Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Mắt của kẻ ác = Tam bạch đản
Thực Dưỡng > Góc thư giãn > Khám phá bản thân
Trang: 1, 2
Diệu Minh
Tiên sinh Ohsawa mỗi khi gặp người lạ thường làm 3 điều:

1. Bấm mạnh vào làn da tay giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ
2. Nhìn đôi tai
3. Quán sát đôi mắt người này
Nếu nghe tiên sinh phán "Sapaku" tất là cuộc đời người này không mấy yên ổn và có lẽ trong những ngày, tháng, năm tới đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn bi thảm, vì những cơ năng tâm linh gần như mất dây liên lạc mật thiết với thế xác và toàn thể cơ cấu của người này đã mất quân bình.
Nhưng:
Tất cả chúng ta đều là tam bạch đản, ít hoặc nhiều.
Làm sao bây giờ ?



Sau đây là quyển sách quí đó:
Diệu Minh
Luôn luôn tự quan sát mắt mình và mắt người để chỉ ra những rối loạn thân tâm của người khác để nhắc nhở họ, tôi đã gặp nhiều người tam bạch đản, tôi thường tặng họ quyển sách "Thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt", mỗi khi tôi thấy những người trong nhà mà bị tam bạch, tôi thường nhắc nhở và cảm thấy không an toàn, thời gian sau những người đó bị bệnh hoặc hay gặp những điều rủi do... bạn hãy nhắc nhở những người có cặp mắt lồi và tam bạch, cứ nhắc nhở họ, nếu họ không nghe lỗi không phải tại bạn...

Cơ chế mắt lồi và tam bạch:- Nghiệp xấu, và thức ăn quá âm.

Hãy thay đổi thức ăn để thay đổi nghiệp, đây là con đường khó khăn nhưng lại nhanh nhất.

babelon
Cháu bị âm toàn diện, hic hic. Cháu đang ăn gạo lứt để trị bệnh được 3 ngày rồi, sao thấy đói và khát wa'. Mong là sẽ hết bệnh tam bạch đản
UPani
Uầy cô ơi. Răng hô với răng chìa vào thì phải đi nắn chứ ăn thực dưỡng làm sao quân bình được?!
UPani
Chắc những người tướng đẹp thì quân bình nhỉ!
Vien Linh
" Hữu tâm vô tướng , tướng tự tâm sinh

Hữu tướng vô tâm tướng tùng tâm diệt "

Như vậy xem ra cái tâm quan trọng hơn ; Quân bình cái tướng mới chỉ là ngọn ,quân bình cái tâm mới là gốc rể của mọi vấn đề
Diệu Minh



Hai mỹ nhân người Hoa...

Mắt này vừa sếch ngược vừa tam bạch tới mức khó tin... bên trái là gương mặt thật, bên phải là giả (vì trang điểm)
Mắt như vậy không có đủ dương lực để "giữ" lại những người tình, âm thịnh quá. Nghe nói cô này cho tới nay vẫn chưa có ý trung nhân bền vững!
Tướng mạo kinh quá ...
Bạn đừng để cho mình bị tam bạch như thế.
Diệu Minh


Hung thủ giết người hàng loạt Trần Nguyễn Minh Phương - mắt tam bạch nặng!
muvitinh

ca sĩ Trí Hải nổi tiếng với bài hát "mặc kệ người ta nói" , chết trong tù vì bệnh phổi và bệnh gan ở tuổi 22
muvitinh

đạo diễn Huỳnh Phúc Điền , mất ở tuổi 39 vì ung thư gan
niemphat
Thank co TRAM,nhieu lan soi qua guong thay minh tam bach tang cung nang qua,gio con cung dang an theo thuc duong cho duong lai(cho nam tinh chut).
niemphat
Sach de tai tuong so trong duong sinh nhiu khong co TRAM? smile.gif
Diệu Minh
Có quyển nổi tiếng: "Gương mặt bạn không bao giờ nói dối" đấy, cháu đọc chưa?
Sách Thực dưỡng nhắc tới đề tài này khá nhiều: như là quyển "Làm thế nào để sống vui", ... xem quyển gần đây mới dịch lại"
"Thuyết giảng và giao lưu" của tiên sinh Ohsawa, do ông Huỳnh Văn Ba dịch.

Tôi vừa gặp 2 người nam còn khá trẻ: họ khá cao, có lẽ tới hơn 1,7 mét... nhưng cả hai đều mắt bé và một mí...
Vậy là sao?
Là thân thì âm, và mắt thì quá dương!

Bạn hãy nhìn ngay vào mắt của một người... có những cặp mắt rất là đáng sợ... nó cứ long lên sòng sọc... vì người đó đang ăn quá nhiều thịt và gan bị quá tải... mắt chủ gan... cho nên ánh mắt như "đâm người"... họ rất là sắc xảo, như mắt mèo hoang dại... nhưng khi nào họ bình thản... ánh mắt lại dịu lại... mắt chủ thần... cho nên cái "khí" của mắt nó cũng biến thiên theo trạng thái tâm của họ nữa, thức ăn xấu... nhất là dư đạm động vật... nhất định họ sẽ "nổi điên" bằng cách nào đó... hay là đi vô nhà nghỉ để "giải quyết" hay là sinh ra những bé tự kỷ... hoặc cầm dao, cầm súng giết người... đủ các kiểu của "dư thừa năng lượng trược"...

Có những ánh mắt thì lãnh lẽo vô hồn, NÓ quá lạnh, mắt vô hồn, không có thần...thần khí ám thì người đó không thể thông minh.
Diệu Minh
QUOTE(babelon @ Jun 4 2009, 11:57 AM) *
Cháu bị âm toàn diện, hic hic. Cháu đang ăn gạo lứt để trị bệnh được 3 ngày rồi, sao thấy đói và khát wa'. Mong là sẽ hết bệnh tam bạch đản


Cách đây nhiều năm tớ cũng bị tam bạch nhẹ, nhưng tớ cũng buồn với cái cặp mắt của tớ lắm... rồi ngày hôm nay, soi gương thấy tướng đó đã chuyển...
Có lần tớ nhìn thấy bà mẹ tới mắt tam bạch nặng... nhưng chỉ "để đó" chả ngờ năm đó bà suýt chết 2 lần khá nặng... vì bà ăn chay theo cách của môn phái Thanh Hải... ăn những thứ bỏ nhiều mì chính khoái khẩu... may có mấy đĩa của thầy Tuệ Hải năm 2006 "đi" ra HN , nếu không thì hết thuốc chữa... khi đó tớ mới giật mình là tam bạch thì nguy hiểm thế...
Có lần có cô gái tới nhà tớ, tớ thầy mắt cô ta tam bạch nặng...tớ góp ý và cho luôn quyển sách của tiên sinh Ohsawa...nhưng tớ nghĩ cô ta chả thèm xem... vì coi thường cả người cho sách!

Tớ gặp một vị thầy khá vui tính và thông minh... tớ thấy "ngài" bị tam bạch quá nặng (ngài ăn chay)... tớ bèn mang quyển sách đưa tận tay... và sau đó tớ thấy vị thầy bắc tông đó cứ né tớ... hiện đang học ở Học viện Phật giáo Sóc Sơn... các bạn mà biết "xem tướng"... các bạn cũng chả chuyển hóa được ai, hi... con người rất là bản ngã và bảo thủ.
Dứt khoát TA không thể sai, TA luôn luôn đúng!
Diệu Minh
Diệu Minh

Mắt có hai đuôi mắt cụp xuống trong tướng học gọi là quỉ nhãn, và thêm tướng tam bạch nặng... sao không thấy có ai báo động điều này cho những người mắt tam bạch nhỉ?
Diệu Minh

Hoa hậu VN năm 2000: Phan Thu Ngân, mắt tam bạch trước hay sau khi đăng quang?
Mũi hơi nhọn, cằm nhọn...
May còn được gương mặt hiền và tai dính sát đầu...

http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Hoa-hau/2010/10/3BA21752/
LIOVI
Mắt tam bạch đản thời nay quá nhiều , đây có thể là một sự báo trước cho một cộng nghiệp toàn cầu

Nhưng khi xem tướng tai của các trẻ em từ 10 tuổi trở lại , đa phần đều tốt đẹp hơn thế hệ cha mẹ chúng rất nhiều

Hãy chờ xem !
Diệu Minh
Tên tam bạch này đã giết cả hai cha mẹ rồi ngay sau đó mở tiệc ăn mừng....?



http://vtc.vn/311-294424/quoc-te/thieu-nie...o-tiec-mung.htm
Diệu Minh


Đây không những tam bạch thượng mà còn là tứ bạch - kiểu mắt ít gặp - cũng là kiểu mắt của người dại nhiều hơn khôn... các cụ gọi là "mắt trắng dã"!

Mặt người này bị hỏng hai nơi: mắt và tai... còn lại khá đẹp....
Diệu Minh


Hitle (ảnh phải) có mắt tam bạch này!
Diệu Minh
Ăm thịt đồng loại? những người mắt tam bạch... tại sao không ai để ý tới những chuyện NHỎ như là chuyện mắt tam bạch????
Tại sao?
Những kẻ thủ ác, những người chết bất đắc kỳ tử... đều mắt tam bạch... làm sao loan báo tin này ra cho cả hành tinh biết nhỉ?

http://laodong.com.vn/Quoc-te/Rung-ron-vu-...phong/67037.bld
home
nguy hiểm thật
Diệu Minh


Hoa hậu Mỹ Xuân - hoa hậu tú bà! Mắt tam bạch...
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/74945/my-xu...m-2-500-do.html

Các vị ban giám khảo đừng chấm điểm cho những cô mắt tam bạch nhé.

Các cụ đã có câu: Người khôn con mắt đen sì, người dại con mắt nửa chì nửa thau (chắc có cả tam bạch!)
hoa sen ben ho
Cô ơi, có phải nhìn mắt mình có thể thấy được tình trạng tâm lý của một người - việc sử dụng phước báu trong đời của người đó (tay to mà ăn đến nỗi tam bạch thì hết phước)

Hay là nếu nhìn thấy mắt đen tốt thì biết việc người đó đang làm là đúng?




Mắt người này khá tốt đó chứ, nhưng đây là người đã xã súng giết chết 69 người ở Na Uy. Tướng tai tốt, vầng trán rộng, pháp lệnh rõ ràng!

Cháu đã sống và tiếp xúc với nhiều người, có người mắt tam bạch nhưng vẫn tốt bụng, sống ôn hòa - nhưng có người mắt tốt đen thui nhưng lại làm ra nhiều chuyện không hay. Hay là việc người đó làm tốt quá đến nỗi ta không nhìn ra (các vị bồ tát hay làm những chuyện nhân duyên đại sự trong đời mà người đời không thể nào bàn tính?)

Hì, bàn cho vui tí
giangnoel
Cô Trâm ơi,
Giờ mới để ý, mắt cháu hơi lạ, bị tam bạch ở bên mắt phải
bị lệch 1 bên vậy thì có sao không? Do cơ thể bị âm hay dương vậy cô?
Diệu Minh
QUOTE(hoa sen ben ho @ Jun 7 2012, 02:28 PM) *
Cô ơi, có phải nhìn mắt mình có thể thấy được tình trạng tâm lý của một người - việc sử dụng phước báu trong đời của người đó (tay to mà ăn đến nỗi tam bạch thì hết phước)

Hay là nếu nhìn thấy mắt đen tốt thì biết việc người đó đang làm là đúng?


Mắt người này khá tốt đó chứ, nhưng đây là người đã xã súng giết chết 69 người ở Na Uy. Tướng tai tốt, vầng trán rộng, pháp lệnh rõ ràng!

Cháu đã sống và tiếp xúc với nhiều người, có người mắt tam bạch nhưng vẫn tốt bụng, sống ôn hòa - nhưng có người mắt tốt đen thui nhưng lại làm ra nhiều chuyện không hay. Hay là việc người đó làm tốt quá đến nỗi ta không nhìn ra (các vị bồ tát hay làm những chuyện nhân duyên đại sự trong đời mà người đời không thể nào bàn tính?)

Hì, bàn cho vui tí


Người này có đầu mũi nhọn là người "không hiền", nhân trung nông, gần như không có lông mày, khoảng cách giữa hai mắt quá gần là người "rất dương" (ích kỷ)... có cả những tướng ẩn nữa, cô chưa rõ hơn... chỉ tạm tổng kết lại... những điều tiên sinh nói về mắt tam bạch...
Diệu Minh
QUOTE(giangnoel @ Jul 10 2012, 09:24 AM) *
Cô Trâm ơi,
Giờ mới để ý, mắt cháu hơi lạ, bị tam bạch ở bên mắt phải
bị lệch 1 bên vậy thì có sao không? Do cơ thể bị âm hay dương vậy cô?

Dầu bạn là ai, tướng mạo ra sao, không quan trọng, quan trọng là bạn đã biết tới Td để thay đổi số phận và biết tới Tam Bảo để thay đổi số phận nữa lại càng nhanh phúc lạc hơn cũ... hi...
BAS
QUOTE(hoa sen ben ho @ Jun 7 2012, 02:28 PM) *
Cô ơi, có phải nhìn mắt mình có thể thấy được tình trạng tâm lý của một người - việc sử dụng phước báu trong đời của người đó (tay to mà ăn đến nỗi tam bạch thì hết phước)

Hay là nếu nhìn thấy mắt đen tốt thì biết việc người đó đang làm là đúng?




Mắt người này khá tốt đó chứ, nhưng đây là người đã xã súng giết chết 69 người ở Na Uy. Tướng tai tốt, vầng trán rộng, pháp lệnh rõ ràng!

Cháu đã sống và tiếp xúc với nhiều người, có người mắt tam bạch nhưng vẫn tốt bụng, sống ôn hòa - nhưng có người mắt tốt đen thui nhưng lại làm ra nhiều chuyện không hay. Hay là việc người đó làm tốt quá đến nỗi ta không nhìn ra (các vị bồ tát hay làm những chuyện nhân duyên đại sự trong đời mà người đời không thể nào bàn tính?)

Hì, bàn cho vui tí


Miệng người này rất dương thì chế độ ăn bình thường phải là dương, mà lông mày lại ít là do ăn quá thặng thực phẩm dương trược (hại thận) Trán lại hói cao là 1 dấu hiệu thặng âm, nhưng phối với miệng thì thứ thặng âm này không thể là thực phẩm, có lẽ là loại hóa chất nào đó. Tai ép sát đầu nhưng không có thùy châu, luân quách phản. Nếu tướng diện có cả những nét cực âm phối với cực dương thì phải đoán là thần kinh có vấn đề. Ngoài ra, ảnh chụp khi ngẩng cao mặt thì khó đoán là có tam bạch hay không vì lúc đó nhãn cầu có khuynh hướng chúc xuống, khe mắt anh này lại nhỏ, đồng từ có trôi lên cao thì cũng không lộ lắm
giangnoel
Tấm hình này là chụp ở góc độ thấp chụp lên, nên ko chính xác đâu cô Trâm ơi.
Với lại cháuthấy đa số mọi người đều bị tam bạch đản (ít hay nhiều), kể cả những người nổi tiếng, giàu có, chức cao.
nên quan niệm bị tam bạch đản thì sẽ chết yểu hoặc xui xẻo, gì đó, không chính xác. những trường hợp chọn ra cũng chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp. bị tam bạch thì cho đó là nguyên nhân. Không bị tam bạch thì tìm đặc điểm xấu khác để giải thích.
Cháu xin có 1 chút góp ý như vậy thôi
Diệu Minh
Thì tiên sinh chả nói tất cả mọi người đều là sanpaku mà, ông này chụp từ dưới lên, nhưng ông đó không ngước mắt lên, góc chụp không quan trọng, quan trọng là ông bị mắt tam bạch và không đều, hai mắt không đều gọi là mắt thư hùng... phần trắng lộ nhiều là người "không khôn"...

Nếu là mắt đã bị tam bạch khá khá thì dầu chụp từ trên xuống cũng vẫn nhìn thấy đó là mắt tam bạch... trẻ em ngày nay hầu như bị cận, cận rất gần với tam bạch, do ăn nhiều thức ăn âm, hóa chất trong thức ăn làm cho mắt trợn lòi lên tất cả ...ôi...
Diệu Minh
http://dantri.com.vn/c170/s170-645728/vu-s...hieu-phu-nu.htm



Theo tướng học, mí mắt phía dưới của người này mọng lên là thận khí và thận bị HỎNG rồi, dâm đãng thế thận làm sao khỏe?
Thận mà không khỏe, có gì vui sướng?

Nhiều bồ cũng không sướng đâu nha, chỉ có nhiều sati mới khẳng định là có thể SƯỚNG mà thôi...
viethoang
đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt quan trọng thiệt, nhưng cái đầu mạnh có thể cứu vãn đc đôi mắt, ví dụ như osho chẳng hạn, hi
cũng như TS Ohsawa mà không phải là cái đầu mạnh thì còn cái gì vào đây nữa rolleyes.gif
Diệu Minh


Mắt một mí không đĩ thì gian, các bác có thể giải thích theo âm và dương được không?
http://dantri.com.vn/phap-luat/ha-noi-came...-may-677067.htm
justmevn
:)) Vậy người châu Á đa phần là đĩ và gian.
Diệu Minh


Diệu Minh
http://dantri.com.vn/su-kien/chan-dung-ten...biet-737324.htm



Tên cướp khét tiếng với bài báo trên là sao?
Hắn có con mắt một bên to một bên nhỏ tướng học gọi là mắt thư hùng?- một mắt to một mắt nhỏ hơn!?

Tôi không hiểu thư hùng là gì chỉ NHỚ như thế gần 30 năm nay đọc trong sách tướng...
justmevn
Đa phần mắt ai cũng không đều nhau cả mà.

Cướp khét tiếng thì có sao? Đồ đệ của Phật còn từng là kẻ giết người khét tiếng cơ mà: chiến tích 999 vành tai biggrin.gif
tusen

oi sao mà " béo" như Âm vậy???

http://www.nguoiduatin.vn/tiec-ma-tuy-cua-...ang-a96380.html
Depad
Xem trình diễn nhãn cầu bật khỏi hốc mắt

Màn trình diễn làm nhãn cầu bật khỏi hốc mắt của một ông bố người Anh đã trở thành một hiện tượng trên internet và dự báo sẽ lập kỷ lục thế giới.

http://www.youtube.com/watch?v=HVdzGgUELX0...be_gdata_player

Sau khi đưa màn trình diễn có một không hai lên mạng, đoạn phim của John Doyle ở Rainhill, gần Liverpool đã thu hút được được hàng nghìn lượt xem và được trình chiếu trên truyền hình Mỹ.John Doyle, 30 tuổi, ông bố một con, làm việc trong ngành tiếp thị trên mạng cho biết đã phát hiện ra mình có thể làm việc trên cách đây 2 năm.

"Tôi biểu diễn cho bạn bè xem trong một quán rượu và đưa lên YouTube. Tôi nhận được nhiều thư từ vô số những người khác nhau bình luận về điều đó".
  • Hoài Linh (Theo DailyMail)
leos73
G.OHSAWA













THUẬT DƯỠNG SINH

ĐỜI NGƯỜI QUA TƯỚNG MẮT






















NGŨ MINH













THUẬT DƯỠNG SINH
& ĐỜI NGƯỜI QUA TƯỚNG MẮT


Nguyên tác
G.Ohsawa (sakurazawa nyoiti)

TÔN THẤT HANH VÀ NGUYỄN ĐÌNH CUNG
NGŨ MINH XUẤT BẢN LẦN 1























MỤC LỤC
Lời giới thiệu của Dịch giả
Lời mở đầu
Thánh lễ
Đức tin và Y khoa
Sự Trị liệu
Sự liên quan giữa thức ăn và phái nam nữ
Cầu nguyện và nhịn đói
Thuốc dùng ngoài
Thuốc uống
Phép mầu nhiệm
Muối
Đường
Sữa
Chất lỏng
Nhai kỹ
Thức ăn chính
Thức ăn tinh thần
Các thức uống khác
Tính đồng nhất của vũ trụ
Bảng thức ăn dưỡng sinh hàng ngày phân loại theo âm và dương






















LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ
Sanpaku, Tam bạch đản, Ba tròng trắng. Có mấy ai ngờ rằng danh từ lạ tai này lại dính líu đến nhiều cái chết- bất đắc kỳ tử - của nhiều danh nhân cầm vận mệnh xứ mình, những cái chết làm đảo điên thế giới.
“Hỡi những người bị chứng Tam bạch đản, hãy chữa chạy cho hết tình trạng này trước đã, rồi hẳn làm gì thì làm”. Đó là lời nhắn nhủ của Tiên sinh Ohsawa , được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như những hồi chuông báo nguy....
Khi được giới thiệu một người lạ, Tiên sinh thường làm ba điều:
1. Bấm mạnh vào làn da tay giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
2. Nhìn đôi tai.
3. Quan sát đôi mắt người này.
Nếu nghe Tiên sinh phán: “Sanpaku” tất là cuộc đời người này không mấy yên ổn và có lẽ trong những ngày, tháng, năm tới đây, sẽ gặp rất nhiều khó khăn bi thảm, vì những cơ năng tâm linh gần như mất dây liên lạc mật thiết với thể xác và toàn thể cơ cấu của người này đã mất quân bình.
“Hãy chạy chữa cho hết tình trạng này rồi hãy làm gì thì làm...”.
Chúng tôi dịch thuật cuốn sách này với mục đích giúp những ai muốn tìm hiểu thêm về bí quyết cuộc sống, sống thế nào cho “thuận thiên”. “Thuận thiên” hầu “giã tồn” đã đành nhưng thuận thiên cố nhất là để đạt được hạnh phúc, sống với một cuộc sống vui tươi và tự do, đúng với nghĩa danh từ này.
Đây là công trình thứ nhì của chúng tôi, một món quà nhỏ dành cho các bạn Dưỡng sinh và cho đời, để đền đáp một phần nào công ơn dạy dỗ của Tiên sinh qua các sách báo của Người và để làm tròn một phần nào nhiệm vụ truyền bá Nguyên lý Duy nhất mà Người đã giao phó khi Người rời khỏi Việt Nam cuối tháng năm 1965 sau mười ngày diễn thuyết tại Sài Gòn và Huế.
Cũng như cuốn đầu - Dưỡng Sinh trong đời sống hàng ngày - việc dịch thuật làm sao khỏi khiếm khuyết, nhất là nguyên tác do một người Mỹ viết (trong phần lời mở đầu) và dịch sách của Người, vì lối tư tưởng và hành văn của người Mỹ khác hẳn cách diễn tả của người Đông phương nên có khi rất khó mà lột hết ý tưởng của họ.
Vì thế chúng tôi cũng mong các bậc cao minh chỉ giáo cho và vạch ra những chỗ sai lầm hầu chỉnh đốn lại trong kỳ xuất bản thứ nhì.

