Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Lịch sử Trung quốc 4000 năm
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Sách Thực Dưỡng
Thelast
Sakurazawa Nyoichi

















LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 4000 NĂM

XÉT THEO VÔ SONG NGUYÊN LÝ

P.U
















1973
Nhà xuất bản Anh Minh
8 Lê Lai - BP, 27 Đà Nẵng
Thelast
Lời nhà xuất bản

Đây là quyển sách thứ 10 chúng tôi được hân hạnh xuất bản.Trong lịch sử “Trung Quốc 4000 biến thiên “ độc giả sẽ thấy sự thịnh suy trong đời, chẳng có gì cố định và chắc chắn, nếu không thuận theo trật tự của Vũ trụ …Chính chỗ trung cáo trong quyển sách này khiến cho Ohsawa Tiên sinh suýt bị tử hình. Vì giữa lúc hoàng quân Nhật Bản đang bách chiến thắng, thế mà Tiên sinh dám dự đoán sẽ thảm bại ghê gớm và quả nhiên lời dự đoán ấy không sai chút nào

Đọc quyển sách này, những bạn nghiên cứu về phương pháp Ohsawa đáng ngẫm nghĩ thay.
Thelast
Lời nói đầu

Từ mấy năm nay tôi mở ra một chiến tuyến chàn sinh hoạt vận động về quan niệm thế giới Vô song nguyên lý, sẵn có truyền thống nhẫn nại của dân tộc, cho nên bao nhiêu cảnh gọi là khốn cùng bức hại chẳng xem ra gì, quyết tâm sống chết đưa nhân loại vào con đường hạnh phúc, trơ trọi phần đấu đem tấm thân mảnh mai xông pha với đời, Vì thế có khi đến tận Bắc Hải Đảo, hoặc rông qua Mãn Châu, hoặc ở dưới màn trời nóng bức như lửa thiêu trải mấy ngày.

Lại có lúc các báo nổi lên bàn nói về con người ly biệt và người ta giao cho tấm thân này biết bao vũ nhục, biết bao điều không tốt.Hoặc có khi bị bỏ xuống hầm sâu dưới đất lột trần truồng, không cho đeo trong thân hình một sợi dây nịt, không cho có một nút áo. một cái kim găm, giam cầm cẩn mật, hoặc bị những kẻ hung tàn làm dữ.Trong lúc người ta nghiên cứu đem ra xét xử, cơ ba ngưởi tôi biết rõ là ân nhân của tôi, tôi lấy làm cảm kích vô cùng, ấy là Sum- Sơn, Xuyên -khẩu, Tiểu-Xuyên, xin ghi lại đây,

Ngày 17/4/năm đại đông Á chiến tranh

Sakurazawa nyoichi

Lich sử trung quốc

4000 năm biến thiên

Đợi một trăm năm nước sông Hoàng Hà sẽ trong.
Thelast
Chương I
Chỗ phức tạp do Khổng Tử gây ra
Nguyên tắc của sự biến thiên


Lịch sử tức là sách giáo khoa dùng để nghiên cứu về Vô song nguyên lý.Bởi vậy đối với những ai muốn nghiên cứu về Vô song nguyên lý, tôi bao giờ cũng khuyên họ phải đọc lịch sử, Đọc lịch sử không những học được lịch sử mà còn thể đắc được vô song nguyên lý

Lịch sử tức là những sự việc xẩy ra trong đời, thuận theo thứ tự chép ra.Tóm lại lịch sử là một quyển sách lớn chép tất cả những cảnh biến thiên trong cõi đời.Lịch sử tức là truyện ký những việc về chính trị, chiến tranh, tôn giáo, học vấn, tất thảy những gì mình có lưu tâm nghiên cứu.Hột giống nứt ra mộng, mộng ấy thành ra cây, hòn núi lâu ngày hoá ra bình địa, biển cả ; các tế bào phân liết,nào thức ăn biến hoá thành ra con người; nào uranium biến thành radium, nào thoan tố, thuỷ tốvv… vô số nguyên tố hoá hợp lại, ly tán ra, đa nghiên cứu đến thảy theo ý nghĩa rộng gọi là lịch sử.Tóm lại, mọi nghiên cứu tức là biến khúc của lịch. Tuy vậy thông thường người ta gọi lịch sử tức là ghi chép cảnh biến thiên của một quốc gia dân tộc

Vô song nguyên lý tức là sự biến thiên của các nguyên lý lịch sử là một bộ giáo khoa thư thú vị

Vô song nguyên lý tức là nguyên tắc di chuyển của vạn vật nói theo danh từ Thái Hoà(Nhật Bản) tức là nguyên lý MUSUBI(thống nhất)MUSUBI có nghĩa là hoà hợp,thiết hợp, tổ hợp, giao thông liên lạc, tức là thảy sự biến thiên của bản thể.Theo đó nếu nắm vững được nguyên lý Musubi ấy người ta có thể tuyên đoán và thấy trước được tất cả sự biến hoá. Nguyên lý “Musubi”tức là “chân lý” hoặc nguyên lý “Makot” sự thật. Mọi người thảy muốn biết rõ được chân lý muốn nói trước, hoặc thấy trước được chân lý.Người nào nắm chắc được nguyên lý lưu chuyển biến hoá sẽ là người được hạnh phúc nhất trong đời.Kẻ nào biết được nửa phần sẽ có lúc thành công, cũng có lúc thất bại; đầu phương diện vật chất có thành công chăng nữa, mặt tinh thần cũng gặp phải bất hạnh.Kẻ nào biết được chút ít, lắm lúc cũng thành công, nhưng rốt cuộc thành ra bất hạnh.Hoặc giả trọn đời sinh hoạt vẫn thấy như có hạnh phúc thật, nhưng sau khi chết rồi, bị đời oán trách bài xích, lãng quên, ghét bỏ,đoàn con cháu sẽ lâm vào cảnh bất hạnh.Cái hạnh phúc chân chính nói ở đây tức là cái hạnh phúc vô hạn tuyết đối, chẳng nhờ cậy nơi một người nào khác hoặc ngoại cảnh nào khác. Dầu cho gặp cảnh khốn nạn tai ương đến đâu cũng chẳng gì lay chuyển, lại còn có thể biến tai nạn hiểm hoạ thành hạnh phúc.Kẻ nào nắm chắc được nguyên lý của sự biến hoá lưu chuyển, dầu cho bề ngoài như có vẻ khốn khổ, không gì quan trọng.Nhưng lại sống một cuộc đời sung sướng, tử an, được mọi người thương yêu tôn trọng; sau khi chết rồi, người ta còn nhắc nhở hâm mộ, đàn con cháu cũng được sung sướng.Không những con cháu được xung sướng mà thôi, những người xung quanh nghĩ tới người đó đều được sung sướng vì thấy người đó đã vạch ra một “con đường hạnh phúc”.
Thelast
Vận mạng khác biệt của mỗi người và sự việc của mỗi người xem bề ngoài như phức tạp lôn xộn, không thể nào tìm ra được hạnh phúc, không biết hạnh phúc là gì, không thể phân biệt được cái chân và cái giả.

Người ta nghĩ không thể nào tìm ra một phương pháp để đưa tới hạnh phúc nguyên lý. Tuy vậy cái nguyên nhân của sự thiên biến vạn hoá này, phi được bất thường, khi gặp hạnh phúc ngẫu nhiên, khi đột nhiên bất hạnh phúc, thật ra vô cùng giản đơn.Cái nguyên nhân ấy là một nguyên lý đơn giản bao trùm chi phối tất cả tức nguyên lý Macoto.Nói theo một danh từ phức tạp hơn tức. “trật tự vũ trụ” hoặc chân lý. Kẻ nào đã phát kiến Macoto hay là chân lý.Trật tự vũ trụ, đã nắm chắc trong tay, đeo cặp kính ấy thường xuyên trên mắt để có thể quan sát được trật tự vũ trụ, đi theo con đường ấy,tất nhiên sẽ có một cuộc đời sung sướng. Có hàng ngìn, hàng vạn cách để đạt được cuộc đời sung sướng ở phía ngoài, tôi chỉ mong rằng làm sao mọi người giữ cho được thành người dân của cảnh đời hạnh phúc vĩnh viễn, cảnh hạnh phúc vững chãi bất diệt như bàn thạch. Bởi vậy biết được và đem truyền dậy, học hỏi cái nguyên lý giản đơn này tức trật tự vũ trụ (Âm Dương) là điều tối cần thiết của đời sống con người.Tuy vậy ngày nay lối giáo dục như thế chẳng thấy được thực hiện. Ngày xưa ở Nhật bản và Trung Quốc cái gọi là giáo dục, cần thiết nhất phải tập đọc,tập viết, làm toán, biết đước ca đạo, thi đạo, võ đạo các nghề, thảy đem cái nguyên lý ra dậy.

Cái đạo lý này thật không gì giản đơn hơn nữa. giá phỏng nó khó khăn, chỉ có người thông minh trí tuệ, hoặc kẻ tiền của đầy kho, thì giờ nhàn rỗi mới có được hạnh phúc, thì quá bất công.Nhưng thượng đế đâu có bất công như thế.Cho nên cái vô song nguyên lý tối thiết cho đời người này chẳng có gì là khó khăn, dầu cho có đứa bé con cũng biết được.Có khó chăng là chỗ “thực hành” của mỗi người.

Ví dụ có người nhảy xuống nước không cựa quâyông thể nào chìm lỉm được, đó là việc rất dẽ dàng giản đơn. Và nếu đem nguyên tắc ấy dạy cho mọi người, hẳn chẳng một ai bị chết chìm.Tuy vậy nếu biết quy tắc ấy một cách khái niệm, rủi có lúc rơi xuống nước thế nào cũng thể ở yên, phải vẫy vùng, tất nhiên phải bị chìm lỉm.Cho nên người ta phải học nguyên lý này và luyên tập thường xuyên để cho” không cựa quậy thì không chết chim”, hầu thể đắc nguyên lý ấy cho được thấu đáo.Chính vì mục đích ấy mà người ta tập bơi lội. Thực ra thì cách bơi lội chẳng gì là khó khăn.Khó khăn chăng là tại chỗ thấu đáo được tận gốc nguyên lý “không nên cựa quậy để cho chết chìm”.Chính đấy là chỗ chân chính học vấn, chỗ thực hành.Lý luận và thực hành cần yếu để thấu đáo nguyên lý”không cựa quậy”này tức là lý luận và kỹ thuật.Nguyên tắc này thật ra chỉ là sự áp dụng nguyên tắc hạnh phúc hay là Makoto(chân lý).Vô song nguyên lý hoặc trật tự vũ trụ.

Người phát kiến là để đắc nguyên lý Makoto, trật tự vũ trụ (vô song nguyên lý), thế nào cũng được hạnh phúc.Cảnh hạnh phúc này khác cảnh hạnh phúc tương đối, vì nó chẳng bao giờ bỗng chốc hoá ra mây khói như tiền tài, bạo tàn hoặc chế lực uy quyền, sắc đẹp,sức khoẻ hào nhoáng phía ngoài.Đây là cảnh hạnh phúc vĩnh viễn.Các nhà lãnh đạo một dân tộc nếu lấy nguyên lý này ứng dụng trong cảnh sinh hoạt hàng ngày, dân tộc ấy sẽ vạn thế tồn tại và phát triển mãi.Trái lại nếu các nhà lãnh đạo dân tộc nào không thực hành thấu đáo nguyên lý này, dân tộc ấy sẽ bị lang thang và chẳng bao lâu sẽ bị diệt vong. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản ngày xưa đã phát kiến và áp dụng nguyên lý này như là một lợi khí để dẫn dắt cuộc sinh hoạt hàng ngày, chẳng cho đó là một nền học vấn hoặc một quy tắc, một pháp luật gì khó khăn cứng rắn.Các bậc ấy bầy dậy quy tắc ấy theo một hình thức thực dụng để mọi người có thể áp dụng được một cách vô tâm dễ dàng, chẳng khác nào một hình thức lễ nghi, một quy luật thường nhật hoặc những lễ lượt hàng ngày đã ghi sẵn trên tấm lịch.Nhờ truyền thống ấy được còn mãi cho nên ngày nay Nhật Bản vẫn còn tồn tại và phát triển.Cảnh sinh hoạt ấy còn giữ được ngày nào thì tất thảy những gì cũng có thể phát triển mãi được và phát triển một cách thuận lợi.Trái lại nếu các nhà lãnh đạo không thành tâm gieo sáu nguyên lý này vào công cuộc sinh hoạt hằng ngày theo một hình thức đơn giản, tự tạo ra một nguyên lý chuyên về lý thuyết và khó khăn, thì dân tộc đã tiêu chân ma từ ngày nào, và nguyên lý ấy đã bị vùi dập dưới chân, mặc dầu họ giữ gìn những nghi lễ truyền thống theo hình thức từng nét. Đã thế, tất nhiên dân tộc sẽ bị sa vào cảnh khốn khổ, bại hoại, phân ly trước những nỗi khó khăn, nếm những cảnh huynh đệ tương tàn, chém giết nhau, đến nỗi bị dân tộc khác chinh phục. Sở dĩ đến nỗi ấy là vì không giữ được nguyên lý hạnh phúc Makoto,trật tự vũ trụ…. Những gương như thế, trong lịch sử các nước không thiếu gì.
Thelast
Hiện nay học vấn và khoa học chỉ chuyên tìm tòi về phần trí thức là những điều chẳng ích gì với mục đích của con người, chẳng có gì là hạnh phúc, mặc dầu nó rất cao xa hoặc rất ty cận, không thực dụng gì cả.

