Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Quà tết Thực dưỡng?
Thực Dưỡng > Giao lưu > Cửa hàng Thực Dưỡng Ngọc Trâm
Diệu Minh
- Gạo lứt và muối vừng thì không thể và không nên thiếu dầu chỉ 1 ngày: dại gì mà ăn gạo trắng trừ trường hợp bất khả kháng; vì quả thật trên đời có miếng gì ngon cho bằng miếng cơm gạo lứt nhai kỹ?
Ăn riết rồi có lúc cảm thấy nó quá bổ béo tới mức tự mình bớt ăn lại... ngay cả cơm lứt và muối vừng cũng ăn ít đi: vì nó quá là ngon lành và bổ dưỡng! đó là nguyên nhân chính!
- Cơm lứt rang: nấu 1 nồi cơm rồi có thể dùng ăn vài 3 ngày, khi cần thì rang lên là ngon lắm rồi, có thể dùng món này để đãi khách quí nữa.
- Có sẵn trong nhà món miso Nhật làm tại VN ngon quá trời nên chả còn cảm thấy thiếu gì nữa... nếu không có "món này" chắc năm nay mình nghĩ tới nào là nem, nào là giò chả... món này dùng làm quà tết của dân gạo lứt được đấy! Vừa mới bán ở nhà mà đã có người mua biếu nhau ngay, thiên hạ tinh mồm thế không biết, vừa cho nếm là mua liền ngay, chả tốn một lời quảng cáo: đúng là có thực mới vực được đạo, chả cần nhiều lời!
- Ninh một nồi măng lưỡi lợn với phổ tai và hành tây cũng ổn
- Nính đỗ lên làm món súp các loại đỗ: đỗ đỏ, đỗ gà, đỗ lăng...
- Mua miến Tĩnh Túc về làm món miến ... vì "ăn như thế" cũng gần như là "không ăn" những thứ bổ béo (gạo lứt và muối vừng quá bổ béo, rất là bổ béo!),. có thể nấu măng rồi thả vào vài sợi miến này!

Bí quyết về sự ngọt ngào: rong phổ tai và nấm đông cô! cộng thêm chút tamari sạch của Nhật: chao ôi ngon quá trời! ninh sẵn hỗn hợp này để đó bỏ vào hầu hết các món ăn.
- Chuẩn bị ít rau sạch: nhất là rau chùm ngây ăn lành, sao trồng nó không hề bị sâu bệnh? vì thế cho nên người ta chả bao giờ phải phun thuốc trừ sâu! nó mọc mạnh tới mức chả cần phải phân bón nữa... (dân mình còn trồng nó làm cọc rào! ở Bãi giữa tớ cũng trồng nó làm cọc rào!).
- Để cho khỏi có cảm giác "tủi thân" thì nên làm món nem ngon lành mà ăn, chả tội gì mà không ăn nem trong ngày tết ...

- Món "ăn chơi" là mấy quả mơ muối nhà làm... rắc thêm cam thảo cho nó bớt mặn và bớt chua, cam thảo bột khá ngọn sẽ làm cho món mơ muối thành ra ô mai hấp dẫn phết! từ năm nay những ngày tết sẽ có món này bán.
- Làm món rong biển kho với giềng và tương cổ truyền cùng với chút nấm đông cô và mì căn chín cắt cục (bỏ sau cùng trước khi món kho gần cạn nước) thật khó có món nảo có thể sánh ngon cho bằng NÓ: nếu có thì chỉ có món cá kho của bà nội ngày xửa ngày xưa may ra mới sánh kip! Nhưng ăn cá kho vẫn còn là BÉO quá vì cá nó cũng có mỡ cá chả dễ tiêu bằng dầu vừng!

Tóm lại: có món mơ muối rắc cam thảo, miso của Nhật và miến Tĩnh Túc của Cao Bằng là có thể làm quà tết thì yên tâm là mình đã mang thứ quí nhất trong nhà đi biếu người thân... hi, có người quen thân chỉ thích biếu tương cổ truyền nhà làm...

Phở trà cũng có thể là món quà biếu ý nghĩa... hay là Yến mạch thì cũng vậy...
Muốn "quí hơn" thì có thể dùng trà Mu, thuốc đánh răng của Nhật...
Và với những người bệnh thì dùng bột sắn dây đồi và tekka và tamari làm quà biếu thì tốt lắm.

Còn ngày tết thì nên tự thưởng món trà Mu hay đơn giản là trà gạo lứt ...
- Ô còn món bánh chưng và món xôi gấc nữa...
Còn gì nữa nhỉ?

... Mai tiếp...
huynhdoan2000

- Gạo lứt và muối vừng thì không thể và không nên thiếu dầu chỉ 1 ngày: dại gì mà ăn gạo trắng trừ trường hợp bất khả kháng; vì quả thật trên đời có miếng gì ngon cho bằng miếng cơm gạo lứt nhai kỹ?


