Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Trà Mu
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Trà Thực Dưỡng
macrobiotic
Hiện nay chúng tôi đang tìm kiếm các thông tin về thành phần cấu tạo của Trà Mu để đăng ký Vệ sinh An toàn Thực phẩm, nên đưa lên đây mong mọi người cùng góp ý. Nếu thấy tên, tính chất vị thuốc nào không đúng thì chỉ giúp để chúng tôi còn sửa chữa kịp thời.

Thành phần cấu tạo của Trà Mu bao gồm các vị sau:

1. Vỏ quýt màu vàng: Trần bì

2. Phục linh: Bạch linh, bạch phục linh

3. Rễ cây mùi tây Nhật Bản: Mùi tây

4. Rễ hoa mẫu đơn: Mẫu đơn bì

5. Thương truật: Sơn tinh, Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới, Xích truật, Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật.

6. Quế:

7. Đương quy: Bạch chỉ

8. Cam thảo: Cam thảo bắc

9. Hương phụ:

10. Rễ Gừng: Gừng

11. Nhân hạt mơ: Ô mai hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh

12. Địa hoàng

13. Hoàng liên

14. Hồng sâm

15. Đinh hương

16. Vỏ cây mẫu đơn: Mẫu đơn bì
macrobiotic
Trần bì:

Tên thuốc: Pericarpium Citri Reticulatae

Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore

Họ Cam Quít (Rutaceae)

Bộ phận dùng: vỏ quả quít. Vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài vỏ sù sì là vỏ quít hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám, không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt.

Thành phần hoá học: có tinh dầu, (3,8% khi còn tươi), Hesperidin, vitamin A, B.

Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn.

Quy kinh: Vào phần khí của kinh Vị và Phế.

Tác dụng: điều lý phần khí, hoá đờm, táo thấp, hành trệ. Làm thuốc thơm để kiện Vị, trừ đờm và phát hãn.

Chủ trị: trị mửa và ho, trị khí xông lên ngực, hoắc loạn, tiêu thực, chỉ tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng.

Khí trệ ở tỳ vị biểu hiện đầy trướng bụng và vùng thượng vị, ợ, nôn và buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy. Trần bì với Chỉ xác và Mộc hương để trị đầy trướng bụng, với Sinh khương (gừng tươi) và Trúc nhự để trị nôn và buồn nôn, với Ðảng sâm và Bạch truật để trị chán ăn và tiêu chảy.

Thấp ứ ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy tức ở ngực và vùng thượng vị, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn: Dùng Trần bì với Thương truật và Hậu phác trong bài Bình Vị Tán.

Thấp trệ, Tỳ hư và đàm kết ở Phế biểu hiện ho nhiều đờm: Dùng Trần bì với Bán hạ và Phục linh trong bài Nhị Trần Thang.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: - Làm thuốc hoà trung tiêu, điều dạ dày thì để xơ trắng; Cho vào thuốc hạ khí tức, tiêu đờm cạo sạch xơ trắng (Bản Thảo Cương Mục).

- Muốn bỏ lớp xơ trắng thì cho ít muối vào nước sôi hoà tan, tẩm cho mềm thấu, cạo bỏ hết gân và xơ trắng, phơi khô dùng, cũng có khi sao, sấy tuỳ từng trường hợp (Thánh Tế Tổng Lục).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch (không rửa lâu), lau cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, đau dạ dày).

- Rửa sạch, cạo bỏ lớp trắng ở trong, thái nhỏ phơi khô, có khi tẩm mật ong hay muối sao qua dùng (trị ho).

Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.

Ghi chú:

Việt Nam còn dùng vỏ quả non của nhiều giống cây Citrus là Thanh bì. công dụng: và cách bào chế cũng như Trần bì.

Hạt quýt (quất hạch) trị sa đì, khi dùng tán dập.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, hoặc

Phối hợp hạt Vải (gấp 10 lần hạt quất) nấu nước nóng thay trà.

Kiêng kỵ: không thấp, không trệ, không đờm thì ít dùng.

Nguồn Y học cổ truyền
macrobiotic
PHỤC LINH



Còn có tên là Bạch linh, Bạch phục linh là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây Thông, có tên thực vật là Poria cocos (Schw). Wolf thuộc họ nấm lỗ (polyporaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Nấm Phục linh cắt ngang có rễ thông ở giữa gọi là Phục thần (có tác dụng an thần), nếu ruột màu trắng là Bạch phục linh, nếu có màu hồng xám là Xích phục linh.


Có phát hiện nấm Phục linh tại vùng Đà lạt ở nước ta (1977), nhưng chưa khai thác mấy mà còn nhập của Trung quốc.

Tính vị qui kinh:

Vị nhạt tính bình, qui kinh Tâm Tỳ Thận.

Theo các sách thuốc cổ:
  • Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình.
  • Sách Y học khởi nguyên: tính ôn vị nhạt.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập phế, tỳ, tiểu tràng kinh.
Thành phần chủ yếu:

Beta-pachyman, beta-pachymanase, pachymic acid, tumulosic acid, 3-beta-hydroxylanosta-7, 9(11), 24-trien-21-oilic acid, chitin, protein, mỡ, gluco, sterol, histamin, lecithin, gum, lipase, choline, adenine.

Tác dụng dược lý:

A. Theo Y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng lợi thủy thảm thấp, kiện tỳ, an thần. Chủ trị các chứng tiểu khó ít, phù, chứng đàm ẩm, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.

Trích đoạn y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: " chủ ngược sườn khí nghịch, tinh thần lo lắng, sợ hãi, tâm hạ kết thống (đau tức mõm ức), nóng lạnh bứt rứt, khái nghịch (ho khó thở), mồm lưỡi khô, lợi tiểu tiện".
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: " Phục linh, phục thần có tác dụng hành thủy mạnh, ích tâm tỳ ít".
  • Sách Bản thảo cương mục: " chứng tâm hư phong huyền, thiếu Phục linh không trị được ."
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
  1. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, cũng có báo cáo cho là tác dụng lợi tiểu không rõ, có thể do điều kiện nghiên cứu khác nhau.
  2. Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
  3. Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
  4. Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
  5. Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
Ứng dụng lâm sàng:

