Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thực dưỡng chữa tim mạch, huyết áp, mỡ máu
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Diệu Minh
Thực dưỡng rất là khiêm nhường, không "dám" bảo có thể chữa lành bệnh, như thế là kiêu ngạo... và động chạm tới ngành y tế ... nhưng nếu không thay đổi tên bìa thì người ta dầu có bệnh cũng không thèm muốn đọc... do mong muốn người bệnh lưu tâm đọc sách cho nên tôi đã đổi từ "Ăn kiêng để có một trái tim khỏe" thành "Thực dưỡng chữa lành tim mạch, huyết áp và mỡ máu"...

Sau đây là nội dung quyển sách này:



LỜI NÓI ĐẦU

Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể cho các bạn đọc giả là nên theo hướng dẫn và chỉ đạo của Michio Kushi trong quyển sách này. Các bạn có thể học vài điều từ tôi, một tiến sĩ y khoa đặc biệt về khoa tim, và các bạn sẽ học được ở ông ta rất nhiều .
Căn bản, Michio Kushi và đồng tác giả Alex Jack đang nói về việc làm “đúng” sự việc. Nó rất đơn giản, đó là hãy lạc quan, cần mẫn và ăn theo chế độ dưỡng sinh, mà hầu hết là rau cải. Hãy công minh về mọi việc, đừng nên lao vào những cách ăn kiêng bất thường, những kiêng khem thể dục bất đồng, hay những hoạt động khác như thế.
Như là một nhà nghiên cứu về tim có nền tảng căn bản về y học Tây Phương tiêu chuẩn, tôi tin rằng Michio Kushi và Alex Jack thì tuyệt đối đúng về cách ăn kiêng, bài tập thể dục, về thái độ và về phương pháp của họ đối với việc hút thuốc và uống rượu . Chương trình của họ là một chương trình phổ biến , sâu sắc _ một chương trình mà nó từ chối “ đánh cá cuộc sống của bạn” vào nhiều giả thuyết và phương thức y học và khoa học hiện đại.
Họ sẽ giữ cho bạn khỏe và tránh nhu cầu dùng dược phẩm cho huyết áp cao , tránh việc tách tĩnh mạch trưởng, và tránh việc giải phẩu tim phụ_ tất cả qua giải pháp ăn kiêng đơn giản. Đó cũng là lập trường của tôi . Tôi cảm thấy rằng quyển sách này ban tặng một qui tắc lành mạnh để ngăn chặn các bệnh tật về tim và hệ thống tuần hoàn , và bằng cách ấy để tránh nhu cầu rất lớn về dược phẩm và phẩu thuật .
Điều này không có nghĩa là không có những sự giải thích chắc chắn, và có lẽ ngay đến cả thực tế, nơi mà tôi có thể bất đồng với nhiều tác giả. Tuy nhiên, tôi tin tưởng sự chắc chắn về hệ thống dưỡng sinh của họ thì đúng và như là một giải pháp đáng nhận được đối với hiểu biết về sức khỏe và cơ thể có được . Nó là một giải pháp có nền tảng vừa ở trực giác và vừa ở phương pháp khoa học . Một số người có thể chỉ trích niềm tin về trực giác này. Nhưng chúng ta đừng nên xem nhẹ trực giác quá nhanh. Với khả năng tốt nhất của tôi, tôi hoạt động như là một y sĩ về trực giác, hơn là một y sĩ chỉ liên quan tới “sự thật được xác định”. Đường lối đó sẽ hướng một người tới sự chẩn đoán và chữa trị máy móc, dẫn tới một sự thiếu hiểu biết. Một người phải có khuôn phép để biết và hiểu sự vật, và sau đó là sự linh hoạt và niền tin để tin cậy vào trực giác riêng của một người. Trực giác và niềm tin của tôi cho biết rằng các tác giả thì đúng. Đây là sự phán đoán của tôi sau sự huấn luyện đầy đủ và bằng cấp chứng nhận về nội y cũng như về bệnh tim mạch, và sau khi hoàn thành hơn một ngàn mạch đồ về động mạch và sau khi chăm sóc những bệnh nhân như là một nhà tim học thực hành trong 12 năm.
Aên kiêng để có một trái tim khỏe mạnh kết hợp một sức khỏe có nền tảng khoa học và nghiên cứu với y học và triết học Đông Phương cổ truyền . Nó lý giải một cách tỉ mĩ về cách tim và hệ tuần hoàn hoạt động và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn . Và nó chứng minh rõ ràng cách sống và cách ăn uống của bạn ảnh hưởng như thế nào đến tim và hệ tuần hoàn. Nó miêu tả mỗi căn bệnh liên quan đến tim _ chúng phát triển như thế nào, cái gì gây ra chúng, và bằng cách nào chúng có thể được làm giảm bằng ăn kiêng . Sau đó nó tiếp tục khuyên chúng ta cách để thực hiện dưỡng sinh, “trường thọ”, cách trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Kiến thức và những nguyên tắc được hóa thân trong quyển sách này, và trong hệ thống dưỡng sinh nói chung, bằng tên này hay tên khác, có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và cuộc đời của bạn. Sự thảo luận về những tác nhân tâm lý và tình cảm liên quan tới sức khỏe và bệnh tật đặc biệt mang tính giáo dục. Tôi khuyến khích mỗi người mở cuốn sách này để chắc chắn đọc đoạn về sự liên quan giữa stress (căng thẳng) và ăn kiêng ở chương 13.
Trong các xã hội ngày nay, thường đặt lợi nhuận vào sự dối trá và sự thỏa mãn tức thì , thì những nguyên tắc và lời hướng dẫn này dường như có thể là khá xa lạ và khắc khổ . Nhưng tôi đảm bảo với các bạn rằng, với một chút kiên nhẫn và lưu tâm, cuối cùng dường như chúng ta sẽ không kỳ dị hay thái qúa. Sự hiện diện của sự xa lạ đó chỉ chứng tỏ rằng nhân loại đã rẽ sang hướng khác từ những cách tự nhiên, truyền thống.
* * *
Có thể có ích cho đọc giả để biết một chút về căn bản riêng của tôi. Khi còn là một đứa trẻ tôi đã dư cân, và tôi đã lên cân liên tục từ đó. Tôi không có khái niệm về cái gì làm cho tôi tăng cân. Tôi chưa hề mắc bệnh gì đặc biệt. Cha mẹ tôi có huyết áp cao, cholesterol cao, và cha tôi hút thuốc. Tôi hút thuốc trong một thời gian và cho đến thời gian gần đây tôi ăn uống theo cách ăn kiêng tiêu chuẩn của Mỹ. Tôi là một học viên chậm chạp, và tôi mất một thời gian rất dài để hiểu biết đúng đắn về sức khỏe, bao gồm cả của tôi.
Vào 1966 tôi bắt đầu việc y sinh nội trú của tôi và trở nên hiểu biết một cách minh mẫn rằng béo phì là nguyên nhân chính của bệnh tim và bệnh tiểu đường. Thậm chí sau đó tôi thật sự không chắc rằng tại sao nhiều người bị dư cân, bằng việc dư cân của chính tôi một lần nữa. Cách “ăn kiêng” đầu tiên mà tôi trở thành đồng minh là cách ăn kiêng của Hội Tim Mỹ. Nó thì gồm việc dùng chất béo bão hòa ít hơn và dùng chất béo không bão hòa nhiều hơn. Trình bày một sự quan tâm về muối, nhưng nó không nên đích danh một cách chính yếu đến chất lượng thực phẩm, nó cũng không thật sự hạn chế đường, những sản phẩm động vật, những thực phẩm được tổng hợp và bảo quản, những sản phẩm được đóng hộp và đông lạnh.
Sau đó tôi kinh qua những cách ăn kiêng được yêu thích khác nhau. Mỗi cách của những cách này thì hoàn toàn không thành công, và những thói quen ăn uống thì không được thay đổi lớn lao gì. Chúng nó là “những cách ăn kiêng” rời rạc, hời hợt, chúng thường thường làm giảm sự ngon miệng và tập trung vào những chất dinh dưỡng đặt biệt trong khi đó phớt lờ đi toàn cảnh, và không giải quyết được gì trong quá trình lâu dài. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu ngành sinh hóa học và hiểu được sự liên hệ của nó trong y học cổ truyền, và vai trò của nó trong bệnh tim, bệnh tiểu đường, những căn bệnh về ruột, loãng xương, và những căn bệnh khác, nó trở nên hiển nhiên đối với tôi rằng đó phải là một “ nguyên liệu” lý tưởng cho “ bộ máy” của con người.
Tôi cũng khám phá ra rằng nếu bạn đem môi, răng, lưỡi, cuống họng, thực quản, bao tử, ruột già, ruột non và những hệ thống tiêu hóa có liên quan của một con người đến một nhà giải phẩu học so sánh và một nhà sinh hóa học và hỏi “ Động vật này nên ăn loại thức ăn gì?”, thì câu trả lời sẽ là thực phẩm thực vật chiếm phần lớn. Nhưng không hòan toàn là thực vật, bởi vì có bốn cái răng nanh dùng để xé thịt, bốn cái ngoài 32 cái . Nói chung, và đơn giản thì ; 28 cái răng khác, cũng như những hệ thống và những mô tế bào, biểu thị rằng cơ thể của con người sẽ hoạt động hiệu quả nhất với ngũ cốc và các loại thực phẩm rau cải do chúng tương đối lành mạnh khi không bị chế biến, không bị bào chế. Điều này là lý tưởng. Cơ thể con người được trù liệu nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật lành mạnh rất cao. Và ăn kiêng dưỡng sinh là nơi mà tôi có thể tìm ra lý tưởng đó. Nhờ ăn kiêng dưỡng sinh mà lượng cholesterol của tôi giảm từ 280 xuống 130, và tôi đã đạt được nhiều lợi ích khác về tình cảm, thể chất và tinh thần.
Cách ăn kiêng mà bây giờ tôi giới thiệu trong việc thực hành của tôi thì chính là ăn kiêng dưỡng sinh. Tôi nhận thấy rằng những bệnh nhân mà họ theo giải pháp ăn kiêng dưỡng sinh thì hiếm khi cần sự săn sóc của tôi hay của các bạn đồng nghiệp của tôi. Thật là thỏa lòng khi mỗi năm một lần được thấy huyết áp của họ giảm đáng kể tới mức bình thường, khi cholesterol rơi xuống mức bình thường, khi trọng lượng của họ cải thiện, khi bệnh tiểu đường của họ giảm dần, và nói chung, khi họ tránh được bệnh tật và tiếp tục duy trì khỏe mạnh. Giải pháp dưỡng sinh thật sự hiệu nghiệm. Tôi không nói điều này với xác tín khoa học, nhưng có vô sô nghiên cứu khoa học ủng hộ những kết luận này, và nhiều nghiên cứu được tóm tắt trong quyển sách này.
Hãy đọc quyển “Aên kiêng để có một trái tim khỏe mạnh” vì cả hai thứ thông tin và triết lý của nó. Hãy hấp thụ cái mà bạn có thể, và bắt đầu thực hành giải pháp ăn kiêng dưỡng sinh. Nếu bạn không bệnh nghiêm trọng, tôi sẽ chỉ khuyên bạn điều độ vào lúc bắt đầu. Nếu cách ăn kiêng hiện nay của bạn khác biệt một cách căn bản với cách dưỡng sinh, thì cần có sự chuyển tiếp dần dần. Nếu bạn mắc bệnh, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ một giáo sư dưỡng sinh giỏi để hướng dẫn bạn, và dĩ nhiên là bạn nên nghe theo lời chỉ bảo của bác sĩ của bạn về những sự thay đổi trong cách ăn kiêng của bạn. Trong cách này, hầu hết những tình trạng mạch tim có thể được ngăn chặn mà không cần bất cứ sự giải phẩu cấp cứu dù tuyệt vời hay những kỳ công giả tạo khác mà y học hiện đại có thể ban tặng.
Cuối cùng, tôi muốn khuyên nhủ các bạn nên nhận thức một cách phóng khoáng để vận dụng những lời hướng dẫn dưỡng sinh vào những nhu cầu cá nhân riêng của bạn. Một tinh thần ôn hòa và sự kính trọng thiên nhiên là những khía cạnh chính yếu của triết lý dưỡng sinh. Vì vậy các bạn đừng nên bám chặt vào các nguyên tắc hay những bài tập áp dụng một cách giáo điều hay cứng nhắc mà các bạn không thoải mái. Nhưng các bạn nên nhận thức cách riêng của mình và học hỏi vì chính bản thân, với tốc độ riêng của các bạn. Ví dụ như trường hợp riêng của tôi, tôi thích trượt tuyết xuống đồi hơn là yoya hay những bài tập Đông phương khác ; hệ thống tim mạch của tôi bị kích thích bỡi nhạc disco nhiều hơn là bỡi sáo trúc hay nhạc cổ điển. Lời khuyên của tôi là các bạn nên theo phương pháp dưỡng sinh 95% thời gian, và để dành 5% còn lại làm những gì mà các bạn thích.
