Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Trồng thuốc quý trên bãi Giữa sông Hồng
Thực Dưỡng > Chữa bệnh bằng Thực Dưỡng > Canh tác theo thiên nhiên
home
Trồng thuốc quý trên bãi Giữa sông Hồng
Bài viết cập nhật lúc: 06:29 ngày 31/03/2010
6 năm nay, bà Phạm Thị Ngọc Trâm (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội), nhà nghiên cứu về thực dưỡng ở Hà Nội thuê đất, trồng ngưu bàng trên bãi Giữa sông Hồng.

Theo bà Trâm, trong các loại rau củ quả phổ biến của con người, củ ngưu bàng là loại thực phẩm rất có giá trị về mặt dinh dưỡng. Chúng có thể được chế biến và sử dụng đơn giản như các loại rau củ hàng ngày bằng cách luộc, xào, muối dưa…, trong thực đơn dành cho mọi người, không chỉ riêng người theo thực dưỡng.

Bà Phạm Thị Ngọc Trâm đang chế biến ngưu bàng. Ảnh: Hồng Quân
“Hiện giờ ở Việt Nam, ngưu bàng mới chỉ phổ biến trong những người theo thực dưỡng và giới y học. Trong khi đó, ở Nhật Bản và người Hàn Quốc, người ta dùng củ ngưu bàng phổ biến như người Việt Nam dùng củ cải hay cà rốt vậy. Với nhiều giá trị về dinh dưỡng và y học, tiềm năng của củ ngưu bàng ở Việt Nam vẫn còn rất lớn”, bà Trâm cho biết.

Ruộng ngưu bàng giữa sông Hồng

Từ năm 2004, bà Trâm đã thuê đất trên bãi Giữa sông Hồng để trồng những thửa ruộng ngưu bàng đầu tiên từ những gói hạt giống ngưu bàng được người bạn gửi từ Australia. Theo bà Trâm, việc trồng ngưu bàng khá đơn giản, không đòi hỏi các loại phân bón và thuốc trừ sâu.

Ruộng ngưu bàng trên bãi Giữa.
Ngưu bàng thường được trồng ở vùng đất pha cát, trong đó, đất phù sa sông Hồng là loại rất thích hợp. Nhiệt độ tốt nhất để trồng ngưu bàng là 22 - 26 độ C. Với khí hậu miền Bắc, thời gian trồng nên diễn ra cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch là thích hợp.

Việc chăm sóc ngưu bàng chỉ vất vả trong 1 - 1,5 tháng đầu vì phải tưới thường xuyên, sau đó cây sẽ tự phát triển, gần như không cần phải chăm tưới. Củ ngưu bàng được thu hoạch vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.

“Khi không bận việc ở nhà, tôi lại lên bãi Giữa, có khi là vài ngày, để tận hưởng bầu không khí thôn dã và được lao động chân tay như một người nông dân chính hiệu. Điều này cũng nằm trong tinh thần hài hòa của khoa học thực dưỡng (*)”, bà Trâm chia sẻ.

Những mùa ngưu bàng bội thu

Từ những bỡ ngỡ ban đầu, trong đó, có cả lần thất bại do ngưu bàng chết vì tưới nước không đúng cách, những thửa ruộng ngưu bàng của bà Trâm đã vươn lên xanh mướt và cho về những vụ bội thu.

Thu hoạch ngưu bàng ở bãi Giữa.
“Ngưu bàng phát triển rất tốt trên đất phù sa sông Hồng. Những củ ngưu bàng của chúng tôi trồng không bón phân hoá học và phun thuốc trừ sâu mà vẫn “to đùng”, có củ dài đến 1,2 m”, anh Nguyễn Văn Tấn, quê ở Hưng Yên, người trực tiếp chăm sóc ruộng ngưu bàng trên bãi Giữa cho biết.

Với bà Trâm, khó khăn trước mắt đối với việc phát triển cây ngưu bàng trên bãi Giữa là việc tìm được người quản lý có giỏi, có thể túc trực thường xuyên và gắn bó bền lâu với mảnh đất trồng ngưu bàng. Về lâu dài, bà mong muốn được cộng tác với những người có tâm huyết để mở rộng diện tích trồng ngưu bàng sang các khu vực khác.

“Tôi chỉ là một người nghiên cứu về khoa học thực dưỡng chứ không phải một người làm kinh tế, nên trong việc tiếp cận thị trường vẫn còn rất nhút nhát”, bà Trâm cho biết.
Ngưu bàng còn có tên gọi khác là tên khác đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm. Loài cây này có tên khoa học là Arctium lappa Linn, thuộc họ Cúc (Asterraceae).

Ngưu bàng là cây thân thảo lớn, thẳng, cao 1 - 2 m, có khía và phân nhánh, lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân, phiến lá to, rộng 50 cm, gốc lá hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay gợn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.

Quả và rễ ngưu bàng có thể dùng làm thuốc. Quả ngưu bàng chín được phơi hay sấy khô có tên dược liệu là Ngưu bàng tử là, Ngưu bàng căn là rễ ngưu bàng được thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70 độ C.

Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.

