là thầy cao tăng khoảng chừng tuổi 65 - 70 tuổi, ha ha...

Rất thú vị vì thấy thầy còn trẻ và khỏe mạnh, đầy năng lượng tốt lành hơn là tôi TƯỞNG nhiều, trong tâm tôi thầm nói: đúng là dân gạo lứt có khác... có cả Mai, Thăng, "bé" Ngọc và tôi... sau đó một thầy nữa là đệ tử của thầy Thích Thanh Từ cũng tới, thầy cũng từ trong Nam ra và thầy kể là thầy cũng thường ăn số 7 và nhờ ăn số 7 thầy đã nhập định được 3 lần và mỗi lần mấy giờ...

Thầy đã nói với Ngọc những điều tốt lành về gạo lứt... những điều mà thầy đã tác động tới Lứt (tôi thường gọi Ngọc là Lứt dầu nó chẳng thích điều đó...) làm cho tôi thấy rất là mãn nguyện hài lòng sâu xa...

Khi trở về nhà Ngọc đánh đàn Ooc cho tôi nghe và tôi nói với Ngọc nhận xét của tôi:
- Thầy Hạnh Thức hay nhỉ !?
Ngọc nói:
- Thầy thoải mái
Và nó nhận xét thêm:
- Tâm lý ra phết!

Tôi mới phát hiện ra điều mà tôi hạnh phúc là tôi và Ngọc cùng được học đạo và tiếp xúc với chư tăng... đó là điều mà tôi rất là THÍCH, thích thích...

Hạnh phúc thay được gặp một vị sa môn của Đức Phật, thế mà hôm nay gặp được những hai vị...

Trong 38 Pháp hạnh phúc có một hạnh phúc là thường lân mẫn các vị thiện tri thức để được học hỏi về giáo Pháp...

Lâu lắm chúng tôi mới gặp được một vị thầy như thế...

Kỳ diệu hôm nay thầy Hạnh Thức đã bảo chúng tôi tìm một quán nước và ngồi lại với nhau... và tôi hơi bất ngờ vì cả đời tôi hầu như những chuyện đi ngồi quán nước chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay chưa hết...

Kỳ diệu chư tăng, kỳ diệu Phật Pháp... Lâu lắm Ngọc mới được tiếp xúc với các thầy và các bạn lành như thế... và cô nường cười rõ tươi và cảm thấy rất thoải mái...

Mai cũng mới vừa ở chỗ thầy Minh Hạnh trong Nha Trang ra,
Thầy Hạnh Thức tu ở Pa Auk, và thầy cũng đã từng tới tu ở WRP - Chiang Mai - Thái Lan 2 tháng...

Thăng thì cũng mới ở WRP về nước...

Sau cùng thì cả ông chồng dạy đại học của Mai và cậu con trai xinh xắn tới chào các thầy và gặp gỡ mọi người... con trai Mai cũng như bé Hiền đều rất thích Bãi giữa...

Nhớ ngày nào năm 1986 lần đầu tiên tôi vào SG, mỗi khi tôi nhìn thấy cái đầu trọc và áo thầy tu là tôi đứng ngây người ra nhìn theo cho tới lúc vị đó đi khuất... và sau đó thì tôi chợt tỉnh ra cái thân mình đang đứng như trời trồng giữa phố thị...

Và sau bao nhiêu năm... chính tôi lại trở thành một "thầy tu" gieo duyên ở Miến, tới mức tôi nhìn thấy những cái đầu không trọc tôi đều thấy tởm vì thấy nó cứ bẩn bẩn thế nào... và những cái đầu trọc lốc nhìn sao mà nó quen mắt như thế nhỉ?

Ha ha... hóa ra là nghiệp kiếp trước mà thôi... gặp người tu như gặp những người trong nhà vậy... và gặp những người trong nhà thì như là người dưng!!!!!!!!!!!!!!?????????????

Hà hà...

Chương trình của chúng tôi sẽ gặp gỡ ở Bãi giữa và sau đó đi giảng ở vài nơi và sau đó đi Bãi Cháy - Quảng Ninh... may nhờ có các vị sư mà chúng tôi được dịp đi chơi và đi tu học... chơi chơi học học và học học chơi chơi... thật là tuyệt!

Thầy Hạnh Thức rất là hay tươi cười, thầy có nhiều tâm hỷ...

