Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Hạ Tải Tài Liệu Nghiên Cứu Phật Giáo
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
Trang: 1, 2, 3
huynhdoan2000

Hạ Tải Tài Liệu Nghiên Cứu Phật Giáo 8/5/2008

Nghiên Cứu Phật Học - Biên Khảo Đại Tạng Kinh

Viết bởi Đại Tạng Kinh Phật giáo Việt Nam


Các bạn nhấn vào đường dẫn để hạ tải hai bộ Đại Tạng Kinh: Chánh tân tu đại tạng và tục tạng kinh (khoảng 400 Mb mới nhất, bản này các bạn dùng 7 zip hoặc winzip hoặc winrar giải nén và cài đặc là có thể sử dụng, nội dung vẫn nguyên thủy.) Nếu không muốn cài đặc thì hạ tải bản giải nén là nhấn vào icon index là sử dụng được Chánh tân tu đại tạng (năm 2002, khoảng 130 Mb, không có Tục tạng kinh.)
Chánh Tân Tu Đại Tạng và Tục Tạng Kinh (khoảng 600 MB mới nhất dạng ISO, nguyên thủy của CBETA khi mới tải về) Phiên bản tháng 3/2007, sẽ cập nhật mỗi khi có bản mới.
Bộ Đại Tạng Kinh rất lớn gần 600 MB vì vậy các bạn nên sử dụng chương trình hổ trợ download nhiều lần (resume download), trong trường hợp bị đứt đường truyền nữa chừng, cũng không mất công download lại từ đầu. Các bạn có thể sử dụng "Internet Download Accelerator 5.2" (miễn phí) hoặc "Internet download manager" (thương mại) hay những chương trình khác để download. Nếu dùng các chương trình này thời gian download khoảng 30-45 phút thôi.
Sau khi download xong (đối bản phiên bản dạng ISO) các bạn chép vào dĩa CD sau đó dùng dĩa CD này để install. Trong lúc install hể hỏi cái gì cứ nhấn yes với next cho đến khi nào xong thì thôi. Cả hai bộ này có thể nói là tuyệt vời!
Nếu không thể chép ra dĩa thì có thể sử dụng các chương trình tạo ổ dĩa ảo để install, các bạn có thể sử dụng các chương trình sau: Daemon tools (miễn phí) alcohol 120 (có phí) hoặc những chương trình tương tự khác. Xem chi tiết để hạ tải các loại từ điển Phật học...
Để xem tiếng Hoa bạn phải install các font chữ Arial Unicode MS font này có sẳn nếu các bạn sử dụng Microsoft Office XP hoặc office 2003. Nếu không thì vào đây: Arial Unicode MS
Hạ tải phông chữ Pali rất nhỏ chưa đầy 2 Mb siddam
Hạ tải phông chữ Sanskrit cũng rất nhỏ chưa đầy 1 Mb Gandhari Unicode
Hạ tải Từ Điển Phật Học Đinh Phúc Bảo 丁福保佛學大辭典 khoảng vài MB không cần install vẫn xem được. Tuy không hay bằng Phật Quang Đại Từ điển nhưng gần như từ nào cũng có và dể sử dụng.
Hạ tải Nam Sơn Luật Học Từ Điển 南山律學辭典 khoảng vài MB không cần install vẫn xem được. Ngắn gọn dể sử dụng và dể hiểu.
Những tài liệu trên chúng tôi lấy từ trang web này http://www.cbeta.org nếu các bạn cần thì vào đó tham khảo.
********
Những tài liệu dưới đây chúng tôi lấy từ đây http://www.viethoc.org các bạn có thể vào tham khảo thêm cách sử dụng...
Từ điển Hán Việt Thiều Chửu Viện Việt Học (có thêm nhiều từ mới từ các bộ tự điển Hoa Việt hiện đại) rất hay và dể sử dụng đa số các từ điển Hán Việt hiện tại, sách in cũng như bản điện tử đều dựa vào bộ Thiều Chửu này làm gốc.
Để sử dụng các bạn cần có ít nhất Java 1.5 Bản khoảng 15 MB install offline Windows Offline Installation, Multi-language
Bản install online chưa tới 1 MB Windows Online Installation, Multi-language
Từ điển Thiều Chửu điện tử của rất hay rất dể sử dụng HanViet.jar (chọn save as để lưu vào máy rồi mới sử dụng được). Trước hết các bạn cần hạ tải và install Java 1.5 sau đó hạ tải bản offline, sau khi hạ tải xong nhấn hai lần vào biểu tượng HanViet.jar đợi chút chúng hiện lên là có thể sử dụng được rồi.
Tra từ điển Thiều Chửu Online Bản Java Applet (web) hình như bản này hiện tại (năm 2007) đang bị lỗi, cách đây khoảng 1 năm bản cũ vẫn dùng tốt.
Hạ tải bàn gõ Hán Nôm HanNomIME Tổng cộng: 22,975 âm/chữ Hán Việt sau khi loại bỏ các âm/chữ trùng lặp. Bàn gõ Hán Nôm cho phép gõ 16,638 chữ Hán.
Hạ tải 214 bộ thủ cơ bản Hán Việt âm và nghĩa tiếng Anh dạng Abode reader xem 214 Radicals (pfd) nhấn vào đây hạ tải
Hạ tải 214 bộ thủ cơ bản Hán Việt âm và nghĩa Tiếng Việt dạng Abode reader 214 Bộ Thủ (pfd) nhấn vào đây hạ tải
Hạ tải flash học mà chơi Hán Việt FlashCard.jar chọn save as rồi hạ tải xuống máy.
-----
Ghi chú: Hầu hết các phần mềm trên đã được nén, để giảm thời gian hạ tải, do vậy khi tải về các bạn phải dùng 7 zip hoặc winzip hay winrar giải nén mới có thể dùng được.
Trong quá trình install chương trình sẽ tự động install font chữ Hoa, Pali và Sanskrit. Bộ Đại Tạng 600 MB mới này được tạo dưới dạng xml... do vậy nếu không install thì không xem được.
Muốn trích dẫn theo cách nào cũng được kể cả cách trích dẫn của các nhà học giả chuyên nghiệp!
Có nhiều cách tra cứu: tra theo tên kinh, tra theo quyển, tra theo số hiệu, tra theo phân loại... thậm chí tìm theo từ cũng được.
Phông chữ hơi nhỏ đối với những vị lớn tuổi vì vậy nếu muốn các bạn có thể vào thanh công cụ chọn setup --> option --> font size and color để chỉnh phông chữ lớn nhỏ và màu sắc theo ý mình.
Phật Quang Đại Từ điển (hai files này phải đi chung với nhau, từ điển mới hoạt động được.) xin chỉ lưu hành nội bộ với mục đích nghiên cứu học Phật truyền bá giáo lý Phật-đà. Nếu từ điển bị mã hóa (dù bạn đã có phông chữ tiếng Hoa trong máy). Bạn làm như sau: vào Control Panel >> Reginal and Language Options >> Advanced (không phải tap Regional options) >> Chinese (Taiwan) >> Ok. Sau đó bạn phải khởi động lại máy, nếu bạn muốn chuyển sang tiếng Anh thì cũng làm vậy nhưng chọn English.

Nếu các bạn không thể hạ tải được vì bất cứ lý do gì, mời các bạn vào kho hạ tải của Đại tạng kinh Việt Nam.
..................................................................

Các bác kính...

Dưới đây là link để tải Đại tạng kinh , đời vua Càn Long,....đủ thứ kinh , tới mấy ngàn quyển...Có điều, toàn là chữ Hán, viết bằng tay, nên coi rất đẹp, rất có giá trị...
Số là , đệ tụng kinh Địa Tạng bằng âm Hán Việt [bản dịch của HT Thích Trí Tịnh, sách xưa, sách đời nay thì chỉ có tiếng Việt]...nên có nhiều âm Hán Việt ... đệ không "đoán" ra...Phải chi có chữ Hán kèm theo như những sách của cụ Đoàn Trung Còn thì đỡ quá...

Đệ tính bữa nào đó, đi vào mấy cái chùa Tàu [TP HCM] để kiếm mà thỉnh kinh Địa Tạng chữ Hán nguyên văn. Đệ vào google "xợt" với từ khóa "kinh Địa Tạng chữ hán"...Mày mò thì gặp trang web này...Chữ hán viết đẹp quá...Các trang kinh đều là dạng scan từ sách thật, nên quả là rất có giá trị...Download dễ dàng....Kinh nào cũng có...Nguyên thủy, Tiểu thừa, Đại thừa đều có đầy đủ...Đệ đã tải kinh Địa Tạng và in ra giấy [chữ hán], dùng để tra cứu và học tập...vì đêm nào cũng tụng ...Một công hai chuyện, vừa tụng kinh, vừa học thêm chữ Hán,...Hay quá !! Nghĩa lý bây giờ rõ ràng...
Bản kinh nào các bác cần nguyên văn chữ Hán thì vào đây mà "load" về tra cứu...Như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Kim Cang,...

Đây là đường link :

http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/kami.htm#3
huynhdoan2000
Đại Tạng Kinh-
Thử tải, cài đặt và khởi động



Đại Tạng Kinh là một di sản văn hoá Phật giáo và cũng là di sản văn hoá của nhân loại. Ở đó chứa đựng một số lượng đồ sộ các văn bản Kinh, Luật, Luận và rất nhiều tài liệu về lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, phong tục phương Đông.

Ngày xưa những công việc có liên quan đến thỉnh, cung nghinh, an vị, phiên dịch Đại Tạng là những công việc khó khăn, hệ trọng đến văn hoá của triều đình và gắn liền với những nghi lễ long trọng.
Đại Tạng giống như một tàng thư khổng lồ, trãi qua bao nhiêu lần biên chép, kết tập, nay đã có số lượng ít có bộ sách nào lớn hơn. Để thỉnh được Đại Tạng đã khó, việc đọc, hiểu, và thực hành tinh hoa của Đại Tạng để đem lại hạnh phúc càng khó hơn.

Tuy vậy, ngày nay nhờ công đức của biết bao thế hệ tiền nhân mà việc tải về, cài đặt, khởi động bộ Đại Tạng dưới dạng sách điện tử, thư viện sách điện tử trên máy tính của mình là việc không quá khó.

1. Chuẩn bị:

- Yêu cầu máy: chỉ cần máy cấu hình thấp Pentium II, 398 GHz, Ram 128 Mb, đĩa cứng 20 GB là đủ. Nếu máy chưa kết nối Internet thì cần USB 512 Mb là được.
- Cài đặt phần mềm: Intrenet dowload manage, WINRAR (hoặc tương đương) (mua hoặc tải miễn phí). Việc cài đặt cũng chỉ cần kiến thức tin học cơ bản là đủ.

2. Tìm Đại Tạng trên mạng:

Vào google.com, đánh chữ: “ha tai tai lieu nghien cuu phat giao”-> tìm được bài: “Hạ tải tài liệu nghiên cứu Phật giáo”.
(Ở địa chỉ:

http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/
bien-khoa-dai-tang/98-bien-khoa-dai-tang-kinh/
704-ha-tai-tai-lieu-nghien-cuu-phat-giao-852008.html

Bài này có chứa đường dẫn để tải Đại Tạng Kinh (nhiều dạng thức), chứa font chữ cần thiết, trong đó cũng hướng dẫn cách tải và nhiều tài nguyên khác có liên quan.

3. Cài font chữ:

Trong bài “Hạ tải tài liệu…” nói trên, tìm và nhắp chuột vào font “Arian unicode MS” -> tải, giải nén ta được font “Arialluni.TTF”.
Copy font này và dán vào Control Panel\font.

4. Tải Đại Tạng Kinh về máy :

Trong bài “Hạ tải tài liệu…”, ta nhắp chuột vào cụm từ: “Đại Chánh Tân Tu và Tục Tạng Kinh”. Internet dowload manage sẽ tự động tải “chanhta
ntudaitang_2.rar” (462 MB)
về thư mục:
My Documants\dowload\commpress\chanhta
ntudaitang_2.rar.
Từ đây máy đã có Đại Tạng Kinh dưới dạng nén (bằng WINRAR).
Nếu là máy Dịch vụ, chép vào USB

5. Cài đặt:

Copy “chanhtantudaitang_2.rar” vào ổ E:\ (chẳng hạn).
-Giải nén tại chỗ, ta có thư mục “Tripitaka” (590 MB)
-Nhắp chuột vào thư mục này, vào thư mục Setup.exe.
-Nhắp chuột vào thư mục Setup.exe, máy sẽ xuất hiện bảng:
“CB Reader 2007 Setup: Installation Folder

Destination Folder

:\Cbeta\”

- Ở chữ “Browse” (đường dẫn) ta chọn E:\ (chẳn hạn)
và đánh chữ “data” kế bên, thành E:\data.
- Máy sẽ tự động xuất hiện: C:\Cbeta\data.
- Máy sẽ tự động chạy, chờ khá lâu đến khi xuất hiện “Finish” (OK).
6. Trở ra màn hình nền:

-Nhắp chuột vào biểu tượng “CB Reader 2007”
- Nếu hiện dòng chữ: “Corretion of apperent erorr”, gõ OK.
Như vậy, ta đã đến với Đại Tạng Kinh (gồm “Đại Chánh Tân Tu” và “Tục Tạng Kinh”.

7. Thử tìm đường vào “Đại Tạng Kinh”:
Từ Giao diện Đại Tạng:
- Nhìn chung, bên trái chứa “Menu” (chữ Anh).
- Bên phải chứa nội dung kinh văn (chữ Hán).
- Mặc định: “Tripitaka catalo” (Mục lục Đại Tạng).
- Nhắp chuột vào từng bộ kinh, quyển kinh, mục lục… (Bên trái) sẽ xuất hiện nội dung kinh văn tương ứng (bên phải). Ở bên phải, nội dung kinh văn chữ Hán, có thể cho phép copy- dán vào phần mềm phiên âm “Tự điển Hán Việt” để phiên âm hoặc dán vào từ điển trực tuyến “Việt Hán Nôm”, chọn chức năng hỗ trợ phiên âm để phiên âm)
(Xin xem bài: “Dịch thô văn bản Hán Việt ở Diễn Đàn hoalinhthoai.com).
- Trên Menu: tìm văn bản kinh điển:

Text search” -> “Go to” -> “by volum” (tập)/ “by Sutra” (kinh)
Taisho (Bộ Đại Chánh..) Xuzong (Bộ Tục Tạng…)

Ví dụ đánh số 1 vào Sutra (Taisho), ta được bộ kinh: 長阿含經序 (Trường A hàm kinh tự)

Đánh số 1 vào Sutra (Xuzong) ta được bộ:圓覺經佚文 (Viên giác kinh dật văn )

(nhưng ở Suta , tìm Tục Tạng kinh (Xuzong) theo số thứ tự thì không phải các số đều có thể cho kết quả).

(Ta có thể tải “Mục lục Đại Tạng Kinh” từ mạng để tham khảo.
Ta vào: "Mục lục Hán Tạng" tại địa chỉ: http://www.daitangvietnam.com/taisho_index.htm
Từ đây toàn bộ tựa các bộ kinh xuất hiện (có cả chữ Hán và phiên âm Hán Việt và được xếp theo bộ).

Chọn vào copy tựa kinh cần (chữ Hán) tìm dán vào chỗ “tìm kiếm” (ô trống phía trên-bên phải giao diện)trong Đại Tạng để tìm. Tựa tinh tìm được sẽ xuất hiện ở phía dưới-bên phải giao diện. Nhắp chuột vào tựa ở vị trí này thì nguyên tác sẽ xuất hiện bên phải giao diện)

-Nếu tìm kinh trong "Tục Tạng Kinh" ta làm theo các bước:
Bước 1. Khởi động Đại Tang đã cài đặt. Nhắp chuột vào phím “Find” trong giao diện Đại Tạng.
Bước 2.. Từ đây, nhắp chuột vào dấu tam giác nhỏ giữa “All” và “Find” sẽ ra cửa sổ .
Bước 3. Từ cửa sổ này, Khi chọn Xuzang (“Tục Tạng Kinh”), mặc định “All” (phía dưới), nhắp chuột trái vào phím “Find” kế Bên, 88 tập “Tục Tạng Kinh” sẽ xuất hiện phía dưới. Nhắp chuột vào từng tập phía dưới, các nội dung tương ứng sẽ xuất hiện Bên phải.
Bước 4. Ví dụ chọn văn Bản đầu tiên X 01, ta có nguyên văn tương ứng, phía trên là tựa kinh: 圓覺經佚文 (Viên Giác kinh dật văn/vấn)

Ta có thể vào Mục lục "Tục Tạng kin" sơ thảo tại:
http://www.hoalinhthoai.com/forum/showthread.php?t=798
Từ Mục lục, ta có thể copy tựa kinh-sách shu74 Hán dán vào ô trống phía trên - bên phải giao diện Đại Tạng để tìm nguyên tác.



-Nếu tìm kinh trong Đại Chánh Tân tu ta cũng làm tương tự (nhưng không chọn Xuzong mà chọn Taisho -Bộ Đại Chánh..)

- Ở Menu, nhắp chuột vào External, ta sẽ được “Đinh Phúc Bảo đại tự điển, “Nam Sơn luật học từ điển” có sẵn”, còn lại các tự điển và liên kết ngoài khác tuy c ó ghi sẵn nhưng phải kết nối Internet.
Như vậy là ta có thể sở hữu Đại Tạng Kinh và những thao tác cơ bản thử khởi động Đại Tạng. Mọi thứ còn lại tuỳ vào trình độ ngoại ngữ, ý chí, sự nhiệt tình và sự hỗ trợ của yếu tố niềm tin, c ái t âm mỗi người.
Hơn nữa việc khám phá Đại Tạng cũng cần sự tụng đọc kinh điển thông minh. Các bộ như “Phật học phổ thông”, “Trái tim của Bụt”… là những cách tiếp cận và xuyên qua Đại Tạng một cách vô cùng thông minh, vừa thấy rừng và cũng vừa thấy cây.

Nếu gặp khó khăn về ngôn ngữ, ta có thể vào google.com tìm "Đại Tạng Việt Nam" (đang xây dựng) hoặc vào "thư viện kinh điển" của các trang liên kết của hoalinhthoai.com (ta có thể vào các trang liên kết của hoalinhthoai.com như thuvienhoasen.org (http://thuvienhoasen.org/index-kinhsach-e-book.htm), quangduc.com (http://quangduc.com/tusachphathoc.html... ) để tìm kinh điển đã dịch sang tiếng Việt (gồm Hán Tạng và Pàli Tạng)

*Cách 2:: Đại tạng Kinh cũng có thể được tải từ trang gốc: http://www.cbeta.org/(nhắp chuột vào chữ 下載 (hạ tải) (dòng thứ 3 cột bên trái của trang) tức là ta ở trang:
http://www.cbeta.org/download/cbreader.htm).Từ đây, nhìn xuống dưới ta có các dạng
CBReader, nhắp chuột tải về máy và cài đặt như trên. Nếu dùng Word 2003 thì font Arial unicode MS có sẵn. Tải font Pali (Sidam) và font Sanskrit (Grandhari Unicode): nhìn xuống phía dưới - bên phải trang, tải và cài vào máy. Các dạng Tự điển, sách... phía dưới - bên phải trang.

Ghi chú:

"Đại Chánh Tân tu":

Dưới triều Ðại Chánh (1912 - 1926) ở Nhật Bản, hai bác sĩ Nhật là ông Cao Nẫm Thuận Thứ Lang và Ðộ Biên Hải Húc đã phát đại nguyện xuất bản Ðại Tạng kinh bằng cách gom góp, sưu tầm, tra cứu, đối chiếu, tổ chức, có hệ thống tất cả bản kinh đã có được thành một Ðại Tạng kinh hoàn bị gồm 2.920 bộ cộng thành một Ðại Tạng kinh 11.970 quyển, đóng thành 85 tập dày, đặt tên là Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng kinh, ấn bản đầu tiên vào năm 1921 Tây lịch, dưới triều Ðại Chánh Nhật Bản.

Trong số 85 tập này, từ tập 1 đến tập 55 gồm kinh, luật, luận, sớ chú, sử truyện. Từ tập thứ 56 đến 85 gồm Tục Kinh Sớ, Tục Luật Sớ, Tục Luận Sớ...Trong số 2.920 bộ (11.970 quyển) này chia làm hai loại: Loại A là những kinh dịch từ Phạn văn. Loại này gồm có 1.692 bộ tổng cọng 6.256 quyển mà trong đó 2/3 là các kinh luật chính, còn 1/3 là những kinh có kèm lời chú giải và các sáng tác phẩm của các vị cao tăng Ấn Ðộ. Loại B là những bản kinh có kèm chú giải và những sáng tác phẩm của các nhà Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Loại B này gồm có 1.228 bộ chia thành 5.714 quyển.

Đến nay, hội CBETA đã hoàn thành một Đại Tạng điện tử gồm có 56 tập/100 tập Đại Chánh (Tập 1-55 và 85 của Đại Chánh Đại Tạng) (còn thiếu) và 88 Tập Tục Tạng (Tập 1-88) (Bản chúng ta đang sử dụng là bản này).

"Càn Long đại tạng kinh" (bản điện tử đã hoàn tất), có thể tải (dạng pdf) tại:

http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/qianlong.htm
hoặc:

http://e-asia.uoregon.edu/buddhism/kami.htm#16


Các Bộ:
Càn Long Đại Tạng Kinh (乾 隆 大 藏 經)
Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh (卍 新 纂 續 藏 經)
Vĩnh Lạc Bắc Tạng (永 樂 北 藏)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大 正 新 脩 大 藏 經)
Có thể tải tại địa chỉ:
(http://dharmasound.net/?type=files&p...nese_Tripitaka)
(dang: PDF)

Ngoài ra có thể tải "Đại Tạng Kinh" (Pali) tại địa chỉ:
http://www.metta.lk/tipitaka/
(font và hướng dẫn -giải nén tại đĩa chỉ này)
"Đại Tạng Kinh" (Sanskrit) tại: http://www.uwest.edu/UWest/sanskritweb/index.html
huynhdoan2000
Khi download một bộ [có đánh số]...Thường một bộ gần 800 trang PDF [Càn long Đại tạng kinh].Trong một bộ có nhiều bản kinh khác nhau...Một bản kinh chiếm vài trang hoặc vài chục, vài trăm trang...các bác muốn "tách" riêng ra để dễ kiếm thì...các bác phải cài Adobe Acrobat 6 Pro....
Mở Adobe 6...vào file và mở PDF đó ra...Ấn Document...ấn Page...ấn Extract...gõ số trang từ mấy đến mấy vào 2 ô và ấn Enter...Thế là chỉ còn có một bản kinh đó thôi...Save As lại thành một file PDF khác...
huynhdoan2000
Đệ cũng dùng Adobe Acrobat 6 để tạo sách điện tử PDF đấy...Đệ scan xong tất cả trang sách, mở chương trình Adobe 6 và...tạo file PDF...
............................................................

Các bác kính,...

Hôm qua đi Mỹ Tho, đệ có ghé vào siêu thị Tiền giang [gần cầu quay], vào gian hàng bán sách, mua 1 quyển "Mục lục Đại chánh tân tu Đại tạng kinh", tác giả Nguyễn Minh Tiến, NXB Tôn giáo, 95.000vnd...[gian hàng Triết học]...Thấy còn hai ba quyển...Các bác hãy mau mau lẹ lẹ mua cho mình 1 quyển...và đọc thử...Sẽ thấy kho tàng kinh điển của Phật giáo đồ sộ biết chừng nào...
Trong sách liệt kê ra những bản kinh có trong Đại tạng...có ghi chú ký hiệu...Khi các bác "hạ tải" tài liệu CBETA ...thì dùng ký hiệu đó mà tìm ra cuốn kinh đó...Tất nhiên, kinh viết bằng chữ Hán...chúng ta có thể Copy từng đoạn, Paste vào phần mềm phiên dịch từ hán ra việt...mà đọc "đỡ ghiền"...Hoặc giả, nếu có bản kinh đó bằng tiếng Việt thì chúng ta cũng nên tìm bản kinh đó bằng tiếng Hán...để tra cứu thêm cho rõ nghĩa hơn....
huynhdoan2000
Phần mềm dịch chữ Hán Tạng sang tiếng Việt nhanh nhất!