Khoa học chỉ:

1) gom góp các trí thức
2) Chỉnh đốn và phân loại các trí thức
3) Từ chỗ phân loại ấy, rút ra những giả thuyết và lý thưyết
4) Tạo ra những phép tắc
5) Sau đó lại lập ra những lý thuyết
6) Lần lần leo mò tới nguyên lý tuyệt đối, trật tự vũ trụ; hạnh phúc vô biên

Bởi vậy khoa học và triết học Tây phương chỉ tìm tòi những trí thức và kỹ thuật toàn là “thực dụng chủ nghĩa” nhưng khốn thay những khoa học và triết lý ấy chưa làm gì đi tới chỗ toàn hảo của chủ nghĩa đó

Thực ra biết bao trí thức được thâm cứu và phân loại, chuyên môn hoá, dẫn thành giả thuyết, tạo ra phép tắc, lập ra lý luận, nhưng tất cả các loại ấy đều chỉ tồn tại trong vòng vài chục năm, làm cho con người càng ngày càng đi xa mục đích,đi xa hạnh phúc, và rơi vào một cái hố bât hạnh.Trạng thái của thế giới hiện tại đã chứng minh rõ rệt, và đến nỗi như thế là vì khoa học và bản chất của Tây phương không gì là thực dụng, lại vô dụng và lại có hại là khác. Trái lại các nhà lãnh đạo của Nhật Bản ngày xưa trước thời Nại Lương và ở Trung Quốc trước thời khổng tử đã thành công lớn với thực dụng chủ nghĩa.Các bạn xem suốt tập sách này sẽ thấy chỗ vĩ đại của thực dụng chủ nghĩa thế nào. Tuy vậy chính khổng tử đã làm cho chỗ thực dụng chủ nghĩa ấy hoá ra vô dụng, phi thực dụng, phức tạp. Thực dụng chủ nghĩa rất là đơn giản, rất dễ hiểu và hữu ích.Một lý thuyết phức tạp chỉ riêng có nhà chuyên môn mới có thể thấu hiểu nên thành ra vô dụng.(Chính đó là chỗ cao quý của vô song nguyên lý thế giới quan) Dịch MUSUBI đã được lịch sử Trung Quốc và Nhật Bản chứng minh

Tại Trung Quốc ngày xưa các nhà đại hiền lãnh đạo đã phát minh và thể đắc được Nguyên lý này, tức trật tự vũ trụ, dìu dắt dân chúng trong cảnh hạnh phúc.Nhưng lại có các bậc tiểu hiền lãnh đạo, đem nguyên lý này làm ra một học lý cao xa, thành ra chỉ có nhà khoa học vấn cao xa mới có thể hiểu thấu, còn số dân chúng không học không làm sao hiểu được nguyên lý của cuộc đời. Các nhà học giả ấy dần dần thành ra chuyên môn, chỉ lý luận suông và bỏ lảng qua phương tiện thực hành của nguyên lý. Các nhà lãnh đạo đại hiện thời cổ xưa như; Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông, gọi là Tam Hoàng.Thời đại ấy đã đem vũ trụ trật tự, nguyên lý Makoto tức chân lý dạy bày trên đường thực hành chứ chẳng phải lý thuyết. Đến sau chính các nhà học giả đời văn Vương nhà Châu biến đổi nguyên lý này thành ra một học thuyết khó khăn, một lý thuyết phức tạp và sau cùng lại bỏ hẳn không dạy bày cho dân chúng nữa. Cuối cùng Khổng tử và các môn đố của ngài là hàng loạt tội ác ấy

Các nhà lãnh đạo như Phục Hy đem nguyên lý trật tự vũ trụ ra dạy bày thành một khí cụ hoặc một kỹ thuật của cảnh sinh hoạt thực tế.Họ chỉ dạy có Âm và Dương nhờ hai cách phù hiệu.Khổng tử và các môn đồ lại đem biến hoá thành một nguyên lý khó khăn, những lý thuyết phức tạp khó khăn, người thường không làm sao thấu hiểu, vì quá cao xa (họ đem bộ Dịch Kinh làn thành Thượng hạ 2 quyển gổm 64 phù hiệu chứ không phải 2 phù hiệu (Âm Dương) như xưa. Tóm lại những kẻ lãnh trách nhiệm về vận mạng bi thảm của sứ đại lục vĩ đại có 4000 năm lịch sử này tức thế giới quốc gia của dân tộc này, chính là các nhà học giả và các nhà lãnh đạo đã đem nguyên lý Makoto (chân lý) trật tự vũ trũ biến thành những lý thuyết và học thuyết khó khăn và phức tạp.Theo đấy, Khổng tử đã mang một lỗi lâmf và một tội phạm lớn. Cho nên trải bao đời, một quốc gia suy vong một dân tộc khốn khổ chăng, chẳng bao giờ lỗi tại hạng người xấu gây nên, mà trái lại do tay những học giả, tư tưởng gia, chức nghiệp gia hùa nhau gây thành tội lỗi ấy, chẳng riêng gì bọn “nguỵ thiện học giả “ gây nên. Tuy vậy cũng chẳng nên công kích hàng học giả, giáo chức cắm cụi theo chức nghiệp của mình. Vì hàng ầy ngoài việc theo cái đạo “kiếm miếng bành mì” kiếm ăn ra chả biết gì nữa cả.Chúng ta mới thật là hạng người có được hạnh phúc

Hoàng tổ Hoàng tông (Nhật Bản) không những thành công trong việc đem nguyên lý Makoto trật tự vũ trụ, vô song nguyên lý vĩ đại tối cao ra làm một khí cụ và kỹ thuật xảo điệu trong cảnh sinh hoạt thực dụng hằng ngày tức theo đúng những nghi lễ, phép tắc xưa nay truyền thống còn lưu truyền vĩnh viễn. Nhưng đời sau hàng chức nghiệp học giả và giáo dục xuất hiện làm cho nguyên lý ấy thành ra nền học vấn khó khăn, tách rời cảnh sinh hoạt hàng ngày, hoàn thành một phương pháp dự phòng tức tách rời nguyên lý sinh hoạt hạnh phúc vô hạn, một con đường thần minh. Vì thế nước Nhật cho đến ngày nay bị học vấn và bạo lực lắm lúc gây ra đại hoạ và khốn khổ, phải mở ra một con đường.Con đường thần này thật đáng kinh khủng, đem ra nghiên cứu chúng ta sẽ thấy dân tộc vĩ đại Hán tộc đã theo nguyên lý ấy thế nào.

Tại sao dân tộc ấy chưa có một triều đại nào sống được trên 300 năm? Tại sao một đại đế quốc của thế giới như thế, một đế quốc có một bức trường thành kỳ quan như thế, vậy mà bỗng nhiên chỉ trong 15 năm đã đổ sup?
Thelast
Nhìn qua bản đồ thế giới
chỗ đại phát kiến của phục hy


Các bạn hãy giở bản đồ thế giới ra.Địa lý tức mẹ đẻ của lịch sử.Không biết mẹ đẻ, không thể nào biết được con. Trong bất luận quyển địa dư nào đều có bản đồ thế giới

Trên bản đồ thế giới chúng ta thấy một đại lục to lớn nhất là châu Á (Âu châu so với Á châu chỉ là bán đảo nhỏ. Bề ngang đại lục này chia làm ba phần; giữa phần dưới và phần trên, có hai dẫy núi lớn(sơn mạch) trải tử Đông sang Tây; Dãy trên tức Côn Sơn, dãy dưới tức Hy mã lạp sơn. Bên phải của dãy núi tức Ân độ, bên trái từ Iran trải dài đến dãy núi Caucase. Tại sao hai dãy núi này lại mọc ra làm thành hai dãy nằm ngang nhau, ngoài ra tại sao lại có một cao nguyên Tây Tạng rộng lớn ở cách Côn Sơn ? Rõ một vấn đề thú vị về phương diện sinh trưởng và phát dục của địa cầu

Miền Bắc Đại lục Á châu, từ Tây Bá lợi Á trải dài đến Ấn Độ và Việt Nam, chung quanh dãy Côn Sơn về phía Bắc có một cao nguyên rộng lớn (bằng 10 lần hoặc 20 lần nước Nhật) ,thật là thú vị. Nơi đó tử 10.000 năm trước có một dân tộc di chuyển tử Tây sang Đông tức tổ tiên nòi Hán tộc, Dân tộc này phải mất hàng 5000năm hoặc hơn nữa đến định cư tại phía đông sông hoàng hà. Dần dần họ dời xuống miền hạ lưu, đó là theo luật tự nhiên của trật tự vũ trụ.Họ có một tư cách lưu chuyển biến hoá, đúng theo nguyên lý Makoto. Họ sống theo cảnh đó trong rừng núi, hang đá, ăn cây cỏ rễ lá, bắt các động vật ở sông ở núi làm món ăn. Vừa sinh sông vừa di chuyển qua phía đông, tính ra đường đi có mấy ngàn dặm, đã nhờ biết bao hàng lãnh đạo vĩ đại dẫn dắt. Phục Hy là một. Phục hy ở vùng cao nguyên phí tây di chuyển qua phía đông. Cha sinh của Phục hy là người rất cang cường, rất Dương tính, bà mẹ Phục hy là người rất Âm. Vì thế hai ông bà rất hoà thuận, mà cũng vì thế, hai ông bà lại có vẻ trái nghịch nhau.

Cha của Phục hy thân hình to lớn vạm vỡ, râu rìa hệt như vị tướng rừng. Nước da màu sậm. Mẹ của Phục hy da trắng, mịn, vóc người kiều diễm, tính tình hiền hậu và trầm tĩnh

Nói về hình dáng và tính tình cha mẹ Phục hy có vẻ trái nghịch nhau cho nên Phục hy phải chịu lắm nỗi gian nan, bị mắng chửi luôn ngày(các bậc vĩ nhân thường gặp bậc cha mẹ tính cách trái nghịch nhău như thế) .Bà mẹ dễ giãi, còn cha hung bạo, ngược đãi mẹ của Phục hy đủ điều, đến cả mắng chửi đánh đập, có lũc mình mẩy bị tướm máu. Chính Phục hy cũng bị cha mắng chửi. Lắm lúc bị cha tấn ra ngoài cửa hang đá cho ngủ cả đêm trường giữa cảnh tuyết phủ lạnh run. Có lúc cha dẫn vào trong rừng sâu hoặc băng qua sông ngòi để săn bắn. Theo cách săn bắn đương thởi, mỗi khi gặp được thú rừng, chỉ dúng sức đánh vật, không có khí giới gì tuỳ thân khác hơn là những cục đá và cây gậy. Mỗi lần Phục hy bị thất bại lui về nhà, cậu bé bị cha đánh đá tưng bừng. Vì thế một là bị thú rừng cào thương tích đầy mình hoặc bị cha đánh đập, trong hai đường phải chọn một đường. Phục hy thích đi đành vật với thú rứng. Có lúc cậu thanh niên thắng được, về được cha vỗ về khen ngợi

Chính nhờ sống một cuộc đời như thế, Phục hy học được nguyên lý biến dịch. Đấy là kết quả bao năm gian khổ và thê thảm. Trải mấy chục năm, Phục hy nhờ hai tay của Đại tạo hóa dẫn dìu.Khí hậu của vùng cao nguyên rất là khổ sở; nóng lạnh và thay đổi bất tuyệt, nhất là khí lạnh buốt xương khó chịu. Ông ta nhận ra khí Âm Dương, trật tự vũ trụ vẫn bất tuyệt trong vũ trụ, tức là Dịch Kinh, nguyên lý biến dịch này chẳng phải một khoa học, vì nó rất thực dụng; Ngửa lên thấy tứ thời di hành; cúi xuống thấy quý tiết biến hóa, cùng với các sinh vật hoà nhau sinh sống trên địa cầu. Trong cảnh biến thiên bất tuyệt ấy, Phục hy phát kiến ra được một trật tự vĩnh viễn. Nhờ nguyên lý ấy Phục hy thành ra người có thể biết trước được cảnh đại hàn, hồng thuỷ, bão tố, và cả chiến tranh vv…. lại có thể dự đoán được lắm điều. Ông ta xác lập được nguyên lý sinh hoạt của dân tộc, như lập ra nghi lễ, quy tắc thường dùng, bày ra nguyên lý nông nghiệp mục súc, vô số chế độ. Nhờ thế mà hán tộc sống theo một cuộc đời hạnh phúc và dũng cảm. Một bậc vĩ đại như Phục hy bao giờ cũng do một bậc cha cưc Dương và bậc mẹ cực Âm (hai cực đoan phụ mẫu) un đúc. Cũng như hai điển lực càng mạnh càng thu hút nhau thành ra khí nóng và ánh sáng càng mạnh

Trong khi Hán tộc theo sông Hoàng hà đi xuống(nay thuộc mấy tỉnh Thiểm Tây) là nơi dân tộc Miêu đang ở, xua đuổi dân tộc sau này chay sang phía Nam. Khi hai dân tộc giao chiến, bao giờ dân tộc phía Bắc cũng thắng, vì họ ở dưới một khí hậu miền Âm nhiều phần Dương thế. Chỗ ấy không những nghiệm thấy trong lịch sử Trung Quốc mà còn trong tất cả lịch sử thế giới đại cận

Mấy trăm năm sau, khi Phục hy, Hoàng đế thành những vị lãnh đạo của Hán tộc bình phục Miêu tộc, văn hoá phát triển cực kỳ, phát minh được vô số khí cụ cơ giới tổ chức được nền chính trị và xã hội tột đẹp; nông nghiệp, nghề tơ tằm, thiên văn địa lý càng ngày càng tiến bộ. Cách đây 4000 năm, người ta đã chế ra lịch xem ngày, phải chăng là một việc kỳ lạ? Nhà thiên văn pháp hiện đại đã khám phá ra được rằng lúc bấy giờ người ta đã nói trước được chính xác được ngày nhật thực. Văn tự tượng hình cũng phát minh trong lúc này tức Hán tự ngày nay. Xem thế đủ biết văn tự và văn học được thạnh phát trong thời hoà. Thời Phục hy là thời thái bình kế sau thời chiến tranh. Dương thành ra Âm rất là thường tình..