Thầy Hạnh Thức bảo chúng tôi tìm quán và cùng ngồi lại, cuối cùng thầy thanh toán tiền... Mai dứt khoát đòi thanh toán nhưng thầy không cho ... tôi thì ngồi cười vì thấy thầy Hạnh Thức rất là galăng! vì không phải bỏ tiền ra và được ngồi chơi như thế ai mà chả THÍCH quá ạ, ...

Rất khoái ạ...
ha ha...
Khoái khoái... thích thích... Ngọc nói xấu mẹ sảng khoái vì không hề gặp một lực cản nào... chả có ai phản ứng gì với nó nên nó cảm thấy dễ chịu...

Thầy Hạnh Thức bảo Ngọc: muốn ăn gì thì ăn nhưng nhất định nên hai thứ:
Thứ nhất ăn cơm lứt
Thứ hai không ăn bột ngọt, mì chính...

Tôi sám hối với thầy là tôi ít vào bếp để có được bát cơm lứt ngon nhất... Ngọc bảo: nấu cơm lứt ngon là con ăn mà...

Tôi thấy thầy Hạnh Thức không hề cực đoan và rất thoải mái nên cách đưa Td vào cuộc sống của thầy rất là hay và rất là hay... không bị cực đoan...

Ước gì các bạn cũng gặp được thầy nhỉ?
Diệu Minh
Sáng nay Lan nhắn tin cho tôi nội dung:
Với nnững phước báu thanh cao mà con đã trong sạch làm đây, mong sẽ có một vị minh sư đến Hà Nội trong tháng 9 này. Sadhu! Lành thay!

Và sau khi tôi nhắn tin sẽ mời thầy HT ra thăm Bãi giữa trồng rau sạch... thì Lan nhắn lại:
Hoan hỉ quá! Sáng em vừa nguyện đã có sư đến rồi...

Thầy Hạnh Thức có duyên với Hà Nội rồi mặc dầu có gặp trục trặc một ít do tôi vọt đi Sapa mấy ngày... nhưng những chương trình tiếp sau sẽ diễn ra rất là vui và vui vui vui... mọi người chờ thầy tới để cùng đi Hạ Long ra chỗ cô Viên Giác đã mời lâu nay...
Diệu Minh
Sáng mai chủ nhật vào lúc 8 giờ bắt đầu ngày tu tập hàng tuần của chùa Đình Quán như thường lệ; sư thầy Tịnh Quán có nhã ý muốn mời thầy Hạnh Thức về chùa Đình Quán ngày mai... tôi đang e ngại trời quá nắng mà ở Bãi giữa thì nóng lắm vì toàn là nhà lá và hơi thiếu cây xanh, Bãi giữa chỉ lý tưởng những ngày đẹp trời... cho nên tôi nhận lời ngay và chúng ta thay vì gặp nhau ở Bãi giữa sẽ gặp thầy và gặp bạn ở chùa Đình Quán tham gia một ngày tu học, thầy Hạnh Thức sẽ chia sẻ kinh nghiệm về tu tập của thầy và kinh nghiệm Thực dưỡng của thầy...

Sadhu! Lành thay!
UPani
QUOTE(Diệu Minh @ Aug 29 2009, 11:22 AM) *
Sáng mai chủ nhật vào lúc 8 giờ bắt đầu ngày tu tập hàng tuần của chùa Đình Quán như thường lệ; sư thầy Tịnh Quán có nhã ý muốn mời thầy Hạnh Thức về chùa Đình Quán ngày mai... tôi đang e ngại trời quá nắng mà ở Bãi giữa thì nóng lắm vì toàn là nhà lá và hơi thiếu cây xanh, Bãi giữa chỉ lý tưởng những ngày đẹp trời... cho nên tôi nhận lời ngay và chúng ta thay vì gặp nhau ở Bãi giữa sẽ gặp thầy và gặp bạn ở chùa Đình Quán tham gia một ngày tu học, thầy Hạnh Thức sẽ chia sẻ kinh nghiệm về tu tập của thầy và kinh nghiệm Thực dưỡng của thầy...

Sadhu! Lành thay!