TS Trần Tiễn Khanh là một nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) nhưng ông cũng là một Phật tử sùng đạo. Gia đình nhiều thế hệ theo và nghiên cứu đạo Phật. Nói về cơ duyên khi nghiên cứu đề tài này, TS Trần Tiễn Khanh cho biết: “Anh trai tôi hoạt động trong lĩnh vực y khoa (TS-BS Trần Tiễn Huyến) cũng thành tâm theo Phật và bỏ nhiều công sức mày mò dịch kinh Phật. Anh say mê dịch thuật nhưng hiệu quả không cao. Tôi nhìn bộ kinh đồ sộ và nghĩ rằng nếu đam mê dịch theo kiểu thông thường ấy thì phải trải qua mấy thế hệ mà chưa chắc dịch xong. Cái ý ấy đeo đẳng trong suy nghĩ và tôi bắt đầu mày mò áp dụng những kiến thức CNTT vào lĩnh vực này”.
Hơn 2.000 năm truyền bá vào Việt Nam, nhưng kinh sách của Phật giáo thường được trích ra từ Hán Tạng và cho đến nay chưa có một bộ Đại Tạng kinh Việt Nam đầy đủ hoàn toàn. Vì chữ Hán ngày càng ít người biết mà số lượng kinh điển của Phật giáo chưa được dịch còn quá nhiều. Từ thực tiễn ấy, ông bắt tay vào nghiên cứu và lập trình với máy vi tính suốt gần 3 năm ròng.
Lấy bản kinh chính văn trong Hán Tạng từ Hội CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association) với hơn 70 triệu chữ trong 2.372 bộ kinh, luật và luận, ông đã phiên âm và dịch nghĩa các kinh điển này ra tiếng Việt bằng một chương trình máy tính (computer program). Phần mềm này dùng Từ điển Hán - Việt của cụ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha, Những danh từ Phật học và các từ điển Hán-Việt hiện đại như Từ điển Trần Văn Chánh.
Khi CNTT khai phá kho tàng thư
TS Trần Tiễn Khanh cho biết, lợi điểm của chương trình này là phiên âm có thể sai một vài chữ nhưng không bao giờ sót, vì máy vi tính phiên âm từng chữ một. Chính vì lẽ đó, nó là một bản dịch thô, nguyên nghĩa đen, rất tiện lợi cho việc dịch thuật và nghiên cứu vì có cả nguyên văn chữ Hán và số hàng trong kinh. Tốc độ dịch, được xếp vào kỷ lục: Tất cả 2.372 bộ kinh trong Hán Tạng được chương trình phiên âm và lược dịch chỉ trong vòng 28 giờ. Các bộ kinh ngắn như A-Di-Đà, Dược Sư, Kim Cương chỉ thực hiện dưới 10 giây, các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm (80 quyển) dịch trong 11 phút, bộ Đại Bát nhã (600 quyển) chỉ mất 50 phút. Trong khi công trình dịch thuật Kinh điển Phật giáo từ tiếng Phạn sang Hán văn kéo dài hơn 1.200 năm, từ đời hậu Hán (thế kỷ thứ II) đến đầu đời nhà Nguyên (thế kỷ XIII).
Hiện tại, ông đang phối hợp với các dịch giả ở hải ngoại và các viện Phật học ở Việt Nam tổ chức chương trình hiệu đính và duyệt xét các phiên bản. Chương trình này kéo dài trong vòng 2 năm với kinh phí khoảng 100.000 USD/năm. Dự kiến bộ Đại Tạng kinh Việt Nam hoàn chỉnh sẽ ra đời. Việt Tạng sẽ gồm khoảng 300 tập, mỗi tập dày chừng 1.000 trang. Ngoài ra, ông sẽ dịch Đại Tạng kinh ra các ngôn ngữ khác.
Trong buổi họp báo, GS-TS Lê Mạnh Thác - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, cho biết: “Công trình khoa học này hết sức quý báu. Hội đồng Biên tập Đại Tạng kinh đã được thành lập do Thượng tọa Thích Minh Châu chủ trì, sẽ quy tụ tất cả các bản dịch khác để so sánh với bản dịch của máy tính và nhanh chóng thẩm định, hiệu đính để hoàn thành và ấn hành Đại Tạng kinh tiếng Việt”.
Khám phá nền văn hóa dân tộc
Trong những giây phút hiếm hoi dành cho các nhà báo, ông cho biết: “Lúc đầu tôi muốn thử sức mình trong lĩnh vực này với ý nguyện khi hoàn thành sẽ phát miễn phí cho bà con phật tử như một sự tri ân với đức Phật tổ. Nhưng càng đi sâu khám phá, tôi càng nhận ra đây là lĩnh vực rất rộng lớn không chỉ riêng Phật giáo mà còn vì nền văn hóa dân tộc. Tôi hy vọng với chương trình này các tác phẩm lớn của chúng ta về lĩnh vực văn học cổ, sử học sẽ nhanh chóng được giải mã. Thế hệ hôm nay sẽ khám phá và tường tận những gì cha ông để lại dễ dàng hơn”.
Chính từ suy nghĩ đầy trách nhiệm ấy mà ông không quản ngại khó khăn, những từ ghép, cụm từ, danh từ chuyên môn được ông cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào phần mềm lập trình. Ông bảo: “Quả thật rất khó khăn khi chuyển đổi ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, lại phải cài đặt sẵn. Nhưng tôi đã cố gắng xử lý vì mong muốn khai thác tàng thư bằng Hán tự của nước nhà trong tương lai. Để chương trình này có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác dịch thuật, tôi mong mỏi nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia”.
Tất bật với công tác nghiên cứu nhưng ông vẫn hai ngả đi về với một mong ước thật giản dị: Đem những kiến thức mình nghiên cứu về Phật học nói riêng và nền văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung ra với bạn bè năm châu. Hy vọng công trình này là chiếc chìa khóa mở cánh cửa kho tàng văn hóa cổ Việt Nam một cách nhanh nhất.
(Theo NLĐ)


huynhdoan2000
Tự học ngoại ngữ- Dịch thô văn bản Hán -Việt bằng máy vi tính theo kiểu bình dân


Với kiến thức tin học cơ bản ta có thể dùng máy vi tính dịch thô những văn bản Hán Việt, những web tiếng Hoa để hiểu đại lược nội dung văn bản thông qua những cách thức đơn giản, bình dân. Đây cũng là một cách học ngoai ngữ lý thú.


Có nhiều phương án khác nhau, tuỳ theo tình hình thực tế mà ta có thể chọn. Thông thường sự kết hợp các phương án sẽ cho ta kết quả cao hơn từng phương án đơn lẻ.

Chuẩn bị: Tuỳ theo từng hoàn cảnh, bạn nên chọn các phần mềm dùng thử sau (mua tại các cửa hàng bán phần mềm vi tính): Theo tôi đơn giản nhất là phần mềm Tự Điển Hán Việt (trong đĩa Khoahocphothong (Làm bạn với máy vi tính số 11), đĩa chứa font Hán unicode và nhiều phần mềm dịch thuật Hán Việt: phần mềm Hanokey, Hano Coverter- phần mềm chuyển đổi từ phồn sang giản thể và ngược lại...) và trong đĩa Asian ware, chứa bộ gõ chữ Hán theo âm Việt của Tống Phước Khải, ); dùng thử phần mềm Dr. eye (pro) (trong đĩa Dr.eye pro, 2006 về sau, chức năng dịch Hoa –Anh cả văn bản); dùng thử phần mềm Wenlin (Đĩa Wenlin, dịch song ngữ Hoa – Anh, Anh – Hoa có kèm phát âm)…

Nếu máy có nối mạng thì rất tốt. Nếu máy không nối mạng thì tối thiểu cần có Tự điển Hán Việt.

1) Máy không kết nối Internet:

Trước hết có lẽ nên xuất phát từ Tự điển Hán Việt (Thiều Chửu):
Mở thư mục Tự điển Hán Việt trong đĩa Khoa học phổ thông - Làm bạn với máy vi tinh số 11, hoặc tải miễn phí, trong đó có ba phần: Font, java, tự điển.
Cài font, cài java, copy phần tự điển vào ổ cứng, tạo shortcut ngoài màn hình.
Khởi động lại máy. (Nếu không hiện chữ mà chỉ có xuất hiện ô vuông thì cần xem lại font chữ, ta vẫn có thể copy những ô vuông này vào google.com nó vẫn có giá trị)
………………………….
Sử dụng:
• Dịch nghĩa: Đánh chữ phiên âm Việt vào ô trống hoặc theo mũi tên sổ xuống chọn từ, sẽ thấy xuất hiện nghĩa (Vài trường hợp tùy theo máy, phải sử dụng kiểu gõ VIQR, có ghi sẵn hướng dẫn cách gõ ở phía dưới) (vui lòng vào Vietkey hoặc Unikey chỉnh lại: dùng bảng mã VIQR).

• Đánh văn bản: chọn chức năng đánh văn bản, gõ chữ cần viết - xuất hiện chữ Hán lên ô trống màu vàng, viết tiếp, copy dán vào Word. (Nếu có cài phần mềm Hanokey thì có thể gõ tương tự). (Có thể mua 2 CD China font ở các cửa hàng cài vào máy sẽ cho những font chữ thật đẹp, có kiểu chữ hệt như viết bằng bút lông mực Tàu). (Copy font từ CD dán vào Start\Seting\Control Panel\font)

• Phiên âm: Đây là chức năng thú vị của Từ điển. Dán văn bản chữ Hán vào ô trống màu vàng, nhắp chuột vào lệnh “Phiên âm” là ta có kết quả phiên âm phía dưới (trong ô màu xanh).

Nếu một chữ có nhiều cách phiên âm thì tất cả cách phiên âm được viết trong ngoặc đơn, tuỳ vào văn cảnh mà ta chọn phù hợp.

Nếu kết quả có dấu (?) thì đó là từ giản thể. Ta có thể dùng Hanokey conver (trong Hanosoft) để chuyển đổi hoặc vào trang http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/ để phiên âm, hoặc dùng tranlatre.google.com để dịch.
…………………..
Phần mềm Hano Converter 1.0 khá thú vị, nó cho phép chuyển văn bản Phồn thể->Hán Việt, Giản thể ->Hán Việt, Phồn thể ->Giản thể, Giản thể ->Phồn thể. Ở đây ta dán văn bản chữ hán vào ô trống. Kế đến chọn từ Giản thể->Phồn thể (dòng thứ tư). Kế đến bôi đen văn bản và nhắp chuột vào phím [from coped text] (phím có dấu mũi tên, phím phía trên-bên trái). Ta sẽ có kết quả chuyển đổi hoàn toàn sang phồn thể. (Nếu văn bản dài, ta lặp lại nhiều lần vì mỗi lần chỉ chuyển vài trang).

Khi đã chuyển sang phồn thể rồi, ta chỉ cần nhắp chuột vào phím lệnh Past to MSWord (phím phía dưới-bên trái của giao diện) thì toàn bộ kết quả trong khung sẽ được dán vào trang Word ở chỗ có dấu con trỏ)

-Từ văn bản Phồn thể, ta có thể sử dụng phần mềm Hán Việt tự điển (Hanosoft) với chức năng nhắp chuột vào từng từ đã phiên âm sẽ cho nghĩa tương ứng (Tương tự chức năng tra từ dùng chuột phải của Tự điển Lạc Việt!

-Sau đó dùng lại chức năng tra từ của Tự điển Hán Việt để dịch văn bản. Cụ thể là từ phần kết quả phiên âm được (trong ô màu xanh) ta nhắp chuột trái hoặc chuột phải vào thì nghĩa từng chử sẽ hiện lên! (nhớ là khi tra xong từng chữ thì phải nhắp chuột vào phím {Phiên âm Hán -> Việt] để dịch từ kế tiếp).

(Nếu ra chuột vào từng chữ đã phiên âm ở ô màu xanh thì sẽ xuất hiện từng chữ Hán tương ứng!)

Đến đây công việc sẽ hết sức đơn giản: nhắp chuột vào chữ cần tra để xem nghĩa và nhắp chuột vào phím [phiêm âm Hán->Việt] để trở lại văn bản và tiếp tục. Hai thao tác đó sử dụng liên tục cho đến hết văn bản!

(Chú ý: nên đặt dòng chữ ta dịch ở sát cạnh trên hoặc dưới của khung màu xanh để khỏi nhầm từ)

(Muốn lưu lại kết quả phiên âm được (trong ô màu xanh), ta có thể dùng chuột bôi đen - copy và dán vào trang Word trắng).

Tiếp tục cài những phần mềm đã chuẩn bị.

Nên cài thêm phần mềm Tự điển Lạc Việt và Lingoes (tải lingoes từ: www.lingoes.net).

Để lấy tài liệu và phiên dịch thuận tiện cần một số thao tác dịch thuật trực tuyến. (Có thể viết chữ Hán nội dung cần tìm chép vào Word- copy vào USB, chép font chữ Hán vào USB khi đến dịch vụ Net sẽ chủ động hơn)

2. Khai thác Internet:

*Tìm nghĩa chữ: Dùng từ điển Hán Nôm trực tuyến (http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/). (trang này cũng có chức năng viết chữ, phiên âm).

*Tìm tài liệu trên mạng:

Trước hết tìm chữ Hán chứa nội dung cần tìm.
Ví dụ: Tìm “Việt Nam văn học sử” tiếng Hoa: ta vào trang vdict.com. Chọn chức năng phiên dịch. Chọn hướng dịch từ Việt ->Anh. Đánh cụm từ "lịch sử văn học Việt Nam" vào ô tiếng Việt, nhắp chuột vào lệnh dịch. Ta có cụm từ tiếng Anh. Copy cụm từ tiếng Anh này.

Mở trang Systran.com (hoặc những trang tương tự). Dán vào trang Systran.com hoặc trang phiên dịch đa ngôn ngữ tương tự. Ở trang này, chọn chức năng dịch Anh -> Hoa. Ta được cụm từ tiếng Hoa chứa nội dung "Việt Nam văn học sử".

Sau đó copy cụm từ tiếng Hoa này dán vào trang google.com.au để tìm.

(Ta có thể Từ điển Hán Việt, chọn chức năng "đánh văn bản", đánh từng từ âm Hán Việt. Ta được cụm từ chữ Hán, sau đó copy cụm từ này vào google.com.au để tìm).

*Tìm kinh Phật (Hán tạng):

Ta vào: "Mục lục Hán Tạng" tại địa chỉ: http://www.daitangvietnam.com/taisho_index.htm
Từ đây toàn bộ tựa các bộ kinh xuất hiện (có cả chữ Hán và phiên âm Hán Việt và được xếp theo bộ).

Chọn tên chữ Hán của bộ kinh cần tìm, phủ khối tên kinh-> Copy -> dán (paste) vào google.com-> tìm.

Từ google.com, chọn những trang tìm được có chứa nội dung chữ Hán của bộ kinh). (Thường là những trang đầu).

Phủ khối nội dung kinh-> Copy -> dán (paste) vào trang "Từ điển Việt - Hán - Nôm" để phiên âm.

(vào trang: http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/tracuu/phienam.php)

(chọn chức năng: "Hỗ trợ phiên âm" -> xuất hiện khung để trống-> dán nội dung bộ kinh chữ Hán vào->nhắp chuột vào lệnh: phiên âm). Ta sẽ có kết quả đầu tiên: toàn bộ kinh được phiên âm Hán Việt.

• Khi vào google.com.au mỗi trang sẽ có dạng ngôn ngữ nguyên gốc (tiếng Hoa) và bản dịch tiếng Anh.

Sử lý hai dạng tài liệu tiếng Hoa và tiếng Anh khi vào google.com.au có hai cách:

Cách 1: Chép tài liệu chữ Hán vừa tìm được phiên âm bằng phần mềm Tự điển Hán Việt, sau đó dùng tự điển này dịch lại từng từ.

Cách 2: Chép tài liệu chữ Hán vào google.com.au, tìm. Ở mỗi trang tìm được ta chọn bản dịch của trang web để tự dịch sang tiếng Anh. Từ văn bản tiếng Anh ta dùng phần mềm Tự điển Lạc Việt thường có sẵn trong máy để dịch từng từ (dùng chức năng chuột phải+shift hoặc trl+ chuột phải... để dịch).

Ghi chú: dịch văn bản Anh -> Việt bằng Evitran 3.0 thường rất nhanh nhưng chỉ có tác dụng tương đối đối với báo chí, truyện..., ở thuật ngữ chuyên môn nó có độ chính xác không cao, nói chung nó chỉ để tham khảo.

Bước chuyển văn bản từ Hoa sang Anh có thể sử dụng thử phần mềm chuyên dụng: Dr eye (phiên bản 2006 về sau), ta sẽ có dạng văn bản tiếng Anh, sau đó tiếp tục dịch Anh Việt.

(Phần mềm này còn cho phép viết chữ bằng bản điện tử bán kèm, đây cũng là loại các thương nhân Đài Loan hay dùng).

Các trang phiên dịch trực tuyến như Systran.com, lingoes.net, babelfish.altavista.com… và các phần mềm Systran, lingoes, altavista, power Translator, Life Tranlator, Ace Stranlator… cũng đều có chức năng này. (Các phần mềm này đều có khả năng chuyển nhiều ngôn ngữ Pháp, Nhật, Hàn, Hoa... sang Tiếng Anh, và chuyển đổi lẫn nhau).

Nếu bạn giỏi Tiếng Anh thì dùng thử phần mềm Weilin, chỉ cần rà chuột vào từ là đã có nghĩa, phần mềm này cũng hỗ trợ phát âm và chức năng viết chữ Hán bằng chuột.

Tuy đã nối mạng, có thể phiên dịch trực tuyến nhưng máy cũng cần cài một số Tự điển và phần mềm phiên dịch.

Kết hợp các phương thức và in ra để đối chiếu là cần thiết để có thể có một bản dịch thô không quá thất vọng người dịch.

Đây là một phương thức bình dân nhưng đôi khi cũng có ý nghĩa nhất định. Đây chỉ là kết quả của bước đi ban đầu: dịch thô văn bản, cần bám vào bản gốc của văn bản và nghệ thuật diễn đạt để có bản dịch tốt hơn. Bước đi này đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm chuyên môn rất cao.

(Phần lớn font và phần mềm phiên dịch có thể tìm miễn phí trên mạng nhất là những phiên bản dùng thử, phiên bản cũ.

Ví dụ: vào http://www.onlyfreewares.com/ (chuyên cung cấp các phần mềm miễn phí) ta tìm dược phần mềm dịch thuật: Translate.Net).

Tham khảo thêm triển vọng dịch bằng máy (bài: "Dịch Đại Tạng kinh bằng máy vi tính: Góp phần phát triển văn hóa dân tộc". http://www.hue.vnn.vn/vanhoa/2006/07/146373/) và trang liên kết với hoalinhthoai.com: Dịch Đại tạng...

* Tham khảo trường hợp: Tìm và phiên âm kinh "Phật thuyết tượng dịch kinh".

Trước hết vào Muc Lục Hán Tạng: http://www.daitangvietnam.com/taisho_index.htm

Trong Mục lục ta tìm thấy: "Phật thuyết tượng dịch kinh" (17, Kinh Tập Bộ, 0814, 1, Phật Thuyết Tượng dịch Kinh, [ Lưu Tống Đàm Ma Mật Đa dịch ])

Chỉ copy tựa kinh chữ Hán:佛說象腋經 (Phật thuyết tượng dịch kinh) dán 5 chữ Hán này vào google.com tìm)->

Ta sẽ gặp gặp trang:
(http://www.sutra.org.tw/library/mast...%202007/07-007) (chứa nguyên văn chữ Hán của Kinh, dạng Word )->

Tải văn bản Word này vể ổ cứng.

-> Phiên âm văn bản này.
Để phiên âm:

Ta vào trang:
(http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/tracuu/phienam.php để phiên âm) (chọn chức năng: hỗ trợ phiên âm
………………………
Dùng phần tra từ của Tự điển này hoặc từ điển trực tuyến trực tuyến dịch nghĩa từng từ và biên tập lại bài dịch.

Đối chiếu với con đường thứ 2: dịch từ Hoa -> Anh và bám sát bản gốc, sửa chữa- bổ sung cho nhau ta đã có bản dịch thô.

Ghi chú: nếu văn bản tìm được có đuôi là (.PDF) chứ không phải (Doc) thì ta phải chuyển sang Word rồi mới phiên âm được.

Trường hợp này ta cần cài vào máy phần mềm Adobe Reader 6.0 hoặc phiên bản mới hơn.

Sau đó phủ khối toàn văn bản (Ctrl+A), copy (Ctrl+C), nhấp chuột vào nút Edit, chọn "Copy file to clipboard".

Kế đó mở trang Word trắng, dán vào (Ctrl+V) ta có văn bản chữ Hán được chuyển hoàn toàn sang Word.

Tiếp tục tiến hành phiên âm văn bản như ở trên.

Một số trường hợp ta đánh tựa kinh chữ Hán vào google.com tìm được văn bản dạng (.PDF):
………………..
Gần đây, vì thấy được ý nghĩa của thị trường Việt Nam nên Google.com đã đầu tư khá nhiều để cho ra đời công cụ dịch thuật đa ngôn ngữ trong đó có hỗ trợ tiếng Việt. Nó cho phép dịch đoạn văn, dịch trang Web nhiều ngôn ngữ sang tiếng Việt và dịch ngược lại! Đấy là một tiến bộ quan trọng góp phần rút ngắn rào cản về ngôn ngữ giữa các nước. Tuy là bước đầu, độ chính sát ra sao thì còn phải bàn nhưng đã là một cố gắng lớn.

Xin vui lòng tham quan trang: google.translation (http://translate.google.com/translate_t#)

Tóm lại, đến nay việc phiên dịch có thể qua 4 bước sau:

1. Vào trang translater.google.com.vn để dịch văn bản trực tiếp sang tiếng Việt.
Nếu là web tiếng Hoa, vào google.com.vn, nhắp chuột vào [xem bản dịch] ở cuối mỗi địa chỉ, web sẽ chuyển sang tiếng Việt.
Tuy nhiên dịch văn bản kiểu này không chính sát, có thể bỏ qua.
2. Copy văn bản vào phần hỗ trợ phiên âm của từ điển Việt - Hán - Nôm:
(http://sager-pc.cs.nyu.edu/~huesoft/tracuu/phienam.php để phiên âm) (chọn chức năng: hỗ trợ phiên âm).
3. Lựa chọn cách phên âm chính xác bằng cách dùng Tự điển Hán Việt (Hanosoft), vì có khi một từ có nhiều cách phiên âm. Tự điển này cho phép dịch từng từ bằng cách nhắp chuột vào từ đã phiên âm (tương tự Tự điển Lạc Việt).
(Nếu là văn bản Giản thể thì nên đưa về Phồn thể (dùng phần mềm Hano Convverter).
4. Dùng Từ điển Hán Việt hoặc Từ điển Hán Việt trức tuyến dịch từng từ. Tiện nhất là dùng tự điển Hán Việt (Làm bạn máy vi tính 11). Sử dụng chức năng phiên âm văn bản, sau đó nhắp chuột vào từng từ đã phiên âm sẽ có nghĩa xuất hiện. (Nhớ là sau khi tra mỗi từ, ta cần nhắp chuột vào phím [phiên âm Hán -> Việt] trên màn hình để dịch tiếp).
5. Kiểm tra lại kết quả. Sau đó nhờ các chuyên gia biên tập lại.
Có thể nói đây là kiểu phiên dịch chủ yếu là tra tự điển cực nhanh-bán thủ công (phân biệt với cách phiên dịch tự động bằng máy!)

Tuy dùng máy vi tính nhưng chủ yếu vẫn là con người, các chương trình chỉ là phương tiện. Việc sử dụng các phương tiện này đì hỏi sự kiên nhẫn và nhiệt tình. Chúng ta cần in lại kết quả thu được của bước làm tư liệu và phải nhập tâm với bản dịch.
Ghi chú nếu là văn bản chử Hán dạng Scan (đuôi Pdf) bạn vào trang sau đây để chuyển sang Word (.doc): http://www.pdftoword.com/ (nhớ ghi địa chỉ email của mình vào ô trống thứ 3, vài phút sau kết quả chuyển đổi sẽ được gởi về)
huynhdoan2000
Đệ đã tải và cài xong CBReader2007...[ năm sáu trăm Mb gì đó ...] Đủ thứ kinh trong đó !! Đúng là Đại tạng kinh...
Mở Word, mở unikey, mở hanokey...gõ 3 từ : Phật Y kinh...Nó ra 3 chữ Hán , in vô Word...Copy 3 chữ Hán này.
Mở CBReader 2007...paste 3 chữ Hán này vào khung và ấn nút "Tìm"...Kết quả được bản kinh chữ Hán có tựa là Phật Y Kinh [ Đức Phật giảng về thuốc ]. Copy bản kinh nầy vào trang Word...Bôi đen nguyên một trang [tức chọn nguyên 1 trang, xong trang nầy thì làm tiếp trang khác]...ấn chuột phải và Copy... Sau đó mở hvsoft.exe ...ấn chọn nút Phiên âm [nhớ là không có chữ Paste]..thế là nguyên trang bôi đen đã hiện ra...Một hàng chữ Hán, một hàng chữ Việt phiên âm....Dùng chuột trái ấn chữ Hán nào là...một cửa sổ cắt nghĩa hiện ra...
Kể cũng hay !!! Nhiều khi nhìn chữ Hán không quen...nhưng nhìn chữ Hán việt thì tương đối dễ hơn, kế đó nhờ chuột trái chỉ chữ Hán nào thì nghĩa Việt hiện ra....Cũng tàm tạm...
Trước mắt là đệ đọc lại các bản kinh đã dịch rồi...Tra lại trong CBReader2007 để học hiểu thêm...Công nhận, khi tra lại chữ Hán thì...hiểu nghĩa tiếng Việt rất rõ ràng...Và tụng bằng âm Hán Việt thấy "thâm sâu" hơn !!!

Đệ thấy rồi...Kinh thì không phải như tiểu thuyết nên văn từ không "phức tạp"...Phần lớn là các câu đơn giản...Còn các tiểu thuyết đời nay...tràng giang đại hãi...nếu loại ra bớt thì cũng đầy đủ ý nghĩa...
Như vậy, người muốn đọc Đại Tạng Kinh thì chỉ cần một tự điển thông thường và một cuốn từ điển riêng của Phật học...
huynhdoan2000
Đệ vừa mua 1 quyển : "Tự điển Phật học Hán Việt " , Viện nghiên cứu Phật học, giá 300.000vnd.
Sách đẹp, bìa cứng...
Bây giờ, sao tự nhiên đệ lại thích "làm" tam tạng pháp sư ???
Vái ông trời cho đệ về già được làm tam tạng pháp sư !!!
Các bác biết không, khi đọc sách Kiện não pháp, được biết...nếu bộ não chúng ta mà không nghiên cứu về cái gì đó thì...não sẽ mau già !!! Não mà "suy yếu"...thì tấm thân tàn nầy sẽ dễ dàng ngả gục...Khi xưa, đức Phật có thể sống lâu hơn 100 tuổi, nhưng mà tại vì ngài A Nan không thỉnh cầu [do ngài bị ma ám]...nên đức Phật đành phải nhập diệt thôi !! Não của đức Phật rất khỏe !!
Muốn cho não khỏe thì phải "nghiên cứu" về cái gì đó...Chỉ có Đại tạng kinh là đáng cho chúng ta nghiên cứu !! Nghiên cứu tới chết vẫn không hết !!!
Bác nào đại gia thì nên thỉnh một bộ kinh [8 cuốn] Đại bát niết bàn kinh, Hán Việt, giá 2.000.000vnd, trang trí trong tủ sách của nhà mình, hoặc đặt trên bàn thờ cũng được...Nhớ che bụi nhé!! Các bác có rãnh thì đọc dăm ba đoạn, chẳng cần đọc hết...Đọc quyển nào trước cũng được...Cho chút tâm được thanh tịnh !!!
Đệ đang "ráng" kiếm tiền để thỉnh một bộ...Tiền bạc vật chất chẳng quan trọng lắm...chỉ là hàng thứ yếu, nhưng tinh thần trí tuệ mới là cái đáng cho chúng ta quan tâm..."Nó" là cái sẽ theo ta sau khi chết đấy...Còn tiền tài, vợ con ư ?? Mộ chưa xanh cỏ là...có thằng khác lại ẳm đi mất !!!
huynhdoan2000
Hôm kia . đi siêu thị sách...thấy có quyển "Tóm tắt 300 bộ kinh luận Phật giáo danh tiếng", Lý Việt Dũng, nxb Phương đông, 50.000vnd...đệ liền mua một cuốn...
hi...cũng cái mộng muốn làm "tam tạng pháp sư"...
Đệ coi trong đó có kinh nào cần thì...mở quyển "Mục lục Đại chính tân tu Đại tạng kinh"...xem coi kinh đó số mấy...và mở máy vi tính, mở phần mềm CBReader 2007 ..."type" vô ô tìm kiếm và "search"...Khi kinh hiện ra...Mở tiếp phần mềm Hvsoft...chọn "phiên âm"....
Copy một đoạn kinh, sau đó "phiên âm" vào trang cửa sổ của Hvsoft...Sau khi toàn thể văn bản hiện ra...vừa chữ Hán, vừa âm Hán việt...click vào chữ nào thì nghĩa của chữ đó hiện ra...[ Hvsoft có cái hay nầy...]...Đệ "bì bõm" đọc lai rai...Vừa đọc vừa học chữ Hán...
...........................................
Đệ "thấy" rồi....
Ngoài giờ ngồi thiền...còn bình thường, cái tâm con người ta "loạn xà ngầu"...

