Không tin những gì nhân tạo

Trong những "khẩu hiệu" của Thực dưỡng là "Không tin những gì nhân tạo"...
Tôi mới chợt nhận ra hiện nay ở Việt Nam có nhiều người học đạo kiểu nhân tạo, ví dụ: chỉ đọc sách, nghe băng, nghe đĩa hình đĩa tiếng...
Mà chả có cái kiểu người xửa ngày xưa: tới ở với thầy và hầu thầy để học đạo ...

Thời Đức Phật còn hiện tiền mỗi vị tăng muốn tu à?
Thì ở với ngài 5 năm liền...

Ngày nay không còn Đức Phật, sư Thư đã ở Miến 5 năm liền để được gần "Tam Bảo",...

Thầy tôi "phát hiện" loại học đạo nhân tạo này, sư cô Tuệ Hiền đang ngồi cạnh tôi số một tràng Hán Nôm:
"Ngũ hạ dĩ tiền, tinh chuyên Giới Luật
Ngũ Hạ dĩ hậu, thính giáo tham thiền"
Ý nói rằng: 5 năm đầu, người học trò phải ở gần thầy để mà nghiêm trì giới luật, khi mà giới luật thành thục thì 5 năm sau, mới được bước vào thực tập tham thiền...
Mà khi đang tham thiền rồi vẫn phải kề cận với thầy một bên...

Chúng tôi được gặp và nghe ngài Ottamasara... sau đó đưa lên mạng và Sati khen giọng ngài rất hay... tôi bật lên nghe thử xem ... thấy khác xa với những gì mà chúng tôi được gặp trực tiếp.

Từ đó tôi lại càng thấy sự thật với những gì qua băng đĩa sao mà khác xa... vì thế có câu: bất lập văn tự giáo ngoại biệt truyền là để dành cho việc học thiền là phải học trực tiếp với các vị thầy còn đang sống....