Ăn kiêng để có một trái tim khỏe chỉ ra cách cho sức khỏe và sắc đẹp, tuổi thọ và thành công cá nhân. Hãy thực hành nó. Hãy gia nhập cùng tôi. Hãy thân ái, giữ một thái độ tích cực, hãy thực hiện những nhiệm vụ “thích hợp” và hãy cho bản thân các bạn cái tốt nhất. Nếu các bạn hợp với dưỡng sinh, thì chúng ta có thể gặp nhau như những người bạn hơn là như bác sĩ gặp bệnh nhân, và chúng ta hưởng thụ cuộc sống chung, khỏe mạnh và trường tồn.
H.ROBERT SILVERSTEIN, Tiến sĩ y khoa
Hartford, Connecticut.
15 . 10. 1984
Hội viên của các nhà nghiên cứu tim Đại học Mỹ.
Giáo sư trợ lý Bệnh viện thực hành, Trường Y Đại học Connecticut.
Diệu Minh
LỜI TỰA
Khi tôi 19 tuổi, việc học luật và khoa học chính trị của tôi ở trường Đại học Tokyo bị gián đoạn bỡi việc bị bắt quân dịch của tôi. Đệ nhị thế chiến đang kết thúc, và cùng với sự kết thúc là sự hỗn loạn của tình trạng bị tàn phá. Bên cạnh cái chết của hàng triệu người, chiến tranh đã mang lại cảnh nghèo nàn, khổ sở, và sự sầu thảm mà không có sự an ủi nào cho nhiều vùng trên thế giới. Nhưng cuộc sống không bao giờ chết, miễn là thiên nhiên tiếp tục chu kỳ của nó, ban phát sự kiều diễm và những ích lợi của nó lên trái đất một thế giới mới dần dần bắt đầu để được hình thành trật tự xã hội được hồi phục, sự phát triển kinh tế được thiết lập, và giấc mơ hòa bình và trật tự quốc tế bắt đầu nảy nở.
Tuy nhiên, cái mà chúng ta học hỏi được từ chiến tranh dường như chẳng bao lâu bị lãng quên khi một nhận thức mới về sự thịnh vượng quét qua hành tinh. Thay vì nhã nhặn và khiêm tốn, thì sự ích kỹ và tham lam thống trị trở lại. Thay vì tình thương và lòng trắc ẩn, thì thành kiến và sự biệt đãi lại bắt đầu chi phối. Triết học và khoa học thì không phải phản ánh đủ sâu sắc về nguồn gốc và nguyên nhân thật sự của nỗi khổ sở và sự tàn phá mà chúng ta đã tạo ra trên trái đất. Cách suy nghĩ vẫn còn bị kỷ. Sự thoả mãn về tiền tài và vật chất chế ngự việc sử dụng thiên nhiên và môi trường. Bầu trời xanh, nước trong, và những cánh ong xanh trở nên ô uế. Vô số vật nuôi và thú hoang bị giết, cũng như vi trùng và vi khuẩn (mà chúng cũng là một phần của trật tự tự nhiên ). Những sản phẩm được sản xuất nhân tạo và dùng nhiều hóa chất đã thay thế thực phẩm tự nhiên, chất lượng tốt khi những các nấu nướng truyền thống bị từ chối. Tình cảm và lòng kính trọng đối với những giá trị căn bản của con người và tinh thần của tất cả chủng tộc của con người, nhưng đã biến mất.
Suốt thế hệ cuối cùng, những thuyết dinh dưỡng sai lầm, được kết hợp với việc tiêu thụ gia tăng thực phẩm động vật và các loại thực phẩm tinh chế, đã chinh phục xã hội Viễn đông và Tây phương hiện đại và nhiều vùng của thế giới đang phát triển. Bây giờ nền văn minh của nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có về thoái hóa sinh học, có đặc tính bằng bệnh tim, ung thư, bệnh tâm thần, mất khả năng truyền giống, và những rối loạn tâm sinh lý khác, có thể dẫn đến sự tuyệt chủng khả dĩ của chúng ta từ trái đất này bất kể là chúng ta có thể ngăn cản chiến tranh hạt nhân hay không.
Để ngăn chặn thiên tai này, sự mất mát về nhân cách và tinh thần của chúng ta. Điều chính yếu là hồi phục tiền đồ dưỡng sinh mà nó đã hướng dẫn cho nhân loại ở cả hai miền Đông Tây qua hàng ngàn năm. Dưỡng sinh kết hợp một thái độ tôn kính đối với vũ trụ, thiên nhiên, và những người khác với sư thực hành ăn kiêng hàng ngày thích hợp từ xa xưa đã được giảng dạy và quan tâm ở Hy Lạp cổ đại, ở Viễn đông, ở thiên chúa giáo, và nhữn nền văn hóa cổ truyền khác mãi cho đến tận ngày nay. Để phục hồi nhân tính thật sự và lòng kính trọng trật tự vũ trụ của chúng ta, chúng ta cần phải trở về lối sống thực tiễn, đơn giản hơn, phải theo các ăn uống truyền thống, và vun trồng một thái độ nhã nhặn, khiêm tốn, trìu mến và yêu thương.
Cùng với hàng triệu người đang thực hành dưỡng snh và một lối sống tự nhiên hơn, chúng ta biết ơn một các sâu sắc những nổ lực gần đây của nhiều cá nhân và tổ chức đang làm việc để xây dựng một thế giới thân thiện hơn. Những nổ lực này bao gồm sự tiến triển của những hướng dẫn về môi trường, sự bảo tồn các nguồn tại nguyên thiên nhiên, và sự khuyến khích về mục đích ăn kiêng bỡi các chính phủ, các cơ quan công cộng, các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, những học giả, nông gia, thươn gia, thợ xây nhà, sinh viên, và những người khác, cũng như bỡi những chuyên gia về y học, dưỡng sinh, thần kinh và nhưng chuyên gia về sức khỏe khác.
Quyển sách này tự nó đề cập tới nguồn gốc, sự phòng ngừa và cách thuyên giảm của những căn bệnh về tim và hệ tuần hoàn mà chúng là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết trong xã hội hiện đại. Mục đích của nó là để ngăn ngừa bệnh tim mạch và phát triển những cá thể và gia đình mạnh khỏe hơn và thân thiện hơn. Tuy nhiên, chúng ta đã biết rằng nhiều phần của cuốn sách này có thể cần sư nghiên cứu thêm, sự đánh giá, và sự chứng minh khoa học. Chúng tôi biết ơn tất cả những ai làm việc theo mục đích này, không những tìm ra cách thuyên giảm những triệu chứng về bất cứ dạng bệnh riêng nào hay một cách toàn diện và bao quát, và những cách để chuyển nhân loại từ sự thoái hóa thể chất, tâm lý và tinh thần sang cái chúng tôi góp ý trong cuốn sách nhỏ này.
Đồng tác giả của tôi, Alex Jack, là một người chân thành, lương thiện, và có học thức sâu rộng. Oâng ta đã du hành rất nhiều nơi trên thế giới, nghiên cứu sự liên hệ giữa nhân loại và môi trường. Oâng ta đã dâng hiến cuộc đời của mình cho sự cải thiện xã hội và sự sáng tạo ra một thế giới thanh bình mãi mãi. Sau khi làm việc như là một nhà báo, thì gần đây hầu như là một chủ bút của tờ Tạp chí Đông Tây, ông ta kết hợp với tôi trong việc viết cuốn Aên kiêng ngăn ngừa ung thư, mà cuốn sách đó và cuốn sách này là bạn đồng hành. Vì những kế hoạch này, ông ta thu thập tài liệu về khoa học và lịch sử cần thiết và đã có thể trình bày bằng văn chương cái tôi muốn truyền đạ tới xã hội. Những quyển sách này chắc hẳn sẽ không được hoàn thành nếu không có sự cộng tác và phụ giúp của ông ta. Tôi bày tỏ lòng biết ơn của tôi dối với Alex từ tận đáy lòng mình cho sự tận tụy và nhẫn nại của ông ta.
Vì cuốn sách này, chúng tôi phải cám ơn rất nhiều người, đạc biệt là George và Lima Ohsawa, những nhà sáng lập tân tiến của dưỡng sinh, những người đã truyền cảm hứng và hướng dẫn cho vô số các cá nhân và gia đình để có hạnh phúc và sức khỏe tốt hơn. Chúng tôi biết ơn Tiến sĩ Edward Kass và Tiến sĩ Frank Sacks ; tới những đồng nghiệp y khoa khác ở Trường Y Harvard, và tới Tiến sĩ William Castelli, giám đốc Viện nghiên cứu Tim Framingham, cùng tất cả những người tiên phong đảm nhiệm nghiên cứu về phương pháp ăn kiêng dưỡng sinh. Chúng tôi cũng biết ơn H.Robert Silver Stein, Tiến dĩ y khoa của bệnh viện St. Francis ở Hartford, tới tiến sĩ Kenneth Green Span của bệnh viện Trưởng lão Columbia ở thành phố New York ; tới tiến sĩ George Barasch của Trung tâm Tim New York ; tới tiến sĩ y khoa J.B Deslyrere, và những đồng nghiệp ở bệnh viện học thuật ở Ghent ; tới Mark Mead của đại học Reed Ở Oregon ; tới những bạn y khác, những người đang nghiên cứu hay chữa trị những bệnh nhân về tim bằng phương pháp dưỡng sinh ; chúng tôi cũng gởi lời cảm ơn của mình đến George Mc Govern ; và gởi lài cảm ơn tới những nhà dinh dưỡng, bác sĩ, ý tá và những chuyên gia sức khỏe khác, những người đã tham gia vào các hội nghị hàng năm về ăn kiêng và bệnh thoái hóa của Hiệp hội Đông Tây.
Chúng tôi mang ơn những người mà hồ sơ bệnh án của họ được kể ra trong cuốn sách này để chia xẻ kinh nghiệm của họ với những người khác. Chúng tôi biết ơn sâu sắt đối với những đồng nghiệp của chúng tôi ở Hiệp hội Kushi, Học Viện Kushi, và ở các Trung tâm Dưỡng sinh Quốc tế khắp thế giới, vì công việc gian khổ của họ trong hoạt động hàng ngày để cung cấp sự cố vấn về ăn kiêng dưỡng sinh và sự hướng dẫn về nấu ăn. Tôi rất cảm kích vì tình bạn chung thủy và sự hy sinh tận tụy của vợ tôi, Aveline, người đã coi sóc việc soạn thảo sách này. Con trai tôi Lawrence, nó đã có bằng tiến sĩ về dinh dưỡng của Trường sức khỏe cộng đồng Harvard và nó là một nhà Truyền nhiễm học trong lĩnh vực bệnh tim và ung thư, nó đã giúp tôi trong việc phê duyệt vài lĩnh vực khoa học về nghiên cứu bệnh tim hiện hành. Chúng tôi cũng cảm ơn đối với sự ủng hộ, khuyến khích và khuyên nhủ của những thành viên gia đình và bạn bè khác. Chúng tôi mang ơn Esther Jack, mẹ của Alese, đã sửa bản thảo và đã cho nhiều góp ý về xuất bản. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Donna Cowan, Ed Esko, Karin Stephan, Elaine và Chuck Altuman, Flo Nakamuoa, Evelyne Harborn, và Mary Brower vì sự trợ giúp và cố vấn của họ ; đối với Julie Coopersmith, nhà quản lý văn chương của chúng tôi, Barbara Anderson, biên tập viên của chúng tôi, Victor Guerra, giám đốc sản xuất của chúng tôi, và những bạn bè khác của chúng tôi ở nhà xuất bản St.Martin, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với sự giúp đỡ của họ trong việc co sóc quyển sách này đến khi hoàn thành nó. Hầu hết cac tranh minh họa được vẽ bỡi Melissa Sweet, và chúng tôi cảm ơn cô ấy vì đóng góp có giá trị này.
Với công việc này, chúng tôi đặc biệt muốn tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ về Alexander Jack và Rev.David Rhys Williams, những người ông của Alex, cả hai đã chết vì bệnh tim. Chúng tôi cũng muốn cống hiến quyển sách này cho nhận thức về m ột thế giới khỏe mạnh, yên bình và sự sum họp vui vầy của tất cả những trái tim nhân loại