" Muốn kiếp phù sinh sau khỏi lụy...
Quyển kinh câu kệ chớ nài công."

Người ta lúc sắp chết, cận tử nghiệp rất quan trọng...Tối ngày cứ lo đọc kinh thì...đầu óc toàn là kinh...OK !!!
Chỉ có Đại tạng kinh là đáng cho chúng ta nghiên cứu...Nghiên cứu mấy thứ khác...mau hết lắm!! Và mau chán lắm !! Đại tạng kinh nghiên cứu tới chết cũng chưa hết...Càng nghiên cứu, càng mới lạ...
Con xin thành tâm đảnh lễ đức Phật !! Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn !!!
hanoixuan
QUOTE(huynhdoan2000 @ Jan 8 2010, 12:37 AM) *
...........................................

Đệ "thấy" rồi....
Ngoài giờ ngồi thiền...còn bình thường, cái tâm con người ta "loạn xà ngầu"...

.................

Người ta lúc sắp chết, cận tử nghiệp rất quan trọng...Tối ngày cứ lo đọc kinh thì...đầu óc toàn là kinh...OK !!!

................

Con xin thành tâm đảnh lễ đức Phật !! Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn !!!


Chào bạn huynhdoan2000 smile.gif

Cảm ơn bạn đã bỏ công gửi các thông tin rất chi tiết về cách hạ tải Đại Tạng Kinh và cách sử dụng. Xin tuỳ hỷ công đức cùng bạn smile.gif

Bạn nói thật đúng làm sao:

"ngoài giờ ngồi thiền ... còn bình thường, cái tâm con người ta "loạn xà ngầu"...

ôi cái tâm ta như con khỉ nhảy nhót suốt ngày, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nhiều vô lượng vô biên ... nếu như chúng có hình tướng thì cả cõi này không chứa hết ! chắc vì thế nên các bậc đại sư luôn dậy chúng sinh "sống thiền", thiền (tỉnh giác) trong mọi lúc mọi nơi của cuộc sống ... chứ không phải chỉ có "ngồi thiền" ... phải không bạn !

Người ta lúc sắp chết, cận tử nghiệp rất quan trọng...Tối ngày cứ lo đọc kinh thì...đầu óc toàn là kinh...OK !!!

Con người ta lúc sắp chết, biết bao oan gia trái chủ đến tìm, đòi nợ; bản thân bệnh tật đau đớn ... phiền não, sân hận đầy mình. Chỉ một niệm ác nổi lên là sinh vào ba đường ác, thôi thế là xong ! Bạn có niềm vui thiền tập + đọc và nghiên cứu kinh điển, rồi làm theo, thật là đại hỷ lạc smile.gif !
Tôi thì tự thấy mình, căn cơ thấp ... không đủ khả năng thiền để đạt định, và cũng không đủ khả năng theo chiều "rộng", nên nhất nhất tuân theo lời thầy "thâm nhập một môn, trường thời huân tu" ... Một câu niệm Phật đơn giản dễ dàng, lại nhanh chóng đạt được nhất tâm (đạt được "định" nhờ câu nịêm Phật), thuận tiện vì bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng niệm được ...

Chúc bạn luôn tinh tấn trên con đường đạo và sớm đạt được giác ngộ smile.gif

Nam mô A Di Đà Phật,
HNX
huynhdoan2000


ôi cái tâm ta như con khỉ nhảy nhót suốt ngày, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nhiều vô lượng vô biên ... nếu như chúng có hình tướng thì cả cõi này không chứa hết ! chắc vì thế nên các bậc đại sư luôn dậy chúng sinh "sống thiền", thiền (tỉnh giác) trong mọi lúc mọi nơi của cuộc sống ... chứ không phải chỉ có "ngồi thiền" ... phải không bạn !


Chắc vậy quá !!!

Riêng tớ thấy rất xấu hỗ...hình như từ lúc mới sanh ra đời đến giờ...tớ chưa có lúc nào được "sống thiền" cả...Toàn là đâu đâu không !!! Làm như là tớ không biết tới cái thằng "tĩnh giác" của mình...Không biết mình có "nó" không nữa ????



Con người ta lúc sắp chết, biết bao oan gia trái chủ đến tìm, đòi nợ; bản thân bệnh tật đau đớn ... phiền não, sân hận đầy mình. Chỉ một niệm ác nổi lên là sinh vào ba đường ác, thôi thế là xong ! Bạn có niềm vui thiền tập + đọc và nghiên cứu kinh điển, rồi làm theo, thật là đại hỷ lạc


Không dám đâu !!! Cái miệng tớ bô bô...nhưng cái tâm thì "phiền não" tùm lum..smile.gif !


Tôi thì tự thấy mình, căn cơ thấp ... không đủ khả năng thiền để đạt định, và cũng không đủ khả năng theo chiều "rộng", nên nhất nhất tuân theo lời thầy "thâm nhập một môn, trường thời huân tu" ... Một câu niệm Phật đơn giản dễ dàng, lại nhanh chóng đạt được nhất tâm (đạt được "định" nhờ câu nịêm Phật), thuận tiện vì bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng niệm được ...


Đấy là pháp môn "chắc cú" đấy !!!
Mặc dù không "tĩnh thức" bên trong [ lo niệm bên ngoài...], nhưng thực ra lại là pháp môn dễ dàng...Đến lúc nào, trong tâm "hiện" ra đức Phật...thế là...trong tâm , ngoài tâm đều có Phật...Vừa tự lực , vừa tha lực...có thể giải thoát đấy !!


huynhdoan2000

Đệ có đọc trong tờ báo Tuổi Trẻ , phần quảng cáo sách mới, thấy có giới thiệu sách tiếng Hoa "Trung Hoa Đại tạng kinh" [ dĩ nhiên là chữ Hoa]. Sách có bán ở địa chỉ : Nhà sách Phương Nam - Đại thế giới , 105 Trần Hưng Đạo B , quận 5 , TP.HCM.
Đệ ở dưới quê, ít có dịp đi TP nên...không biết mặt mũi sách ra sao ??? Vì Đại tạng kinh gồm rất nhiều quyển...Mà nếu như vậy thì có lẽ giá tiền rất đắt...Đệ vào trang web Google.com.vn để truy tìm thông tin xem sao...nhưng không thấy ai bàn luận đến bộ sách nầy....Chắc có lẽ mấy người Hoa mới biết việc nầy quá ???
Đệ liền thử vào Google , nhấp vào phần hiển thị tiếng Hoa [ google tiếng Hoa], và gõ 5 chữ Hoa :"Trung hoa Đại tạng kinh" và "xợt"...Lò mò mấy trang web thì...kết quả là có thấy hình của sách Trung Hoa Đại tạng kinh....Gồm nhiều quyển, bên trong sách...đúng là Càn Long Đại tạng kinh [ gọi là Long tạng]....Chữ Hán rất đẹp ...[ Phải gọi là chữ Hán mới đúng....haha..gọi là chữ Hoa thì hơi "kỳ"...vì chữ Hoa bây giờ...viết "tầm bậy tầm bạ",bỏ nét tùm lum...thế mà còn lên tiếng gọi là "chữ giản thể" ???]

Thế nào đệ cũng mò lên nhà sách Đại Thế Giới nầy một chuyến ...xem thực hư ra sao ?? Nếu quả thật là có bán sách nầy...thì đệ sẽ về nhà...kiếm cái gì trong nhà ...bán bớt đi để "thỉnh" bộ Đại tạng kinh nầy...Đệ "mê" chết được !!!
Sách thì đệ mua nhiều lắm...mà có đọc đâu !! Giả bộ làm nhà trí thức cho xóm làng "ngán" chơi !!!
Mà nghĩ lại...chỉ cần đọc một vài trang nào đó mà "đúng" cái mình tìm kiếm thì...OK !!

Từ ngày đọc quyển sách "Kiện Não pháp"...tác giả bảo phải đi học Luật dù bạn đã 80 tuổi...cho Não đừng "già", não mà già ... cơ thể sẽ tàn héo...thì đệ mua sách không tiếc tiền...Đệ sợ "già" lắm !!! Già xấu lắm...lụm khụm, ăn nói hàm hồ,....thấy hết ham !!!
huynhdoan2000
Tự điển Hán Việt , Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Trần văn Chánh, NXB Trẻ, 169.000vnd.
Ngoài quyển Tự điển Phật học Hán Việt, các bác nên mua quyển tự điển Hán việt nầy...để nghiên cứu Đại tạng kinh...
hanoixuan


Chắc vậy quá !!!

Riêng tớ thấy rất xấu hỗ...hình như từ lúc mới sanh ra đời đến giờ...tớ chưa có lúc nào được "sống thiền" cả...Toàn là đâu đâu không !!! Làm như là tớ không biết tới cái thằng "tĩnh giác" của mình...Không biết mình có "nó" không nữa ????


Đức Phật từng nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành ..." vậy là Phật tính thì ai ai cũng có, chúng sinh nào cũng có và tất cả là như nhau (không một, không khác). Vậy sao lại nói "không biết có hay không" tongue.gif chắc chắn là có rồi smile.gif Kiếp này chúng ta may mắn, có đại phước báo gặp được Phật Pháp, phải nhanh chóng thực hành theo bạn ơi !



Không dám đâu !!! Cái miệng tớ bô bô...nhưng cái tâm thì "phiền não" tùm lum..smile.gif !


Có một câu nói không mới nhưng chẳng bao giờ cũ là : "sống trong hiện tại" .... ấy là thiền vậy, phải không huynhdoan2000 ? thiền là "tỉnh giác". Có câu "không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm" - chúng ta còn là phàm phu, ai dám nói mình không còn vọng nịêm, không còn phiền não đây ? Đến bậc Bồ Tát mà vẫn còn vọng tưởng chưa đoạn hết thì chúng sinh làm sao dứt hết, nên phải học, phải hành, tinh tấn và tinh tấn ... smile.gif

Đấy là pháp môn "chắc cú" đấy !!!
Mặc dù không "tĩnh thức" bên trong [ lo niệm bên ngoài...], nhưng thực ra lại là pháp môn dễ dàng...Đến lúc nào, trong tâm "hiện" ra đức Phật...thế là...trong tâm , ngoài tâm đều có Phật...Vừa tự lực , vừa tha lực...có thể giải thoát đấy !!



Cảm ơn huynhdoan đã khuyến khích. Pháp môn Niệm Phật nghe thì thấy "dễ", nhưng để tin sâu không nghi, và niệm đến nhất tâm thực chẳng phải dể dàng smile.gif, vì Pháp môn này Lý thì cao sâu mà Sự lại giản dị, nên phần đông con người ta coi thường tongue.gif Chỉ biết rằng, trong Kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát đều khuyến tấn Pháp môn này ... thì hạng phàm phu chúng ta lẽ nào lại dám coi nhẹ, phải không bạn ?

Cá nhân mình chỉ biết cố gắng và cố gắng ...

Phật Pháp vô biên ...

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguỵên vạn sự cát tường,
HNX
huynhdoan2000


Đức Phật từng nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành ..." vậy là Phật tính thì ai ai cũng có, chúng sinh nào cũng có và tất cả là như nhau (không một, không khác). Vậy sao lại nói "không biết có hay không" tongue.gif chắc chắn là có rồi smile.gif


Khổ nổi, tớ nghĩ mãi mà không ra ?? Không biết mình có Phật tính hay không ??
Nếu tớ có Phật tính thì tớ đã không Tham tài, tham sắc, tham danh,...chưa kể sát sanh hại vật, lừa gạt người,...Tóm lại, tớ thấy mình "hình như" chưa có Phật tính ???
Tớ tự suy nghĩ...muốn có Phật tính chắc phải cạo đầu trọc...Để chi ?? Khi thấy gái đẹp, vuốt đầu một cái là nhớ mình đang có Phật tính !!! Không biết có phải vậy không ????



Có một câu nói không mới nhưng chẳng bao giờ cũ là : "sống trong hiện tại" .... ấy là thiền vậy, phải không huynhdoan2000 ?

Nói cho rõ hơn là " Bây giờ và Ở đây".......haha...vậy mà tớ thấy tớ "Ở đâu đâu chứ không phải ở đây, và thấy quá khứ êm đềm, tương lai tươi sáng chứ không biết hiện tại mình là cái gì ???"
Pótay !!!

thiền là "tỉnh giác".

Từ lúc đọc sơ qua cuốn Chân Thiền...thì tớ đã "giác ngộ" sơ sơ rồi....
Nấu ăn, quét nhà, bửa củi, ....v.v... làm việc một cách "say sưa"...À, mình đang nấu ăn, mình đang quét nhà, mình đang bửa củi...Không phải đang làm mà nghĩ ngợi..." ngày mai hết gạo rồi, ngày mai đi chơi ở đâu" ....v.v...Đang nấu ăn mà biết mình đang nấu ăn , làm như vậy chúng ta đã "sống" được nhiều trong giây phút hiện tại...Tiếp tục đến chết thì kết quả...chúng ta đã thực sự sống được nhiều trong hiện tại !!!
Than ôi, trái lại, người đời ...đến chết tâm trí ở đâu đâu không hà ??? Đến lúc ăn mà cũng "không" biết mình đang ăn ??? Đang ăn mà tâm trí cứ nghĩ..." Mai nầy mua vé số con gì ?? " ...
Tớ thì y như vậy đấy...Đến giờ, hình như "đã" hiểu sơ sơ ...Việc khác để qua một bên, tính sau, còn bây giờ tính theo bây giờ...Tớ đang tụng kinh Địa Tạng thì người nhà bắt chương trình TV nhỏ nhỏ...Tớ đâu có điếc...phải nghe chứ !! thế là "tán tâm" liền...Đọc kinh mà không "hiểu" nghĩa kinh, chỉ nghe TV hát nhạc HipHop !!! Tớ chợt nhớ mình đang tụng kinh, nên vội "thâu" tâm lại...Tai nghe thây kệ nó...Tớ chú tâm vô lời kinh...Tàm tàm được !! Than ôi, một cuộc chiến dằng co giữa hai bên...Bên nghe, bên tụng !!!



.... Có câu "không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm" - chúng ta còn là phàm phu, ai dám nói mình không còn vọng nịêm, không còn phiền não đây ? Đến bậc Bồ Tát mà vẫn còn vọng tưởng chưa đoạn hết thì chúng sinh làm sao dứt hết, nên phải học, phải hành, tinh tấn và tinh tấn ... smile.gif

Bạn nói đúng !!!


Cảm ơn huynhdoan đã khuyến khích. Pháp môn Niệm Phật nghe thì thấy "dễ", nhưng để tin sâu không nghi, và niệm đến nhất tâm thực chẳng phải dể dàng smile.gif, vì Pháp môn này Lý thì cao sâu mà Sự lại giản dị, nên phần đông con người ta coi thường tongue.gif Chỉ biết rằng, trong Kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát đều khuyến tấn Pháp môn này ... thì hạng phàm phu chúng ta lẽ nào lại dám coi nhẹ, phải không bạn ?


HT Thích Thiện Siêu có dạy rằng...dù " tán tâm niệm Phật" cũng có công đức !!!
Từ lúc tớ đọc được trên web...bài viết nói về "mật nghĩa" của kinh Địa Tạng...tớ đã "hiểu" ra !!!
Bài viết nói rằng ...Vì sao ngài Địa Tạng là bồ tát mà tất cả chư Phật tin tưởng, tất cả Bồ tát đều quy y ??? Phải hiểu rằng...trong tâm người ta có tâm "Địa tạng" [ chắc là nói A lại da thức của con người quá ??]...Chính "tâm" nầy làm cho người ta thoát vòng địa ngục, chứng quả Phật !!
Lý là như thế !! Về Sự thì quả thật có ngài Địa Tạng bồ tát...nếu không có ngài Địa Tạng thật thì chúng sinh ở địa ngục làm sao thoát khổ ? Sự Lý viên dung...
Phật A Di Đà là Vô lượng quang, Vô lượng thọ...Trong tâm người ta đều có A Di Đà Phật...Bên trong có Phật, bên ngoài có Phật...người tu như thế là Thượng căn...kẻ Hạ căn thì chẳng biết mình có A Di Đà Phật...nhưng biết có Phật A Di Đà ở Tây phương Cực lạc...nên vẫn có thể giải thoát nhờ niệm Phật cầu vãng sanh.

Cá nhân mình chỉ biết cố gắng và cố gắng ...

Chúc mừng bạn !! Nghĩ buồn cho tớ...lúc rày sao mà "đâu đâu" không ??? Làm như là "khoái" cái cõi đời nầy lắm hay sao mà..."ít" niệm Phật ?? Lo nghiên cứu tùm lum !!!

Phật Pháp vô biên ...
thệ nguyện học...
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành !!!

Nam Mô A Di Đà Phật,

Nguyện cho con khi thở hơi thở cuối cùng được một ai đó niệm cho con nghe danh hiệu của ngài !! Nam mô A Di Đà Phật !!!

hanoixuan
Bạn huynhdoan2000 thân mến, cảm ơn bạn đã dành thời gian đàm đạo với tớ. Nói chuyện với bạn rất vui, rất hoan hỷ smile.gif Bạn có cách nói hoà nhã, h?#8220;n nhiên, có tâm tuỳ thuận thật đáng quí.

Phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tớ chẳng kém g“ bạn, có thể còn nhiều hơn đấy … nhưng tớ vẫn một lòng tin vào lời Phật dậy, là mỗi chúng sinh đều (vốn) có trí huệ vô biên, có phật tính tròn đầy sáng láng như của Đức Phật, nhưng bị phiền não tập khí từ vô lượng kiếp che lấp, y như một chiếc gương bị lớp bụi thời gian che phủ. Việc của mỗi chúng ta bây giờ là ngày ngày tu tập, như động tác lau bụi, để làm sạch nghiệp chướng, để trí huệ được bày tỏ (dù chỉ hơi le lói) … đến một ngày thành tựu “Đại Viên Kính Trí” như Đức Phật.

Vấn đề đặt ra là nên tu tập theo phương pháp nào cho phù hợp với căn cơ của chính m“nh, cho đạt hiệu quả tốt nhất ?

Phật dậy ta “tinh tấn” chứ không dạy ta “tạp tấn” … lời Phật mỗi chữ đều nên suy xét cho sâu, cho kỹ, không thể xem nhẹ. Hơn nữa, “một Pháp thông, thông hết thảy Pháp” v“ Phật Pháp dung thông tuyệt đối, chẳng thể nói khác biệt, hơn kém. Tất cả các Pháp đều khế lý, khế cơ. Chỉ có căn cơ chúng sinh là khác biệt mà thôi.

Khi bắt đầu học Phật, tớ cũng lần mò rất nhiều nơi … đọc nhiều sách, mê mẩn nhiều tông phái từ Thiền sang Mật, thấy Pháp môn nào cũng tuyệt vời, cũng viên mãn …nên đều muốn học (tham quá tongue.gif) … dù vậy, nhưng vẫn luôn trăn trở, lúc chết sẽ thế nào, thần thức đi về đâu … học Phật là v“ việc lớn sinh tử mà việc tử ấy chẳng có lời đáp th“ cận tử nghiệp, một niệm sân trỗi dậy, sinh vào ba đường ác, làm thế nào đây … sad.gif

Khi đọc được các bài giảng của Hoà Thượng Tịnh Không, tớ như người mù được sáng, chết đuối được cọc, mừng không tả xiết ! Pháp môn “nhị lực” thật tuyệt vời, như hạt cát nhẹ tênh mà rơi sông th“ ch“m, hòn đá nặng nhờ nương vào tha lực của thuyền vẫn nhẹ nhàng sang được bờ bên kia (lời của Đại Sư Ấn Quang). Cuộc đời của mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, mỗi miếng ăn nước uống đều phải nhờ vào tha nhân, lẽ nào tự lực mà được thành tựu viên mãn ư ? Hạng hạ căn độn trí như tớ quả thực không dám thế !


Nguyện cho con khi thở hơi thở cuối cùng được một ai đó niệm cho con nghe danh hiệu của ngài !! Nam mô A Di Đà Phật !!!

đọc câu nguyện của bạn, tớ rất cảm khái smile.gif

bạn ơi, hãy tích đức từ bây giờ ... gieo câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật vào tâm, cho câu niệm nằm sâu, bám rễ chắc chắn, đánh tan nghiệp chướng ... th“ đến hơi thở cuối, không chỉ được phước báo có người hộ niệm, mà còn được Đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng đến đón bạn về Tây Phương, chóng thành Phật đạo để có thể thành tựu "chúng sinh vô biên thệ nguỵên độ"....

Cầu nguyện cho bạn luôn tinh tấn trên đường đạo, mỗi ngày thêm một chút giác ngộ, luôn an lạc thân tâm ... smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguyện vạn sự cát tường,
HNX
huynhdoan2000


Phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tớ chẳng kém g“ bạn, có thể còn nhiều hơn đấy … nhưng tớ vẫn một lòng tin vào lời Phật dậy, là mỗi chúng sinh đều (vốn) có trí huệ vô biên, có phật tính tròn đầy sáng láng như của Đức Phật, nhưng bị phiền não tập khí từ vô lượng kiếp che lấp, y như một chiếc gương bị lớp bụi thời gian che phủ. Việc của mỗi chúng ta bây giờ là ngày ngày tu tập, như động tác lau bụi, để làm sạch nghiệp chướng, để trí huệ được bày tỏ (dù chỉ hơi le lói) … đến một ngày thành tựu “Đại Viên Kính Trí” như Đức Phật.


Cái nầy đệ biết !! Đây là pháp môn tu của tổ Thần Tú !!
Tổ Huệ Năng thì không nói như vậy,...tổ nói ...không có gương mà cũng không có bụi...làm gì có "che với lấp" ???
Tuy nhiên, đệ thấy ...theo tổ Thần Tú thì chắc ăn hơn...Cứ hàng ngày "lau chùi" là được ...

Đệ có một công đất vườn trồng dầu gió với cỏ sậy !!! Đã chín mười năm rồi, cỏ sậy mọc cao hơn đầu...Từ ngày nghe bác LTH dạy...phải phơi nằng một ngày ít nhất là một tiếng đồng hồ...đệ bắt đầu ra làm cỏ sậy hàng ngày, sẵn dịp phơi nắng luôn. Nhìn đám cỏ sậy...đệ chợt "ngộ" ra...Cỏ sậy ví như "phiền não" trong tâm...Diệt cỏ sậy cũng ví như diệt phiền não trong tâm mình...Diệt đằng trước, nó mọc đằng sau !!! Than ôi, phiền não chắc cũng như thế quá...Thôi thì cứ "diệt" hàng ngày vậy !!! Được bao nhiêu hay bấy nhiêu...

Vấn đề đặt ra là nên tu tập theo phương pháp nào cho phù hợp với căn cơ của chính m“nh, cho đạt hiệu quả tốt nhất ?

Đọc Đại Tạng Kinh sẽ giúp chúng ta nhiều....

Phật dậy ta “tinh tấn” chứ không dạy ta “tạp tấn” … lời Phật mỗi chữ đều nên suy xét cho sâu, cho kỹ, không thể xem nhẹ. Hơn nữa, “một Pháp thông, thông hết thảy Pháp” v“ Phật Pháp dung thông tuyệt đối, chẳng thể nói khác biệt, hơn kém. Tất cả các Pháp đều khế lý, khế cơ. Chỉ có căn cơ chúng sinh là khác biệt mà thôi.

Hình như đệ thấy mình..."tạp tấn"...Cái gì cũng ham...Không cái nào ra cái nào !!!

Khi bắt đầu học Phật, tớ cũng lần mò rất nhiều nơi … đọc nhiều sách, mê mẩn nhiều tông phái từ Thiền sang Mật, thấy Pháp môn nào cũng tuyệt vời, cũng viên mãn …nên đều muốn học (tham quá tongue.gif) … dù vậy, nhưng vẫn luôn trăn trở, lúc chết sẽ thế nào, thần thức đi về đâu … học Phật là v“ việc lớn sinh tử mà việc tử ấy chẳng có lời đáp th“ cận tử nghiệp, một niệm sân trỗi dậy, sinh vào ba đường ác, làm thế nào đây … sad.gif

Khi đọc được các bài giảng của Hoà Thượng Tịnh Không, tớ như người mù được sáng, chết đuối được cọc, mừng không tả xiết ! Pháp môn “nhị lực” thật tuyệt vời, như hạt cát nhẹ tênh mà rơi sông th“ ch“m, hòn đá nặng nhờ nương vào tha lực của thuyền vẫn nhẹ nhàng sang được bờ bên kia (lời của Đại Sư Ấn Quang). Cuộc đời của mỗi chúng ta từ khi sinh ra, lớn lên, mỗi miếng ăn nước uống đều phải nhờ vào tha nhân, lẽ nào tự lực mà được thành tựu viên mãn ư ? Hạng hạ căn độn trí như tớ quả thực không dám thế !


Đệ có nhân duyên được đọc 2 quyển " Qui nguyên trực chỉ" và "Lá thư tịnh độ"...sách xưa.
"Qui nguyên trực chỉ" sách mới được xuất bản sau nầy, của tác giả cư sĩ Nguyễn Minh Tiến, sách song ngữ Hán Việt, giá 220.000vnd...
Lời văn trong 2 quyển nầy rất trang nghiêm, khuyến tấn người ta niệm Phật cầu vãng sanh.

Trong quyển Nội Lực Tự Sinh của thầy Thái Khắc Lễ cũng có phần nói về pháp môn niệm Phật...là bài văn " Thán Dị Sao"...
DIEUHANG
QUOTE(hanoixuan @ Jan 18 2010, 10:06 PM) *
[color=#FF0000]

Cảm ơn huynhdoan đã khuyến khích. Pháp môn Niệm Phật nghe thì thấy "dễ", nhưng để tin sâu không nghi, và niệm đến nhất tâm thực chẳng phải dể dàng smile.gif, vì Pháp môn này Lý thì cao sâu mà Sự lại giản dị, nên phần đông con người ta coi thường tongue.gif Chỉ biết rằng, trong Kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát đều khuyến tấn Pháp môn này ... thì hạng phàm phu chúng ta lẽ nào lại dám coi nhẹ, phải không bạn ?

Cá nhân mình chỉ biết cố gắng và cố gắng ...

Phật Pháp vô biên ...