Dịch giả cẩn chí

LỜI MỞ ĐẦU
Tại sao lại lúc đó? Tại sao lại chỗ đó. Tại sao ông ta đã chết như vậy. Tại sao? Tại sao? Chúng tôi tự hỏi... Bầu trời im lặng.
W.H.AUDEN

Cái chết của Tổng thống Kennedy đã đảo lộn cuộc sống của nhiều người và làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, trong số đó có cuốn sách này. Và thật là lạ lùng, chính những thắc mắc triền miên mà Auden nêu ra ở trên, đã khiến chúng ta trong gần suốt tháng 11(1) ngày nọ qua ngày kia phải thường trực bên khung máy truyền hình, hoặc miệt mài với những trang báo dày đặc những dòng chữ hầu như bất tận.
Thời bấy giờ, trong tờ NewYork Herald Tribune số ra ngày Chúa nhật 15-1-1964, một bài báo dưới ngòi bút của Tom Wolle đã tiết lộ thêm một cách gián tiếp những điều ngoài bản công bố chính thức của chính quyền về tấm thảm kịch ấy với tiêu đề “TAM BẠCH ĐẢN TẠI ĐẠI LỘ SỐ 2”. Thật không có gì để ta liên tưởng đến vụ thảm sát Dallas cả. Nhưng ngay câu đầu cảu bài báo đã làm ta phải chú ý:
“Cả 3 người có loại mắt “Tam Bạch Đản:” Abdul Kasse, Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng thống Kennedy, tất cả đều bị thảm sát, tất cả đều bị huỷ diệt vì ảnh hưởng của chứng tam bạch đản. Đừng xem đó là một sự trùng hợp, mà là một điều rất quan trọng, một hồi chuông báo nguy cho nhân loại và toàn thể các quốc gia trên thế giới. Đấy là nhận định của giới dưỡng sinh, và người lãnh đạo giới này, ông Georges Ohsawa, nhà tiên tri người Nhật Bản và cũng là người chủ xướng thuyết NGUYÊN LÝ DUY NHẤT, đã chứng minh được điều đó.
Vốn là một ký giả thuộc loại cấp tiến và hiểu biết thế nào và đến đâu là giới hạn của nghề nghiệp, nên bằng con mắt nhà nghề tôi đã đọc qua nhiều đoạn rời rạc, không liên tục đó.
Bài báo với với những lời văn như bán tín bán nghi nói về một nhóm người có vẻ lập dị, chuyên ăn gạo lứt, ăn cá và mè (vừng) ở đầu đại lộ số 2, nêu