Ôi hay quá!!!!!! Lần này được nghe pháp thầy Hạnh Thức.
Hi vọng thầy Hạnh Thức và cô Trâm sẽ phổ biến phương pháp thực dưỡng để nhà chùa từ nay cho đại chúng ăn cơm gạo lứt thumbsup.gif , chứ chùa ĐQ cháu thấy các buổi thọ trai toàn là cơm gạo trắng mà thỉnh thoáng lai còn có luôn cả hoa quả sau bữa ăn nữa.
UPani
Phải được nghe trực tiếp lời nói có sức nặng như của sự Thầy hay của nhà thực dưỡng thế này thì mọi người mới mạnh mẽ nghe theo chứ nhiều người biết ăn gạo lưt tốt nhưng vẫn chưa thực hiện.
Ôi sao cái trang web này hay thế th_038.gif

Diệu Minh

Thầy Hạnh Thức và thầy Thông Châu giảng về Đạo Phật và sức khỏe ở chùa Đình Quán


Hai thầy thăm Bãi giữa vào một chiều đẹp trời...





Cùng đi thăm bờ bên kia của dải Bãi giữa...



Ngày 14 âm lịch thầy Hạnh Thức sẽ tới giảng ở chùa Hưng Kí

Phong trào Thực dưỡng của Hà Nội và các tỉnh phía bắc đang triển khai về chiều sâu lẫn chiều rộng, và hiện nay Phong trào gạo lứt mới chính thức bắt đầu bừng lên ở các tỉnh phía bắc... đúng như những gì ông Ngô Ánh Tuyết tiên tri từ 1986... khi ấy tôi mới 27 tuổi...

Cách giảng về gạo lứt của thầy Hạnh Thức dễ làm cho mọi người thâm nhập hạt gạo lứt và lìa bỏ bột ngọt và các kiểu thức ăn dùng bột ngọt... kể cả bột ngọt có trong gia vị Hải Châu...

Thầy Thông Châu vốn là giáo viên toán cấp 3, thầy chuyên gia ăn số 7 và thầy đã nhập thất mấy lần mỗi lần vào định mấy giờ... làm nức lòng bá tánh...
Diệu Minh
Những hình ảnh của thầy Hạnh Thức hôm nay tới giảng ở chùa Hưng Ký nhân dịp Lễ Vu Lan:













Có cô Lý và những bạn trẻ đang nhịn ăn ngày thứ 12, ngày thứ 8 cũng đủ sức để tới tham dự cùng mọi người: đi xe máy 20 km và về lại nhà bà Lý 20 km... (quên không chụp ảnh kỷ niệm các bạn với thầy Hạnh Thức... nhất là anh chàng đang nhịn tới ngày thứ 12 .... da mặt như là da em bé, trông như là đánh phấn...)

Cô Lý hôm nay thi triển nồi cơm gạo lứt nấu sẵn mang từ nhà tới chùa để cúng thầy... chúng tôi đem cơm đó cúng cho nhà chùa ăn để giới thiệu về Thực dưỡng...

Anh chàng Long mới nhập thất ở đâu đó hôm nay cũng xuất đầu lộ diện trông trẻ và đẹp hẳn ra tới cả chục tuổi... long lanh thế gái nó lại thèm đây!

Còn chàng Thăng thấy thế thì cũng bắt đầu nổi khoái lên và sắp xếp sẽ về thăm nhà bà Lý cùng ông bác mình trong vài ngày tới... anh chàng này đi tu và đang chờ đủ duyên là xuất gia và đang loay hoay về vấn đề sức khỏe; chàng kể là cơm lứt ngâm gạo từ hôm trước hôm nay nấu lên ăn thấy cái bụng lình xình ngay... tôi bảo ngâm lâu làm hạt gạo bị âm... và tôi đưa ngay một quả mơ lâu năm cho anh chàng ngậm... lát sau anh chàng nói với tôi: thấy người khác hẳn... kỳ diệu thay âm và dương... anh chàng thực chứng sự thực về a xít và kiềm về âm và dương.

Hôm nay tôi vào bếp đạo diễn món ngưu bàng xào cà rốt rắc lá chanh... mọi người ăn khen ngon lành... nhưng thấy nhà chùa bưng mâm cơm lên để mời thầy... có hoa quả, cuối bữa ăn có mấy miếng mà sau đó oải quá phải đi nằm ngủ ngay... một lúc sau ngồi dậy ngậm quả mơ lâu năm mới tỉnh queo trở lại... ha ha... âm và dương... ha ha A xít và Kiềm...

Buối nói chuyện của thầy Hạnh Thức ở chùa Hưng Ký thành công tốt đẹp... bầu khí ở chùa Hưng Ký vượng khí dương khí khá tốt.

Tuy nhiên chất lượng chính lại là những lúc được ngồi trò chuyện gần gũi với thầy; nhóm Phật tử đã được sống những khoảnh khắc tốt đẹp khi có sự hiện diện của chư tăng.