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguỵên vạn sự cát tường,
HNX

CHào huynh HD và HNX, Diệu Hằng lấu nay bận quá nên không vào thăm trang web nhà ta được. Vì DH thời gian o cty thì bận rộn về nhà chăm mẹ già đau yếu còn tý thời gian vào web thì nay lại sinh hoạt với các bạn đồng tu tịnh độ online http://hoibongsen.com/diendan/ nên quỹ thời gian đã hết
Hôm nay vào thì đọc được topic này. DH xin cám ơn huynh HD đã cho những thông tin quí báu cho những ai muốn tìm hiểu Phật pháp.
DH xin có một ý kiến với bạn HNX ở trên: lúc đầu vào pháp môn T Độ mình cũng nghĩ là muốn vãng sanh phải niệm Phật nhất tâm bất loạn mà đạt được nhất tâm bất loạn thì khó quá. Nhưng nay thì hội bông sen mình đã chứng kiến nhiều trường hợp vãng sanh với sắc tướng đẹp như Sau khi mất 9, 10 tiếng đồng hồ sau với sự trợ niệm tha thiết của mọi người, người lâm chung sắc mặt càng lúc càng hồng hào rõ rệt môi đỏ như đánh son, thân hình mềm mại, nóng trên đỉnh đầu. Giờ thì mình mới tin lời của cư sĩ Diệu âm nói niệm Phật trợ niệm cho người lâm chung rất quan trọng (tất nhiên là người lâm chung cũng phải hoan hỉ hướng về Đức A DI Đà Phật thì mới có kết quả). Các bạn có thể vào trang web.của HBS xem phần chia sẽ khi trợ niệm ấy, những trường hợp trợ niệm đạt tới sắc tướng như thế không ít.
Trước đây mình cứ thắc mắc sao người chưa xuất gia , chỉ ở nhà niệm Phật với TÍN NGUYỆN HẠNH và phát bồ đề tâm thì vẫn được Phật A DI ĐÀ rước, sao mà dễ dàng thế . Giờ mình mới hiểu trong nhiều quốc độ của Phật ví dụ quốc độ của Phật Dược Sư... và tất cả các quốc độ Phật thì chỉ có Quốc độ của Phật A DI ĐÀ là có phàm thánh đồng cư. Vì thời mạt pháp đã sang thời kỳ thứ 3 . Phật A DI ĐÀ muốn cứu chúng sanh nên phát 48 lời nguyện và ai chuyên chất niệm câu Phật hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hoặc chỉ 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT thì khi lâm chung Phật A Đ ĐÀ rước lên . Co thể lên đó ta vẫn đang là phàm nhưng không còn phải luân hồi và được gặp các vị đại Bồ tát , các thiện trí thức nên chỉ tu một đời nữa là thành Phật hoặc nguyện làm bồ tát bất thối chuyển quay lại ta bà cứu độ chúng sanh. Và Phật pháp nhiệm màu đã đến với ai khi tin lời Phật dạy. Hội Bông sen đã chứng kiến một trường hợp tự tại vãng sanh của cư sĩ Thái người miền tây, 27 tuổi. Anh này ba mẹ theo thiên chúa giáo. Anh bị bệnh tim, gan ,phèo ,phổi bị hết. Có lẽ do bệnh tật mà anh đến với đạo Phật. Anh đã thực hành niệm Phật miên mật đi đứng nằm ngồi và anh đã hết bệnh mà không dùng thuốc, Khi anh mãn duyên anh bật máy niệm Phật lên và mìm cười ra đi. Lúc anh đi có một mùi hương thơm rất đặc biệt lan tỏa mà trong nhà ai cũng cảm nhận được hương thơm đó. Đáng lẽ chôn nhưng Sư Thầy đã khuyên đem thiêu và HBS đã xuống miền tây có mặt để sau khi thiêu tìm xem anh có để lại gì cho đời không thì tìm được một số xá lợi rất đẹp. Một trường hợp không phải tự tại vãng sanh mà do trợ niệm. Khi mọi người đang trợ niệm cho một người thì thấy một luồng ánh sáng trên cao chiếu xuống chụp ngay vào đầu người được trợ niệm đó. Tất nhiên vẫn còn do duyên của người đó nữa nhưng trợ niệm cầu tha lực rất quan trọng và trước khi trợ niệm phải biết khai thị cho người lâm chung để họ hoan hỉ hướng về Đức Phật thì mới có kết quả
Pháp môn này đơn giản chỉ cần niệm Phật với TÍN NGUYỆN HẠNH sẽ thấy Phật pháp nhiệm màu nên bạn HNX không cần phải lo lắng là không đạt tới nhất tâm (nhưng phải có trợ niệm) và ta nên gieo duyên cho ta, ta trợ niệm cho người thì sau này sẽ có nguoi trợ niệm cho ta. HBS mỗi người thường tự niệm Phật tùy thời gian của từng người rồi hồi hướng cho người chết hoặc người bệnh thấy rât linh ứng, vì những trường hợp được trợ niệm bênh khỏi rất nhanh đến nỗi BS phải ngạc nhiên. Những gì DH nói ra đều là sự thật , là Phật tử thì không dám vọng ngôn. Vài lời chia sẽ.
Huynh HD ! DH có vài cuốn sách rất hay là cuốn tuyển Trạch Tập của tổ sư Tịnh Độ Nhật bản và cuốn ''liễu sanh thoát tử'' cuốn này nói rất rõ tất cả các cảnh giới của người lâm chung. Huynh cho người khác đọc họ sẽ biết sợ mà lo tu tập.
Huynh hoan hỉ cho DH đ/c . DH sẽ gởi sách cho huynh hoặc gởi vô mail : ngaherkuang@gmail.com
Cầu chúc tất cả đều an lạc
huynhdoan2000

Huynh HD ! DH có vài cuốn sách rất hay là cuốn tuyển Trạch Tập của tổ sư Tịnh Độ Nhật bản và cuốn ''liễu sanh thoát tử'' cuốn này nói rất rõ tất cả các cảnh giới của người lâm chung. Huynh cho người khác đọc họ sẽ biết sợ mà lo tu tập.
Huynh hoan hỉ cho DH đ/c . DH sẽ gởi sách cho huynh hoặc gởi vô mail : ngaherkuang@gmail.com


Chào cô DH...

Đệ rất thích sách...Cám ơn cô trước !! Cô gửi sách vào địa chỉ :

Trần Quốc Thắng , 325/13 đường Bạch Đằng, P.15 , Q. Bình Thạnh, TP HCM , gửi huynhdoan.

Đệ hỏi cô việc nầy... Cô ở TP mà cô có biết chùa nào cho thỉnh kinh chữ Hán không ?? Đệ muốn thỉnh kinh Địa Tạng chữ Hán...để hằng đêm vừa tụng vừa học chữ Hán....Tụng riết rồi...sẽ thuộc làu mấy chữ Hán...

Quả thật thời gian bây giờ sao mà....càng ngày càng ít ???

DIEUHANG
QUOTE(huynhdoan2000 @ Jan 23 2010, 06:20 AM) *
Chào cô DH...

Đệ rất thích sách...Cám ơn cô trước !! Cô gửi sách vào địa chỉ :

Trần Quốc Thắng , 325/13 đường Bạch Đằng, P.15 , Q. Bình Thạnh, TP HCM , gửi huynhdoan.

Đệ hỏi cô việc nầy... Cô ở TP mà cô có biết chùa nào cho thỉnh kinh chữ Hán không ?? Đệ muốn thỉnh kinh Địa Tạng chữ Hán...để hằng đêm vừa tụng vừa học chữ Hán....Tụng riết rồi...sẽ thuộc làu mấy chữ Hán...

Quả thật thời gian bây giờ sao mà....càng ngày càng ít ???

Hihi...DH rất thích chia sẽ những sách Phật pháp mà mình thấy hay, Vậy sẽ gởi thêm cho huynh vài cuốn nữa. Nếu huynh thích những cuốn này sau này DH sẽ hoan hỉ chia sẽ những cuốn hay nữa...hic...hic... thấy DH tham không? Vì Sinh hoạt Hội bông sen có cuốn sách gì hay thường chia sẽ cho nhau ấy mà. Kinh Địa tạng bằng chữ Hán DH biết chỗ nhà sách có bán rồi. Nghe nói là một bộ gốm 3 cuốn nhưng không giống như sách bình thường mà là bằng những tờ đóng thành sách như của tàu ấy. Nghe họ nói thế thì truyền đạt lại như thế chứ thực tình DH cũng chưa nhìn tận mắt nên không hình dung ra nó như thế nào cả ..hihi... sẽ thỉnh một bộ tặng huynh nhé. Mà cho d/c nhà huynh đi để gởi dịch vụ nó mang tới tận nhà cho tiện. Gởi về SG thì chừng nào mà lấy về xem được
hanoixuan
QUOTE(DIEUHANG @ Jan 23 2010, 01:12 AM) *
...
DH xin có một ý kiến với bạn HNX ở trên: lúc đầu vào pháp môn T Độ mình cũng nghĩ là muốn vãng sanh phải niệm Phật nhất tâm bất loạn mà đạt được nhất tâm bất loạn thì khó quá. Nhưng nay thì hội bông sen mình đã chứng kiến nhiều trường hợp vãng sanh với sắc tướng đẹp như Sau khi mất 9, 10 tiếng đồng hồ sau với sự trợ niệm tha thiết của mọi người, người lâm chung sắc mặt càng lúc càng hồng hào rõ rệt môi đỏ như đánh son, thân hình mềm mại, nóng trên đỉnh đầu. Giờ thì mình mới tin lời của cư sĩ Diệu âm nói niệm Phật trợ niệm cho người lâm chung rất quan trọng (tất nhiên là người lâm chung cũng phải hoan hỉ hướng về Đức A DI Đà Phật thì mới có kết quả). Các bạn có thể vào trang web.của HBS xem phần chia sẽ khi trợ niệm ấy, những trường hợp trợ niệm đạt tới sắc tướng như thế không ít.
Trước đây mình cứ thắc mắc sao người chưa xuất gia , chỉ ở nhà niệm Phật với TÍN NGUYỆN HẠNH và phát bồ đề tâm thì vẫn được Phật A DI ĐÀ rước, sao mà dễ dàng thế . Giờ mình mới hiểu trong nhiều quốc độ của Phật ví dụ quốc độ của Phật Dược Sư... và tất cả các quốc độ Phật thì chỉ có Quốc độ của Phật A DI ĐÀ là có phàm thánh đồng cư. Vì thời mạt pháp đã sang thời kỳ thứ 3 . Phật A DI ĐÀ muốn cứu chúng sanh nên phát 48 lời nguyện và ai chuyên chất niệm câu Phật hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hoặc chỉ 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT thì khi lâm chung Phật A Đ ĐÀ rước lên . Co thể lên đó ta vẫn đang là phàm nhưng không còn phải luân hồi và được gặp các vị đại Bồ tát , các thiện trí thức nên chỉ tu một đời nữa là thành Phật hoặc nguyện làm bồ tát bất thối chuyển quay lại ta bà cứu độ chúng sanh. Và Phật pháp nhiệm màu đã đến với ai khi tin lời Phật dạy. Hội Bông sen đã chứng kiến một trường hợp tự tại vãng sanh của cư sĩ Thái người miền tây, 27 tuổi. Anh này ba mẹ theo thiên chúa giáo. Anh bị bệnh tim, gan ,phèo ,phổi bị hết. Có lẽ do bệnh tật mà anh đến với đạo Phật. Anh đã thực hành niệm Phật miên mật đi đứng nằm ngồi và anh đã hết bệnh mà không dùng thuốc, Khi anh mãn duyên anh bật máy niệm Phật lên và mìm cười ra đi. Lúc anh đi có một mùi hương thơm rất đặc biệt lan tỏa mà trong nhà ai cũng cảm nhận được hương thơm đó. Đáng lẽ chôn nhưng Sư Thầy đã khuyên đem thiêu và HBS đã xuống miền tây có mặt để sau khi thiêu tìm xem anh có để lại gì cho đời không thì tìm được một số xá lợi rất đẹp. Một trường hợp không phải tự tại vãng sanh mà do trợ niệm. Khi mọi người đang trợ niệm cho một người thì thấy một luồng ánh sáng trên cao chiếu xuống chụp ngay vào đầu người được trợ niệm đó. Tất nhiên vẫn còn do duyên của người đó nữa nhưng trợ niệm cầu tha lực rất quan trọng và trước khi trợ niệm phải biết khai thị cho người lâm chung để họ hoan hỉ hướng về Đức Phật thì mới có kết quả
Pháp môn này đơn giản chỉ cần niệm Phật với TÍN NGUYỆN HẠNH sẽ thấy Phật pháp nhiệm màu nên bạn HNX không cần phải lo lắng là không đạt tới nhất tâm (nhưng phải có trợ niệm) và ta nên gieo duyên cho ta, ta trợ niệm cho người thì sau này sẽ có nguoi trợ niệm cho ta. HBS mỗi người thường tự niệm Phật tùy thời gian của từng người rồi hồi hướng cho người chết hoặc người bệnh thấy rât linh ứng, vì những trường hợp được trợ niệm bênh khỏi rất nhanh đến nỗi BS phải ngạc nhiên. Những gì DH nói ra đều là sự thật , là Phật tử thì không dám vọng ngôn. Vài lời chia sẽ.
................


Cô Diệu Hằng kính,

HNX đọc bài của cô lòng hoan hỷ vô biên smile.gif … hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, cách xa ngàn trùng mà vẫn gặp nhau trên con đường đạo. HNX xin cảm tạ thông tin của cô, lòng tin của HNX vào lời dạy của Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và vào 48 đại nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật mỗi ngày càng thêm kiên cố. Nguỵên về Tịnh độ mỗi lúc càng thêm thiết tha.

Những người tham gia ban hộ niệm thực là đại thiện tri thức, thực là đại từ đại bi ! HNX xúc động sâu sắc được biết về hội hộ nịêm, xin tán thán và tuỳ hỷ công đức của những người đang giúp người khác được vãng sinh.

Những người hữu duyên đựơc trợ niệm vãng sinh, thực là có đại phước báo, không phải ai cũng có. Tuy nhìn bên ngoài mình như họ không khác, nhưng nào dám so bì mình với họ, phước cạn mà mong gặp đại thiện tri thức vào lúc lâm chung quả khó lắm thay. Vì vậy nên tự mình phải cảnh tỉnh, phải luôn tinh tấn tu học hầu phá tan nghiệp chướng, vô minh. Tuy biết đạt được nhất tâm là khó, nhưng chẳng vì khó mà lui sụt, đúng không cô !

Cô DH kính ! HNX không lo lắng hay sợ hãi gì cả đâu cô, vì một đời này, HNX thấy mình luôn được chư Phật và chư Bồ Tát gia hộ, sắp đặt nên cuộc sống phải nói tràn đầy hỷ lạc smile.gif khó khăn cũng là trợ duyên, dễ dàng cũng là trợ duyên ... mọi sự đều là trợ duyên cho sự tu học của bản thân được viên mãn. HNX nói "đạt được nhất tâm không dễ" là để người hữu duyên nghe được, liền bỏ suy nghĩ "tông Tịnh Độ là dành cho ông bà già, cho hạng ngu phu ngu phụ" ... con người ta ngày nay, cái gì dễ thì (vì coi thường, mà) không làm, cái gì quá khó thì (vì e ngại, mà) không dám làm tongue.gif Tịnh Độ tuy dễ nhưng Lý sâu, tuy khó mà Sự giản dị ... phải nói tuyệt đối khế lý khế cơ trong thời đại này smile.gif nói đến đây, lòng lại trào dâng niềm biết ơn vô hạn đối với công ơn của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, không ngại khó khăn đã khuyên nhủ bao lần: "hãy nguyện sinh về nước ấy" (Kinh A Di Đà).

Ngài Ngẫu Ích Đại sư nói: Ðược vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Ðấy chính là phán định chắc như sắt vậy (Ấn Quang Đại sư gia ngôn lục)… vì thế dù biết một niệm (chân thành) cũng được vãng sinh, mà không dám lơ là việc hành Hạnh (trì danh niệm Phật). Dù biết Đấng Từ Phụ Di Đà chẳng bỏ, mà vẫn phát tâm Bồ Đề, tu học tự mình đạt được cảnh giới “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi” (lời dạy của Ngài Hoà Thượng Tịnh Không), trong một đời này có thể giúp đỡ thêm nhiều người.

Cảm ơn cô đã giới thiệu trang nhà của Hội Hoa Sen – HNX sẽ sớm xin được cùng sinh hoạt smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguỵên vạn sự cát tường,
HNX
DIEUHANG
QUOTE(hanoixuan @ Jan 23 2010, 03:48 PM) *
Cô Diệu Hằng kính,

HNX đọc bài của cô lòng hoan hỷ vô biên smile.gif … hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, cách xa ngàn trùng mà vẫn gặp nhau trên con đường đạo. HNX xin cảm tạ thông tin của cô, lòng tin của HNX vào lời dạy của Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và vào 48 đại nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật mỗi ngày càng thêm kiên cố. Nguỵên về Tịnh độ mỗi lúc càng thêm thiết tha.

Những người tham gia ban hộ niệm thực là đại thiện tri thức, thực là đại từ đại bi ! HNX xúc động sâu sắc được biết về hội hộ nịêm, xin tán thán và tuỳ hỷ công đức của những người đang giúp người khác được vãng sinh.

Những người hữu duyên đựơc trợ niệm vãng sinh, thực là có đại phước báo, không phải ai cũng có. Tuy nhìn bên ngoài mình như họ không khác, nhưng nào dám so bì mình với họ, phước cạn mà mong gặp đại thiện tri thức vào lúc lâm chung quả khó lắm thay. Vì vậy nên tự mình phải cảnh tỉnh, phải luôn tinh tấn tu học hầu phá tan nghiệp chướng, vô minh. Tuy biết đạt được nhất tâm là khó, nhưng chẳng vì khó mà lui sụt, đúng không cô !

Cô DH kính ! HNX không lo lắng hay sợ hãi gì cả đâu cô, vì một đời này, HNX thấy mình luôn được chư Phật và chư Bồ Tát gia hộ, sắp đặt nên cuộc sống phải nói tràn đầy hỷ lạc smile.gif khó khăn cũng là trợ duyên, dễ dàng cũng là trợ duyên ... mọi sự đều là trợ duyên cho sự tu học của bản thân được viên mãn. HNX nói "đạt được nhất tâm không dễ" là để người hữu duyên nghe được, liền bỏ suy nghĩ "tông Tịnh Độ là dành cho ông bà già, cho hạng ngu phu ngu phụ" ... con người ta ngày nay, cái gì dễ thì (vì coi thường, mà) không làm, cái gì quá khó thì (vì e ngại, mà) không dám làm tongue.gif Tịnh Độ tuy dễ nhưng Lý sâu, tuy khó mà Sự giản dị ... phải nói tuyệt đối khế lý khế cơ trong thời đại này smile.gif nói đến đây, lòng lại trào dâng niềm biết ơn vô hạn đối với công ơn của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, không ngại khó khăn đã khuyên nhủ bao lần: "hãy nguyện sinh về nước ấy" (Kinh A Di Đà).

Ngài Ngẫu Ích Đại sư nói: Ðược vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Ðấy chính là phán định chắc như sắt vậy (Ấn Quang Đại sư gia ngôn lục)… vì thế dù biết một niệm (chân thành) cũng được vãng sinh, mà không dám lơ là việc hành Hạnh (trì danh niệm Phật). Dù biết Đấng Từ Phụ Di Đà chẳng bỏ, mà vẫn phát tâm Bồ Đề, tu học tự mình đạt được cảnh giới “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi” (lời dạy của Ngài Hoà Thượng Tịnh Không), trong một đời này có thể giúp đỡ thêm nhiều người.

Cảm ơn cô đã giới thiệu trang nhà của Hội Hoa Sen – HNX sẽ sớm xin được cùng sinh hoạt smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguỵên vạn sự cát tường,
HNX

Hanoixuan thấn mến! Thật sự thì mình vố cùng hoan hỉ khi đọc bài của bạn. Qua đấy mình biết bạn theo pháp môn Tịnh độ rất tin sâu và bạn đọc và hiểu rât nhiều về Pháp môn niệm Phật. Không gì vui sướing hơn khi gặp bạn đồng tu, chúng ta cùng đi trên một con thuyền thì coi như anh em một nhà. Lúc dầu mình cũng không tin tưởng pháp môn lắm vì muốn vãng sanh phải đạt được nhâất tâm bâất loạn, mà đạt nhâất tâm thì khó lắm. Nhưng qua một số sác, rồi qua những trường hợp được vãng sanh vơới sắc tướng đẹp y như trong sách nói nhờ sự trợ niệm, mình càng ngày càng tin sâu và bây giờ thì mình đã quyết định đường đi không lay chuyển nữa rồi. mình đang có cuốn Quê hương cực lạc râấT hay của HT Tuyên Hoá, bạn đã có chưa? cuốn Tuyển Trach tập của tổ sư tịnh độ Nhật bản râấ hay. Nếu bạn chưa có 2 cuốn đó cho mình d/c mình sẽ gởi bưu điện cho bạn. Có mấy cuốn sách hay rất muôn chia sẽ vơới bạn (Nhắn d/c vào hộp thư) .
Nếu bạn đăng nhập ngôi nhà Bông sen thì vui quá, trong đó nick của mình là Quảng Ngọc. Mong gặp bạn tại ngôi nhà bông sen nhé. Nếu vào đăng nhập xong rồi báo cho mình biêết với nhé để ra chào bạn chứ hihi
trungthien
Niệm Phật thì rất tốt rồi. Vì tôi thường đọc thấy" Nhất cú Di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương" nghĩa là niệm nhất tâm đến mức 'vô biệt niệm" thì tâm được an tịnh(đắc sơ thiền là tối đa, vì vẫn còn 2 chi Tầm, Tứ), khi tâm an tịnh thì cũng không phải nhọc công đến Tây Phương mà làm gì.
Tôi cũng đọc thấy" Tự tánh Di đà, duy tâm Tịnh Đô" nghĩa là bản tánh trong sáng, định tĩnh, không có tham, sân, có Chánh Niêm, tỉnh giác thì chính tâm Mình là cõi Tịnh Độ rồi. (Muốn vậy phải hành thiền Tuệ hay còn gọi là thiên Vipassana).
Các bạn nên tìm hiểu trong cuốn 'Thiền Phật giáo- Nguyên thuỷ và Phát triên" của thây Viên Minh sẽ có cái nhìn rõ ràng, trung thực và toàn vẹn về vấn đề này.
Đức Phật khuyên không nên vội vã tin vào bất cứ điều gì, dù đó là kinh do chính Ngài thuyết( Trong bai kinh cho người dân xứ Kalamas)
DIEUHANG
QUOTE(trungthien @ Jan 23 2010, 07:48 PM) *
Niệm Phật thì rất tốt rồi. Vì tôi thường đọc thấy" Nhất cú Di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương" nghĩa là niệm nhất tâm đến mức 'vô biệt niệm" thì tâm được an tịnh(đắc sơ thiền là tối đa, vì vẫn còn 2 chi Tầm, Tứ), khi tâm an tịnh thì cũng không phải nhọc công đến Tây Phương mà làm gì.
Tôi cũng đọc thấy" Tự tánh Di đà, duy tâm Tịnh Đô" nghĩa là bản tánh trong sáng, định tĩnh, không có tham, sân, có Chánh Niêm, tỉnh giác thì chính tâm Mình là cõi Tịnh Độ rồi. (Muốn vậy phải hành thiền Tuệ hay còn gọi là thiên Vipassana).
Các bạn nên tìm hiểu trong cuốn 'Thiền Phật giáo- Nguyên thuỷ và Phát triên" của thây Viên Minh sẽ có cái nhìn rõ ràng, trung thực và toàn vẹn về vấn đề này.
Đức Phật khuyên không nên vội vã tin vào bất cứ điều gì, dù đó là kinh do chính Ngài thuyết( Trong bai kinh cho người dân xứ Kalamas)

Anh Trung Kien kính mến!! Cảm ơn những lời chỉ dạy của anh. DH mới biết tu tập thời gian gần đây thôi (chưa đầy một năm) nên DH cũng đang rất vô minh chứ chưa hiểu gì về Phật pháp và các pháp môn cả. Chỉ khi theo bạn gia nhập Hội niệm Phật bông sen thì mới biết về pháp môn tịnh độ. Nhưng sau khi sinh hoạt cùng với hội thấy tâm mình mở hơn trước và thay là neu càng cố gắng thực hành thì càng thấy an lạc hơn. Đồng ý với anh là nhất thiết do tâm tạo. khi tâm ta thanh tịnh thì nó là tây phương, khi tâm phiền não thì là địa ngục. Nó hiện tiền ngay cho ta những cảnh giới mà xuất phát từ tâm ta, Thầy tôi thường nói là ''tỉnh thời là Phật , mê làm chúng sanh'' . Đức Phật cho ta 84000 pháp môn để cho chúng sanh tùy duyên mà lựa chọn. Mọi con sông đều đổ về biển cả , tất cả các pháp môn đề hướng về một đích là giải thoát . Với nhiều con đường ta nên chọn con đường nào phù hợp với ta nhất để nổ lực phấn đấu tu tập mọi lúc mọi nơi, từng giây từng phút. DH không nghĩ là thiền tông cao hơn hay tịnh tông cao hơn, cái quan trọng là pp nào hợp với khả năng và điều kiện của ta làm ta phát huy được khả năng thực hành, thức tỉnh được Phật tánh trong ta hiệu quả hơn thì đó mới là pháp mon hay nhat đối với bản thân ta. DH có lẽ phước mỏng nghiệp dày nên thấy chỉ hợp với pháp môn tịnh độ, nhìn thấy được sự linh úng nên nay tin tưởng mà không còn nghi ngại. Hàng ngày sinh hoạt với đạo tràng trên mạng. Có rất nhiều trường hợp mât hay bệnh nặng được đưa lên mạng và mọi người cố gắng tranh thủ mọi thời gian của mình để niệm Phật hồi hướng cho họ, nếu duyên họ còn thì sẽ nhanh khỏe lại còn nếu duyên hết thì được sanh về các cõi lành không rơi vào 3 đường ác. Diều này đã có những linh ứng như tiến trình chữa bệnh nhanh đến nỗi bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Rồi những trường hợp có người vừa mất nhờ sự thành tâm niệm Phật trợ niệm cầu nguyện của mọi người mà thân tướng người mất đã càng lúc càng hiện lên những sắc tướng khác lạ mà người bình thường không thể có như thế. Tất nhiên đây chỉ là sự hổ trợ tâm linh làm cho người đó thức tỉnh mà hướng tâm về đức Phật thì mới có kêt quả còn người đó vẫn mê mờ không thức tỉnh thì cũng chả thấy gì. Những cái đó cũng đủ để cho mọi người tin tưởng vào con đường mình đang đi, khi ta phát bồ đề tâm làm những việc lợi lạc cho chúng sanh thì thấy như Phật đang ở trong ta vậy, cảnh giới nó hiện hữu ngay trong tâm ta chứ có ở đâu xa. Vài lời chia sẽ, mong được sự chỉ giáo thêm của mọi người. A DI ĐÀ PHẬT
trungthien
Chào bạn DH.
Tâm thiện tái sinh cõi an vui, Tâm bât thiện tái sinh cõi khổ.
Đây chính là cốt tuỷ của Giáo Pháp.
Khi niệm A di đà nhât tâm, thì đó là tâm thiện.
Khi bạn giữ gìn ngũ giới thì đó là tâm thiện( Ngũ giới bất trì, nhân thiên triệt lộ- không giữ 5 giới, không có đường tái sinh trời,người).
Khi bạn bố thí, giúp đỡ, người khác, tâm bạn an vui, hoan hỷ, đó là tâm Thiện.
Không quan trọng là pháp môn gì, ăn thua là phát triển tâm Thiện. phát hiện và khống chế tâm bất thiện.
Vậy thôi!!!
DIEUHANG
QUOTE(trungthien @ Jan 24 2010, 07:53 PM) *
Chào bạn DH.
Tâm thiện tái sinh cõi an vui, Tâm bât thiện tái sinh cõi khổ.
Đây chính là cốt tuỷ của Giáo Pháp.
Khi niệm A di đà nhât tâm, thì đó là tâm thiện.
Khi bạn giữ gìn ngũ giới thì đó là tâm thiện( Ngũ giới bất trì, nhân thiên triệt lộ- không giữ 5 giới, không có đường tái sinh trời,người).
Khi bạn bố thí, giúp đỡ, người khác, tâm bạn an vui, hoan hỷ, đó là tâm Thiện.
Không quan trọng là pháp môn gì, ăn thua là phát triển tâm Thiện. phát hiện và khống chế tâm bất thiện.
Vậy thôi!!!