MICHIO KUSHI
Brookline, Massachusetts
21 . 12. 1985

Diệu Minh
PHẦN I
______________________________________________________________________
















NGĂN NGỪA
BỆNH TIM
MỘT CÁCH TỰ NHIÊN




















1


DỊCH ĐAU TIM


Vào thời Trung cổ, bệnh dịch hạch đã giết chết khoảng một phần ba dân số Châu Aâu. Ngày nay, bệnh tim mạch làm thiệt mạng hơn 50% số người ở Mỹ và rất nhiều người khác ở các nước công nghiệp phát triển (xem hình 1). Chúng ta không nghĩ một cách thông thường về huyết áp cao, đột quỵ và đau tim như là những dịch bệnh, bỡi vì chúng có thể phải mất nhiều thập kỷ để phát triển. Chúng được kiểm soát bằng y học ở một mức độ nào đó. Nhưng thật sự bệnh tim thì nguy hiểm chết người hơn tất cả những thiên tai hiện đại khác kết hợp lại, bao gồm cả ung thư và tử vong từ tai nạn giao thông, tội ác và chiến tranh.
Trong mỗi năm thì có một người đàn ông trong đất nước này bị đau tim vào tuổi 60. Nếu đột quỵ, bệnh mạch ngoài, và những rối loạn tuần hoàn khác cũng được xem xét, thì một trong số ba người đàn ông sẽ chịu đau đớn vì bệnh tim chính hay bệnh huyết quản vào tuổi 40 hay 50 của họ. Đối với phụ nữ thì tỷ lệ này ít hơn đáng kể, cứ sáu người thì có một người mắc bệnh. Năm nay, theo Hội tim Mỹ, thì 1,5 triệu người Mỹ sẽ mắc bệnh đau tim và 550.000 người trong số họ sẽ chết. 0,5 triệu người khác sẽ bị đột quỵ, mà 165.000 trường hợp sẽ dẫn đến tử vong. Những người sống sót qua hai dịch bệnh này sẽ kết hợp với 6,5 triệu người mắc chứng đau tim hay đột quỵ mà vẫn còn sống. 37 triệu người trưởng thành trong đất nước này có bệnh tăng huyết áp hay huyết áp cao, nhóm này sẽ hình thành ra cái vực sâu, từ đó một trong những điều kiện chết người tiềm ẩn này phát triển. Những bệnh nhân tim mạch khác, như là bệnh tim, phổi, bệnh phình động mạch, bệnh tắc động mạch, bệnh nhân đông huyết áp động mạch, tắc động mạch sẽ giải thích cho khoảng 225.000 trường hợp tử vong trong năm nay. 7.700 trường hợp tử vong khác xảy ra do sốt thấp cấp tính hay bệnh thấp tim. Với sự xem trọng sự điều trị y học, 1,6 triệu giải pháp và các ca giải phẩu tim mạch được thực hiện hiện nay mỗi năm ở Mỹ, bao gồm 159.000 trường hợp ghép động mạch vành phụ, 177.000 trường hợp giải phẩu ghép bộ điều hòa nhịp tim, và 414.000 trường hợp thông tim. Với sự kết thúc khác của cuộc sống, trong vòng 12 tháng tới thì 25.000 đứa bé sẽ được sinh ra với những khuyết tật tim bẩm sinh. Khoảng 1/4 những đứa trẻ sơ sinh này sẽ chết, và những đứa còn sống sẽ hợp với gần nữa triệu người có khuyết tật về tim.
Hơn 15 năm qua, tỷ lệ tử vong từ bệnh tim ở Mỹ đã bắt đầu giảm, trong cả 2 giới, trong tất cả các nhóm tuổi, trong tất cả các chủng tộc và các nền nhân chủng. Sự suy giảm này đương nhiên là nhờ ở sự kết hợp của nhiều tác nhân, bao gồm những sự thay đổi về ăn kiêng, việc giảm hút thuốc lá và tập luyện gia tăng. Trong khi tỷ lệ tử vong giamû, theo như một tạp chí y học : “Hiện tại thì không có một thông tin nào về cái gì đang xảy ra với tỷ lệ trường hợp mắc bệnh của những trường hợp về bệnh tim mạch mới”. Ví dụ như, bệnh tim dường như gia tăng trong số những người trẻ tuổi.
Trong một nghiên cứu ở California vào năm 1981, các nhà nghiên cứu đã đo các độ cholesterol huyết thanh của những đứa trẻ 6 tuổi được lấy từ một nhóm đại diện gồm da tắng, da đen, Châu Á, Tây Ban Nha và những họ tộc khác. Các mức cholesterol thay đổi từ 113 đến 260 miligrams, với một mức trung bình là 190.