Tiếp đó bậc hiền minh Vũ đế lãnh đạo Hán tộc sáng lập ra nhà Hạ, Hán tộc càng ngày càng phồn vinh. Chính nhà Hạ mới là thời bắt đầu có lịch sử Trung quốc, còn các thời đại trước chỉ là truyền thuyết

Nhà Hạ thạnh trị được 400 năm. Sau đó gặp một vị vua cực Dương là Kiệt trị vì 53 năm vô cùng độc ác, say đắm tửu sắc, lập ra cung điện có 3000 cung nữ, yến tiệc liên miên, nhục sơn tửu trì lấy làm lạc thú, sống trong cảnh cực Dương. Nhưng Dương cực thì Âm sinh, đó là công lệ, cho nên Kiệt bị vua Thang cướp ngôi, thế là nhà Hạ sụp sau 400 năm vinh thạnh. Càng nhiều càng đi gần tới cảnh sụp đổ bấy nhiêu. Trăng tròn rồi lần tới khuyết, kẻ kiêu căn ngạo mạn càng lộng tánh, chỉ tồn tại trong thời gian khoảnh khắc, kẻ hung tàn chỉ tìm về cõi suy vong. Cuộc đời đắp đổi thịnh suy như thế, khi mở đầu trang lịch sử Trung quốc đã thấy rõ. Vua Thang là vị vua hiền minh quả cảm, lập ra nhà Ân được 600 năm hơn, nhưng sau đó bị vua cực Dương là Trụ xuất hiện, thật là thú vị’ rồi cũng bị sụp vì Võ Vương nhà Châu. Kiệt và Trụ là hai vị vua tiêu biểu cho hàng bạo chúa ở Trung Quốc, hai vị cực Dương. Vua Kiệt có quan long phùng, Vua Trụ có cơ tử là hai vị hiền thân trung nghĩa, Âm tính, họ lấy lời ngay lẽ thẳng can gián nhà vua về những lỗi lầm, nhưng rốt cuộc kẻ bị giết người bị tù, rồi chình hai vị vua ấy cũng bị diệt vong.
Thelast
Những việc như trên dạy cho ta thấy rõ nguyên lý Makoto Trật tự , vũ trụ như thế nào;

1) Chúng ta thường có tính oán thù kẻ can gián, rầy la hoặc phản đối mình, như thế rõ sai lầm
2) Dương thế nào cũng bị Âm thu hút (Định lý thứ 4 của vô song nguyên lý)

Nhưng có hai phần Âm; Đại Âm và Tiểu Âm. Nếu người hoà hợp với Đại Âm sẽ trở nên lớn mạnh, trái lại hoà hợp với Tiểu Âm sẽ bị nhỏ lại và diệt vong. Đại Âm tức là đại tinh thần, tinh thần càng cao lên. Tiểu Âm tức Âm tiểu nhục thể, cái nhục thể càng bé nhỏ. Đại Âm tức con đường đại hạnh phúc; Tiểu Âm tức con đường tiểu hạnh phúc(bất hạnh) là cảnh khổ cực. Đấy là hai con đường người ta thường lẫn lộn. Nếu lộn đường thành ra hỏng bét. Đi vào con đường tốt đẹp người ta càng ngày càng sung sướng. Sự lẫn lộn đường như thế đâu có phải một vài lần trong đời mình thôi đâu, mà thường lẫn lộn luôn luôn trong hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ, nhất là hàng giây hàng phút, hoặc 7,8 lần trong một hơi thở

Đại Âm là con đường cao, con đường khó khăn nguy hiểm đi đến thế giới lớn; Tiểu Âm là con đường thấp, bình thản, đi vào thế giới nhỏ bé, có thể một vọt đến ngay

Đi vào thế giới đại Âm tức đến cõi thần, con đường Makoto, con đường đi lên. Con đường đi đến xứ Tiểu Âm tức một bộ phận của nhục thể(cảm giác vị tha, khoái lạc về tính dục), con đường toàn thân hưởng lạc.Con đường khoái lạc về thực dục và sắc dục, con đường này mỗi lần thả chân xuống, phải bị rơi xuống đáy sâu tức con đường truỵ lạc. Con đường đi lên đường dốc tức con đường tạo thành cõi tinh thần. Con đường dốc đi xuống tức con đường tham dục, nhục dục, con đường của nam nhi tửu sắc, con đường của nữ như tức ham muốn các thức ăn Âm tính, ham thích hư vinh. Hai con đường này, đi lên và đi xuống, chẳng hai con đường khác biệt, mà là một, tuy vậy khi thì lên khi thì xuống, tuỳ theo hướng đi hoặc thái độ tâm linh của mỗi người. Hướng đi xuống là tiểu Âm, con đường nhỏ, nhưng vì nhỏ nên nó là Dương. To lớn là Âm, nhỏ bé là Dương, đó là định lý thứ ba của vô song nguyên lý( tham chiếu cuốn”trật tự của vũ trũ”).

Những lời trung cáo, can gián đều là đại Âm, bao giờ cũng chua chát và khó nghe. Tất thảy những điều khó chịu, bất khoái theo cảm giác, ví dụ như địch đối, công kích, phi nặng, nói sầu đều có một ý nghĩa thâm sâu, có vẻ đính chính và trung cáo cho, tức lời can gián.Nếu không có hàng địch do thái anh mỹ thì Nhật Bản đã nằm im ngủ ngon, không biết có đề kháng lực vĩ đại của mình. Thảy nhờ có địch thủ. Nếu quả thật hiểu thấu được như thế, người ta đã hiểu được vô song nguyên lý, chắc chắn sẽ tiến bước tới sứ Makoto dễ dàng. Dốc lòng bước mạnh tới con đường Makoto tức là con đường hạnh phúc.Chẳng phải khi đã đeo lên tận đỉnh đèo mới thấy được hạnh phúc; vì nên rõ rằng ở thế giới Makoto chẳng có cái đỉnh là gì, vì nó vô biên. Vì thế cảnh hạnh phúc trong khi leo lên đỉnh đèo ấy vẫn bất tuyệt. Giá phỏng không có cảnh bất tuyệt ấy và có một giới hạn thế chẳng phải là chân hạnh phúc. Dầu cho người ta có thể sống bằng 10,20,100 hoặc 1000 tuổi trong cõi hạnh phúc hữu hạn và ảo giác chẳng phải là chân hạnh phúc. Thường thường người ta cho cảnh hạnh phúc giả và có giới hạn ấy là chân hạnh phúc.Những kẻ lầm lẫn và dấn thân vào cảnh hạnh phúc có giới hạn ấy sẽ không tránh khỏi một chung cuộc bi thảm.Không có gì đáng chán nản cho bằng người ta yên trí rằng hạnh phúc là miệt mài trong cảnh thực dục và sắc dục trọn đời. Kỳ thật như thế là đã đi lộn chuyến xe này qua chuyến xe khác. Chẳng khác nào người ta lên xe lửa xuốt đi Tokyo, lại đi lầm qua chuyến Hyroshyma. Hạnh phúc tức một danh từ khác của cảnh tự do vô biên. Lắm kẻ sẽ phì cười khi nghe nói đến cảnh hạnh phúc không có tự do.Thì hãy tưởng tượng có một người tự cho rằng mình được sung sướng vì có trong tay một triệu quan.Người ấy trọn đời mơ mộng chắt lót một số tiền như thế, cho nên anh ta bo bo ôm giữ lấy tiền ấy, xem trong đời không gì hơn nữa. Nhưng số tiền ấy đem lại cho anh ta một niềm âu lo vô hạn. Anh ta đem gởi vào nhà băng và lo đêm lo ngày sợ nhà băng rủi có suy sụp chăng. Nhưng dầu nhà băng ấy không bị suy sụp đi nữa thì giá thị trường của hàng hoá lên cao làm cho số tiền của anh mất giá, đầu tóc anh ta quay cuồng với vấn đề sinh lợi.Cuối cùng anh ta phải tìm một kế lúc nào cũng là tích cực để cho số tư bản một triệu ấy nẩy nở thêm.Vậy mà cảnh nguy không làm sao tránh khỏi.Giá phỏng anh ta cất lên môt sở nhà cho thuê anh có thể bị cụt vốn vì bị tai hoạ hoặc giả gặp người thuê nhà xấu xa không chịu trả tiền nhà, anh ta phải dùng tới biện pháp tổn phí nhưng lắm lúc vô bổ. Rồi anh nghĩ tới việc đem số tiền ầy buôn bán thì cũng thế. Vì buôn bán vẫn có lời ấy, nhưng cũng không phải có lúc bị lỗ vốn (xem đấy, có Dương thì có Âm) cuối cùng anh ta đem tiền bỏ vào quỹ tiết kiệm của bưu điện có vẻ ít lo lắng âu sầu hơn, nhưng lại ít lời. Nhưng nếu anh ta ngã ra đau ốm một lần thế là hỏng cả. Thế là trung cuộc của kẻ ỷ vào cảnh hạnh phúc hữu hạn

Hai nhà vua Kiệt và Trụ vẫn là bậc vĩ nhân đấy, thê nhưng họ tự hoại lấy thân họ, lại huỷ hoại luôn cả sứ sở của họ, vì họ đắm say hai nàng hầu muội hỷ và đắc kỷ(người ta kể chuyện rằng các nhà vua Trung Quốc thường có 7000 cung nữ hầu hạ, đấy là những cái tiểu Âm). Họ nghe theo lời ngon ngọt của tỳ thiếp, lại gét bỏ những lời can gián ngay thẳng và chua chát của hiền thân như quan Long Phùng và Cơ tử.Nền văn minh Tây phương dựng lên chỉ vì để hưởng những khoái lạc cho nhục thể, khoái lạc cho vị giác.Nền văn minh ấy tuy rất Dương phía ngoài thật thì vô cùng Âm ở bên trong như cái sắc của đắc kỷ. Nền văn minh Dương tính không có vẻ gì là xấu xa, nhưng nó khuyến rũ người say mê đắm đuối. Vận mạng vinh hoa của hai vị vua Kiệt và Trụ dạy cho chúng ta thấy rằng hàng vua Dương tàn bạo thế nào cuối cùng cũng bị Âm tính thu hút.
Thelast
Chương III
Kẻ tàn huỷ một quốc gia


Hàng mỹ nhân mỹ thực và học giả

Vua Trụ sinh hoạt theo lối hào hoa làm cho triều đình của ông bị suy sụp. Ông lúc nào cũng giữ Đắc kỷ một bên, cất lên cung điện hoa lệ, yến tiệc suốt đêm ngày.lúc. Lúc thiếu thời của ông cũng chẳng bao giờ quá hào hoa và Dương như thế, mặc dầu nhà trung thần Cơ tử đã can gián nhiều điều.Cơ tử thấy nhà vua dùng đũa bằng ngà voi để ăn cơm, đoán trước thế nào lối hoang phí ấy cũng sẽ đem nước nhà đến cảnh nguy tai, can vua không nên theo lề lối ấy. Úi cha! Đũa ngà voi!(triệu chứng cho một triều suy vong!) chính chúng ta đây chẳng có lúc nào không dùng tới loại đũa hoa lệ ấy chăng? Tôi nghĩ tới vận mạng bi thảm của một quốc gia cũng như vận mạng của một cá nhân và cảnh suy tàn của nó đã tả ra nơi mấy đôi đũa mà phải lạnh mình! Kìa đũa ngà voi! Rõ một cách pha phí cực kỳ. Ăn cơm chỉ dùng loại đũa bằng gỗ, bằng tre cũng vừa. Tại sao phải giết loài voi đang sống yên vui trong cảnh rừng xanh của miền nhiệt đới, cắt ngà của chúng để trở từng tầu thuỷ đem về và dùng biết bao nhân công để chuốt ra thành những đũa để ăn cơm rõ là việc hoang phí, hào hoa vô dụng biết bao! Bao nhiêu cảnh ấy trong học viện của gandhy đều bị cấm tuyệt; Không được bạo động,không được cướp trộm, không được giữ vào mình một chút của riêng.Chỉ vì ăn uống làm cho thoả mãn dục vọng của người đến rồi giết hàng 50,100 ngàn con voi hiền lành trí tuệ và khôn ngoan trong mỗi năm. Đến ngày nay chúng ta muốn ăn một miếng thịt cá voi mà phải giết đến hàng triệu con như thế cảnh tàn sát ấy thật vô cùng giã man, vô cùng ác độc! Cử chỉ ấy thật là một cử chỉ cực Dương, chẳng khác nào vua Kiệt say đắm trong “nhục sơn tửu trì”, và cử chỉ của vua Trụ ngày đêm hoan lạc. Thật chúng ta tự hoá mình thành gia Kiệt ,Trụ mà không tự biết!