Cám ơn anh Trung Kiên. whistling.gif
huynhdoan2000

Hihi...DH rất thích chia sẽ những sách Phật pháp mà mình thấy hay, Vậy sẽ gởi thêm cho huynh vài cuốn nữa. Nếu huynh thích những cuốn này sau này DH sẽ hoan hỉ chia sẽ những cuốn hay nữa

Chào cô DH...

Thật là hoan hỉ !!! Đây là hạnh bố thí pháp đấy !!! Kiếp sau cô mà không sanh về Tây phương Cực lạc thì cô sẽ làm vua !!! haha...làm vua chua lắm !!! Dễ xuống địa ngục lắm ?? Mắc mấy thứ Ngũ dục mà làm cho tâm "mê mờ" ...Mà đệ nghĩ...người nữ chắc không có ngũ dục đâu !! Có mà ít...Còn mấy người nam...ham muốn tùm lum, ngũ dục lừng lẫy ???

Kinh Địa tạng bằng chữ Hán DH biết chỗ nhà sách có bán rồi. Nghe nói là một bộ gốm 3 cuốn nhưng không giống như sách bình thường mà là bằng những tờ đóng thành sách như của tàu ấy. Nghe họ nói thế thì truyền đạt lại như thế chứ thực tình DH cũng chưa nhìn tận mắt nên không hình dung ra nó như thế nào cả ..hihi... sẽ thỉnh một bộ tặng huynh nhé.

Cám ơn cô nhiều !!! Nghe mà thấy ham quá !! Đệ tụng kinh Địa Tạng hàng đêm...
Đệ khoái tụng kinh bằng chữ Hán...Đây cũng là cách học chữ Hán ...Tụng riết rồi sẽ quen. Mai mốt gặp kinh khác sẽ dễ biết hơn. Đại tạng kinh mênh mông...muốn đọc thì phải thông thạo chữ Hán...

Cô DH ôi, người theo pháp môn niệm Phật ngoài việc tụng kinh A Di Đà...còn phải tụng thêm kinh Địa Tạng...cho "chắc cú" !!! Rũi lỡ không sinh về Tây phương thì ...cũng không bị đọa lạc!! Trong kinh nói, ngài Địa Tạng bồ tát tối ngày cứ lui tới chỗ mấy ông Diêm la kiểm tra, vì sợ vua Diêm la bắt lầm ...Ngài Địa Tạng không muốn một chúng sinh nào chui vô địa ngục cả...Đệ đọc trong đại tạng kinh nói như thế đấy !!! Nam mô Địa Tạng Bồ tát !

Mà cho d/c nhà huynh đi để gởi dịch vụ nó mang tới tận nhà cho tiện. Gởi về SG thì chừng nào mà lấy về xem được


Gửi về quê ...không chắc ăn đâu !! Cô gửi tại SG thì đệ an tâm. Đệ có người nhà làm việc ở TP...Đi về thường xuyên...
Đệ đang "ham" kinh Địa Tạng chữ hán đấy !!!
hi...rồi sẽ tới "ham" kinh Pháp Hoa !!!
Kinh A Di Đà đại bổn tiểu bổn bằng chữ hán thì đệ có...Chủ yếu sách của cư sĩ Đoàn Trung Còn...

hanoixuan
QUOTE(DIEUHANG @ Jan 23 2010, 07:17 PM) *
Hanoixuan thấn mến! Thật sự th“ m“nh vố cùng hoan hỉ khi đọc bài của bạn. Qua đấy m“nh biết bạn theo pháp môn Tịnh độ rất tin sâu và bạn đọc và hiểu rât nhiều về Pháp môn niệm Phật. Không g“ vui sướing hơn khi gặp bạn đ?#8220;ng tu, chúng ta cùng đi trên một con thuyền th“ coi như anh em một nhà. Lúc dầu m“nh cũng không tin tưởng pháp môn lắm v“ muốn vãng sanh phải đạt được nhâất tâm bâất loạn, mà đạt nhâất tâm th“ khó lắm. Nhưng qua một số sác, r?#8220;i qua những trường hợp được vãng sanh vơới sắc tướng đẹp y như trong sách nói nhờ sự trợ niệm, m“nh càng ngày càng tin sâu và bây giờ th“ m“nh đã quyết định đường đi không lay chuyển nữa r?#8220;i. m“nh đang có cuốn Quê hương cực lạc râấT hay của HT Tuyên Hoá, bạn đã có chưa? cuốn Tuyển Trach tập của tổ sư tịnh độ Nhật bản râấ hay. Nếu bạn chưa có 2 cuốn đó cho m“nh d/c m“nh sẽ gởi bưu điện cho bạn. Có mấy cuốn sách hay rất muôn chia sẽ vơới bạn (Nhắn d/c vào hộp thư) .
Nếu bạn đăng nhập ngôi nhà Bông sen th“ vui quá, trong đó nick của m“nh là Quảng Ngọc. Mong gặp bạn tại ngôi nhà bông sen nhé. Nếu vào đăng nhập xong r?#8220;i báo cho m“nh biêết với nhé để ra chào bạn chứ hihi


Diệu Hằng thân mến, hoan hỷ hoan hỷ ... smile.gifsmile.gifsmile.gif
Mình đã đăng ký ở hội bông sen rồi - tên cũng y chang như ở đây DH ạ. Hẹn gặp nhau bên đó nhé ! Mình cũng rất muốn chia sẻ với bạn các tài liệu mà m“nh có, bên HBS có thư viện chung để chia sẻ, rất là tiện smile.gif
Cảm tạ DH có nhã ý gửi tặng sách. Xin tuỳ hỷ công đức cùng bạn. M“nh gửi địa chỉ qua email cá nhân của DH có được không ?

Hiện tại mình đang đọc bài giảng về Phẩm Phổ Hiền Hạnh nguỵên trong Kinh Hoa Nghiêm, bạn đã xem chưa ? ..mỗi khi học Pháp, rồi quan sát cuộc sống sinh động xung quanh, thật tuyệt diệu smile.gif đúng là "chẳng ai, chẳng gì chẳng là thầy mình" ... hỷ lạc lắm lắm smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguyện vạn sự cát tường smile.gif
hanoixuan
QUOTE(trungthien @ Jan 23 2010, 07:48 PM) *
Niệm Phật th“ rất tốt r?#8220;i. V“ tôi thường đọc thấy" Nhất cú Di đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương" nghĩa là niệm nhất tâm đến mức 'vô biệt niệm" th“ tâm được an tịnh(đắc sơ thiền là tối đa, v“ vẫn còn 2 chi Tầm, Tứ), khi tâm an tịnh th“ cũng không phải nhọc công đến Tây Phương mà làm g“.
Tôi cũng đọc thấy" Tự tánh Di đà, duy tâm Tịnh Đô" nghĩa là bản tánh trong sáng, định tĩnh, không có tham, sân, có Chánh Niêm, tỉnh giác th“ chính tâm M“nh là cõi Tịnh Độ r?#8220;i. (Muốn vậy phải hành thiền Tuệ hay còn gọi là thiên Vipassana).
Các bạn nên t“m hiểu trong cuốn 'Thiền Phật giáo- Nguyên thuỷ và Phát triên" của thây Viên Minh sẽ có cái nh“n rõ ràng, trung thực và toàn vẹn về vấn đề này.
Đức Phật khuyên không nên vội vã tin vào bất cứ điều g“, dù đó là kinh do chính Ngài thuyết( Trong bai kinh cho người dân xứ Kalamas)


Bạn trungthien kính,

Cảm ơn bạn đã có thiện ý chỉ dẫn smile.gif Thiền (Phật giáo nguyên thuỷ) luôn là một Pháp môn viên mãn nhiệm màu, không thể không tán thán smile.gif
M“nh cũng chia sẻ suy nghĩ với Diệu Hằng - ở chỗ "mọi con sông đều đổ ra biển" - một pháp thông th“ vạn pháp đều thông, bởi lẽ Pháp là chân lý chỉ có một, Pháp môn là phương tiện mà Đức Phật đại từ đại bi, v“ thuận theo chúng sinh, tuỳ căn cơ mà chỉ dậy.

Thầy của HNX dậy các đệ tử của Ngài rằng: sinh làm người th“ thời gian hành Pháp có hạn (sống không được bao lâu, chết khi nào không biết tongue.gif), trí tuệ có hạn, ma chướng nhiều (thời Mạt Pháp) ... v“ thế nên thâm nhập một môn, trường thời huân tu], th“ sẽ được lợi ích. HNX tuân theo lời chỉ dậy của thầy, thực sự đã đạt được những lợi ích vô cùng to lớn ... tự m“nh mỗi ngày có thể chuyển cảnh giới của chính m“nh trong cuộc sống smile.gif

được gặp bạn, cũng như các bạn và các anh chị em khác tại đây, để cùng chia sẻ tâm đạo, là một thiện duyên smile.gif

Chúc bạn tinh tấn trên con đường m“nh đã chọn, và sớm đạt giác ngộ smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật
nguyện vạn sự cát tường smile.gif
DIEUHANG
Thật là hoan hỉ !!! Đây là hạnh bố thí pháp đấy !!! Kiếp sau cô mà không sanh về Tây phương Cực lạc thì cô sẽ làm vua !!! haha...làm vua chua lắm !!! Dễ xuống địa ngục lắm ?? Mắc mấy thứ Ngũ dục mà làm cho tâm "mê mờ" ...Mà đệ nghĩ...người nữ chắc không có ngũ dục đâu !! Có mà ít...Còn mấy người nam...ham muốn tùm lum, ngũ dục lừng lẫy ???
Hì hì ...Huynh HD lúc nào cũng khôi hài ...
DH không chẳng thích làm vua đâu ... làm vua thì cái TA có cơ hội phát ra tối đa ...hưởng thụ hết ga ... nghiệp chướng tạo ra ... để rồi bị đọa...
DH thích như ý kiến của bạn hanoixuan ấy, ý là mặc dù biết là khó nhưng ta cứ cố gắng..cố gắng... và cố gắng...tới đâu hay tới đó. Phật cho con ở cảnh giới nào con xin cảnh giới đó...không dám tham cầu... smile.gif
Cuốn kinh Địa tạng đã thỉnh về rồi, mà thì ra là DH nghe nhầm , không phải một bộ mà là một cuốn dày khoảng hơn 2 phân nhỏ nhỏ sinh xắn nhưng đóng sách theo kiểu tàu, chữ lớn và rõ ràng. DH chưa tụng kinh Địa tạng nhưng nghe bảo kinh địa tạng cũng là kinh sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng, bởi vậy tụng kinh Địa tạng nhanh khỏi bệnh. Tụng cho các hương linh cũng ì tốt lắm. Các Qúi thầy nói muốn về cõi Tịnh độ thì có 3 bộ kinh : A DI ĐÀ, VÔ LƯỢNG THỌ VÀ QUÁN VÔ LƯỢNG thọ tốt nhất là đọc ba bộ này để hiểu còn tụng kinh thì nên tụng VÔ LƯỢNG THỌ. Ở SG bây giờ có rất nhiều đạo tràng niệm Phật và phát tâm in kinh VÔ LƯỢNG THỌ. Hôm DH lên thăm chị bạn ở Bình Dương . Khắp một loạt xóm đó bây giờ ăn chay, không buôn bán nhu trước nữa mà chỉ làm vườn trồng rau cho mình ăn và hàng ngày công fu niệm Phật và tụng kinh VÔ LƯỢNG THỌ . DH lên đó thấy không khí ở đó mát mẻ thanh tịnh và an lạc làm sao
DIEUHANG
QUOTE(hanoixuan @ Jan 25 2010, 11:05 PM) *
Diệu Hằng thân mến, hoan hỷ hoan hỷ ... smile.gifsmile.gifsmile.gif
Mình đã đăng ký ở hội bông sen rồi - tên cũng y chang như ở đây DH ạ. Hẹn gặp nhau bên đó nhé ! Mình cũng rất muốn chia sẻ với bạn các tài liệu mà m“nh có, bên HBS có thư viện chung để chia sẻ, rất là tiện smile.gif
Cảm tạ DH có nhã ý gửi tặng sách. Xin tuỳ hỷ công đức cùng bạn. M“nh gửi địa chỉ qua email cá nhân của DH có được không ?

Hiện tại mình đang đọc bài giảng về Phẩm Phổ Hiền Hạnh nguỵên trong Kinh Hoa Nghiêm, bạn đã xem chưa ? ..mỗi khi học Pháp, rồi quan sát cuộc sống sinh động xung quanh, thật tuyệt diệu smile.gif đúng là "chẳng ai, chẳng gì chẳng là thầy mình" ... hỷ lạc lắm lắm smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật,
Nguyện vạn sự cát tường smile.gif

hanoixuan thân! Bạn đã gia nhập HBS làm mình hoan hỉ quá, thế là chúng ta sẽ sinh hoạt cùng nhau và chắc chắn sẽ có dịp gặp nhau bên ngoài . Bạn ở bắc hay ở nam? nMình đoán bạn ở HN nếu ở HN thì đang ký sinh hoạt đạo tràng ở HN (tháng một lần), SH vui lắm bạn ạ . Tuổi chủ yếu là ''hâm'' và ''bâm'' cũng có nhiều bạn sinh viên nhỏ tuổi nhưng tâm đạo rất cao.
Mới gặp bạn mà sao thấy gần gũi quá. Bạn cho mình d/c nhắn vào hộp thư ở đây hoặc bạn nhập YM của mình nhé : nga_herkuang. Khi nhận được d/c mình sẽ gởi cho bạn nhé. Chúc bạn tu tập tinh tấn smile.gif
huynhdoan2000

DH không chẳng thích làm vua đâu ... làm vua thì cái TA có cơ hội phát ra tối đa ...hưởng thụ hết ga ... nghiệp chướng tạo ra ... để rồi bị đọa...

Chào cô DH...
Người tu pháp môn niệm Phật có công đức rất lớn..."rủi lở" không sanh về Tây phương [ chắc do nguyện chưa sâu???] thì phải chịu đầu thai làm vua thôi !! Mà làm vua rồi thì...kiếp sau phải bị đọa !!! Kinh sách dạy như thế...


Cuốn kinh Địa tạng đã thỉnh về rồi, mà thì ra là DH nghe nhầm , không phải một bộ mà là một cuốn dày khoảng hơn 2 phân nhỏ nhỏ sinh xắn nhưng đóng sách theo kiểu tàu, chữ lớn và rõ ràng.

Cô cho đệ biết địa chỉ chỗ thỉnh kinh nhé !!

DH chưa tụng kinh Địa tạng nhưng nghe bảo kinh địa tạng cũng là kinh sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng, bởi vậy tụng kinh Địa tạng nhanh khỏi bệnh. Tụng cho các hương linh cũng ì tốt lắm.

Người tạo nhiều ác nghiệp...lúc tắt hơi mà được nghe 1 câu danh hiệu của Bồ tát Địa Tạng ...thì người đó không bị đọa vào 3 đường ác...

Các Qúi thầy nói muốn về cõi Tịnh độ thì có 3 bộ kinh : A DI ĐÀ, VÔ LƯỢNG THỌ VÀ QUÁN VÔ LƯỢNG thọ tốt nhất là đọc ba bộ này để hiểu còn tụng kinh thì nên tụng VÔ LƯỢNG THỌ


Kinh A Di Đà là kinh tiểu bổn. Kinh Vô Lượng Thọ Phật là kinh đại bổn. Kinh Quán Vô lượng thọ Phật còn gọi là Thập lục quán kinh. Đây là 3 kinh căn bản của Tịnh độ tông.
Thông thường người ta tụng kinh tiểu bổn A Di Đà ...vì nhỏ gọn. Dễ thuộc lòng...

Ở SG bây giờ có rất nhiều đạo tràng niệm Phật và phát tâm in kinh VÔ LƯỢNG THỌ.

Theo đệ nghĩ thì kinh nên kèm theo chữ Hán...Y như thầy Đoàn Trung Còn xuất bản kinh sách trước đây...Như thế mới "tăng" giá trị của quyển kinh lên...

Hôm DH lên thăm chị bạn ở Bình Dương . Khắp một loạt xóm đó bây giờ ăn chay, không buôn bán nhu trước nữa mà chỉ làm vườn trồng rau cho mình ăn và hàng ngày công fu niệm Phật và tụng kinh VÔ LƯỢNG THỌ . DH lên đó thấy không khí ở đó mát mẻ thanh tịnh và an lạc làm sao

Hoan hỷ !! Hoan hỷ !!
Xem người ta rồi nhìn lại cái xóm mình ...đâm heo, thuốc chó, nhậu quậy tá lả...Mở miệng là chửi thề...Đệ mà làm thủ tướng, thằng nào nhậu quậy là bắt trói ráo, cạo đầu, giam lại , cho ăn gạo lứt muối mè 49 ngày rồi thả ... hihi...

.....................................................................

Hôm qua, đệ có vào trang web hoibongsen.com thấy có bài viết "Thần chú Đại bạch tán cái"...Đệ liền mở quyển Mục lục Đại chánh tân tu Đại tạng kinh dò xem và thấy có bài kinh Phật Đảnh Đại Bạch Tán Cái Đà La Ni Kinh , thuộc quyển 19, Tr. 401, Sh. 976 trong Đại tạng kinh.
Đệ mở phần mềm CBReader 2007, gõ số 19 , số 976 và "tìm"...Kết quả đã tìm được bộ kinh nầy [ chữ hán]...
Kể cũng hay thật !!! Đọc phần tiếng Việt , tra phần tiếng Hán...thấy rõ ràng hơn !!!
Các bác nên học thêm chữ Hán đi...Cũng dễ học...vì chữ Hán có liên quan với tiếng Việt....
Ráng "nghiên cứu" cho nhiều, kẽo không thôi, bộ não sẽ "lão hóa"...Não mà lão hóa thì...trước sau gì cũng vào bệnh viện tâm thần !!!
Bất cứ thứ gì phải suy nghĩ muốn "nát" óc thì...bộ não càng "khỏe" !!!
Công nhận quyển "Phương pháp làm khỏe não" chẳng thua kém gì quyển "75 bí pháp"...
DIEUHANG
Cô cho đệ biết địa chỉ chỗ thỉnh kinh nhé !!
Ở chùa Từ Ân (chùa người Hoa) , quận 11 , đường Hùng Vương Q11, đi từ hướng An Đông, gần tới Cây Gõ, bên tay phải
DH đã chuyển sách về d/c huynh cho rồi. Mai sách mới đến. Cuốn kinh Địa tạng một cuốn nhưng gộp 3 bộ lại. DH gởi 4 cuốn sách và một cuốn Kinh Địa tạng và 3 đĩa mp3
Theo đệ nghĩ thì kinh nên kèm theo chữ Hán...Y như thầy Đoàn Trung Còn xuất bản kinh sách trước đây...Như thế mới "tăng" giá trị của quyển kinh lên...
Bác nói đúng, xem chữ Hoa thấy nghĩa sâu sắc hơn. Nếu xem được tiếng hoa thì hiểu ý thâm sâu nhất
Hoan hỷ !! Hoan hỷ !!
Xem người ta rồi nhìn lại cái xóm mình ...đâm heo, thuốc chó, nhậu quậy tá lả...Mở miệng là chửi thề...Đệ mà làm thủ tướng, thằng nào nhậu quậy là bắt trói ráo, cạo đầu, giam lại , cho ăn gạo lứt muối mè 49 ngày rồi thả ... hihi...

Hihi...bởi vậy huynh đâu làm được thủ tướng...hihi... khi tâm người ta không hoan hỉ thì có bắt nhốt cho ăn GLMM bao lâu cũng vậy thôi. Tâm đâu có chuyển. Giống như trợ niệm cho người lâm chung ấy. Khi trợ niệm mà người mất tâm không hoan hỉ hướng về Đức Phật thì trợ niệm bao nhiêu cũng chẳng có được sắc tướng đẹp
Nếu bác có thời gian vô diễn đàn HBS có nhiều bài các bạn sưu tầm về hay lắm hoặc bác đăng ký thành viên đi , thích thì đăng đàn ý kiến cho vui. smile.gif
huynhdoan2000

Ở chùa Từ Ân (chùa người Hoa) , quận 11 , đường Hùng Vương Q11, đi từ hướng An Đông, gần tới Cây Gõ, bên tay phải

Chào cô DH...
Không biết mấy thầy ở chùa nầy nói tiếng Tàu hay tiếng Việt ??

DH đã chuyển sách về d/c huynh cho rồi. Mai sách mới đến. Cuốn kinh Địa tạng một cuốn nhưng gộp 3 bộ lại. DH gởi 4 cuốn sách và một cuốn Kinh Địa tạng và 3 đĩa mp3

Cám ơn cô ...Chừng nào nhận được đệ sẽ báo cáo...

khi tâm người ta không hoan hỉ thì có bắt nhốt cho ăn GLMM bao lâu cũng vậy thôi. Tâm đâu có chuyển.

Quả thật , trong mỗi con người chúng ta có cái tâm CHẤP dữ dội !!! Chỉ biết mình là đúng...Không muốn nghe ai khác khuyên bảo...Biết sao bây giờ !! Bởi vậy khi xưa bà Mạnh Mẫu hiểu đạo lý nầy...Bà dọn nhà về ở kế trường học...Kết quả , Mạnh Tử con của bà...bắt chước học hành...

Giống như trợ niệm cho người lâm chung ấy. Khi trợ niệm mà người mất tâm không hoan hỉ hướng về Đức Phật thì trợ niệm bao nhiêu cũng chẳng có được sắc tướng đẹp


Về điều nầy thì cô đừng lo !!! Chẳng cần biết cái khứa sắp chết có chú ý hay không...chỉ cần khứa ta "nghe" được một câu danh hiệu Phật hay Bồ tát là...cũng có lý lắm rồi...
Đức Phật dạy Sanh, Lão, Bệnh, Tử...là những cái khổ của con người. Khi sắp chết mà có người ở bên trợ niệm...là biết người đó đã có duyên lành...
DIEUHANG
Không biết mấy thầy ở chùa nầy nói tiếng Tàu hay tiếng Việt ??
Nghe bảo là họ người tàu( Việt gốc hoa) nhưng vẫn nói tiếng việt. Ngôi chùa đó chỉ thờ ngài Địa Tạng ở chánh điện thôi. DH cũng không biết rõ vì nhờ anh bạn đạo hữu đi mua giùm (anh này về kinh sách thì rành lắm mà lại thông thạo 2 thứ tiếng Hoa & Anh nên dễ dàng hơn)
Về điều nầy thì cô đừng lo !!! Chẳng cần biết cái khứa sắp chết có chú ý hay không...chỉ cần khứa ta "nghe" được một câu danh hiệu Phật hay Bồ tát là...cũng có lý lắm rồi...
Đức Phật dạy Sanh, Lão, Bệnh, Tử...là những cái khổ của con người. Khi sắp chết mà có người ở bên trợ niệm...là biết người đó đã có duyên lành...

OK với bác smile.gif
huynhdoan2000

Nghe bảo là họ người tàu( Việt gốc hoa) nhưng vẫn nói tiếng việt


Đỡ khổ !! Tiếng Việt thì đệ rành ...Tiếng Tàu thì...xí xô xí xào chả nghe được gì cả....

Ngôi chùa đó chỉ thờ ngài Địa Tạng ở chánh điện thôi.

Hay quá !!! Có dịp, đệ sẽ lên viếng chùa, đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng...

DH cũng không biết rõ vì nhờ anh bạn đạo hữu đi mua giùm (anh này về kinh sách thì rành lắm mà lại thông thạo 2 thứ tiếng Hoa & Anh nên dễ dàng hơn)

Cô DH ôi, cuốn kinh Địa Tạng đó giá bao nhiêu vậy ?? Người bạn đạo hữu mà cô nói...có ăn GLMM không ?? Sao mà giỏi thế nhỉ ??


DIEUHANG
Cô DH ôi, cuốn kinh Địa Tạng đó giá bao nhiêu vậy ?? Người bạn đạo hữu mà cô nói...có ăn GLMM không ?? Sao mà giỏi thế nhỉ ??
Cuốn Kinh đó giá chỉ 50k thôi. Anh bạn đạo hữu là thành viên HBS có nick là Quảng Chánh ở MN. Tâm đạo rất cao và chỉ một con đường là Tịnh độ. Anh này làm việc trong môi trường tiếng anh nhưng tiếng Hoa rất uyên thâm, nên nếu bác muốn trao đổi thêm về kinh sách, nghĩa kinh bằng hán viet thì có thể trao đổi, anh ấy rất nhiệt tình. Nhất là trao đổi về vấn đề Phật pháp. DH nhiều khi bí tiếng Hoa lập tức lên mạng chat tim anh ấy cầu cứu. Anh ta đang chuẩn bị ăn TD nhưng không phải trị bệnh mà ăn để bảo vệ sức khỏe. smile.gif
huynhdoan2000

Cuốn Kinh đó giá chỉ 50k thôi. Anh bạn đạo hữu là thành viên HBS có nick là Quảng Chánh ở MN. Tâm đạo rất cao và chỉ một con đường là Tịnh độ.


Chào cô DH...