Ngưu bàng căn có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu (loại acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng với một số bệnh ngoài da.
(*) Đề cao sự hài hòa trong dinh dưỡng, giáo sư Sakurazawa Nyoichi khai sinh khoa học thực dưỡng (ẩm thực dưỡng sinh). Cách thức dưỡng sinh này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh.
Theo www.baodatviet.vn
huynhdoan2000

Chào sư phụ...


Sư phụ đúng là đầy đủ bài bản !!! Cái gì cũng giỏi hết !!!

Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.

Sư phụ ôi...nếu là như vậy thì Ngưu bàng là Âm ????
Vien Linh
QUOTE(huynhdoan2000 @ Apr 12 2010, 08:24 AM) *
Chào sư phụ...
Sư phụ đúng là đầy đủ bài bản !!! Cái gì cũng giỏi hết !!!

Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.

Sư phụ ôi...nếu là như vậy thì Ngưu bàng là Âm ????


Nhân Sâm theo đông y cũng tính hàn ,( người đau bụng do hàn mà uống sâm dễ tắc tử )

Nhưng theo Ohsawa thì Nhân sâm là dương

Đừng nên căn cứ hể là tính hàn (đông y ) là âm trong cách phân loại ÂD của ngài Ohsawa
Diệu Minh
Này hình như là loại ngưu bàng và ngưu bàng tử của đông y khác hẳn loại ngưu bàng mà có củ mà ta sử dụng đấy...

Và cái dòng nói rằng tỳ vị hư hàn không dùng là "lấy" của bên đông y mà ra; sách Td chả nói tí gì về điều đó cả.

Cho nên không thể "y cứ" vào đó mà không dám sài, vì nó ở trong lòng đất từ 6 tháng trở lên, và rất dương...

Vả lại nếu "tính nó" như thế thật thì tìm cách chế khắc nó đi mà sài chứ ... hay là bỏ thêm tí gừng nướng?

marhaba
QUOTE(Vien Linh @ Apr 12 2010, 05:03 AM) *
Nhân Sâm theo đông y cũng tính hàn ,( người đau bụng do hàn mà uống sâm dễ tắc tử )

Nhưng theo Ohsawa thì Nhân sâm là dương

Đừng nên căn cứ hể là tính hàn (đông y ) là âm trong cách phân loại ÂD của ngài Ohsawa


Bác VL,

Hình như "Nhân Sâm theo đông y cũng tính hàn" chỉ là truyền thuyết? hay là nói về sâm Hoa Kỳ?
Cũng theo dân gian thì người sắp chết (âm thịnh, dương tận), nếu cho ngậm sâm thì kéo dài thời gian (hấp hối). Như vậy sâm có tính dương?

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m
Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.

http://thuvien.maivoo.com/Bai-viet-c3/NHAN-SAM-d4001
"Trương Trọng Cảnh, người được xem như y tổ của Trung y coi nhân sâm là vị bổ dương"

Lúc trước cháu có thử nếm 1 ít sâm vụn của Hàn Quốc, lọai dạt - có tẩm mật ong thì phải, nghĩ là chắc ko sao, ko ngờ người như "bốc hỏa", đầu chóang.
Vien Linh
Nhân sâm là loại cây lấy củ làm thuốc , có thời gian sinh trưởng càng lâu càng tốt , càng chịu khắc nghiệt với thời tiết và ĐK sinh trưởng càng nhiều thì càng tốt ; Bởi thế tương truyền có loại nhân sâm có tới 1000 năm tuổi

Theo Đông y thì sâm có tính hàn (lạnh). Vì vậy, những người yếu do “cảm mạo phong hàn”, đau bụng do “lạnh bụng”… không được cho dùng nhân sâm. Dân gian đã có câu chuyện về ông thầy lang đọc sách thuốc không đến nơi đến chốn và “phúc thống phục nhân sâm…” (“đau bụng cho uống nhân sâm…”) khiến bệnh nhân “tắc tử” – để cảnh báo chúng ta cũng là vì lẽ vậy.

Đầy tràn dường như trống không , nên cái cực dương của nhân sâm hơi khó thấy bằng mắt thường . Thánh nhân thực sự cũng khó thấy trong xã hội thời nay

Bạn Marhaba thân mến ; bạn đọc cuốn " Lịch sử 4000 năm Trung Quốc " thấy rất rõ vđề này
Diệu Minh
Tính của nhân sâm như thế nhưng ngài Ohsawa đã khéo dấu nó vào món trà Mu nổi tiếng thì ai cũng có thể dùng, và dùng tốt lắm, rất là giá trị...

Thật là kỳ diệu PP Thực dưỡng - làm cho mọi món ăn thành ra bài thuốc quí.
huynhdoan2000
QUOTE(Diệu Minh @ Apr 13 2010, 12:32 PM) *
Tính của nhân sâm như thế nhưng ngài Ohsawa đã khéo dấu nó vào món trà Mu nổi tiếng thì ai cũng có thể dùng, và dùng tốt lắm, rất là giá trị...

Thật là kỳ diệu PP Thực dưỡng - làm cho mọi món ăn thành ra bài thuốc quí.