Chúng tôi cúng dường thầy 2 triệu, thầy nhận, và thầy đã cho lại toàn bộ; thầy còn cho chúng tôi 100 USD để gây dựng phong trào...
Thầy Hạnh Thức rất là thông minh và trầm tĩnh, giọng của thầy rất là trầm... hiếm khi tôi gặp một vị thầy oai nghi và trầm tĩnh mát mẻ như vậy...

Thầy bảo chúng tôi là lấy tài liệu về Thực dưỡng: giá trị của gạo lứt, và tác hại của bột ngọt...

Tôi bảo Long làm và gửi email cho tôi... cũng không để tâm lắm, và cứ thế để nguyên in ra... thầy chê ngay là làm như thế không rõ ràng ... vì chàng Long đặt tên là: gạo xát trắng, bột mì trắng và tác hại của bột ngọt... thầy bảo phải tách ra làm 2 phần cho rõ ràng:
phần thứ nhất là I - Lợi ích của gạo lứt
II. Tác hại của bột ngọt

Tôi nhắc lại với Long điều đó, chỉ một chút thiểu trí ... trí tuệ không vận hành... mà một việc làm không tốt đẹp... anh chàng Long thì âm hơn thầy... cho nên không mạch lạc và sáng suốt ... được như thầy.... tôi rất kính nể thầy cái chi tiết đó ... và hôm nay chúng tôi đã phân phát cái tờ giấy ghi về giá trị của gạo lứt... với cái tiêu đề không mạch lạc rõ ràng như vậy.

Tôi thầm tự hứa sẽ cho sửa lại ngay và sẽ để sẵn ở nhà và để phân phát cho các nơi...

Năng lực làm việc yếu kém... tác dụng bị thiếu tốt đẹp đi liền kề... tôi vô cùng hạnh phúc vì thấy có những bậc thầy rất giỏi cả về Phật Pháp và Thực dưỡng tới mức đó... thầy Hạnh Thức cùng đại chúng niệm Phật rất là hay, giọng của thầy rất là hay... hôm nay thầy còn hát cho Phật tử nghe nữa... lúc đó tôi ở dưới bếp... hôm nay cái loa của nhà chùa có vấn đề... thày Hạnh Thức ra Hà Nội gặp khá nhiều duyên lành, tuy nhiên cũng gặp cả chướng duyên nữa... cuối cùng kết quả tốt đẹp hơn là tôi tưởng và thầy chia tay tụi tôi vui vẻ phấn khởi...

Chúng tôi cầu mong có ngày được gặp lại thầy trong bầu khí thịnh vượng hơn...

Tuần tới nhà tôi bắt đầu có phòng trống để các bạn ở các nơi có thể có chỗ ăn ở (1,2 người)... lập tức có một cú điện của một người nữ ở Bình Dương xin ra Bắc, tới nhà tôi vài ngày... tôi cười mời luôn là ra có chỗ ăn ở... xin mời các bạn tới chơi nhá... có thể tới ở Bãi giữa, có chỗ cho 3-7 người ở được trong mùa thu này.


Diệu Minh
Trong bài nói chuyện hôm nay thầy Hạnh Thức đưa ra một nghịch lý của các nhà tâm linh thế giới:

Có hai nghịch lý lớn trong một số nghịch lý đã được tổng kết:

Khi mà cuộc sống ngày càng liên thông nhanh chóng bằng vi tính... internet... trên khắp thế giới thì quan hệ con người với người hàng xóm với những người trong gia đình thiếu đi sự liên thông... chúng ta ngày càng co cụm lại và chỉ mở lòng với internet ????

Nếu có gì cần hỏi thêm, xin liên hệ với thầy Hạnh Thức: 01668447686
Diệu Minh
Thầy Hạnh Thức nhận xét về tình hình Thực dưỡng ở VN:

Ở nước ngoài hễ có người ăn chay là người ta tìm gạo lứt để ăn, còn ở mình? thì thiếu thông tin, tức là còn ấu trĩ về ăn chay quá...

Thầy ở chùa - thiền viện Sùng Phúc mấy hôm... mà thầy cũng không "đánh đổ" được sự tham ái với mì chính của mấy thầy ở đó...

Tôi cười nói: có một thứ thay thế mì chính của môn phái chay phi Td là bột nêm nấm, con nhận thấy mùi của nó giống mùi thuốc ở bệnh viện, và mầu của nó thì giống mầu của bột mì trắng...