1 Năm 1963, Cựu Tổng thống Kennedy bị ám sát ngày 23-11-1963
lên sự liên quan quan giữa nhóm này với một nhóm người khác tại Nữu ước vào năm 1961 đã di cư từ Long Island tới Chico và Californie để tránh bom nguyên tử.
Còn những người bị chứng tam bạch đản số phận của họ sẽ như thế nào? Và nhà tiên tri Nhật Bản phi thường kia là ai? Cuối bài báo, trong một trang khác, người ta cắt nghĩa chữ Sanpaku như sau: “Không chỉ cơ thể bị bệnh hoạn, mà cả tinh thần lẫn tâm lý cũng bị nguy kịch nữa - Ở người bị chứng tam bạch đản, toàn bộ cơ cấu đều mất sự quân bình để đưa đến cho họ tai nạn hoặc cái chết thảm khốc... cái vùng trắng lộ ra ngay bên dưới con ngươi trong mắt họ là biểu hiện cho trạng thái gọi là chứng tam bạch đản”.
Câu chuyện kỳ lạ ấy tiếp tục như sau: “Tháng tám vừa rồi trong một căn phòng tại khách sạn Wentworth, trước bàn ăn điểm tâm - trên mặt bàn bày một số hình ảnh các nhân vật tên tuổi trên thế giới; Marilyn Monroe, Brigitte Bardot, Karim Kassem, Tổng thống Diệm, và tổng thống Kennedy - ông Georges Ohsawa nói với một phóng viên: “Tổng thống Kennedy một ngày gần đây sẽ gặp nhiều khó khăn lớn lao”. Và riêng với các môn đồ, ông cho biết là “Tổng thống Kennedy sẽ chết một cách bi thảm”.
Nói với một phóng viên? Và phóng viên kia là ai? Lời tiên tri đáng ghi nhớ về sự ám sát ba vị nguyên thủ ấy có được đăng trên báo nào không? Các vị bác sĩ riêng của ông nghĩ như thế nào? Và Sở Mật vụ nữa?
Có điều rõ ràng là câu chuyện ấy đã nêu lên nhiều câu hỏi hơn là để trả lời.
Kết luận, bài ấy trích những lời trong một bức thư của nhà tiên tri Nhật Bản báo trước cái chết của Gandhi, của Hiler, sự cáo chung của nền thống trị Anh Quốc tại Ấn Độ. Cũng vì bức thư này mà ông suýt bị mất mạng vì dám tiên đoán sự bại trận thê thảm của chính quốc gia mình là Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến.
“Hàng ngàn người Mỹ đã đọc lời tiên đoán của tôi về cái chết thảm khốc của Tổng thống Kennedy, thế mà không một ai đến tiếp xúc với tôi để tìm cách biến cải số mệnh cho ông ta.
Động lực thúc đẩy tôi báo trước sự sụp đổ bi thảm của các quốc gia, các xã hội và mỗi cá nhân là chủ ý cảnh cáo tất cả hãy kịp thời tìm cách biến đổi vận mệnh của mình .... Nhưng than ôi! thật hiếm thấy ai đến hỏi tôi phải làm sao cả!
Vì đâu mà trí phán đoán của họ thấp kém đến thế? Từ lâu người Đông phương đã biết rõ ý nghĩa tình trạng tam bạch đản, nhưng người ta lại quên mất tại sao lại có tình trạng ấy... Tất cả mọi người chúng ta không nhiều thì ít, đều bị chứng tam bạch đản ... phải tự chữa cho lành bệnh đã, rồi hãy mưu tính bất cứ chuyện gì”.
Tôi cất kính đeo mắt, bước vào phòng tắm và nhìn thật kỹ mình trong gương soi mặt. Ông ta nói đúng: tôi thấy mắt tôi cùng một trường hợp như các ông Gandli, Hitler, Kassem, Diệm, Kennedy...
Đôi mắt tôi trông như hai quả trứng đổ ốp la. Tam bạch đản, đích thị rồi. Tam bạch đản hạng nặng nữa chứ! Tôi cắt bài báo của tờ Herald Tribune nhét vào túi. Thế rồi những ngày sau đó, cứ mỗi khi gặp bàn bè hoặc bất cứ người nào khác tôi không thể không nhìn vào mắt họ. Mọi bức hình in trên báo chí cũng được tôi quan sát kỹ lưỡng.
Thật là khủng khiếp! Gần như tất cả mọi người đều bị chứng tam bạch đản! Tôi bắt đầu tự hỏi liệu những người kia, những độc giả khác của tờ Herald Tribune, cũng như tôi, có để ý đến màu trắng của đôi mắt tôi không.Và từ đó tôi đeo kính râm. Một buổi chiều tôi tình cờ gặp cô Carmen de Lavallade, một nữ vũ công tên tuổi nhất của nước Mỹ . Thường thì các vũ công như các lực sĩ luôn luôn săn sóc thân thể của họ; cơ thể phải vận động nhiều, nên cần được bồi dưỡng thường xuyên. Họ thay đổi cách ăn uống, đến các quán ăn Dưỡng sinh tìm thức bổ dưỡng, nhờ các nhà chuyên môn để sửa lưng và xoa nắn lại các bắp thịt nhức mỏi, cùng mọi cách chữa trị khác. Carmen nhắc đến câu chuyện đăng trên báo Herald Tribune và cho biết dân du mục cũng từng nói đến điều này. Nhưng cô, cô đâu có bị chứng Tam bạch đản. Tôi nhìn vào đôi mắt nhung diễm lệ của nàng mà nói như vậy. Nàng cười trả lời: “Có lẽ là không cưng ơi! Nhưng nếu tôi ở trong tình trạng đó, tôi sẵn lòng thử bất cứ điều gì”. Trước kia có lần Carmen bị trượt chân té ngửa ở cầu thang hậu sân khấu, từ đó lưng nàng không còn bình thường nữa. Nàng đã chạy chữa bằng đủ mọi cách và bây giờ thì cô lại nhanh nhẹn đi trước cả tôi nữa. Nàng vừa gọi điện thoại lại Ohsawa Foundation ở Đại lộ số 2 và hẹn chiều chủ nhật tới sẽ đến học cách nấu nướng. Cô hứa sẽ liên lạc với tôi.
Tôi thấy ý kiến đi học nấu ăn không có gì hấp dẫn lắm. Hồi xưa khi sắp làm cha, tôi đã từ chối không chịu học thay tã lót cùng cách thức bồng ẵm săn sóc sơ sinh và bây giờ thì cũng thế.
Nhưng Carmen đã giữ lời hứa tối chủ nhật, sau khi học ra,nàng gọi điện thoại lại mời tôi đến uống trà. Nàng vừa ở Đại lộ số 2 về mang theo một lô thức ăn Dưỡng sinh: gạo lứt, muối hột, nước tương đậu nành, rong biển Nhật và 2 loại trà. Cả căn phòng của nàng nực mùi hương ngoại lai kỳ lạ đó. Cửa sổ phòng mở rộng đón gío tháng giêng thổi mạnh và chồng nàng là ông Geoffrey Holder đang lăng xăng để làm cho phòng được thoáng khí. Nguyên do chính vì trà dưỡng sinh trước khi pha phải đem sao cho vàng và khử thổ. Mà lửa đầu vì quá tay đã bị cháy khét, nên Carmen phải làm lại, vì thế còn phải đợi lâu thêm nữa mới có trà uống. Ông Georffrey, xưa nay đã quá quen thuộc với sự hăm hở của Carmen mỗi lần đón nhận một phép tiết thực mới, bây giờ ông cũng nhẫn nại đợi chờ nàng chán nản từ bỏ lối sống Dưỡng sinh cùng cách uống trà kỳ quặc này. Nhưng như để tự bênh vực, Carmen đưa tôi xem cuốn sách nhỏ mua tại Đại lộ số 2 nhan đề là “ ZEN DƯỠNG SINH - THUẬT TRƯỜNG THỌ VÀ HOÀN ĐỒNG” của G.Ohsawa chữ ZEN in bằng chữ hoa, còn toàn là chữ nhỏ...
Tôi bắt đầu lật cuốn sách thứ nhì. Tuy viết bằng tiếng Anh căn bản, nhưng cuốn sách lại in ở Nhật, cho nên ngoài khổ sách trông đã kỳ lạ, lại còn rất nhiều lỗi chính tả, nhiều hàng và nhiều chữ sắp sai. Sách Nhật nếu do thợ in người Mỹ sắp chữ chắc còn tệ hơn thế nữa.
Có lẽ điều hơi lạ là tại sao tờ Herald Tribune không hề nói đến vịêc nhà tiên tri Nhật có viết sách. Carmen bằng lòng cho tôi mượn quyển sách nhỏ ấy một đêm Thế rồi cả đêm đó tôi không rời cuốn sách,tôi đọc một lần, rồi lại thêm một lần nữa; trong đời tôi, chưa một cuốn sách nào làm tôi xúc động sâu xa đến thế. Tại sao tôi bị chứng tam bạch đản điều đó rõ ràng như một dòng chữ đen viết trên vách tường trắng. Suốt một đêm dài trực diện với những ý tưởng vô cùng giản dị khúc chiết của con người mang tên Sakurazawa Nyoiti hay Georges Ohsawa đã làm đảo lộn tất cả trong tôi. Ông ta nói rằng: “Phải tự chữa cho lành bệnh đã, rồi hỹ mưu tính bất cứ việc gì”.
Ngày hôm sau tôi đeo kính râm vào đi thẳng đến 217 Đại lộ số 2. Cơ sở Ohsawa (Ohsawa Foundation) chiếm từng lầu nhất của một căn phố xưa nép mình núp bóng cạnh một bệnh viện tối tân đồ sộ. Mặt trước nhà dùng làm quán ăn, đằng sau là bếp. Bây giờ vào khoảng trước giờ cơm chiều, cả bốn cái bàn ăn đều còn trống. Ở một góc phòng một dãy kệ với nhiều sản phẩm trường sinh lạ mắt, góc bên kia là một quầy sách nhỏ. Ngay sau cửa ra vào, và trên tấm bảng dán tin, một vòng dây treo lủng lẳng một xấp phóng ảnh của một bài báo đăng trên tờ Herald Tribune- không phải bài báo nói về chứng tam bạch đản đã khiến tôi đến đây - mà lại là một vấn đề khác cũng do ký giả Tom Wolfe viết ngày 18-8-1963, ba tháng trước xảy ra vụ Dallas! Tiêu đề ấy thật quá rõ ràng và chính xác:
TỪ KENNEDY ĐẾN BARDOT
Quá nhiều chứng Tam bạch đản
Bài báo thuật lại một cuộc phỏng vấn ông Ohsawa, rất dài, tại phòng trọ của ông ở Went - worth. Trên bàn là cuốn sách dán đầy hình của Tổng thống Kennedy , Albert Schweitzer, Willy Brandt, Franz Joseph Strauss, cố võ sĩ hạng nhà nghề Davey Moore, Natalie Wood, bà Barbara Powers, vợ của viên hoa tiêu chiếc U - 2, Brigitte Bardot, Francoise Sagan, hình các phụ nữ in ở bìa các sách báo, đủ hạng và đủ loại người...”.
Ông Ohsawa nói: “Khoảng ba năm về trước, tôi được thấy nhiều bức hình của các ông Nixon và Kennedy. Tuy còn rất trẻ, nhưng ông Kennedy đã bị chứng Tam bạch đản rồi, tôi đã tiên đoán ông ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong những ngày sau đó. Ba năm trước tôi đã nói như vậy rồi”.
Nói đến đây, ông nhướng mắt lên như để hỏi: quý vị thấy rõ chứ. Con mắt tam bạch đản theo nghĩa đen là một con mắt có ba phần tròng trắng. Như vậy mắt của người bị chứng tam bạch có một khoảng tròng trắng dưới con người - tỷ dụ mắtcủa TT Kennedy ông dùng đầu viết chì chỉ thẳng vào khoảng tròng trắng lộ ra phía dưới con ngươi của tổng thống. Như vậy, thêm một lần nữa, những điều không thấy đề cập đến trong bìa báo này, ta phải hiểu ra làm sao?
Không thấy nói gì đến sách của ông Ohsawa viết, cũng không nhắc gì đến Tổng thống Ngô Đình Diệm hoặc ông Abdul Karsim Kassem. Số phận người đầu tiên trong ba người bị thảm sát xem như đã trở thành “Số phận của tất cả chúng ta”.
Lời tiên tri chính xác đầu tiên đó của ông Ohsawa đã bị quên lãng đi phần nào với thời gian.
Thế nhưng nếu trước kia ông Winchell hay Drew Pearson cũng tuyên bố y như vậy, chắc chắn bây giờ họ đã nổi tiếng như cồn rồi. Có nhiều nhà chiêm tinh nói trước được vài sự việc ít quan trọng hơn, bằng những lời lẽ mơ hồ hơn, mà cũng đã được người đời ca tụng hết lời. Sau này, theo lời những người đã dự buổi nói chuyện của ông Ohsawa trong khoảng thời gian tháng tám ấy, tôi được biết thêm lời tiên tri lại càng tỏ ra phi thường hơn nữa. Ông Ohsawa đã từng nói đến sự tương quan giữa một Tổng thống Kenedy bị chứng Tam bạch đản với những ông Diệm, những Kassem nguyên thủ quốc gia mà ông tiên đoán là sẽ bị thảm sát trước ông Kennedy.
Người ta cũng thấy ngoài ra còn có mỗi một vị tổng thống Mỹ nữa là ông Abraham Lincoln, được xếp hạng trong danh sách những người bị chứng tam bạch đản. Một điển hình khác nữa là trường hợp hoàng tử Ferdinand của nước Áo bị ám sát ở Sarajevo. Người giả dạng cho hoàng tử giống hệt ông từ hình dáng, cử chỉ đến y phục, trừ một điểm không giống: hoàng tử bị chứng tam bạch đản mà anh thì không.
Tất cả những điều này thật là kỳ dị, có tính cách mê hoặc, khó giải thích. Làm sao cắt nghĩa mối tương quan giữa sự mất quân bình của thể xác và tinh thần ở cố Tổng thống Kennedy - hay ở ông Diệm hoặc Kassem, với những biến cố xảy ra tại Dallas, Saigon hoặc Irak. Những vết thương có từ Đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn hành hạ Tổng thống Kennedy, và ai cũng biết là ông vẫn phải dùng đến thuốc men thường xuyên để chữa trị. Nhưng với ý do nào đó khiến cho ông trở thành một người bị chứng tam bạch đản, mở đường cho tai nạn, cho thảm cảnh ăn khớp một cách lạ lùng với những sự kiện được phát giác về sau này, trong biến cố Dallas.
Nhà tiên tri đã nói: “Phải tự chữa lành đã, rồi hãy mưu tính bất cứ chuyện gì”.
Tôi lấy một bản phóng ảnh của bài báo rồi với đôi kính râm trên mắt, tôi làm ra vẻ hết sức tự nhiên, lựa mua các thứ sản phẩm dưỡng sinh, cố lãng tránh cái nhìn đầy cảm tình của bà chủ quán tóc hoa râm và khoẻ mạnh. Tôi mua thêm một cuốn sách và bảo là mua dùm cho một người bạn, vụng về như đứa bé10 tuổi lần đầu tiên đến được phòng cạnh nhà mua thuốc. Về nhà, tôi nấu cơm theo cách chỉ dẫn trong sách, tôi cũng sao một ít trà và không quên mở rộng cửa sổ. Nếu trên đời này có một người cần phải theo triệt để ăn tuyền gạo lứt - không thêm một món gì khác trong 10 ngày, người đó chính là tôi.
Điều làm tôi ngạc nhiên trước hết là cơm ăn được lắm. Rồi sau khi nhai mỗi búng 50 lần, tôi bắt đầu thấy thích cơm ấy. Tôi cứ tưởng rồi đây sẽ phải khổ sở khi phải bỏ cà phê, đường, nước ngọt, trái cây, nước trái cây, bánh mứt, thịt thà, khoai tây, cà chua... và bao nhiêu thứ khác nhưng tôi quyết làm thử xem. Tôi tin rằng không thể nào bớt lượng nước uống xuống gần số không vì tôi thường ghiền cà phê, trà và nước ngọt... Nhưng phép dưỡng sinh Ohsawa còn có một điều an ủi là không thấy nói gì đến việc kiêng cử thuốc lá, mặc dầu luận rất dài về bệnh ung thư. Bản tường trình chính thức của Chính phủ Mỹ vừa được công bố đã liên kết bệnh ung thư phổi và bệnh tim với thuốc lá nhưng không hề đề cập - hay rất ít - đến thức ăn và thức uống. Như vậy, trong lúc một số đông bạn bè tôi tập bỏ thuốc lá thì tôi sẽ tập bỏ thói ăn nhậu.
Như những người trên 40 tuổi, tôi không hẳn là bị bệnh nhưng cũng không hẳn là mạnh khoẻ. Suốt thời gian 10 năm làm việc trong ban biên tập của một tờ báo Nữu Ước, tôi đã thấy nhiều bạn bè và đồng nghiệp đồng tuổi hoặc trẻ hơn tôi nữa, đã lăn ra chết như ruồi. Ở Nữu Ước tôi chưa bao giờ đi đưa đám một người bạn trên 50. Ngược lại ở miền quê Michigan, nơi sinh trưởng của tôi, tôi chưa dự đám tang người nào dưới 80 cả. Tất cả bốn ông bà nội ngoại tôi đều sống đến ngoài tám mươi. Cha mẹ tôi đã quá thất tuần mà vẫn còn tráng kiện. Trước kia tôi luôn luôn khoẻ mạnh cho đến lúc tôi nhập ngũ và ở gần 4 năm trong quân đội kỳ Đệ nhị Thế chiến, trong đó có hai năm ở Bắc Phi và Âu Châu. Phần lớn sự hiểu biết của tôi về nền y khoa Mỹ quốc, là qua một số ít thuốc men của quân đội Mỹ. Tôi suýt chết vì sưng phổi tại Anh Quốc, tôi bị bệnh rét rừng ở Phi Châu và sau khi giải ngũ tôi bị bệnh.... (mononuclecosic), bệnh gan và đủ thứ bệnh sốt lặt vặt. Sau khi đọc sách của ông Ohsawa, điều làm cho tôi ngạc nhiên là mặc dầu đã đi nhiều bác sĩ, thế mà không một ông nào tò mò hỏi tôi về những thức ăn uống thường ngày. Dĩ nhiên, trong quân đội đó là một việc phi lý. Thực đơn đã được cấp trên ấn định và người ta cam đoan với các bà mẹ ở nhà rằng thức ăn thức uống của binh sĩ Mỹ ngon nhất hoàn cầu. Nhưng cơ thể tôi lại không thích hợp với thức ăn quân đội. Sau một năm ăn uống như thế tôi bị bệnh trĩ ra huyết khiến tôi quá sức sợ hãi, vì xưa nay tôi cho rằng bệnh ghê gớm ấy là bệnh về già, chứ đâu phải là của lứa tuổi đôi mươi. Hồi còn nhỏ tôi đã có lần bị thương và mẹ tôi nữa, phải vào trị bệnh tại bệnh viện, vì bác sĩ khám nghiệm cho biết là bị ung thư. Sau hai lần giải phẫu mẹ tôi về nhà với thân thể gần như tật nguyền. Còn tôi thì sợ bệnh trĩ trở nên trầm trọng nên đã giải phẫu lần hai. Thật ra bệnh trĩ không thể biến chứng thành ung thư, và khoa giải phẫu cũng không giúp cho bệnh trĩ của tôi thuyên giảm phần nào dầu chỉ trong vài tuần. Tôi thử đủ mọi cách trị liệu được quảng cáo ở các ga xe điện hầm và trên truyền hình, nhưng tất cả đều vô hiệu.
Sau hết tôi bị một chứng bệnh trầm trọng hơn nữa. Từ lâu tôi bị nhức đầu, không ngày nào khỏi uống một vài viên aspirin hay nhiều hơn nữa. Thế rồi một hôm aspirin cũng trở thành vô hiệu. Đau đầu nhức liên miên suốt hằng 10 ngày, đến nỗi tôi chẳng ngủ, chẳng ăn uống, chẳng đi đứng gì được nữa. Vào một ngày chủ nhật, tôi kiệt sức và được cấp tốc chở vào bệnh viện Veteran ở Manhattan. Tôi không thể nào chịu nổi cơn đau đớn. Tại đây họ khám lại toàn diện cơ thể tôi bằng những máy móc y khoa tối tân và kết quả do một bác sĩ trẻ tuổi cho biết là: tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường về mọi phương diện, chưa kể đến một vài cơ cấu lại còn tốt lạ lùng. Điều này còn làm tôi nghi ngờ nên lắp bắp hỏi: “Thế còn bệnh nhức đầu của tôi?”. Bác sĩ bảo rằng nếu không bớt thì tuần tới trở lại. Tôi như kẻ đang chờ nghe tuyên án và quả nhiên tôi không thể chịu đựng đau đớn thêm 24 giờ nữa. Tôi gọi điện thoại ngay cho một thầy thuốc quen chuyên về phá thai và từng nổi tiếng là giỏi. Đặc biệt, không khi nào ông chữa bệnh theo lề lối y khoa truyền thống. Ông mời tôi đến nhà, hỏi thăm rất kỹ về cách khám bệnh của mấy ông bác sĩ kia, đoạn dùng một cây kim dài một cách đáng sợ để bơm vào mũi tôi thứ thuốc gì rất mát.
Sau khi ngủ được một giờ, tôi thấy hơi đỡ. Kiến thức về y khoa của tôi cho biết ông ta đã dùng đến á phiện trắng.
Ông ta ghi trên một mảng giấy cho tôi vài điều phải tuân theo: triệt để cấm hút thuốc, cấm cà phê. Buổi sáng ăn bột lứt kiều mạch với sữa và đường. Trưa thì cơm. Tối cũng cơm với thịt gà. Ông cho biết tôi bị chứng máu chảy chậm (Pestural hypotension), và chỉ cho tôi mấy động tác thể dục phải tập hàng ngày. Tôi về làm y theo lời dặn mặc dù biết rằng nếu bỏ cà phê và thuốc lá, tôi sẽ khó làm việc được, nhưng tôi nhất quyết nghe theo lời ông cho đến một lúc tôi cảm thấy bệnh thuyên giảm được phần nào. Thế rồi tôi tái phạm và hút thuốc trở lại. Nhưng nếu bệnh nhức đầu tái phát, tôi lại nghỉ hút. Có lẽ phép ăn gạo trắng của ông ta làm cho tôi dễ dàng chấp nhận thuyết của ông Ohsawa, theo đó thì không gì quan trọng bằng phép tiết thực. Giữa hai phép ăn uống nói trên chỉ có mỗi một điểm giống nhau: cả hai đều cho ăn gạo. Nhưng trước kia hồi chưa đọc sách Ohsawa, tôi cứ nghĩ rằng gạo là gạo, chẳng có gì khác. Tôi không hề phục vụ ở Thái Bình Dương và chưa từng thấy một đám ruộng cho nên không ý thức được hột lứt như thế nào. Tôi biết sự khác biệt giữa bánh mì đen bánh mì trắng, Nhưng tôi không nghĩ là có nhiều loại gạo, tôi chỉ biết gạo qua các món ăn trong tiệm ăn người Tàu, mặt khác cây lúa mọc hoang ở Minnesota cho một thứ gạo mà đúng ra chẳng phải là gạo. Hai ngày liền tôi ăn gạo lứt, rồi một việc mà tôi không ngờ đã xảy đến cho tôi. Một buổi sáng, giữa lúc đang làm việc, bỗng nhiên tôi buồn nôn và đầu nhức như búa bổ. Vượt xa cả cơn đau khiến tôi phải vào bệnh viện trước kia. Trong cả đời tôi chưa bao giờ bị như thế. Tôi đã tự nguyện dầu thế nào cũng quyết tâm theo đuổi phương pháp đến cùng, tôi cố gắng, nhưng thật quá sức chịu đựng của tôi. Tình trạng này có thể làm cho tôi thối chí bỏ cuộc. Sau này tôi mới được biết rằng nhiều người mới theo cũng như tôi, đã lâm vào tình trạng bất ngờ nói trên, họ đâm ra sợ hãi, quy hết mọi trách nhiệm cho cái món gạo lứt kia rồi trở lại uống aspirine, ăn thịt bít tết, ăn kem...
