Thật nghịch l‎ý khi đời sống kinh tế được nâng cao thì chất lượng sống, tiêu biểu là chất lượng bữa ăn của người dân lại giảm xuống, điều mong ước lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có lẽ là: Có thể ăn dưa chuột theo cách ăn không cần gọt vỏ như… ngày xưa mà không sợ bị ngộ độc!

Hãy nói không với "thực phẩm ô nhiễm"


Con người vẫn luôn chung sống với các độc tố đến từ môi trường sống. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng hàm lượng độc tố (PCP) mà con người có thể dung nạp tối đa trong một ngày là 10 picogram trên 1 kg trọng lượng cơ thể (1 picogram là 1/1.000 tỷ gram - PPT). Thế nhưng trên thực tế ngưỡng an toàn này luôn bị phá vỡ…

Loại trừ các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm mỗi trường, thực phẩm ô nhiễm cũng là một nguồn gây độc đến sức khỏe của con người. Ảnh hưởng của ô nhiễm thực phẩm có mức độ trực tiếp và nguy hại không thua kém bất kỳ một tác nhân gây ô nhiễm nào khác. Đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay, không ai dám chắc rằng mình có được một nguồn cung cấp thực phẩm an toàn.


Ăn gì cũng… độc


Hàng ngày, con người đã phải tiếp xúc trực tiếp với các nguồn độc tố gây hại ngày càng tràn lan trong môi trường sống. Có thể nói con người chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị… đầu độc như thời hiện đại. Các nguồn ô nhiễm này không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn là nguyên nhân gây nên sự gia tăng của hàng loạt các ca bệnh nặng, bao gồm các bệnh ung thư và biến dị sinh lý.

Trong một môi trường ô nhiễm như vậy, lời khuyên đầu tiên để nâng cao sức khỏe bao giờ cũng là dùng thực phẩm như là một phương thuốc giải độc tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có lúc nào người tiêu dùng lại phải lo lắng và lúng túng trước nạn ô nhiễm độc chất trong rau quả, thịt cá, các loại hàng chế biến phổ biến trong đời sống hàng ngày như hiện nay. Các cơ quan chức năng không "đụng" đến thì thôi chứ đụng đâu là có độc chất ở đó.

Rau muống nhiễm thuốc trừ sâu, kí sinh gây bệnh đường ruột, thương hàn có mặt khắp các chợ, thực phẩm đông lạnh với dư lượng kháng sinh, hàng chế biến thì tràn lan thuốc nhuộm phẩm màu, hóa chất tạo màu mùi và có cả các loại hóa chất bảo quản độc hại… Rồi nước tương, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt… cho tới bánh kẹo, đường sữa… hoa quả chứa độc tố thì đã quá… nổi tiếng, nhưng đến như gạo là lương thực cơ bản cũng có thể nhiễm các loại thuốc như semicarbazide, acetamipri… được sử dụng để chống nấm mốc, sâu mọt. Lại nhớ chuyện đợt lũ lụt lớn ở Hà Nội và miền Bắc hồi cuối năm ngoái, rau Trung Quốc được nhập về ồ ạt đi cùng với dấu hỏi to tướng về chất lượng. Thế là người tiêu dùng vội vã "tìm về" với rau nội địa mà quên đi một điều rằng rau nội địa trước đó, cũng chứa nhiều "nghi án" về hàm lượng độc tố không kém rau Trung Quốc.


