Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Món quà Pháp của Minh Tâm
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
Diệu Minh
Hôm nay ngày 17/1/2011; sau đây là những gì tôi lĩnh hội được nơi nường Tâm nhớn mới đi tu ở Thái và Miến "mang" về,
Khoái nhất là nường cũng tới chỗ ngài Ottamasara... nơi chúng tôi đã từng đến vào tháng trước nữa.... ngài và trung tâm của ngài là niềm cảm hứng tâm linh cho tôi trong những ngày còn lại ...
.



Chào cả nhà,

Lần "xuất ngoại" vừa rồi là một chuyến đi bổ ích, đáng "đồng tiền bát gạo" . Có rất nhiều điều hay. Xin chia xẻ với bà con một số những cảm nhận và hiểu biết qua sự tiếp xúc với các bậc thiện trí thức mà M.T đã có duyên lành gặp được trong thời gian vừa rồi.

Bài học 1: Ngài Suphan

Thầy Suphan là một người rất mát mẻ, rất ít khi thấy Thầy phản ứng. Có những điều M.T đã nghe thầy giải thích cho thiền sinh đến 10, 15 lần mà thiền sinh vẫn chưa nắm bắt được, vậy mà thầy vẫn vui vẻ, kiên trì và tìm nhiều cách khác để chuyển tải những tri kiến cần thiết cho sự tu tập. Một hôm, M.T hỏi thầy:

"Làm thế nào thầy có thể kiên nhẫn đến vậy?".

Thầy trả lời:
"Một người có một quán ăn. Có những khách hàng đi qua, ăn một bát đã no. Nhưng có những khách hàng khác, phải ăn đến 3, 4, 5... bát mới no. Liệu người bán hàng có bực với những khách hàng đó không? Đương nhiên là không! Càng bán được nhiều thức ăn, người bán hàng càng mừng vì có thêm thu nhập."

Như vậy là:
- Thiền sư là người bán hàng
- Thiền sinh là khách hàng
- Hàng bán là chánh kiến
- Thu nhập là các trạng thái tâm thiện được duy trì và tăng trưởng nhờ chánh tinh tấn.

Vậy tại sao chúng ta không thể thay vào công thức này:
- Chúng ta = thiền sư
- Thiền sinh = tất cả những người ta gặp.

Chúng ta không thể đứng ra đường bắt tất cả mọi người qua đường vào ăn quán của mình, và cũng không thể bắt họ ăn nhiều hơn mức họ cần ăn. Việc của ta là nấu ăn cho thật ngon (tự trau dồi chánh kiến nơi mình), và quan tâm, biết ơn những khách hàng có nhu cầu ăn nhiều (có vẻ số này đông lắm!) vì nhờ họ mà thu nhập ta tăng cao (các trạng thái tâm thiện bồi đắp con đường bát chánh đạo).

Nói vậy thôi chứ để làm ông chủ quán có thu nhập cao như thầy Suphan thì là cả một quá trình nỗ lực lâu dài...., và trước tiên là phải chân thành mong muốn làm giầu (thiện pháp) !


....

Hy vọng bà con thấy có chút lợi lạc từ những chia xẻ trên đây.

Hoan hỷ chia xẻ phước báu tu tập và niềm hoan hỉ với tất cả.

Sadhu, Sadhu, Sadhu !!!

M.T

huynhdoan2000


Chúng ta không thể đứng ra đường bắt tất cả mọi người qua đường vào ăn quán của mình, và cũng không thể bắt họ ăn nhiều hơn mức họ cần ăn. Việc của ta là nấu ăn cho thật ngon (tự trau dồi chánh kiến nơi mình), và quan tâm, biết ơn những khách hàng có nhu cầu ăn nhiều (có vẻ số này đông lắm!) vì nhờ họ mà thu nhập ta tăng cao (các trạng thái tâm thiện bồi đắp con đường bát chánh đạo).


Chào sư phụ !

Bát Chánh đạo gồm có : Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. [ Lúc rày, đệ tử tập Suối Nguồn Tươi Trẻ, mỗi động tác chỉ tập 8 lần . Mỗi một lần là đọc 1 câu Chánh kiến, Chánh tư duy, v.v...Không cần đếm số. Tập xong 8 lần là đọc xong 8 cầu ]

Sư phụ ôi...Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn thì còn "hiểu hiểu" và "thực hành"...Chứ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Nghiệp, Chánh Niệm, Chánh Định coi bộ bao la quá !!! Làm sao hiểu và thực hành ??

Chỉ một câu thôi...Thế nào là Chánh Kiến ?? Cũng là khó rồi...Nếu không "hiểu" rành...thì ta đã lạc vào "tà kiến" rồi !!!

Có quyển kinh hay quyển sách nào giảng tương đối rõ ràng không ? Tu theo Bát Chánh Đạo, nếu chỉ được 7 cái Chánh, còn 1 cái " không được Chánh"...?? Có thể giải thoát không ??