1. Lợi tiểu tiêu phù:
  • Ngũ linh tán (Thương hàn luận): Bạch linh, Bạch truật, Trư linh đều 10g, Trạch tả 12g, Quế chi 4g, tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần hoặc sắc uống. Trị phù tiểu ít.
  • Tác giả Trần Kiến Nam dùng Bạch linh tán bột chế thành viên 30%. Trị 30 ca bệnh nhân phù (20 ca phù không đặc hiệu, 10 ca phù do bệnh tim thận). Cho uống người lớn mỗi lần 8 viên (mỗi viên có 3,5g thuốc sống), ngày 3 lần, trẻ em giảm nửa, 1 liệu trình 7 ngày, không dùng các thuốc lợi tiểu khác. Kết quả rõ rệt 23 ca, có kết quả 7 ca. Có nhận xét là phù do bệnh thực thể rút phù nhanh hơn là phù không đặc hiệu (Báo Thượng hải Trung y dược 1986,8:25).
  • Bạch phục linh thang: Bạch phục linh, Trach tả, Uất lý nhân đều 10g (Phục linh có thể 12g), sắc uống.
  • Phục linh 250g, cám gạo mịn (hoặc bột lúa mạch) 60g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần. Trị phù do cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai.
2. Trị tiêu chảy:
  • Hương sa lục quân (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Chích thảo 3g, Trần bì, Bán hạ, Gừng chế đều 5g, Mộc hương, Sa nhân đều 4g. Tất cả tán bột mịn trộn với nước Gừng táo làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 4 - 8g, tùy tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư kết quả tốt.
  • Sâm linh Bạch truật tán (Hòa tễ cục phương): Đảng sâm ( hoặc Nhân sâm), Bạch linh, Bạch truật, Hoài sơn, sao Đậu ván trắng, Hạt sen, Ý dĩ nhân đều 80g, Cát cánh, Sa nhân, Trần bì, Chích thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng táo vừa đủ làm thành thuốc bột hoặc viên với hồ bột gạo tẻ, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 3 lần. Trị tiêu chảy kéo dài.
  • Lâm nguyên Chấn dùng bột Bạch linh trị tiêu chảy Thu đông trẻ em 93 ca, mỗi lần uống 0,5 - 1g, ngày 3 lần. Kết quả khỏi 79 ca, tốt 8 ca, không kết quả 6 ca. So với lô chứng dùng uống pepsin và vitamin B1, kết quả tương đương nhưng thời gian rút ngắn (Báo Trung y Bắc kinh, 1985,5:31).
3. Trị ung thư: Khoa ung thư Bệnh viện số 1 thị Phúc châu dùng polysacharid Bạch linh trị 70 ca ung thư các loại, một số có kết quả xạ trị, hóa trị và phẫu trị, nhận xét thuốc có tác dụng tăng sức, nâng chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả của xạ trị đối với ung thư mũi họng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1985,2:115).

4. Trị mất ngủ:
  • Viên an thần: Phục linh, Phục thần, Đảng sâm, Xương bồ, Viễn chí, Long nhãn nhục, lượng bằng nhau, tán bột mịn Chu sa làm áo luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 20g vào chiều và tối trước lúc ngủ.
Liều thường dùng:
  • Liều: 6 - 20g.
  • Chú ý: Vỏ ngoài của Phục linh gọi là Phục linh bì có tác dụng lợi tiểu.
Nguồn Phú Yên


macrobiotic
Mùi tây

Mùi tây là các loài thực vật thuộc chi Petroselinum, trong đó được biết đến nhiều nhất là P. crispum (mùi tây thường), P. neapolitanum (mùi tây lá quăn), P. crispum tuberosum (mùi tây lấy củ). Chúng là các loài cây thân thảo sống hai năm có lá màu lục sáng, sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực của khu vực Trung Đông, châu Âu và Bắc Mỹ. Thành phần sử dụng chủ yếu là lá của nó, giống như mùi tàu (Coriandrum sativum), mặc dù loài này có mùi vị nhẹ hơn.

Có hai loài mùi tây được sử dụng như là cây thuốc: loài lá quăn và loài lá phẳng Italy. Mùi tây lá quăn cũng hay được dùng làm rau trang trí trong món ăn. Nhiều người cho rằng loài rau mùi lá phẳng có mùi vị mạnh hơn, và ý kiến này phù hợp với phân tích hóa học trong đó người ta thấy hàm lượng các tinh dầu trong giống lá phẳng là cao hơn. Một trong các hợp chất chứa trong tinh dầu là apiol. Một loài khác được trồng để làm một dạng rau ăn củ.

Rau mùi tây bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại, bao gồm Amphipyra tragopoginis và Discestra trifolii.

Đặc điểm-khu vực gieo trồng

Trong năm đầu tiên, mùi tây hình thành chồi non, thân rễ và các lá, năm thứ hai cây ra hoa. Chúng là các loài cây ưa ẩm và chịu được lạnh, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ khoảng 2-3°С, các mầm non chịu được sương giá tới -7°С. Trong những khu vực với mùa đông không quá khắc nghiệt thì rễ củ không nhất thiết phải đào lên khi mùa đông tới.

Mùi tây phát triển tốt trong các hố hay lọ (bình) sâu, do nó tạo điều kiện cho rễ mọc dài. Nó cần ít nhất là 5 giờ chiếu sáng mỗi ngày.

Nguồn gốc của mùi tây xuất phát từ khu vực Địa Trung Hải. Các loài hoang dã mọc nhiều ở khu vực này. Các loài được gieo trồng bao gồm: Loài lấy củ: Tại châu Âu (trừ khu vực Scandinavia và Pribaltic), ở Nga tới khu vực Moskva, miền nam Siberi và Viễn Đông. Các loài lấy lá có thể gieo trồng tới các vĩ độ cao hơn. Tại Bắc Mỹ: miền bắc Hoa Kỳ và miền nam Canada.

Giá trị dinh dưỡng

25-30 g lá mùi tây tươi chứa khoảng 70 mg vitamin C, bằng lượng vitamin cần thiết cho người lớn trong một ngày. Lá mùi tây cũng chứa các vitamin như В1, В2, РР, К, carotin, còn thân củ - protein (khoảng 4 %) và trên 7 % đường.

Tại một số khu vực ở châu Âu và Tây Á, nhiều món ăn được chế biến với lá mùi tây thái nhỏ rắc lên trên. Mùi vị của mùi tây đặc biệt thích hợp với món cá. Mùi tây cũng là thành phần cơ bản trong một số món xà lách của khu vực Tây Á, chẳng hạn tabbouleh- món ăn quốc gia của Lebanon. Tại Nam và Trung Âu, mùi tây là một phần của loại rau thơm bouquet garni, gồm nhiều loại rau thơm khác nhau, sử dụng trong nước hầm (xương, thịt v.v), xúp và nước xốt.

Mùi tây có giá trị như một chất làm thơm hơi thở, do nồng độ cao của diệp lục (chlorophyll). Adam Blackman,một nhà dinh dưỡng học cho rằng mùi tây có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của con người.

Sử dụng y học

Trong y học người ta hay dùng hạt mùi tây. Trà mùi tây có thể sử dụng như là một chất lợi tiểu. Những người bán thảo dược Trung Quốc và Đức cho rằng trà mùi tây giúp kiềm chế huyết áp cao, còn người Cherokee dùng nó như là một chất bổ dưỡng đế làm khỏe thận. Nó cũng hay được dùng trong vai trò của thuốc điều hòa kinh nguyệt.

Mùi tây dường như làm tăng bài tiết nước tiểu do nó ức chế cân bằng Na+/K+-ATPase trong thận, vì thế làm tăng bài tiết natri và nước trong khi làm tăng tái hấp thụ kali (PMID 11849841).


