Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Sử dụng điện mặt trời:
Thực Dưỡng > Góc thư giãn > Những ý tưởng mới lạ
Thực dưỡng
Trong hai năm qua, tại TP.HCM có ngôi biệt thự ở 72/1 Nhất Chi Mai, P.13, Q.Tân Bình của ông Trịnh Quang Dũng – trưởng phòng phát triển điện mặt trời (Phân viện Vật lý TP.HCM) – đã tự sản xuất khoảng 6.400 kWh điện, phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt của gia đình từ 42 tấm pin năng lượng mặt trời.

Hiện nay, theo ông Trịnh Quang Dũng, mỗi tháng gia đình ông chỉ trả tiền điện cho nhà đèn khoảng 700.000 đồng, còn lại hệ điện mặt trời ông đã lắp đặt cung cấp 250-300kWh điện/tháng. Ông nói vui nhà ông chẳng bao giờ biết mất điện dù nhà đèn có cúp điện bao lâu đi nữa. Bởi hầu hết thiết bị điện trong nhà như tivi, đèn, quạt… đều dùng điện mặt trời. Chỉ còn máy lạnh, bình điện đun nước nóng là dùng nguồn điện lưới quốc gia (EVN).

Chất lượng ngang điện quốc gia

Theo tính toán của ông Dũng, với nhu cầu sử dụng nước nóng của gia đình, để đun bằng điện mặt trời phải đầu tư thêm một hệ điện mặt trời khoảng 10 triệu đồng. Còn nếu nâng công suất thiết kế của hệ điện mặt trời lên gấp ba lần hiện có thì nhà ông sẽ hoàn toàn “thoát ly” sử dụng nguồn điện của EVN.

Cái được của hệ điện mặt trời ở ngôi nhà là chủ động được nguồn điện, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Còn chất lượng điện từ nguồn điện mặt trời ngang bằng với chất lượng điện lưới quốc gia – ông Dũng khẳng định.

Ông Dũng cho biết mới lắp đặt một thiết bị cho phép điện mặt trời hòa vào điện lưới. Khi hệ điện mặt trời cung cấp thiếu hụt 20% nhu cầu điện cho ngôi nhà thì “thiết bị thông minh” này sẽ tự động lấy đủ lượng điện từ nguồn điện lưới quốc gia để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Còn nếu lượng điện từ hệ điện mặt trời dư thừa thì thiết bị đó đưa vào trữ ở các bình ăcquy như một nguồn dự phòng.

Muốn nhân rộng, cần hỗ trợ

Hệ điện mặt trời nhà ông Dũng hiện có công suất 2kW, đầu tư thiết kế tốn khoảng 20.000 USD. Nhưng theo ông Dũng, giá cả hiện nay có mềm hơn đôi chút, có thể giảm khoảng 2.000 USD so với lúc ông lắp đặt.

Ông Dũng cho rằng giá cả đầu tư ban đầu cho một hệ điện mặt trời hiện còn cao nên nhiều gia đình chưa mặn mà đầu tư sử dụng. Vì thế gia đình ông Dũng vẫn dùng điện lưới quốc gia để đun nước nóng, chạy máy lạnh. Song ông khẳng định xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng mặt trời, là tất yếu.

Nhiều quốc gia đã và đang lao vào cuộc chạy đua này. Cộng đồng châu Âu đã hoàn tất chương trình 600.000 mái nhà điện mặt trời và tuyên bố sau năm 2020 sẽ cho ra đời loại nhà “zero house”, nghĩa là những loại nhà này khi xây lên phải tự đảm bảo điện, không lấy từ nguồn điện lưới. Riêng nước Đức có gần 300.000 mái nhà điện mặt trời và dự kiến đến năm 2020 sẽ đảm bảo 47% năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) so với tổng nhu cầu năng lượng chung.

“Trong khi đó, nguồn năng lượng mặt trời vốn rất có tiềm năng ở VN, ở Đức phải làm công suất gấp đôi thì mới bằng nước ta vì nguồn năng lượng mặt trời chúng ta rất mạnh, dồi dào. Do đó, nếu giá điện mặt trời ở Đức là 10 USD/watt thì chúng ta làm ra chỉ mất 5 USD. Đấy là một ưu thế thì tại sao chúng ta không khai thác?” – ông Dũng đặt vấn đề

Theo ông Dũng, vấn đề then chốt hiện nay ở VN là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mới. Bởi lợi ích của điện mặt trời đã được thế giới chứng minh. Nước nào có chính sách tốt thì nước đó phát triển rất tốt năng lượng tái tạo, không chỉ là điện mặt trời. Chẳng hạn, ở Trung Quốc có chương trình Ánh dương tài trợ 50% kinh phí xây dựng hệ điện mặt trời ở nông thôn, còn ở thành thị tài trợ 30%. Ở TP.HCM nếu có 1 triệu hộ dùng điện mặt trời thì điện lực giảm được một gánh nặng lớn cho ngành điện.

QUỐC THANH/TTO

Ông Trịnh Quang Dũng:“Việc đầu tư sử dụng điện mặt trời hiện nay chưa mang lại lợi nhuận gì cho gia đình tôi. Nhưng nếu Nhà nước có chính sách thì không chỉ có gia đình tôi mà có thể sẽ xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn ngôi nhà dùng điện mặt trời như gia đình tôi.Ví dụ, có chính sách cho hòa điện mặt trời với điện lưới. Hộ dân sẽ gắn loại đồng hồ hai chiều giống như ở Đức. Đến cuối tháng, nếu đồng hồ báo chỉ số dương thì hộ dân phải trả tiền mua điện, còn ngược lại thì hộ dân sẽ được nhận tiền bán điện từ nguồn điện mặt trời dư thừa không sử dụng hết. Như vậy, vô hình trung giá điện mặt trời sẽ rẻ đi.