Đệ tử nghĩ cũng như sư phụ !!
Dại gì mà ăn gạo trắng...Nhưng thỉnh thoảng vẫn ăn gạo trắng nếu trong nhà có người ăn thừa ra...[ Không lẽ đổ bỏ ?]...Mè thì dứt khoát ngày nào cũng phải "có" ăn !! Vì sao ? Vì mè giúp cho tóc đen...Đệ tử sợ già lắm ! Đệ tử ngày nào cũng nấu 1 lon gạo lứt ăn với muối mè...Rồi thì tự do, muốn ăn gì thì ăn thêm...Luôn quan sát cái bụng ! Và quan sát phân tiểu...

Ăn riết rồi có lúc cảm thấy nó quá bổ béo tới mức tự mình bớt ăn lại... ngay cả cơm lứt và muối vừng cũng ăn ít đi: vì nó quá là ngon lành và bổ dưỡng! đó là nguyên nhân chính!
Sư phụ ôi, ăn riết rồi cũng sanh ngán !! Đúng là tất cả rồi sẽ biến dịch !! Nhưng vì sợ già, sợ bệnh, sợ chết nên không dám bỏ ăn...
Trong kinh có nói...Thiện tâm thì thường thoái thất, còn Ác tâm thì ngày càng tăng trưởng !!
Không lẽ ...Nhân sinh tánh bản ác ?? [ Người đời tính tình vốn gian ác ?]

- Cơm lứt rang: nấu 1 nồi cơm rồi có thể dùng ăn vài 3 ngày, khi cần thì rang lên là ngon lắm rồi, có thể dùng món này để đãi khách quí nữa.

Sư phụ nói cái nầy, đệ tử không hiểu ? Cơm lứt nấu buổi sáng, để tới chiều là muốn "thiêu"...Làm sao dùng tới 3 ngày ? Còn rang là lấy cơm nguội rang ??

- Có sẵn trong nhà món miso Nhật làm tại VN ngon quá trời nên chả còn cảm thấy thiếu gì nữa...

Đệ tử nghi ngờ cái món miso Nhật nầy ? Chắc họ có bỏ thêm cái gì vô, chứ miso làm gì mà ngon ? Mặn muốn bể cái đầu ... Công nhận lúc trước, đệ tử có mua Tekka ướt [ lúc đó 60 ngàn một hũ nhỏ]...Không biết cơ sở nào làm ? Ăn ngon ác tỷ !! Ngọt ngọt ! Chả biết sao nữa ?? Không lẽ có "A-ki-nô-mô-tô" ?? Nhưng cái món tương cổ truyền của sư phụ thì ngon lắm !! Ăn có vị ngọt... Tekka, miso, tương cổ truyền của đệ tử làm thì...không thấy ngọt gì cả...Mặn quá ! Chả thấy ngon lành gì cả...Chủ yếu ăn cho có "kiềm" dương !! Nhờ vậy ăn axit âm chút ít cũng chả sao !



Bí quyết về sự ngọt ngào: rong phổ tai và nấm đông cô! cộng thêm chút tamari sạch của Nhật: chao ôi ngon quá trời! ninh sẵn hỗn hợp này để đó bỏ vào hầu hết các món ăn.

Ngoài thị trường có bán hạt nêm Knorr làm bằng Nấm và Rong biển...Không biết có dùng được không ?

- Chuẩn bị ít rau sạch: nhất là rau chùm ngây ăn lành, sao trồng nó không hề bị sâu bệnh? vì thế cho nên người ta chả bao giờ phải phun thuốc trừ sâu! nó mọc mạnh tới mức chả cần phải phân bón nữa... (dân mình còn trồng nó làm cọc rào! ở Bãi giữa tớ cũng trồng nó làm cọc rào!).

Nhà của đệ tử thì rau bù ngót cả đống...Mà sao từ nhỏ đến lớn , đệ tử ít khi nào "thích" ăn rau !




- Món "ăn chơi" là mấy quả mơ muối rắc thêm cam thảo cho nó bớt mặn và bớt chua, cam thảo bột khá ngọn sẽ làm cho món mơ muối thành ra ô mai hấp dẫn phết! từ năm nay những ngày tết sẽ có món này bán.

Mơ muối + cam thảo thì trong siêu thị có bán... Mà chắc là họ không làm theo TD đâu ....


- Ô còn món bánh chưng và món xôi gấc nữa...

Lâu ăn mấy món nầy cũng ngon ...
Diệu Minh
Sư phụ nói cái nầy, đệ tử không hiểu ? Cơm lứt nấu buổi sáng, để tới chiều là muốn "thiêu"...Làm sao dùng tới 3 ngày ? Còn rang là lấy cơm nguội rang ??