Nhưng linh tính đã khiến tôi liên tưởng trường hợp tôi đang chịu đựng với người cai ma tuý. Ma tuý cũng chỉ là một thứ hoá phẩm. Tôi đã bỏ hết các thứ như aspirine, cà phê, gờ-lu-ta-mát-so-di-um, những thứ thuốc tên dài lê thê được in rõ ràng trên hộp đựng bày bán khắp nơi.
Mãi về sau, tôi mới hiểu rằng, phản ứng càng dữ dội bao nhiêu trong vài ba ngày đầu, tức là bệnh càng nặng bấy nhiêu.Tôi trải qua một ngày khủng khiếp, nhưng đêm đó tôi ngủ thật ngon giấc và sáng hôm sau, tôi phát giác được một điều lạ. Tôi cảm thấy khoẻ khắn vô cùng, còn cơm gạo lứt thì mùi vị thơm ngon lạ đời. Đến khoảng ngày thứ năm, lần đầu tiên tôi cảm thấy người tôi đã thay đổi rõ ràng. Thay đổi về tinh thần, chứ không phải về thể xác. Hôm ấy có một buổi họp để đúc kết tình hình trong hãng - khi buổi họp chấm dứt, tôi kinh ngạc mà nhận thấy rằng tôi đã điều khiển buổi họp một cách xuất sắc lạ thường.
Thường thì sau những buổi họp như vậy áo tôi ướt đẫm mồ hôi vì phải để hết tâm lực phân tách những ưu khuyết điểm, và lần nào cũng thế, mỗi lần họp về, tôi vẫn thấy còn nhiều thiếu sót, chưa được giải quyết thoả đáng.
Lần này thì khác hẳn. Trên bàn hội nghị, tôi hiền hoà, điềm tĩnh, sáng suốt, chính xác, và nhặm lẹ giải quyết được cả những vấn đề lòng dòng từ hai năm nay. Khi đứng dậy, tôi vẫn chưa hiểu được tại sao tôi lại có thể như thế. Điều ấy chỉ có thể giải thích như sau: sự khác bịêt lớn lao ấy là kết quả của năm ngày ăn cơm gạo lứt!.
Những ngày sau đó, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: bệnh chảy máu ruột - bàn chải đánh răng dính đầy máu - bệnh ung mủ ở chân răng - tất cả những điều ấy, bây giờ thì chấm dứt! tay và da tay tôi cũng thay đổi khác hẳn. Từ 10 ngày nay tôi ngưng uống aspirine, mồ hôi cũng không ra nữa. Tôi không còn khó chịu vì những luồng gió lạnh vào tiết tháng Giêng và tháng Hai. Tôi cảm thấy làn da tôi đổi khác mỗi lúc tôi rửa tay. Buổi sáng tôi thức giấc sớm hơn đến 3,4 giờ đồng hồ. Cơ thể tôi dồi dào sinh lực và tôi ngạc nhiên khi thấy mỗi đêm không phải đến 8 giờ mà chỉ cần từ 4 đến 6 giờ nghỉ ngơi là đủ. Áo sơ mi tôi bây giờ rộng ra. Thế rồi một buổi sáng kia, khi cạo râu tôi ngạc nhiên nhận thấy xương hàm tôi hiện rõ mà không còn bị che dấu dưới lớp thịt mỡ. Lưng quần bây giờ cũng rộng ra, như có lần đã xảy ra. Có một điều khó tin mà tôi khám phá ra là chân phồng lên vì đôi giày đã trở nên quá rộng. Hai tuần sau tôi từ 193 sụt xuống còn 173 cân anh. Tôi cao 1th80 vòng eo lối 99 phân nên tự cho là không mập lắm. Trước kia cũng có lần tôi bị sụt cân nhưng chưa khi nào dễ dàng và tự nhiên như bây giờ. Rồi lần lượt các chuyện buồn cười xảy đến. Đã mấy tháng nay tôi không về nhà, nên khi tôi về thăm gia đình, mọi người sửng sốt bàn tán về sự thay đổi của tôi.
Cũng vì vậy, ở các buổi họp của Hãng - thường bao giờ cũng vào giờ cơm trưa - chúng tôi đáng lẽ nói đến công việc thì cũng vì tôi mọi người lại xoay quanh qua bàn luận về chuyện Dưỡng sinh, và đề tài này được đem ra thảo luận vô cùng sôi nổi.
Trong những tiệm ăn ở Nữu ước sang trọng cũng như bình dân, thực đơn ít khi có món gì tôi ăn được. Vì vậy tôi ăn rất ít hoặc không ăn gì cả. Điều này khó mà giải thích cho đầy đủ trong mấy mươi phút nói chuyện. Tôi bắt đầu tự hào cho mình là một Ohsawa thứ hai. Sự thật tôi đã hoàn toàn thay đổi tất cả. Bây giờ, bất chợt tôi mới hiểu được thế nào là sức khoẻ.
Tôi cảm được người tôi tràn ứ sinh lực, tôi hăng hái, tôi điềm tĩnh, tôi sáng suốt lạ lùng, những điều này rất mới mẻ đối với tôi. Một công chuyện của hãng xưa kia phải cả tháng chưa chắc đã xong, bây giờ tôi giải quyết chỉ trong 10 ngày.
Tôi có thể làm việc liên tiếp suốt 24 tiếng, nghỉ ngơi vài giờ rồi lại tiếp tục. Riêng về năng lực và sự dẻo dai, tôi có thể nói là vượt cả bạn thanh niên chỉ bằng một phần hai tuổi tôi, tôi “thưởng thức được” sự mệt mỏi. Lúc bây giờ đang mùa bệnh cúm, bệnh sưng cuống họng và nhiều thứ bệnh khác, nhưng hình như tôi đã được miễn dịch. Cho đến tóc tôi đã bắt đầu rụng và bạc lần ở hai bên thái dương thì bây giờ lại không còn rụng nữa và bắt đầu đen trở lại.
Khi tôi trở lại Ohsawa Foundation lần thứ nhì ở Đại lộ thứ II thì vẫn người đàn bà tóc muối tiêu ấy tiếp tôi. Bà soạn cho tôi các thứ cần dùng, rồi bỗng nhiên bà nhìn kỹ tôi, khẽ kêu lên: “Nãy giờ không nhận ra ông, nhưng bây giờ thì tôi nhớ ra rồi!”. Tôi cất đôi kính râm, rồi chúng tôi cùng ngồi uống trà và trò chuyện với nhau. Sau đó bà nhìn tôi thật kỹ, và tỏ ý muốn tôi điền vào một phiếu lý lịch để lưu vào hồ sơ. Tôi có cảm tưởng mình là một sinh viên mới được nhận vào Đại học Harvard. Bà ấy là Irma Paule, quản lý cơ sở Nữu ước. Khi nghe kể lại trường hợp của chính bà, thì trường hợp của tôi thật chẳng thấm vào đâu. Bây giờ thì tôi đã hiểu vì đâu ở bà tiềm tàng nguồn năng lực ấy, sự điềm tĩnh ấm lòng ấy, sự nhẫn nại ấy với đủ mọi thứ bận rộn, công việc hằng ngày, bên chiếc điện thoại không ngớt tiếng chuông reo, một thứ hạnh phúc dễ truyền lẫn sang người khác, Irma xem tay tôi bảo rằng song thân tôi đã dùng quá nhiều thịt hàng ngày, bà nói đến một vài điều khác nữa. Tôi nhận thấy là bà ta nói đúng. Bà tế nhị không đả động gì đến cặp mắt tôi. Tôi vẫn còn bị chứng tam bạch đản và tình trạng ấy sẽ còn kéo dài nữa. Bà khuyên tôi nên đổi cách ăn uống đôi chút để thích nghi với tình trạng suy kém hiện tại; bà còn cho tôi nhiều ý kiến hữu ích về việc ẩm thực khi di chuyển (chẳng hạn kiếm một tiệm ăn Ý Đại Lợi gọi món Spaghetti ăn với tôm và nước xốt) hoặc khi bị kẹt trong các buổi tiệc tùng chỉ cần một ly rượu Scotch nguyên chất hớp từng hớp nhỏ suốt buổi). Từ đó, chúng tôi trở nên đôi bạn thân.
Sau ba tháng, tôi mới thật sự sống cuộc đời hình giả và sứ giả một tín đồ Ohsawa. Khi số cân tôi còn khoảng 75 ký, tôi phải may lại áo quần khác. Áo sơ mi từ số 16 nay xuống số 15, vòng lưng từ 34 còn lại 29. Áo tôi mặc số 42 lúc vào, thì lúc ra khỏi tiệm y phục chỉ còn số 38. Tủ áo tạm thời của tôi chứng tỏ sự thay đổi về thể xác của tôi.
Khi xuân về là mùa tiết thực. Nhiều người bạn nam nữ quá mập cứ đeo theo dôi hỏi bí quyết sụt cân khiến tôi phát khùng. Tôi chán ngấy vì cứ phải giải thích rằng tôi đang theo một phép tiết thực để được mạnh khoẻ, sự sụt cân chỉ là vịêc phụ. Tôi nhẫn nại chỉ dẫn cho họ: đến số 317 Đại lộ thứ II mua cuốn sách của Ohsawa tiên sinh rồi tự chữa lấy.
Nhưng người đầu tiên thật sự theo tôi làm môn đồ lại không sinh sống ở Nữu Ước. Một hôm tại phi trường Kennedy tôi gặp một người quen cũ, cô Sheile, một nữ nghệ sĩ người Anh ghé lại đây trên đường từ Nam Mỹ đi Luân đôn. Cô ngạc nhiên thấy tôi sụt mất 25 ký. Liên tiếp mấy tuần lễ ở xứ nóng miền nhiệt đới, sự ăn uống quá độ đã làm cô mập phì ra khiến phân nửa số áo mang theo không còn dùng được vì quá chật. Thế mà cô lại sắp phải trở về Luân đôn và trình diễn ở đó. Cô muốn được biết phép tiết thực thần diệu của tôi. Tôi không có thì giờ giảng giải gì hết, ngoài việc chỉ nói sơ qua về gạo lứt bởi vì tôi cũng không biết tại Luân đôn có cơ sở Ohsawa nào không nữa. Sau này, tôi biết là có. Tôi liền gửi thơ với đầy đủ chi tiết cho cô. Khoảng ba tuần lễ sau đó tôi nhận được một lá thư đối với tôi thật là quý báu. Sheila thụât lại cô đã mua cuốn sách nhỏ và thực hành ngay phép dưỡng sinh của ông Ohsawa, cô đã mặc lại được các thứ áo đắt tiền trước kia. Sau đó cô lại ngạc nhiên thấy rằng ngoài sự việc trên cô hưởng được thêm mấy điều lợi bất ngờ nữa: Cơ thể cô thay đổi toàn diện. Cô kê ra một danh sách dài các chứng bệnh đột nhiên biến mất như do một phép lạ nào. Hai năm trước đây, cô đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu và phải thường xuyên dùng rất nhiều loại thuốc. Bây giờ thì thuốc men bỏ hết và chưa đến hai tháng cô đã sụt được gần 10 kí. Hình của cô do các tạp chí phụ nữ đăng tải để so sánh trước và sau khi cô áp dụng phép dưỡng sinh; đã được tiếng vang lớn trong giới phụ nữ. Tôi có cảm tưởng tôi là một bác sĩ Kidare vậy.
Thế rồi tình cờ tôi được thêm một bài học vô cùng quý giá. Từ nhiều tháng nay tôi đang có rắc rối vì một vụ tranh tụng với vợ tôi. Trong hai tháng tôi đã phải đến hầu toà bốn lần, cũng như toà đã đình xử nhiều lần. Lần thứ năm tôi đã phòng bị đem theo trong túi áo mưa một ít bánh gạo để ăn trưa nếu phiên toà kéo dài. Khi phiên toà kết thúc, hai vị đại diện pháp luật liền tống đạt cho tôi một bản án tống giam 90 ngày tại nhà lao Dân sự với tội trạng đã khinh miệt toà án. Hai vị cảnh sát người Ái Nhĩ Lan rất lịch sự, họ để tôi ăn hết hai chiếc bánh gạo trong xe trên đường đưa tới nhà giam. Đến nơi, sau khi giao lại, họ chào tôi rồi vội vàng từ giã để kịp đi dự đám tang một đồng nghiệp. Ở đây từ nhân viên khám đường cho đến tù nhân đều rất tử tế và mọi việc cứ như vậy, bình thường dễ chịu cho đến giờ cơm tối. Thức ăn trong thực đơn của nhà lao, về phương diện dưỡng sinh, gồm toàn các thứ có hại cho sức khoẻ con người: sà lách, khoai tây chiên với cà chua, bánh mì trắng, cà phê, thịt và trái cây hộp.
Chín mươi ngày dài lê thê, từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 9. Từ ngày theo Dưỡng sinh đến giờ tôi chỉ “phá giới” có một lần: hôm đó tôi nhận lời đi ăn cơm tối với bạn bè, bà chủ nhà nấu cơm riêng cho tôi, và một món cá. Nhưng cá lại xốt với chanh và cà chua. Tôi chỉ ăn cá, nhưng cá cũng đã thấm xốt khá nhiều, khiến hôm sau tôi bị tiêu chảy và đi ra huyết như tháo cống. Từ đó tôi không cần thêm bài học nào nữa. Nhiều lúc đến tiệm ăn, tôi ngồi suốt cả buổi mà không gọi món gì cả, khiến mọi người phải để ý đến việc tôi nhịn ăn. điều này với tôi là bình thường. Nhưng trong nhà tù thì khác. Thấy tôi không đả động gì đến các bữa ăn, người ta chú ý và bàn tán về tôi. Tôi cố hết sức thật giản dị giảng giải cho họ về lý thuyết Âm dương, nhưng đây đâu phải là hội trường lý tưởng để thuyết về Triết lý Á Đông, khi tôi vừa cân ướt chân ráo tới đây! Người ta thân mật cảnh cáo tôi rằng tại nhà lao dân sự này không có thuốc men bệnh xá gì đâu; hễ tôi lăm le tuyệt thực là sẽ bị tống ngay qua khám đường Bellevue ở đó người ta sẽ dùng một cái ống để nhét thức ăn vào bụng tôi. Lời bông đùa ấy được thực hiện sáng hôm sau khi họ đưa tôi xuống bếp làm việc, dọn bàn, chia phần ăn, rửa chén bát. Sau hai ngày không ăn uống gì tôi có bần thần đôi chút, nhưng rồi cũng hết.
Các bạn tôi chia nhau phần của tôi và vui vẻ đánh cuộc với nhau về ngày giờ tôi sẽ bị tống qua Nhà lao Bellevue. Qua ngày thứ tư thấy tôi vẫn lo lắng các công việc lặt vặt như thường lệ, mọi người có vẻ ngạc nhiên và hoài nghi sức chịu đựng của tôi, trong khi chính tôi là người ngạc nhiên về tôi hơn ai hết. Cứ ba tuần một lần, tù nhân có quyền gởi mua vài món ăn dặm tại một tiệm thực phẩm bên ngoài gần đó, mà tất cả món ăn “ngon lành”, tuy chưa nhìn vào bảng liệt kê tôi cũng dư biết là không thích hợp với tôi.
Người ta gởi mua đủ thứ: sandwich, pizza, nước ngọt, kem, bánh... Tôi cố nhờ họ mua cho ít chai nước suối nhưng được trả lời là món này không có trong danh sách các món được phép mua.
Ngày hôm sau, thay vì gọi luật sư, tôi điện thoại cho Irma. Phản ứng của bà ta chẳng khác nào một vị thuốc bổ cho tôi. Khi được biết tôi đang ở nhà lao, bà cười mà bảo: “Tuyệt diệu! Anh đã sống theo dưỡng sinh gần bốn tháng nay, anh có thể tuyệt thực ba mươi ngày không có gì nguy hiểm đâu. Dĩ nhiên anh sẽ gầy đi, nhưng tin tôi đi, nếu có làm sao thì cứ nhịn đói, không có gì tốt bằng nhịn đói, bệnh gì cũng sẽ lành cả. Ngày thứ hai anh hơi nhức đầu và cảm thấy hơi bần thần phải không? Nhưng bây giờ thì tốt lắm rồi. Tôi cứ mong sao cho được họ nhốt tôi một tháng: đó là một dịp may hiếm có trong đời. Cầu nguyện và tuyệt thực. Đó chính là những gì mà tất cả chúng ta đều cần”.
Bà Irma tình nguyện mua dùm cho tôi vài chai nước suối - và bà sẽ đem vào cho tôi cùng ít chiếc bánh gạo phòng hờ. Đến giờ thăm, bà đã có mặt trong đám đông, với hai chai nước suối và một gói bánh gạo. Người vào thăm quá đông nên chúng tôi chỉ có thể đứng xa vẫy tay chào nhau qua các song cửa sắt Thế rồi Luật pháp vươn vai đứng dậy. Cái mụ có phận sự kiểm soát các gói đồ gửi vào cho tù nhân chỉ cho phép tôi lấy gói bánh gạo nhưng giữ lại mấy chai nước. Tôi cãi lý với mụ ta nên bị dẫn vào phòng giấy viên giám ngục. Tôi cố tự bào chữa bằng cách dựa vào các luật lệ mà tôi được biết. Tôi nói tôi bị đau ở bộ phận tiêu hoá bác sĩ bắt tôi phải tuyệt đối ăn theo phương thức 90% cốc loại 10% rau đậu. Viên giám ngục nói: “Ở đây sáng nào cũng có cốc loại. Tôi cố giải thích rằng tôi không được phép ăn các thứ cốc loại rang phồng có đường ấy. Y cho rằng đó là phỉ báng nhà lao này, mà thức ăn đều đúng theo tiêu chuẩn... Tôi vừa định giải thích rằng tôi không cần gì ngoài bánh gạo và nước suối để sống, thì y bổng để ý đến gói bánh gạo của tôi. Tôi đổi ngay chiến lược và nói rằng đó chỉ là những bánh ngọt, những món ăn để nhắm chơi vì vậy y cho qua. Nhưng về nước suối thì y nhất quyết không nghe. Tôi muốn mua bất cứ thứ nước ngọt nào ở tiệm bánh cũng được, nhưng về nước suối thì phải hỏi ý kiến cấp trên. Chúng tôi đi đến một sự dung hoà. Vì Irma có bảo tôi: “Anh xin họ ít nước sôi để nguội”. Viên giám ngục bằng lòng ký giấy phép cho tôi được uống nước sôi để nguội mỗi ngày 3 lần. Với nước này và số bánh Irma cho, tôi có thể sống qua ngày được. Mãi đến tối chủ nhật, lệnh cấp nứoc sôi cho tôi vẫn chưa chuyển tới nơi phụ trách. Tối đó họ dọn trà đá cho chúng tôi. Sau gần một trăm giờ không uống nước tôi bị cám dỗ. Tôi lấy muỗng cà phê múc một ít uống nhắp nhắp. Tôi bị phỏng miệng như uống phải Listerrine sôi. Chẳng mấy chốc việc rắc rối trong phòng giấy viên giám ngục đã lan ra khắp khám đường. Từ đó các tù nhân chia ra từng nhóm để nghe tôi giảng về y lý Đông phương. Dĩ nhiên là có nhiều kẻ không tin nên buông ra những lời giễu cợt. Nhưng đến khuya, khi đèn đuốc tắt hết, những người quá mập hoặc bệnh tật thường đến bên tôi hỏi han cách thức chữa trị. Đến ngày thứ sáu, tôi đột nhiên được phóng thích. Tôi chỉ còn có 62 ký rưỡi. Mắt tuy có sâu thêm đôi chút, mấy gói bánh gạo tôi chưa động tới, nhưng tình trạng tôi lại khả quan hơn khi mới vào tù. Chỉ có một lần trong đời tôi bị lâm vào hoàn cảnh tương tự: ấy là khi bị kẹt sau giới tuyến của địch quân ở Alsave (Pháp) mà không có gì ăn uống cả. Thật ra, nói chung thì cơm gạo lứt cũng đã hơn hẳn thức ăn của quân đội. Điều này làm cho tôi suy nghĩ nhiều đến sự dẻo dai của quân du kích trong rừng rậm Á châu với cách tiếp tế thô sơ bằng gạo nhét đầy trong túi đeo lưng vẫn hơn hẳn những quân đội phương tây với lối trang bị và tiếp tế đầy đủ của họ.
Ông Ohsawa đã viết: “Hãy tự chữa cho lành trước khi làm vịêc gì khác”. Tôi đem cuốn sách nhỏ ra đọc lại từ đầu chí cuối.Cuốn sách ấy đã thành cuốn kinh nhật tụng của tôi, và tôi cảm thấy đã hoàn toàn lành bệnh. Khi tôi ghé thăm Irma, bà ta thất vọng vì sự tuyệt thực vì tĩnh tâm của tôi đã bị chấm dứt quá đột ngột như vậy. Nhưng dễ gì mà muốn vào tù ra khám bất cứ lúc nào? Chúng tôi vừa ăn kem gạo lứt vừa nói chuyện rất lâu. Tôi đã định sẵn một số câu hỏi. Giờ đây tôi thấy mình đã hoàn toàn được giải thoát, tôi vô cùng biết ơn tất cả mọi người mọi việc giúp tôi thu nhập được nhiều kinh nghiệm; tôi tự hỏi có bao nhiêu người ở Nữu Ước đã đọc bài báo đăng trong tờ Herald Tribune và có phản ứng như tôi. Irma có vẻ bực dọc: “Chắc chẳng bao nhiêu, vài bà già, Carmen, anh, thế thôi”.
Thật khó mà tin được, Carmen vẫn tiếp tục theo phép dưỡng sinh, và ngày càng đẹp ra. Điều làm tôi suy nghĩ là chính tôi chưa lôi cuốn được ai. Đây là vấn đề cũ rích, vấn đề giao tế.
Irama có một tập bản thảo dịch ra tiếng Anh từ cuốn sách mới nhất của ông Ohsawa xuất bản ở Ba lê về bệnh ung thư. Bà muốn đem in thành sách. Hai nhà xuất bản Mỹ thoạt tiên từ chối không nhận. Tình cờ người chủ bút của một trong hai nhà xuất bản ấy lại là người mà tôi quen và kính mến. Tôi gọi điện cho ông ta, nhưng không gặp, bởi vậy tôi gửi cho ông ta một bức thư cố nài xin xét lại vấn đề. Tôi mua thêm một cuốn ZEN nữa gửi cho ông chủ bút một nhà xuất bản khác hy vọng ông ta sẽ đọc và để ý đến, vì đối với cuốn sách nhỏ của ông Ohsawa thật là quan trọng. Nếu không tìm được cách nào để phổ biến cuốn sách ấy tại Mỹ thì tất cả chúng tôi thật là bị chứng tam bạch vô phương cứu chữa. Đồng thời trở lại công việc thường lệ, nhưng một tuần lễ kẹt chân trong nhà giam cũng đã làm tôi lỡ làng nhiều chuyện.