Thử hỏi kẻ bạo quân ở thế kỷ 20,điểu khiển 2tỷ rưỡi người, có khác nào nhà vua đã tiêu khiển hàng 3 ngìn đến 5 ngìn chư hầu kia chăng? Ngày xưa chỉ có 3 ngìn chư hầu đắm mình trong cảnh hào hoa,ngày nay thì tất cả nhân loại đều cúi đầu thờ phụng một cảnh pha phí không tưởng tưởng, đem sức Dương tàn bạo ghê tởm ra ngự trị.Kẻ bạo quân ấy là ai ? tên nó là tư tưởng Do thái, Anh, Mỹ. Kẻ gian tham của hàng bạo quân ấy tên là tư bản chủ nghĩa kinh tế, giao hoán kinh tê. Hàng đắc kỷ, muội hỷ của bạo quân ấy không sưng là hạnh phúc (giả hạnh phúc) Sự thật là “hưởng lạc” hoặc “tiện nghi”. Tất cả hàng truỵ lạc ấy đều ẩn núp trong nhục thể của chúng ta, nó chỉ dình lén có cơ hội thuận tiện tức khắc nhảy ra hoạt động. Thỉnh thoảng giọng nói của hàng mỹ nhân ấy từ miếng chúng ta đưa ra; Cái này tiện nghi ghê! Cái này thích khẩu ghê! Chúng ta quên lửng rằng Kiệt, Trụ đang núp trong nhục thể của chúng ta. Hàng bạo quân ấy chính ở thân ta.Gandhy nói;”giữ trong mình một vật không thiết dụng cũmg là một cách ăn trộm”(lời thề không ăn trôm); lại nói:”những vật dùng do sức lao động nhọc nhằn và hy sinh của kẻ khác(bóc lột) làm ra, mục đích làm cho thoả mãn vị giác nhục thể của chúng ta, không nên dùng”

Gandhy tức giê su hoặc thích ca ngày nay.

Nhờ sự điều khiển của các bậc vĩ nhân như văn vương, võ vương, thái công vọng, chu công đán vv…Nhà chu được thịnh trị.Tuy vậy bàn tay của trật tự vũ trụ Âm Dương nguyên tắc biến hoán chẳng bao giờ không hoạt động sau độ 300 năm được thanh bình,đến thời u vương lại bị sát thân vì tiểu Âm tính, thế là xuống dốc, mặc dầu các bậc đại hiền thần như Võ vương hoặc Chu công đán đã nhọc công leo lên dốc của Đại Âm, liên kết được các dân tộc trong cảnh hoà hảo an bình trải 300 năm lại suy diệt.Từ thời Bình vương (con của U Vương) nhà Chu hưng thạnh kia lại trở thành một sứ khốn khổ chẳng ra gì.Thì ra cảnh chói chang bao giờ cũng là tạm! Người ta thường nói “ở đời cái gì quá đầy thì đổ “,Đời người cũng không ngoài công lệ ấy. Nước Nhật không ở trong luật ấy của thế giới hữu hạn nên tồn tại từ 3000 năm nay, vẫn luôn luôn thịnh phát.Đấy là chứng tỏ cho người ta thấy rằng tuân theo trật tự của vũ trụ thế nào cũng vạn thể bất diệt; Lấy Makoto làm căn- để hẳn được cảnh vĩnh viễn hạnh phúc, nếu sinh hoạt đúng theo trật tự vũ trụ, vô song nguyên lý, trọn đời sẽ được hạnh phúc và tự nhiên.
Thelast
Bình vương nhà Chu bỏ quốc đô di chuyển dọc xuống sông hoàng hà (tức xuống dốc),đóng đô tại lạc ấp thuộc cảnh bình nguyên phía đông (hiện nay tức Hà nam) trải 300 năm tức thời đại xuân thu. Thế là thời đại nhà Chu xuống hẳn. Trong 300năm này, man tộc phia bắc sông nhập quốc nội. Các bá giả tương chanh, chiến tranh mở màn khắp cõi. Điều vui thú nhất là những nhân vật gọi là hiền minh, thánh nhân(Âm) lại sinh ra giữa thời loạn lạc (Dương)Lão tử, Khổng tử, Măc tử, là hàng Âm tính thất đúng”Dương cực thì Âm sinh” chúng ta thấy rõ chỗ chân thật, sác thực của định lý 11 của vô song nguyên lý; “với thời gian và không gian Âm sẽ sinh Dương và Dương sẽ sinh Âm hiện tượng này không những thấy ở Trung quốc mà còn bất kỳ ở Âu Mỹ chỗ nào cũng thế không những đúng với toàn thế giới, mà đối với một gia đình hay một cá nhân nào cũng thế. Mỗi khi người ta có một hành động gì bất công, tự nhiên hoá ra sợ sệt. Sau cuộc vui say thế nào cũng có nỗi âu sầu theo sau. Cả ngày làm lụng vất vả thì đêm lại nghỉ ngơi…đấy là những chứng thực trật tự vũ trụ lúc nào cũng thấy có hình bóng dầu trong sự việc nhỏ nhặt bao nhiêu đi nữa cũng thoát khỏi trật tự ây.

Khi người ta tưởng tượng rằng khoa học đã đến thời cực thịnh, nó sẽ rơi vào một ngã bí tức là nguyên lý của sự bất cố định. Ông là người thứ nhất đã đem nguyên lý chỉ đạo của Phục Hy trước đây 3000năm phơi bầy ra giữa thời loạn lạc. Sau khi lão tử biến hoá mất trong vùng rừng sâu ở phía Tây, 3000 năm sau thế nào cũng có một Lão tử thứ hai sinh ra ở Trung Quốc. Lão tử sinh ở miền Tây Bắc Trung quốc(Âm)

Đến Khổng Tử không thể nào so sánh với lão tử được. Ông sinh ở Khúc phụ (miền Đông Trung Quốc- Dương) , tư tưởng không sâu sắc bằng lão tử.Lão tử đem Âm Dương nhị nguyên tính nhất nguyên luận biện chứng, dùng hình ảnh chân lý giảng tỏ bày cho người đời với chỗ ít lời (quả ngôn). Chính ông đã thực hành triệt để theo nguyên lý này, phòng cho người ta khỏi phá hoại lối sinh hoạt nhất nguyên tính. Cuộc đời của ông tức hình ảnh của Vô song nguyên lý.”Đạo Đức Kinh” đã biểu thị rõ ràng bản chất của Vô song nguyên lý. Phần tôi, tôi đã viết ra mấy ngàn trang sách để chứng chỗ thực hành không đúng về Vô song nguyên lý của tôi.

Khổng tử là bậc thầy tu thân. Tu thân là việc rất tốt, nhưng có vẻ quá Âm tính, khái niệm, tiêu cực, phủ định.Cho nên việc tu thân chẳng chiếm được một vị trí trọng đại trong cảnh sinh hoạt thực tế. Vì thế phương pháp tu thân không thể đem ra cứu vãn tình hình chính trị và xã hội trong thời loạn ly này được.Khổng tử lấy việc tu thân làm căn bản cho mục tiêu thực hiện thế giới hoà bình, và đạo lý của ông đã thành một lối giáo dục khái niệm, rời tách hẳn lối giáo dục của cuộc đời thực tế. Quan niệm của ông quá Âm.Đạo lý của ông lấy tu thân, tề gia, bình thiên hạ làm cơ sở. Chỗ tu thân ấy là tu tâm. Không những thân phải tu, mà tâm cũng phải tu.Như thế thấy rõ đạo lý ấy có Âm. Ở thời cực Dương thì đạo lý phải Âm là lẽ đương nhiên. Tâm phải tu là điều cần thứ nhất; tâm với thân không thể tách rời nhau, cho nên phương diện dưỡng thân không có cách gì thuyết minh riêng biệt khác tâm. Đành rằng Khổng tử chẳng bao giờ tách biệt phương diện giáo dục về tinh thần và giáo dục về vật chất khác nhau, những vẫn có khuynh hướng ấy

Về vần đề tu thân và tu tâm này nên xem ở quyển khác (vd; quyển thực dưỡng và nhân sinh chẳng hạn) Tóm lại, một quốc gia bị suy vong, chính do hàng gọi là mỹ nhân, mỹ thực, và hàng học giả gây nên

Lửa hồng rực trời trong ba tháng
Một đế quốc không tiền chỉ trong 15 năm hoá ra tro bụi!

Xuân thu vừa hạ màn được 300 năm, liền có 7 cường quốc đối địch nhảy ra làm bá chủ. Trung quốc trở thành trong thời đại Dương, chiến tranh liên tiếp. Suốt 200 năm như thế mới đến thời cực Dương. Ở đây giai đoạn này không cần đề cập đến vì chỉ là thời loạn ly của lịch sử.
Thelast
Chẳng bao lâu trong thất hùng, có Tần (ở miền núi phía tây, là sứ Âm tính), chinh phục được 6 nước kia, Đại thống nhất đế quốc(2.200 năm trước) Nhà vua lúc ấy là chính, xưng đế hiệu Tam Hoàng, (nghĩa là vua đầu tiên) vì tự cho rằng mình đã tóm cả Tam Hoàng, Ngũ đế vào trong một tay… Chính ông đã cho xây Vạn lý trường thành (3000 cây số) để phòng ngự hàng man tộc phía Bắc khỏi xâm nhập. Ông là bậc vĩ đại chẳng khác nào Na- phá- luân và Hitler, một người rất Dương tính cho nên ông cho rằng hạng học giả là Âm và hạng nho giả (Âm) chỉ đưa nhân dân vào con đường mê muội chẳng ích gì. Vì thế ông cho chôn sống trên 460.chục người, lại cho thiêu tất cả sách vở, chỉ trừ loại sách về y học,Dịch học và Nông học không đốt, chẳng khác nào Hitler đã cho đốt tất cả sách vở của hạng học giả Do thái. Tuy vậy Dương tính trong thời ấy đã đến tột đỉnh, cho nên hàng man tộc Mông Cổ ở phía Bắc tràn vào đánh chiếm, ông phải xây đắp Vạn lý trường thành như một dãy núi nhân tạo chạy dài từ Đông sang Tây, như trường thành Adrien hoặc chiến luỹ Maginotvv…đều thế. Tại sao có chuyện kỳ dị như thế, đấy chính là vấn đề thú vị nêu ra cho những ai nghiên cứu về vô song nguyên lý