ở Hà Nội đang lạnh dưới 10 độ C, vì thế cơm nấu lên để tự do trong nồi cũng không thiu, vả lại cơm rang ngon quá mà, rang cơm nguội ấy?
Thử đi biết ngay: rang với chút dầu, vì là rang lên thì sẽ dương hơn, nên cho chút dầu ăn cho nó "quân bình"... cơm lứt rang ngon nhớ đời luôn.
Nhà tớ đang để cái gói miso chính tay tớ làm kia, tháng nữa bỏ ra ăn thử xem sao?
Chắc là ngon rồi, vì sao?
Hôm nọ thấy tớ muốn làm đại lý cho họ ở HN, người Nhật họ tới nhà xem xét và tớ hỏi tại sao lại như thế nọ như thế kia?
Họ nói: phải để miso vào ngăn mát để nó bảo quản vitamin, lúc đó tớ mới liên tưởng tới quá trình làm tương và miso của tớ:
- Quả đúng là có giai đoạn đầu thường là 100 ngày đầu tiên thì cả miso và tương đều là "ngon nhất" ... sau đó vị ngọt nó bớt đi chút và vị muối nó cũng bớt gắt gao hơn... vì thế những thứ này để lâu thì chỉ có dân sành điệu NÓ mới khám phá ra vì vị ngọt nó không đập thẳng vào lưỡi ngay như là mấy món ăn "giai đoạn đầu" như thế...

Như thế tất cả các loại miso mà "lâu năm" thì vị ngọt dứt khoát bị giảm bớt đi là phải rồi.

Giống như là mớ rau tươi và rau héo ấy: rau vừa hái ngoài vườn về nấu ăn khác hẳn rau mua ở chợ là như thế mà.
Khác khá xa đấy nhé, về độ ngon ngọt ấy.

Cách khác để ngon ngọt là phải bỏ thêm vào nhiều gạo nếp: vì chỉ có nếp mới tạo ra đường ngon ngọt!

Nếu tớ có giống mốc tớ sẽ gửi cho Huynhdoan làm lại lần nữa về miso nhá?

- Không được bỏ thêm bất cứ một chút nước nào vào thêm
- Không được để cho không khí lọt vào khối nguyên liệu
- Không cần phải phơi nắng hàng ngày.
- Mốc gạo nếp lứt... không cần phải để tới giai đoạn mầu vàng hoa cau... mà "lấy" hay là sử dụng từ khi nó mới trở thành trắng toát và có mùi rượu!

Làm xong ém kỹ lại là ổn.
Tớ được học trực tiếp với người Nhật tớ biết cách là miso ngon và thơm rồi.

Ngoài thị trường có bán hạt nêm Knorr làm bằng Nấm và Rong biển...Không biết có dùng được không ?

Xem NÓ bao nhiêu tiền và ngẫm mà xem Lan nó bán rong biển bao nhiêu?
Làm sao mà lại có giá rẻ bèo như thế?
Hiện nay họ có loại siêu ngọt nữa, họ đưa tiền thật nhiều cho bọn kiểm tra chất lượng là XONG... đừng dễ tin vào điều đó.

Hiện nay mọi người đều tự nhiên dùng loại này mới gớm chứ?
Tớ mua thử và bỏ ngay không dùng, và giật mình vì giá cả sao lại rẻ hơn cả đường?

Xem họ bán rong biển và nấm bao nhiêu mà bột nêm rong biển nấm lại rẻ bèo như thế?

Mơ muối rắc cam thảo là loại nhà làm lấy chứ ai bảo ra siêu thị mua?
tusen
QUOTE
Sư phụ nói cái nầy, đệ tử không hiểu ? Cơm lứt nấu buổi sáng, để tới chiều là muốn "thiêu"...Làm sao dùng tới 3 ngày ? Còn rang là lấy cơm nguội rang ??
hì huynh bỏ vô tủ lạnh là xong, khỏi thiu. Khí hậu ở VN vừa nóng, ô nhiễm, vừa dơ huynh để ngoài dù gạo là loại k phân hóa học cũng bị thiu. Mà hình như là gạo mau thiu là có nhiều phân hoá học lắm đấy. Cái loại mà muội mua hồi đó [ thấy rẻ nên mua] mới nấu buổi sáng, buồi chiều 3h thiu ngay lập tức. Do nó chảy " mồ hôi " nhiều quá (âm) , thiu cũng phải.

QUOTE
Đệ tử nghi ngờ cái món miso Nhật nầy ? Chắc họ có bỏ thêm cái g“ vô, chứ miso làm g“ mà ngon ? Mặn muốn bể cái đầu ...


k hiểu sao mà muội thấy nó ngon lắm, ăn không thì mặn thiệt, chứ ăn mà bỏ vô soup hay các món xào, kho thì tuyệt hảo. Loại muội mua là loại brown rice mísô , mai mốt mua thêm loại bảrlêy mísô nữa , toàn là 3 năm. Muội hình như k thiếu mísô đc, mỗi lần nấu ăn k có mísô là ăn k ngon
Diệu Minh
Muội hình như k thiếu mísô đc, mỗi lần nấu ăn k có mísô là ăn k ngon

Như thế nghĩa là bạn vừa thiếu kiềm dương vừa thiếu đạm khá nhiều.