Hậu quả khôn lường


Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm thực phẩm đã cho rằng: mở rộng điều tra ra tới đâu thì ô nhiễm thực phẩm lan ra tới đó. Việc sử dụng độc tố trong quá trình nuôi trồng chế biến thực phẩm có vẻ như đã trở thành "thói quen" của các nhà sản xuất. Trong khi việc kiểm tra, kiểm soát các loạt hàng thực phẩm, cả nội địa và nhập khẩu vẫn đang bị bỏ ngỏ, phó mặc cho "người tiêu dùng thông thái", phải tự gồng mình đối phó. Không khó khăn gì trong việc tìm kiếm một gói bột gia vị có giá chỉ vài ngàn đồng nhưng có thể sử dụng cho một lượng nước dùng đủ cho vài chục tô phở hay các loạt bột tổng hợp để sát trùng, bảo quản rau củ quả lâu ngày… mà ngay chính cả người sử dụng cũng không biết là bột gì!

Rồi chuyện tìm thấy dư lượng độc tố trong rau thủy sinh, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau xanh hay dư lượng thuốc tăng trọng trong thịt cá… cao gấp hàng chục lần mức cho phép là… chuyện thường. Chỉ lấy ví dụ như trà xanh loại "thần dược" phổ biến giúp giải độc thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, trà xanh (lá trà xanh chưa qua chế biến) hiện nay được khuyến cáo là không nên dùng để… tắm cho trẻ con (chứ đừng nói gì đến uống) vì dư lượng thuốc trừ sâu quá cao. Các vùng trồng trà hiện nay cũng là "điểm nóng" về sự phát triển mạnh của bệnh ung thư không kém gì các vùng gần các khu công nghiệp ô nhiễm. Tuy nhiên, trà chỉ là một ví dụ "không điển hình". Tình hình ô nhiễm vi khuẩn, vi sinh và độc chất "nội ngoại" đang diễn ra tràn lan trên trị trường lương thực, thực phẩm, nước uống.

Việc "phòng dịch" đối với ngộ độc thực phẩm dường như là một điều bất khả. Nếu bị nhiễm độc tức thời có khi còn là… may vì dù có bị thương vong thì cũng còn biết mình chết vì cái gì. Nhưng nếu đó là những độc tố gây suy thận, viêm gan, hoại tủy, teo cơ… có thể dẫn đến tai biến gây nên các chứng ung thư và hàng loạt các căn bệnh nan ‎y khác cho người tiêu dùng. Theo báo cáo của Bộ Y tế, số người chết vì ung thư tại Việt Nam đã lên đến 200.000 người/năm trong đó 35% là ung thư do thực phẩm gây nên. Chưa kể đến nguy cơ các độc tố có thể len lỏi vào hệ miễn dịch di truyền cho nhiều thế hệ tiếp nối. Đó mới là hậu quả thật khó lường!


Hãy bán đắt hơn!


Các loại thực phẩm có hại nhất (điển hình là thức ăn đường phố) thì đối tượng hấp thụ chủ yếu lại là trẻ em. Lợi nhuận - nguyên nhân khiến cho những người sản xuất - kinh doanh thực phẩm ô nhiễm ngày càng gây nên nhiều "tội ác" đối với cộng đồng. Chính bởi vậy, người tiêu dùng không "trông mong" gì ở việc các nhà sản xuất hay kinh doanh thực phẩm "bán rẻ" bằng cách sử dụng quá nhiều độc tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để giảm giá thành.

Hãy cứ bán đắt hơn để mang để cho người tiêu dùng những bữa cơm sạch. Và hãy chắc chắn là cung cấp những sản phẩm thực phẩm thực sự "sạch" chứ đừng bán theo kiểu "rau sạch made in China" không có giấy kiểm dịch đã từng tồn tại ở rất nhiều quầy rau sạch hay các siêu thị trong thời gian qua. Có lẽ không người tiêu dùng nào tiếc tiền để mua lấy sự an toàn về sức khỏe cho mình.