NGUỒN :
Trung tâm thống kê sức khỏe Quốc gia, 1974.

29% những đứa trẻ có mức giá trị là 200 hay hơn nữa. Những nhà nghiên cứu tương quan một cách chính yếu các mức cholesterol cao này với sự tiêu thụ trứng và thịt đỏ. Trái lại, những đứa trẻ ở những xã hội truyền thống, nơi mà bệnh tim hiếm, chúng có các mức cholesterol thường dưới 150 và thường khoảng 100.
Một mức cholesterol 190 trong số các hạng đầu tiên của California tương ứng với hạng rất nguy hiểm đối với bệnh tim mạch trong những nước kém phát triển về công nghiệp như là Trung Quốc, nơi mà tỷ lệ về bệnh tim thấp.

Ở Trung tâm y khoa của Trường đại học New York, bác sĩ Mildred S.Seelig, đã nghiên cứu chứng xơ vữa động mạch và các tình trạng tim khác của những đứa bé và trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi rưỡi. Trong một bản báo cáo mới đây gởi tới những đồng nghiệp của mình, cô ta kết luận :
Các bệnh tim mạch từ lúc sơ sinh và thời thơ ấu thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt của y học và điều chỉnh bằng giải phẩu là một sự phát triển của quá khứ 30 – 40 năm trước, như là bệnh dịch tử vong đột ngột của những người đàn ông dưới 50 tuổi từ bệnh thiếu máu (thoái hóa) tim. Ít được nhận thức sâu rộng là bằng chứng mà tử vong đột ngột từ IHD [bệnh thiếu máu tim] cũng xảy ra trong thời sơ sinh và thời thơ ấu với sự gia tăng thường xuyên suốt cùng thời kỳ thời gian, như có chứng xơ cứng động mạch phổ biến ở những trẻ sơ sinh rất sớm và xơ vữa động mạch, tăng lipid huyết và huyết áp cao ở những trẻ sơ sinh lớn hơn và trẻ con. Bài học về tim mạch sơ khai có thể bắt đầu rất sớm trong cuộc sống (Suốt thời kỳ thai nghén của một vài cá thể, trong thời kỳ sơ sinh của nhiều cá thể). Suốt những năm các bệnh tim mạch ở tất cả các lứa tuổi đã gia tăng thì tương đồng với những năm mà các thay đổi chính về ăn kiêng được thực hiện ở những nước công nghiệp hóa.


Bảng 1.

BỆNH TIM MẠCH KHẮP THẾ GIỚI
Số tử vong trên 100.000 người.

NƯỚC ĐÀN ÔNG ĐÀN BÀ

Phần Lan
Mỹ
Tân Tây Lan
Aùi Nhĩ Lan
Uùc
Anh
Canada
Na Uy
Hà Lan
Ixraen
Đan Mạch
Bỉ
Tây Đức
Thụy Điển
Aùo
Venezuela
Thụy sĩ
Ý
Pháp
Nhật Bản

872
793
740
672
787
702
663
581
502
625
606
463
457
588
435
323
279
309
205
115
262
318
311
288
311
254
247
173
168
352
225
163
150
214
164
189
90
127
72
61

NGUỒN :
Robertlevy, các nguồn khác, các tổng biên tập, dinh dưỡng, chất béo và bệnh tim mạch.
(New York : Nhà xuất bản Raven, 1979)

Bác sĩ Seelig tiếp tục để dẫn chứng việc nuôi con bằng sữa mẹ giảm từ những năm 1920 và sự bành trướng của sữa bò như là những tác nhân chính góp phần vào sự gia tăng này của những rối loạn về tim ở trẻ rất nhỏ.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn tới tử vong ở nhiều nước (xem bảng 1). Ở Phần Lan, nơi tiêu thụ sữa cao nhất trên thế giới, tỷ lệ bệnh tim thậm chí cao hơn ở Mỹ, nơi có tỷ lệ thứ nhì. Ở Anh, tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch tăng 15 lần từ 1921 đến năm 1946 và 80% ở những người đàn ông trẻ từ 1950 đến 1973. Ở Thụy Điển, những cơn nhồi máu cơ tim tăng 5 lần giữa 1950 và 1964. Ở Liên Bang Nga, tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch tăng khoảng 18% giữa 1964 và 1975. Ở Nhật Bản, nơi mà tất cả bệnh tim vẫn còn ít xảy ra hơn ở những nước Tây Aâu, những bệnh thoái hóa tim tăng 45% từ năm 1970 đến 1980. Thật thú vị, trong suốt thập kỷ này, lần đầu tiên, mức tiêu thụ của người Nhật về chất béo từ các nguồn động vật vượt quá loại từ các nguồn thực vật.
Chỉ vì hiếm hay không được biết, bệnh tim mạch đang phát sinh ở các nước đang phát triển. Trong những địa hạt trung và thượng lưu ở Buenos Aires, New Delhi, Cairo, và Johamnesburg, tỷ lệ bệnh tim đang tăng vọt như là bữa ăn và cuộc sống sung túc của những quốc gia giàu có duy trì. Ví dụ như, ở Zimbabue, ở trung tâm Châu Phi, bác sĩ Michael Gilford nhớ lại : “25 hay 30 năm về trước, chúng ta biết rằng chúng ta đã không chú ý đến những trường hợp của nhồi máu cơ tim hay chứng đau thắt ngực, những tình trạng mà chúng được kết hợp với xơ vữa động mạch … vào năm 1958 tôi gặp một phụ nữ Zimbabue, làm thuê như là một vú em trong một gia đình Aâu châu ở Salisbury, với một tiểu sử tiêu biểu về bệnh đau thắt”. Bác sĩ Gilrord lưu ý, chỉ vào thập niên 1960 và 1970 gần đây, theo sau tính phổ biến, chính bệnh tim mạch bắt đầu được trở nên hợp thức.
*
Diệu Minh
LỊCH SỬ BỆNH TIM


Trong quyển đầu của kinh Cựu Ước, khi những thiên thần của Thượng Đế xuất hiện trước Abraham, ông mời họ vào lều của mình, và nói :” tôi sẽ mang ra một mẩu bánh mì và làm dịu tim của các bạn”. Với vợ của ông ta, Sarah, Abraham đã chuẩn bị một bữa ăn tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên. Các thiên thần tiên đoán rằng trong một năm Sarah sẽ hạ sinh một đứa con trai, từ nó sẽ xuất hiện một dân tộc hùng mạnh. Sau đó, khi những mật sứ của Thượng Đế đi tiêu diệt Sodom và Gomorrah, cháu trai của Abraham và Sarah là Lot đã chiến thắng sự bảo vệ của những thiên thần bằng việc cho họ ăn một món được làm từ loại ngũ cốc không có men.
Những xã hội truyền thống ở Trung Đông, Châu Aâu, Châu Á, và những nơi khác thấu hiểu về sự liên lạc giữa sức khỏe về cá thể với xã hội và thực phẩm hàng ngày được cân bằng. Trong quyển cổ điển học về nội khoa của Kim Hoàng Đế, quyển sách y học của Trung Hoa cổ, trái tim được ví như là một vì vua của cơ thể người, cai quản các quan lại hay những hệ thống chính yếu khác : “Khi quốc vương tươi tỉnh, chủ trì những cận thần dưới ông ta sẽ cảm thấy an toàn, và khi vì vua này được yêu cầu để nuôi dưỡng cuộc sống, người ta sẽ hưởng thụ sự trường thọ mà không có những nguy cơ về sức khỏe, khi chính vị vua này được yêu cầu để cai quản thế giới, thì thế giới sẽ ở trong cảnh thịnh vượng”. Đối với việc làm khỏe tim, thì nguyên bản y học cổ nhất của thế giới khuyến khích việc tiêu thụ hạt kê và cảnh báo rằng “việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm có muối [ví dụ như thịt và cá] sẽ làm cho các mạch máu trở nên xơ cứng …
Các quyển kinh thánh, truyền thuyết và truyện cổ tích của thế giới tôn sùng những khuynh hướng mà trong đó những nền văn hóa khác nhau quy định loại thực phẩm hài hòa với môi trường của họ, cả tiến bộ hay suy tàn. Ơû Do Thái, từ giao ước có nghĩa là bắt nguồn từ ăn chung. Trong kinh Cựu Ước, Thượng Đế hứa với Moses rằng những đứa bé Israel sẽ được hạnh phúc và thịnh vượng với điều kiện là chúng phải tôn trọng các luật ăn kiêng và tôn trọng lễ thoát ách nô lệ bằng việc ăn bánh mì không có men. Trong kinh Tân Ước, Chúa Jesus ban tặng những môn đồ của ngài món bánh mì được làm từ đại mạch nguyên chất vào lúc thuyết giáo ở trên Núi, Last Supper, và trên đường đến Emmaus. Trong số những giáo dân đầu tiên, thì bánh mì từ ngũ cốc nguyên, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh cửu.
Bánh mì hay bộ tham mưu của cuộc sống – ngũ cốc nguyên, bao gồm gạo lứt, đại mạch, kê, yến mạch, hắc mạch và bắp – là nền tảng của tất cả những nền văn minh quý báu của riêng chúng ta. Đuợc bổ sung bằng các loại rau vườn tươi, các loại đậu, các loại rong biển, các loại thực phẩm lên men, những lượng nhỏ trái cây theo mùa, các loại mầm, hạt và các loại ngũ cốc. Chúng được ăn hanøg ngày và hình thành nên phần chính của mỗi bữa ăn. Thực phẩm động vật được dùng rất cẩn thận. Chúng được ăn cùng với những thành phần bổ sung, gồm ngũ cốc và các loại rau cải.
Cho đến thời đại tân kỳ, khi cách ăn này bị biến đổi, bệnh tim, ung thư và những bệnh thoái hóa khác hầu như không được biết đến. Tuy nhiên, có những thời kỳ mất cân bằng và thái quá khi những người xưa quên đi những quy tắc về ăn kiêng của họ và đã tự hành hạ sức khỏe của họ.


TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP CỦA BỆNH TIM


Các dạng thực phẩm của thế giới vẫn không đổi một cách tương đối từ thời cách mạng Tân Thạch Khí đến thời Trung cổ. Theo những cuộc thập tự chinh tới Phương Đông, những cuộc xâm lăng của Mông Cổ đến Phương Tây và sự khám phá ra Tân thế giới, thì các loại thực phẩm, các loại gia vị, các chất kích thích đã vượt qua các bán cầu, những vùng khí hậu tự nhiên, làm giảm đi sự miễn dịch tự nhiên đối với bệnh tật và gây ra các dịch bệnh. Với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 17, cách ăn uống truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm đã bắt đầu sự cáo chung của chúng. Sự du nhập của máy móc nông nghiệp, sự luân canh, và các loại phân bón (những hỗn hợp khoáng chất từ đất) vào thế kỷ 18 đã làm gia tăng sản lượng nông nghiệp và làm giảm đi dân số thôn quê. Những luật đính kèm đã biến đổi đất nông trại thành đồng cỏ. Gia súc, theo truyền thống được dùng để cày bừa và kéo cối xay để nghiền ngũ cốc, thì được nuôi riêng để lấy thịt và sữa. Vào năm 1800, bánh mì trắng, một loại chỉ giới hạn cho giới thượng lưu, đã được dùng bỡi hầu hết những thành viên của giai cấp hạ lưu ở nước Anh. Vào thời Trung cổ, đường bị cấm tuyệt ở những cửa hiệu của thầy lang như là một dược liệu nguy hiểm và cực kỳ mắc tiền. Vào năm 1815, việc buôn bán nô lệ quốc tế đã làm thay đổi đường từ một loại xa hoa thành một loại thông dụng. Mức tiêu thụ trên mỗi đầu người tăng 15 bảng Anh. Việc thương mãi quốc tế cũng khuyến khích việc tiêu thụ trà, cafê và chocolate cũng như việc tiêu thụ rượu.
Khi các loại thực phẩm truyền thống suy tàn, nhiều bệnh nhiễm khuẩn phát triển và trở thành những nguyên nhân dẫn đến tử vong ở những đất nước công nghiệp và những thuộc địa của chúng. Những trường hợp riêng của bệnh tim, ung thư, và những rối loạn thoái hóa khác bắt đầu xuất hiện ở những giai cấp quý tộc, mà chúng hầu hết được bắt nguồn từ việc thái quá về ăn kiêng.
Ví dụ như vào năm 1768, Heberdeen – một bác sĩ người Anh, đã miêu tả trường hợp lâm sàng đầu tiên của chứng đau thắt ngực, một bệnh tim thoái hóa có đặc điểm là những cơn đau buốt ở ngực và hơi thở ngắn.
Cho tới một thế kỷ sau, bệnh tim tiếp tục gây nên sự đe dọa nhỏ bé tới sức khỏe chung. Vào năm 1876, tờ khoa học Mỹ xuất bản việc nghiên cứu về tử vong ở New York, thành phố lớn nhất nước. Trong số những người trưởng thành và những đứa trẻ lớn hơn thì những nguyên nhân chính của tử vong là bệnh lao : 26,6% ; những rối loạn về phổi khác : 19,2% ; bệnh tiêu chảy : 18,7% ; bệnh bạch hầu : 15,6% ; biêm tắc thanh quản : 6,3% ; bệnh sốt thương hàn : 4,2% ; bệnh đậu mùa : 3,4% ; bệnh ho gà : 2,7% ; bệnh sản hậu : 1,4% ; bệnh tim hồng nhiệt : 1,3% ; bệnh sởi : 0,3% và bệnh sốt ban : 0,3%. Những bệnh mà chúng thành dịch ngày nay - bệnh tim, ung thư và tiểu đường – thì thậm chí không được liệt kê.
Vào năm 1896, Ngài William Osler, tổ sư của nền giáo dục y học hiện đại, đã nhận xét trong những bài thuyết giảng về tim : “trong suốt 10 năm, thời kỳ tôi sống ở Montreal, tôi không thấy một trường hợp nào [chứng đau thắt ngực] cả ở phòng mạch tư hay ở bệnh viện tổng quát Montreal. Ơû Blockky ( Bệnh viện Philadelphia) cũng vậy, nó là một bệnh cực kỳ hiếm…”.
Trong thế chiến thứ I, bệnh tim xuất hiện như là một bệnh chính, giải thích cho khoảng 9% số tử vong ở Mỹ. Những tác nhân khác góp phần vào sự gia tăng của nó, bao gồm sự giảm các bệnh nhiễm khuẩn, nhịp cuộc sống dài hơn, và việc chẩn đoán y khoa tốt hơn. Những nguyên nhân chính, dường như là về ăn kiêng và chúng có thể được truy nguyên nhân là do sự biến đổi trong cách tiêu thụ thực phẩm bắt đầu suốt thế kỷ 20.
Sau cuộc nội chiến, với sự xuất hiện của đường sắt, việc thành lập sự vận chuyển gia súc tới những kho đường sắt, và việc xây dựng những sân nhốt súc vật thương mãi, thì việc tiêu thụ thịt gia tăng đáng kể. Cuộc tình lãng mạn của Mỹ với món bò bít tết bắt đầu. Việc tiêu thụ chất béo cũng gia tăng với sự giới thiệu của các loại dầu cải thương mãi và sự phát triển của các loại bơ margarin. Việc giới thiệu những trục lăn bằng thép cho tiến trình xay xát _ được giới thiệu lần đầu tiên ở Minnesota năm 1880 và sau đó ở vùng còn lại của GrainBelt_ đã tách hoàn toàn mầm và cám ra khỏi lúa mì, tạo thuận lợi cho một loại bột trắng đều hơn. Vào năm 1890, sữa được khử trùng trở nên phổ biến và việc phát minh của máy gạn kem trong sữa, mát vắt sữa bò, và những tiến bộ của ngành ướp lạnh thương mãi đã khai sinh kỹ nghệ bơ sữa hiện đại. Giữa năm 1875 và 1915, việc tiêu thụ đường hàng năm đã nhân đôi từ khoảng 40 cân Anh trên một đầu người lên 80 cân Anh. Vào thời kỳ chuyển biến của thế kỷ, CocaCola và những thức uống nhẹ khác trở nên phổ biến rộng rãi, và tính đại chúng của chúng gia tăng theo mỗi thập kỹ mới.
Loại thuốc của lĩnh vực này tạo thuận lợi cho các loại dược phẩm và giải phẩu, như là nó đạt tới một mức to lớn hơn hiện nay. Mối liên hệ giữa ăn kiêng và bệnh tật vẫn chưa được quan tâm hoàn toàn. Trong các bài diễn thuyết của mình về những bệnh tim, bác sĩ Osler khuyên : “Aên kiêng ở trong nhiều trường hợp là tiêu điểm trong việc chữa trị. Những đối tượng của chứng đau thắt thường là đàn ông với những sở thích ăn uống lớn , đã quen với việc ăn uống tự do các loại thực phẩm béo bổ và đậm đặc. Thứ nhất, giới hạn lượng ăn , mà ở hầu hết những người trên 40 tuổi thì qúa nhiều; thứ hai phải thấy rằng về chất lượng thì thích hợp bằng việc loại trừ những loại thực phẩm giàu bơ sữa, được nêm nhiều gia vị…. Có “Tử thần trong nồi đối với những nạn nhân đau thắt và sự thừa mứa có thể nguy hiểm như chất độc.”
Vào năm 1904, từ xơ vữa động mạch được đặt ra để miêu tả sự xơ vữa của động mạch. Vào năm 1912, vài thập kỷ của quá trình nghiên cứu mạch đạt đến cực điểm trong việc miêu tả trường hợp lâm sàng đầu tiên của chứng nhồi máu cơ tim trong một tạp chí y học. Vào những năm 1920, từ đau tim là từ thường dùng của trường hợp này, trở thành một từ thông dụng.