Irma lại khác, bà tỏ ra biết ơn những biến cố tai hại đó của tôi. Bà hẹn sẽ tin cho tôi hay nếu nhận được thư trả lời của Đại lộ Madison. Bà bảo tôi: “Sao anh không thử viết một bài về kinh nghiệm riêng của anh gửi cho một tạp chí nào đó”. Điều này, thật tôi chưa bao giờ nghĩ tới.
Trước kia tờ Herald Tribune không chịu đăng tải tin ăn khách về lời tiên tri bi thảm và độc nhất về cái chết của ba nhân vật quốc tế nói trên, thì dễ gì bây giờ tôi thuyết phục được họ đăng bài của tôi. Câu chuyện năm sáu ngày trong khám đường để chữa được bệnh trĩ và bệnh nhức đầu của tôi có vẻ tầm thường quá, tôi lúng túng chẳng biết phải viết ra làm sao. Tôi hứa với bà sẽ suy nghĩ lại, và rồi tôi đã giữ lời hứa.
Theo ông Ohsawa, trên đời này chẳng có sự hiện hữu nào tốt hay xấu cả, mà chỉ có Âm và Dương thôi. Bề mặt càng lớn bao nhiêu, thì bề trái càng to bấy nhiêu, đó là định luật bất di bất dịch ông thường nhắc đến. Bệnh tật là ngưỡng cửa đưa đến sức khoẻ. Bi kịch sẽ dẫn đến hài kịch. Tai ương trở thành diễm phúc. Đúng như vậy, vụ thảm sát Dallas đối với tôi là cả một ân huệ, vì chính nó là mấu chốt của cả một chuỗi dài biến chuyển đã cứu sống tôi. Nhiều tháng trước khi xảy ra vụ này, tôi không hề đọc sách báo. Nếu vụ thảm sát tổng thống Kennedy không xảy ra để tôi phải theo dõi tường tận mọi chi tiết thì chắc chắn tôi đã không gặp duyên lành này. Tôi chỉ xin ghi lại một vài điều chính như vậy mà thôi.
Kể lể cà kê trên mặt báo, chắc chắn sẽ làm mất thì giờ độc giả, mà vắn tắt quá thì chuyện của tôi lại không đầu không đuôi. Tôi muốn viết lại câu chuyện của Irma, nhưng làm sao hay bằng chính bà tự viết lấy, Irma có vẻ thất vọng vì tôi từ chối. Một lần nữa tôi lại thất bại.
Bỗng một hôm tôi nhận được một bức thư của ông Felix Morrow Giám đốc hãng University Books. Thư gửi đã hơn 10 hôm, nhưng cứ đi loanh quanh theo tôi vào khám đường rồi chuyển ra lại, nên đến trễ. Hôm nhận thư, là một ngày thứ bảy của tháng bảy. Văn phòng ông Morrow không làm việc ngày đó. Gần suốt ngày thứ Hai tôi lại phải có mặt ở Toà án. Mãi đến xế chiều tôi mới điện thoại được cho ông ta, và chính ông ta đã trả lời tôi, vào lúc nhân viên đã ra về hết. Chính ông cũng vừa thu xếp xong hành lý và đang sửa soạn ra về để hôm sau lên đường đi Âu Châu, còn tôi sáng hôm sau lại phải ra toà lần nữa. Ông Felix cho hay sẽ trở về ngày 18 tháng 8. Tôi hẹn sẽ gọi dây nói cho ông ta, vì ông có một chuyện muốn bàn với tôi. Câu chuyện chỉ giản dị có thế.
Nhưng ngày 7 tháng 7 thì tôi có việc phải sang Luân đôn. Một cuốn phim do tôi thực hiện từ tháng Hai đã bắt đầu đem trình chiếu ở Manhattan trong thời gian tôi bị mất tự do. Tôi đã hợp tác cùng một Giám đốc người Pháp để viết ra bản phân cảnh và sau những khó khăn thường lệ cuốn phim đã được một công ty người Âu sản xuất. Nhưng hiện nay cuốn phim đang gặp một vài rắc rối và đã bị ngưng chiếu. Phải thay đổi các vai nên bản phân cảnh cũng phải viết lại. Nhóm người Pháp đã trở về Balê để tìm cách vớt vát phần nào cuốn phim hoặc nếu cần phải quay lại toàn diện.
Tôi cần một bức ảnh căn cước mới để lập sổ thông hành. Trước khi lên máy bay, tôi gọi điện cho thư ký của Felix Morrow hỏi địa chỉ các khách sạn của ông ta tại Ba Lê và Luân đôn, nơi độc nhất tôi được biết một người theo dưỡng sinh và biết nấu các món ăn dưỡng sinh. Vì thế đến phi trường Luân đôn là tôi gọi điện thoại cho hai người: có Sheila (cô ta mời tôi dùng cơm tối có món xúp bí với cơm gạo lứt) và ông Morrow. Khách sạn trả lời là ông đi vắng, tôi nhờ viết giấy nhắn lại vì nghĩ rằng có lẽ ông ta cũng đi nghỉ cuối tuần như mọi người ở vùng quê. Nhưng tôi lầm vì sáng chủ nhật ông gọi điện thoại mời tôi dùng cơm trưa tại khách sạn.
Sáu tháng qua, tôi đã quen với hình vóc mảnh mai hiện tại và không còn quan tâmđến sự biến dạng ấy nữa. Tôi quên mất rằng thời gian trước đó tôi chỉ tình cờ gặp Felix có một lần ở ngoài đường, còn bà Felix thì đã từ mấy năm nay tôi chưa gặp lại. Dĩ nhiên bà ta không nhận ra tôi, nhưng Felix thì ngạc nhiên vô cùng và hỏi tôi mãi về sự thay đổi đó. Đáng lẽ với người khác tôi phải kể lại câu chuyện từ đầu, nhưng với Felix Morrow tôi có thể đi ngay vào vấn đề. Tôi hỏi ông ta
- Đã bao giờ anh nghe đến một người Nhật tên là Sakurawa hay Ohsawa chưa. Thông thường chẳng những Felix biết tường tận người được hỏi tới, mà chính Felix cũng đã có lần gặp được ông trong một chuyến ông Ohsawa viếng thăm Nữu Ước. Felix chỉ ngạc nhiên về một điểm trong câu chuyện của tôi. Dưới cái nhìn của một tay xuất bản sách, ông ta khó tin rằng chỉ nhờ một cuốn sách cỏn con mà tôi đã biến đổi được cả cuộc đời.
Chúng tôi nói chuyện rất lâu, bỗng nhiên Felix ngã người dựa vào lưng ghế rồi nói: “Tôi có một dự tính dành cho anh đây”. - Thật sự với Felix khó mà suy diễn được ông ta đang nghĩ gì, sẽ làm gì - Ông tiếp: “Ngay lần đầu tiên gặp ông Ohsawa tôi rất cảm kích. Tôi luôn luôn bị dằn vặt vì đã không theo được ông hoặc chưa làm được một cái gì sau buổi gặp gỡ đó. Nếu anh dịch lại cuốn sách của ông, tôi sẵn sàng in và phát hành”.
Hiện bản dịch bằng tiếng Anh được in ở Nhật cần phải sửa chữa lại rất nhiều vì không làm hài lòng ông Ohsawa. Điều này không chối cãi được. Chính ông đã bảo với ông Felix như thế. Tiếng Nhật dễ dịch ra tiếng Pháp hơn tiếng Anh. Tiếng Pháp của tôi rất tồi và không dùng được. Nhưng Felix tỏ ý rất cương quyết, không ai có kinh nghiệm nhiều như anh. Đó mới là điều quan yếu. “Chúng ta cùng qua Ba lê gặp ông ta để xin phép in”.
Trước đó, Irma đã thông báo cho tôi là ông Ohsawa sẽ qua Nữu ước trong kỳ hè này, nhưng chưa biết ngày giờ nào. Tôi liền điện thoại cho bà ta để hỏi kỹ lại và biết rằng ông Ohsawa hiện đang có mặt ở Califonia và sắp đi Nữu Ước. Ông sẽ ghé Ba lê ngày 17 tháng 7 , lưu tại đây một ngày rồi đi miền Nam nước Pháp. Còn Felix thì ngày hôm sau cũng đi Ba lê và chờ ở đó đến ngày 18. Tôi nhờ Irma cố gắng xin ông Ohsawa cho chúng tôi gặp tại Ba lê ngày thứ hai 17 tháng 8 . Khi tôi nói lại cho ông Felix biết mọi việc, thì bà vợ nhẹ nhàng nói với chồng : “Anh nhớ nhé, một khi anh cho in cuốn sách ấy ra là anh phải ăn theo phương pháp dưỡng sinh đấy!”.
Tôi cũng tin cho Sheila hay, cô ta reo lên trong điện thoại: “Hay quá!”.
Tình cờ buổi tổi trước ngày rời Luân đôn, tôi xem đài truyền hình BBC được thấy Tướng De Gaulle đến Saint Tropez chủ toạ lễ Nhị thập Chu niên ngày Quân đội Đồng minh đổ bộ lên bờ bể miền Nam nước Pháp 15/8/1944.
Tôi đang bận tâm với cuộc gặp gỡ vào hôm 17 tháng 8 nên quên bẵng mất là ngày 15 tháng 8 đối với tôi cũng là một ngày kỷ niệm. Tôi lục lọi trong đám giấy tờ cũ để tìm lại tờ chứng minh như hồi xưa do Đoàn quân đầu tiên của Pháp cấp cho tôi, vì tôi đã từng phục vụ trong quân đội này 15 tháng. Tôi định gỡ lấy chiếc ảnh đem dán vào sổ thông hành mới, biết đâu một ngày kia ở Ba lê tôi lại chẳng cần đến nó để chứng tỏ với mọi người tôi cũng là một “cựu chiến sĩ” như ai. Trong lúc tôi lục soạn, tôi lại vớ được một tấm hình của tôi chụp trên bãi biển kỳ nghỉ hè vừa rồi. Không hiểu sao bức hình lại nằm đó, và ngay chính cả tôi cũng không nhận ra người trong hình là tôi nữa. Tôi đem so sánh với chiếc ảnh vừa chụp để làm sổ thông hành. Thảo nào mà bạn bè tôi có phản ứng như thế trước sự thay đổi của tôi. Hè năm ngoái tôi mập phì như Oliver Hardy mà bây giờ thì lỏng khỏng giống hệt Steve Mc Queen! Tôi bèn xếp cả hai bức hình vào cuốn sổ thông hành để dành xem như một kỷ niệm buồn cười.
Ở Ba lê, sánh thứ hai tôi đến thẳng chỗ hẹn là nhà sách Ohsawa tại đường Lamartine. Tôi tới trễ vì mãi mới tìm được tắc xi. Felix Morrow đợi tôi ở cửa. Chưa kịp xin lỗi anh ta, thì Felix đã nói: “xong rồi. Ông Ohsawa hoàn toàn đồng ý và đang mong gặp anh”.
Thoạt bước vào nhà sách, một người Nhật dáng mảnh khảnh, có vẻ là một thư ký, đang lúi húi gói một chồng sách và buộc dây lại, không ngờ đó chính là nhà tiên tri, nhưng điều này tôi chỉ được biết khi ông Felix chào ông ta bằng tiếng Pháp. Tôi đã rõ năm nay ông 72 tuổi rồi, và báo chí thì luôn luôn ca tụng ông chỉ như người 50; khi được thấy những dáng điệu trẻ trung của ông, thì lại càng khó mà tin được rằng đó là một ông lão đã ngoài thất tuần, Felix cho tôi hay từ lúc đặt chân đến đây, ngoài tiếng mẹ đẻ ông chỉ dùng tiếng Pháp để giao tiếp với mọi người. Chỉ tiếng Pháp mà thôi! Ông đưa tay nắm lấy hai tay tôi, tôi cảm thấy sinh lực của ông truyền qua người tôi. Ông cười mà nói: “Ông chính là người đã sụt 25kg mà không cần hỏi gì tôi cả. Thật phi thường! Ông cúi xuống gói tiếp cho xong mấy cuốn sách đoạn trao cả cho tôi, như ngụ ý nói: “Đây tất cả những gì tôi viết được trong đời tôi, hãy sử dụng thế nào cho hữu ích. Bây giờ thì đến lượt ông đó”.
Thật là bất ngờ, tôi đã bị dồn vào chân tường. Tôi không thông thạo tiếng Pháp thì làm sao diễn tả được những gì tôi muốn nói. Vì thế tôi chỉ còn cách lôi ra hai chiếc ảnh kẹp trong cuốn sổ thông hành và đưa cả cho ông Ohsawa.
Ông há miệng, phá lên cười, đoạn gọi mọi người trong tiệm đến vừa nói chuyện bằng tiếng Nhật, vừa đưa ảnh tôi cho họ xem. Ông lại nhìn kỹ chiếc ảnh mới nhất của tôi rồi lẩm bẩm: “cẫn còn hơi sanpaku”. Tôi gật đầu xác nhận; ông bảo tôi lấy kính ra và ngẩng cao đầu cho ông xem. Ông nhìn thẳng vào mắt tôi, nắn nhẹ hai trái tai của tôi. Rồi thì ông lật ngửa bàn tay phải tôi lên, ấn mạnh tay vào phần thịt bên dưới ngón cái. Tôi nhăn mặt vì đau đớn: “Chà, chà...” giọng ông không được vui”. Trước kia tình trạng của ông tệ lắm, may là ông đã tự cứu kịp thời. Sáu tháng nữa ông sẽ khá hơn...”. Đoạn ông nhìn lại hai chiếc ảnh vừa cười vừa nói: “Kỳ lạ” và tỏ ý muốn được giữ lại. Tôi ghi tên và đề ngày sau lưng mỗi chiếc ảnh, đưa cho ông. Ông kẹp chúng cẩn thận vào sổ thông hành của ông, rồi đứng lên tươi cười. “Thế là xong, bây giờ tôi mời ông đi dùng cơm trưa”.
Câu nói sao mà nghe êm dịu lạ lùng!
Suốt một ngày hôm nay tôi đã được chút gì vào bụng đâu. Ở Ba lê có nhiều quán ăn dưỡng sinh lắm và cũng từ mấy tháng nay rồi tôi không còn lui tới những nơi cao lâu tửu quán nữa. Chúng tôi bắt đầu đi ngược lên đường Lamartine và “Tiên sinh Ohasawa”, mọi người vẫn thường gọi ông như vậy, nhẹ bước trên mặt đường dáng điệu đầy phấn khởi như một đứa trẻ. Ông giới thiệu tôi với tiên sinh Hoki, một trong những nhà yogi tăm tiếng của Nhật, và là đồng nghiệp cùng tháp tùng với ông từ quê nhà sang đây. Ông Hoki chỉ nói tiếng Nhật, và ngoài ra một ít tiếng Mỹ vừa học được. Giữa hai người, họ dùng tiếng mẹ đẻ với nhau, nhưng chúng tôi thì dùng tiếng Pháp với ông Ohsawa và tiếng Anh với ông Hoki
Ông Ohsawa bao giờ cũng là người phân biệt được trước tiên một chiếc tắc xi trống giữa đám xe cộ tấp nập vào giờ cơm trưa của Ba lê và cũng là người đầu tiên bước xuống đường ra hiệu cho tài xế ngừng lại. Dĩ nhiên vào tháng tám này thì có đến phân nửa phố xá Ba lê vắng hẳn đi, vì đó là thời kỳ đóng cửa hàng năm và là mùa đi nghỉ mát của dân ở đây. Hơn nữa ngày thứ hai lại là ngày giao hàng (jour des fournisseur) ngày đóng cửa hàng tuần cho tiệm buôn và tiệm ăn.
Chúng tôi đi xuyên qua nửa thành phố mới đến tiệm ăn Nhật bản do ông Ohsawa đã chọn, nhưng tiệm lại đóng cửa nốt. Thường thì những quán ăn dưỡng sinh vẫn mở cửa ngày thứ hai, nhưng đặc biệt trưa nay họ không bán để mừng ngày tiên sinh đến. Thế là chúng tôi đành phải trả tiền cho xe tắc xi, và đứng với nhau ngoài đường để chờ mấy người nữa đã cùng hẹn đến đây. Việc di chuyển thật rắc rối nhưng tiên sinh vẫn không nản lòng, và cuối cùng đưa được cả đoàn người chúng tôi mười người đến một quán ăn khác ở xóm Montparnasse còn mở cửa.
“Papa” Ohsawa chỉ huy mọi việc, đặc bàn, sắp chỗ, lựa món ăn, mọi việc, mọi chi tiết thật rành rẽ.
Khi người bồi dọn món cá sống ra, với đôi đũa như nhảy múa trên tay, tiên sinh bày vẽ cách thức ăn các món xốt, rồi tự tay rót rượu sa kê cho mọi người. Qua món “Tempura” khi tôi định gắp một miếng gucchini, ông liền đưa đũa đạt ra và chỉ vào món tôm hùm mà nói: “Món Dương trước đã, rồi hãy dùng món Âm”. Cơm ở đây lại là cơm trắng, Felix Morrow tỏ ý ngạc nhiên khi thấy tiên sinh Hoki xới cơm vào đĩa, ông này liền nói: “ăn cơm trắng không sái phép dưỡng sinh, chỉ có một điều là phải ăn gấp năm lần mới bổ bằng cơm gạo lứt".
Ngồi cạnh Ohsawa tiên sinh, đối diện ngay trước tôi là một bà lịch sự, thanh nhã, từ Bruxelles đến: đó là bà L. Khi ông đưa ảnh tôi cho bà xem tôi phải cố gắng trả lời những câu hỏi của bà. Ông Ohsawa hỏi: “ông có tin rằng bà L đã trên trên 70 tuổi không. Phải ông thấy bà ta bảy năm về trước! “Tiên sinh vừa nói vừa vuốt nhẹ làn tóc màu nâu lợt của bà, hồi đó tóc đã bạc hết, bây giờ trông bà như khoảng 55 tuổi là cùng. Bà giải thích rằng trước trận thế chiến bà đã là kẻ tật nguyền, bán thân bất toại, phải luôn luôn nằm lì, chạy chữa đến cả chục bác sĩ chuyên môn nổi tiếng ở Âu châu mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Bà đang thầm mong cho được sớm dứt nợ đời, thì được vài người bạn thân khuyên còn nước còn tát, nên tìm đến tiên sinh. Bà nói: “Tôi còn nhớ rõ lắm, Tiên sinh đến cạnh giường và nhìn tôi. Tôi hoàn toàn bại liệt, chỉ ước được chết mà thôi. Tiên sinh vén mái tóc bạc trắng của tôi lên để nhìn voà đôi tai, và nắn nhẹ hai trái tai tôi, đoạn tiên sinh cười thật tươi và nói: “Trái tai của bà rất tốt, rời ra như treo vào vành tai. Bẩm chất bà tốt lắm. Bệnh bà có thể tự chữa lành được....!”.
“Sau đó tôi ngưng hết thuốc men, và suốt ba ngày chỉ ăn cơm gạo lứt. Cuối ngày thứ ba tôi bị nhức đầu khủng khiếp và tôi nghĩ e tôi phải chết mất. Tôi lại buồn nôn ghê gớm. Nhưng hôm sau cơn đau đầu biến mất. Mười ngày sau tôi dậy được và đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm tời nằm bẹp dí một chỗ. Tôi đã đi được. Chuyện thật là khó tin”.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp một người có phản ứng mãnh liệt sau ba ngày ăn theo dưỡng sinh. Sau khi lành bệnh một cách kỳ diệu như vậy, bà sang Nhật rồi Hoa Kỳ, tại đây bà gặp bà Irma Paule, và bây giờ thì bà dành hầu hết thì giờ của bà cho phong trào Dưỡng sinh. Bà cũng vừa từ Bruxelles qua đây để dự buổi nói chuyện của ông Ohsawa vào chiều mai, rồi sẽ đi thẳng đến trại họp mặt Ohsawa được tổ chức hàng năm vào mùa hè tại một vùng phụ cận thành phố Bordeaux.
Ông Ohsawa đề nghị “ Ông nên đi với chúng tôi vài ngày, cơm dưỡng sinh ở đây do tôi chỉ dẫn cách thức nấu nướng, tôi sẽ làm cho ông khoẻ lâu”.
Felix Morrow cũng tỏ ra thích thú với đề nghị ấy, vì đó là cơ hội lý tưởng cho tôi học hỏi thêm mà viết bài.
Một lần nữa tôi bỏ chương trình đã vạch ra. Ông Felix không cần phải nói nhiều để thuyết phục tôi. Được sống vài ngày bên cạnh ông Ohsawa là dịp may hiếm có trong đời, chuyện in sách hãy tạm gác lại một bên đã!
Chuyến đi Bordeaux được xem như chuyến đi trên đoạn đường cuối của một hành trình vào xứ thần tiên.
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, đọc lại suốt lượt mấy cuốn sách của tiên sinh cho tôi.
Gần khuya, tôi được điện báo tin là sẽ được đi cùng chuyến bay với tiên sinh đi Bordeaux. Vào ngày sau đó, chúng tôi cùng gặp nhau ở phi trường Orly lúc trời chưa sáng hẳn. Một thanh niên lịch sự người Nhật trong bộ đồng phục mùa xanh của hãng Air France lo hết mọi việc cho chúng tôi: từ chiếc vé cho đến hành lý, thủ tục. Ông ta hướng dẫn chúng tôi ra tận cầu thang máy bay như với những nhân vật quan trọng, và tôi được tiên sinh giới thiệu đó là con trai ông. Ở Bordeaux chúng tôi được ông Suy Massat đón tiếp. Massat là người xuất bản nguyệt san Pháp ngữ “YIN/YANG” và giám đốc Trại họp mặt St Méderd de Guizeres cách Bordeaux chừng 50 cây số.
Chúng tôi vội vàng lên xe đi. Người lái xe cũng là một người dưỡng sinh, ông ta kể lại cho tiên sinh nghe trường hợp của mình. Khi còn làm chủ một tiệm giải khát nhỏ, sau khi được bác sĩ cho biết là mắc bệnh “nan y”, ông ta đã tự chữa lành bệnh bằng phép dưỡng sinh. Bây giờ thì ông đã bỏ tất cả, để làm lại tất cả. Lương tâm không còn cho phép y đầu độc người khác bằng từng tách cà phê, từng ly rượu nhỏ hoặc từng thùng rượu mạnh. Câu chuyện giản dị, nhưng có tính chất tiên tri. Bắt đầu theo dưỡng sinh, điều đó rất dễ, quá dễ. Nhưng rồi sự chuyển hoán (transmutation) xảy ra làm thay đổi hết mọi sự thế là không còn cách gì lui bước nữa được - dầu chỉ để bán cà phê hay nhiều thức khác.
Đại khách sạn Le Pare ở St Médard de Guizere thuộc tỉnh Gironde trông thật đồ sộ, chỉ là một khách sạn kiểu cổ và thiếu tiện nghi nhưng đã được sửa lại để dùng làm trại Họp mặt Ohsawa trong mùa hè này. Các phòng ở tầng trệt được sửa sang lại thành phòng ăn và phong đọc sách chung. Nhà bếp dành cho toán nấu ăn chiếm ngụ, hầu hết các phòng khác đều có các môn đồ từ các xứ miền Âu tây đến ở. Vườn hoa rộng lớn cây cối xanh tươi đầy bóng mát, bao bọc mặt sau khu vườn là tường cao cùng các cơ sở phụ thuộc: chuồng gà, nhà giặt, nhà vệ sinh, giếng nước... Khắp vườn mọc lên những chiếu lều muôn màu muôn sắc cùng những toa xe kéo đầy đủ tiện nghi của đoàn người đi trẩy hội từ khắp Âu châu đổ về đây.
Quán rượu của khách sạn, giống như loại cây tượng trưng cho sự Thiện và sự Ác trong khu vườn Địa đàng ngàn xưa, còn nguyên vẹn và vẫn mở cửa bán cho người ngoài.