Chúng ta sinh trong thời mạt pháp...thân thì bệnh, tâm thì u mê, ham ăn hốt uống, lòng dục lẫy lừng!!!....Ngó tới ngó lui chỉ có niệm Phật là mặc may được cứu .....Ai không có con, nên xin con nuôi dặn dò nó..."Tao mà tắt thở , mầy nhớ kê vô lỗ tai tao mà la lớn lên Nam Mô A Đ Đà Phật nhé !! "

Cô DH ôi...

Người tu Tịnh Độ nương nhờ Phật lực , giống như nhờ ghe tàu mà không bị chìm...
Nhưng trạng thái "hoát nhiên đại ngộ" thì người tu thiền Minh Sát sẽ đạt được trong cõi đời nầy...Pháp niệm hơi thở sẽ giúp ta..."phát hiện" ra ..."con người thực sự của ta "....Một trạng thái khó tả ....

Không biết có phải vậy không ????

Anh này làm việc trong môi trường tiếng anh nhưng tiếng Hoa rất uyên thâm, nên nếu bác muốn trao đổi thêm về kinh sách, nghĩa kinh bằng hán viet thì có thể trao đổi, anh ấy rất nhiệt tình. Nhất là trao đổi về vấn đề Phật pháp.


Hoan hỷ !! Hoan hỷ !! Phải mời sư huynh nầy gia nhập ban phiên dịch Đại tạng kinh...

Anh ta đang chuẩn bị ăn TD nhưng không phải trị bệnh mà ăn để bảo vệ sức khỏe. smile.gif

haha...thì ngoài mặt nói như vậy chứ...bệnh thấy bà...Chả có ai ăn chay mà " khỏe" cả !!!

Bây giờ trong tiệm sách bán sách dạy nấu đồ chay dữ lắm !!! Đúng là hiểm họa !! Toàn là Âm ...
huynhdoan2000
Cô DH kính...
Đệ đã nhận được "pháp thí" của cô rồi...Cám ơn cô nhiều...
Cuốn kinh Địa Tạng nhỏ gọn, đẹp...Chữ kinh nghiêm trang...
Cuốn kinh ở trong nhà đệ...vậy là nhà đệ đã có Chủ Mạng Quĩ Vương phò trì rồi !!!
DIEUHANG
Người tu Tịnh Độ nương nhờ Phật lực , giống như nhờ ghe tàu mà không bị chìm...
Nhưng trạng thái "hoát nhiên đại ngộ" thì người tu thiền Minh Sát sẽ đạt được trong cõi đời nầy...Pháp niệm hơi thở sẽ giúp ta..."phát hiện" ra ..."con người thực sự của ta "....Một trạng thái khó tả ....

Xin trích cho bác xem trả lời của DIEUAMUCCHAU:

Hỏi số 83:
Tu Thiền là bước đi thẳng, còn tu Tịnh độ mới chỉ về Tây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi mà chỉ được sống lâu, ở đó phải tu tiếp thì mới được giải thoát thật sự. Có phải vậy không?


Trả lời:
Hôm trước bàn về vấn đề "Tu Tịnh lâu năm". Hôm nay bàn đến chuyện "Tu Thiền là bước đi thẳng" và "vềTây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi".

Xin thành thực nói rằng, câu nói "Thiền là bước đi thẳng" thì đúng mà ở đây người nói có lẽ đã hiểu sai! Còn câu nói: "vềTây Phương, đến đó chưa phải thoát luân hồi" thật là quá tệ hại, quá sai lầm, quá tội lỗi!...

"Thiền là bước đi thẳng" đúng vì đường tu nào cũng có thể gọi là tu thẳng cả, chứ không phải chỉ tu Thiền mới thẳng còn cách tu khác là quẹo. Nhưng vấn đề là "Thẳng tới đâu?". Nếu đặt mục tiêu chính xác thì thẳng tới chỗ thành tựu chánh đạo, mục tiêu sai lạc thì thẳng vào cảnh giới tối tăm! Tu theo Liễu giáo thì thẳng tới chỗ giải thoát viên mãn, tu theo Bất liễu giáo thì thẳng tới cảnh mông lung vô định hướng! Xui xẻo hơn nữa, có rất nhiều người tu hành đã chọn lầm mục tiêu, bước thẳng vào đường tà đạo, gây nhiều thiệt hại cho chúng sanh. Có người cứ tưởng rằng 3 cõi thiện trong lục đạo là tốt, thành ra đời đời kiếp kiếp phải chịu tử sanh luân hồi. Thậm chí, có người mê muội suốt đời cứ mãi tạo nhân điạ ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì tu hành dù có ra gì đi nữa cũng sẽ đi thẳng xuống địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh để thọ khổ mà thôi!

Cho nên, tu pháp nào cũng thẳng cả, nhưng phải tự hỏi lại chính mình rằng, liệu có đủ trí huệ để nhận rõ mục tiêu tối hậu một cách chính xác chưa? Nếu trí huệ chưa có, mê mê muội muội chưa rõ đâu là đâu thì mau mau trở về với lời Phật dạy, y giáo phụng hành, nhất định phải lấy kinh Phật làm tiêu chuẩn, chớ ly một ý, một từ thì mới mong thoát khỏi hiểm nạn của thời mạt pháp này. Phật dạy, pháp giới mông huân, nghĩa là rộng lớn vô tận, huyền ảo vô cùng, chúng sanh mê mờ như chúng ta khó lòng phân định. Nếu vội vã lấy cái suy nghĩ cạn cợt của mình cho là đúng, chấp vào đó rồi tự quyết định đường đi, thì tự mình lầm lũi bước thẳng vào nơi hiểm nạn vậy!

Tu hành có rất nhiều tầng cấp, mỗi tầng cấp cần phải có phương pháp, phương tiện, nhu cầu, trí huệ, căn cơ... khác nhau. Đức Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật để lại cho chúng sanh 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập, pháp nào cũng vi diệu để đối trị với phiền não, nghiệp chướng. Nếu là tiểu tu thì có cách đi thẳng của tiểu tu, đại tu có cách đi thẳng của đại tu. Viên tu có cách đi thẳng của Viên tu. Nhất định mỗi bậc thành tựu đều có nhu cầu riêng, đòi hỏi những năng lực khác nhau.

Chính vì thế, nói rằng đi thẳng thì cách tu nào cũng có thể gọi là đi thẳng cả.. Nhưng khi nói đi thẳng tới đâu thì lại là vấn đề khác, càng cao càng khó hơn, càng vi tế hơn! Cách đi thẳng của người tiểu tu thì đối với người đại tu có thể chỉ là bước đi lòng vòng. Cách đi thẳng của người đại tu, đối với người viên tu chưa chắc sẽ được đánh giá cao!...

Ví dụ, có người nghĩ rằng con người là nhất, họ chỉ muốn tu sao cho được làm người là đủ. Cách tu này tốt, nhưng đối với người muốn sanh lên Trời hưởng phước thì cách tu làm người trở nên quá nhỏ hẹp. Tu để lên một cảnh giới Trời thật sự khá tốt, nhưng đối với người muốn vượt ra khỏi tam giới lục đạo họ không thèm tới.. Vượt ra khỏi tam giới lục đạo gọi là thoát ly sanh tử luân hồi.

Thoát ly sanh tử luân hồi, cảnh giới này là một trong những cảnh chứng đắc trong pháp Phật, vượt qua khỏi hàng phàm phu, bắt đầu nhập vào 4 cảnh giới cuả A-la-hán.


Tuy nhiên, thoát ly sanh tử luân hồi vẫn còn có những cảnh giới cao hơn nữa. Có rất nhiều người còn nhầm lẫn rằng vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi là cảnh giới cao nhất, tốt nhất, là thành Phật. Điều này hoàn toàn sai lầm! Chứ thật ra, vượt qua tam giới chỉ mới là "Vị bất thối" mà thôi, còn có "Hạnh bất thối", "Niệm bất thối" nữa. Mỗi bậc sau cao hơn bậc trước.

Vị bất thối là cảnh giới chứng đắc của Nhị thừa, mới phá được kiến-tư phiền não, vượt qua cảnh giới phàm phu, chứng vào 4 cảnh giới A-la-hán. Hạnh bất thối thì phá thêm được trần sa hoặc, vượt qua cảnh giới Nhị Thừa, cao hơn cảnh giới cuả các vị A-la-hán cuả Nhị thừa. Còn Niệm bất thối thì bắt đầu phá được từng phẩm Vô minh chứng từng phần pháp thân của các vị Pháp thân đại sĩ, từ Sơ Trụ Bồ tát trở lên, cao hơn các cảnh giới trước rất nhiều..

Trong khi đó, một người vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc, đều chứng được tam bất thối, tức là, Vị bất thối, Hạnh bất thối, Niệm bất thối họ đều được chứng đắc cả. Không những thế, mà trong kinh Phật, cũng nhu các luận của chư Tổ đều nói rằng, người vãng sanh Cực-lạc, dẫu cho hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng được "Viên chứng tam bất thối". Nghĩa là, Kiến tư hoặc, trần sa hoặc đã được sạch, và vô minh hoặc không phải chỉ đoạn một hai phẩm, mà đoạn được tới 36, 37 phẩm, và năng lực của họ ngang bằng với Thất Địa, Bát Địa bồ tát ở cõi Hoa Nghiêm. (Xin xem thêm giảng ký của HT Tịnh Không & xem kỹ kinh Vô lượng Thọ).

Ấy thế, nhiều người không hiểu cảnh giới, chưa nghiên cứu kỹ kinh điển của Phật, đụng đâu nghe đó, dám mạnh dạn nói rằng về tới cảnh giới Tây-phương vẩn còn trong sanh tử luân hồi! Một câu nói hoàn toàn tráí ngược với lời Phật dạy. Nếu không cẩn thận, đem ý tưởng này hướng dẫn, truyền rộng cho người khác thì tội này thuộc loại phỉ báng Phật pháp, vô cùng nghiêm trọng! Xin thành tâm khuyên rằng, hãy mau mau sám hối gấp. Vì không biết, lỡ nói sai thì thành tâm sám hối sẽ gỡ được tội rất nhiều.


Còn nếu cố chấp, không chịu sửa sai, thì cũng đành tùy duyên thôi! Tội ai nấy lo.. Gặp nhau trong đời này, dù dưới hình thức nào thì giữa chúng ta cũng có duyên với nhau. Có duyên thì cố gắng khuyên, nhiều lắm cũng chỉ là dám mạnh lời khuyên nhắc nhau thôi. Khuyên rằng, phải tự thương lấy tương lai của mình, phải cố tránh những bước chân đi thẳng vào cảnh đọa lạc, khổ đau, tối tăm nhiều kiếp. Đừng nên để cái tội này trở nên quá lớn, quá nặng. Lúc đó, dù cho, giả như chư Phật 10 phương muốn xuống cứu cũng cứu không nổi. Xin chớ xem thường!
Trên cảnh giới Tây phương có 4 độ là: Phàm Thánh Đồng Cư độ, Phương Tiện Hữu Dư độ, Thực Báo Trang Nghiêm độ, Thường Tịch Quang Tịnh độ.

Phàm phu như chúng ta sanh về Tịnh độ ở cảnh Phàm Thánh Đồng cư. Các vị A-la-hán đã vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi, các Ngài niệm Phật cầu vãng sanh về Tây phương thì được sanh ở Phương Tiện Hữu Dư độ. Như vậy tại sao có người lại nói sanh về Tây Phương còn sanh tử luân hồi? Chẳng lẽ các Ngài A-la-hán đã thoát luân hồi lại ngày đêm niệm Phật cầu đi đến chỗ chết đi sống lại, sanh tử luân hồi nữa sao?

Các vị Pháp thân đại sĩ ở cõi Hoa Nghiêm, cao hơn A-la-hán của Nhị thừa rất nhiều, họ có thể hiện thân Phật ở các quốc độ để giáo hóa cứu độ chúng sanh, cũng được đức Bồ tát Phổ Hiền dạy 10 đại nguyện vương để cầu sanh về Tây phương, hầu trọn thành Phật đạo, các Ngài được sanh về cảnh Thực Báo Trang Nghiêm độ. Pháp thân đại sĩ mà còn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, thi hàng chúng sanh phàm phu sao dám nói lời sai trái với kinh Phật.

Nói lời sai là tạo khẩu nghiệp. Nếu khẩu nghiệp này mà trái nghịch Pháp Phật thì trở thành lời đại vọng ngữ, phỉ báng pháp Phật . Xin nhớ cho, tội phỉ báng Phật pháp thuộc về "Ngũ vô gián tội", nghĩa là 5 tội bị đọa vào điạ ngục A-tỳ, thuộc Vô gián điạ ngục, vô cùng kinh khủng!

Phỉ báng pháp Phật là ý nghiệp. Ý tưởng không thuận theo pháp của Phật, không y giáo phụng hành, đây thuộc về tâm cuồng ngạo, dẫn đến tội bất kính, bất kính thuộc về thân nghiệp. Từ một điểm sơ suất là lời nói thôi, mà 3 nghiệp thân khẩu ý đã sai phạm cả rồi! Tu hành là bước đi thẳng, đi thẳng vào chỗ sai để sửa. Sao không bắt đầu ngay chỗ này mà sửa liền đi?!...

Chúng sanh ai mà không mê mờ! Nếu nhận rõ, chính ta cũng là một chúng sanh thì cũng bị mê mờ! Vì mê mờ nên tạo nghiệp. Tạo nghiệp nên phải tu để chuyển nghiệp, tiêu nghiệp, phá nghiệp. Tu hành là bước đi thẳng tới chỗ phá nghiệp. Thì sám hối lỗi lầm kịp thời không phải là một bước tu thẳng đó sao?

Vậy thì, xin khuyên lần nữa rằng, những ai lỡ nói Phật pháp mà sai với chánh pháp của Phật, hãy mau mau sám hối. Thanh tâm sám hối, kiệt thành sám hối, chắc rằng vẫn còn kịp để chuộc tội. (Đây là lời chân thành, xây dựng nhau, vì thấy quả báo quá nguy hiểm nên nhắc nhở, nhấn mạnh nhiều lần chứ không dám có vọng ý gì khác!).


Đức Thích-Ca Mâu-ni xuống trần lập đạo để cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi, Ngài dạy chúng sanh phải cầu vãng sanh Tây phương để sớm thành tựu đạo quả, có bao giờ Ngài lại bày cho chúng sanh đi tới chỗ sanh tủ luân hồi dẻ chịu khổ!

Vậy thì sao không sớm quay đầu niệm A-di-đà Phật, cầu vãng sanh Tịnh-độ? Vãng sanh Tịnh-độ thì viên mãn ba bậc không thối chuyển. Đây là nhờ đại nguyện của đức Phật A-di-đà gia trì, chúng sanh nhờ công đức cuả Ngài ban tặng mà một đời thành đạo vô thượng. Há không hay hơn sao?

DIEUHANG
Bác Huynhdoan ơi! gởi cho bác đường link này : http://tinhtong.com/
huynhdoan2000
Thoát ly sanh tử luân hồi, cảnh giới này là một trong những cảnh chứng đắc trong pháp Phật, vượt qua khỏi hàng phàm phu, bắt đầu nhập vào 4 cảnh giới cuả A-la-hán.


Tuy nhiên, thoát ly sanh tử luân hồi vẫn còn có những cảnh giới cao hơn nữa. Có rất nhiều người còn nhầm lẫn rằng vượt qua tam giới, thoát ly sanh tử luân hồi là cảnh giới cao nhất, tốt nhất, là thành Phật. Điều này hoàn toàn sai lầm! Chứ thật ra, vượt qua tam giới chỉ mới là "Vị bất thối" mà thôi, còn có "Hạnh bất thối", "Niệm bất thối" nữa. Mỗi bậc sau cao hơn bậc trước.


À, thì ra là vậy !! Thoát ly sinh tử luân hồi chỉ mới là điểm đầu tiên...
Cô DH ôi, niệm Phật thì thấy dễ, nhưng niệm để cho được sanh về Tây Phương Cực lạc là không phải dễ !!
Mặc dù vậy, có lời huyền ký rằng..."Chúng sanh thời mạt pháp chỉ còn nương pháp niệm Phật mà được độ thoát "...
hanoixuan
Vài ngày rồi bận quá không ghé qua thăm topic, hôm nay đọc nhiều thông tin vui lắm smile.gif

@Diệu Hằng ơi: Cảm ơn bạn đã gửi bài trả lời của cư sĩ Diệu Âm - rất ngắn gọn, cụ thể và dễ hiểu smile.gif Cảm ơn cả link trang web bạn gửi nữa nhé !

@huynhdoan2000 thân mến ơi ! chẳng có gì khó, chẳng có gì dễ. Tất cả là tự do tâm ta mà thôi.

Lời của Pháp Nhiên Thượng Nhân dậy rất rõ ràng:

"Tất cả căn cơ cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật để vãng sinh. Cái thân hiện nay do túc nghiệp đời trước mà có, nên trong đời này không thể thay đổi. Như người nữ mà muốn đổi thành người nam trong đời này thì không thể được.
Cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật. Người trí thì lấy trí mà niệm Phật vãng sinh. Người ngu thì dùng ngu mà niệm Phật vãng sinh. Có đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Không đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Người có tà kiến cũng niệm Phật vãng sinh.
Hàng phú quý, hạng bần cùng, người tham lam, kẻ tánh nóng, bậc có từ bi, hạng không có từ bi, do BỔN NGUYỆN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ, hễ niệm Phật thì đều được vãng sinh
(trích Niệm Phật Tông Yếu - Pháp Nhiên Thượng Nhân).

Chúc tất cả một năm mới vạn sự cát tường, tu học tinh tấn sớm đạt giác ngộ smile.gif

Nam Mô A Di Đà Phật

DIEUHANG
Cô DH ôi, niệm Phật thì thấy dễ, nhưng niệm để cho được sanh về Tây Phương Cực lạc là không phải dễ !!
DH tâm đắc nhất ý của HNX:''chẳng có gì khó, chẳng có gì dễ. Tất cả là tự do tâm ta mà thôi''.
Đúng vậy bác HD ơi!
Cách đây chưa đầy 1 năm DH còn chưa hiểu gì về Phật pháp không hề biết Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập. DH cứ tưởng là tu thì có bao nhiêu kinh đọc cho hết và thiền cho nhiều . Nay mới hiểu có Phật pháp có nhiều pháp môn và người tu nên chọn một pháp môn. Có 3 pháp môn phổ biến nhất là thiền, tịnh, mật thì DH thấy pháp môn niệm Phật là hợp với căn cơ của mình nhất. Lúc đầu chọn thì chọn nhưng nghĩ đến vãng sanh thấy xa vời vợi... nhưng khi gia nhập HBS rồi thấy các trường hợp do trợ niệm thành tâm mà đã đưa được nhiều người vãng sanh với hảo tướng đẹp nên DH giờ rất tin tưởng không còn mảy may nghi ngờ nữa, một tý cũng cũng không luôn. Bác cứ hàng ngày niệm Phật và nhớ một điều quan trọng là nhớ phát nguyện vãng sanh tây phương cực lạc , nếu bác đạt được nhất tâm bất loạn để tự tại vãng sanh thì nhất rồi.Nhưng mấy ai được như vậy. Chưa nhất tâm nhưng khi lâm chung nhớ niệm 10 câu là ta cũng tự tại vãng sanh rồi. Nhưng phải ít có oan gia trái chủ thì ta mới nhớ niệm Phật. Con người mình sinh ra ở thời mạt pháp này hầu như phước mỏng nghiệp dày, oan gia trái chủ nhiều...nên chỉ hy vọng vào trợ niệm. Phải nói trợ niệm rất quan trọng. Lúc lâm chung có người hộ niệm ở bên khuyên ta nhớ niệm Phật và ta cùng mọi người niệm Phật thì chắc chắn vãng sanh, theo lời nguyện thứ 18 của đức A DI ĐÀ.
Lúc lâm chung là lúc quan trọng nhất của đời người vì khi cận tử nghiệp đến oan gia trái chủ nhiều đời nhiếu kiếp sẽ kéo đến đòi nợ , Họ sẽ làm cho người đó mê man, không nhớ tới câu niệm Phật.
Bác muốn giải kết oán với họ thì hàng ngày niệm Phật tối về hồi hướng công đức đó cho oan gia trái chủ cầu cho họ được vãng sanh. Phóng sinh và hồi hướng công đức phóng sanh cho oan gia trái chủ hay làm những việc thiện lành thì nhớ hồi hướng cho họ để họ sẽ hướng về đức Phật mà không theo báo oán ta nữa.
Gởi bác bài trả lời của cư sĩ Diệu Âm nhé:
Đây là một câu hỏi về trợ niệm vãng sanh nhưng dài quá DH xin không trích ra mà chỉ trích phần trả lời
Trả lời của cư sĩ Diệu Âm:
Điểm chính yếu để một người được Vãng Sanh về Tây Phương Cực Lạc chính là Tín-Nguyện-Hạnh đầy đủ. Một người giữ vững ba điểm này cho đến giây phút cuối cùng thì sẽ được như nguyện. Trong kinh A-Di-Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, v.v... nói đến thật rõ ràng. Xin tự xem kinh lấy.



Một khi người được Vãng Sanh thì sau khi ra đi thường thường để lại những hảo tướng, nghĩa là thoại tướng rất tốt, như: thân xác mềm mại, nét mặt vui tươi, sắc diện hồng, đôi lúc có hương, có quang minh, có hoa nở, có chim tụ lại. Có người biết trước ngày giờ xả bỏ báo thân, có người báo cho biết là A-Di-Đà Phật cùng Thánh chúng đã đến tiếp dẫn họ, v.v...



Những thoại tướng này có lúc nhiều, có lúc ít, có người có hầu như đầy đủ, có người rất khó phân biệt. Sở dĩ khác nhau là do phẩm vị Vãng Sanh khác nhau.



Trong một giảng ký của HT Tịnh Không, Ngài nói rằng: người Vãng Sanh Thượng Phẩm nhiều khi họ biết trước 2-3 năm trước, họ xác định được ngày giờ Vãng Sanh một cách chính xác. Rất nhiều vị Tổ Niệm Phật họ ra đi giống như sự biểu diễn, nhiều lắm. Xin xem trong các sách về Tịnh Độ để lại. Đúng sự thật chứ không ai nói thêm để phải mang tội "Vọng ngữ đâu".



Ông Cô-Lô-Giang vào khoảng thập niên 40 thế kỷ 20 đứng Vãng Sanh 3 ngày mới hạ xuống để lo hậu sự. Cụ Hạ Liên Cư cũng đứng Vãng Sanh, ông Trịnh Tích Tân ngồi Vãng Sanh. Mới đây Thượng tọa Thiện Xuân (Chùa Hồng Liên) kể lại chuyện Vãng Sanh của HT sư phụ thầy trước khi Vãng Sanh còn thuyết pháp, dặn dò đệ tử, xong ngồi Vãng Sanh. Nhiều lắm, không phải ít đâu. Chỉ vì mình phước mỏng quá không thấy đó thôi.



Những người Vãng Sanh trung phẩm có thể biết trước ngày giờ từ mấy tháng cho đến hơn một năm. Có người biết trước một vài tuần .



Nhưng, nên nhớ, biết trước ngày giờ chết cũng không hẳn là được Vãng Sanh Tịnh Độ. Những người Vãng Sanh là người phải biết Niệm Phật cầu Vãng Sanh, nếu biết trước được ngày ra đi nữa thì rất tốt.



Cho nên, người biết trước ngày giờ chết chưa chắc sẽ Vãng Sanh về tới Tây Phương Cực Lạc. Hai sự việc này khác nhau.





Ra đi an lành là do công phu tu tập, tinh thần thanh tịnh, nghiệp chướng nhẹ, phước đức tăng trưởng. Còn Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc là do Tín-Nguyện-Hạnh. Hai cách tu khác nhau. (Chuyện này đã bàn quá nhiều rồi).



Người Vãng Sanh các phẩm hạ không được tự tại như vậy đâu! Trong kinh Vô Lượng Thọ nói, "...mộng kiến bỉ Phật diệc đắc Vãng Sanh". Nghĩa là, tự họ thấy trong những lúc mê mê, không đủ sức khai báo với mọi người, nhưng vì Tín Tâm vững vàng, Nguyện tha thiết họ vẫn được Vãng Sanh.



Chư Tổ Sư đều là chư Phật Bồ-tát thị hiện, lời nói của các Ngài chắc chắn có giá trị. Xin chớ hoang mang!



Tuy nhiên, nếu được Vãng Sanh trong thời gian Hộ Niệm thì hầu như đều được mềm maị, tươi hồng, nhìn nét mặt rất vui vẻ, an nhiên. Còn được siêu sanh về Cực Lạc sau thời gian đó thì làm sao biết được? Chắc chắc cũng có, nhưng không bảo đảm, khó kiểm chứng hơn.



Một cuốn sách tên là, "Những điều cần biết lúc lâm chung" của Phật giáo Đài loan phát hành có nói rất rõ những điểm này. Các vị viết ra toàn chư vị Tổ Sư, người có đức cao trọng vọng, uy tín trong Phật giáo, nhất là Tịnh độ tông, đã nghiên cứu từ trong kinh điển, từ những kinh nghiệm đã Vãng Sanh. Rất cần thiết cho người học đạo như chúng ta.



Tập sách "Quy tắc trợ niệm lúc lâm chung và pháp ngữ khai thị", là phần trích ra từ cuốn sách đó. Hãy thử đọc kỹ càng đừng coi lướt nhé, toàn bộ là pháp ngữ của chư Tổ Sư. Các Ngài y kinh mà nói ra đó.



Người tin thì phải tin cho vững để cứu người cứu ta. Người nào không tin thì họ có quyền bỏ Hộ Niệm. Chớ nên lo lắng điều này! Tất cả đều tùy duyên của chúng sanh. Không ai có thể ép buộc được.



Người nào muốn chết thì cứ việc chờ chết! Ai muốn Vãng Sanh về với Phật A-Di-Đà thì lo niệm A-Di-Đà Phật cầu về Cực Lạc.



Chưa đủ, phải chuẩn bị sự Hộ Niệm thật cẩn thận, chớ nên lơ là.



Hãy thử so sánh mà quyết định:



-Một người chết trong mê mê mờ mờ, lo âu buồn bã!... So với người an nhiên, vui vẻ, tự tại ra đi. Ai hơn ai?

-Một người đi xong thì ác tướng hiện ra, sắc mặt hãi hùng... nhìn thấy phải phát sợ! So với người ra đi để lại thân tướng tươi hồng, nét mặt mỉm cười, tướng hảo bất khả tư nghì! Ai hơn ai?

-Một người khi chết xong thân xác cứng đơ, chẳng mấy chốc thì mùi tử khí bốc lên, phải tẩn liệm vào hòm gấp! So với người ra đi mà hương thơm thoang thoảng, hoa nở, chim kêu, để vậy Niệm Phật 3-4-5-6... ngày, càng niệm càng tươi, càng niệm càng đẹp, càng niệm càng có thêm điều hay lạ... Ai hơn ai?