Diệu Minh
Siêu thị Pico ở Ngã Tư Sở thấy đã có bán loại đó, mới chỉ thấy có người tới hỏi và xem... nếu nhà tôi có mái nhà kiên cố tôi cũng mua một cái về dùng...

Nếu mọi người đều quay sang sử dụng nguồn điện này thì tốt biết bao... sẽ giải phóng rất nhiều thứ.
Thực dưỡng

Ông Trịnh Quang Dũng rửa các tấm pin mặt trời để chúng hấp thu ánh nắng tốt hơn – Ảnh: Thuận Thắng
Thực dưỡng
Nợ nần, chính phủ Tây Ban Nha đánh thuế mặt trời

Tây Ban Nha là một đất nước tràn ngập ánh nắng. Không phải ngẫu nhiên mà đất nước bò tót nổi tiếng về nguồn tài nguyên này: các thành phố như Huelva và Seville luôn tự hào vì được mặt trời chiếu sáng 3000 giờ đồng hồ mỗi năm. Với nguồn ánh sáng khổng lồ ấy, Tây Ban Nha đã tích cực theo đuổi chính sách phát triển sử dụng năng lượng mặt trời. Trong vòng mười năm qua, chính phủ nước này đã có những tiến bộ đáng kể trong việc chủ trương sử dụng năng lượng mặt trời, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về dung tích năng lượng quang điện (PV).



Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng chưa hẳn là tốt. Hiện Tây Ban Nha đang tạo ra quá nhiều năng lượng mặt trời. Theo thông tin của chính phủ, lượng điện tạo ra vượt quá 60% so với nhu cầu, gây mất cân đối khiến chính phủ trở thành "con nợ" cho các nhà sản xuất điện lực. Khoản nợ không hề nhỏ, hiện đã tăng lên gần 26 tỉ euro (34,73 tỉ USD).

Vậy phải làm thế nào để giải quyết các khối nợ? Dĩ nhiên là đề xuất thuế và tiền phạt cắt cổ. Tây Ban Nha đang cố gắng thu hẹp quy mô sử dụng pin mặt trời - trong khi chính phủ từng khuyến khích và trợ cấp suốt thập kỷ qua - bằng cách áp thuế cho những ai sử dụng.

Hẳn cảm giác của người dân sẽ được ví von như: Các quan chức chính phủ đang cạn kiệt ý tưởng, một ngày nọ họ ngước lên trời cao và reo lên: "Có cách rồi! Chúng ta sẽ đánh thuế mặt trời!"

Nhưng tình hình không đơn giản như vậy! Nhờ các tấm pin mặt trời, người dân không chỉ tự sản xuất ra được nguồn năng lượng rẻ hơn so với việc mua từ công ty điện lực mà còn thừa mứa đến mức bán lại cho cả nhà sản xuất. Vấn đề nảy sinh từ đây, chính phủ đang cố gắng đặt dấu chấm hết cho nó: Sẽ có một lệnh cấm bán năng lượng thừa ra đời.

Nhưng chưa hết, để đánh thuế thì phải xác định ai là người sản xuất và sản xuất ở mức độ nào. Như vậy các tấm pin mặt trời phải được hòa vào mạng điện chung. Những người chịu thuế không kết nối mạng lưới sẽ phải chịu phạt 30 triệu Euro (40 triệu USD) - khoản tiền lên tới hàng triệu! Đây là một con số gây khó hiểu cho những người dân mức sống trung bình.

Rõ ràng con số trên chỉ mang ý nghĩa "hù dọa" người dân nhằm ép họ kết nối vào mạng lưới điện để... đánh thuế. Tuy nhiên khoản thuế này sẽ khiến người dân cảm thấy việc tự sản xuất điện không còn "kinh tế" như xưa và mua điện từ các nhà cung cấp hiện hành sẽ rẻ hơn nhiều. Và đây chính là mục tiêu của chính phủ!

Có vẻ nực cười nhưng trước khi bạn lắc đầu phản đối và cho rằng luật lệ kiểu này chỉ có ở Tây Ban Nha thì hãy nhìn lại: vấn đề tương tự đang âm ỉ tại tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Các công ty điện lực nơi đây đang mong chờ pháp chế yêu cầu người dân rút tiền mua lấy cho họ lượng điện đang thừa mứa.

Dĩ nhiên dân chúng chẳng ai thích thuế nên chính quyền đã gọi nó bằng cái tên "phí tiện nghi" (convenience fee) nhưng về bản chất thì như nhau cả. Khi các cuộc tranh luận tại Arizona nóng lên, các bang khác sẽ được chứng kiến khoản tiền khổng lồ: 590 triệu USD được đầu tư cho doanh nghiệp và hộ gia đình chỉ riêng trong năm 2012.

Tương tự, những quốc gia khác như Đức, Mỹ... cũng sẽ theo dõi điều gì sắp xảy ra tại Tây Ban Nha. Biện pháp này vốn đã không được ủng hộ và nhiều người sẽ lo ngại rằng người dân Tây Ban Nha sẽ phản kháng theo quy mô lớn, đơn giản là họ sẽ không chịu chấp hành luật. Teresa Ribera, cố vấn cấp cao của Viện Phát Triển Bền Vững và Quan Hệ Quốc Tế (IDDRI) đánh giá bộ luật này "thiếu logic" khi "nhà nước đang nghiêm túc mời gọi nhân dân chống lại mình".

Thùy An

Theo Trí Thức Trẻ/Forbes
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.