Thuốc uống

■Các bệnh tim mạch
■Ngộ độc
■Các bệnh lá lách
■Hen, viêm phế quản, ho
■Lãnh đạm, trầm cảm
■Thuốc lợi tiểu
■Sốt rét (Tinh dầu mùi tây)

Điều trị ngoài

■Các vết thương
■Các vết đốt của côn trùng (muỗi)
■Mặt nạ điều trị da (dành cho loại da dầu)

Chống chỉ định

Do tác dụng kích thích đối với cơ thể nên không được dùng mùi tây đối với phụ nữ đang mang thai. Người bị sỏi thận và viêm bàng quang (nước ép từ mùi tây có tác động kích thích các mô thận), huyết áp thấp, thiếu máu cũng không nên dùng.

Nguồn Wikipedia


macrobiotic
Bài viết khác:

Mùi tây

Mùi tây, Rau mùi tây - Petroselinum crispum (Mill.) Nym. ex Airy Shaw (P. sativum Hoflin.), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống 2 năm, cao 20-50cm, thân xẻ rãnh. Lá chia thùy hoặc xẻ nhiều phần hẹp, nhất là những lá phía trên. Tán kép nhỏ, không có bao chung, mang 3 tán; mỗi tán mang cỡ 10-15 hoa trắng, đối xứng hai bên, 5 lá đài nhỏ, 5 cánh hoa nguyên hay chẻ đôi, cỡ 2,5mm, 2 vòi nhuỵ. Quả tròn dài cỡ 4mm.

Bộ phận dùng: Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba et Folium Petroselini Crispi

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Tây Á và Bắc Phi, được trồng nhiều lấy lá làm rau ăn gia vị như Tỏi, Hành... Có thể thu hái cây quanh năm.

Thành phần hóa học: Các bộ phận của cây đều chứa: glucosid apiin, tinh dầu; hạt chứa coumarin... Tinh dầu có tỷ lệ cao trong quả và ở lá. Các thành phần chính đã biết là apiol, một hoạt chất estrogen, các vitamin A, B, C và chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, I, Cu, Mn, S, chlorophin, men, tinh dầu (pinen, tecpen, apiol, apein). Rất giàu vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, dãn mạch, kích thích cơ trơn, chống ung thư và trị giun. Dùng ngoài chống tiết sữa và tiêu sưng. Hạt khô kích thích và lợi tiểu.

Công dụng: Thường được chỉ dẫn dùng uống trong giúp tăng trưởng, trị: 1. Thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, suy nhược, ăn không ngon, chứng khó tiêu, đầy hơi, thối ruột, máu xấu, đa huyết, viêm mô tế bào, sốt gián cách, nhiễm trùng; 2. Thấp khớp thống phong; 3. Ðau bụng kinh; 4. Ðau gan mạn; 5. Trạng thái thần kinh dễ kích thích; 6. Mất trương lực của túi mật; 7. Ký sinh trùng đường ruột.

Dùng ngoài trị căng sữa, bạch đới, đụng giập, vết thương, vết đốt của sâu bọ, đau mắt, đau dây thần kinh, tàn nhang.

Cách dùng: Thường dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, với liều 25-50g toàn cây hay rễ, lá trong 1 lít nước. Đun sôi 5 phút, hãm 15 phút. Ngày uống 2 ly.

Dùng ngoài giã đắp, nấu nước rửa, chiết nước dịch ngâm cồn uống.

Nguồn Vho


macrobiotic
Mẫu đơn bì

Mẫu đơn bì còn gọi là đơn bì, phấn đơn bì, hoa vương, mộc thược dược, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa.



Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr. (Paeonia arborea Donn, Paeonia moutan Sims).

Thuộc họ Mao lương Ranunculaceae.

Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae hay Cortex Moutan) là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây mẫu đơn.

Ðơn là đỏ, bì là vỏ, da. Vị thuốc là vỏ màu đỏ.

Mô tả cây: Mẫu đơn là một cây sống lâu năm, có thể cao 1-1,5m, rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, lé chét giữa lại chia thành 3 thùy, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt vì có lông. Cuống dài 6-10cm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng.

Phân bố, thu hái và chế biến: Cây hoa mẫu đơn có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau được di thực sang châu Âu làm cảnh. Tại các nước này hoa nở vào tháng 5-7, kết quả vào tháng 7-8. Việt Nam ta mới di thực được cây này trong phạm vi thí nghiệm ở vùng mát.

Trước đây vào những ngày gần Tết, ta có nhập từ Trung Quốc cả cây vào để làm cảnh trong dịp Tết, nhưng giá rất đắt. Gần đây ít nhập cây mà chỉ nhập vỏ cây dùng làm thuốc. Hiện nay, ta đã có điều kiện để di thực và giữ giống hơn trước kia.

Tại Trung Quốc, người ta thu hoạch vỏ rễ ở những cây đã trồng được 3-5 năm, vào tháng 9 đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, bổ dọc vỏ rễ, phơi khô. Hoặc trước khi bổ vỏ dùng dao nứa hay mảnh bát, mảnh thủy tinh cạo sạch vỏ rồi mới nậy lấy vỏ phơi khô. Cách trên cho vị nguyên đơn bì, cách dưới cho vị quát đơn bì (mẫu đơn cạo vỏ). Có khi người ta còn sao cho vàng đen gọi là mẫu đơn bì thán mới dùng.

Công dụng và liều dùng: Theo tài liệu cổ mẫu đơn bì có vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tâm bào. Có tác dụng thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng chữa nhiệt nhập doanh phận, phát cuồng kinh giản, thổ huyết, máu cam, lao nhiệt cốt trưng, kinh bế.

Hiện nay mẫu đơn bì được dùng làm thuốc trấn kinh giảm đau, chữa nhức đầu, đau lưng, kinh nguyệt đau đớn, đau khớp. Còn dùng chữa kinh nguyệt không đều, những bệnh sau sinh nở.

Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc có mẫu đơn

Chữa mọi bệnh của phụ nữ, kinh nguyệt không đều, các bệnh sau khi sinh.

Mẫu đơn bì thang: Mẫu đơn bì 5g, đương quy 5g, thược dược 3g, sinh địa 6g, trần bì 4g, bạch truật 4g, hương phụ 3g, sài hồ 2g, hoàng cầm 2g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

GS. ÐỖ TẤT LỢI

Nguồn Ykhoanet
macrobiotic
Thương truật

Xuất xứ: Loại Chứng Bản Thảo.

Tên khác: Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).



Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.) DC.

Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

Mô Tả:

Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3 thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn. Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có một lớp chia rất nhỏ, hình lông chim. Hoa hình ống, đơn tính hoặc lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, phiến chia 5 thùy xẻ sâu, 5 nhị (có khi bị thoái hóa) nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm, nhỏ. Hoa tự Thương truật nhỏ và gầy hơn hoa tự Bạch truật. Quả khô.

Địa lý:

Cây này mọc ở Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.

Thu hái:

Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu, chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh thể như lông trắng là loại tôtw (Dược Tài Học).

Mô tả dược liệu:

Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).