Hầu hết đều nhờ công đức Hộ Niệm đó.



Xin hỏi, một người nhiều khi tu hành rất khó khăn, nhưng khi mãn đời liệu có được thoại tướng như vậy không? Hãy tìm hiểu cho thật kỹ để được sáng suốt hơn.



Ta được thành đạo hay không do chính ở quyết định ngày hôm nay vậy.
huynhdoan2000
Có 3 pháp môn phổ biến nhất là thiền, tịnh, mật thì DH thấy pháp môn niệm Phật là hợp với căn cơ của mình nhất. Lúc đầu chọn thì chọn nhưng nghĩ đến vãng sanh thấy xa vời vợi... nhưng khi gia nhập HBS rồi thấy các trường hợp do trợ niệm thành tâm mà đã đưa được nhiều người vãng sanh với hảo tướng đẹp nên DH giờ rất tin tưởng không còn mảy may nghi ngờ nữa, một tý cũng cũng không luôn.

Chào cô DH...
Chúc mừng cô đã thành tựu được điều thứ nhất là TÍN [ Tín, Nguyện, Hạnh]...
Cô có cơ may gặp được hảo tướng của người tu Tịnh độ lúc vãng sanh...Điều nầy đến già đến chết, cô cũng không quên...Thật đúng là nhân lành...Cô đã đặt được bước chân đầu tiên trên con đường về Tây phương....Sớm hay muộn gì cũng tới nơi...
Còn đệ thì...từ nào đến giờ...toàn là thấy người ta chết..."không ngọt" !!! Nên lúc nào cũng nghĩ...TỬ là khổ !!!
Cô DH ôi, cô gia nhập HBS ...khi có người trong hội sắp lâm chung...HBS sẽ thông báo và tổ chức cho hội viên đến đó trợ niệm hả ???

. Phải nói trợ niệm rất quan trọng. Lúc lâm chung có người hộ niệm ở bên khuyên ta nhớ niệm Phật và ta cùng mọi người niệm Phật thì chắc chắn vãng sanh,

Thật là xui rủi cho người nào bệnh nặng "bị" chở vô bệnh viện ??? Làm sao mà trợ niệm ?? Mấy cha bác sĩ đâu có chịu nghe niệm Phật ? Mấy ổng bảo ra ngoài hết, cho mấy ổng "mổ xẻ"...Ngẫm nghĩ lại...người ăn GLMM được năm bảy ngày rồi chết...Gia đình họ có thể "oán hận" kẻ bày mưu...nhưng xét cho kỹ thì đó là phước lành của người chết !! Họ chết với thân tâm thanh thản , chết trong Vô Song Nguyên Lý...

Phóng sinh và hồi hướng công đức phóng sanh cho oan gia trái chủ hay làm những việc thiện lành thì nhớ hồi hướng cho họ để họ sẽ hướng về đức Phật mà không theo báo oán ta nữa.


Than ôi, đệ đã không phóng sinh mà còn sát sinh nữa chứ ?? Hằng ngày làm cỏ, đốt cỏ,....biết bao nhiêu sinh mạng nhỏ bé bị thiêu rụi !!! Không biết làm sao nữa ??? Có pháp nào giải oan không ?? Cô ở TP thì..OK ! Chả có cần sát sanh con gì cả !! À, mà cô có đập muỗi không ??
huynhdoan2000
Tình cờ vô trang web Phật giáo có bài kinh "Pháp Diệt tận"....Trên tựa đề có ghi là..

Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh
Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ


Đệ mở quyển Mục lục Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh ra dò xem coi có trong đó không ??
Dò không ra !!
Đệ mở phần mềm CBReader 2007...Ghi số Vol [tức quyển] 13 và số 396 ở ô Sutra [tức kinh], rồi ấn "Tìm"....Kết quả chỉ thấy Q.13 và kinh từ số 397 trở đi...Không thấy 13 và 396...Đệ liền bỏ không ghi số 13 ở ô Vol...mà chỉ ghi số 396 ở ô Sutra...rồi "Tìm"...kết quả tìm được kinh Pháp diệt tận...nhưng mà là Vol 12 , Sutra 396....

Như vậy tựa đề ở trên ghi quyển 13 là Vol [nhưng phải sửa lại 12], còn ghi số 396 tức là kinh số 396, còn "hiệt 1118"...chắc là trang 1118...

Vừa đọc bản kinh tiếng Việt, vừa đọc chữ hán văn...nó "phê" gì đâu !!! Một công đôi việc !!

.........................................................

Phật Nói:
Kinh Pháp Diệt Tận
Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh
Đại Chánh Tạng Quyển 12 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành -Mỹ Quốc)
Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất lúc (kỳ khi) nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.
“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng , xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức , chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.
“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.
Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội h ết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.
“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.
“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.
«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .
«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi tr ục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm , kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến , giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.
«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét, ) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»
Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :
«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»
Đức Phật bảo :
«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»
Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
Hết
佛說法滅盡經
僧祐錄中失譯經人名今附宋錄
聞如是。一時佛在拘夷那竭國。如來三月當般涅槃。與諸比
及諸菩薩。無央數眾來詣[61]佛所稽首于[62]地。世尊寂靜默
所說光明不現。賢者阿難作禮白佛言。[63]世尊前後說法威光
獨顯。今大眾會光更不現。何故如此。[64]其必有故。願聞其
。佛默不應。如是至三佛告阿難。吾涅槃後法欲滅時。五逆
濁世魔道興盛。魔作沙門壞亂吾道。著俗衣裳樂好袈裟五色
服。飲酒噉肉殺生貪味。無有慈心更相憎嫉。時有菩薩辟支
漢。精進修德一切敬待。人所宗向教化平等。憐貧念老[1]鞠育窮厄。恒以經像令人奉事。作諸功德志性[2]恩善。不侵害
[3]捐身濟物。不自惜己忍辱仁和。設有是人。眾魔比丘咸共[
4]嫉之誹謗揚惡。擯黜驅遣不令得住。自共於後不修道德。寺
廟空荒無復修理轉就毀壞。但貪財物積聚不散不作福德。販
奴婢耕田種植。焚燒山林傷害眾生無有慈心。奴為比丘。婢
比丘尼。無有道德[5]婬妷濁亂男女不別。令道薄淡皆由斯輩
。或避縣官依倚吾道。求作沙門不修戒律。月半月盡[6]雖名[7
]誦戒。厭倦懈怠不欲聽聞。[8]抄略前後不肯盡說。經不誦習。設有讀者不識
句。為強言是。不諮明者貢高求名。虛顯雅步以為榮冀望人
養。眾魔比丘命終之後。精神當墮無[9]擇地獄。五逆罪中。
餓鬼畜生靡不經歷恒河沙劫。罪竟[10]乃出生在邊國無三寶處
法欲滅時女人精進恒作[11]功德。男子懈慢不用法語。眼見
門如視糞土無有信心。法將殄沒。登爾之時諸天泣淚。水旱
調五穀不熟。[12]疫氣流行死亡者眾。人民勤苦縣官[13]計剋
不順道理皆思樂亂。惡人轉多如海中沙。善者甚少若一若二。劫
盡[14]故日月轉[15]短人命轉[16]促。四十頭白。男子[*]婬妷精盡夭命。或壽六十。男子壽短女人壽長
七[17]八九十或至百歲。大水忽起卒至無期。世人不信故為有
常。眾生雜類[18]不問[19]豪賤。沒溺[20]浮漂魚鱉食噉。[21]時
菩薩辟支羅漢。眾魔驅逐不[22]預眾會。三乘入山福德之地。恬[23]怕自守以為欣快[24]壽命延
。諸[25]天衛護月光出世。得相遭值共興[26]吾道。五十二歲
首楞嚴經。般舟三昧。先化滅去。十二部經[27]尋後[28]復滅
盡不復現。不見文字。沙門袈裟自然變白。吾法滅時譬如油
。臨欲滅時光[29]明更盛。於是便滅。吾法滅時亦如燈滅。
此之後難可數說。如是[30]之後數千萬歲。彌勒當下世間作佛
。天下泰平毒氣消除。雨潤和適五穀滋茂。樹木長大人長八
。皆壽八萬四千歲。眾生得度不可稱計。賢者阿難作禮白佛
當何名斯經。[31]云何奉持。佛言。阿難。此經名為法滅盡
宣告一切宜令分別。功德無量不可稱計。四部弟子聞經悲慘
悵。皆發無上聖真道意。悉為佛作禮而去
.......................................................................

nếu phần Hán văn của máy các bác ra các ô vuông hay không ra chữ hán thì các bác phải cài font Arial Unicode MS nhé !!

huynhdoan2000
Đệ rất thích mấy câu thần chú của nhà Phật...Như ăn uống, tắm gội, đốt nhang, v.v...đều có câu thần chú để đọc...Lời văn hay quá !!! Lúc nào cũng cầu nguyện những việc tốt lành cho chúng sanh...
Khi xưa còn nhỏ ở trên núi Trà sư [ Châu đốc], chùa Bồng lai...[ Đệ lúc đó theo người chị đi thăm anh rễ làm cách mạng, ở trọ trong nhà chùa...], đệ tử có dịp được sư thầy cho thỉnh chuông để sư thầy cùng các đệ tử khác tụng kinh buổi sáng [ 4 giờ sáng]...Tiếng chuông đầu tiên vang lên trong không gian hùng vĩ của núi rừng...Tiếng chuông trầm hùng sâu lắng...Rồi một bài kệ đã được khơi lên trong trí của đệ...

Văn chung thanh , phiền não khinh...Trí huệ trưởng, Bồ đề sinh...
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh...Nguyện thành Phật độ chúng sinh...

Trong một sát na...tâm của đệ đã "hòa nhập" vào không gian của núi rừng, hòa quyện theo tiếng chuông...

................................................................................
...................

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu

Bảo hoa sơn, hoằng giới tỷ kheo Độc thể vựng tập (Độc thể, tỷ kheo hoằng truyền giới pháp, ở núi Bảo hoa, tập hợp)
(1) Tảo giác (sáng sớm thức dậy)
Thụy miên thỉ ngộ, đương nguyện chúng sanh, nhất thế trí giác, châu cố thập phương.
Ngủ nghỉ mới thức, nên nguyện chúng sanh, tất cả trí giác, nhìn khắp mười phương.
(2) Minh chung (đánh hồng chung)
Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác.
Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành chánh giác.
(3) Văn chung (nghe hồng chung)
Văn chung thanh, phiền não khinh, trí tuệ trưởng, bồ đề sanh, ly địa ngục, xuất hoả khanh, nguyện thành Phật, độ chúng sanh. Án già ra đế da sa ha (3 lần).
Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ, trí tuệ lớn, bồ đề sanh, thoát địa ngục, vượt hầm lửa, nguyện thành Phật, độ chúng sanh. Án già ra đế da sa ha (3 lần).
(4) Trước y (mặc y phục)
Nhược trước thượng y, đương nguyện chúng sanh, hoạch thắng thiện căn, chí pháp bỉ ngạn. Trước hạ quần thời, đương nguyện chúng sanh, phục chư thiện căn, cụ túc tàm quí. Chỉnh y thúc đới, đương nguyện chúng sanh, kiểm thúc thiện căn, bất linh tán thất.
Nếu mặc áo trên, nên nguyện chúng sanh, được thiện căn tốt, đến bờ bên kia. Nếu mặc quần dưới, nên nguyện chúng sanh, mặc các thiện căn, đầy đủ hổ thẹn. Sửa áo buộc dải, nên nguyện chúng sanh, kiểm buộc thiện căn, không để rơi mất.
(5) Hạ đơn (xuống đơn)
Tùng triêu dần đán trực chí mộ, nhất thế chúng sanh tự hồi hộ, nhược ư túc hạ táng kỳ hình, nguyện nhữ tức thời sanh tịnh độ. Án dật đế luật ni sa ha (3 lần).
Từ sáng giờ dần suốt đến tối, hết thảy chúng sanh tự tránh giữ, nếu rủi mất mạng dưới chân tôi, cầu nguyện tức thì sanh tịnh độ. Án dật đế luật ni sa ha (3 lần).
(6) Hành bộ bất thương trùng (bước đi không hại sâu bọ)
Nhược cử ư túc, đương nguyện chúng sanh, xuất sanh tử hải, cụ chúng thiện pháp. Án địa lị nhật lị sa ha (3 lần).
Cất bước chân lên, nên nguyện chúng sanh, vượt biển sanh tử, đủ mọi thiện pháp. Án địa lị nhật lị sa ha (3 lần).
(7) Xuất đường (ra khỏi nhà)
Tùng xá xuất thời, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Phật trí, vĩnh xuất tam giới.
Từ nhà đi ra, nên nguyện chúng sanh, vào sâu trí Phật, thoát hẳn ba cõi.
(8) Đăng xí (vào nhà xí)
Đại tiểu tiện thời, đương nguyện chúng sanh, khí tham sân si, quyên trừ tội pháp. Án ngận lỗ đà da sa ha.
Đại tiện tiểu tiện, nên nguyện chúng sanh, xả tham sân si, loại trừ tội lỗi. Án ngận lỗ đà da sa ha.
(9) Tẩy tịnh (rửa sạch)
Sự ngật tựu thủy, đương nguyện chúng sanh, xuất thế pháp trung, tốc tật nhi vãng. Án thất lị bà hê sa ha (3 lần).
Việc xong đến nước, nên nguyện chúng sanh, mau chóng đi đến, trong pháp xuất thế. Án thất lị bà hê sa ha (3 lần).
(10) Khử uế (khử bẩn)
Tẩy địch hình uế, đương nguyện chúng sanh, thanh tịnh điều nhu, tất cách vô cấu. Án hạ nẵng mật lật đế sa ha (3 lần).
Tẩy rửa mình bẩn, nên nguyện chúng sanh, thanh tịnh thuần hóa, tuyệt đối không dơ. Án hạ nẵng mật lật đế sa ha (3 lần).
(11) Tẩy thủ (rửa tay)
Dĩ thủy quán chưởng, đương nguyện chúng sanh, đắc thanh tịnh thủ, thọ trì Phật pháp. Án chủ ca ra da sa ha (3 lần).
Lấy nước rửa tay, nên nguyện chúng sanh, được tay thanh tịnh, nhận giữ Phật pháp. Án chủ ca ra da sa ha (3 lần).
(12) Tẩy diện (rửa mặt)
Dĩ thủy tẩy diện, đương nguyện chúng sanh, đắc tịnh pháp môn, vĩnh vô cấu nhiễm. Án lam sa ha (21 lần).
Lấy nước rửa mặt, nên nguyện chúng sanh, được pháp thanh tịnh, hết hẳn dơ bẩn. Án lam sa ha (21 lần).
(13) Ẩm thủy (uống nước)
Phật quan nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần).
Phật nhìn một bát nước, tám vạn tư vi sinh, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần).
(14) Ngũ y (pháp y 5 điều)
Thiện tai giải thoát phục, vô thượng phước điền y, ngã kim đảnh đới thọ, thế thế bất xả ly. Án tất đà da sa ha (3 lần).
Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời không rời bỏ. Án tất đà da sa ha (3 lần).
(15) Thất y (pháp y 7 điều)
Thiện tai giải thoát phục, vô thượng phước điền y, ngã kim đảnh đới thọ, thế thế thường đắc phi. Án độ ba độ ba sa ha (3 lần).
Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời thường khoác mặc. Án độ ba độ ba sa ha (3 lần).
(16) Đại y (pháp y lớn)
Thiện tai giải thoát phục, vô thượng phước điền y, phụng trì Như lai mạng, quảng độ chư chúng sanh. Án ma ha ca bà ba tra tất đế sa ha (3 lần).
Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, phụng hành lịnh Như lai, hóa độ cho tất cả. Án ma ha ca bà ba tra tất đế sa ha (3 lần).
Phụ lục.- Man y (pháp y không điều).
Đại tai giải thoát phục, vô tướng phước điền y, phi phụng như giới hạnh, quảng độ chư chúng sanh.
Lớn thay áo giải thoát, áo ruộng phước vô tướng, mặc kính đúng giới hạnh, hóa độ mọi chúng sanh.
(17) Ngọa cụ (đồ nằm)
Ngọa cụ ni sư đàn, trưởng dưỡng tâm miêu tánh, triển khai đăng thánh địa, phụng trì Như lai mạng. Án đàn ba đàn ba sa ha (3 lần).
Ngọa cụ ni sư đàn, nuôi lớn lúa tâm tánh, mở ra lên thánh địa, phụng hành lịnh Như lai. Án đàn ba đàn ba sa ha (3 lần).
(18) Đăng đạo tràng (lên đạo tràng)
Nhược đắc kiến Phật, đương nguyện chúng sanh, đắc vô ngại nhãn, kiến nhất thế Phật. Án a mật lật đế hồng phấn tra (3 lần).
Được nhìn thấy Phật, nên nguyện chúng sanh, được mắt vô ngại, thấy được chư Phật. Án a mật lật đế hồng phấn tra (3 lần).
(19) Tán Phật (ca tụng Phật)
Pháp vương vô thượng tôn, tam giới vô luân thất, thiên nhân chi đạo sư, tứ sanh chi từ phụ, ngã kim tạm qui y, năng diệt tam kỳ nghiệp, xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận.
Đấng Pháp vương vô thượng, ba cõi không ai bằng, Đạo sư của trời người, Từ phụ của tứ sanh, dẫu qui y chốc lát, cũng diệt nghiệp vô số, ca tụng hay tán thán, ức kiếp cũng không cùng.
(20) Lễ Phật (lạy Phật)
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật, thập phương thế giới diệc vô tỷ, thế gian sở hữu ngã tận kiến, nhất thế vô hữu như Phật giả.
Trên trời dưới trời không ai bằng, mười phương thế giới cũng không kịp, toàn thể thế giới con nhìn thấy, tất cả không ai được như Phật.
(21) Phổ lễ chân ngôn (chân ngôn đảnh lễ khắp cả)
Án phạ nhật ra hộc. (3 lần)
(22) Cúng tịnh bình (cúng bình sạch)
Thủ chấp tịnh bình, đương nguyện chúng sanh, nội ngoại vô cấu, tất linh quang khiết. Án thế già lỗ ca sất hàm sất sa ha (3 lần).
Tay cầm tiểnh bình, nên nguyện chúng sanh, trong ngoài không dơ, sạch sẽ tất cả. Án thế già lỗ ca sất hàm sất sa ha (3 lần).
(23) Đãng tịnh bình chân ngôn (chân ngôn súc tịnh bình)
Án lam sa ha (21 lần).
(24) Quán thủy chân ngôn (chân ngôn từ tịnh bình rót nước ra)
An phạ tất bát ra ma ni sa ha (3 lần).
Nẵng mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha, Án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, sa bà ha (3 lần).
(25) Thọ thực (thọ trai)
Nhược kiến không bát, đương nguyện chúng sanh, cứu cánh thanh tịnh, không vô phiền não.
Thấy Ứng khí trống, nên nguyện chúng sanh, cứu cánh thanh tịnh, trống không phiền não.
Nhược kiến mãn bát, đương nguyện chúng sanh, cụ túc thành mãn, nhất thế thiện pháp.
Thấy Ứng khí đầy, nên nguyện chúng sanh, chứa đựng đầy đủ, tất cả thiện pháp.
(26) Xuất sanh (xuất cho chúng sanh)
Pháp lực bất tư nghị, từ bi vô chướng ngại, thất lạp biến thập phương, phổ thí châu sa giới. Án độ lợi ích sa ha (niệm chú này 3 lần, mỗi lần gãy móng tay 1 cái).
Pháp lực khó nghĩ bàn, từ bi không chướng ngại, bảy hạt bủa mười phương, khắp cho cả pháp giới. Án độ lợi ích sa ha (niệm chú này 3 lần, mỗi lần gãy móng tay 1 cái).
Đại bằng kim sí điểu, khoáng dã quỉ thần chúng, la sát quỉ tử mẫu, cam lộ tất sung mãn. Án mục đế sa ha (niệm chú này 3 lần, mỗi lần gãy móng tay 1 cái).
Chim đại bằng cánh vàng, chúng quỉ thần đồng rộng, mẹ của quỉ la sát, cam lộ no đủ cả. Án mục đế sa ha (niệm chú này 3 lần, mỗi lần gãy móng tay 1 cái).
(27) Thị giả tống thực (thị giả đưa ăn)
Nhữ đẳng quỉ thần chúng, ngã kim thí nhữ cúng, thử thực biến thập phương, nhất thế quỉ thần cọng. Án mục lực lăng sa ha (3 lần).
Chúng quỉ thần các người, nay tôi cho cúng phẩm, cúng phẩm này khắp cả, quỉ thần cùng hưởng thụ. Án mục lực lăng sa ha (3 lần).
(Xướng tăng bạt)
Phật chế Tỷ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm.
Phật dạy Tỷ kheo, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng, nghe tiếng khánh, cùng chánh niệm.
(Ngày nay, ở đây, Tăng chúng cùng niệm "Nam mô A di đà phật").
(Chính thức thọ thực)
Chấp trì Ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần).
Cầm nắm Ứng khí, nên nguyện chúng sanh, trở thành pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần).
Nguyện đoạn nhất thế ác. Nguyện tu nhất thế thiện. Thệ độ nhất thế chúng sanh.
Nguyện đoạn tất cả điều ác. Nguyện tu tất cả điều lành. Nguyện độ tất cả chúng sanh.
Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. Nhị thỗn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng. Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. Ngũ vị thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực.
Một, xét kể công lao nhiều ít và ước lượng lý do của thực phẩm. Hai, nghĩ kỹ đức hạnh của mình đủ hay thiếu để ứng thọ sự cúng dường. Ba, đề phòng tâm lý, tránh những tội lỗi mà tham sân si vẫn là chủ yếu. Bốn, chính vì lấy thực phẩm làm dược phẩm tốt để trị liệu thân hình khô yếu. Năm, vì thành đạo nghiệp mà ứng thọ thực phẩm này.
(28) Kiết trai (kết thúc sự thọ trai)
(Nguyên chú.- Trước tụng chú Chuẩn đề, kế tụng bài kệ dưới đây.)
Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị lạc cố thí, hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện, cụ chư Phật pháp.
Gọi là bố thí, tất được ích lợi ; vui thích bố thí, sau được an vui. Thọ thực hoàn tất, nên nguyện chúng sanh, việc làm hoàn tất, đủ mọi Phật pháp.
(29) Tẩy bát (rửa ứng khí)
Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên cam lộ vị, thí dữ chư quỉ thần, tất giai hoạch bảo mãn. Án ma hưu ra tất sa ha (3 lần).
Nước rửa Ứng khí, như nước Cam lộ, đem cho quỉ thần, được no đủ cả. Án ma hưu ra tất sa ha (3 lần).
(30) Triển bát (mở ứng khí)
Như lai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cọng nhất thế chúng, đẳng tam luân không tịch. Án tư ma ma ni sa ha (3 lần).
Ứng khí của Như lai, nay con được mở ra, nguyện cùng với mọi người, ba luân đều vắng lặng. Án tư ma ma ni sa ha (3 lần)
(31) Thọ sấn (nhận đồ cúng dường)
Tài pháp nhị thí, đẳng vô sai biệt, đàn ba la mật, cụ túc viên mãn.
Tài thí pháp thí, bình đẳng không khác, làm cho thí độ, đầy đủ trọn vẹn.
(32) Thủ dương chi (lấy tăm dương chi)
Thủ chấp dương chi, đương nguyện chúng sanh, giai đắc diệu pháp, cứu cánh thanh tịnh. Án tát ba phạ thuật đáp, tát rị ba, đáp rị ma, tát ba phạ thuật đát khoánh. Án lam sa ha (chú Tịnh pháp giới "Án lam sa ha" đọc 21 lần).
Cầm tăm dương chi, nên nguyện chúng sanh, cùng được diệu pháp, cứu cánh thanh tịnh. Án tát ba phạ thuật đáp, tát rị ba, đáp rị ma, tát ba phạ thuật đát khoánh. Án lam sa ha (chú Tịnh pháp giới "Án lam sa ha" đọc 21 lần).
(33) Tước dương chi (nhấm tăm dương chi)
Tước dương chi thời, đương nguyện chúng sanh, kỳ tâm điều tịnh, phệ chư phiền não. Án a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần).
Nhấm tăm dương chi, nên nguyện chúng sanh, tâm tính thuần hóa, cắn nát phiền não. Án a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần).
(34) Sấu khẩu (súc miệng)
Sấu khẩu liên tâm tịnh, vẫn thủy bách hoa hương, tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương. Án hám án hãn sa ha (3 lần).
Súc miệng lòng sạch luôn, miệng thơm mùi trăm hoa, ba nghiệp thường trong sạch, cùng Phật sinh Tây phương. Án hám án hãn sa ha (3 lần).
(35) Xuất tích trượng (lấy tích trượng)
Chấp trì tích trượng, đương nguyện chúng sanh, thiết đại thí hội, thị như thật đạo. Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ bát nanh, hồng phấn tra (3 lần).
Cầm nắm tích trượng, nên nguyện chúng sanh, thiết hội đại thí, chỉ đường như thật. Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ bát nanh, hồng phấn tra (3 lần).
(36) Phu đơn tọa thiền (bày đơn ngồi thiền)
Nhược phu sàng tọa, đương nguyện chúng sanh, khai phu thiện pháp, kiến chân thật tướng. Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh, tọa bồ đề tòa, tâm vô sở trước. Án phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần).
Bày giường ghế ra, nên nguyện chúng sanh, mở bày thiện pháp, thấy được thật tướng. Thẳng mình ngồi ngay, nên nguyện chúng sanh, ngồi tòa bồ đề, tâm không vướng mắc. Án phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần).
(37) Thụy miên (ngủ nghỉ)
Dĩ thời tẩm tức, đương nguyện chúng sanh, thân đắc an ẩn, tâm vô loạn động. A.
Ngủ nghỉ theo giờ, nên nguyện chúng sanh, thân được yên ổn, tâm không loạn động. A. (Chữ A viết theo Phạn tự cổ. Nguyên chú: quán tưởng vầng chữ A, 1 hơi niệm 21 lần).
(38) Thủ thủy (lấy nước)
Nhược kiến lưu thủy, đương nguyêển chúng sanh, đắc thiện ý dục, tẩy trừ hoặc cấu. Nam mô Hoan hỷ trang nghiêm vương phật. Nam mô Bảo kế như lai. Nam mô Vô lượng thắng vương phật. Án phạ tất ba ra ma ni sa bà ha (3 lần).
Thấy dòng nước chảy, nên nguyện chúng sanh, được ý muốn tốt, rửa dơ phiền não. Nam mô Hoan hỷ trang nghiêm vương phật. Nam mô Bảo kế như lai. Nam mô Vô lượng thắng vương phật. Án phạ tất ba ra ma ni sa bà ha (3 lần).
Nhược kiến đại hà, đương nguyện chúng sanh, đắc dự pháp lưu, nhập Phật trí hải. Nhược kiến kiều đạo, đương nguyện chúng sanh, quảng độ nhất thế, do như kiều lương.
Thấy dòng sông lớn, nên nguyện chúng sanh, được theo dòng Pháp, vào biển trí Phật. Nhìn thấy cầu đường, nên nguyện chúng sanh, hóa độ tất cả, in như cầu cống.
(39) Dục Phật (tắm tượng Phật)
Ngã kim quán dục chư Như lai, tịnh trí trang nghiêm công đức tụ, ngũ trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như lai tịnh pháp thân.
Nay con rưới tắm thân Như lai, khối công đức phước trí trang nghiêm, cầu nguyện chúng sanh hết dơ bẩn, cùng được pháp thân của Như lai.
(40) Tán Phật (tán dương Phật)
Tán Phật tướng hảo, đương nguyện chúng sanh, thành tựu Phật thân, chứng vô tướng pháp. Án mâu ni, tam mâu ni, tát phạ hạ.
Tán dương tướng Phật, nên nguyện chúng sanh, thành tựu thân Phật, chứng pháp vô tướng. Án mâu ni, tam mâu ni, tát phạ hạ.
(41) Nhiễu tháp (nhiễu quanh tháp Phật)
Hữu nhiễu ư tháp, đương nguyện chúng sanh, sở hành vô nghịch, thành nhất thế trí. Nam mô tam mãn đa một đà nẩm, án đỗ ba đỗ ba sa bà ha (3 lần).
Nhiễu tháp chiều phải, nên nguyện chúng sanh, làm không mâu thuẫn, thành trí toàn giác. Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án đỗ ba đỗ ba sa bà ha (3 lần).
(42) Khán bịnh (chăm sóc bịnh nhân)
Kiến tật bịnh nhân, đương nguyện chúng sanh, tri thân không tịch, ly quai tránh pháp. Án thất rị đa, thất rị đa, quân tra rị sa phạ hạ (3 lần).
Thấy người bịnh tật, nên nguyện chúng sanh, biết thân vốn không, không mọi tranh cãi. Án thất rị đa, thất rị đa, quân tra rị sa phạ hạ (3 lần).
(43) Thế phát (cắt tóc)
Thế trừ tu phát, đương nguyện chúng sanh, viễn ly phiền não, cứu cánh tịch diệt. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da, sa bà ha (3 lần).
Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh, bỏ cả phiền não, tuyệt đối thanh tịnh. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da, sa bà ha (3 lần).
(44) Mộc dục (tắm gội)
Tẩy dục thân thể, đương nguyện chúng sanh, thân tâm vô cấu, nội ngoại quang khiết. Án bạt chiết ra não ca tra sa ha (3 lần).
Tắm rửa thân thể, nên nguyện chúng sanh, thân tâm hết dơ, trong ngoài sáng sủa. Án bạt chiết ra não ca tra sa ha (3 lần).
(45) Tẩy túc (rửa chân)
Nhược tẩy túc thời, đương nguyện chúng sanh, cụ thần túc lực, sở hành vô ngại. Án lam sa ha (3 lần).
Trong lúc rửa chân, nên nguyện chúng sanh, đủ thần túc lực, phi hành tự tại. Án lam sa ha (3 lần).
(46) Sa di thập giới tướng (10 giới tướng Sa di)
Nhất viết bất sát sanh; nhị viết bất đạo; tam viết bất dâm ; tứ viết bất vọng ngữ; ngũ viết bất ẩm tửu; lục viết bất trước hương hoa man, bất hương đồ thân; thất viết bất ca vũ xướng kỹ cập cố vãng quan thính; bát viết bất tọa cao quảng đại sàng; cửu viết bất phi thời thực; thập viết bất tróc trì sanh tượng kim ngân bảo vật.
Một là không được sát sanh; hai là không được trộm cướp; ba là không được dâm dục; bốn là không được nói dối; năm là không được uống rượu; sáu là không được mang vòng hoa thơm, hay dùng hương thơm xoa mình; bảy là không được ca, vũ, hòa tấu, biểu diễn, hay cố ý đi xem, nghe; tám là không được ngồi giường cao và rộng lớn; chín là không được ăn phi thời; mười là không được nắm giữ sanh tượng (vàng bạc) bảo vật.
(47) Sa di ưng cụ ngũ đức, ưng tri thập số (Sa di phải đủ 5 đức, phải biết 10 pháp số)
Phước điền kinh vân, sa di ưng tri ngũ đức: nhất giả phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố; nhị giả hủy kỳ hình hảo, ứng pháp phụ cố; tam giả cát ái từ thân, vô thích mạc cố; tứ giả ủy khí thân mạng, tôn sùng đạo cố; ngũ giả chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.
Kinh Phước điền nói, sa di phải biết năm đức tính: một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; ba là cát ái từ thân, vì không còn thân sơ; bốn là không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; năm là chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người.
Tăng kỳ luật vân, ưng vị sa di thuyết thập số: nhất giả nhất thế chúng sanh giai y ẩm thực, nhị giả danh sắc, tam giả tri tam thọ, tứ giả tứ đế, ngũ giả ngũ ấm, lục giả lục nhập, thất giả thất giác ý, bát giả bát chánh đạo, cửu giả cửu chúng sanh cư, thập giả thập nhất thế nhập.
Luật Tăng kỳ nói, nên nói cho sa di về 10 pháp số: một, là hết thảy chúng sanh đều nhờ ăn uống; hai, là danh sắc; ba, là 3 thọ; bốn, là 4 đế; năm, là 5 ấm; sáu, là 6 nhập; bảy, là 7 giác ý; tám, là 8 chánh đạo; chín, là 9 nơi chúng sanh ở; mười, là 10 nhất thế nhập.
(48) Sa di ni thập giới tướng (10 giới tướng Sa di ni)
(Nguyên chú.- Đồng với phần trên, tức 10 giới tướng sa di, nên không kê lại).
(49) Thức xoa ma na giới tướng (giới tướng Thức xoa ma na)
Nhất viết bất dâm, nhị viết bất đạo, tam viết bất sát, tứ viết bất vọng ngữ, ngũ viết bất phi thời thực, lục viết bất ẩm tửu.
Một là không được dâm dục, hai là không được trộm cướp, ba là không được sát sanh, bốn là không được nói dối, năm là không được ăn phi thời, sáu là không được uống rượu.
(50) Ưu bà tắc giới tướng (giới tướng Ưu bà tắc)
Nhất viết bất sát, nhị viết bất đạo, tam viết bất tà dâm, tứ viết bất vọng ngữ, ngũ viết bất ẩm tửu.
Một là không được sát sanh, hai là không được trộm cướp, bà là không được tà dâm, bốn là không được nói dối, năm là không được uống rượu.
(51) Bát quan trai pháp giới tướng (giới tướng Bát quan trai)
Nhất bất sát; nhị bất đạo; tam bất dâm; tứ bất vọng ngữ; ngũ bất ẩm tửu; lục ly hoa hương anh lạc, hương du đồ thân; thất ly cao thắng đại sàng, cập tác xướng kỹ nhạc, cố vãng quan thính; bát ly phi thời thực.
Một, không được sát sanh; hai, không được trộm cướp; ba, không được dâm dục; bốn, không được nói dối; năm, không được uống rượu; sáu, từ bỏ hoa, hương, chuỗi ngọc và dầu thơm xoa mình; bảy, từ bỏ giường cao, hơn và lớn, từ bỏ sự tự hát xướng, biểu diễn, hòa nhạc, hay cố đi xem, nghe; tám, từ bỏ sự ăn phi thời.
...........................................................................


