Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Mướp đắng ngăn chặn khối u di căn
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Thực Dưỡng ngăn ngừa ung thư
Diệu Minh
Mướp đắng ngăn chặn khối u di căn
Lần sửa cuối: 22:32, 27/3/2010, bởi VLoSer
Nữ giáo sư Ratna Ray cùng cộng sự ở ĐH Saint Lonis, Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy mướp đắng, tên khoa học là Momordica charantia, một loại quả được người dân châu Á hay dùng, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đường huyết và cholesterol, đặc biệt nó còn có tác dụng kích hoạt một loạt các hoạt hóa ở mức cellular và làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn.
Chính vì những tác dụng này mà người Trung Quốc, Ấn Độ thường dùng dịch ép từ mướp đắng cho mục đích chữa bệnh trong nhiều thế kỷ qua.

Mướp đắng có tác dụng làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn. Ảnh minh họa nguồn internet.
Kết quả của nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư của Hiệp hội Ung thư Mỹ số ra tháng 3/2010. Hiện nay nhóm đề tài đang nghiên cứu tiếp tác dụng các chiết xuất từ mướp đắng ở động vật và nếu kết quả như mong đợi sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên con người.
Lý do, trong mướp đắng có chứa nhiều hợp chất hữu ích như phytochemicals carotenoids, flavanoids, polyphenols và vitamin C...
(Theo Duy Hùng SKĐS/Net/AB/SD)


http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/M%C6...i_u_di_c%C4%83n
nlton
QUOTE(Diệu Minh @ Mar 29 2010, 09:45 PM) *


Chào,

Tôi đã tìm tại GOOGLE, thấybài sau đây, xin gởi đến các bạn cùng biết.

Mướp đắng (khổ qua)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mướp đắng, miền Nam Việt Nam gọi là Khổ qua (danh pháp khoa học: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Tên gọi trong tiếng Anh của mướp đắng là bitter melon hay bitter gourd được dịch từ tiếng Trung: 苦瓜 (kǔguā) khổ qua; (苦 khổ: đắng; 瓜 qua: mướp; 苦瓜 khổ qua: mướp đắng[1]).

Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.

Dây, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, vị đắng. Hạt khi quả chín có màu đỏ. Cây được trồng bằng hạt.

Mướp đắng (luộc, để ráo, không cho muối)

Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 79 kJ (19 kcal)
Các bon hyđrát 4.32 g
Đường 1.95 g
Chất xơ thực phẩm 2.0 g
Chất béo 0.18 g
Chất béo no 0.014 g
Chất béo không no đơn 0.033 g
Chất béo không no đa 0.078 g
Protein 0.84 g
Nước 93.95 g
Vitamin A equiv. 6 μg (1%)
Thiamine (Vit. B1) 0.051 mg (4%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.053 mg (4%)
Niacin (Vit. B3) 0.280 mg (2%)
Vitamin B6 0.041 mg (3%)
Axít folic (Vit. B9) 51 μg (13%)
Vitamin B12 0 μg (0%)
Vitamin C 33.0 mg (55%)
Vitamin E 0.14 mg (1%)
Vitamin K 4.8 μg (5%)
Can xi 9 mg (1%)
Sắt 0.38 mg (3%)
Ma giê 16 mg (4%)
Phốt pho 36 mg (5%)
Ka li 319 mg (7%)
Muối ăn 6 mg (0%)
Thiếc 0.77 mg (8%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ thường nhật của người lớn.

Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
….
Các món ăn làm từ mướp đắng

Mướp đắng được nấu ở Cao Hùng, Đài Loan.

Canh mướp đắng nấu với chả cá thát lát viên

Khổ qua nhồi thịt hầm

Khổ qua ăn sống với ruốc bông

Khổ qua xào với trứng

Mứt khổ qua

Trà khổ qua

Bài thuốc từ mướp đắng

Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

- Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.

- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.

- Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau

Tác dụng thực dưỡng

+ Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).

+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.

+ Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.

Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.

Mướp đắng trong đời sống

Trong tiếng Trung, "mặt mướp đắng" (苦瓜臉) là cụm từ dùng để chỉ một vẻ mặt nghiêm nghị hoặc buồn.

Trong tiếng Việt, có thành ngữ "mạt cưa, mướp đắng" chỉ những thứ không thể ăn nổi.

Ở Việt Nam, khổ qua là món ăn phổ biến vào những ngày Tết, đặc biệt ở miền Nam. Tuy nhiên có hai cách giải thích trái ngược nhau về món ăn này trong ngày tết. Một cách giải thích cho rằng khổ qua nghĩa là rước đến cái khổ cho mình[2] cho nên không nên ăn, cách giải thích thứ hai lại cho rằng ăn cho cái khổ nó qua đi[3].

http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB...4%91%E1%BA%AFng

-----

Mướp đắng VN có tác dụng hạ đường huyết

Phòng hợp chất tự nhiên - Viện Công nghệ hóa học (Viện Khoa học và công nghệ VN) cho biết trong khuôn khổ của chủ đề nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của trái và hạt cây mướp đắng” đã chứng minh được quả mướp đắng VN (còn gọi là khổ qua, tên khoa học Momordica charantia L.) có tác dụng hạ đường huyết.