SỰ THOÁI HÓA SINH HỌC


Theo sau thế chiến thứ I, sự thay đổi về khoa học và kỹ thuật nhảy vọt, và ngay cả đến các cách ăn uống biến đổi nhiều hơn nữa. Trong nông nghiệp, các loại phân hóa học và các loại thuốc diệt côn trùng, được phát triển trong thế kỷ thứ 19, đã thay thế việc canh tác hữu cơ. Sự phát minh ra máy ấp trứng khổng lồ sau chiến tranh đã tạo ra việc sản xuất hàng loạt gia cầm. Vào những năm 1920, sự ướp lạnh tại nhà thịnh hành, và các loại thực phẩm đông lạnh được đóng gói sẵn đã làm giảm việc tiêu thụ sản phẩm tươi từ vườn. Các loại thực phẩm được sấy khô, tinh chế, và đóng hộp cũng chiếm một phần lớn ở chợ. Vào những năm 1930, công nghệ vitamin được phát triển để bán lại cho người tiêu thụ các chất bổ được trích ra bằng việc tinh chế ngũ cốc. Các loại màu nhân tạo, các chất giữ thực phẩm và các loại phụ gia khác đã tạo nên cách riêng của chúng trong thực phẩm hàng ngày như là những hương vị tổng hợp mới, dạng mỹ phẩm, cuộc sống bành trướng trên kệ đã thay thế sự lành mạnh và bổ dưỡng như là những mối quan tâm chính.
Giữa hai cuộc thế chiến, tỷ lệ tử vong của bệnh tim ở Mỹ đã đạt kỷ lục bước nhảy đơn vĩ đại nhất của nó, tăng từ khoảng 11% trong năm 1920 lên 45% trong năm 1940. Bảng 2 đã tóm tắt một vài sự thay đổi trong cách ăn uống của chúng ta hơn nữa thế kỷ qua. Những thay đổi này đã đặt nền tảng cho bệnh tim, ung thư và những căn bệnh hiện đại khác. Việc hút thuốc gia tăng, sự ô nhiễm công nghiệp, cách sống ngồi một chỗ nhiều hơn là hậu quả của sự bành trướng của xe hơi và những tiện nghi hiện đại khác, tất cả đã góp phần vào sự gia tăng này.
Theo sau thế chiến thư II, thịt bò, sữa, phô mai, kem, và những sản phẩm từ sữa khác đã thay thế cho các loại ngũ cốc nguyên, bánh mì, mì ống và mì sợi như là những món chính ở hầu hết thế giới công nghiệp hóa. Bằng việc nuôi dưỡng, sự thụ tinh nhân tạo, nuôi các kích thích tố, thì số lượng gia súc của quốc gia đã tăng gấp đôi. Ngày nay, có một con bò cho mỗi hai người Mỹ. Trong những năm 1950 và 1960, thức ăn nhanh trở thành một cách sống. Những ngôi đền của những thần bò vàng này – vua Hamburger, Mc Donald’s, Nữ hoàng Bơ sữa - tô điểm cho phong cảnh. 85% phụ nữ Mỹ đã từ bỏ việc nuôi con bằng sữa của họ cho trường hợp trẻ sơ sinh. Ngoài ra đối với bệnh tim, những bệnh mãn tính khác và những triệu chứng mất quân bình về mặt xã hội tiếp tục tăng vọt (xem bảng 3). Ung thư, thứ bệnh mà nó tác động đến một trong 25 người Mỹ vào đầu thế kỷ, thì bây giờ nó tác động gần một trong ba nguời Mỹ. Thế hệ trước đây thì tỷ lệ bệnh tâm thần khoảng một trong hai mươi người. Bây giờ tỷ lệ đã hơn gấp đôi là một trong mười người. Trong vài năm gần đây, bệnh mụn rộp cơ quan sinh dục và những bệnh hoa liễu khác (STD) đã chiếm tỷ lệ về bệnh dịch. Theo những cuộc trắc nghiệm y học, số lượng tinh trùng của những người đàn ông Mỹ đã giảm 39% từ những năm 1920, và 45% của gần 27,5 triệu cặp toàn quốc không thể có con trẻ hay gặp khó khăn trong việc có thai. Khoảng 800.000 phụ nữ Mỹ, nhiều người trong độ tuổi có con, hiện đang phải cho phẩu thuật cắt bỏ buồng trứng hay tử cung của họ mỗi năm, hầu hết là vì một giải pháp chống lại ung thư.
Vài căn bệnh mới dường như là sự thách thức hơn nữa cho sức khỏe chung. Những căn bệnh này bao gồm bệnh cựu chiến binh, hội chứng sốc độc, và bệnh AIDS, mà đối với chúng thì không một giải pháp y học nào được biết đến. Cùng lúc đó, những căn bệnh cũ đang trở lại với dạng nguy hiểm hơn mà chúng bao gồm những nòi mới về viêm phổi và những bệnh nhiễm khuẩn khác mà đối với chúng những chất kháng sinh thì vô hiệu. Chỉ có một vài căn bệnh thật sự có thể được chữa trị bằng những phương pháp y học hiện đại như giải phẩu, liệu phát bức xạ, hay dược phẩm.ở một vài trường hợp thì những triệu chứng bệnh tật có thể được trấn áp một cách tạm thời các cơn đau và sự khó chịu được xoa dịu. Nói chung, bệnh tật không thể được chữa trị và chẳng sớm thì muộn sẽ tái xuất hiện, thậm chí được chẩn đoán bỡi một chuyên gia khác và được đặt cho một tên mới. Nhưnõg bệnh nhân ngày càng nhận thức được rằng họ phải tự chữa trị để có những tác dụng về cách chữa trị y học cũng như là về chính căn bệnh.
Bảng 2 :
NHỮNG BIẾN ĐỔI THỰC PHẨM, NĂM 1910 – 1976
(Mỗi chữ hoa là mức tiêu thụ hàng năm bằng cân Anh, trừ ghi chú khác).

THỰC PHẨM NĂM 1910 NĂM 1976 BIẾN ĐỔI
Trứng các loại 305 276 - 10%
Thịt
Thịt bò
Gia cầm

Cá thu đóng hộp 136,20
55,50
18,00
11,40
0,20 165,20
95,40
52,90
13,70
(1974) 3,10 + 21%
+72%
+194%
+20%
+1.300%
Ngũ cốc
Lúa mì
Bắp
Gạo
Hắc mạch
Đại mạch
Yến mạch
Kiều mạch
Đậu hạt, đậu cây 294,00
214,00
51,10
7,20
3,60
3,50
3,50
2,10
13,00 144,00
112,00
7,70
7,20
0,80
1,20
3,50
0,05
7,00 -51%
-48%
-85%
0%
-78%
-66%
0%
-98%
-46%
Rau cải tươi
Bắp cải tươi
Khoai lang
Khoai tây tươi
Khoai tây đông lạnh
Sản phẩm từ cà chua
Rau cải đóng hộp
Rau cải đôg lạnh 188,00
(1920) 23,20
22,50
80,40
(1960) 6,60
(1920) 5,00
(1920) 12,60
(1940) 0,57 144,50
(1965) 8,30
4,40
48,30
36,80
22,40
53,50
9,90 -23%
-64%
-80%
-40%
+457%
+348%
+320%
+1.650%
Trái cây tươi
Trái cây chế biến
Nho
Họ chanh đông lạnh
Trái cây đông lạnh 123,00
20,50
1,00
(1948) 1,00
(1940) 3,10 82,00
134,60
9,00
117,00
88,8 -33%
+556%
+800%
+11.600%
+2.760%
Sản phẩm từ sữa
Sữa nguyên chất
Sữa ít béo
Phô mai
Kem
Sản phẩm sữa đông lạnh
Sữa chua
Margarin 320,20
(lít) 131,85
(lít) 30,60
4,90
1,90
3,40
(1967) 0,50
1,50 354,30
(lít) 96,75
(lít) 47,70
20,70
18,10
50,20
2,00
12,5 +11%
-27%
+56%
+322%
+852%
+1.376%
+300%
+733%
Chất làm ngọt
Siro bắp
Đường
Các thức uống nhẹ
Đường hóa học
Trà
Cafe
Rượu
Màu thực phẩm 89,00
3,8
(1909) 73,70
(lít) 4,95
(1960) 2,00
1,00
9,20
(lít) 12,105
(1940) 0,03 134,60
32,70
94,80
(lít) 138,60
8,00
0,80
12,80
(lít) 12,105
(1977) 0,34 +51%
761%
29%
+2.638%
300%
-20%
+39%
0%
+995%
Tổng cộng thực phẩm (mỗi ngày) 4,40 (mỗi ngày) 4,10 -9%
Calo (mỗi ngày) 3,49 (mỗi ngày) 3,38 -3%
Đạm 102 103 +1%
Béo 124 159 +28%
Hydrat cacbon 495 390 -21%