Cơm mau thiu còn do từ trường của người "rờ mó" tới hạt cơm.
Có những người động đâu thiu đấy: từ trường quá là nhiều trược điển, âm khí.

Thằng điên ở gần nhà tôi ngày trước, nó mà rờ vào cơm là thiu ngay lập tức.
Cơm thiu chưa chắc đã là... chỉ là do thời tiết mà thôi.

Hi

justmevn
Cơm mà thiu được thì không phải là có nhiều thuốc trừ sâu, mà là (có thể) nhiều phân bón, thuốc tăng trưởng. Nó mà để mãi không thiu cho thì có mà giống hoa quả nhập từ TQ.
Một hiện tượng xảy ra thì có thể do 2 nguyên nhân hoàn toàn trái ngược nhau: bỏng thì có bỏng do nóng hoặc bỏng do lạnh (bỏng lạnh còn nguy hiểm hơn); không có nấm mốc, không ôi thiu thì có thể do đồ quá dương (nhiều muối), hoặc quá âm (có ngâm chất bảo quản, ...)

Đồ ăn nếu đảm bảo hoàn toàn organic, nhất là gạo lứt, thì Ohsawa bảo, để thiu ăn càng có lợi cho dạ dày, tiêu hóa; chỉ là không đẹp mắt, không ngon cái miệng, mùi chua, cảm giác ghê ghê theo thành kiến mà thôi.
huynhdoan2000

Hôm qua, có một anh bạn lại chơi. Anh ta là người mà đệ nói...có 3 khối u ở gan...Ăn GLMM rất kỹ, được hai năm rưỡi. Tiêu 2 còn 1. Anh bạn nầy rất giỏi về nông nghiệp...Tự trồng lúa ngắn ngày [ 3 tháng] như bao nhiêu người khác. Chỉ có điều là rãi phân rất ít, tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu. Tất nhiên là năng suất kém rồi ! Anh ta đem lúa đi chà lứt. Trộn với gạo huyết rồng mà ăn [ chắc cho đỡ hao ?] ...Khâm phục, khâm phục !!
Trong cuộc nói chuyện, đệ thu thập được 2 thông tin do anh bạn nầy cung cấp...

-- Có một loại nồi ủ [?]...Nồi bằng mủ, bên trong có cái ca inox, có nắp đậy, Cái ca nầy có thể nấu bằng bếp gas...hoặc là dùng chứa đựng thức ăn gì gì đó. Bỏ thức ăn vào ca, rồi bỏ vô cái nồi mủ bên ngoài. Đậy nắp lại... Từ sáng tới chiều , thức ăn vẫn còn nóng !! Cái nồi ủ nầy giống y như là cái bình thuỷ...dùng "ủ" thức ăn...Không có ghim điện...haha...nghe mà khoái !! Ngồi gõ mấy dòng chữ nầy...Xong xuôi đệ sẽ vọt lên Mỹ Tho mua mới được. Ảnh nói khoảng ba trăm mấy chục ngàn gì đó ...

-- Nước "phông tên" mà ta đang xài...có chứa hoá chất ? Không phải do người ta bỏ thêm vào, mà là tự bản thân nước nó có. Anh ta kinh nghiệm, khi dùng nước "phông tên" mà nấu...ví dụ nấu nước...sẽ thấy lóng cặn !! Ảnh thì dùng nước mưa. Ảnh nói, tuy nước mưa có axit nhưng không lóng cặn, và nấu sôi thì "đỡ" hơn xài nước "phông tên"...

Nghe ảnh nói thì cũng có lý !! Anh ta rất kỹ về vấn đề ăn uống !! Ung thư gan mà ! Ảnh còn cho biết...Mấy người bệnh gan y như anh ta, bão ăn GLMM, họ không ăn...bây giờ chết ráo hết rồi !! Sau vài tháng phát bệnh...Còn ảnh thì "tà tà" hai năm rưỡi nay...Chạy xe ào ào...