Tần Thuỷ Hoàng đóng đo ở Hàm Dương (đến cái tên cũng Dương) cho kiến trúc cung A- Phòng là một cung điện lớn nhất thời ấy. Mặc dầu người ta cho vi vua ấy là một vị vua cực kỳ tàn bạo, nhưng theo tôi thì ông ta là một bậc vĩ nhân. Một trường thành dài 3000 cây số, thế mà làm cách nào chỉ kiến trúc xong trong một thời gian ngắn? Chiến luỹ Maginot không làm gì sánh kịp. Ngoài ra ông còn thống nhất tiền tệ, chế định chế độ quân huyện và giai cấp, triệt phá chế độ phong kiến, khuyếch đại quốc thổ ( Bắc từ Vạn lý trường thành, Nam đến Việt Nam. Thời nhà Châu, lãnh thổ Trung quốc chỉ ở khoảng giữa phía Bắc Hoàng Hà và Dương tử giang) Chỗ phát triển ấy thật là một đại sự nghiệp vô tiền khoáng hậu, nếu kẻ tầm thường làm gì có được vĩ nghiệp như thế. Nhưng khốn thay, vì muốn cho đại nghiệp ấy và cuộc viễn chinh được hoàn thành, nên phải gia tăng sưu thuế, dân chúng khốn khổ, các học giả khởi lên phản đối. Tần Thuỷ Hoàng phải dùng tới hình phạt hà khốc, áp bức, đốt sách, chôn sống học giả. Đấy là hậu quả rất thường xảy ra của một nhà lãnh đạo cực Dương,vì người ấy sinh đẻ ở sứ Âm thuộc miền cao nguyên phía tây. Sự kiện đó do thực vật từ hoàn cảnh địa lý gây ra. (nói theo nghĩa rộng, nào quốc gia, thổ địa, xóm làng cũng là thực vật). Ngoài ra Tần Thuỷ Hoàng còn áp dụng lý thuyết của nhà học giả cực Dương là Hàm- Phi làm nguyên lý chỉ đạo, bài xích Khổng giáo Âm. Dương tính lên cực điểm, nên sau khi Tần Thuỷ Hoàng băng hà tức khắc các cuộc cách mạng nổi lên lung tung ở phía Đông nam là sứ cực Dương, một đại đế quốc không tiền, chỉ trong vòng 15 năm đã hoá ra tro bụi!Xem thấy,sinh mạng kẻ nào quá Dương bao giờ cũng ngắn ngủi. Khi người ta đã Dương tất có một cuộc đời ngắn ngủi. Vì thế người nào sau 40 tuổi mà còn giữ tính Dương mãi thật là nguy hiểm, mặc dầu phải Dương cho đến tuổi ấy. Cái gì quá Dương, tức phải suy sụp.Cảnh suy sụp ấy là Dương thật rõ ràng. Cũng như kẻ 40 hoặc 50 cũng có thể chết bất ngờ vì bệnh não dật huyết, tâm tạng, can tạng viêm. Kinh đô Tần ở Hàm- Dương (lạc thành ) bị lửa hồng thiêu mãi trong 3 tháng sau ngày hàng phục ngoại tộc. Tần thuỷ hoàng đốt sách, chôn sống các nhà học giả, làm cho xứ sở ông suy vong , chỉ vỉ nghe theo lời một học giả Dương, đó là luật nhân quả, báo ứng, chúng ta lắm lúc cũng có bước chân vào.

Mỗi khi người ta đã lên đến đỉnh tuyệt Âm hay tuyệt Dương thường cho rằng đó là chỗ đặc trưng độc đắc của mình, và nếu trở nên đắc ý, thế nào cũng đi vào cảnh tối hậu bi thảm. Về phương diện học thuyết cũng thế, kẻ nào tự cho rằng mình đặc sáng tân kỳ (nói kẻ chỉ tin vào những học thuyết tân kỳ) thế là họ dọn sẵn con đường ảo diệt thất vọng hoặc ít hoặc nhiều, chẳng khác nào Tần Thuỷ Hoàng. Tất cả các học thuyết, dầu khoa học hay triết học vv…đều là phản động, mặc dầu các nhà học giả đem ra áp dụng chẳng bao giờ nghĩ như thế. Vì nếu các nhà sáng lập ra học thuyết không công kích và chà đạp học thuyết của kẻ khác thì học thuyết đó không được tôn trọng

Claude Bernard, khi sáng lập ra y học thử nghiệm nói; “Những bậc danh nhân chính là những kẻ đã đem lại những tư tưởng tân kỳ và đả phá những chỗ sai lầm. Họ chẳng bao giờ tôn trong uy tín tiền nhân của họ, và chẳng bao giờ thừa nhận những chỗ sai biệt với ý nghĩ của họ. Trong y học thực nghiệm, các bậc danh nhân chẳng bao giờ là kẻ chủ sướng những chân lý tuyệt đối và bất dịch”.

Trong cái mới lạ người ta lấy làm trân quý, vui mừng tức là cái gọi là nguyên lý “Âm biến ra Dương, Dương bị Âm thu hút”(Định lý 4 của vô song nguyên lý). Cho nên tất cả thẩy cái gì mới lạ (không những học thuyết mà thôi) đều có ít nhiều phản động và sớm muộn gì cũng bị biến ra cái mới. Hiện tại trong học giới, tư tưởng tây phương từ các học thuyết cao xa cho đến sự nghiệp giới, xã hội, chính giới các thuyết, chia ra làm nhiều ngả, chẳng rõ nơi nào là nơi quy tụ, thảy là tân thuyết, trân thuyết, tân tân thuyết. Dầu cho các cuộc phát minh, phát kiến mới cũng thế. Trong khi những tư tưởng mới này đang cảnh phồn thịnh thì lại có các học thuyết nguy hiểm khác rồi. Có đôi học thuyết là kết quả của sự hỗn hợp xảo diệu giữa hai học thuyết đối lập chẳng có một mối manh thoả hiệp, và mục đích của kẻ chủ sướng ra học thuyết ấy cốt làm sao cho phương tiện thành tựu được chóng. Tất cả những học thuyết này đều là lầm lẫn và đưa tới một ngõ bí thường thường tới trước cảnh tai hại. Thật không làm gì cho kích thích bằng khi ngắm đến những tư tưởng mới có vẻ khoa trương và ồn ào này. Đến thuyết 3 động tử lại càng xảo diệu hơn nữa. Tất thảy những thuyết này thế nào rồi cũng bị thời gian xoá nhoà, và đối với tất cả các thuyết mới khác về tương lai cũng thấy rõ sự thật như thế, vì rằng thuyết trung dung chẳng phải là một thuyết liên lạc tương đối và tạm thời của hai thái cực tương phản. Nếu chúng ta lấy thuyết bài thay công kích hoặc theo mù, thối bộ cùng nguyên lý chỉ đạo bằng tư tưởng thì dầu có thành công chăng nữa cũng chỉ cảnh hoa quỳnh một chốc, vừa nở ra lại tan ngay. Tần Thuỷ Hoàng ở Trung quốc là một cái gương sáng về thái độ “công kích”(Dương tính), còn Hoàng Công của Tống phải cảnh đại thất bại là cái gương thối bộ (Âm) vì đã nổi danh “là nhân đức”. Nguyên lý sinh hoạt chỉ đạo của chúng ta chính là nguyên lý thống nhất, nguyên lý vĩnh viễn bất dịch

Vô song nguyên lý là một thuyết Âm Dương tối cổ, nhưng tổng hợp và thống nhất tất cả các thuyết tân kỳ,bất kỳ học thuyết nào; tất thảy các thuyết mỗi khi đã thống nhất đều bổ khuyết cho nhau. Vì thế, tất thảy tâm thuyết đối lập nhau, hoặc quá thiên về Âm, hoặc quá thiên về Dương, mỗi khi đã thống nhất, nếu thiếu phần Âm hay thiếu phần Dương đều có tương bổ cho nhau.

Xem lại trong các tác phẩm cũ của tôi, có lắm chỗ có vẻ bài tha, thế đủ chứng tỏ tôi cũng có chỗ ấu trĩ vậy và chăng, tôi cũng phải nói lớn lên rằng, chỗ trọng đại của vô song nguyên lý đã bị chôn vùi từ 3000 năm hơn thế mà chỉ một mình tôi đích thân vạch rõ cho mọi người thấy biết. Nhưng thời thanh niên là thời Dương, và cho đến ngày nay các bạn thấy trong tác phẩm của tôi con có lắm chỗ bài tha, thế nghĩa là bản chất của tôi vẫn còn một ít thanh niên tính, hoặc giả tôi viết một cách vụng về. Theo tôi thì con người khi đến 50 tuổi, mình có thể điều khiển lấy mình, cho nên từ nay về sau tôi ít còn thiên lệch phía nào được.
Thelast
Hàn Phi là người Dương tính (xem cái tên đã quá Dương) chọn một bậc thầy là tuân tử cũng là người Dương, Hàn Phi nói lắp thế là lúc còn trong thai mẹ mẹ ông ăn thức ăn cưc Âm, và lúc thiếu thời ông cũng ăn thức ăn cưc Âm. Nhưng chẳng gì lạ, vì ông là con của một Hoàng tử Hàn Quốc, một nước trong thất cường.Khi Hàn bị Tần diệt, ông thay mặt Hàn Quốc đi sứ qua Tần, được Tần Thuỷ Hoàng khí trọng, nhưng ông bị Lý Tư là thừa tướng của Tần sát hại. Lý tư là bạn đông song của Hàn phi chứ chẳng ai lạ. Dương tính đụng chạm với Dương tính lại tranh nhau một địa vị, thế tất nhiên phải xảy ra cảnh trung cuộc bi thảm ( đó là định lý thứ 12 tức là bề trái của đính lý 4 của Vô song nguyên lý; Âm xua Âm Dương xua đuổi Dương. Chỗ thu hút hoặc xua đuổi chỉ là tương đối tỷ lệ cả hai sức lực Âm và Dương Lý 4 sau đó chẳng bao lâu cũng bị sát hại xem đấy chung cuộc của Dương tính thật rõ ràng.

Trong tất cả học thuyết của các học giả, lẽ tất nhiên là phải có chân lý nhưng không nên có tính cách và mùi vị học giả, Thân thổ bất nhị, cho nên tính cách và mùi vị của một quốc gia hay cá nhân vẫn có liên hệ trong các học thuyết ấy. Vả chăng điều này mới là quan trọng tính cách của một người chính do ở thể cách mà có hơn nữa chính đó là thể chất của con người. Tục thường nói “chẳng phải vì ứng đáp câu hỏi mà cho là phản bội, mà chính vì nói không đắn đo mới là phản bội”

Quanh vấn đề này sẽ viết ra về “Vô song nguyên lý thể chất học”

Đọc qua lịch sử nhà Châu, xuân thu, chiến quốc, Tần ta đã học được bài học sứng đáng, nhưng tôi không thể viết hết ra đấy được. Tuy vậy có điều ghi mãi trong lòng không quên tức là”chớ nên bao giờ dùng bạo lực, mặc dầu đối địch với địch thủ cũng thế”(thuyết phục người ta bằng bạo lực không những vô ích mà chính là nguyên nhân để tự diệt lấy mình) đó chính là lời của gandhy dạy, đều thấy thực chứng trong 4000 năm lịch sử Trung Quốc. Kìa như Kiệt, Trụ đã giết hàng hiền thần lấy khổ vô can gián, rồi chính Kiệt, Trụ cũng bị diệt. Lại nhà lãnh tụ cách mạng võ lực sát hại bạo quân rồi mình cũng bị diệt vong một cách bi thảm luật nhân quả báo ứng soay tít mù như chong chóng. Hàn phi và Lý tư đã chủ trương đường lối chính trị và võ lực và bạo lực sát hại, rồi chính mình cũng bị sát hại Đến Tần Thuỷ Hoàng tuy rằng có một công nghiệp vĩ đại, nhưng ông ta đã lạm dụng bạo lực. Điều đáng tiếc là ông ta cho rằng mình là vị hoàng đế đầu tiên cho cơ nghiệp vạn thế hoàng đế kế sau, nhưng nào có ngờ chính mình là vị tối sơ mà cũng là vị tối hậu hoàng đế, đến nỗi lăng tẩm ông cũng bị tàn huỷ. Cảnh tàn bạo của ông ta đến nỗi chôn sống hàng học giả. Kể từ ngày có nhà nhiếp chính đàn áp tự do ngôn luận tức là ngày quốc gia đã đi vào con đường nguy khốn. Vì thế một đế quốc to lớn vô tiền chỉ trong mấy năm đã tiêu tan không còn vết tích, chẳng khác nào một giấc mơ hoặc một cái bọt xà bông vậy. Tuy rằng triều đại nhà Tần thống trị một đại đế quốc vô tiền, quốc hiệu mở rộng, tiếng tăm bay khắp thế giới, cái tên của triều đại này đối với thế giới đã được dùng làm danh hiệu của nước Trung Hoa vĩnh viễn, mặc dầu trải 2000 năm qua đã xẩy ra biết bao sự biến thiên.Nhà Tần chỉ sống được 15 năm rồi huỷ diệt. Nếu người ta xem xét cho tường tận về lịch sử, thấy rõ cảnh bạo lực chỉ là cảnh phù du tạm bợ, vô ích nguy hại nhường nào. Nhân đấy ta nhớ lại Hoàng Thất Nhật Bản từ 3000 năm qua đã đem binh khí nạp cho Thân Xã, chứng tỏ ý niệm chánh xa tất cả cảnh bạo lực là cảnh không thể đem ra cai trị thần dân. Hoàng Thất Nhật Bản chẳng bao giờ đắp luỹ đào hầm để kiến thiết như các Vương Thất Trung Quốc và Âu châu. Tuy vậy về thời đại Đức Xuyên, Liêm-Thương và các thời đại khác, có lúc Mạc Phủ cũng dùng bạo lực như Tần Thuỷ Hoàng La-Mã về thời Trung thế kỷ đã đàn áp tự do ngôn luận. Nhưng các Hoàng Thất lúc nào cũng phản đối thái độ bạo lực ấy và làm cho cảnh ấy chóng chấm dứt. Đấy lợi thế của một xứ đã từ giữ gìn được theo cảnh sinh hoạt đúng với trật tự vũ trụ. Nguyên lý thống nhất Makoto(chịu chấp nhận tất cả nỗi đối lập và đem thống nhất thành một )Nguyên lý ấy được các tầng lớp dân chúng giữ gìn tuân thủ trong đời sống hàng ngày. Nguyên lý ấy chẳng có gì cao xa và khó hiểu, chỉ là nguyên lý rất bình phàm giản đơn, một nguyên lys chỉ đạo trong cuộc sinh hoạt hàng ngày.
Thelast
CHƯƠNG V
CÓ DƯƠNG THÌ CÓ ÂM
DƯƠNG CỦA TẦN, ÂM CỦA HÁN