Bảng 3 :
Diệu Minh
THỐNG KÊ VỀ SỨC KHỎE VÀ XÃ HỘI GẦN ĐÂY Ở MỸ

BỆNH TẬT HAY ĐIỀU KIỆN SỐ NGƯỜI MỸ ĐANG BỊ ẢNH HƯỞNG
Bệnh tim
Huyết áp cao
Dị ứng
Viêm khớp
Chứng nghiện rượu
Tiểu đường
Thiểu năng tâm thần
Ung thư
Bệnh động kinh
Đột quỵ
Xảy thai
Liệt não
Các khuyết tật khi sinh
Bệnh Parkinhson
Đa sơ cứng (sơ cứng lan tỏa)
Giang mai, lậu và các bệnh truyền nhiễm sinh dục cũ hơn
Mụn rộp và các bệnh truyền nhiễm sinh dục khác
Ly dị
Tội ác


Sử dụng thuốc
Bệnh tâm thần
Vô sinh
Đếm tinh trùng
Thủ thuật vô sinh
Thủ thuật cắt bỏ tử cung 42.330.000
37.000.000
35.400.000
31.600.000
14.272.000
11.000.000
5.654.000
4.640.000
2.135.000
1.830.000
1.500.000
750.000
12.750.000
1.500.000
500.000
1.064.000

20.000.000 – 30.000.000

1 trong 2 cuộc hôn nhân
1 bản liệt kê tội ác xảy ra mỗi 2 giây
1 tội ác hung bạo cho mỗi 24 giây
1 toiä ác cướp của cho mỗi 3 giây
160.000.000 đơn thuốc mỗi năm
22.000.000 – 56.500.000
1 ngoài 5 cặp
30 – 40% suy giảm từ năm 1920
20% nam giới hăng say tình dục
800.000 trường hợp mỗi năm



NGUỒN :
Những ước lượng thận trọng dựa trên dân số Mỹ vào năm 1980 của 226.504.825 người từ hầu hết những thống kê về sức khỏe quốc gia gần đây được thực hiện bỡi các nhóm bao gồm Hội ung thư Mỹ, Hội tiểu đường Mỹ, Hội tim Mỹ, Hội bệnh Parkinson Mỹ, Tổ chức viêm khớp, Trung tâm kiểm soát bệnh, Tổ chức bệnh động kinh Mỹ, Bộ kiểm tra Liên Bang, Khoa sức khỏe tâm thần Massachusetts, Viện Quốc gia về lạm dụng thuốc, Hội đa xơ cứng, Kế hoạch hóa gia đình, và Hội liệt não độc lập.

Bảng 4 :
SỨC KHỎE CỦA NHỮNG TỔNG THỐNG

TÊN NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Washington
J.Adams
Jefferson
Madison
Monroe
J.Q.Adams
Jackson
Van Buren
W.H.Harrison
Tyler
Polk
Taylor
Fillmore
Pierce
Buchanan
Lincoln
A.Johnson
Grant
Hayes
Garfield
Arthur
Clevelan
B.Harrison
Mckinley
T.Roosevelt
Taft
Wilson
Harding
Coolidge
F.D.Roosevelt
Hoover
Truman
Eisenhower
Kennedy
L.B.Johnson Nhiễm trùng cổ họng
Xơ cứng động mạch
Tuổi già kiệt sức
Xơ cứng động mạch
Lao
Đột quỵ
Bệnh phổi
Bệnh tim phổi
Sưng phổi
Đột quỵ
Bệnh dịch tả
Bệnh dịch tả
Đột quỵ
Xơ gan
Suy tim
Ám sát
Đột quỵ
Ung thư cổ họng
Nhồi máu cơ tim
Aùm sát
Đột quỵ
Nhồi máu cơ tim
Sưng phổi
Aùm sát
Bệnh tim
Bệnh tim
Đột quỵ
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim
Đột quỵ
Xuất huyết và ung thư
Bệnh tim mạch
Suy tim
Aùm sát
Nhồi máu cơ tim

NGUỒN :
Quyển sách “Sức khỏe của những Tổng thống” của bác sĩ Ruddoph Mark (New York : G.P.Puturm’s Son, 1960). Nguyên nhân tử vong của những Tổng thống yểu mệnh được dựa trên các chuẩn đoán y học hiện đại của các triệu chứng được ghi lại. Thông tin về những Tổng thống, những người đã chết từ năm 1960 được canh tân bỡi Kushi và Jack .
Bị khống chế bỡi siêu bản ngã đã tự làm yếu đi. Sự kiêu ngạo của ông ta làm đau lòng những đối thủ của Wilson và làm mất thiện cảm một vài kẻ ủng hộ thiếu nhiệt tình của ông ta trong Dwight D.Eisenhower và Lyndon Johnson. Chứng viêm tĩnh mạch của Richard Nixon, tất cả chúng có thể ảnh hưởng có hại đến việc của họ trong chính phủ. Thật là thú vị, trong thế kỷ 20, gần như mỗi người đứng đầu cơ quan hành pháp ở Washington, ngoại trừ những người ngã xuống vì những viên đạn của những kẻ ám sát, thì tử vong vì vài dạng bệnh tim hay rối loạn hệ tuần hoàn. Mặc dù những rối loạn về tim không được hiểu rõ trong những thế kỷ trước, những sử gia về y học hiện đại kết luận rằng nhiều tổng thống Mỹ gần đây cũng chết vì vài dạng bệnh tim (xem bảng 4).
Những ảnh hưởng của bệnh tim về kinh tế thì cũng rất lớn. Vào năm 1984, chi phí y tế, chi phí săn sóc tại nhà và sản lượng bị thiệt hại do thương tổn của loại bệnh này được ước tính bỡi Hội tim Mỹ là 64,4 tỷ đô la. Những chi phí gián tiếp như năng lượng sản xuất giảm sút, các loại phí bảo hiểm gia tăng và sự bất ổn trong gia đình đã không được tính toán mà chỉ được suy diễn. Chi phí y tế là nhuyên nhân chính của lạm phát tăng với tỷ lệ nhanh gấp hai lần so với kinh tế.
Cũng có những ảnh hưởng về xã hội mà chúng ít được nhận thấy hơn. Ví dụ như sự kết hợp kinh tế xã hội của các bồi thẩm đoàn, đã thay đổi một cách đáng kể cũng nhiều như những người trung niên và lớn tuổi hơn đã được miễn trách nhiệm vì những lý do về y tế. Trong một bài báo về vụ xử án sát nhân và cướp xe bọc thép, tờ New York Times mới đây đã tường thuật rằng :
“Những vấn đề về y tế và những lời khuyên của bác sĩ thì đầy rẫy. Có một bài kinh về bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, chứng câm điếc và những câu chuyện về việc giúp đỡ những cha mẹ bị bệnh tại nhà trong những năm 80 và 90 của họ. Hai người đàn ông vỗ nhẹ vào những túi thuốc tại buổi xét xử. Một người nói : “Nếu tôi quá căng thẳng, tôi phủ quyết ngay lập tức”. Một người phụ nữ mắc bệnh tim mãn tính, nói với quan tòa rằng “Sự liều lĩnh là của các ngài”.
Bệnh tim, trực tiếp hay gián tiếp, nó chạm tới hầu hết mọi mặt của cuộc sống hiện đại. Vì vậy, việc làm khỏe những trái tim của chúng ta sẽ tạo nên một xã hội khỏe mạnh, yên bình, và có tinh thần trách nhiệm hơn.

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC


Nền tảng của các khuynh hướng được thảo luận trong mục này, chúng ta có thể thấy rằng toàn bộ nền văn minh hiện đại đang trãi qua sự thoái hóa sinh học sâu sắc. Khuynh hướng này ảnh hưởng tới dân số của Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Đông - Tây Aâu, Nhật Bản, Trung Quốc, Uùc và những vùng đang phát triển của Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Cùng với cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, thời gian còn lại để cho chúng ta đảo ngược nó thì quá ít.
Giống như thế hệ của Abraham, Sarah và Lot, chúng ta tự nhận thấy mình trong một thế giới đầy rẫy tai ương. Như là một sự khai hóa, chúng ta đã đánh mất sức tưởng tượng và óc phán đoán của chúng ta. Chúng ta thích bệnh tật hơn sức khỏe. Chúng ta lẫn lộn chiến tranh và hòa bình. Chúng ta lầm lẫn cái ước muốn hữu hạn của chúng ta với thiên nhiên và vũ trụ vô hạn. Ơû một mức độ đơn giản nhất, đa số chúng ta không có thể phân biệt giữa một hạt ngũ cốc và một hạt đậu, giữa một hạt giống và một trái cây, giữa thực phẩm cho sức khỏe và thực phẩm để ăn chơi.
Một thiên thần xuất hiện giữa chúng ta ngày nay sẽ rất thích được mời tặng một ổ bánh mì hambơgơ, một lát bánh pizza, hay một cây kem hình nón. Giống như vợ của Lot, người đã bị biến đổi thành một cột muối, cuộc sống của chúng ta sẽ bị tê liệt bỡi chứng xơ vữa động mạch, chứng viêm khớp và chứng bất an trong hoạt động tâm thần. Nếu chúng ta nhìn lại và bắt chước cách sống không tự nhiên và hỗn độn, đặt biệt là các cách ăn uống ngày qua ngày, với những thứ mà chúng ta lớn lên. Tự bản thân chúng ta phải từ bỏ con bêâ vàng và những sản phẩm của nó.
Nhiệm vụ trước mắt chúng ta thì không kèm gì việc phục hồi hoàn toàn chủng tộc nhân loại, bắt đầu với chính chúng ta và sự phát triển, bằng tình yêu và sự thông cảm đối với gia đình, bè bạn và cộng đồng của chúng ta. Vũ trụ bao la đã chọn mỗi người trong chúng ta đến Trái đất này được khỏe mạnh, hạnh phúc, và cùng nhận thức ra giấc mơ vô tận của chúng ta về một thế giới hòa bình. Chúng ta hãy khám phá lại một cách hân hoan về cách sống tự nhiên hòa hợp chúng ta với những người đã đến trước và những người sẽ theo sau. Chúng ta hãy trở lại với ngũ cốc nguyên - món chính theo truyền thống của cuộc sống – và một lần nữa, trong những ngôn từ của Thi Thiên Gia, nuôi dưỡng mỗi người khác với “ Bánh mì mà nó làm khỏe con tim của nhân loại”.