Bào chế:

+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).

Bảo quản:

Để chỗ khô ráo, râm mát.

Thành phần hóa học:

+ 2-Carene, 1, 3, 4, 5, 6, 7-Hexahydro-2, 5, 5-Trimethyl-2H-2, 4a-Ethanopaphthalene, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene, Caryophyllene, Elemene, Humulene, Seliene, Patchoulene, 1,9-Aristolodiene, Elemol, a-Tractylone, Selina-4 (14), 7 (11)-Diene-8-One, Atractylodin, Hinesol, b-Eudesmol (Hoàng Trì, Trung Quốc Dược Khoa Đại Học Học Báo, 1989, 20 (5): 289).

+ Furaldehyde (Cao Kiều Chân Thái Lang, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1959, 79 (4): 544).

+ 3 b-Acetoxyatractylone, 3 b-Hydroxyatractylone (Tây Xuyên Dương Nhất, Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1976, 96 (9): 1089).

+ Atractyol, Atractylone, Hinesol, b-Eudesmol (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

Tác dụng đối với đường huyết: Cho uống nước sắc Thương truật hoặc chích dưới da dịch chiết Thương truật với liều 8g/kg đối với thỏ nhà, thấy lượng đường trong máu tăng lên, 1 giờ sau lại hạ xuống, và trong vòng 6 giờ lại lên (Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, 44 (2): 150). Nếu cho uống liên tục 8-10 ngày sau thì mức đường lại trở lại bình thường (Kin Yung Hi và cộng sự, Quốc Ngoại Y Học, Trung Y Trung Dược Phân Sách 1989, 11 (1): 57).

Tác dụng đối với hệ niệu sinh dục: Cho chuột nhắt uống nước sắc Thương truật không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy lượng muối tăng lên (Trung Dược Học).

Tác dụng vận động tiêu hóa: Cho dùng dịch chiết Thương truật với liều 75mg/kg thấy có tác dụng, chủ yếu là do chất b-Eudesmol (Lý Dục Hạo, Trung Dược tân Dược lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn 1991, (1): 27).

Đối với tá tràng thỏ, nước sắc Thương truật hơi có tác dụng co rút (Lô Chấn Sơ, Giang Tô Trung Y Tạp Chí 1986 (8): 25).

Tính vị:

+ Vị cay nhiều (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Vị ngọt cay, là vị thuốc dương mà có hơi âm (Trân Châu Nang).

+ Vị ngọt, tính hơi ôn (Y Học Khải Nguyên).

+ Vị đắng, ngọt, tính ôn, vị đậm, khí nhạt, âm trong dương, có mùi hôi, không độc (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).

+ Vị ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, âm trong dương (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy Kinh:

Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Y Học Khải Nguyên).

Vào kinh túc Thái âm Tỳ, thủ Thái âm Phế, thủ Dương minh Đại trường, thủ Thái dương Tiểu trường (Bản Thảo Cương Mục).

Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tân Biên).

Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).

Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

Tác dụng:

+ Trừ ác khí (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Minh mục, noãn thủy tạng (Tuyên Minh Luận).

+ Kiện Vị, an Tỳ (Trân Châu Nang).

+ Tán phong, ích khí, tổng giải chư uất (Đan Khê Tâm Pháp).

+ Kiện Tỳ, táo thấp, giải uất, tịch uế (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Táo thấp, kiện tỳ, phát hãn, giải uất (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Kiêng kỵ:

+ Kỵ trái Đào, trái Lý, thịt chim Sẻ, Tùng thái, Thanh ngư (Dược Tính Luận).

+ Kỵ Hồ tuy, Tỏi (Phẩm Nghĩa Tinh Yếu).

+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Người nhiều mồ hôi, táo bón: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Dùng thuốc có Thương truật phải kiêng ăn quả Đào, Mận, thịt chim Bù cắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều dùng: 4 – 12g.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị Tỳ kinh có thấp khí, ăn ít, ăn không ngon, chân tay phù, cơ thể mỏi mệt, nặng nề, không có sức (do tửu sắc gây nên, ăn uống quá sức, lao nhọc … gây nên nóng trong xương, gây nên chứng hư lao: Thương truật thật tốt 20 cân, tẩm nước gạo, bỏ vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 ngày đêm. Hôm sau lấy ra, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Cho vào nồi, đổ đầy nước, nấu 1 ngày 1 đêm, bỏ bã. Lại cho thêm Thạch nam diệp 3 cân (lau sạch màng đỏ), Chử thực tử 1 cân, Xuyên quy ½ cân, Cam thảo 120g, nấu 1 ngày 1 đêm, lọc bỏ bã. thêm Mật ong 3 cân, nấu thành cao. Mỗi lần uống 20g, lúc đói, uống với rượu thì tốt hơn (Sơn Tinh Cao – Ngô Cầu Hoạt Nhân Tâm Thống phương).

+ Trị mắt có màng mộng, làm thanh vùng đầu mặt, giữ vững hạ tiêu: Thương truật 1 cân, rửa sạch, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với Rượu, Giấm, nước Gạo nếp, Đồng tiện, ngâm 3 ngày, mỗi ngày phải thay nước. Rồi thái mỏng, bồi khô. Thêm Hắc chi ma vào, sao cho thơm, tán bột . dùng rượu nấu với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).

+ Trị lưng đau, chân yếu vì thấp khí làm cho tê, chân tay mỏi: Thương truật 1 cân, thái ra, trộn đều, chia làm 4 phần. Mỗi phần tẩm với nước Gạo, nước Muối, Giấm và Rượu, tẩm 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước 1 lần, rồi phơi khô, trộn đều. Lại chia làm 4 phần, mỗi phần sao chung với Xuyên tiêu, Hồi hương, Bổ cốt chỉ, Hắc khiên ngưu đều 40g. sao cho đến khi bốc mùi thơm thì bỏ các vị kia đi, chỉ lấy Thương tậttt, tán bột. Dùng Giấm nấu làm hồ, trộn thuốc bột Thương truật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, uống với rượu hoặc nước muối. Người trên 50 tuổi thì thêm Trầm oơng 40g vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).

+ Trị tóc bạc, làm cho da mặt xinh tươi, trẻ đẹp: Thương truật 1 cân, dùng nước gạo tẩm ½ ngày, tán bột. Địa cốt bì, rửa với nước ấm cho sạch, bỏ lõi, phơi khô, tán bột, 1 cân. Quả dâu (Tang thầm) chín 20 cân, cho vào chậu sành vò nát, dùng vải hoặc lụa vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột của 2 vị trên, quấy đều như hồ, đổ vào mâm (bằng nhôm thì tốt). Ban ngày phơi nắng mặt trời, ban đêm phơi sương cho nó hút lấy những khí tinh hoa tinh túy của mặt trời, mặt trăng, đợi đến khi khô, tán bột. Dùng Mật ong luyện hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ngon, mỗi ngày 3 lần. Uống được 1 năm, tóc đã bạc rồi cũng có thể biến thành đen. Uống liên tục 3 năm thì nhan sắc xinh tươi, trẻ đẹp như thiếu niên (Bảo Thọ Đường phương).

+ Bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương: Thương truật 5 cân, cạo bỏ vỏ thô, bồi khô, tán bột. Lấy nước gạo trộn với bột Thương truật, quấy đều cho đến đáy, gạn bỏ sạn. Hắc chi ma gĩa, bỏ vỏ, nghiền nát, lấy vải lọc lấy nước cốt, bỏ bã. lấy nước đó hòa với thuốc bột Thương truật, phơi khô. Mỗi lần uống 12g với nước cơm hoặc rượu nóng, lúc đói (Tập Hiệu phương).

+ Trị da mặt vàng, không còn sắc máu, biếng ăn, thích nằm, khí lực và tinh thần đều sút kém: Thương truật 1 cân, Địa hoàng ½ câ. Về mùa đông thêm Can khương 40g, mùa xuân, thu 28g, mùa hè 20g. tán bột, dùng hồ làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên (Tế Sinh Bạt Tụy).

+ Trị trẻ nhỏ bị báng tích: Thương truật 160g, tán bột. Gan dê 1 bộ, dùng dao tre mổ gan ra, rắc thuốc bột vào rồi dùng chỉ buộc lại, cho vào nồi đất, nấu thật nhừ. Gĩa nát, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Sinh Sinh Biên phương).

+ Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm: Thương truật 3 cân, men rượu 1 cân, sao vàng, tán bột. Dùng mật luyện hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. Nếu lạnh quá thêm Can khương 30g, nếu bụng đau âm ỉ, thêm Xuyên quy 90g. Gầy ốm quá thêm Cam thảo 60g (Trửu Hậu phương).

+ Trị chứng Tỳ thấp, tiêu chảy, kiệt sức, không ăn uống được, tiêu sống phân: Thương truật 80g, Bạch thược 40g, Hoàng cầm 20g, Quế 8g. tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).

+ Trị về mùa hè bị tiêu chảy do ăn uống không điều độ: Thần khúc, Thương truật, tẩm nước gạo 1 đêm, sấy khô, tán bột. Dùng hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm (Hòa Tễ Cục phương).

+ Trị ăn vào là đi tiêu ngay, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Thương truật 60g, Xuyên tiêu 30g, tán bột. Dùng giấm làm hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn (Bảo Mệnh Tập).

Tham khảo:

+ Người muốn khỏe mạnh, sống lâu, nên dùng Cao sơn tinh (Thương truật) vậy (Thần Nông Bản Thảo).

+ Công hiệu của nó khi uống một mình nó cũng có thể làm cho người ta sống lâu, tăng tuổi thọ, uống nó cơ thể nhẹ nhàng, không biết mỏi mệt là gì. Nó là vị thuốc cốtếuuu để kiện tỳ và điều dưỡng được trung nguyên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Công dụng của Thương truật gần giống như Bạch truật nhưng vì có vị thơm, cay mạnh hơn nên dùng nó để tiêu tán thì hay hơn… Điều đáng chú ý là Thương truật khác Bạch truật ở chỗ Bạch truật làm cho mồ hôi không ra nữa còn Thương truật lại làm cho ra mồ hôi vì Bạch truật chất chắc, đặc còn Thương truật chất sốp, nhiều lỗ nhỏ nên bốc hơi ra mạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị quáng gà: Thương truật 60g, lấy nước gạo tẩm 1 đêm, bồi khô, tán bột. Gan dê 1 cân, dùng dao tre mổ ra, rắc thuốc bột vào, lấy dây gai buộc chặt. Lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu nhừ, để nguội, ăn cho đến khi khỏi thì thôi (Thánh Huệ phương).

+ Trị mắt đau, quáng gà, mắt híp không mở ra được: Thương truật ½ cân, tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ vỏ, thái mỏng, bồi khô. Thêm Mộc tặc 60g, đều tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước trà hoặc rượu (Thánh Huệ phương).

+ Trị răng đau (nha phong): Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).

Tham khảo:

+ Thương truật là thuốc chủ yếu trị thấp, đờm. vị cay mà ấm nên trừ được tà. nó đượ chính khí của trời đất. Sách ‘Thần Nông Bản Thảo’ chưa chia ra Thương truật và Bạch truật, đến Đào Hoằng Cảnh mới phân biệt rồi đời sau trọng dụng Bạch truật mà xem thường Thương truật. Lý Đông Viên nói rất dúng là: khả năng bổ trung, trừ thấp thì dược lực của Thương truật không bằng Bạch truật nhưng côngdụng khoan trung, phát hãn thì lại hơn. Nói như vậy là đúng (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Thương truật cùng dùng với Hoàng bá, Ngưu tất, Thạch cao thì đi xuống, trị bệnh thấp ở hạ tiêu; Cho vào bài Bình Vị Tán thì trừ được thấp ở Vị; Cho vào thuốc như Thông bạch, Ma hoàng thì tán được tà ở tấu lý đến bì phu (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Thương truật vị cay, tính ôn, có tác dụng trừ thấp, phát hãn nhiều nhưng tán nhiều hơn bổ. Bạch truật vị ngọt, tính ôn, hoãn, có tác dụng kiện tỳ, khứ thấp, sức bổ Tỳ thổ mạnh hơn, bổ nhiều hơn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Thương truật dùng chung với gan Dê đực trị quáng gà có hiệu quả tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).



Nguồn Y học cổ truyền
macrobiotic
Hạt mơ

Ít ai biết quả mơ vốn đã quí, có nhiều công dụng dược tính, nhưng chất “hạnh nhân” bên trong hạt cứng càng quí hơn, nó có chứa chất B15, B17 có tác dụng phòng chống ung thư.
Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ. Hạnh nhân còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, dùng làm thuốc.



Nhân hạt mơ chứa: 35 - 40% chất dầu (dầu Hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase. Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.

Nhân hạt mơ chứa: 35 - 40% chất dầu (dầu Hạnh nhân), 3% amygdalin và men emunsin gồm 2 men amygdalase và prunase. Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn. Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.

Đối với làn da, hạnh nhân có tác dụng cải thiện cấ trúc bề mặt da và làm chậm quá trình lão hóa.



Nguồn Spasiam
macrobiotic
Hương phụ

Tên thuốc:
Rhizoma cyperi.

Tên khoa học: Cyperus rotundus L



Họ Cói (Cyperaceae)

Tên thường gọi: Cỏ Gấu.

Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Củ hình thoi dài 2 - 4cm, đường kính 0,5 - 1cm bề ngoài đỏ thẫm hay đen sẫm, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều lông màu nâu hay xám đen.

Dùng loại mọc ở bãi biển, củ to mập, chắc thơm, sạch lông, thịt hồng hồng là tốt

Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Can, kiêm vào 12 kinh mạch.

Tác dụng: thuốc điều khí, khai uất, thông kinh.

Chủ trị: thông kinh nguyệt không đều, chữa các chứng trong thai sản, trừ đờm, tiêu thực, giảm đau.