Kế sau nhà Tần cực Dương phát xuất từ miền Tây có Cao tổ nhà Hán cực Âm ở miền bình nguyên hải ngạn phía Đông nhảy ra lãnh đạo thiên hạ. Thế là cực Dương sinh ra Âm. Trong khi Tần Thuỷ Hoàng áp dụng học thuyết của Hàn Phi thì Hán Cao tổ thái dụng mưu mô của Hán Tín đã nổi danh là người chui dưới háng của kẻ hung bạo cố ý gây gổ với ông ta, Sau Hán Cao Tổ, các vương giả đua nhau sinh hoạt theo lối kiệm ước, chất tố dân trị, quốc phú, thuế xâu được giảm xuống, hình, hình phạt nhẹ. Thời đại ấy gọi là thời đại “Pháp Tam Chương” (chỉ có sát nhân, thương nhân, đạo kiếp mới làm tội). Vì thế nhân dân duyệt phục, quốc cảnh mở mang phồn thịnh. Đến thời Vũ Đế (đệ ngũ đại) đi viễn chinh, quốc thổ mở mang so với đời nhà Tần càng rộng thêm nhiều nữa

Quốc thổ mở rộng, thanh bình thạnh trị, xứ sở trở nên Âm, nền học vấn mở mang; đấy là thời xuống dốc. Thời Vũ Đế là thời cực thịnh của Đế nghiệp Hán. Nhà Hán chỉ tồn tại được 100 năm rồi tàn tạ. Tân thời đại nối Hán, nhưng chỉ vài chục năm rồi suy vong. Hán Vũ Đế kế nghiệp thành ra Hậu Hán. Hán Vũ Đế, Minh Đế, Chương Đế đều là thời thiện chính kiến cho Hậu Hán thái bình. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc chính trong thời kỳ Hán Vũ Đế. Trong thời Hậu Hán đã phát minh ra giấy dùng viết chữ. Cuộc giao thông với các xứ sở La- Mã, Á rập, Ba tư bắt đầu từ đây. Nhưng chỉ trong vòng 200 năm thì Hậu Hán suy vong. Chỗ tối hậu của một quốc gia hay triều đại nào như tuồng cố định trước. Thời chiến quốc từ đây mở mang

Rồi đến thời Tam quốc ( 65 năm hơn) và Lương-Tần (80 năm) . Sau đó chiến tranh kéodài 150 năm giữa Nam và Bắc triều. Từ đây các ngoại tộc phía Bắc và phía Tây đã lộ dạng với võ lực hùng cường. Tuy vậy bao nhiêu hang xâm lăng kia thảy bị đồng hoá với Hán tộc

Thời bấy giờ Phật giáo được truyền bá khắp nơi, các tân tôn giáo cũng sinh mầm nở mộng. Học nghề được phát triển. Tuy vậy cả Nam Bắc triều đều góp chung lại, tính ra có 50 Hoàng đế, thế mà hơn phân nửa đều có một chung cuộc bất hạnh, đủ rõ thời loạn lạc vì Dương tính như thế nào

Cuộc chiến tranh giữa Nam Bắc triều kéo dài, Bắc triều thắng, nhà Tuỳ thống nhất sơn hà, nhưng chỉ được 30 năm thì suy vong, nhà Đường kế nghiệp. Cuộc giao thông với Nhật Bản thời bấy giờ rất thạnh. Đường là thời đại thái bình và Ân theo những cuộc chiến Dương trải mấy trăm năm. Đến thời Tam Đại của Đường quốc thổ vô cùng mở mang xưa nay chưa từng thấy; Phía Bắc gồm được Mông cổ, miền Trung Á, Ba tư ở phía Tây và Triều Tiên ở phía Đông

Nhà Đường trị vì được 290 năm rồi cũng theo công lệ xuống dốc. Thật ra sự xuống dốc này bắt đầu trong vòng một trăm năm, kể từ khi đệ lục đại nhà Đường tức thời Huyền Tông Đế chấp chính. Cuộc xuống dốc này do một mỹ nhân là Dương Quý Phi chứ không ai lạ. Nàng làm cho Huyền Tông say đắm. Rõ là việc không lấy gì làm lạ

Triều nhà Đường lúc bấy giờ đã chiếm một vùng quốc thổ rộng lớn nhất thế giới, thành nơi trung tâm của tất cả các nền văn hoá, đã trao đổi văn hoá với các nước Ba tư, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Á rập. Các nền tôn giáo, văn học, kiến trúc, mỹ thuật,vvv…rất thịnh. Có điều thú vị đáng chú ý là lúc bấy giờ nền hội hoạ rất danh tiếng của thế giời được xuất hiện; Nền Bắc hoạ cực tinh mật, cực thái sắc, còn nền Nam hoạ chỉ có dùng một nét mực (mặc nhất sắc). Đó là chỗ tương phản của Âm Dương tính.Nhưng thời thái bình Âm tính không sống được quá 300 năm. Kế đó lại có thời Dương tính kế tiếp kế cũng như mùa hạ tiếp theo mùa xuân. Nỗi loạn lạc của Dương tính lại tái phát và kéo dài 50 năm sau khi Đường vong tức thời Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Châu rồi các triều đại này cũng tiêu vong. Thời bấy giờ các dân tộc ngoại xâm từ Mông cổ và Mãn Châu tràn vào sinh ra loạn lạc suốt độ 1000 năm. Phong tục bao chân và bó chân của đàn bà Trung Quốc sinh ra từ đây. Vì từ xưa tại Trung Quốc và Nhật Bản người ta cho bàn chân to lớn là xấu xí và dấu hiệu tỏ ra người thiếu thông minh và hiểu biết. Theo y học Cực Đông thì bàn chân và bàn tay lớn là do sự ăn uống thức Âm tính quá nhiều trong lúc bà mẹ có thai và trong lúc thiếu thời (như ăn trái câ, khoai tây vv..). Tôi đã cắt nghĩa hiện tượng này trong một quyển sách khác. Khi Âm tính đã quá giới hạn thì bàn chân, bàn tay sẽ bành trướng lên quá mức độ thường. Con người có bàn chân, bàn tây ấy bị bành trướng to lớn, thành ra vụng về và tỏ ra có lắm dấu hiệu không được hiểu biết

Hậu Châu vong, một tướng quân của Hậu Châu là Thái Tông dấy lên, đem học nghệ truyền bá, đem Âm tính hoá dân chúng, đa số phục tùng vì đã chán ghét nỗi chiến tranh từ lâu. Người ta theo giáo huấn của Khổng Tử thái dụng sách Luận Ngữ, cho nên nền học vấn nhà Tống phát triển. Nghề ấn loát cũng được phát minh trong thời kỳ này tức là nghề đã có trước đây 900 năm, trước sự phát minh của Tây phương 400 năm. Một quốc gia được thịnh trị vì dựa vào Âm tính của học nghệ, lẽ tự nhiên quốc gia ấy phải yếu

Sau nhà Tống 100 năm, nhà Tây Hạ nổi lên ở phía Tây, và nhà Kim ở phía Bắc. Nhà Tống phải thu hút các dân tộc Dương, vì Tống đã hoá ra Âm. Tống bị hai ngoại địch áp bức, thế mà tự mình chẳng bỏ lảng học nghệ, và có bỏ lảng chăng cũng đã muộn rồi. Tống bị Kim xâm lược, bỏ chạy về phía Nam tức Nam Tống chỉ tồn tại được 150 năm

Những chữ in của nhà Tống phát minh, ngày nay tại các nhà in Nhật Bản vẫn còn dùng. Những hoạt tự này cỡ nhỏ mà dài. lại Tống là nước trọng về học nghệ (Âm) cho nên ngày cang nhỏ bé, bị nhà Kim phía Bắc áp bức (Dương) Thời này có Châu Hy rất nổi danh. Cũng như nước pháp là nước chuộng nghệ thuật, bị các cường quốc phía Bắc và phía Tây làm cho khổ nhục biết bao

Tóm lại độ 100 năm, Nam Tống đã bị địch quốc đến xâm chiếm, và địch quốc ấy chẳng ai lạ hơn một man tộc phía Bắc tức Mông cổ

Lịch sử vẫn cứ quanh đi quẩn lại là vậy, một dân tộc ở vùng bình nguyên ôn độ Trung Quốc đi xuống là tự nhiên không thể nào đủ sức chống chọi lại một giống người Mông cổ (Dương) trải hàng bao đời ở trong cảnh khí hậu lạnh buốt ở phía Bắc và phia Tây.
Thelast
CHƯƠNG VI
CẬU THIẾU NIÊN THIẾT MỘC CHÂN
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MỘT ĐẠI VĨ NHÂN


Lại giơ bản đồ ra. Từ phía Bắc Mông cổ có hai con sông chảy ra, một là sông Onon, hai là sông Kerlen. Kerlen cách phía Tây Nomonhan hơn 400 cây số, từ trong Đông Mãn châu lý. Sông Onon ở xa 400 cây số về phía Bắc, song hành với sông Kerlen cũng đồng một nguồn, nơi một cao nguyên và chảy về thượng lưu Hắc Long xuyên Tây Bá Lợi Á di qua miền này, thật là một vùng mênh mông bát ngát, khí hậu cực Âm. Trong tháng giêng thời tiết thường chỉ dưới 20 độ dưới số 0 lại có khi 50 độ dưới số 0

Trong một cõi làng mạc ở vùng cao nguyên độ 1.500 thước này, ngày xưa cách đây 700 năm có một cậu bé tên là Thiết Mộc Châu. Lúc 13 tuổi, cha là vị tù trưởng của bộ lạc Esugai, bị một tù trưởng khác xâm nhập giết chết. Từ đó cậu bé phải nếm biết bao gian khổ. Mẹ goá con côi, Thiết Mộc Châu cùng mẹ trốn chui trốn lủi, phần bị tù tội khổ cực vô cùng. Thiết Mộc Châu phải cùng các em giúp mẹ nuôi sống qua ngày. Hằng ngày mẹ con nhờ có củ tỏi hoang làm thức ăn chính. Ở giữa hoàn cảnh Âm của khí trời lạnh buốt miền cao nguyên, cậu bé âu sấu vì cha bị thảm sát, lại gian khổ vì nỗi áp bức, sống sót đước chỉ nhờ củ tỏi hoang và ngày sau thành ra một đại vĩ nhân kiến thiết ra thế giới đế quốc Nguyên triều

Hỡi các bà mẹ trong thế giới! Nếu các bà muốn cho Thiết Mộc Châu của các bà ngay sau trở thành bậc vĩ nhân, thì hãy để cho chúng nó chịu qua cảnh khổ cực, tự chúng xông pha với cảnh lạnh lẽo, đói khát và chướng ngại đến không có ăn, phải nhờ cỏ cây sinh sống.Nhưng trong nhiều trường hợp các bà mẹ lại làm cho chúng hỏng đi vì không hiểu được nguyên lý chỉ đạo thực sinh hoạt tức Trật tự của Vũ trụ, Makoto hay Thượng đế, Thần , các bà chẳng biết tới không tin vào đó, chẳng bao giờ các bà làm cho con cái thành ra vĩ nhân đươc, và chẳng phải tội lỗi thiếu thốn về đường học vấn hoặc trí thức, cũng chẳng phải lỗi tại thiếu giúp đỡ, mà chính vì các bà không có quyết tâm dũng khí để cho con mình leo lên dốc cao chân lý, con đường chân thật là con đường cả mẹ lẫn con sẽ hy sinh trọn đời. Các bà lúc nào cũng muốn con mình ăn ngon, ngủ yên đến nỗi cam chịu đói khổ hy sinh vì con