Trong khi mọi người quây quần quanh Ohsawa Tiên sinh để chào mừng và hỏi han nhau, tôi để ý trước tiên đến các đứa bé- những đứa bé dưỡng sinh mà tôi thấy lần đầu tiên; tất cả đều gọn gàng, rắn chắc, bình tĩnh với cặp mắt có cái nhìn sắc bén của người Nhật Bản. Tôi theo dõi chúng tường tận suốt hai ngày liền và chỉ có mỗi một lần tôi nghe một đứa khóc trong buổi thuyết trình.
Sau bữa cơm trưa - một tuyệt kỹ về môn nấu ăn Dưỡng sinh xứng đáng với vị khách tham dự - Ohsawa Tiên sinh quàng tay tôi dẫn tôi đi xem phong cảnh ngôi làng và vùng quê lân cận. Trong suốt 24 tiếng đồng hồ tôi đã ngấu nghiến tất cả mấy cuốn sách của Tiên sinh để cố thưởng thức những điều Tiên sinh viết ra trong ba mươi năm nay, cho nên không lạ gì mà thấy chính tiên sinh từ lời mời đến tư tưởng đã vượt xa hẳn tất cả những gì đã nói bằng giấy trắng mực đen. Tiên sinh đã để hết tâm trí vào một vấn đề mà ông gọi là cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ ba. Giống như Lão Tử đã chia đời sống của Ngài làm bốn thời kỳ, Tiên sinh cũng chia đời mình làm nhiều thời kỳ: 1)Sự phát triển của triết lý vô vi, khó nhất; 2) Dưỡng sinh; 3) Phổ biến truyền bá và cuối cùng luyện kim.
Bây giờ Tiên sinh đã bước vào khúc cuối của thời kỳ thứ ba và sắp đi vào giai đoạn kết thúc. Tiên sinh đã quyết định sẽ chỉ qua Âu Châu một lần nữa để diễn thuyết và truyền bá vào năm 1964; sau đó Tiên sinh trở về quê nhà dành hết thì giờ và năng lực vào việc thí nghiệm và thực hành sự chuyển hoá sinh hoá học.
Vài ba năm trước, công cuộc nghiên cứu khai phá của nhà sinh hoá học Pháp L.Kervan, tác giả cuốn “chuyển hoá sinh vật học” (transmutation biologique) đã làm cho Tiên sinh rất cảm kích. Sự trao đổi giữa ông Kervran với Tiên sinh, cùng với công cuộc nghiên cứu của Tiên sinh sau này, đã đưa đến kết quả - vào tháng Giêng năm 1964 tại Tokyo lần đầu tiên chuyển hoá được sodium Na thành potassium K với nhiệt độ và áp lực thấp, Tiên sinh đã làm lại cuộc thí nghiệm ấy vào đầu tháng Bảy trước một nhóm bác học danh tiếng Nhật Bản và lãnh tụ chính trị cầm đầu Quốc hội Nhật. Những chi phí của ngành này rất nhiều và vì thế đã làm chậm trễ chuyến du hành qua Califonia Nữu Ước, Âu châu, cuộc viếng thăm Tây phương hàng năm của tiên sinh.
Ảnh hưởng của sự thành công này của Tiên sinh rộng lớn khó lường được. Nước nhật có thể không cần nhập cảng Potassium nữa. Tổng số nhập cảng lên đến hàng triệu tấn mỗi năm - mà ngược lại có thể xuất cảng hàng triệu tấn Sodium với giá rẻ do biển cả là tài nguyên vô tận cung cấp. Ngoài ra Tiên sinh cũng tìm được từ lâu công thức chuyển hoá thành sắt các chất hoá học sẵn có.
Báo chí kinh doanh của người Mỹ thường miêu tả thời đại này như một kỷ nguyên luyện kim, nhưng vấn đề họ nói đến nhiều nhất, lại chỉ là cách thức tân tiến nhất để chế ra loại da bằng nhựa hay vải nhân tạo. Tuồng như họ không đề cập đến những kiến thức có ảnh hưởng sâu xa đang nung nấu tâm trí của Tiên sinh, ngay cả lúc Tiên sinh đang thoăn thoắt bước đi, trong ngôi làng Pháp yên tĩnh này.
Tại Nữu Ước đã có một tổ hợp Dược viện lớn đến tiếp xúc với Tiên sinh để đề nghị mua lại công thức chuyển hoá Na thành K với giá hàng trăm ngàn Mỹ kim. Phải làm sao đây? Hoặc là Tiên sinh bán đứt công thức ấy cho tư bản Mỹ, hoặc là bằng mọi giá giữ lại quyền lợi cho giới doanh thương Nhật dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi?
Cái kiến thức hoá học của tôi lại càng nghèo nàn hơn cả vốn liếng tiếng Pháp của tôi nữa. Đêm trước tôi đã thức trắng để nghiền ngẫm nền triết lý xưa cổ ẩn tàng trong nghệ thuật cắm hoa qua nguồn gốc bệnh thận và cách chữa chạy, qua cách thức điều chế một loại cà phê mới với rễ bồ công anh (dandelion) thì bây giờ đây tôi lại phải đương đầu với những câu hỏi hóc búa về vũ trụ học dành cho viện nghiên cứu tiến hoá nhân loại.
Thoạt tiên tôi khuyên Tiên sinh nên lấy tiền của người Hoa Kỳ và bán công thức cho họ, Thế là cái công thức chuyển hoán Oshawa sẽ trở thành một điều bí mật được đánh giá. Nếu cái kỹ thụât đơn giản của khoa dưỡng sinh cũng được đánh giá y như vậy, nó có thể lôi cuốn được sự chú ý của thế giới. Hiện giờ trái lại nó có vẻ là một phong trào thầm lặng của một số người.
Ý kiến của tôi làm cho Tiên sinh thích thú. Tôi cảm thấy rõ tôi còn ở dưới tiên sinh ít nhất là hai bậc: một người dưỡng sinh mới nhập môn - với một kiến thức thô sơ chẳng biết gì về đạo vô vi - mà đã muốn bước lên diễn đàn để thuyết pháp. Tôi cảm thấy dễ thở hơn với các đề tài về văn nghệ sĩ, các vấn đề chính trị và hôn nhân. Chúng tôi cùng đồng quan niệm về cách phân loại và cấu tạo thảo mộc tiên sinh cũng bảo tôi nên đọc lại Edgar Snow. Tiên sinh tỏ ý rất muốn được viếng thăm Trung Quốc để tìm hiểu rõ hơn những tin tức nói về sự phục hưng nền y khoa cổ truyền Trung Hoa do chính phủ nước này chủ xướng.
Cũng như mọi người khác, Tiên sinh rất mong ước được giáp mặt Chủ tịch Mao Trạch Đông, siêu danh nhân duy nhất “bất khả diện kiến”.
Về phương diện hôn nhân, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Tiên sinh tỏ ý lo lắng thật sự, và không tỏ ý ngạc nhiên mấy về chuyện hôn nhân của tôi. Với vẻ như kinh hãi, tiên sinh bảo:
“Đàn bà Mỹ dương quá”. Rồi ông hỏi ngày sinh của tôi và vợ tôi.Đúng như Tiên sinh ước đoán, hai chúng tôi sinh cách nhau không đầy ba tháng thay vì thời gian lý tưởng sáu tháng theo tiêu chuẩn cổ truyền của người Nhật.
Chiều hôm ấy, thêm sự có mặt của Hoki Tiên sinh làm cho trại hè càng hào hứng. Ông Hoki là nhà Yoki tân tiến nhất, vừa từ Ba lê đến bằng xe hơi. Cứ nhìn ông chậm rãi đếm bước trên đường phố nhỏ hẹp của một thành phố tỉnh nhỏ nước Pháp cũ kỹ từ thế kỷ thứ 17 với chiếc áo dài đen trên mình, và đôi dép Nhật dưới chân, hình ảnh đó quá đủ để làm cho một tay chuyên sản xuất phim loại đời sống mới phải sửng sốt. Nhưng điều làm tôi sửng sốt hơn nữa là khi thấy ông Hoki thò tay vào chiếc áo cổ truyền của ông lấy ra một gói thuốc lá Kool mời tôi hút... Đây đúng là cảnh tượng có thể làm đề tài quảng cáo cho Đại lộ Madison vì ở đây người ta đã chán ngấy vì lời phao rằng nhà này đang làm quảng cáo cho bệnh ung thư.
Trong buổi ăn tối, ông Hoki ngồi đối diện tôi. Trước cách ngồi lịch sự ngay thẳng và thoải mái của ông, tôi cảm thấy mình như quá cẩu thả bê bối. Cái vẻ thoát tục và điềm đạm của ông chứng tỏ một lối sống riêng biệt. Đột nhiên nhanh như cắt, ông đưa tay rút bó hoa trong chiếc bình pha lê để trước mặt, nhanh nhẹn tỉa bớt vài cành lá xanh, loại thêm một vài cành nhỏ, rồi cắm trở lại vào bình. Bó hoa bây giờ đã được sắp xếp theo lối cổ điển trong sự quân bình âm dương. Không một điều gì, dầu chỉ nhỏ mọn như một đoá hoa, được phép đi ra ngoài nguyên tắc của sự quân bình trong lễ nghi ẩm thực dinh dưỡng.
Các đề tài diễn thuyết của Ohsawa Tiên sinh chiều hôm ấy và ngày hôm sau đều đặt trọng tâm vào cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ ba. Tôi xin được lướt qua vấn đề vì năm tới tất cả vấn đề này được in ra thành sách.
Tối hôm ấy một người Pháp đã đứng tuổi từ ngoài khu phố lẻn vào giảng đường và lặng lẽ chiếm một chỗ ngồi gần cửa. Có lẽ ông ta tưởng đâu sẽ được giảng về những cách thức ăn uống kỳ lạ do chính con người mà ma lực đã truyền đi khắp làng. Nhưng y cũng như tôi có cảm tưởng như bị lạc vào rừng công thức hoá học và nghịch thuyết về sinh vật học, nên cuối cùng y lặng lẽ rút lui.
Sau bài thuyết trình, trong khi kiểm điểm sự tiến triển của phong trào dưỡng sinh ở Hoa Kỳ, Ohsawa Tiên sinh lấy trong ví ra hai chiếc ảnh bất hủ của tôi - anh mập Oliver Hardy chụp trước, và anh chàng rắn rỏi Steve Mc Queen chụp sau - đưa cho các thính giả chuyền tay nhau xem. Hai chiếc ảnh đã làm cho mọi người sửng sốt và lạ lùng. Tôi nghiêng mình vụng về chào cử toạ và lễ phép xin họ miễn cho khỏi phải nói gì cả. Nhưng cử chỉ của tôi lại trở thành một lối tự giới thiệu với tất cả. Từ đó tôi là kẻ mang danh “ông nhà văn Mỹ đã sụt 25 ký lô”.
Xét theo từng khía cạnh riêng biết của mỗi cá nhân hay nói chung cho tất cả mọi người có mặt tại đây cuộc họp mặt trại hè Oshawa quá đủ để cung cấp tài liệu viết thành cả lố truyện không đầu không đuôi hoặc một cuốn sách thật hay. Chẳng hạn hai bà ngồi cạnh nhau trong bữa ăn tối. Một bà là vợ một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ. Trong chuyến du ngoạn Hy Lạp bà thình lình bị đau ruột nặng. Trở về Hoa thịnh đốn bà vào nằm tại bệnh viện suốt mấy tuần liền mà bệnh không hề thuyên giảm. Người con trai của bà đang theo học tại Đại học đường Harvard , nhờ những buổi học Nhu đạo và Hiệp khí đạo được nghe nói đến thuyết dưỡng sinh Ohsawa. Sau khi nghe tin mẹ bị bệnh liền xin nghỉ về đưa bà ra khỏi bệnh viện. Cậu tự tay nấu cơm gạo lứt cho mẹ dùng, chỉ trong mười ngày thì bà khỏi bệnh. Từ Luân đôn bà đáp máy bay qua Pháp rồi thuê xe hơi tự lái về Saint Médard tham dự các buổi thuyết giảng của Ohsawa Tiên sinh. Bà kia trạc tuổi trung niên người Do Thái từ Ba lê xuống. Bà mắc bệnh khủng hoảng thần kinh sau khi bị bọn Đức quốc xã giam cầm hai năm, phải nằm ở bệnh viện mười bảy năm ở Ba lê để điều trị. Một người chị ruột của bà đã từng áp dụng khoa dưỡng sinh có hiệu quả liền tìm cách đem bà ra khỏi bệnh viện. Ba tuần sau lại đưa bà đến trại hè này. Sau mấy ngày ăn theo phương thức số 7, bà ta bây giờ tinh thần đã minh mẫn và thư thái như mọi người khác./
Trong hai ngày ở trại, để trao đổi kinh nghiệm tôi phải kể đi kể lại chuyện tôi e có đến cả năm chục lần. Chỉ một trong những mẩu chuyện vụn vặt này cũng đủ để làm bài mở đầu thật hay cho cuốn sách dưỡng sinh còn hay hơn là chính của tôi vậy.
Tuy nhiên chương trình ở trại Ohsawa không phải chỉ gồm có cơm,. muối và thuyết trình. Chương trình khởi sự mỗi ngày bằng một giờ học Hiệp khí đạo trên bãi cỏ xanh phía sau khách sạn. Các môn nhu đạo, karate và hiệp khí đạo hồi đó rất thịnh hành bên Pháp, cho nên trong các giờ dưỡng sinh Pháp một trong những câu châm ngôn thường được nhắc đến là “ Thứ nhất Dưỡng sinh, thứ nhì Nhu đạo”. Tôi nêu lên câu đó để tránh khỏi tập và chỉ đứng xem thôi. Đối với những người không nhìn quen, thật là một cảnh khôi hài khi thấy các bà đã ngoài lục tuần, tóc muối tiêu nghiêng mình chào nhau thật lễ độ trước khi vật nhau té lăn cù trên đám cỏ ướt sương mai.
Sau bốn mươi tám giờ sinh hoạt trong một thế giới kỳ lạ như vậy, tôi được điện thoại gọi về Ba lê gấp. Tôi cố trở lại khách sạn Le Parc thêm vài ngày mà không được. Thế là tôi lại phải tự nấu lấy cơm gạo lứt mà ăn. Người ta bảo “Bụt nhà không thiêng” là thế. Một người Mỹ lại đi truyền bá triết thuyết Á Đông giữa Kinh thành ánh sáng của Âu châu, nghe thật trái tai và lạ lùng làm sao!
Không cố gắng truyền bá, và cũng không có hai chiếc ảnh kia, dù muốn dù không tôi cũng đã trở thành người cha của một gia đình dưỡng sinh ngày càng đông ngay tại Ba lê. Khởi đầu là tại một tiệm cà phê ở đại lộ Champs Elysees khi tôi giải thích tại sao tôi không uống nước. Chiều đó, hai người điện thoại lại xin “nhập môn” . Hai rồi năm, năm rồi mười. Từ đó tôi không thèm đếm nữa. Mọi thứ bệnh, từ bệnh sang thấp đến bệnh sưng khớp xương chưa đầy mười ngày đã lành. Tôi nghe kể lại rằng cuộc sống của nhiều người đã biến đổi hẳn vì tình cờ họ gặp được những người đã từng liên lạc với tôi, những người mà tôi chưa hề một lần gặp mặt. Người bạn này truyền cho người bạn kia, vợ chồng truyền cho nhau, rồi gia đình nhà vợ, gia đình nhà chồng, cho các gia đình bạn bè, cứ thế lan rộng mãi ra. Họ kéo nhau đến nhà sách Ohsawa ở đường Lamartine, tại đó có sẵn cuốn sách của Tiên sinh đã được dịch ra Pháp ngữ, rồi họ đến viếng tiệm Les Trois Epis, siêu thị dưỡng sinh tí hon ở đường Lamatine, họ mua sản phẩm dưỡng sinh và khởi sự chữa lành chẳng khó nhọc gì cả. Thật khác xa Nữu Ước nơi mà gặp toàn trở ngại. Có lẽ Oshawa Tiên sinh có lý. Đường số 57 và đại lộ thứ ba là thủ đô của trung tâm cư ngụ của những người bị chứng tam bạch đản trên cõi đời này.
Vào cuối tháng 9, khi bản tường trình của Uỷ ban, do người cầm đầu là quan toà Earl Warren, được công bố, và vào đầu tháng chín khi những cung từ của các nhân chứng vụ thảm sát Dallas được phổ biến, tôi say mê đọc từng chữ của tập tài liệu như đã theo dõi báo chí cách đây mấy tháng. Nhưng lần này tôi đọc với một nhãn quan khác hẳn nhãn quan của người đã từng bị chứng tam bạch đản.
Tôi sục sạo trong hàng loạt chi tiết và đánh dấu những câu quan trọng mà về sau tôi ráp lại với nhau:
- “Vài giây sau đó thì tiếng súng nổ liên tiếp. Tổng thống đưa tay lên tận cổ. Người ông như bất động trong giây lát rồi hơi chúi đầu về phía trước. Một viên đạn đã xuyên qua gáy ông. Lẽ ra vết thương ngay cổ không làm nguy hại đến tính mạng của Tổng thống Kennedy. Thống đốc Connally cảm thấy như bị ai đập mạnh sau lưng ông cũng bị trúng một viên. Sức mạnh của tầm đạn xoay người ông qua bên phải và bà Connally kéo ông ngồi thụp xuống. Liền đó Tổng thống Kennedy bị bồi thêm một viên đạn khác vào sau đầu, chính là vết thương trí mạng. Tổng thống ngã hẳn về phía bên trái vào chân bà Kennedy.
Thống đốc Connally:
“Lắm khi tôi tự hỏi tại sao tôi đã phản ứng quá chậm chạp. Tôi nhớ rõ là tôi có thốt lên một lời gì. Tôi nói: “Ồ không, không, không. Lạy chúa, chúng sẽ giết hết chúng mình. Tại sao lúc đó tôi lại không nói: “Nằm xuống, nằm xuống trong xe...” Nhưng tôi đã không nói thế...
Bà Kennedy:
- Rồi bỗng nhiên Thống đốc Connally la lên: “Ồ không, không, không”.... và tiếp đó là những tiếng nổ rùng rợn. Các ông đã rõ. Chồng tôi không thốt được tiếng nào. Vì thế khi tôi quay sang mặt, tôi chỉ còn nhớ là bộ điệu nhà tôi lúc bấy giờ trông có vẻ kỳ dị, một tay giơ lên, có lẽ là tay trái, tôi thấy một mảnh sọ màu đo đỏ như màu thịt, tôi có cảm tưởng như lúc ấy nhà tôi hơi nhức đầu. Tất cả chỉ có thế. Không có máu hoặc gì khác. Rồi hình như nhà tôi làm như vầy (nhái lại điệu bộ) đưa tay lên trán đoạn ngã chúi vào người tôi. Thế rồi tôi ôm choàng lấy nhà tôi kêu lên:”Ồ không, không, không...” Tôi muốn nói: “Lạy chúa, họ đã bắn chồng tôi”. Tôi cũng nhớ là tôi đã gào lên: “Em yêu anh, anh ơi”.
Theo phần lớn các lời khai thì chỉ có ba phát súng. Uỷ ban kết luận rằng có lẽ một phát trật chiếc xe mui của Tổng thống và ba phát được bắn trong thời gian 4,8 giây đến hơn 7 giây. Mấy người chứng chuyên môn đoán chắc rằng nếu phát súng thứ hai trật đích, Oswald có đủ thì giờ từ 4,8 đến 5,6 giây để bắn ba phát tiếp. Nếu từ phát thứ nhất hoặc phát thứ ba trật, Oswald có hơn 7 giây để bắn ba phát”.
Khoảng thời gian giữa phát súng đầu tiên không nguy hiểm - trúng cổ Tổng thống và phát thứ hai trí mạng trúng sọ ông là từ 4,8 đến 7,8 giây. Những người ngồi trong chiếc xe mui - bà Connally, phản ứng kịp thời, dìu chồng xuống thoát nạn, còn Thống đốc Connally, bà Kennedy và chính Tổng thống có từ 4,8 đến 7,8 giây để phản ứng hoặc bằng tư tưởng, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng hành động. Bỗng nhiên tôi nhận thấy rằng cảnh rùng rợn nhất trong mấy cuốn phim màu của một nhân chứng quay được là cảnh Tổng thống đứng yên như pho tượng không biết làm gì hơn là đưa tay lên cổ, làm thành một mục tiêu bất động.,
Dĩ nhiên Uỷ ban không nói gì nhiều để làm sáng tỏ vấn đề này, chỉ nói đại khái là sau khi phân tích mấy cuốn phim, người ta căn cứ trên sự kiện là một người khi trúng đạn có thể không phản ứng ngay, và theo các chuyên viên, trong một vài trường hợp nạn nhân có thể không hay biết là mình đã trúng đạn ở đâu, hoặc lúc nào. Điều này rất đúng, phản ứng khi lâm nạn tuỳ theo mỗi cá nhân. Theo kinh nghiệm, trong chiến trận, trong các tai nạn xe hơi, trong lúc sắp chết đuối, khi gặp một nguy cơ nào, một vài giây đồng hồ có thể là cả một thế kỷ định đoạt sự sống chết. Bản năng có kịp thời để phản ứng mau lẹ, đúng lúc và chính xác trước mọi biến cố hay không, đó là cách đo lường khả năng phản ứng của mỗi cá nhân trong quân đội. Và đây cũng là điều kiện thứ sáu, điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện sức khoẻ được nhấn mạnh trong cuốn sách nhỏ của ông Ohsawa, căn cứ trên những sách vở Á Đông lưu truyền xưa cả 5000 năm nay. Năm điều kia được cho điểm từ 10 đến 20, riêng điều kiện chót và quan trọng nhất này được cho đến 30 điểm.
Khi bị chứng tam bạch đản có nghĩa là ta đã mất phần nào bản năng phản ứng tự nhiên - như một con vật - trước cơn nguy.
Hai mươi năm về trước, Thiếu uý Hải quân John F. Kennedy đã tự cứu mình và cả tính mạng vài đồng đội thoát chết trên chiếc tàu P.T.109. Nhưng hồi đó Thiếu uý Kennedy không bị chứng tam bạch đản, còn Tổng tống Kennedy thì trái lại.
Trong một tờ nguyệt san Yin Yang, xuất bản ở Ba lê tôi có đọc được bài của ông Ohsawa nói về cảm tưởng của chính ông trước sự ứng nghiệm rùng rợn lời tiên tri về cái chết bi thảm của Tổng thống Kennedy. Ở Hoa Kỳ, sau những tin tức đầu tiên dừ Dallas, hai phe tả hữu đổ trách nhiệm lẫn cho nhau Còn ông Ohsawa đã tự trách mình và các môn đệ của ông, nhất là giới dưỡng sinh ở Ba lê, đông đảo và được học hỏi nhiều hơn nhóm ở Hoa Kỳ, ông ta tự phê bình:

Chúng ta biết cách ngừa và chữa lành tình trạng tam bạch đản, nhưng chẳng ai tìm cách giúp Tổng thống Kennedy. Phải chi một nhóm văn hoá Pháp lớn gửi cho ông một bức thư với hàng ngàn chữ ký! Chúng ta đã không làm, và chính ta đã trở thành đồng loã của bọn sát nhân. Tôi ân hận vô cùng. Vì sao các ông đã không làm như vậy? Vì sao các ông đã để mất dịp đó? Các ông qúa độc đoán! Điều này cũng là tam bạch đản đó. Đời người độc đoán cũng sẽ kết thúc bi thảm như TT Kennedy.
Tôi còn nhớ đã xem hình của Roy Cohn đăng trong báo chí Nữu Ước hồi năm ngoái khi y ra toà. Tôi chưa hề thấy ai bị chứng tam bạch đản nặng bằng y. Vì sao tôi không cố gặp y?Vì sao? Vì tôi ghét sự phách lối của y. Như thế có nghĩa là cả hai chúng tôi bị chứng tam bạch đản!
Khi tôi giáp mặt vợ tôi ở toà án, tôi nhận thấy thêm một điều mới lạ ở nàng: vợ tôi bị chứng tam bạch đản rất nặng và đã từ rất nhiều năm nay. Tôi đã chẳng tìm cách gì để giúp nàng cả. Tôi đã cố tiếp xúc với một số người để giúp đỡ họ, trừ ra nàng. Nhưng thế là tôi vẫn còn bị chứng tam bạch đản.
Vì vậy tôi bỗng nhận thấy việc cho xuất bản cuốn sách này là một sự cần thiết. Tôi chẳng ưa thích được nghề đi bán sách dạo từng nhà, nhưng bây giờ tôi có thể bắt đầu việc đó bằng cuốn sách này.
Tất cả biến cố trong mấy tháng qua, những tai nạn kỳ lạ, những sự trùng hợp rùng rợn, những sự gặp gỡ khó giải thích được, tất cả những sự kiện ấy bỗng nhiên có vẻ như được sắp xếp có lớp lang với nhau.
“Phải tự chữa lành đã, rồi hãy mưu tính bất cứ chuyện gì”. Điều này tôi hải mất cả một năm sau mới thấy được ánh sáng. Trong một năm ấy, tôi đã mất đi 25 kí sức nặng để có được một thân hình hoàn toàn đổi khác. Về mặt thể xác tôi hơn hẳn hồi 25 tuổi. Còn các phương diện khác, dầu khiêm nhường đến đâu cũng phải nhìn nhận rằng hồi xưa khó mà có thể so sánh được với bây giờ.
Ba Lê tháng 1-1965
W.D
leos73
THÁNH LỄ
Hàng bao nhiêu thế kỷ trước Tây lịch, người Nhật ngày xưa đã tôn kính đem chuyện ăn uống lên hàng những thánh lễ.
Trong nhà, bếp và phòng ăn là chỗ tôn nghiêm, chính ở đó đã bắt nguồn những diễn tiến huyền bí cho sự sống của con người: sự biến thể từ thảo mộc loại để tạo nên sự sống và sự suy tư cho nhân loại. Trên đời này, chẳng điều gì quan trọng hơn.
Cùng với muối và lửa, nước và thức ăn đã chuyển hoá một cách kỳ diệu và huyền bí thành thịt, thành máu, thành tư tưởng, thành linh hồn, biết nhớ đến quá khứ, biết nghĩ đến tương lai... đó là tinh hoa của một tôn giáo phát sinh từ một nền văn minh Á Đông xưa bằng bao nhiêu thế kỷ trước khi Thiên chúa giáo xem phép Bí tích tượng trưng cho mọi huyền bí của sự hoá thể.
Đối với người phương Đông, hạt lúa kể từ thời sơ khai của nhân loại đã đồng nghĩa với Thượng đế. Vì thế khônglạ gì mà người Nhật đã thần thánh hoá sự dinh dưỡng. Nữ thần “Toyouké” vị thần của loài thảo mộc là vị thần được sùng bái nhất. Nếu trong phép Bí tích của Đạo Gia tô người ta xem bánh lạt và rượu thánh như xác thân của máu huyết của Đấng Ki tô thì bên Đông phương các bậc hiền triết từ bao nhiêu thế kỷ trước đã có rằng hạt lúa là biểu tượng của Thượng đế.
Trước bữa ăn, người người đều dâng lời cầu nguyện. Sự ẩm thực chính là mối tương quan giữa Thượng đế với con người. Các tông giáo chính của Đông phương được thiết lập trên những nguyên tắc nhằm tạo nên hạnh phúc và sức khoẻ ngay trên cõi đời này chứ không ở một cõi địa đàng xa xôi nào khi chúng ta nhắm mắt. Do đó những tôn giáo chính của Đông phương đã đặt một nền tảng vững chắc trên những luật lệ và tín điều chi phối sự nuôi dưỡng xác thân theo những nguyên tắc tiết thực rất nghiêm khắc.
Nếu tôn giáo chính nào không giữ vững được ngôi vị của mình cùng với thời gian, chẳng qua vì đã lãng quên hoặc xem nhẹ những nguyên tắc căn bản về sinh vật học và sinh lý học của sự sống, chính những sự kiện này tựu trung nó bổ túc thêm cho luật thiên nhiên.
Xác thân tàn tạ thì sự sống cũng không còn. Ăn tất là hy sinh đi một phần nào đó của loài cây xanh huyền diệu để tạo ra một mầm sống mới. Nếu con người vì ngu muội hoặc tự kiêu tự đại vô tình hay cố ý hành động trái với trật tự thiên nhiên chi phối vũ trụ thì chính điều đó được gọi là tội tổ tông trong Thánh kinh vậy. Người Á Đông từ ngàn xưa đã hiểu rằng tuỳ thuộc sự ăn uống là những quan trọng bậc nhất của nghệ thuật sống thế nào cho được sức khoẻ và hạnh phúc.
Nhưng thế nào là sức khoẻ và thế nào là hạnh phúc?
Dù ở Nữu ước, Luân đôn hay ở Ba lê, không chắc gì người ta đã định nghĩa đúng những danh từ ấy. Nhưng từ xưa ở Á Đông danh từ hạnh phúc đã được các bậc thánh hiền định nghĩa rồi. Các triết lý và tôn giáo Đông phương gồm có những giáo lý thực tiễn nhằm đạt được năm yếu tố của hạnh phúc.
Nhưng thế nào là sức khoẻ và thế nào là hạnh phúc?
Dù ở Nữu Ước, Luân đôn hay ở Ba lê, không chắc gì người ta đã định nghĩa đúng những danh từ ấy. Nhưng từ xưa ở Á Đông danh từ hạnh phúc đã được các bậc thánh hiền định nghĩa rồi. Các triết lý và tôn giáo Đông phương gồm có những giáo lý thực tiễn nhằm đạt được năm yếu tố của hạnh phúc:
1. Tràn đầy sinh lực và hứng thú trong cuộc sống.
2. Chẳng chút lo âu gì.
3. Bản năng tự tồn cao độ để vượt qua mọi hiểm nguy.
4. Thích nghi dễ dàng trong mọi hoàn cảnh.
5. Biết quên mình và yêu thương tất cả.
Còn thế nào là sức khoẻ?
Các bậc thánh hiền Á Đông đã quy định sáu điều kiện cho sức khoẻ như sau:
1. Không mệt mỏi: sự mệt mỏi là kết quả của bệnh hoạn. Người mạnh khoẻ không khi nào mệt mỏi. Người mạnh khoẻ vượt qua mọi trở lực, chế ngự mọi khó khăn, càng nhiều khó khăn càng hứng thú.
2. Ăn ngon. Có khoẻ ăn mới ngon. Dù với một món ăn thật thanh đạm, người có sức khoẻ vẫn thấy ngon miệng và bằng lòng, biết ơn thượng đế. Một miếng bánh mì đen, một chén cơm gạo hẩm mà vẫn ngon, chứng tỏ một chiếc dạ dày tốt. Sự thoả mãn trong tình dục cũng là một điều kiện sức khoẻ. Người nào thiếu sự ham muốn và thoả mãn trong tình dục là kẻ đi ra ngoài trật tự vô biên của vũ trụ và thiếu một yếu tố chính là sức khoẻ.
3. Ngủ ngon. Người mạnh khoẻ chỉ vài ba phút sau kê đầu lên gối là ngủ say, bất cứ ở đâu, lúc nào. Giấc ngủ êm đềm, không mộng mị, thức dậy đúng lúc đã định trước. Mỗi đêm, giấc ngủ của người mạnh khoẻ chỉ gồm từ 4đến 6 giờ đồng hồ là đủ.
4. Ký ức tốt. Ký ức là địa bàn của đời sống. Một yếu tố căn bản rất quan trọng của cá tính. Càng khôn lớn, càng phải nhớ nhiều, một trí nhớ bền bỉ và chính xác, nếu không con người chỉ là một cái máy. Trí nhớ có tốt thì trí phán đoán của con người mới cao. Kém trí nhớ là dấu hiệu của sự kém sức khoẻ.
5. Tính vui tươi. Người mạnh khoẻ không cau có, gắt gỏng, luôn luôn tươi vui và khả ái ngay cả trong trường hợp khó khăn. Giọng nói, thái độ, ngay cả lời chỉ trích của họ cũng nhuốm sự vui vẻ. Họ biết ơn tất cả mọi người, mọi vật chung quanh. Ngay đối với kẻ thù, họ cũng tìm học được những điều hữu ích.
6. Tư tưởng và hành động chính xác. Người mạnh khoẻ có óc suy diễn nhanh và đúng, hành động kịp thời và chính xác trong mọi trường hợp cấp bách mọi thử thách hoặc tai nạn. Họ tự tạo cho mình một hào quang và sự trật tự ở mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Sự sống, sức khoẻ, thánh linh và sự trường cửu vốn là một. Sức khoẻ và hạnh phúc là biểu hiện của trật tự vũ trụ diễn ra trong đời sống hàng ngày ở từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.
Trong sáu điều kiện sức khoẻ trên, ba điều kiện đầu thuộc về sinh lý học. Còn ại thuộc về tâm lý học. Người Á Đông căn cứ vào tiêu chuẩn này để định sức khoẻ của mình, 10 điểm cho mỗi điều kiện sinh lý học, 20 điểm cho điều kiện thứ tư và thứ năm; 30 điểm cho điều kiện thứ sáu. Tự cho điểm một cách thẳng thắn mà được 40 trên tổng số 100 điểm là tương đối mạnh khoẻ. Bởi vì không một ai biết rõ ta bằng chính ta, phải không các bạn.
Hoa Kỳ có nhiều bệnh viện thần kinh và dưỡng đường, có nhiều bác sĩ về thần kinh học và phân tâm học hơn bất cứ xứ nào, người ta ước lượng cứ mỗi mười người Mỹ thì sẽ có một người vào bệnh viện thần kinh ít nhất một lần trong đời.
Tại các nhà hộ sinh công và tư, những bà mẹ được săn sóc rất chu đáo trong thời kỳ thai nghén, thế mà mỗi 15 phút, lại có một đứa bé đần độn ra đời. Nước Mỹ có khoảng 5 triệu rưỡi người đần độn và theo sự ước lượng chính thức thì năm năm nữa con số ấy sẽ lên đến 6,4 triệu, hơn cả dân số thành phố Los Angeles!
Kỹ nghệ thuốc men khổng lồ Mỹ quốc hàng năm chế ra đủ loại thuốc kỳ diệu, thế mà cứ đến mùa lạnh, là phân nửa dân số bị ho hen cảm cúm.
Văn hoá Mỹ gần như nâng lên hàng tôn giáo việc mưu tìm sự thoả mãn tình dục và hạnh phúc, thế mà sách vở báo chí và thống kê hình sự đều đầy rẫy những câu chuyện đáng thương của những người bị thác loạn về tình dục.
Hai mươi triệu người Mỹ bị các chứng dị ứng (allergie) mười lăm triệu đau thần kinh, mười sáu triệu bị khủng hoảng tâm lý và thần kinh, mười triệu bị bệnh kinh niên động mạch cố kết và đau tim, tám triệu lở loét nội tạng, khoảng một triệu bị tê bại, bị lao, chứng ngạnh hoá đa hình và tê liệt hệ xương sống. Trên mười triệu người bị mắt kém, cũng ngần ấy bị điếc, nhiều hoặc ít, mười lăm triệu bị hiếm muộn, trên bốn triệu ghiền rượu kinh niên, hàng ngàn người nghiền ma tuý hay xì ke. Và khoảng 40 triệu - hay trong năm người thì có một người bị bệnh mập phì.
Mỗi năm mỗi người Mỹ trung bình bỏ ra vào khoảng 300 Mỹ kim về thuốc men - hơn cả lợi tức tổng quát của nhiều gia đình ở một vài nước khác. Họ tiêu trên 100 triệu Mỹ kim mỗi năm về thuốc ngủ, nhiều triệu khác mua thuốc khác để thức. Mỗi năm họ tiêu thụ khoảng bảy triệu kí aspirine- hàng tấn thuốc viên để chữa bệnh bón, để uống cho xuống cân, để ăn cho ngon, cho nhiều, để ăn ít đi, thuốc kích thích, thuốc để trị cái tật hay uống thuốc...
Nền y học chính thức của Mỹ phân chia ra không biết bao nhiêu ngành - có không biết bao nhiêu người chuyên về bao thứ bệnh, về mỗi khu vực riêng biệt của thân thể con người - nhiều đến nỗi người bệnh không biết uống thứ thuốc gì nữa - vì có quá nhiều thứ thuốc đặc biệt, chính các bác sĩ cũng luống cuống và rối trí trước sự phức tạp do chính họ đã tạo ra.
Vì sao có tình trạng hỗn độn này trong một nước mà khoa học và kỹ thuật đã đạt được những thành quả sáng chói như thế? Thật ra chẳng riêng gì Hoa Kỳ, mà phần lớn các nước văn minh Tây phương, nhất là các nước chịu ảnh hưởng sâu xa của nước này, đều cùng chung một tình trạng. Nhưng chỉ ở Mỹ quốc mới nổi bật được sự tương phản giữa sự quá dồi dào về vật chất với sự suy yếu về tâm linh cùng thể xác con người.
Ngã tư Đại lộ thứ 5 và đường thứ 52 thành phố Nữu Ước có thể xem như nơi tập trung và tiêu biểu cho hầu hết mọi ngã tư đường trên đất nước Mỹ quốc. Nhưng mỗi lần tôi trở lại nước Mỹ và mỗi lần qua chỗ nói trên, tôi như bị thôi miên và bàng hoàng khiếp đảm. Có lúc tôi không tin chính mắt tôi nữa khi nhìn vào mặt những người Mỹ đi qua đó mỗi phút.
Những thống kê rùng rợn - chính thức hoặc không chính thức - chỉ nói lên được một phần câu chuyện. Còn toàn bộ câu chuyện phải do chính những đôi mắt của người Mỹ kể lại. Thể xác không nói dối. Và đôi mắt - cửa sổ của linh hồn - lại càng ít nói dối hơn nữa. Hầu như tất cả những người Mỹ tôi được gặp đều ít nhất bị chứng tam bạch đản.
Từ xưa, người Á Đông nào cũng biết ý nghĩa rùng rợn của danh từ Sanpaku. Nhưng có một điều lạ là người Tây phương không có chữ nào đồng nghĩa với nó cả.
Danh từ Sanpaku nghĩa đen là ba vùng trắng: nó chỉ tình trạng của con mắt để lộ ra khoảng trắng quanh con ngươi.
Đối với một đứa bé sơ sinh mạnh khoẻ, một phần dưới của con người hình cầu sậm màu giữa con mắt - được che khuất trong mí dưới, tựa hình mặt trời đang mọc. Trái lại, ở người chết hai bên con ngươi trợn ngược lên phía trên như muốn lẫn vào trong sọ, để lộ ngoài hai vùng trắng hai bên, còn thêm một vùng trắng thứ ba giữa con người và mí mắt dưới: đó gọi là tam bạch đản (ba vùng trắng): Sanpaku. Bất cứ ai khi gần chết (không phân biệt già trẻ), lúc đau ốm bệnh hoạn, hoặc về già con người đi dần lên phía trên, rút dần vào sọ, để hiện ra ba vùng trắng đã nói ở trên.
Tình trạng tam bạch đản đó, từ nghìn xưa người Á Đông đã biết tới, và thường nhìn vào mắt nhau để xét đoán.
Dấu hiệu tam bạch đản hiện ra ở người nào, chứng tỏ từ mặt thể xác đến tâm linh người đó đang bị xáo trộn và mất thăng bằng. Đời sống của họ đã đi ra ngoài trật tự chung của vũ trụ; bệnh tật, đau khổ và tai nạn đang chờ đón họ.
Tình trạng tam bạch đản là lởi cảnh cáo, một dấu hiệu của thiên nhiên cho ta hay rằng sự sống của ta đang bị đe doạ có thể sẽ đi đến một kết thúc bi thảm.
Nếu bạn còn hồ nghi, bạn hãy nhìn kỹ khuôn mặt các nhân vật lịch sử và những nhà lãnh đạo của thế giới mà sự nghiệp đã bị cắt ngang vì cái chết quá đột ngột.
Adolf Hitler, Abraham Lincoln, Ngô Đình Diệm, tướng Abdul Karim Kassem, Marie Antoinette, Quận công Ferdinand, Tổng thống John F. Kennedy , tất cả đều bị chứng tam bạch đản!
Sanpaku cũng không buông tha cả những người đẹp: nhìn ảnh Marilyn Monroe, là thấy nàng bị chứng tam bạch đản rất nặng. Còn nhiều người đẹp khác, những nàng kiểu mẫu kiều diễm trình bày y phục trong các tạp chí thời trang đều có ít nhiều chứng tam bạch đản. Những người này nên sớm lo liệu cho tình trạng an toàn của mình trong tương lai. Cũng như những cơn đau, tam bạch đản là một dấu hiệu rất hữu ích. Nó báo trước sự mất quân bình của con người để kịp thời chữa trị. Các bạn hãy tự quan sát lấy mình và những người thân yêu - Các bạn có bị chứng tam bạch đản không?
Một phương thức trị liệu mà các bạn có thể tìm thấy là cải thiện bằng cách ăn uống - hay nói cách khác là một lối tiết thực- để chữa trị tình trạng suy kém sức khoẻ của mình.
Tôi lớn lên và được nuôi dưỡng trong niềm tin tưởng về nền y học Tây phương. Nhưng điều may mắn cho tôi, là tôi mắc bệnh nan y ngay từ thuở thiếu thời, bắt buộc tôi phải tự tìm cách cứu chữa lấy mình. Gia đình tôi như hầu hết các gia đình Nhật Bản khác vào đầu thế kỷ 20, bị ảnh hưởng mãnh liệt của y học, kỹ thuật và tôn giáo Tây phương du nhập ở Nhật bản khi Đô đốc Perry đặt chân lên đất Nhật cách đây gần nửa thế kỷ. Nhưng rồi lần lượt mẹ tôi từ trần lúc 39 tuổi, hai người chị tôi mất khi chưa được 10 tuổi và một người anh tôi mất năm 16 tuổi, tất cả đều được chữa trị bằng thuốc Tây nhưng vô hiệu. Chính những vị bác sỹ Tây y ấy cho biết bệnh lao của tôi đã đến thời kỳ vô phương cứu chữa, cộng thêm bệnh loét dạ dày và vô số các bệnh khác nữa. Lúc bấy giờ tôi được 16 tuổi, tuổi từ trần của anh tôi. Bị khoa học tây y ruồng bỏ, tôi đành phải tìm cách tự cứu, không còn trông mong vào y khoa Tây phương hiện đại... Tôi quyết tâm trở thành bác sĩ của chính tôi. Thế là tôi bắt đầu nghiên cứu Đông y, một khoa học đã có từ hơn 5 ngàn năm nay, nhưng dưới làn sóng xâm nhập ồ ạt của nền văn minh Tây phương, nó bị chính phủ Nhật bản chúng tôi gạt bỏ ra ngoài. Và trong vòng chưa đầy năm năm, tôi đã tự cứu sống được tôi, nhờ đeo đuổi và áp dụng phương thức trị liệu này. Bởi vậy tôi quyết chí đeo đuổi việc học hành, nghiên cứu và dành hết quãng đời còn lại để đi sâu vào khoa triết lý y học Đông phương đã cứu sống tôi.
Trước khi tôi ra đời không bao lâu có một vị bác sĩ danh tiếng Nhật Bản, ông Sagen Isiduka, đã tái khám và tìm hiểu được trở lại lý thuyết Duy nhất nguyên lý, một nguyên lý xưa hàng năm ngàn năm của Á Đông. Bác Isiduka chứng minh hiệu lực của Nguyên lý Âm Dương về mặt y khoa và sinh hoá học khi ông khám phá ra sự tương phản hỗ tương giữa Sodium (Na) và Potassium (K) nguyên tắc này đóng một vai trò căn bản trong đời sống con người.
Ông Sagen Isiduka chữa lành được hàng trăm ngàn bệnh nhân đáng thương bị các bác sỹ Tây phương từ chối cứu chữa vì liệt họ vào loại nan y.
Tại Tokyo, tiếng tăm ông lừng lẫy đến nỗi thư gửi cho ông chỉ cần đề: “Bác sĩ chống bác sĩ” là thư đến tay ông. Khi ông mất, đám tang ông dài hơn 3 cây số. Sau này thì trên thực tế chỉ có một mình tôi là người độc nhất tiếp tục công trình của ông.
Gạt ra ngoài tất cả các vấn đề thuộc về tâm lý, triết học và tâm linh sẽ nghiên cứu sau, tôi bắt đầu công cuộc nghiên cứu của riêng tôi bằng cách tìm hiểu đâu là ngùôn gốc vật lý và sinh vật học của cơ thể con người. Trước nhất tôi đi sâu vào công việc khảo sát sự dinh dưỡng bằng cả hai mặt lý thuyết và thực hành, và đây là những nguyên tắc căn bản bất di bất dịch của sự dinh dưỡng con người.
1. Có ăn mới sống - có ăn mới có thể suy nghĩ, nói năng, hành động, thương yêu thù hận, gây gổ, cưới vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, chém giết lẫn nhau.
2. Không ăn là không làm gì được, và tất nhiên không thể sinh tồn được.
Như vậy thức ăn phải là mối bận tâm đầu tiên của con người, kể cả người đạo đức nhất cũng vậy. Không có thức ăn làm sao có Đức phật và Đấng Christ. Có ăn mới có sinh tồn. Con người, cũng như mọi sinh vật, chỉ là thức ăn được chuyển hoá. Nhưng thức ăn nào đây?
Điều tôi khám phá ra trước tiên là tất cả thức ăn đều bắt nguồn từ thảo mộc. Không một động vật nào sinh tồn được, nếu không có thảo mộc. Cơ thể con người không tiêu thụ được những chất vô cơ, biến chế các chất vô cơ, thành protein, các bôhirat, chất béo hay khoáng chất. Những hỗn hợp đó là do tác dụng của thảo mộc mà ra, sự diễn biến ấy là một hiện tượng kỳ diệu của loài thảo mộc. Thảo mộc hút các chất vô cơ để biến chúng thành thức ăn hữu cơ, đây là một phép lạ về sự diễn tiến tạo nên do sự hỗ tương tác dụng của các năng lực thiên nhiên, phép lạ ấy không một phòng thí nghiệm nào của loài người bắt chước được. Ăn thịt, là thực hiện hai lần diễn tiến ấy: lần đầu nơi con vật, lần thứ hai trong con người.
Loài thảo mộc làm việc không ngừng để tạo nên lá, nên rễ, nên củ và các loại trái nuôi dưỡng động vật. Thảo mộc là mẹ của mọi động vật. Lá cây, hạt củ, trái, các thức đó biến thành cơ thể động vật do sự tiêu hoá và đồng hoá (assimilation). Nếu có lúc nào đó, bạn được thơ thẩn một mình dưới vòm cây xanh ngát một màu giữa rừng u tịch, phải chăng bạn có cảm giác bình yên như đứa con trẻ trong vòng tay chở che âu yếm của bà mẹ. Con người là chúa muôn loài. Tất cả loài sinh vật sinh ra để phục vụ hay giải trí cho con người. Mỗi loài đều có quyền sinh tồn của riêng nó. Nhưng phải chăng để thoả mãn giác quan mà con người phải ăn thịt động vật?
Về mặt tương quan giữa con người và Thiên nhiên (ecologically) tất cả chúng ta đều là con của mẹ thảo mộc. Không có thảo mộc, không một động vật nào tồn tại trên trái đất này. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc - trực tiếp hay gián tiếp - vào các sản phẩm thảo mộc. Hồng huyết cầu tuỳ thuộc vào lục diệp tố. Tất cả thức ăn thảo mộc đều là vật liệu thuần nhất để bảo trì và cấu tạo cơ thể con người còn thịt động vật và các sản phẩm phụ thì ngược lại. Thảo mộc là thức ăn thượng đẳng, cho nên ta phải ăn thảo mộc và các sản phẩm trực tiếp của nó. Đó là một định lý sinh vật học và một định luật thiên nhiên thiết yếu.
Trước khi Chúa phán: “các con hãy đi các nơi mà sinh sản” , trong cuốn “Sáng thế ký” thì ngài phán : “Ta ban cho các con thảo mộc sinh tươi làm thức ăn”.
Các dân tộc Đông phương, nhất là Trung Hoa và Nhật Bản đã ăn chay từ hàng ngàn năm nay. Những món chay cổ truyền của người Nhật rất ngon, trình bày đẹp mắt, rất bổ dưỡng. Chúng bắt nguồn từ hai cuốn sách quan trọng của y khoa Đông phương: cuốn Charak - Samhita, phần I và cuốn Nội kinh của Hoàng đế Houana. Hai cuốn sách này gồm hết tinh tuý nguyên thuỷ nền triết học Đông phương.
Sau nhiều năm nghiên cứu tôi tin chắc rằng con người phải trung thành với định luật thiên nhiên và tuỳ thuộc hoàn toàn vào người mẹ thảo mộc. Nếu vì lý do khí hậu và kinh tế mà trong trường hợp cấp bách - phải ăn thịt động vật, thì nên dùng rất ít và nấu nướng cẩn thận để làm giảm động vật tính của nó càng nhiều càng tốt.
Về phương diện cấu tạo, bản chất hàm răng và bộ ruột chứng tỏ con người phải ăn chay. Rau cỏ và thức ăn thông thường hợp lý và thiên nhiên, việc ăn thịt và sản phẩm động vật có tính cách thuần lý và mạo hiểm.
Nhưng ăn chay mà không căn cứ trên triết lý của Duy Nhất Nguyên Lý cũng không đủ và có thể là ta chỉ ăn tuỳ hứng: đáng lẽ phải tiết thực, con người lại quá ham ăn ham uống. Muốn đạt được sức khoẻ và hạnh phúc, con người phải giản dị trong việc ẩm thực và luôn luôn ý thức về trật tự vũ trụ.
Hai định luật đầu tiên trong căn bản luận lý của thuyết Duy Nhất Nguyên lý là:
- Có nhân, phải có quả.
- Có bề mặt, phải có bề trái.
Hai định luật này là nền tảng của mọi tôn giáo và của nền Triết học y lý Đông phương.
Nhân và quả vốn đối lập nhau nhưng cả hai cùng phải có, không thể thiếu một. Cũng vậy, trên thế giới vật chất tương đối này, bề mặt phải ngược với bề trái. Sinh dẫn đến tử - vui đưa đến buồn - đẹp tìm đến xấu- động trở thành tĩnh - Sức mạnh đưa đến suy yếu - Mọi kết cuộc sẽ ngược lại với lúc khởi đầu. Thái cực kia. Đó là định luật bất di bất dịch của thiên nhiên mà tôi gọi là Trật tự vũ trụ. Định luật đơn giản nhưng sâu sắc này chi phối sự sống trong cõi đời tương đối khác biệt với cõi tuyệt đối vô biên trường cửu. Khi nhận thức được như vậy, thì cơn bệnh gọi là nan y không còn gì là khó hiểu, là bất trị cả. Bằng không thì dầu với một chứng bệnh hết sức tầm thường, cũng chẳng bao giờ ta biết cách chữa trị.
Người nào vì bệnh tật, vì tai nạn mà chết sớm, chính là vì họ mất đi cái quyền được sống, hậu quả tất nhiên sau nhiều năm tháng vi phạm trật tự của thiên nhiên, thiên nhiên vốn giàu lòng khoan thứ, bệnh tật đến với ta, có nghĩa là một sự cảnh cáo, một sự báo nguy để ta cảnh giác. Bệnh tật không phải là một hình phạt, mà là một cơ hội chót để ta dành lại quyền được sống.
Chỉ cần để ý đến cơ thể, là biết được chúng ta phải làm gì.
Nhưng than ôi, đã có mấy ai thèm biết tới những lời báo động đó; tin tưởng vào cái là “y khoa khoa học”, họ giao phó tính mạng mình cho mấy ông thầy thuốc được đào tạo để “chặn đứng triệu chứng và làm dịu mất đi tiếng chuông báo thiêng liêng đó của thiên nhiên”.
Tôi không đồng ý với Tây y về hai điểm: Điều thứ nhất Tây y không để ý đến vấn đề đạo đức và tâm linh, và bằng mọi giá phát triển những phương pháp và chế biến các loại thuốc chỉ nhằm huỷ diệt triệu chứng của bệnh tật. Điều thứ nhì là các phép trị liệu Âu tây, các thứ thuốc huyền diệu chặn đứng triệu chứng bệnh tật của một thế hệ lắm khi gây ra thêm nhiều bệnh khác cho các thế hệ nối tiếp.
Y khoa xã hội hoá ở bên Anh, đột nhiên tung ra thị trường hàng loạt sinh tố và thuốc men mới. Kết quả là người ta khám phá ra nhiều điều hay. Bà mẹ nào trong lúc thai nghén uống quá nhiều sinh tố D, sẽ sinh ra những đứa con tật nguyền và chậm tiến. Gần đây hơn, những thứ thuốc gọi là anti-histamine mà người ta khuyến khích tác dụng phụ dùng để trị bệnh buồn nôn buổi sáng lại gây nên tật nguyền cho súc vật. Đó lại cũng là kết quả đáng tiếc của lòng tin mù quáng (cuồng tín) vào khoa đối chứng trị liệu mà nạn nhân đáng thương là những đứa bé sắp ra đời.
Y khoa Đông phương đặt nền tảng trên những định lụât thiên nhiên có từ xưa cho nên không nhằm huỷ diệt các triệu chứng của căn bệnh mà nhắm ngay vào nguồn gốc của bệnh tật.
Từ xưa ở Đông phương y khoa đã tiến từ khoa triệu chứng trị liệu đến khoa phòng bệnh trị liệu, rồi từ đó tiến đến Yoga (thiền) và nghệ thụât sức khoẻ có tính chất tôn giáo - Sau đó nó tiến đến Dưỡng sinh (Thuật Trường sinh) Y khoa xã hội hay nôm na gọi là sức khoẻ công cộng, cùng với triết học y lý chân chính đồng hoá để rồi trở nên một phần của cả hệ thống luận lý về vũ trụ - Vệ đà giáo, Ấn độ giáo, Bà la môn giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Thần đạo giáo, và sau hết là Lão giáo.
Mục đích chính của các tôn giáo là đưa con người đến chỗ siêu thoát (extase) tự do vô biên, công bình tuyệt đối và hạnh phúc vĩnh cửu - bằng cách áp dụng những giáo lý triết lý thiết thực của Nguyên lý duy nhất. Các môn đệ của y khoa triệu chứng trị liệu hiện đại - hình thức sơ khai và thô sơ nhất của y khoa - nghiên cứu các ngành y khoa của người Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Ả Rập qua nhãn quan hẹp hòi của họ, nên họ lúng túng trong cái mê hồn trận (labyrinthe) của một rừng cỏ cây và thuốc trị rắn cắn. Lý do là y khoa triệu chứng trị liệu hiện đại chỉ chú tâm chữa trị các triệu chứng bệnh tật với bất cứ giá nào và người ta dùng cả những kỹ thụât tàn bạo, ích kỷ hay phi luân mà gần như không ý thức được việc cần phải chữa tận gốc cơn bệnh ngay nơi người bệnh.
Chúng ta có thể tóm tắt cá giai đoạn tiến triển y khoa như sau:
1. Triệu chứng trị liệu: huỷ diệt triệu chứng của con bệnh.
2. Phòng bệnh trị liệu.
3. Nghệ thuật sức khoẻ: nghiên cứu phương pháp và cách thức nằhm đạt được và duy trì sức khoẻ thể chất.
4. Y khoa trường sinh: nghệ thuật hoàn đồng và trường sinh.
5. Y khoa giáo dục và xã hội luân lý nhằm tạo sức khoẻ cho người dân, tự do và công bằng trong xã hội.
6. Triết học y lý nhằm vào bình diện tâm linh của tư tưởng và trí phán đoán.
7. Y khoa tối thượng, có tánh cách giáo dục, sinh vật học và sinh lý học nhằm làm cho con người trở nên vị lương y của chính mình, làm cho người bệnh tự nhận thức được ý nghĩa của hệ thống luận về vũ trụ.
Y khoa tối tượng chẳng những chữa lành mọi bệnh tật hiện tại lẫn tương lai mà còn tạo nên một nền tảng sức khoẻ và hạnh phúc thật sự.
Muốn có được một nền y khoa toàn diện chữa trị tận gốc và vĩnh viễn mọi căn bệnh,ta phải đạt đến giai đoạn cuối cùng, giai đoạn y khoa tối thượng. Tôi thấy là người Âu Mỹ tìm chân lý trong một rừng chi tiết bằng những kỹ thuật phân tích. Cả một hệ thống chuyên viên cứ vùi đầu vào kính hiển vi để tìm tòi, phân tích tỉ mỉ cách cấu tạo các mô,các tế bào, họ quá chú tâm đến các chi tiết mà không để ý đến toàn bộ hệ thống cấu tạo của con người, nào tai nào mắt, nào môi, lòng bàn tay, ngón tay, hình dạng, thân thể, dáng điệu, hành động. Bởi vì chân lý vốn là toàn bộ. Y khoa tối thượng giai đoạn thứ 7 và cao nhất - quá đơn giản về mặt kỹ thuật nhưng lại rất thâm sâu về nền tảng triết lý. Nó không chữa trị triệu chứng mà lại nhắm vào căn nguyên cơn bệnh. Vì lẽ nguồn gốc của bệnh tật là sự vi phạm trật tự vũ trụ do tính ngu dốt hay kiêu căng mà ra, y khoa tối thượng nặng về kiên tâm trì chí, và đôi khi nặng về triết lý và giáo dục hơn là chấm dứt cơn bệnh tức khắc bằng cách dùng thuốc hoặc giải phẫu. Y khoa tối thượng dạy con người cách thức làm cho bản năng sinh tồn và năng lực nội tại tác dụng thế nào để đạt cho được sự suy xét đúng đắn.
Theo triết lý Thiền Tông Phật giáo thì bệnh tật mở đường cho con người đón nhận sức khoẻ hoàn toàn và hạnh phúc mà chỉ y khoa tối thượng mới có thể đem lại cho y.
leos73
ĐỨC TIN VÀ Y KHOA
Nhiều soạn giả, nhất là những soạn giả giáo sĩ đoan quyết rằng đức tin có thể chữa lành bệnh tật. Về một phương diện nào đó, điều này đúng.
Ông Alexis Carrel, tác giả cuốn “con người, sinh vật mới lạ ấy” (L’home, cet inconnu) một cuốn sách có tính chất tiết lộ, tin tưởng rằng trong số tín đồ đi hành hương ở Lourdes hàng năm, có nhiều người quả thật đã lành bệnh nhờ đức tin của họ. Trong cơ cấu và sự vận dụng của cơ thể con người có nhiều điều kỳ diệu mà y khoa tân tiến không thể giải thích được, ví dụ khả năng tự chữa lành bệnh của cơ thể do đức tin của con người, là một. Và ngay cả những người có đức tin, thường đặt nặng vấn đề quan hệ và ưu thế của đức tin đối với mọi cách trị liệu khác, cũng không thể giải thích hiện tượng ấy. Như vậy, người lái máy bay mà không hiểu cơ cấu cùng cách vận chuyển của máy bay mình lái, có đáng cho người ta tin tưởng vào họ không? Đức tin - theo người ta hiểu, có thể đã chữa cho một số người lành bệnh nhưng lại làm hại cho một số người khác. Sở dĩ như vậy do họ đã lầm lạc, mù quáng, đặt đức tin không phải chỗ. Đức tin thật sự như lời giảng dạy của các tôn giáo Đông phương là sự hiểu biết thấu đáo Nguyên lý Duy nhất luật chi phối vạn vật trong vũ trụ. Tin, tất là hiểu biết. Có hiểu biết mới có đức tin chân chính được. Điều này cắt nghĩa tại sao có nhiều người vừa cầu nguyện phép lạ chữa lành bệnh, vừa đi bác sĩ uống đủ thứ thuốc.
Ngay cả phương pháp dưỡng sinh đã trị lành bao nhiêu bệnh tật một cách huyền diệu cũng chưa đem lại cho ta sức khoẻ thật sự và hạnh phúc thật sự, nếu ta chưa am hiểu thấu đáo nguyên tắc và theo đúng nguyên lý Âm Dương.
Ngược lại bạn có thể là lương y của chính bạn.
Cũng như “Đức tin mù quáng”, Y khoa Tây phương tác dụng một cách cũng mù quáng. Những người thực hành Tây y không thể nào giảng nghĩa những hiện tượng về dược tính hoặc về bản thể của sự mà họ gọi là “lành bệnh”. Tại sao thận tuyến tố thay đổi được nhịp đập của tim? Tại sao tín thạch, từ thời Hippocrate, tại sao chất độc giết người ấy lại được xem như một vị thuốc đặc biệt để trị vài loại bệnh. Tại sao và bởi diễn tiến nào Aspirine làm giảm cơn sốt? Cơ năng tự động cảu cơ tâm là thế nào? Sự kiện nào các bác sĩ luôn luôn phải để ý đến khi chẩn bệnh. Sự tương phản giữa hai hệ trực giao cảm và đối giao cảm tác dụng ra sao? Và ảnh hưởng của nó đến tim và dạ dày như thế nào?
Có hàng trăm câu hỏi như thế nào mà nền y khoa có tính cách phân tích chịu không giải đáp được. Phải chăng nền y khoa thực hiện nghiệm hiện đại chính là một sự mê tín của thời nay?
Thật ra, nền y khoa đối chứng chính thống chỉ ỷ vào các chất độc để gây hiệu quả trực tiếp và tức khắc có tính cách mò mẩm, mù quáng thiếu sự hướng dẫn rõ rệt.
Ta không thể biết được có bao nhiêu bệnh nhân bị giết chết hoặc được chữa lành bệnh bởi khoa đối chứng trị liệu hiện đại. Bao nhiêu trường hợp mệnh danh là “được chữa lành” mà thật ra là kết quả do tác động thiên nhiên giúp con người chống lại bệnh tật.
Hiểu được thế nào là Nguyên lý duy nhất, hiểu được vũ trụ do đâu mà có, hiểu được thế nào là cõi siêu thoát và công bằng tuyệt đối, hiểu được thế nào là tình thương bao la của vũ trụ đùm bọc che chở cả những gì trái ngược nhau nhất để hoà hợp cùng nhau, bổ túc cho nhau, đó mới chính là đức tin thật sự để đem lại cho con người chân hạnh phúc vô biên và vĩnh cửu.
Bởi đức tin đòi hỏi ở ta một cuộc sống có khuôn phép một tinh thần tự giác cao độ, cho nên ở đây tôi không thể làm thế nào khác hơn là trình bày cùng các bạn điều khái niệm đó mà thôi.
Điều đáng tiếc là Nguyên lý Y triết hầu như đã biến mất ở Đông phương, nơi xuất phát ra nó. Thói thường thì mình hay xem thường những gì mình có. Nhiều tiện ích và phát minh của người Mỹ bị dân họ rẻ rúng, nhưng lại được ngưỡng mộ ở vài quốc gia khác. Tại nước mẹ Nhật Bản của tôi cũng vậy. Tỷ dụ, những bức họa in bằng mộc bản chẳng có giá trị gì đặc biệt tại Nhật ngoài tính cách giáo dục trẻ em, cho đến khi anh em nhà Goncourt và giáo sư Fenollosa sau cuộc viếng thăm nhiều quốc gia khác đến đây, mới tìm thấy giá trị Mỹ thụât lớn lao của nó.
Nhu đạo và nghệ thuật cắm hoa cũng thế không được mấy chú ý ở Nhật nhưng lại rất được người Tây phương hâm mộ, cho đó là những bộ môn phi thường.
Tôi hy vọng Tây phương sẽ đón nhận nhãn quan mới một món quà khác của Đông phương dành tặng cho họ để đáp lại những phẩm vật mà ông cha chúng tôi lưu truyền lại từ hơn 5 ngàn năm nay: Đó là nguyên lý Duy nhất triết lý thiết thực Âm Dương.
Theo đó, tất cả mọi vật đều được phân ra làm hai loại: vừa hết sức tương phản, lại vừa bổ túc cho nhau: Âm và Dương.
Âm Dương : - Âm có thể gọi là lực ly tâm,
-Dương là lực hướng tâm.
Âm và Dương vừa tương phản nhau vừa đồng thời bổ túc cho nhau, tựa ngày và đêm, nam và nữ. Mùa đông rét mướt, mùa hạ nóng khô. Chúng là những phản diện căn bản hợp lại để huỷ diệt và đồng thời tạo ra mọi sự vật trên đời này.
Sự tương phản chỉ có tính cách tương đối và hạn chế - chúng hoà lẫn với nhau như đêm và ngày - khí trời tối ở Tây phương thì ở Đông phương trời lại sáng - không có gì toàn Âm hay toàn Dương, chỉ có Âm nhiều hơn Dương hay Dương trội hơn Âm, và căn cứ vào đó một vật được gọi là Âm hoặc Dương.
“Thuyết lưỡng lập” này không xa lạ vì đối với các tôn giáo Tây phương. Chúa Giê-su cũng nhận thấy và công nhận rằng ngay ở chính mình, vốn là con của Đức chúa trời, cũng vẫn có Satan.
Nguyên lý Duy nhất cho rằng không có gì hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu trên cõi đời này, không có gì toàn Âm hoặc toàn Dương. Trong cõi tương đối này, Âm sẽ chuyển thành Dương, và Dương thành âm.
Chỉ có điều gì vĩnh cửu, tuyệt đối và vô cùng vô tận mới có thể gọi là “tốt” theo nghĩa tuyệt đối của danh từ ấy.
Chúng ta thường cho là “tốt” những gì chúng ta thích và có ích cho con người, “xấu” những gì chúng ta không ưa và xem như có hại cho chúng ta. Tuy nhiên, cái gì tốt cho người này biết đâu lại không có hại cho người khác. Tính tốt tuỳ theo trường hợp có thể biến thành tật xấu - ví dụ tiết kiệm quá thì hoá ra hà tiện, can đảm quá thành ra liều lĩnh, kiên nhẫn quá trở thành nhu nhược.
Chỉ có sự thay đổi là bất biến, là hằng cửu.
Đối với những người hiểu sự lý trái ngược của tư tưởng Âm Dương, cuộc đừi là một đại học đường vĩ đại nhất mà trong đó con người được học hỏi không ngừng với tính cách miễn phí - Với những người chẳng hiểu gì về thuyết Âm Dương, họ có thể cho đời sống là địa ngục.
Dương, hướng tâm lực, có tính chất co rút và gây sức nóng, tiếng động, sự cô đọng, sức nặng, xu hướng lắng xuống.
Âm, ly tâm lực, có tính chất giãn ra và gây nên khí lạnh sự im lặng, nở rộng, sự nhẹ nhàng, xu hướng đi lên.
Đối với vật lý học, những gì chứa nhiều chất lỏng hơn chất đặc, mọi điêu kiện khác giống nhau - là Âm, và ngược lại là Dương.
Về phương diện hoá hợp, những chất nhiều khinh khí, các bon, lithium, ác sơ níc, sodium thì Dương hơn những hợp chất thiếu các chất đó mà lại dồi dào nhiều chất khác như potassium, sulfat, phốt pho, dưỡng khí và ni tơ.
Mọi vật hiện hữu trong vũ trụ đều có hình thù, màu sắc và trọng lượng riêng biệt - hình thù dài vươn lên theo chiều đứng là Âm. Cũng hình thù ấy mà nằm ngang lại là Dương. Hình thù thứ nhất do ly tâm lực hay Âm chi phối, hình thù thứ hai chịu ảnh hưởng của hướng tâm lực hay Dương.