Diệu Minh
Nước nói chúng là khi đun đều lóng cặn, vì thế mà có những người nấu ăn sành điệu họ đun nước sôi lên để nguội cho lóng cặn, sau đó mới dùng thứ nước đó đun nấu thức ăn,
Sư bà ở chùa Phụng Khánh Hà Nội, một người nấu chay giỏi lên đài ti vi... có "chiêu" này đấy.
justmevn
QUOTE(huynhdoan2000 @ Jan 17 2011, 07:15 AM) *
-- Có một loại nồi ủ [?]...Nồi bằng mủ, bên trong có cái ca inox, có nắp đậy, Cái ca nầy có thể nấu bằng bếp gas...hoặc là dùng chứa đựng thức ăn gì gì đó. Bỏ thức ăn vào ca, rồi bỏ vô cái nồi mủ bên ngoài. Đậy nắp lại... Từ sáng tới chiều , thức ăn vẫn còn nóng !! Cái nồi ủ nầy giống y như là cái bình thuỷ...dùng "ủ" thức ăn...Không có ghim điện...haha...nghe mà khoái !! Ngồi gõ mấy dòng chữ nầy...Xong xuôi đệ sẽ vọt lên Mỹ Tho mua mới được. Ảnh nói khoảng ba trăm mấy chục ngàn gì đó ...

-- Nước "phông tên" mà ta đang xài...có chứa hoá chất ? Không phải do người ta bỏ thêm vào, mà là tự bản thân nước nó có. Anh ta kinh nghiệm, khi dùng nước "phông tên" mà nấu...ví dụ nấu nước...sẽ thấy lóng cặn !! Ảnh thì dùng nước mưa. Ảnh nói, tuy nước mưa có axit nhưng không lóng cặn, và nấu sôi thì "đỡ" hơn xài nước "phông tên"...


Nồi ủ có nhiều loại: của TQ, của Nhật, của Đài Loan; to thì tới 7 lít, nhỏ thì 3,5 lít. Nhà tui đang dùng 2 cái nồi ủ của TQ (Khalux và Decker), 1 cái 5 lít, 1 cái 6 lít. Thường xuyên nấu cơm, hạt cơm nhừ tơi, nhưng không được ngon như nấu nồi áp suất (vì thiếu nhân tố áp suất, chỉ có nhân tố nhiệt), và chóng thiu hơn nếu nấu ăn nhiều bữa, tuy nhiên không hao ga.
Hi hi, nấu thử bánh chưng rất ổn. Chỉ mất tổng cộng 25-30 phút đun ga (chia làm 2 lần, mỗi lần 10-15 phút, cách nhau 4 tiếng) là được bánh chưng ngon lành, gói hoàn toàn nếp lứt mà vẫn nhừ. Thỉnh thoảng dùng để nấu chè đậu/đỗ cũng rất ổn. Nồi ủ chỉ thích hợp nấu những món có nhiều nước (nấu cơm thì đừng để cạn mới cho vào ủ mà chỉ cần còn lại nửa lóng tay nước/tương đương với đun sau khi cơm sôi trong khoảng 10 phút - là ủ ok)

Nước thì cho vào cái lọc nước rồi lấy ra nấu, và uống. Nước qua lọc và có đá khoáng thì uống ngọt lịm. Một năm thay cột lọc một lần.
marhaba
Tại vì nồi này có nắp rất kín hơi, nên hơi nước (âm) ngưng tụ lại ở nắp rồi rơi xuống cơm nên cơm bở, ăn rất dở và rất mau thiu. Nếu nấu cháo thì mở nắp nấu 10-15' ở bếp cho bay hơi âm bớt đi rồi mới cho vô nồi ủ. Hoặc nếu đậy nắp thì dùng khăn lau khô nước đọng ở nắp vài lần, khi ủ xong mà mở nắp ra thì cũng phải tránh để nước ở nắp chảy xuống.
Nồi áp suất thì có lỗ cho hơi xì ra nên ko bị tình trạng này.
Cho nên cái nồi ủ này chủ yếu để hầm nước súp thôi.

Lâu rồi marhaba có đọc bài báo nào đó nói là nước đã nấu rồi ko nên nấu lại lần 2 vì mất chất hay gì đó - ko nhớ rõ.
justmevn
QUOTE(marhaba @ Jan 19 2011, 11:34 PM) *
Tại vì nồi này có nắp rất kín hơi, nên hơi nước (âm) ngưng tụ lại ở nắp rồi rơi xuống cơm nên cơm bở, ăn rất dở và rất mau thiu. Nếu nấu cháo thì mở nắp nấu 10-15' ở bếp cho bay hơi âm bớt đi rồi mới cho vô nồi ủ. Hoặc nếu đậy nắp thì dùng khăn lau khô nước đọng ở nắp vài lần, khi ủ xong mà mở nắp ra thì cũng phải tránh để nước ở nắp chảy xuống.
Nồi áp suất thì có lỗ cho hơi xì ra nên ko bị tình trạng này.
Cho nên cái nồi ủ này chủ yếu để hầm nước súp thôi.

Lâu rồi marhaba có đọc bài báo nào đó nói là nước đã nấu rồi ko nên nấu lại lần 2 vì mất chất hay gì đó - ko nhớ rõ.