Đúng là có nhiều vấn đề bàn cải !!!
Bởi vậy, đệ nghi ngờ Đông y, nam y là..."mặc ưa" ??? Thuốc nào tiền nhiều thì ...hết bệnh ??? Sách vở cũng...loạn cào cào ???
Hên là có tổ sư bày dạy pp GLMM...Nếu không có tổ sư...chắc cuối đời người ta ...phải bán nhà mua thuốc !!!

Hi,... Vi nhân bất phú...Vi phú bất nhân !!! Vì kiếm tiền trị bệnh...chuyện gì cũng dám làm ....
.........................................................

marhaba
QUOTE(Vien Linh @ Apr 12 2010, 10:25 PM) *
Nhân sâm là loại cây lấy củ làm thuốc , có thời gian sinh trưởng càng lâu càng tốt , càng chịu khắc nghiệt với thời tiết và ĐK sinh trưởng càng nhiều thì càng tốt ; Bởi thế tương truyền có loại nhân sâm có tới 1000 năm tuổi

Theo Đông y thì sâm có tính hàn (lạnh). Vì vậy, những người yếu do “cảm mạo phong hàn”, đau bụng do “lạnh bụng”… không được cho dùng nhân sâm. Dân gian đã có câu chuyện về ông thầy lang đọc sách thuốc không đến nơi đến chốn và “phúc thống phục nhân sâm…” (“đau bụng cho uống nhân sâm…”) khiến bệnh nhân “tắc tử” – để cảnh báo chúng ta cũng là vì lẽ vậy.

Đầy tràn dường như trống không , nên cái cực dương của nhân sâm hơi khó thấy bằng mắt thường . Thánh nhân thực sự cũng khó thấy trong xã hội thời nay

Bạn Marhaba thân mến ; bạn đọc cuốn " Lịch sử 4000 năm Trung Quốc " thấy rất rõ vđề này


Tiếc là cháu chưa có điều kiện đọc sách đó. Ý bác là nhân sâm cực dương sinh âm? Bác có thể giải thích thêm?

Nhưng thấy sách Đông y mà ghi như vậy thì hơi mơ hồ. Dùng lọai sâm nào, bao nhiêu tuổi, trọng lượng bao nhiêu thì bị như vậy? Đau bụng là đau bụng lọai gì? Có bao nhiêu trường hợp bị chết như vậy? Nếu chỉ có 1 thì ko đáng tin cậy.

Bên HQ họ bán sâm non ở chợ như bán củ cải vậy, rẻ tiền, ai cũng mua dễ dàng, nếu bệnh đau bụng mà ăn sâm bị chết như vậy thì chắc chắc người ta đã khuyến cáo rồi. Ngòai ra trong tiệm ăn họ thường ngâm nhân sâm với rượu đãi khách, nếu ai bị đau bụng mà vô tình uống vô thì chắc ngỏm!

Họăc nếu nó hàn thì cho mấy ông bệnh tăng xông uống được ko? -> Chắc mấy ổng đi sớm quá!

Nếu theo ông Ohsawa biện luận âm dương thì nhân sâm là dương, bệnh đau bụng tiêu chảy là âm -> có thể dùng nhân sâm để trị được?
Vien Linh
Nếu chúng ta có một đời sống chuẩn mực , và không mưu cầu những chuyện xa xăm thì cũng chẳng hơi đâu mà bỏ cả đời ra để nghiên cứu thuốc ( kể cả nghiên cứu nhân sâm ), Trừ những cuộc sống do tiên thiên bất túc bởi từ cha mẹ

Loài vật có dùng thuốc chăng , là do bản năng ; còn con người dùng thuốc là do nhu cầu cuộc sống . Những ai sống không cần thuốc là đã gần với Đạo ; điều này Ohsawa không nói nhưng VL nói dùm ngài Ohsawa

Bề mặt càng lớn thì bề lưng càng rộng ; chúng ta trả giá cho những mưu cầu không chỉ là mặt trái của sự tương đối , mà quan trong hơn là sự Vô Minh để phải hoang phí cuộc đời mình

Dục tính tự nhiên của bản năng + lý trí phát triển --> con người phải cần đến thuốc để cân bằng sức khoẻ --> Hoàng đế Nội Kinh xuất hiện ( ngày xưa hạng vương tôn mới cần đến thuốc )

Nhân Sâm được biết đến từ rất lâu do dược tính bổ dưỡng của nó , nên có nhiều loại thảo dược có dược tính bổ cũng được mang họ sâm ; có loại là động vật cũng mang họ sâm như Sâm đất , hải sâm ... Nói như thế để biết có nhiều cái không giống nhau giữa những loại sâm từ tính chất cho đến công dụng

Nhân sâm trồng & nhân sâm tự nhiên cũng có nhiều điểm không giống nhau ... cũng như con người vậy : Phàm nhân chỉ giống thánh nhân cái hình thể & nguyên lai tự tánh mà thôi

Còn việc luận ÂD khác nhau giữa Ohsawa và đông y , thì mỗi người phải tự tìm hiểu lấy , điều này Ohsawa bảo thế , bạn Marhaba thông cảm nhé

Chúc vui
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.