A E

B F

C G

D H
ABCD là những hình nằm theo chiều đứng bị ly tâm lực chi phối.
EFGH là những hình nằm theo chiều ngang do hướng tâm lực chi phối.
Mỗi cặp hình đều đồng kích thước và đồng diện tích - nhưng chúng tương phản với nhau. Hình dọc là Âm, hình nang là Dương. Sự tương phản giữa C và G,D và H rất rõ ràng.
C và G chồng lên nhau thành hình ngôi sao do thái của David (hình ấn Salomon) D và H chồng lên nhau thành chiếc thập tự.
TRỌNG LƯỢNG
Hướng tâm lực chi phối những gì nặng, vậy nó là Dương. Ly tâm lực chi phối những gì nhẹ, nên nó là Âm. Vật càng nhẹ thì càng Âm.
MÀU SẮC
Điều mà giác quan ta nhận thức trước hết là màu sắc. Không có màu sắc không có vật gì thấy được. Việc sắp xếp màu sắc rất dễ: màu sắc “nóng” và màu sắc “lạnh” là 2 cực của Âm Dương, giữa hai cực ấy có vô số độ nóng và độ lạnh. Trong nóng trời sự sắp xếp tự nhiên đi từ cực Dương là màu đỏ qua màu da cam, màu vàng, màu lục (lá cây), màu xanh, màu xanh dương đến cực Âm là màu tím. Từ ba đặc điểm căn bản này hình thù, trọng lượng, màu sắc, mọi vật trong vũ trụ có thể sắp xếp theo Âm Dương khỏi cần đến những dụng cụ phức tạp hay đến sự phân tích hoá học. Sự sắp xếp này có thể xác nhận một cách khoa học bằng cách tham chiếu các bản phân tích để xem tỷ lệ K/Na. Nhưng cả phương pháp này cũng không đúng, vì tỷ lệ K/Na có thể rất khác biệt giữa những giống khác nhau của cùng một loại cây hoặc giữa các phần của một cây.
ĐIỀU KIỆN ĐỊA DƯ
Tất cả những gì sản xuất hoặc trồng tại xứ lạnh là Dương đối với những gì thuận ứng hơn với xứ nóng. Ví dụ một quả táo đỏ của Gia nã đại là dương. Một quả xoài đỏ thẫm của Trinidad là âm. Người ở xứ lạnh về phương diện sinh lý học thường tráng kiện hơn người ở xứ nóng vì thức ăn sản xuất ở xứ lạnh Dương hơn thức ăn sản xuất ở xứ nóng.
MÙI VỊ
Cũng như màu sức đi từ cực Âm đến cực Dương mùi vị cũng thế có thể phân biệt từ âm đến Dương. Mức độ từ âm đến dương như sau: nóng và cay, chua, ngọt, mặn, đắng. Ớt làm nở lớn các mao tế quản và làm cho máu chảy nhanh hơn, gây nên một cảm giác nóng nên nó rất âm. Rau cải xoong thì đắng và gây nên một cảm giác mát lạnh nên nó Dương. Nhưng nên nhớ rằng mùi vị đây là mùi vị thiên nhiên, không phải thứ nhân tạo do hoá chất tạo ra. Đường hoá học ngọt hơn cả trăm lần đường thiên nhiên. Đường trắng hoá học được sắp xếp tận phía ngoài mức cực Âm của bảng phân loại Âm Dương.
Về rau quả thì đại khái là các thứ âm nhất là cà, vả, nho đỏ và su đỏ (hai thứ này thật ra nó là màu tím) mầm khoai tây, cam, nhất là những quả có màu tím và đường mía hay củ cải đường. Ruột hay vỏ các thứ này đều xanh hoặc tím, có rất nhiều sinh tố K và C, tất cả đều rất âm.
Thức ăn Dương ngược lại đều có màu đỏ hoặc vàng, thịt và tất cả sản phẩm của huyết sắc tố: cá, trứng, sinh tố D, bí đỏ, cà rốt, khoai mỡ, táo, anh đào, dâu tây tất cả đều dồi dào chất muối Na hơn chất Potassium K.
Điều cốt yếu trong việc nuôi dưỡng cơ thể đúng phép là tỷ lệ Âm dương phải thích hợp.
Potassium (K) có thể xem như tượng trưng cho yếu tố Âm trong máu chúng ta, và Sodium (Na) là yếu tố Dương. Tỷ lệ K/Na là một chỉ dẫn thực tiễn vì trong mọi hoá hợp về hoá chất đều có K và Na, đó là những yếu tố chỉ dẫn quan trọng về Âm Dương .
Về rau quả thì đại khái là các tứ âm nhất là cà, vả, nho đỏ và su đỏ (hai thứ này thật ra nó là màu tím) mầm khoai tây, cam, nhất là những quả có màu tím - và đường mía hay củ cải đường. Ruột hay vỏ các thứ này đều xanh hoặc tím, có rất nhièu sinh tố K và C, tất cả đều âm.
Thức ăn Dương ngược lại đều có màu đỏ hoặc vàng, thịt và tất cả sản phẩm của huyết sắc tố: cá, trứng, sinh tố D, bí đỏ,cà rốt, khoai mỡ, táo, anh đào, dâu tây tất cả đều dồi dào chất muối Na hơn chất Potassium K.
Điều cốt yếu trong việc nuôi dưỡng cơ thể đúng phép là tỷ lệ Âm Dương phải thích hợp.
Potassium (K) có thể xem như tượng trưng cho yếu tố Âm trong máu chúng ta, và Sodium (Na) là yếu tố dương. Tỷ lệ K/Na là một chỉ dẫn thực tiễn vì trong mọi hoá hợp về hoá chất đều có K và Na, đó là những yếu tố chỉ dẫn quan trọng về Âm Dương.
Tỷ lệ tốt nhất giữa K/Na là 5/1. Gạo lứt là thức ăn hoàn hảo nhất vì tỷ lệ K/Na gần được 5/1 (là 4,5/1). Thức ăn nào có tỷ ệ K/Na lớn hơn 5/1 là âm chẳng hạn chuối 850/1, cam 570/1, khoai tây 512/1 và nho 370/1.
Thức ăn của con người tuần tự biến đổi theo bảy giai đoạn kể từ giai đoạn đầu tiên xuất phát từ biển cả. Cốc loại là giai đoạn chót trong sự tiến triển của thức ăn vì trong cốc loại có tất cả các quý chất cần thiết cho sự sống - dưới hình thức cao nhất. Cốc loại là thức ăn hoàn hảo nhất cho con người.
Tại nước Nhật ngày nay, theo các thống kê chính thức, nghề nguy hiểm nhất không phải là nghề đua ngựa nhảy rào, leo núi, nhảy dù mà là nghề thầy thuốc.
Thầy thuốc thường chết sớm hơn cất cứ những người làm nghề nào khác. Kế đó là chủ quán ăn. Phải chăng đó là một điều ý nghĩa vì đáng lẻ chính những người này phải bảo trì sức khoẻ của chúng ta hoặc nấu cho ta những món ăn ngon lành hấp dẫn thì họ lại không hiểu gì về bí quyết trường sinh và hơn nữa họ có vẻ như chống đối khoa Dinh dưỡng.
Mặt khác, vẫn theo bảng thống kê chính thức thì các vị tu sĩ Phật giáo sống lâu nhất. Họ theo lối ăn uống cổ truyền vẫn tồn tại bất biến trong các tu viện Zen (Thiền viện) điều này làm cho những người đi tầm bí quyết trường sinh và trẻ trung vĩnh cửu phải sửng sốt.
Trong các Thiền viện, người ta thường lựa các vị cao tăng trao cho họ vinh dự làm đầu bếp. Địa vị của những người này có ảnh hưởng tối quan trọng trong đời sống tinh thần của toàn thể. Họ được tuyển chọn vì sự am tường và kinh nghiệm trong việc lựa chọn và cách thức nấu nướng các món ăn đúng theo nguyên tắc Duy Nhất Nguyên lý Âm Dương hầu phát triển óc phán đoán của các tăng đồ.
Cách thức dinh dưỡng này được gọi là Syozin Ryori nhằm mục đích đạt được sự phán đoán tối thượng.
Việc áp dụng triết lý Đông phương vào khoa dinh dưỡng - về cả hai phương diện sinh lý học và sinh vật học - cũng có thể gọi bằng một danh từ gốc Hy lạp: Macrobiotics. Tiêng Hy lạp “Macro” có nghĩa là lớn là dài, “bio” có nghĩa là sống, và “biotis” là kỹ thụât hoàn đồng. Như vậy danh từ Macrobiotique - gốc từ Hy Lạp, một dân tộc đã hiểu rằng không thể nào có được một tinh thần minh mẫn trong một thể xác rối loạn - được dùng để nói đến môn nghệ thuật cổ truyền về việc lựa chọn và nấu nướng thức ăn làm sao cho con người được trường thọ và tươi trẻ mãi.
Thật ra lối sống theo dưỡng sinh rất đơn giản, và ai ai cũng có thể áp dụng được, không cứ phải giàu hay nghèo, trí thức hay không, áp dụng trong đời sống hàng ngày, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
Chẳng phải là đã từ nhiều ngàn năm nay, bao nhiêu triệu người Đông phương đã từng sống sung sướng như vậy trong bình yên tự do hạnh phúc bằng những ý thức trường sinh trong tư tưởng của Lão tử, của Tôn Tử, của Khổng Tử, của Đức Phật, của Mahavira, của Nagarjuma, của các nhà Thần đạo và trước đó nữa, của các bậc tiền bối đã tạo dựng ra nền kỹ thụât y khoa rộng lớn của Ấn Độ.
Ngày nay mặc dù đã có bao nhiêu sách về triết lý Đông phương, phần căn bản những lời răn dạy ấy đã hoá ra lỗi thời. Dầu cho ta có thấu hiểu tinh thần và khái niệm triết lý Đông Phương cũng hoàn toàn vô ích nếu ta không thể khởi sự tự tạo lấy một đời sống mạnh khoẻ sung sướng ngay từ bây giờ.
Nếu con người là chúa muôn loài thì phải có khả năng chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho mình hữu hiệu hơn các loài vật khác. Nếu con người không thể khống chế được sự đau đớn của thể xác và tạo được sự bình yên cho chính mình thì rồi cũng bị loài khác huỷ diệt, làm mồi ngon cho vi trùng. Con người chẳng sợ địa ngục sau khi về cõi chết, mà chính cuộc sống hiện tại đã chính là một địa ngục rồi.
Mọi tôn giáo lớn đều giống nhau ở điểm cùng có những luật lệ và nguyên tắc về ẩm thực cho môn đồ - Vài giáo luật xưa nhất chẳng hạn bộ luật Manu của cổ Ấn Độ - tỉ mỉ quy định những luật lệ hiện hành về sinh lý và sinh vật học để đạt được sức khoẻ và hạnh phúc. Chính chúng ta phải tri ân và học hỏi lại sự minh triết ngàn xưa ấy.
Nếu ta công nhận có sự sống, chấp nhận vũ trụ có trật tự, và dinh dưỡng thế nào cho hợp lý với thiên nhiên, thì sự hiểu biết, trí phán đoán và khả năng quyết định của chúng ta sẽ phát triển tối đa, không chịu sự gò bó lệ thuộc của những giác quan tầm thường nữa.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.