Đun mà để mở nắp thì bay hết chất. Nếu sợ nhiều nước thì khi nấu bằng nồi ủ cho bớt nước lại. Vì không có áp suất để nén các hạt gạo lại với nhau nên hạt cơm nở, tơi chứ không phải do nước rơi xuống. Nồi áp suất dù có xì hơi thì cũng chỉ khi áp suất còn cao. Bình thường nấu bằng nầu áp suất mở vung ra cũng đầy nước đọng. Nước mà thừa thì thừa âm. Chứ không có nước thì toi.
Tui nấu thường xuyên bằng nồi này, chỉ một số góc trên cùng nhìn rõ các hạt gạo nở tơi, còn nhìn chung cả nồi cơm thì ăn ngon, nhất là khi còn nóng, chứ không thể nói ăn rất dở được. Vì mắc công nấu nên nấu nhiều ăn nhiều bữa, vì thế sang cuối ngày thứ 2 cơm có hiện tượng thiu. Để tránh tình trạng này, có thể canh hết một ngày thì đem cơm ra rang, cho khô bớt nước và nóng lại cơm, ăn hết trong ngày thứ 2 là vừa (tui thường nấu một lần 3 bát/chén gạo tẻ, nửa bát gạo nếp cẩm, nửa bát kê, vài nắm đậu/đỗ các loại, hạt sen; 2 người ăn được trong 2 ngày). Trước nấu bằng nồi áp suất thì ăn ngon hơn, nhưng để lâu cũng thiu như thường. Có lần thiu hơi quá, thế là đem ra trộn bột Kokko nặn bánh để rán/chiên giòn, hoặc cho vào nấu cháo với gạo rang là lại ngon lành cành đào smile.gif

Nước mà nấu rồi thì phải uống hết trong ngày, để lâu sẽ bị thiu nước. Chắc là do trong nước không còn nhiều kim loại và thuốc sát trùng nên vi sinh vật phát triển dễ dàng hơn.
marhaba
Theo thực dưỡng thì những chất nhẹ bay hơi là âm. Sách của bác Ba (quên tựa rồi) nói là nấu đồ âm thì nên mở nắp cho bay hơi bớt đi. Còn luộc rau mà đậy nắp thì rau chín có màu vàng, mở nắp thì rau xanh.

Còn vấn đề cơm thiu thì đệ nói là do hơi nước đọng lại ở nắp rơi xuống (ở miền Nam gọi nước này là "mồ hôi") do đậy kín quá. Nếu nấu thức ăn bằng nồi thường thì khi mở nắp ra người ta cũng hắt bỏ nước đọng trên nắp đi, nếu để cho chảy vô nồi lại thì thức ăn sẽ nhanh thiu hơn - đặc biệt là các món âm như đồ chay kho. Còn theo sách của ông Ngô Thành Nhân hướng dẫn nấu cơm thì nên phủ khăn bên trong nắp (?) để hút nước ko cho rơi xuống đó.

Do đó ủ cơm bằng nồi ủ thì nước ở trên rơi xuống nhiều làm cho cơm mặt trên bị nở hơn và mau thiu hơn. Còn nấu bằng nồi thường thì mặt trên thường là khô hơn vì nước rút xuống dưới, còn hơi thì bay ra ngoài nhiều.

Nước nấu rồi chế bình đậy kín thì làm sao thiu được? Nước bị thiu là chắc có ai kê miệng dơ uống trực tiếp miệng bình nước quá smile.gif
Đệ để cả tuần/tháng(?) cũng ko bị gì hết, nếu để bình nhựa chỗ nắng chiếu vô thì tảo xanh mọc lên xung quanh miệng bình thôi, nhưng nước thì ko bị gì hết - uống vô tư.
tusen
QUOTE
Nước "phông tên" mà ta đang xài...có chứa hoá chất ? Không phải do người ta bỏ thêm vào, mà là tự bản thân nước nó có. Anh ta kinh nghiệm, khi dùng nước "phông tên" mà nấu...ví dụ nấu nước...sẽ thấy lóng cặn !! Ảnh thì dùng nước mưa. Ảnh nói, tuy nước mưa có axit nhưng không lóng cặn, và nấu sôi thì "đỡ" hơn xài nước "phông tên"...
lần đầu tiên mới nge cái vụ nước mà tự có " hoá chất". Bên này nước đã sẵn có hoá chất vì nước mình xài ròy sau đó đã đc người khác thêm hóa chất vào để tẩy hết các chất dơ bẩn ở trong nước và cuối cùng là sử dụng lại thứ nước đó. Nên vì thế nước bên này khi nấu con na`y lúc nào cũng dùng nước uống cả, không dùng nước trong "vòi nước . Vậy mà tụi Mỹ nó uống loại " nước đó" nhiều lắm. Đa phần ở nhà hàng người ta hay dùng lát chanh bỏ vô ly nước - nước này là lấy từ vòi nước áh - để Clo trong chanh khử đi mùi của loại hoá chất, hoặc là cái mùi gì đó có trong nước.