Và Thực dưỡng cũng có một thứ thay thế mì chính là bột nêm kombu - sittake rất ngon ngọt nhưng hơi mắc và nó quân bình âm dương và tốt nhất...

Như thế thầy Hạnh Thức đã tới ở chùa Sùng Phúc và đi nói chuyện ở hai nơi có nhiều người tu học nhất Hà Nội...

Nhưng tôi nhận thấy cái duyên sâu của thầy lại là với nhóm bạn Td của chúng ta...



Diệu Minh
Thầy Hạnh Thức đang ở Đà Nẵng, thầy vừa nhắn tin cho tôi là hôm nay thầy gặp anh Nguyễn Minh Thái, chị Thảo... ở quán chay Thực dưỡng Đà Nẵng tên là THỞ và chủ nhật tới thầy sẽ nói chuyện về Td ở đó... mời bá tánh tới tham dự nhá.

Ai có đặc sản gì (tinh thần và vật chất) mang theo mời mọi người cùng ăn...

Diệu Minh
Thầy Hạnh Thức thấy bé Ngọc bị cận, thầy bảo con có muốn hết cận không thầy bảo cách cho, Ngọc bảo: không! (Bó tay!) biết chưa đủ, biết chưa đủ duyên để giúp đời mà đời phải muốn được giúp thì mới giúp được.

Tôi tri ân tấm lòng của thầy Hạnh Thức với con gái tôi.... thấy tôi kể tội Ngọc lười ăn cơm lứt, thầy bảo tôi cách nấu cho thật ngon, Ngọc đồng ý ngon thì sẽ ăn ... thầy còn bảo: để thầy nấu cơm lứt cho con ăn nhé với Ngọc... tôi thầm tri ân ân nghĩa của vị thầy...

Ôi bao giờ tôi được nghe câu đó ở các vị thầy tổ của chúng ta?
Lần đầu tiên tôi nghe được từ thầy Hạnh Thức... nói thầy sẽ nấu cơm lứt cho ăn.... ôi Tam Bảo...

Một vị đại đức tri thức giản dị tới mức như thế? thầy như là dân tây ba lô... thầy giản dị như là chân lý thầy luôn lo tốn tiền của Phật tử... sao mà quí hóa như thế nhỉ?

Trong khi bao vị thầy khác quan cách lỉnh kỉnh và ô tô đưa đón... long trọng... mà sao tôi thấy vẫn xa vời vợi ...
Diệu Minh
Thầy Hạnh Thức hôm nay nói chuyện với khoảng 80 người bạn gạo lứt trong đó có các vị chư tăng ni của các tỉnh lân cận về quán THỞ ở Đà Nẵng tham dự, thầy gọi di động cho tôi từ cuộc gặp gỡ đó, giọng của mọi người rất là vui vẻ...

Tôi gặp lại thầy Thông Nhã ở đó... và tôi có hỏi xin địa chỉ của các thầy để gửi thùng quà Thực dưỡng dana cho các miền hữu duyên...

Giọng Thảo vui vẻ trong điện thoại khoe là mọi người hoan hỉ lắm cô ạ...

Thảo kể là có quay video cuộc nói chuyện và sẽ gửi ra HN cho tôi...
Vien Linh
VL cũng hân hạnh có mặt trong buổi toạ đàm về DS tại ĐN , nhân dịp thầy Hạnh Thức thăm Quê hương

Buổi toạ đàm khá đông , nghe nói vượt hơn gấp đôi dự kiến ban đầu ( khoảng 100 người )

Quán Thơ (?) tổ chức rất dễ thương , khách mời của bác Huỳnh hữu Trân lại rất dễ mến , thầy Hạnh Thức rất ...bình dân --> kết quả ...ngoài mong đợi

Buổi toạ đàm diễn ra trong sự lắng nghe , cho dù có rất đông mhững lão thành thực dưỡng và quí thầy , quí ni sư ...

Thời lượng dành cho thầy Hạnh Thức nói chuyện quá ngắn , nhưng cũng vừa đủ để cảm nhận tính cách của Thầy , rất nhiều người đánh giá cao ,điểm này

Có những ý tưởng mới trong "cách nhìn "về PP DS , Rất được nhiều người đồng cảm xẻ chia

Cũng nghe nói , cô Trâm đã khích lệ rất nhiều cho buổi toạ đàm này

Mọi lời cảm ơn sẽ là khách sáo , nên xin được nói rằng :

" ĐN cũng nên thơ lắm các bạn ạ ! "

VL
Diệu Minh
VL có được tặng quyển Thiền Ăn không ạ?