Đệ muốn xem chữ hán...
Đệ mở Word, mở hanokey...đánh máy mấy chữ Tỳ ni nhật dụng...và tìm ra 4 chữ hán Tỳ ni nhật dụng...Sau đó mở phần mềm CBReader 2007 ...và paste 4 chữ hán đó vô và "Tìm"...kết quả được bản kinh Tỳ ni nhật dụng trong Đại tạng...bằng chữ hán...
DIEUHANG
Chào bác huynh doan!! Mây hôm lu bu với tết nay mới hầu chuyện với bác được. biggrin.gif
Cô DH ôi, cô gia nhập HBS ...khi có người trong hội sắp lâm chung...HBS sẽ thông báo và tổ chức cho hội viên đến đó trợ niệm hả ???
Đúng vậy bác ạ. HBS đã thành lập hội trợ niệm khi có mệnh hệ gì đến với thành viên hay người thân thành viên HBS thì mọi người sẽ lap tức đến trợ niệm vì lúc lâm chung la lúc quan trọng nhất của đời người. Mọi người sẽ cố gắng hết sức giúp người đó vãng sanh hay ít nhất cũng được sinh nơi an lành.
Bác ở xa SG không? Nếu tiện gặp hôm SHDT thì cùng vào tham dự cho vui. Tháng một lần SHDT. Các đạo hữu từ mấy tỉnh Đồng Nai, Bình dương sẽ về SG sinh hoạt. Có bạn ở tận Đắc lắc cũng về SH đấy. Thông tin ngày SH sẽ thông báo trên web. Vì điều kiện xa và bận rộn việc nhà nên tháng SH một lần, ai cũng háo hức mong tới ngày SH. Mọi người cùng họp mặt trao đổi, học giáo lý, rồi cùng dành thời gian công fu niệm Phât hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh. Có một minh sư hướng dẫn học tập và thuyết pháp rất chi là hay.
Thật là xui rủi cho người nào bệnh nặng "bị" chở vô bệnh viện ??? Làm sao mà trợ niệm ?? Mấy cha bác sĩ đâu có chịu nghe niệm Phật ? Mấy ổng bảo ra ngoài hết, cho mấy ổng "mổ xẻ"...Ngẫm nghĩ lại...người ăn GLMM được năm bảy ngày rồi chết...Gia đình họ có thể "oán hận" kẻ bày mưu...nhưng xét cho kỹ thì đó là phước lành của người chết !! Họ chết với thân tâm thanh thản , chết trong Vô Song Nguyên Lý...
Bác nói đúng, bác đọc bài '' Oan gia'' trong trang web.tinhtong.com ở mục ''Vien tây lạc - Cs.Dieuam'' có bài hỏi CS Diêu âm về một trường hợp rất đáng thương.

Than ôi, đệ đã không phóng sinh mà còn sát sinh nữa chứ ?? Hằng ngày làm cỏ, đốt cỏ,....biết bao nhiêu sinh mạng nhỏ bé bị thiêu rụi !!! Không biết làm sao nữa ??? Có pháp nào giải oan không ??
Nếu có thể thì bác phóng sanh, hàng ngày niệm Phật, sám hối rồi hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ. Co mấy bài nói về phong sanh rất hay, bác đã đọc chưa?

Cô ở TP thì..OK ! Chả có cần sát sanh con gì cả !! À, mà cô có đập muỗi không ??
Ở thành phố cũng vậy à, nếu không cẩn thận thì cũng sát sanh nhiều lắm đấy bác ạ. Ví dụ như kiến nè... Ngày trước DH không dám sát hại con gì cả nhưng con muỗi thì không kiềm chế được vì DH dị ứng với nó. NÓ mà cắn đến đâu là da sưng cục to tướng, ngứa không chịu nổi. THế nên con nào chích là DH thẳng tay cho nó '' vãng sanh'' luôn. Từ khi vào HBS DH không dám giết nữa chi đuổi nó đi mà thôi . Dùng chiêu xức dầu gió lên da để đuổi nó đi vì muỗi nó sợ mùi dầu gió nên khi bôi dầu gió ít giọt trên tay, dưới chân là muỗi nó chạy mất dạng biggrin.gif
huynhdoan2000

Đúng vậy bác ạ. HBS đã thành lập hội trợ niệm khi có mệnh hệ gì đến với thành viên hay người thân thành viên HBS thì mọi người sẽ lap tức đến trợ niệm vì lúc lâm chung la lúc quan trọng nhất của đời người. Mọi người sẽ cố gắng hết sức giúp người đó vãng sanh hay ít nhất cũng được sinh nơi an lành.

Chào cô DH...
Hay lắm !! Đệ thấy bên đạo Cao Đài...khi có người chết thì những người trong Đạo lại nhà lo tế lễ miễn phí...Còn bên đạo Cơ Đốc thì cho đất chôn...Đây là những việc làm tốt !!

Bác ở xa SG không? Nếu tiện gặp hôm SHDT thì cùng vào tham dự cho vui. Tháng một lần SHDT. Các đạo hữu từ mấy tỉnh Đồng Nai, Bình dương sẽ về SG sinh hoạt. Có bạn ở tận Đắc lắc cũng về SH đấy. Thông tin ngày SH sẽ thông báo trên web. Vì điều kiện xa và bận rộn việc nhà nên tháng SH một lần, ai cũng háo hức mong tới ngày SH. Mọi người cùng họp mặt trao đổi, học giáo lý, rồi cùng dành thời gian công fu niệm Phât hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh. Có một minh sư hướng dẫn học tập và thuyết pháp rất chi là hay.

Đệ ở cách SG một trăm cây số...Khi nào có SH, cô nhớ báo trước, nếu rãnh thì đệ sẽ lên viếng thăm thử....


Than ôi, đệ đã không phóng sinh mà còn sát sinh nữa chứ ?? Hằng ngày làm cỏ, đốt cỏ,....biết bao nhiêu sinh mạng nhỏ bé bị thiêu rụi !!! Không biết làm sao nữa ??? Có pháp nào giải oan không ??
Nếu có thể thì bác phóng sanh, hàng ngày niệm Phật, sám hối rồi hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ. Co mấy bài nói về phong sanh rất hay, bác đã đọc chưa?


Đây là trăn trở của đệ từ rất lâu !!
Trong Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu, bài số 5, hạ đơn tức xuống giường...có câu thần chú như sau:

Tùng triêu dần đán trực chí mộ, nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ, nhược ư túc hạ táng kỳ hình, nguyện nhữ tức thời sanh tịnh độ. Án dật đế luật ni sa ha !

Nghĩa là :
Từ sáng giờ dần suốt đến tối, hết thảy chúng sanh tự tránh giữ, nếu rủi mất mạng dưới chân tôi, cầu nguyện tức thì sanh tịnh độ.

Đệ thường đọc bài chú nầy, nhưng thêm chữ "thủ" là tay...Có nghĩa là :" nhược ư thủ túc hạ táng kỳ hình " ...."nếu rủi mất mạng dưới chân tay tôi "....và thường tụng chú vãng sanh trong lúc làm cỏ, đốt cỏ, cuốc cỏ ,...
Đệ có đọc trong cuốn sách nào đó, có nói, người muốn tu tịnh độ cho mau chóng [tức là nói tuổi đã già]...nên đem ruộng vườn bán đi hoặc cho mướn ...không làm nữa, mà lo chuyên tu...

Mấy bài phóng sanh ở trong cuốn sách nào ??

Cô ở TP thì..OK ! Chả có cần sát sanh con gì cả !! À, mà cô có đập muỗi không ??
Ở thành phố cũng vậy à, nếu không cẩn thận thì cũng sát sanh nhiều lắm đấy bác ạ. Ví dụ như kiến nè... Ngày trước DH không dám sát hại con gì cả nhưng con muỗi thì không kiềm chế được vì DH dị ứng với nó. NÓ mà cắn đến đâu là da sưng cục to tướng, ngứa không chịu nổi. THế nên con nào chích là DH thẳng tay cho nó '' vãng sanh'' luôn. Từ khi vào HBS DH không dám giết nữa chi đuổi nó đi mà thôi . Dùng chiêu xức dầu gió lên da để đuổi nó đi vì muỗi nó sợ mùi dầu gió nên khi bôi dầu gió ít giọt trên tay, dưới chân là muỗi nó chạy mất dạng biggrin.gif
[/quote]


Muỗi thì dăm ba con...Chứ đốt cỏ cả ngàn con côn trùng ??
Nói tới cái nầy mới nhớ tới cái vụ uống nước...Thật ra trong nước lã cũng có mấy ngàn con côn trùng...Uống tức là giết nó !!!

Bởi vậy nhà Phật có câu thần chú Ẩm thủy, số 13 trong Tỳ Ni Nhật Dụng...Khi uống phải đọc câu thần chú nầy...

Các bác nhớ in mấy trang Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu ra giấy, để dành mà đọc...

Hôm qua , đệ có đi TP HCM...kiếm ngôi chùa Từ Ân để thỉnh kinh...Kiếm hoài không ra, hỏi cũng không ai biết !!Trên đường Hùng Vương làm gì có chùa Từ Ân ??
Bữa nay, tìm kiếm trong Google thì mới biết chùa Từ Ân ở số 440 - 442 đường Hồng Bàng, P.16,Q.11...
Để bữa khác đệ lên nữa...Một là thỉnh kinh, hai là lạy đức Địa Tạng bồ tát...
...........................................................................

Các bác kính...

Một tin mừng cho các bác đây !!!
Tại số 105, Trần Hưng Đạo,Q.5....tức nhà sách Phương Nam...đã có Trung Hoa đại tạng kinh, 8 quyển [?]...Giá khoảng gần 30 triệu vnd ...Đấy chính là "Long tạng" !! Một pháp bảo vô giá !! Long tạng ở nơi nào, thiên long bát bộ ở nơi đó, ủng hộ, giữ gìn !! Sống đời không gặp Phật, thì Long tạng chính là hiện thân của đức Phật !! Có Long tạng trong nhà...nhà đó sẽ không có gì xui rủi xảy ra !!
Đệ ham quá !!! Mộng của đệ là làm tam tạng pháp sư ...thế nào đệ cũng thỉnh !! Vái trời cho đệ trúng số ...kể cũng ngộ !! Từ xa xưa đến giờ, đệ mua vé số cũng nhiều...mà chả có khi nào trúng !! Có nhiều lúc đệ cầm tờ giấy số dò thử mấy chục đài...cũng chả "vô" con nào !! haha...vậy mà lúc nào cũng mơ với mộng... Đệ ăn GLMM, một là trị bệnh, hai là cầu mong trúng số...
Không biết tiền là cái gì mà ngay cả con nít cũng ham ?? Già sắp chết mà cũng còn mua giấy số ??
Có một đại gia hay làm phước lắm... Ông ta có bữa vô bệnh viện thăm người thân...Ai bán giấy số, ông ta mua hết, có khi mua mấy chục triệu...Hỏi thì ổng nói "làm phước" !!! Làm phước kiểu nầy...cũng khôn !! Kệ, cũng hoan hỷ cho ông ta...
DIEUHANG
Đệ ở cách SG một trăm cây số...Khi nào có SH, cô nhớ báo trước, nếu rãnh thì đệ sẽ lên viếng thăm thử....
Chào bác huynhdoan!! SHDT vào tháng 3 nhưng chưa biết ngày nào vì đầu năm chùa bận lắm nên chưa có thông tin chính thức. Lúc nào tin chính thức sẽ báo với bác sau nhé. Rất hoan hỉ mời huynh đến SHDT. Thời gian này vị thầy sư hướng dẫn HBS MN là thầy NĐ đã đi học bên Ấn độ nên huynh chưa gặp thầy được trong dịp này rồi, tháng 6 thầy về. Thầy rất trẻ và rất trí tuệ. Khi thầy học đại học ngoài đời mới năm thứ nhất mà nhà trường đã có ý sau này giữ thầy ở lại trường làm giảng viên. Ngày 28/2 này HBS MN tổ chức phóng sanh đầu năm và nhằm vào ngày rằm tháng giêng là ngày tết nguyên tiêu. Phóng sanh xong nếu có chùa nào gần đó tổ chức niệm Phật thì hội sẽ vào niệm Phật cùng với đạo tràng còn nếu không có thì sẽ cùng đi viếng nhiều cảnh chùa ở Thủ đức. Nếu bác rảnh thì tham gia cho vui nhé.
100km so với DH thì bác xa gấp 3 lần nhưng so với bạn ở Đắc lắc thì chưa nhằm nhò gì cả ...hihi... mà bạn đó lại là nữ mới 25 tuổi nhưng rất giỏi và rất tín tâm.
Bác SHDT với hội khi có chuyện gì sẽ có HBS tới trợ niệm. ( ta tu tập thì không sợ nói đến cái chết phải ko? biggrin.gif )
Mấy bài phóng sanh ở trong cuốn sách nào ??
ở đây bác ơi : https://sites.google.com/site/hbsmiennam/ho...ghia-phong-sinh
Bác phải đọc hết cả mấy bài đi nhé

Đây là trăn trở của đệ từ rất lâu !!
Trong Tỳ Ni Nhật Dụng thiết yếu, bài số 5, hạ đơn tức xuống giường...có câu thần chú như sau:

Tùng triêu dần đán trực chí mộ, nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ, nhược ư túc hạ táng kỳ hình, nguyện nhữ tức thời sanh tịnh độ. Án dật đế luật ni sa ha !

Nghĩa là :
Từ sáng giờ dần suốt đến tối, hết thảy chúng sanh tự tránh giữ, nếu rủi mất mạng dưới chân tôi, cầu nguyện tức thì sanh tịnh độ.

Đệ thường đọc bài chú nầy, nhưng thêm chữ "thủ" là tay...Có nghĩa là :" nhược ư thủ túc hạ táng kỳ hình " ...."nếu rủi mất mạng dưới chân tay tôi

Theo các tổ sư Tịnh độ thì câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là câu chú cao nhất và khi niệm có 25 vị bồ tát gia trì nên chỉ cần niệm lục tự Di Đà là mạnh nhất, độ cho cho chúng sanh muôn loài và cũng giải nghiệp chướng cho mình nữa. Lúc nào mình cũng niệm lục tự DI ĐÀ thì mình mới dễ nhiếp tâm. Bác đọc cuốn ''Tuyển trạch tập'' chưa?? Thầy NĐ rất tâm đắc cuốn đó của pháp môn Tịnh độ nên thầy khuyên DH hãy photo ra tặng cho ai tu theo pháp môn Tịnh độ nhưng cũng phải người nào đã có sự hiểu biết về Tịnh độ thì đọc mới hiểu. Thầy khuyên mọi người nên đọc đi đọc đọc lại nhiều lần mới hiểu hết ý của tổ sư. Tổ sư Pháp Nhiên Thượng NHân của Nhật bản chính là hoá thân của Đại Thế chí Bồ Tát.
và thường tụng chú vãng sanh trong lúc làm cỏ, đốt cỏ, cuốc cỏ ,...
Niệm chú vãng sanh rất tốt. Bác làm được thế thì tốt cho con vật bị chết quá nhưng bác niệm lục tự DI ĐÀ thì ngắn sẽ dễ hơn và dễ nhiếp tâm hơn. Thầy NĐ khuyên nên niệm lục tự DI ĐÀ để trợ duyên cho nó, gieo cho nó chủng tự Phật để giải thoát một kiếp cho nó, các bạn HBS có nhiều bạn đi chợ qua mấy hàng tôm cá đứng lại niệm Phật cho nó.
Trước khi đốt rẫy tốt nhất bác nên khai thị, sau đó cứ niệm Phật liên tục và nhớ hồi hướng công đức cho các loài hữu tình đó. Thầy NĐ thường dùng cụm từ ''các loài hữu tình'' để khai thị với các con vật chứ ko dùng chúng mày... những gì DH nói với bác là qua tiếp xúc với thầy nên hiểu ra đôi tý nên mạo muội nói ra để bác tham khảo vậy. Thầy khuyên nên mở máy niệm Phật 24/24, đi đâu cũng mang máy niệm Phật bên mình để lúc nào tai mình cũng nghe câu lục tự DI ĐÀ để mình nhiếp tâm vào câu lục tự. nếu mình cứ làm thế khi đi ngủ mình đã tắt máy mà tai vẫn nghe tiếng niệm. Nếu được gặp bác DH muốn tặng bác 2 cái máy niệm Phật nhỏ xinh, bác có thể đeo bên mình một cái và để trên bàn thờ một cái mở 24/24 để độ cho ông bà, cha mẹ mình

Muỗi thì dăm ba con...Chứ đốt cỏ cả ngàn con côn trùng ??
Nói tới cái nầy mới nhớ tới cái vụ uống nước...Thật ra trong nước lã cũng có mấy ngàn con côn trùng...Uống tức là giết nó !!!

TRong kinh Phật dạy (DH quên tên kinh gì rồi) có nói là hãy lọc nước lược vi trùng lại hãy uống. Nhà DH đang dùng máy lọc nước nhưng DH đang thích mua than hoạt tính về lọc thấy thích hơn vì nghe bảo máy lọc nước họ dùng hoá chất để lọc. Mình dùng tha hoạt tính và sỏi, cát lọc xong là uống được không cần nấu. Vi trùng đã bị giữ lại rồi. Mình tự làm cái bể lọc nước. lâu lấu dem cát sỏi ra rửa sạch lại xếp vào chứ máy lọc nước thì mình đâu tự lôi ra đc.
Dùng nước đó cúng Phật sau uống nước đã cúng Phật rất tốt.
Tại số 105, Trần Hưng Đạo,Q.5....tức nhà sách Phương Nam...đã có Trung Hoa đại tạng kinh, 8 quyển [?]...Giá khoảng gần 30 triệu vnd ...Đấy chính là "Long tạng" !! Một pháp bảo vô giá !! Long tạng ở nơi nào, thiên long bát bộ ở nơi đó, ủng hộ, giữ gìn !! Sống đời không gặp Phật, thì Long tạng chính là hiện thân của đức Phật !! Có Long tạng trong nhà...nhà đó sẽ không có gì xui rủi xảy ra !!
Cho bác mấy đường link về kinh Trung hoa Đại tạng cả Việt và Hán đây:
http://www.thuvienhoasen.org/tamtangtrunghoa.htm
http://grandsutras.org/html/ChinaSutra.html
http://www.fjdh.com/Soft/dzj/zhonghuadazangjing.html


Trung Hoa Đại Tạng Kinh là toàn bộ kinh văn, lịch sử Phật Giáo được sư các đời của TQ tuyển chọn, sưu tầm, đúc kết lại

Còn cái gọi là "Long Tạng" và "Long tạng ở nơi nào, thiên long bát bộ ở nơi đó, ủng hộ, giữ gìn", "Sống đời không gặp Phật, thì Long tạng chính là hiện thân của Phật" thì hỏng dám bàn.

DH nghĩ, nếu huynh đã chọn Tịnh độ là pháp môn tu thì phải rõ những gì là của Tịnh độ trước
Ví dụ như bộ: Tịnh độ ngũ kinh, rồi các luận giảng của chư Tổ Tịnh độ
Cho huynh đường link về tịnh độ ngũ kinh đây:
http://www.dieuphapam.net/voice_book.php?a...mp;album_id=227
http://www.dieuphapam.net/voice_book.php?a...mp;album_id=228
http://www.dieuphapam.net/voice_book.php?a...mp;album_id=229
http://www.giacngo.vn/phathoc/tinhdotong/2008/10/14/524213/
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.