- Can khí uất kết: đau vùng hông sườn và cảm giác tức ở ngực: Dùng Hương phụ với Sài hồ, Uất kim và Bạch thược.

- Can khí phạm Vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị: Dùng Hương phụ với Mộc hương, Hương duyên và Phật thủ.

- Vị hàn, khí trệ: Dùng Hhương phụ với Cao lương khương trong bài Lương Phụ Hoàn.

- Can hàn: sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị: Dùng Hương phụ với Tiểu hồi hương và Ô dược.

- Can khí uất trệ: kinh nguyệt không đều, vú căng và đau: Dùng Hương phụ với Sài hồ, Đương qui và Xuyên khung.

Dùng sống: thông khí, trừ đờm.

Tẩm sao: vào Can Thận, điều khí huyết, thông kinh, huyết hư, nhuận táo, hành kinh lạc.

Sao cháy: chỉ huyết, bổ hư.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Cách Bào chế:

Theo Trung Y: Rửa sạch mài xác trên đá nhám cho sạch hết vỏ, ngâm vào nước đái trẻ em cho thấu mềm. Phơi khô, giã nát, hoặc dùng sống hoặc sao, hoặc tẩm giấm hay muối tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi đào về người ta phơi khô rồi sao cho cháy lông và rễ con.

- Hương phụ mễ (sinh Hương phụ): phơi thật khô, giã với trấu (cứ 1kg củ cho vào O,5kg trấu) bằng chày nHọn đầu cho trụi hết lông, vỏ. Việc làm sạch vỏ và lông đòi hỏi nhiều công, giã không khéo sẽ bị nát.

- Hương phụ thán: lấy Hương phụ rửa lại cho sạch, phơi khô, sao cho cháy đen tồn tính, bắc chảo ra lấy vung úp lại cho nguội, có thể tán bột.

- Hương phụ chế: cách này thường dùng. Lấy lkg hương phụ mễ, chia làm 4 phần:

Phần I: 250g tẩm với 200ml giấm (có độ Acid acetic trên dưới 5%).

Phần 2: 250g tẩm với 200ml đồng tiện của trẻ em khoẻ mạnh (lấy phần giữa nước tiểu).

Phần 3: 250g tẩm với 200ml nước muối 15%.

Phần 4: 250g tẩm với 200ml rượu 40o.

Mỗi phần sau khi tẩm để 1 đêm, sáng hôm sau giã dập, sao khô đến khi thấy mùi thơm là được, trừ phần tẩm rượu thì sao khô giã dập rồi mới tẩm rượu. Để riêng từng phần cho vào lọ kín. Có thể trộn chung 4 phần vào nhau đựng lọ kín. Sau khi tẩm sao, tán bột để làm hoàn tán. Phần tẩm giấm và tẩm đồng tiện là 2 phần quan trọng nhất, không thể không tẩm hai thứ này được.

Còn tẩm nước gừng, nước Cam thảo v.v... tuỳ theo đơn của lương y.

Bảo quản: Hương phụ tứ chế không nên bào chế nhiều, chỉ nên dùng đủ trong vòng 15 - 20 ngày. Đậy kín.

Kiêng ky: chứng âm hư và huyết nhiệt không nên dùng.

Nguồn Y học cổ truyền
macrobiotic
Hồng sâm

Nhân sâm (Panax Ginseng) là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền (YHCT) mà các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu chứng minh. Phạm vi chuyên khảo ngắn này có tính cách tổng hợp lại từ các huyền thoại về Nhân sâm của YHCT đến các nghiên cứu và kinh nghiệm ứng dụng Nhân sâm trong điều trị.

Đại cương


YHCT xếp Sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị thuốc bổaøn. Có nhiều loại sâm:
  • Nhân sâm (Panax Ginseng – Araliaceae): được mô tả sớm nhất, theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.
    Nhân sâm là loại củ có hình dáng giống hình người, nên một số vị thuốc khác có hình dáng tương tự cũng được gọi là Sâm, và hơn thế nữa nhân sâm là một vị thuốc bổ, nên các vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là Sâm. Để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào như:[/size]
  • Đảng sâm (Codonopis sp. Campanulaceae): mọc và sản xuất ở Thượng Đảng.[/size]
  • Huyền sâm (Sorophularia Miq. Scrophulariaceae): có màu đen.
  • Đan sâm (Salviae multiorrhizae Lapiataceae): có màu đỏ.
  • Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius Malvaceae): mọc và sản xuất ở Bố Trạch.
  • Sa sâm (Launae pinnatifida Compositae/Adenophora verticulata): “sa” là cát, sâm này mọc ở vùng đất cát.
  • Thổ cao ly sâm (Talinum crassifolium Portulacaceae)
  • Nam sâm (Schefflera octophylla Araliaceae)
  • Sâm rừng (Boerhaavia respens L.Nyctaginaceae).
  • Bàn long sâm (Spiranthes sinesis Orchdaceae).
  • Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax Pseudo Ginseng)
  • Sâm Nhật Bản (Panax Joponicum) dùng để thay thế khi không có Nhân sâm, có tác dụng bổ Tỳ – Vị.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax Quinquefolium): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu
    Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỷ và Nhân sâm như sau: sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với Nhân sâm có tính ấm hay nhiệt. Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
  • Sâm Tây Bá Lợi Á (Siberia Ginseng) còn gọi là sâm Liên Xô.
Tất cả các loại nêu trên đều có tác dụng bổ, nhưng việc sử dụng không đơn giản, có loại đã được nghiên cứu, có loại còn được dùng theo kinh nghiệm, nhưng quan trọng khi sử dụng phải nắm vững được dược tính của nó, nếu không, không những không hiệu quả mà đôi khi còn nguy hại nữa.

Các nghiên cứu về nhân sâm:


Theo Y học cổ truyền

Trung Quốc:

Nhân sâm mọc trong khe núi, được dùng để trị ngũ thương, an thần, giảm xúc động, hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thản và gia tăng trí năng. Dùng lâu sẽ gia tăng tuổi thọ (Y sư Đào Hoằng Cảnh, 452-536, Nghiên Cứu về Thần Nông Bản Thảo).

Nhân sâm có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tránh bệnh tật (Y sư Cát Hồng đời Đông Tấn)


Nhân sâm làm đổ mồ hôi, giảm sốt và gia tăng nội lực cho người bệnh (Thương hàn luận), còn là một vị thuốc bổ dương (Y sư Trương Trọng Cảnh).

Nhân sâm giúp cho những phụ nữ bị chứng lãnh cảm hay các cô dâu thẹn thùng trong đêm tân hôn. Dược liệu này đem đến sinh lực. (Tôn Tư Mạo, thế kỷ thứ VII, nghiên cứu về Phụ Khoa).

5 loại Sâm dùng để trị bệnh cho 5 tạng trong cơ thể là:

Nhân Sâm bổ Tỳ.

Sa Sâm bổ phế

Huyền Sâm (hay nguyên sâm) bổ Thận.

Đan Sâm (hay Xích-Huyết Sâm) bổ Tâm.