Chính cảnh lạnh lẽo đói khát, mồ côi, bơ vơ vô định ở ngày mai, tiền bạc không bao cảnh khốn khổ dồn dập đó là điều kiện căn bản để trở thành một bậc vĩ nhân. Nhưng điều kiện đó dầu cho chỗ nào, lúc nào cũng có thể có được. Trái lại có biết bao cảnh làm cho thân gia vong bại; Kìa đũa ngà voi, 5000 cung nữ, tửu trì, nhục sơn, kim điện ngọc lầu, tối cao học phủ, bão thực hoãnvv…. Nhưng những kẻ chỉ sống nhờ có củ tỏi hoang thường thường lại cố sức tìm cho được đũa ngà voi, mỹ y, mỹ thực. Vì thế mỗi khi họ đã nhờ cảnh hàn vi áo não, cô đơn, chịu cảnh bức hại được thành công, đến quên hẳn những đại nguyên ấy là cảnh họ cần phải nhờ tới ơn đức(Âm) Trái lại họ cố sức đeo đuổi cho được những điều kiện khủng khiếp tức là những điều kiện tiểu Âm, những điều kiện tạo nên những lạc thú về cảm giác Dương đã làm cho bại vong vô số cá nhân, vô số sứ sở và vô số dân chúng. Kẻ đã chịu hạ mình làm nô lệ những cảnh ấy, thế là họ lùa cả con cái gia đình vào cảnh suy vong. Từ ngày mới có nhân loại đến nay, tromg lịch sử truyền thuyết của các quốc gia đã có biết bao cảnh bị hỷ kịch lưu truyền. Thảm thay! Con người rõ ngu dần và đần độn biết bao! Như thế đủ chứng minh Âm cực thì Dương sinh, Dương cực thì Âm sinh, đúng như định lý thứ 11 của vô song nguyên lý, thật thú vị

Thử tuân theo lời thề không giữ của cải trong tây trong nguyên tắc bất bạo động của Gandhi, các bạn có thể trở thành bậc cha mẹ của một vĩ nhân tức khắc. Đem của cải tiền bạc để cho kẻ cần tới, đó chẳng phải là cử chỉ mỹ đức và từ thiện, trái lại tự mình thẳng dặm đi vào con đường hạnh phúc, thế là mọi việc đều thành tựu

Vừa lúc hửng sáng ngày hôm kia tôi mới hạ bút viết cuốn sách này. Tôi vô cùng sung sướng trong khi tắt ngọn đèn dầu lúc trời rạng sáng, phía ngoài mưa gió dồn dập. Ngày 6 tháng 4 buối sáng , chính mùa hoa đào phơi sắc và chính lúc hằng năm miền bở biển Thái Bình Dương phải bị một cơn bão táp thổi qua . Lúc này căn nhà tôi đang ở ngồi viết nghe rung rinh như cơn địa chấn. Câu tục ngữ “giữa lúc trăng tròn có mây đen nổi dậy, bão táp thổi lên giữa lúc hoa anh đào chớm nở” tức lời giáo huấn của Vô song nguyên lý” có Dương thì có Âm”. Anh đào đơm hoa nặng bình nhánh chìm xuống đất và bền gang với bão táp nó ôm chặt trong lòng những mầm non mới nứt và những đóa hoa đã phai mầu, chẳng bao giờ buông thả. Trải qua ba ngày gió bão vùn vụt, cảnh trời thảm đạm, bỗng cảnh mùa xuân lại lộ ra sáng tỏ, chim chóc véo von đua nhau ca hót cùng cảnh. Chính là thời anh đào mở mặt, đón chào một cảnh vật đến nô đùa. Mỗi khi tiết đông thiên dài cùng với khí Âm gặp kẻ đi tới, chớ nên lấy làm lo, vì đã có khí xuân nép kề bên cạnh. Cảnh biến hoá tiết Âm của đông thiên thành ra mùa xuân Dương ấm áp, chẳng phải có một lần. Trong lúc mọi người cho rằng mùa xuân đến hơi sớm, thì khí lạnh lẽo lại lần theo sau làm cho lạnh buốt cả người. Nhưng anh đào như biết được lẽ trời, lúc nào nó cũng đắn đo giữ thế, vẫn luôn luôn ôm giữ những mầm non. Những ngày ấm áp lại ló dạng!Chúng ta hớn hở vứt ngay áo ấm. Rồi lại thấy khí trời lạnh buốt và bão táp hung tàn nổi lên. Những mầm non của anh đào vẫn còn bứu chặt vào cây và chúm chím cười trong khi thấy mọi người ngơ ngẩn. Mùa đông chẳng phải thay thế mùa xuân bỗng nhiên trong một chốc và cũng chẳng phải biến chuyển trong từng ngày một từ Âm đến Dương. Chính là cuộc liên tục tuần hoàn Âm- Dương như sóng biển trồi lên hạ xuống trải bao lần cho đến ngày người ta thấy có mùa xuân mà không hay biết. Đêm bão táp hung tàn này đã qua và cảnh thanh thiên ban ngày mọc ra hơi chậm mưa và gió như tuồng chưa dứt. Tuy vậy tôi chắc rằng mùa xuân đã đến tận mặt hành tinh này. Tôi vô cùng cảm động và vui mừng khôn tả. Tôi lau chùi căn nhà tôi thật sạch rồi quay trở lại bàn giấy tiếp tục viết. Bỗng chốc một chồng thư đưa đến, giở ra từng cái, tôi thấy trong một bao thư có cái”sec”1000 yên tiền Nhật . Kìa ! người gửi là một goá phụ cô đơn ở một thành phồ miền biển thuộc huyện Đảo-Căn. Trong thư nói; “tôi xin gửi số tiền này đến ông là số tiền tôi dành dụm đề phòng ngày về già có khi cần đến. Tôi mong ông dùng nó để phổ biến nguyên lý chỉ đạo thực dưỡng cho mọi người. Bây giờ đã biết được nguyên lý ấy, tôi tin chắc rằng không thể nào tôi có thể đau đớn được nữa. Tôi chả cần gì tiền bạc trong trường hợp nguy cấp nữa. Giá phỏng tôi đau ốm trở lại chăng thế là tôi đã chà đạp nguyên lý vô song về thực dưỡng, trong cuộc sinh hoạt hàng ngày, thì đó là một hình phạt tôi phải chịu, còn gì công bằng hơn.Tôi phải vứt hẳn cái tư tưởng hèn nhát phải nhờ đến tiền bạc để nó cứu khổ cho tôi. Tôi cũng vứt bỏ hẳn tư tưởng sẽ có ngày hưu dưỡng trong một túp nhà nhỏ bé về ngày già cả. Không, tôi muốn ở vào cảnh nhà thênh thang của “ Bát Hoằng Nhất Vũ” Tôi được xem trong quyển “Nam bắc tướng phát tu thân lục” nói rằng ; tiền bạc của cải là của trời đất…Tôi mong ông tuỳ tiện sử dụng số tiền nhỏ gọn này…”

Trong lúc tôi ao ước làm sao được 1000 yên để in quyển “Kẻ chiến thắng vĩnh viễn” Thì ngờ đâu số tiền thành tâm này ở trên trời rơi xuống tôi mững rỡ vô cùng, và cảnh mững rỡ ấy vẫn luôn có như thế trong 50năm qua, đã biết bao vạn lần tôi nhận được những tặng vật như thế, khiến cho tôi không khi nào quên! Tôi qua lại mặt Ấn Độ Dương có 20 lần, qua lại Mỹ Châu và Tây Bá lợi Á đến mấy lần. Tôi ở nước ngoài trên 10 năm và đã thấy rõ cách cấu tạo địa đạo của các xã hội quốc gia tây phương. Thử hỏi tiền đâu chi phí cho đủ? Thì lúc nào cũng nhờ các bạn giúp cho. Tôi quyết trí hy sinh trọn đời cho thế giới theo lời di ngôn của mẹ tôi vĩnh biệt ngày tôi 11 tuổi. Trong khi tôi chưa toại nguyện thì tôi được các bạn trợ giúp đầy đủ các phương diện. Buổi ban mai này tôi thấy cảnh trời, cảnh chót của vũ trụ đã gần sáng ra, tôi quá vui mừng chẳng khác nào cảnh chim sổ lồng,có lẽ tôi như hình cảm thấy “Sec” này gần tới tay tôi, một việc có trời giúp. Trong 6 tháng sau đây tôi cũng được nhiều người giúp cho tiền bạc, không ngờ. Sau 50 tuổi, tôi hoàn toàn hy sinh đời tôi, đem tất cả sở hữu của tôi làm sao cho hoàn thành được nhiệm vụ của tôi. Tôi mơ màng lần đi trong thế giới ký ức, nhớ lại lúc thiếu thời tôi bị lâm cảnh ngèo túng, đói lạnh lại là đứa bé mồ côi. Tâm trí tôi lúc này thật yên tĩnh, Tràn ngập lòng tri âm vô hạn, lòng hy vọng và yêu thương vô biên đối với quá khứ. Cái màn không khí bao trùm một cuộc đời sung sướng vô cùng biết ơn và vô cùng vui thú này đã đón chờ tôi trong 50 năm, tôi bước chân vào cuộc đời này chẳng tốn một đồng tiền mua vé. Ôi ngèo khổ, đói rét, cô đơn, bức hại biết bao uất ức.
Thelast
CHƯƠNG VII
QUÂN ĐỘI DU MỤC MÔNG CỔ
TIẾN QUÂN MỖI NGÀY TRUNG BÌNH 80 CÂY SỐ
CUỘC CHINH PHỤC CHÂU ÂU Ở THỜI TRUNG CỔ
THIẾT MỘC CHÂN


Nhờ sinh sống với củ tỏi hoang, ngày sau trở thành một bậc vĩ nhân. Ăn kê (Dương) và củ tỏi hoang (rau cỏ Dương) cậu bé cũng hoá ra Dương như thức ăn đã nuôi sống cậu. Những thực phẩm này làm cho Thiết Mộc Chân khoẻ mạnh, có dũng khí, thành một vĩ đại nhân vật. Tại Nhật người ta nói; Những cỏ hoang” chính là mối hạnh phúc của thiên nhiên. Đây chẳng phải là loại rau cỏ đẹp để phía ngoài đem một hiệu quả tai hại, vì loại ấy người ta trồng trọt với phân hoá học không gì tới luật thiên nhiên. Phân bón là loại làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa tóm thâu được lợi tức vô số. Bón phân hoá học vào, không những làm cho hộp kê no nê đẹp tốt mà còn được liệt vào hạng tốt nhất trên thị trường. Nhưng trên các thùng cao nguyên khô khan và hoang vu này, loài kê rất thấp xấu, hột nó lăn tăn và cứng chắc, vì nó phải tự thân chống chọi với khí hậu khốc liết mới có thể sống được

Thiên nhiên thật là nghiêm khắc, chỉ duy kẻ nào chống chọi được cảnh ấy đem thân chịu bao cảnh thí nghiệm gian khổ mới có thể trở nên sung sướng. Kìa xem loài tùng bá mọc trên những ngành đá của thâm sơn, không phân bón, không nước non, chống chọi luôn luôn với gió tuyết rét run, hoặc bị nắng nồng thiêu đốt, thế mà nhựa trong thân cây chảy mãi bất tuyệt suốt ngàn thu. Ta có khi nào thấy những thân gỗ dùng làm sường nhà lại mọc nơi cảnh đầm phì nhiêu đâu!

Mặc dầu lối gião dưỡng của thiên nhiên như thế, nhưng các bậc cha mẹ lại thường làm con cái mình trở nên hư thân mất nết cho ăn mặc phả phê, đủ của ngon vật lạ, khiến chúng trở nên yếu đuối. Vì chúng yếu đuối cho nên cha mẹ lại đối đãi với chúng một cách ngọt ngào, khiến đứa con lớn lên chẳng kể gì cha mẹ, không tôn kính cha mẹ. Những hạng con này xem cha mẹ như kẻ hầu người ở không có tiền công. Thậm chí lắm lúc chúng sát hại cha mẹ là khác. Có một đứa bé đã giết 16 người cách đây, mấy năm ở Cương Sơn, chính do bà nội nó nuôi dạy làm cho hư hỏng tính. Âm thu hút Dương và Dương thu hút Âm. Con người đi tìm Dương lại gặp được Âm. Ví dụ trong việc tìm tòi của cải thì rõ

Con người khi chưa có của cải, họ cố tìm cho có, rồi khi đã tìm được, họ sẵn đó sinh ra ăn mặc xa hoa. Từ đấy họ làm cho thể chất mình trở nên đau yếu, phá hại đến thân xác của họ là cái đã giúp cho họ đắc lực trong việc tìm ra của cải. Thật vô cùng thảm thương cho những kẻ tự sát lấy mình để ăn những bánh ngọt thơm ngon, những bữa ăn khoái chá và những trái cây ngoại lai! Trước khi họ làm lụng cho ra được tiền của họ lại tự huỷ diệt mọi khả năng của thân xác họ

Thiết Mộc Châu là cậu bé đại trí và đem thân ra xông pha mãi với đời. Dầu cho đến lúc thành một tù trưởng của bộ lạc, Thiết Mộc Chân vẫn nhất quyết theo nếp sống xưa nay. Chằng bao lâu Thiết Mộc Chân trở nên tù trưởng của hàng tù trưởng tức là Đại Hãn hay cát tư Hãn, tiếng tăm con lưu truyền trong lịch sử cho đến nay không một ai không biết. Thử hỏi đã có một ai chưa nghe biết Thành cát Tư Hãn? Khi đã cầm đầu thống xuất một dân tộc, Thành Cát Tư Hãn tấn quân công phá Tây Hạ, về phía Nam đánh phá nhà Tống, uy hiếp cả Nam Tống và chiếm nhà Kim ở phía Đông. Dấu chân ngựa của Thành Cát Tư Hãn còn trải tận qua miền Trung ương Châu Á. Trong lúc bấy giờ Thành Cát Tư Hãn chỉ xuất trận với 4 người con trai và luôn luôn đại thắng