2


PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH ĐỐI VỚI BỆNH TIM


Theo sau Đệ nhị thế chiến, tôi hoàn thành việc học tập của tôi về luật quốc tế ở đại học Tokyo và tôi quyết định cống hiến cuộc đời của mình để giúp giải quyết những vấn đề của xã hội hiện đại. Bên ngoài thành phố thủ đô, trong một ngôi trường nhỏ, tôi đã gặp một người đàn ông đáng chú ý tên là Yukikazu Sakyrazawa, hay là George Ohsawa khi ông ta đến để tìm hiểu về cuộc sống gần đây. Oâng ta đã giới thiệu dưỡng sinh cho tôi.
Là một người đàn ông trẻ, Ohsawa đã lớn lên với thực phẩm giàu thịt bò, thịt heo, gạo trắng, sữa và đường. Cách ẩm thực hiện đại đã tràn qua Nhật Bản theo sau cuộc Phục hưng Meiji và sự khai thác thuộc địa của Đài Loan, vị trí của những đồn điền mía rộng lớn, vào cuối thế kỷ 19. Sự thay đổi thực phẩm này bao gồm sự tràn ngập các loại thực phẩm nhiệt đới vào khí hậu ôn hòa của Nhật trong việc vi phạm các nguyên tắc về sinh thái. Nhưng căn bệnh dễ lây lan của nền văn minh hiện đại đã theo sau. Vào năm 1909, chàng thanh niên Ohsawa đã mắc bệnh lao, căn bệnh mà mẹ của anh ta đã chết vài năm trước đây. Những bác sĩ Nhật, đã kinh qua phương pháp khoa học hiện đại, đã khám các lá phổi nhiễm bệnh của anh ta và cho anh ta cách trị liệu để làm giảm các triệu chứng. Anh ta được bảo rằng không có các chữa trị cho căn bệnh của mình và được gởi về nhà để chờ chết.
Một ngày kia, trong khi chờ đợi số phận của mình, người bệnh 16 tuổi tình cờ bắt gặp một cuốn sách nhỏ trong một cửa hiệu sách cũ ở Kyoto có tựa là Phương pháp chữa trị bằng ăn kiêng, tác giả là bác sĩ Ishizuka. Tuy đã được giáo dục bằng những phương pháp hiện đại nhưng anh ta vẫn bị thuyết phục hoàn toàn bỡi giá trị về những cách thực hành dinh dưỡng truyền thống lâu đời của các gia đình khỏe mạnh ở đất nước riêng của ông ta và ở những vùng khác ở Viễn Đông. Oâng ta tin rằng hầu như tất cả những căn bệnh hiện đại có thể được chữa trị bằng việc tránh dùng thịt, đường và các loại thực phẩm tinh chế và bằng việc luôn theo một cách ăn kiêng quân bình đơn giản gồm có chính yếu là gạo lứt và các loại rau cải.
Ishizuka chính thức phổ biến phương pháp của mình vào năm 1884 trong khi đang phục vụ như là một bác sĩ quân y trên chiến trường, trong cuộc chiến Nhật – Trung. Trong đơn vị của ông ta có một con ngựa chứng, nó không cho ai leo lên lưng nó, và người chỉ huy đại đội hứa tặng con ngựa hung hãng cho bất cứ ai có thể cưỡi được nó. Sau ba ngày quan sát cẩn thận những thói quen của con ngựa, Ishizuka xuất hiện trước trung đoàn đang tập hợp, trong tư thế đang cưỡi con chiến mã hùng dũng, trước sự ngạc nhiên của mọi người. Lần đầu tiên con ngựa giống ương bướng trở nên vâng lời và dịu dàng. “ Đây không phải là kỹ thuật thuần ngựa mà nhờ nó có thể leo lên lưng ngựa”, Ishizuka giải thích cho những sĩ quan đang kinh ngạc của ông ta “Điều bí mật ở trong thức ăn”. Khi thả nó một mình ở trong những cánh đồng, thì con ngựa chỉ ăn những lượng nhỏ cỏ dại và cỏ thảo. Ơû trong các tàu ngựa, nó được cho ăn những lượng dư thừa ngũ cốc chế biến bỡi những người huấn luyện. Bằng việc điều chỉnh cả hai số lượng và chất lượng của thực phẩm, Ishizuka đã biến đổi hoàn toàn tánh khí của con ngựa.
Sau chiến tranh, Ishizuka tiếp tục nghiên cứu những ảnh hưởng của thực phẩm đối với sức khỏe con người. Oâng ta là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đã nghiên cứu tỷ lệ axít / kiềm của các chất dinh dưỡng và kết luận rằng thực phẩm hiện đại, thứ chứa rất nhiều natri và kali – hai thành phần khoáng chất bổ sung và trái nghịch chính – thì mất cân bằng một cách nguy hiểm. Ơû Tokyo, bác sĩ Ishizuka đã mở một dưỡng đường và giới thiệu các phương pháp của mình cho hàng ngàn người, đa số mắc bệnh nghiêm trọng hay vào thời kỳ cuối. Tỷ lệ thành công thì cao và ông ta được biết đến một cách trìu mến là bác sĩ rau cải hay bác sĩ củ cải là do củ cải trắng dài mà ông ta đã khuyên dùng để loại trừ độc tố của cơ thể theo sau quá trình tiêu thụ thực phẩm động vật.
Sau khi khám phá ra quyển sách nhỏ của Ishizuka, George Ohsawa đã thay đổi thực phẩm của mình và bắt đầu ăn gạo lứt, súp miso, các loại rau cải đất và biển, cùng các loại thức ăn và thức uống khác được chế biến theo các truyền thống. Trong một thời gian ngắn, bệnh lao biến mất. “Tôi lành mạnh hẳn”, ông ta hồi tưởng lại, “ Trong 48 năm qua kể từ đó, tôi không bị mắc bệnh ngoại trừ một lần khi tôi nhiễm căn bệnh kinh khủng (và thường thì không chữa được) có tên là ung nhọt nhiệt đới”. Điều này xảy ra ở bệnh viện của bác sĩ Schweitzer ở Lambarene, Phi Châu, và đây là phần tìm tòi của tôi đối với những khó khăn lớn nhất về y học trên thế giới. Nhờ phương thuốc dưỡng sinh, tôi đã vượt qua căn bệnh này trong một vài ngày”.
Trong suốt năm thập kỷ này, Ohsawa đã phát triển phương pháp của Ishijuka trong việc chữa trị bệnh tật cá nhân vào việc giải quyết những vấn đề của xã hội hiện đại. Oâng ta nghiên cứu những lời dạy của Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật và những nhà hiền triết Aán Độ như Bible, Shakespeare, những tác giả Tây Aâu đương thời như là Lewis Carroll, Samuel Butler, và Arnold Toynbee. Từ 1929 đến 1935 ông ta sống ở Paris dạy học Đông Y và triết học , cũng như Judo, hài cú và môn cắm hoa.
Giống như Benjamin và Thomas Jefferson, những người mà ông kính trọng, Ohsawa dạy rằng nền công nghiệp tự túc là nền tảng của văn minh và rằng các quốc gia công nghiệp của thế giới, bao gồm Nhật, Mỹ, Pháp, Đức và Liên Bang Nga sẽ suy yếu bởi vì sự thoái hóa sinh học theo sau sự bành trướng của nền nông nghiệp hóa học hiện đại và sự gia tăng của bệnh tim, ung thư và bệnh tâm thần. Trong suốt Đệ nhị thế chiến, Ohsawa bị bỏ tù ở Nhật vì xuất bản tài liệu chống quân phiệt và một mình khởi sự một cuộc tuần hành hòa bình tới Manchuria. Oâng bị bắt giam, bị tra tấn và bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, trước khi ông ta có thể bị hành hình , thì chiến tranh kết thúc và ông ta được tự do.
Sau chiến tranh, Ohsawa du lịch tới Aán Độ, Châu Phi, Việt Nam, Châu Aâu và Bắc Mỹ. Oâng giới thiệu những phương pháp và hiểu biết của mình cho hàng ngàn người. Qua nhiều năm, ông viết 300 quyển sách, bao gồm một quyển về lịch sử Trung Hoa, một quyển tiểu sử của Gandhi, một quyển nghiên cứu về ung thư và ăn kiêng, và một học thuyết mới về sự biến đổi tính chất của nguyên tử. “ Tôi sẽ phải viết một cuốn sách lớn để giảng giải về cơ cấu và trị liệu pháp của bệnh tim “, ông đã nhận xét vào cuối đời mình vào năm 1965. “ Nó là một chủ đề rất thú vị nhưng vào độ tuổi của mình thì tôi không có thời gian. Các bạn sẽ phải học hỏi qua việc nghiên cứu và viết sách của chính bạn.” Một năm sau, vào giữa độ tuổi bảy mươi của mình, sau một cuộc đời sống động và đầy mạo hiểm, trái tim riêng của George Ohsawa đã ngừng đập.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.