Quyền Sâm (hay Tử Sâm) bổ Can

Theo các nước khác

Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác cũng có Sâm như : Ấn Độ, Triều Tiên, Nhât Bản, vùng Viễn Đông Nga, vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên và Trung Quốc. Tại triều Tiên, Khai Thành là nơi trồng nhiều Nhân Sâm nhất và đã có hơn 200 năm kinh nghiệm trồng và sử dụng Nhân sâm. Tại Triều Tiên người ta phân ra 2 loại HỒNG SÂM và BẠCH SÂM, mỗi loại có nhiều hạng tốt xấu khác nhau:
  • Hồng sâm: là loại củ sâm to (nặng ít nhất 37g) đã qua bào chế sao tẩm với các phụ gia cũng là thuốc Bắc rồi đem chưng cách thủy và sấy khô đóng vào hộp gỗ.
  • Bạch sâm: Là loại sâm không đủ tiêu chuẩn để chế Hồng sâm. Sâm này khô và trắng, chỉ dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng sau đó phơi khô rồi đóng vào hộp giấy.
Tại Việt Nam:

Có nhiều dược thảo có tên Sâm được sử dụng từ rất lâu đời, nhưng với nhiều công dụng khác nhau như:
  • Bố Chính Sâm: mọc ở Phú Yên. Hải Thượng Lãn Oâng dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy mòn. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt.
  • Sâm Cau: mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ Thận, tráng Dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són,…
  • Sâm Đại Hành: mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa,…
  • Sâm Hoàn Dương: mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên nước ta, dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa,…
  • Sâm mây: mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Dân gian dùng làm thuốc bổ.
  • Sâm Ngọc Linh: còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kontum và Quảng nam ở độ cao 1500 đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Theo YHCT, khi nếm Nhân Sâm thì” Tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam” (trước tiên có vị ngọt, sau đó thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt); còn Sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh khi nếm vào thấy “ Tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ, khổ” (nếm thấy đắng, sau vẫn thấy đắng và đắng). Đó là sự khác biệt giữa Nhân Sâm và Sâm Việt Nam, còn về tác dụng thì cũng như nhau: dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, phục hồi sức khỏe, tăng sức chịu đựng và giải độc.
Tác dụng dược lý của nhân sâm theo y học hiện đại

Theo tài liệu cổ Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng (lá có vị đắng hơi ngọt), tính ôn vào 2 kinh Tỳ và Phế, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng để chữa Phế hư sinh Ho, Suyễn; Tỳ hư sinh Tiết tả; Vị hư sinh nôn mửa; bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát,…

Theo Y học hiện đại, dược tính của Nhân sâm dựa trên tác dụng của các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọngtrong Nhân sâm như: Saponin sterolic, Glycoside Panaxin, Tinh dầu (làm Nhân sâm có mùi đặc biệt), các vitamin B1 và B2, các acid béo như acid Panmitic, Stearic và Linoleic, các acid amin và hàm lượng Germanium cao.

Tổng hợp các công trình nghiên cứu Dược lý về Nhân sâm có thể tóm tắt như sau:

Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.

Với liều điều trị từ 2 – 9g: làm đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác, có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạtiềm phục của thần kinh và làm nhanh sự chuyển động của thần kinh.

Với liều cao: Gây hiện tượng quá trấn tĩnh. Đây là lý do dùng quá nhiều sâm vào buổi chiều tối làm khó ngủ.

Tác dụng trên huyết áp và tim

Nghiên cứu nước sắc và cồn Nhân sâm trên dược lý thực nghiệm thu nhận:

Nồng độ Nhân sâm thấp có tác dụng co bóp tim mạch và số lần co bóp tăng.

Nồng độ càng cao: tác dụng ức chế tim càng mạnh và hạ huyết áp. Do đó kết luận Nhân sâm có 2 hướng tác dụng lên hệ thần kinh thực vật:

Liều nhỏ có tác dụng như thần kinh giao cảm.

Liều lớn có tác dụng như thần kinh đối giao cảm (thần kinh phế vị)

Tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát dục của động vật

Nghiên cứu đối chiếu 2 lô súc vật thí nghiệm có dùng Nhân sâm và không dùng Nhân sâm ghi nhận, ở nhóm được uống Nhân sâm:

Trọng lượng súc vật tăng.
Thời gian giao cấu kéo dài.
Hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt.

Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật

Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) Daugolnilov (1950 – 1952), Brekhman và Phrumentov (1956 – 1957) cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh Tật.

Kích thích hệ thống miễn dịch làm gia tăng số lượng bạch cầu, đại thực bào và Interferon giúp cơ thể chống vi trùng và siêu vi.

Tác dụng bảo vệ cơ thể

Giảm lượng cholesterol máu, giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol, giãn nở các động mạch giúp cho sự tuần hoàn khỏi bị đình trệ tắc nghẽn, giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Hỗ trợ gan giúp gan giải các chất độc như rượu,…
Ngăn ngừa và bảo vệ tế bào tránh sự hủy hoại của các tia xạ, tia X quang,…
Giúp chống lão hóa cơ thể, lão hóa tế bào.

Tác dụng đối với stress

Nhân sâm có tác dụng bảo vệ không làm thay đổi trọng lượng tuyến thượng thận, lách và tuyến giáp của chuột trong quá trình chịu đựng stress thực nghiệm. Nhân sâm có tác dụng hỗ trợ cho sự tổng hợp các Glucocorticoides và Mineralocorticoides trong tuyến thượng thận. Sử dụng liều nhỏ Nhân sâm kéo dài giúp cho chuột cống và chuột nhắt trắng gia tăng khả năng chịu đựng sự kích thích của sự thay đổi nhiệt độ thật nóng và thật lạnh liên tục.

Tác dụng đối với chuyển hóa

Nhân sâm có tác dụng gia tăng sự tổng hợp protein và acid nucleic. Trong thực nghiệm nó làm gia tăng hoạt động của RNA polymerase trong nhân của tế bào gan chuột.

Các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều xác nhận rằng Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết cả trên thực nghiệm và lâm sàng.
Độc tính và liều sử dụng nhân sâm

[size="2"]Nhân sâm có độc tính rất thấp.
Liều độc cấp diễn LD50 là 16.5mg (dịch chiết)/kg
Liều sử dụng thông thường từ 1 – 9g, trong trường hợp choáng mất máu có thể sử dụng đến 30g.
Trong trường hợp dùng quá liều có thể gây những tác dụng phụ như: nhức nặng đầu, buồn nôn, tim nhanh, kích động, tăng huết áp.