Hình như đệ tử chả được một cái Chánh nào trong 8 cái Chánh ?? Chỉ cái Chánh Niệm không thôi mà cũng thấy ...mình không được " Chánh" rồi !!! Toàn là "tà" niệm !!!


home
Không biết bạn đã nhìn thấy hình ảnh con bò gặm cỏ chưa.
Mình chỉ xin chia sẻ một chút, mình cũng không chắc cái mình chia sẻ là đúng đâu bạn ạ, vì mình cũng vô minh lắm.

Bạn cứ tập luyện đi, cứ tập từ từ giống như con bò gặm cỏ vậy, bạn cứ tập luyện dần dần từ từ, cứ từ từ mà làm, không cần phải gấp , không cần phải vội làm gì. Cứ tập luyện dần dần từ kiếp này sang kiếp khác.

Điều quan trọng là cần phải kiên trì, nói thật mình cũng chẳng phải là người kiên trì lắm đâu chỉ biết lý thuyết là như vậy, lý thuyết là phải kiên trì. Sau đó là chịu khó vào diễn đàn học hỏi thêm mọi người, chú ý search trên google nữa các thông tin bạn cần quan tâm.

Chúc bạn tinh tấn và thành công.

Hãy kiên trì bạn nhé và mình cũng cần phải nhắc nhớ luôn cả mình nữa là tôi ơi hãy kiên trì, mặc dù cái tôi này là không có thật thôi thì cứ tạm gọi là như vậy .
Diệu Minh
để có chánh kiến là thứ đứng hàng đầu?
- Cần bắt đầu từ sati - chánh niệm: hay biết những gì xảy ra trong giây phút hiện tại: bởi thân hay là bởi tâm?
Có 4 cái để bắt đầu, và bắt đầu từ dễ tới khó: thân, thọ, tâm, pháp.

Tủy theo căn cơ và tủy sở thích mà người ta sẽ "sở đắc" một trong những thứ bắt đầu... có người bắt đầu từ thân, có ngưởi bắt đầu từ thọ.... để họ có kiến thức chuyên môn .... bát chánh đạo theo nguyên thủy là thứ đứng sau cùng của 37 Phẩm trợ đạo.... nó là quả chứ không phải nhân.

Ví dụ: có người đọc Kinh Trung bộ và MUỐN ăn ngày 1 bữa... hay là muốn ly dục ở một mình...
Và anh ta phấn đấu cho điều đó theo kiểu thế gian mà không bắt đầu từ chánh niệm trên 1 trong 4 đối tượng: thân thọ tâm pháp...
Và anh ta với ý chí và nghị lực phi thường chừng nào NÓ tát vào tâm anh ta chừng nấy và anh ta trở thành một kẻ sân cực kỳ và lại cộng thêm hiểu biết chưa đúng về con đường thực hành... anh ta tới chỗ tôi và luôn xua tay yêu cầu tôi dừng lại không được nói tiếp và yêu cầu tôi phải thay đổi cho vừa ý anh ta... trong khi con đường chánh niệm là rà soát thân và tâm của mình... mặt anh ta cau có ... tay xua xua... giọng nói bắt đầu đanh thép... tôi ngưng cho anh ta XẢ cái biết của anh ta bằng cách lắng nghe những điều anh ta NÓI... tôi nhận ra ngay anh này chỉ đọc KINH và MUỐN làm như Kinh nói... thế mới CHẾT, anh ta đã vận dụng suy tư "chân chánh"??? thực ra suy tư đó cũng chưa phải là chân chánh, vì vẫn suy tư theo kiểu thế gian... hoàn toàn áp dụng PHÁP của thế gian vào con đường đạo...

Và muốn đi được thì phải có bước bắt đầu là chập chững đi bước đầu tiên... bạn đọc KINH là KINH nói hết từ đầu tới cuối... và bạn chỉ nhắm tới cái cuối cùng là kết quả,
Không nhắm tới việc thực hành: thực hành chánh niệm vô cùng là quan trọng và rất là khó khăn?
Vì sao khó?
Vì người ta NGHĨ nhiều quá, tâm trí bày đặt việc tu hành "giống" như là giải một bài toán khó... và nó bày đặt... trong khi chỉ cần làm mỗi việc là buông thư và quan sát thân, cần thì quan sát cả hơi thở, nhưng khi quan sát thân vững vàng... thì hơi thở nó tự động trồi lên một cách tự nhiên cho mình quan sát... đừng TÚM lấy hơi thở theo kiểu THAM... chỉ là nhận biết thuần túy.

Nên quan sát hơi thờ một cách tự nhiên bằng cách quan sát thân vững vàng, tâm hoàn toàn thảnh thơi... bạn sẽ nhận ra hơi thở: nó tự đến với bạn, bạn không phải đi tìm cầu hơi thở;

Nhà thơ Vương Từ bảo: sao em phải đi tìm đạo? sao không để đạo nó đi tìm em?

Người ta không đủ cảm hứng và đức tin để quan sát CHÍNH MÌNH và người ta sống trong cái TƯỞNG - cái ái ngã với cái thân thể mình: họ thực sự chưa hiểu biết về chính họ đâu, chả ai có sự hiểu biết đúng đắn về con người thực sự của mình cả, may có Đức Phật đã chỉ ra dùm...
He he...
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.