QUOTE
Nước nấu rồi chế bình đậy kín thì làm sao thiu được? Nước bị thiu là chắc có ai kê miệng dơ uống trực tiếp miệng bình nước quá

nước thì muội chưa tháy chứ Canh Dưỡng Sinh mà chế vô bình đạy kín lại thì thấy ròy; sẽ bị thiu, mặc dù là rót ra ly uống, nhưng vẫn bị thiu.
mà nói về nước thì hầu như có đóng dấu trên mỗi bình nước là ngày quá hạn , vậy cũng có nghĩa nước cũng bị Âm hoá
marhaba
Marhaba có kinh nghiệm nấu cháo bằng nồi ủ này. Nếu mà ko dở nắp 10-15' khi nấu, rồi ủ liền thì thế nào khi mở nắp ra cũng ngửi thấy mùi chua bốc lên, cháo cũng chua hơn, và nó tất nhiên sẽ nhanh thiu hơn. Nếu chỉ nấu gạo lứt ko thôi thì đỡ bị hơn là nấu với vài thứ khác. Muốn giảm chua/âm thì tăng muối hoặc nấu với trà bancha smile.gif

Nước "phông tên" ở đâu cũng có hóa chất là đương nhiên. Ngoài việc dùng hóa chất để xử lý nước dơ từ nước sông,hồ...người ta còn cho thêm các thứ khác nữa - vd hoá chất để chống ăn mòn đường ống

http://www.scribd.com/doc/27959905/Ch%C6%A...nh-Ho%E1%BA%A0t
Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều nhất là ion canxi và magiê. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước ngầm. Tùy theo độ cứng của nước người ta chia thành các loại sau:

Độ cứng từ 0 – 50mg/l -> Nước mềm
Độ cứng từ 50 – 150mg/l -> Nước hơi cứng
Độ cứng từ 150 – 300mg/l -> Nước cứng
Độ cứng > 300mg/l -> Nước rất cứng

Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi. Ngược lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị.Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên, khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm lượng cao.
Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion.

Các hoá chất xử lý nước:
http://vnexpress.net/Rao-Vat/11/Linh-tinh/...-sinh-hoat.html
---------------------

Chắc ăn thì mua các thiết bị lọc để làm "nước cứng" thành "nước mềm", nhưng cuối cùng thì thành nước hoàn toàn "sạch" sành sanh, chả có khoáng chất gì hết smile.gif
-> mua nước khoáng Vĩnh Hảo uống bổ sung khoáng chất.

tusen nấu nước canh dưỡng sinh thì nó có dinh dưỡng rồi - nên thiu là phải - do vi sinh vật trong các chất đó sinh ra hoặc ở ngoài nhảy vô sinh sôi nhờ chất dinh dưỡng đó. Còn nước trắng hoàn toàn được đậy kín thì đâu có thành phần dinh dưỡng gì để làm cho vi sinh vật sinh ra được mà thiu? Nếu để hở nước thì bụi lọt vô hoặc muỗi đẻ vô thì sẽ sinh ra vi sinh vật / loăng quăng.

Còn ở nước ngoài thì họ đóng dấu hết hạn lên chai nước vì quy định của luật pháp thôi hoặc sợ bị kiện cáo - chứ ko sợ bị thiu đâu.

Nước đóng chai - trừ ghi rõ là nước khoáng thiên nhiên - thì họ quảng cáo rất ghê là "thiên nhiên", "tinh khiết"...ở nước ngoài thì họ lấy nước "phông tên" rồi đóng chai mà bán thôi, còn trong nước thì họ hút từ nước ngầm lên (y như nước giếng) rồi xử lý cũng y chang nước "phông tên" thôi - có chăng là nó "mềm" hơn... Cách kinh doanh này là siêu lợi nhuận! - 1 chai 500ml - mà có lúc bán gần bằng giá xăng! Trong khi các cty dầu khí làm ra được xăng thì tốn chi phí biết bao nhiêu? Bởi vậy các cty "bán nước" này bỏ rất nhiều tiền vô quảng cáo, tiếp thị, mà người mua thì tự nhiên tốn tiền vô ích - vì nước đóng chai đó ko khác gì nước "phông tên" rẻ rề!

Ở nước ngoài thì người ta uống nước ở các vòi "phông tên" ngoài đường "vô tư". Đi chơi thấy khát nước, kiếm vòi rồi kê miệng vô bấm nút xịt ra 1 cái là xong.

Ở VN thì ở quê còn xài nước mưa - nhưng giờ ô nhiễm lắm - cũng ko an tâm - vì bụi/khói/CO2.. bốc lên rồi ngưng tụ trong mây - rớt xuống thành mưa, có lẫn chất dơ! Nếu ở vùng sâu thì chắc ít bị hơn.