Những con số cũng như tình trạng ô nhiễm độc tố không còn là những hiện tượng đặc thù mà đã trở thành một đại dịch trong đời sống xã hội. Chạy theo lợi nhuận bất kể sức khỏe của người tiêu dùng là một tội ác, thậm chí có thể bị coi là một hành độc giết người và cần phải có quy định chế tài đích đáng đối với người sản xuất hay kinh doanh "vô lương tâm"chứ không thể dừng lại ở mức phạt hành chính hay tạm đóng cửa để "chấn chỉnh". Và cơ quan chức năng chịu trách nhiệm "gác cổng" cho sức khỏe của người dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp với tình hình ô nhiễm thực phẩm như hiện nay không thể chỉ lấy cớ không đủ phương tiện hay nhân lực để kiểm tra là… ngồi khoanh tay. Ô nhiễm thực phẩm phải bị coi là một hiểm họa và cũng nên đặt vấn đề là cần phải có một bộ luật hoàn chỉnh về An toàn Lương thực, Thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng cũng như trừng trị thích đánh các hành vi "đầu độc cộng đồng" của những người buôn bán vô lương tâm.

Việt Báo(Theo Tiêu Dùng)

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Song-chung-voi-...o/80103957/524/

--------------------------------------------

.... tôi suy nghĩ về bài báo này ... định viết ra những suy nghĩ của mình chia sẽ cùng với các bạn ..nhưng cảm thấy bất lực ..nhìn lại bản thân thấy mình nhỏ bé quá ..thân mình còn chưa lo song ..thì làm sao mà đóng góp chút gì ,giúp đỡ chút gì cho cộng đồng VN

theo suy nghĩ thiển cận ,kém hiểu biết của tôi về VN ... có lẽ ngành Thực Dưỡng sẽ cứu vớt lấy 1 phần nào đấy tình hình An Toàn Thực Phẩm của VN hiện tại , nhưng... muốn làm được thì phải cần nhiều người hợp sức lại , các cửa hàng Thực Dưỡng liên kết với nhau ,,những người ăn uống Thuc Duong , những người có tâm huyết với ngành Thuc Duong liên kết lại với nhau ... thì mới có huy vọng giúp đỡ cứu lấy tình hình An Toàn Thực Phẩm của VN

có lẽ tôi quá ngây thơ , thiển cận , suy nghĩ đơn giản .. lúc bắt tay làm việc thực tế sẽ có nhiều điều phát sinh ,như bất đồng ý kiến ,khác quan điễm , kinh phí ..v..v... sẽ là những rào cản đi đến 1 tập thể thống nhất

đất nước VN chúng ta ,người dân chung sức ,đồng lòng đánh đuổi giặc ngoài ,giành lấy độc lập tự do cho VN ... không lẽ vấn nạn An Toàn Thực Phẩm hiện tại của VN ,chúng ta không làm được sao ?

tôi khẳng định chúng ta làm được ..nhưng rồi cái nghèo ,cái khó ,kinh tế ....đã làm cho con người tham lam ,đánh mất lương tâm ,đánh mất tình người => tạo ra Thực Phẩm có hại ,nguy hại ...v..v.. cho con người VN chúng ta

cái chính vẫn là giải quyết cái nghèo ,cái khó ..v..v cho người dân ..nhưng .. những người không nghèo ,không khó khăn kinh tế Họ cố tình ,cố ý tạo ra những Thực Phẩm không tốt cho người dân VN chúng ta

Ngành Thuc Duong chúng ta muốn vươn lên ,muốn giúp cho người VN ,muốn đánh đỗ ,thay đỗi những người vì hoàng cảnh nghèo ,khó khăn kinh tế hay những người cố ý ,cố tình ... không đơn giản chút nào ( chúng ta không cần đánh đổi , thây đổi Họ ,chúng ta đi trên con đường của chúng ta , ai muốn đi chung con đường của chúng ta thì chúng ta giúp họ ,điều này không ai bắt buột chúng ta phải làm ... tự mội người chúng ta suy nghĩ và hành động )

nhìn lại bản thân mình ... thấy mình thật là tệ hại ,xấu xa

cầu mong những điều tốt đẹp đến với Thực Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm cho cộng đồng VN

KinhThanh