Đà Nẵng mạnh hơn HN rồi nha, HN thiếu không gian để hội họp kiểu như thế, mơ mãi chưa tới ... ngày!

Trước đây 5 năm thì đông vui nhộn nhịp lắm... từ ngày đi Miến về, chú trọng Thiền hơn nên Td yếu đi...he he... lần này đi Miến về thì phải lấy lại phong độ!

Quán Thơ hay Thở mà chứa được cả 100 người ?
Nhóm này mời "Cô Trâm" vào thăm đã nhiều lần... sẽ có ngày tái ngộ, vì mấy bạn này cũng có ra HN... đông tay vỗ nên kêu, chí ít có 2 người trở lên... thì làm gì cũng bớt vất vả, khi guồng máy đã quay thì mọi chuyện đều ổn và có thể đi gây dựng cơ sở mới...
Vien Linh
QUOTE(Diệu Minh @ Sep 14 2009, 03:00 PM) *
VL có được tặng quyển Thiền Ăn không ạ?

Đà Nẵng mạnh hơn HN rồi nha, HN thiếu không gian để hội họp kiểu như thế, mơ mãi chưa tới ... ngày!

Trước đây 5 năm thì đông vui nhộn nhịp lắm... từ ngày đi Miến về, chú trọng Thiền hơn nên Td yếu đi...he he... lần này đi Miến về thì phải lấy lại phong độ!

Quán Thơ hay Thở mà chứa được cả 100 người ?
Nhóm này mời "Cô Trâm" vào thăm đã nhiều lần... sẽ có ngày tái ngộ, vì mấy bạn này cũng có ra HN... đông tay vỗ nên kêu, chí ít có 2 người trở lên... thì làm gì cũng bớt vất vả, khi guồng máy đã quay thì mọi chuyện đều ổn và có thể đi gây dựng cơ sở mới...

Có cả Thiền khách đa tình ...

VL thích chữ thơ hơn nên để là thơ hỏi (?) Toạ đàm ở tầng 3 ...ngồi rất chật nhưng trong cái nóng có thêm cái ấm .... ngồi hết cả hành lang và doạn trên cầu thang ... cái chật nào mà không biểu hiện giá trị của sự khát khao ?

Hy vọng sẽ tổ chức định kỳ hằng năm ( chỉ hy vọng...còn tuỳ )
Xin cám ơn "Thiền ăn" nhiều nhé
Diệu Minh
- Dạ không có gì ạ!

Tôi nhớ bà nội tôi mỗi khi ai tạ ơn điều gì bà thường nói câu đó và bà còn thường nói: "Dạ không dám ạ!" mỗi khi ai chào bà (?), tôi cũng không hiểu sao có người chào bà lại đáp như thế ? ông bà nội theo đạo Thiên Chúa và là con chiên thuần thành!
Diệu Minh
Tram oi,
Hom truoc Thay dem trong phong duoc tren 80 nguoi thoi, nay nghe noi ho den sau, dung chat ca hanh lang phia ngoai, thi chac la phai 100 nguoi nhu anh Vien Linh noi tren mang do.
Moi ba con tham trang nha Thuc Duong:
http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...&#entry8640

Quan Tho cua Thao rat xinh, lai co thien duong tren lau, co kha nang chua duoc 100 nguoi, that la mot dia diem ly tuong qua!
Thay cam on Tram va nhom Gao Lut Hanoi rat nhieu trong chuyen di vua qua cua Thay. That kho quen qua Tram a.
Thay cung duoc dien thoai cua thay Vien Thoai, noi thay da ra Hanoi hom kia. Khong biet ra sao. De Thay goi lai cho Thay ay thu. May dien thoai di dong cua Thay may hom truoc mua am uot qua, nen bi hu, khong hien ra chu nua. Nhung no "rat khon" la nguoi ta goi toi thi duoc (nhung chang biet ai goi, chi khi nao hoi"ai do". duoc tra loi thi moi biet!).

Vai hang tham va chuc Tram, cung tat ca ba con Gao Lut minh ngoai do, Nga. Thang, Long, chi Ly, be Ngoc,... van su kiet tuong nhu y
Mo Phat
Diệu Minh
Thầy Hạnh Thức:

thanhthuc@gmail.com; di động: 01668447686
home

Cô ơi đây có phải Thầy Hạnh Thức không ạ

nguồn: http://www.linhthuu.de/ThoBat_HG.html
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.