Kinh nghiệm ứng dụng nhân sâm trong điều trị

Theo YHCT, Nhân sâm là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: sâm–nhung–quế–phụ…

Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn ấm vào kinh Tỳ và Phế, dựa vào tính vị này các Y gia đã cấu trúc nên các bài thuốc cổ phương ứng dụng vào điều trị như: ói mửa nhiều, tiêu chảy cấp, mất máu do xuất huyết gây giảm thể tích, mất máu, mất nước nhiều có dấu hiệu dọa trụy tim mạch, suy kiệt, gầy sút, chán ăn, hen phế quản, sốt gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, thấp khớp, cảm cúm có sốt cao, vân vân và vân vân…

Với lý luận của YHCT, khi cấu trúc một bài thuốc điều trị, dù với vai trò chủ dược trong bài thuốc bổ hay với vai trò khác trong bài thuốc đặc trị, thì Nhân sâm bao giờ cũng mang ý nghĩa bổ dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật ( Phù chính – Khu tà).

macrobiotic
Địa hoàng

Địa hoàng - Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ.

Hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Rehamanniae, thường gọi là Địa hoàng



Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc. Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài 1-2cm. Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy; mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng.

- Sinh địa: Củ Địa hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều.

- Thục địa: Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Thành phần hoá học: Trong rễ có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten. Còn có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.

Tính vị, tác dụng: Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc.

Người ta đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa hoàng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô. Ngày dùng 8-16g, có thể dùng đến 40g.

Thục địa dùng trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hoả bốc lâm sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện. Ngày dùng 12-40g.

Theo Y học cổ truyền
vantrung
Anh Huỳnh Văn Ba 458/1 Nguyễn Đình Chiểu P4, Q3 TPHCM có sản xuất trà MU trong túi nhỏ, uống trà ,bỏ xác, hoàn toàn thiên nhiên giá 20000 đồng / 4 túi nhỏ. Trà uống vào làm ấm người. Trà MU của Nhật giá 160000 đồng / 8 túi nhỏ, bán ở 198/58 Đoàn Văn Bơ P9 Q4 hỏi cô Lan.

Lưu ý:

Loại thực phẩm chức năng dạng bột hòa tan có sử dụng hóa chất loại bỏ chất cặn như cặn bả cà phê...thì nên hạn chế dùng.
TS Ohsawa nói nước cốt trái cây có 3 lớp: lớp cặn, lớp đục và lớp trong trên cùng. Người ta sử dụng hóa chất làm cho nước trái cây nhân tạo chỉ có 1 lớp trong veo ,không có cặn lắng gì cả và uống rất ngon,để lâu không hư...
14/1/2010 NVT
Diệu Minh
Đây là thứ trà quí của người Thực dưỡng dùng trong dịp tết nguyên đán, nhất là ở những vùng có khí hậu lạnh...

Các bạn hãy đãi khách quí của các bạn bằng trà Mu; tôi đã bao lần chứng kiến các bậc thầy tâm linh phản ứng thế nào với thứ trà quí này. Vì sao? vì các bậc thầy tâm linh đều rất là nhạy cảm và (tôi nghĩ một phần cũng tại vì các bậc thầy đã hơi bị âm!)

Có lần tôi dùng trà Mu vài hôm ... vùng mông ấm áp tận trong sâu tới đốt xương cùng... tới mức không còn nhu cầu đi ngâm mông!
Diệu Minh
Chau khoj r co a.uong tra Mu tot lam co a.may ma co tra Mu nen hom t4 vua r chau thj cung tot.chau cam on co nhjeu.chuc co ngu ngon.bao gjo co ra thj co nhan tjn cho chau nhe.Cam on co da gjoj thjeu cho chau dj hoc thjen.chau va me se co gang sap xep thoj gjan de tu tap.chau chao co
Tin nhan cua Hoang - 19 t, dang hoc o nhac vien, hang xom nha minh.
Tra Mu dac tri ho boi Am?
the nao la ho boi am?
Ho vao ban dem, uong tra cu sen thay k ky dieu bang tra Mu, vi cam thay nong va hao, nhung tra Mu uong nong? luc bi ho ban dem? Cam giac uong toi dau ho rat, ngua hong dut toi do...
Diệu Minh
TRA MU PHA NHU THE NAO HA CO OI?

- Đun nhỏ lửa 20 phút hoặc cho vào phích giữ nhiệt Zojirushi để hãm nữa giờ sau uống...
Diệu Minh


Trà MU

Chữ Mu có nhiều nghĩa, là “không”, là “trống rỗng” và là “đồng nhất”, là duy nhất; trà Mu do tiên sinh Ohsawa sáng chế trên căn bản y học dược thảo cổ truyền Phương Đông dành cho các bệnh của phụ nữ. Nó gồm 16 cây cỏ hoang thiên nhiên phối hợp, pha trộn tinh tế gồm cả nhân sâm. Việc pha trộn các loại thảo dược đầy tính nghệ thuật đã tạo cho vị nhân sâm trong trà Mu có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ sử dụng nhân sâm đơn thuần. Thực tế, chỉ sử dụng nhân sâm không thôi thì tác dụng quá mạnh..
Trà Mu dương hoá cơ thể một cách êm dịu và nhanh chóng, Trà Mu có chứa 16 thứ dược thảo tự nhiên
Trà Mu được chế biến từ các thành phần tự nhiên được sấy khô, không có thành phần đường và được coi là dương nhất trong các loại đồ uống Thực dưỡng, do vậy, trà Mu chỉ nên uống trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
Đây là loại trà thảo dược hấp dẫn, nhất là trẻ con chúng rất thích uống vì nó đặc biệt thơm ngon; hương vị không quá ngọt sắc, hiệu quả kích thích nhẹ nhàng. nó được coi như loại đồ uống giúp cân bằng cơ thể một cách hoàn hảo.
Tìm đọc : “A xít và Kiềm” của Aihara, NXB VHDT, 2004.

Cách dùng:
1. Cho người khoẻ mạnh: nấu 1 gói với 3 tách nước (nửa lít – ¾ lít nước) trong 10 phút. Trà này giúp làm hết mệt mỏi, dương hoá cơ thể hơn và làm giảm cân. (sử dụng uống rất tốt sau hoạt động dục, vì nó làm phục hồi sức nhanh chóng).
2. Cho người bệnh: nấu 1 gói với nửa lít nước trong 30 phút (nấu sôi 5 phút, để nhỏ lửa 25 phút) cạn bớt, đủ dùng cho 1 người 1 ngày. Có thể hâm lại trước khi uống hay pha vào ấm ủ. Người âm có thể uống trà này mỗi ngày trong 1 -2 tuần lễ, đặc biệt nhất là khi:
• Rối loạn hệ thống tiêu hoá, yếu bao tử.
• Rối loạn hệ thống hô hấp, như ho bởi âm.
• Rối loạn cơ quan sinh sản, đau bụng kinh hoặc kỳ kinh không đều.
• Mắt bị tam bạch (lộ thêm phần trắng phía bên dưới tròng đen – tìm đọc “Thuật dưỡng sinh và đời người qua tướng mắt”)
• Trà Mu làm dương hoá, tăng cường sinh lực và làm ấm tử cung của người phụ nữ, nên uống ngay sau khi sinh.
Nên tham gia học các lớp NẤU ĂN THIỀN để biết nhiều món ăn ngon bổ khoẻ cho bản thân và những người thân yêu….
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.