Theo TS Nguyễn Ngọc Hạnh - viện phó Viện Công nghệ hóa học, kết quả thử nghiệm tại ĐH Y dược TP.HCM và ĐH Dược Kyoto
(Nhật) cho thấy dịch chiết từ trái mướp đắng được thu hái tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển dược liệu miền Trung có hoạt tính hạ đường huyết.

Tuy nhiên, chất nào trong trái mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết đang được tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm. TS Hạnh cho biết tại viện của bà cũng đã nghiên cứu thành công qui trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ trái mướp đắng.

QUỐC THANH

Việt Báo (Theo_TuoiTre)

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Muop-dang-VN-co...t/40029967/248/
----
Mướp đắng món ăn ngon và vị thuốc quý

ItaExpress 26/03/2009 4:02 pm


Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, loại trừ độc tố trong cơ thể…

Ngoài ra, mướp đắng còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon và giải nhiệt cơ thể.

Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt; dân gian một số nơi còn dùng khổ qua (loại mọc hoang dại, trái nhỏ bằng ngón chân cái) dùng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan - bằng cách chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày; dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp; hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng - bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác; người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử; dân gian thường dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn; những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt... Hiện nay, khổ qua là loại dược liệu được nhiều người biết đến với công dụng hạ đường huyết - những người bệnh tiểu đường có thể dùng trái khổ qua tươi để cả hạt đem thái mỏng, phơi khô (dùng trái già càng tốt, nhưng không dùng trái chín). Mỗi ngày dùng khoảng 50 gr khổ qua khô này.

Trị rối loạn về đường huyết: Đó là những rối loạn về huyết thể hiện trên làn da bên ngoài như lở loét, ngứa ngáy, vảy nến…Một tách nước ép khổ qua còn tươi pha với 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nhấp miệng từ từ vào lúc bụng còn trống trong vòng từ 4 đến 6 tháng sẽ điều trị tốt những bệnh lý trên. Nước ép khổ qua còn giúp ngừa bệnh phong.

Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và ít để lại tác uống và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. .Chữa sốt, say nắng: Nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng phát sốt.
Khổ qua phơi khô giúp giải nhiệt, tâm thần bất định, hồi hộp, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng hơn.

Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng 1 lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng 1 lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).

Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.

Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.

Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.

Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).

Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Những món ăn từ mướp đắng
Mướp đắng nhồi thịt

Chuẩn bị: 4 trái mướp đắng, 100g thịt rọi nhiều nạc, 100g cá thác lác, 1 lọn bún tàu, nấm mèo, hành củ, hành lá, gia vị (mỗi thứ một ít).

Chế biến: Mướp đắng rửa sạch. Dùng dao bổ dọc một đường bên hông trái, lấy hết hạt, rửa sạch 1 lần nữa. Thịt băm nhuyễn, cá quết lại cho dai, mộc nhĩ ngâm nở, cắt thành sợi, bún tàu ngâm mềm, cắt nhỏ. Hành rửa sạch, thái nhỏ.
Trộn chung tất cả các hỗn hợp trên và nêm chút gia vị cho đậm đà rồi dùng làm nhân nhồi vào mướp đắng đã lấy hạt. Xếp mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi, cho đầy nước và nấu cho mềm. Múc ra tô và rắc ít tiêu, hành ngò lên mặt.

Mướp đắng xào trứng
Lấy hai trái mướp đắng, bỏ hạt và bào mỏng. Đảo dầu ăn với hành thái nhỏ cho thơm và bỏ mướp đắng vào đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, rồi cho 1 - 2 quả rứng gà vào đảo đều. Trứng chín, tắt bếp, múc ra đĩa, rắc ít hạt tiêu, ăn có vị giòn, thơm.

Bí quyết

Chọn quả có màu xanh đậm, thon dài, vỏ còn tươi, không tì vết. Những quả có gai nở to ăn thường ít đắng.
Để vị đắng bớt đi, trước khi hầm bạn trụng sơ mướp trong nước sôi pha ít muối và đường, vớt ra xả nước lạnh và để ráo.

Để giữ tươi lâu, bạn nên gói mướp đắng cẩn thận bằng 2 lớp nylon và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

Với món mướp đắng hầm, nấu mềm ăn mới ngon, nhưng với mướp đắng xào thì ngược lại, nên xào vừa chín tới, ăn sần sật sẽ có vị đắng mà lại bùi.

H.N (tổng hợp)

http://www.itaexpress.com.vn/tin_ita/s_c_k..._va_v_thu_c_quy
---

Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.