Nhớ lại hồi xưa lâu rồi, marhaba còn nhỏ, được đi Cai Lậy chơi. Thấy người ta múc nước uống trong lu(khạp) lớn, mà ra nước vàng y như nước trà - mới nghĩ sao dân ở đây sang thiệt - nấu nước trà 1 lần cả lu để uống - chứ ko phải vài bình trà nhỏ như nhà mình! Rồi ko sợ bị thiu?
Sau đó hỏi ra mới biết đó là nước mưa - màu vàng là do mái lá dừa nước smile.gif - lỡ đâu có con chuột/chim..gì chết trên đó thì...??
Nhưng nghĩ lại nước mưa này cũng sạch hơn là người ta xài nước sông, đầu này tắm/giặt.., đầu kia múc lên nấu/nướng, nhiều khi chỉ cách nhau có chừng 5-10m! Nhà nào kỹ kỹ thì lấy phèn chua cà bột vô thành lu nước để lóng phèn,chất dơ, rồi hớt lớp nước trên thôi.

Còn nhà marhaba lúc đó cũng xài nước mưa, nhưng phải để "lóng" lâu rồi chỉ dùng phần nước trên để nấu/uống thôi - nước rất ngọt. Sau này ô nhiễm quá ko dám xài nước mưa, phải chuyển qua nước giếng + bộ lọc.
marhaba
http://tuoitre.vn/Kinh-te/Nhip-cau-tieu-du...g-rang-mau.html

Ngày Tết nếu các bác có ăn dưa hấu thì ăn thêm hạt dưa rang cho cân bằng âm/dương smile.gif
Người xưa thật là biết cách ăn uống theo âm dương.
Diệu Minh
Năm nay nhà tớ thường có bánh khúc, ăn bánh khúc thay thế bánh chưng thì tốt hơn vì bánh có rau khúc là một loại rau thuốc:


Rau khúc chữa bệnh
Rau khúc có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, cảm sốt, thấp khớp, chữa bệnh tăng huyết áp, đắp ngoài trị rắn cắn
UPani
Cái món bánh đa lứt thật vô đối cháu không thể tưởng tượng nổi.
Hôm nọ cháu ăn tam thất đã trộn mật ong, cháu ăn có mấy thìa thôi mà khoảng 2h sau đang đi trên đường thì thấy không hẳn là buồn ngủ mà là say say gần như cái kiểu say xe vậy. Lần đầu tiên mới biết cảm giác say mật ong. Cháu muốn phóng về nhà thật nhanh đánh một giấc, nhưng cũng cố vòng qua Thái Thịnh kiếm cái gì dương dương để ăn. Mang được mấy chai gạo lứt với bánh đa lứt về nhà, nhìn thấy món bánh đa lứt nhiều lần nhưng mà cháu chưa bao giờ ăn. Thế mà lần này chén liền tù tì cả 4 cái vì không ngờ nó ngon thế với lại cháu biết là nó dễ tiêu hơn gạo lứt rang. Định bụng ăn một tí rồi ngủ một giấc cho hết cơn say ai dè ăn hết gần 4 cái rồi một lúc sau tỉnh như sáo, đến tối hết hoàn toàn cảm giác say thức tới đêm vẫn không thấy buồn ngủ.
Cháu thực sự cám ơn cô rất nhiều! Từ nay phải phổ biến bạn bè món này thật nhiều mới được.
UPani
Cô ơi cô thử làm món giò chay mà cho thêm rau mùi (ngò gai) hay thì là chưa ạ?
Ở quê cháu người ta ăn mặn hay đặt giò chả mà cho những cái này vào ăn thơm lắm, bố mẹ cháu cứ khen ngon, do thịt lợn ngày càng kém chất lượng nên họ cho thêm những rau này vào ăn thơm ngon hấp dẫn hẳn lên. Cắt khoanh giò ra nhìn như có hoa văn màu xanh rất đẹp
Diệu Minh
QUOTE(UPani @ Jan 27 2011, 12:41 PM) *
Cô ơi cô thử làm món giò chay mà cho thêm rau mùi (ngò gai) hay thì là chưa ạ?
Ở quê cháu người ta ăn mặn hay đặt giò chả mà cho những cái này vào ăn thơm lắm, bố mẹ cháu cứ khen ngon, do thịt lợn ngày càng kém chất lượng nên họ cho thêm những rau này vào ăn thơm ngon hấp dẫn hẳn lên. Cắt khoanh giò ra nhìn như có hoa văn màu xanh rất đẹp


Bánh đa gạo lứt cũng tạo kiềm dương đối trị với món mật ong gây say... dân gạo lứt chính hiệu mà ăn quá nhiều hoa quả ngọt là y như nhau: đều kể cho nhau nghe kinh nghiệm "say đứ đừ" ra ấy chứ, cô còn buồn ngủ không thể cưỡng, muốn nằm lăn ra ngủ ngay tại "trận" ấy chứ... hi.

Hôm nay sẽ nói họ làm ngay cho món giò chay rau thìa là, rau thìa là ăn tốt lắm...
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.