Hãy giở bản đồ ra xem dấu vết cuộc tấn công quân của nhà đại anh hùng Mông cổ. Đầu tiên ông ta phá tan lãnh thổ Nga quốc ở phía Bắc tức là quốc thổ của ông quanh xuống xâm chiếm đất Ân Độ ở phía Nam. Lại xua quân quanh vùng sông kerlen, vượt qua hàng mấy vạn cây số về phía Tây, ra tận sông Irtich, tiến xuống phía Nam ở vùng Samarkande, rồi lại thẳng ra mé biển Caspienne Phía Bắc nhà anh hùng ấy lại ngược dòng sông Chirou đi tới tận Nga quốc phía Nam chiếm đất đai đến vùng Ấn Độ, sau khi càn quét A-phủ-Hãn(đường dài bằng khoảng từ Nhật sang úc- Đại-Lợi, trong một năm nay không một kết quả, thế mà Thành Cát Tư Hãn chiếm lãnh thổ vùng đại lục thênh thang này chỉ trong vòng 5 tháng, không biết tới không là gì) Thành Cát Tư Hãn cầm đầu toán đại quân 10.000 người, vươn mình trên lưng ngựa. Trong cuốn phim Booba và viên đội trưởng” cho chúng ta thấy tâm trạng hàng chinh chiến ngày xưa như thế nào. Cuốn phim ấy đã chỉ cho thấy rõ bộ mặt thật của hàng tổ tiên giống người (thát đát). Thời bấy giờ sứ giả của họ vãng lai lục địa này giữa cảnh núi non và sa mạc trùng điệp, họ đi từng người một hoặc có khi chỉ đi hai người

Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn ra đi chinh chiến trong 4 năm, đến mùa thu năm1223 mới quay gót trở về. Rồi tức khắc lại trở ra đi chinh chiến Ân Độ và Tây Tạng, giữa đường lại quay trở về, vượt qua dãy núi Barnien, đình trú tại Samarkande trong lúc đông thiên, rồi đến mùa Xuân 1224 lại vượt qua sông Chirou. Tháng 2 /1225 quay trở về Mông cổ, thế là chấm dứt cuộc viễn chinh sau 7 năm trường

Cuộc viễn chinh này đã khiến cho bản đồ thế giới thay hẳn màu sắc, làm cho toàn Âu Châu phải khủng khiếp. Tiếp mấy chục năm sau, dười thời hàng hậu kế của Thành Cát Tư Hãn cũng còn có các cuộc viễn chinh. Năm 1240, một người hậu kế vượt qua sông Volga, rồi sông Don, đánh bại Nga (chính Na phá luân cũng có lần mưu toan đánh bại Nga nhưng phải thối bộ) cán quét Ba lan, Đức và chiếm Kinh đô của Hung gia lợi một cách dễ dàng

Người ta nói quân Mông cổ lúc bấy giờ mỗi ngày đã vượt qua 80 cây số. Vì thế mà đế quốc Mông cổ đã thống nhất được một vùng đại lục rộng lớn vô tiền khoáng hậu từ Tây Bá Lợi Á phía Bắc, biển Beltique phía Tây, Tây Tạng và Đông Dương phía Nam

Thời bấy giờ người Âu Châu đối với quân Mông cổ như thế nào?

Người ta có thể tưởng tưởng được tính cách cang cường và tinh thần dũng cảm cùng cách sinh hoạt Dương tính của ngưởi Mông cổ

Dể tỏ cho mọi người thấy rằng cành hoan lạc của con người chẳng bao giờ có thể vĩnh viễn, và trên mặt địa cầu này chẳng bao giờ có thể hạnh phúc vĩnh viễn mà không có cảnh ca thán, cho nên năm nay (2140) dân tộc ma quỷ tức dân tộc (Thát Đát) người Mông cổ tung ra vô số quân đội khỏi vùng núi non bao bọc như hàng ác quỷ Thát Đát. Phá tan những nham thạch kiên cố, vì thế nên gọi họ là giống (Thát Đát).Chúng chiếm đầy mặt đất như giống hoang trùng tàn phá khủng khiếp miền Đông bộ Âu châu thành ra hoang phế, đốt phá tan tóc, Xác chết đầy đồng. Họ vượt ngang qua miền dân tộc Sarrazin, đốt phá các thành phố, phá tan rừng núi, cao bằng hào luỹ , nhổ đào các rừng nho tận gốc, dân thành thị cũng như nông dân đều bị tàn sá. Lắm lúc họ tha tội chết cho số người họ bắt sống được thì lại dẫn theo làm như hàng nô lệ, bắt ra chiến trường đánh giết dân tộc lân cận và bà con cùng chủng tộc, có kẻ nào chống lại thì lại bị giết đi. Đến nỗi có kẻ đánh giặc dũng cảm và tuân theo mệnh lệnh ngoan ngoãn, họ hứa sẽ thưởng cho một cách xứng đáng, nhưng ít khi nào họ giữ lời hứa

Quân Thát Đát đối đãi với hàng tù tội của họ chẳng khác nào bầy ngựa. Giống người Thát Đát không có gì là nhân tính, không một chút thí ân tình nào cả. Họ giống như người yêu quái chứ không ra kiếp người. Họ khát máu. Họ xé thân chó và thân người để ăn và uống máu. Họ mặc da loài thú và trang bị vũ khí bằng sắt. Người họ thấp lùn và vạm vỡ, đôi vai rộng, khi ra trận họ chẳng bao giờ lấy áo giáp che thân

Quân Thát Đát thường uống máu ngựa của chúng nuôi là loài ngựa to lớn và mạnh sức. Loài quỷ này mỗi khi cỡi lên lưng ngựa, kẻ này giúp kẻ kia leo lên, hoặc dùng cái thang có ba nấc trèo lên, vì trân họ ngắn

Quân Thát Đát chẳng thừa nhận một pháp luật nào cả và cũng chẳng biết tôn kính pháp luật nào cả. Họ hung tợn chẳng khác nào loài sư tử hoặc loài gấu. Mỗi khi vượt qua sông ngòi, họ dùng loại thuyền làm bằng da bò, chở một lần từ 10 đến 12 người. Loại thuyền này có thể vượt qua các sông lớn và giòng nước chảy xiết. Mỗi khi thuyền bị úp, họ lao mình xuống sông để lội bơi dựa theo bên thuyền. Mỗi khi chúng khát nước, không có máu để uống, chúng uống cả nước dơ bẩn và nước bùn. Kẻ nào kẻ ấy thẩy đều đeo gươm và dao nhọn; họ toàn là người thiện xạ; khi gặp đàn ông đàn bà, kẻ già người trẻ gì chúng cũng giết phăng hết thảy

Trên đường chinh chiến họ dẫn dắt từng đoàn đàn bà con gái cùng đoàn gia súc đi theo ; và đàn bà con gái cũng đều ra trận mạc như hàng trai tráng

Họ sinh sống như thế trong các xứ của Thiên chúa giáo. Đội quân này tiến kích rất nhanh và phá tan tất cả những gì gọi là chướng ngại. Họ giết các giáo đồ và đem lại sự khủng bố vô hạn trong toàn thế giới

Người ta tưởng rằng gốc tích quân Thát Đát này là hạng người hung bạo, chỉ tưởng tượng cũng đủ ghê tởm, tức là mười bộ tộc này ngày xưa đã đuổi theo việc tìm Bò Con Vàng sau khi đã đoạn tuyệt với pháp luật của Moise. Nghĩa là những bộ dân mà Alexandre le Grand của Macedoine đã nhốt giữa dãy núi biển Caspienne lần đầu tiên. Muốn nhốt các dân tộc ấy phải nhờ tới sức của thượng đế, vì rằng nương dựa độc chiếc nơi binh hùng tướng mạnh cũng chưa làm gì được. Nhờ thế mà các chân núi khép lại làm thành một lối không ai có thể lưu thông được

Mặc dầu người ta tin rằng Thượng đế đã cấm bọn quỷ ấy không được thoát ra khỏi chốn ấy, thế nhưng trong lịch sử lại chép rằng họ được xuất đầu lộ diện sau ngày mạt thế để tàn sát mọi người. Tuy vậy chưa chắc chắn quân Thát Đát tức bộ lạc mà Alexander le Grand đã không truy kích và nhốt trong núi, vì rằng bộ lạc này không nói tiếng Hebreu, họ không hiểu luật pháp của Moise, chẳng có một quy tắc nào và cũng chẳng phải do luật pháp Moise cai trị. Tuy thế, đối với vấn đề này phải nhận rằng quân Thát Đát này là giống bị giam giữ khi xưa như đã thuật trên. Người ta nói giống Thát Đát có liên hệ đến sông Tartare là con sông phát nguyên từ trong núi của giống người bị giam giữ ngày xưa cũng như sông Damascus gọi là “ Farfare”.
Thelast
CHƯƠNG VIII
TẠI SAO NHÀ NGUYÊN BỊ SUY VONG?
CẢNH DIỆT VONG CỦA MỘT THẾ GIỚI ĐẾ QUỐC VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU


Năm 1227 Thành Cát Tư Hãn từ trần, thọ 73 tuổi, nhìn lại cuộc viễn chinh trong 20 năm trường, thử hỏi có một ai không lấy gì làm quái lạ?

20 năm viễn chinh liên tục và vĩ đại trong một cuộc đời 73 tuổi. Đến đời Đại Tông, người kế theo Thành Cát Tư Hãn là Ba Tu cầm đầu 300.000 đại quân viễn chinh sang Âu châu, công lược phía Nam Tây Bá Lợi Á và Nga

Lương thực của đội quân ấy rất là đơn giản, họ dùng kê làm món ăn chính. Chính thế, muốn cho sự tàn bạo của họ được Dương làm cho thế giới khét tiếng, họ cần phải cực Dương. Thêm vào kê họ còn dùng các loại rau cỏ hoang hái dọc rừng rú búi bờ nơi họ xua quân tràn tới. Mỗi khi đến chiếm làng mạc hoặc thị thành nào họ cũng ăn uống say sưa. Họ cố gắng làm thế nào ăn uống cho được những món ăn sản xuất tại chỗ. Đến thời thứ 4 của Thành Cát Tư Hãn là Hiển Tông phát người em là Hốt Liệt Ngột đi viễn chinh, tàn huỷ cả xứ Sarrazin. Mặc khác lại hiệp lực với người con là Hốt Tất Liệt đánh phá các xứ tứ xuyên, Vân Nam. Hốt Tất Liệt đánh tan nhà Tống của Hán Tộc, đóng đô ở Bắc kinh

Chính Hốt Tất Liệt là thời đại hoàng kim của đế quốc Mông cổ, cho nên công nghiệp bỏ giở của Thành Cát Tư Hãn trải 50 đến 80 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, Nhờ có Hốt Tất Liệt hoàn thành. Thật là một đế quốc vô tiền khoáng hậu. Trải mấy chục năm viễn chinh từ trung ương Á tế Á đến miền Đông Âu châu các quốc gia Mông cổ nảy nở, mở ra con đường giao thông giữa Đông phương và Âu châu. Thời bấy giờ, quanh miền Chiết Giang, Phúc kiến, Quảng Đông tàu bè ngoài quốc tấp nập ra vào không ngớt, người các nước vào trú ngụ trong các thành phố ấy rất đông. Chính lúc này Marco Polo do đường bộ đi đến và giúp việc cho Hôt Tất Liệt trải 17 năm.

Hốt Tất Liệt lúc nào cũng chọn người Mông Cổ cầm đầu trong chính giới, vì thế nỗi áp bức dân tộc Hán càng dễ dàng. Hốt Tất Liệt thiên đô từ Kakorum cách phía Nam hồ Baikal 500 cây số đến cách phía Đông Nam thành Bắc Kinh 2000 cây số

À thế là con cháu của Thành Các Tư Hãn đã tràn xuống miền bình nguyên phì nhiêu, dồn nhau xuống định cư tại đấy, bỏ hẳn cảnh núi non bao bọc khí hậu lạnh khốc liệt. Rõ ràng là cảnh mở núi cho cuộc xuống dốc của triều Nguyên

Đấy là nước bước đầu tiên để tiến tới cảnh tối chung mà nào Hốt Tất Liệt có ngờ. Kết quả này đúng vào khoảng năm 1271, nghĩa là cách ngày Thành Cát Tư Hãn chết độ 50 năm. Đến năm 1281 Hốt Tất Liệt tấn công Nhật Bản, bị bại, thế là vào thế xuống dốc, tiếp 83 năm sau ngày lập quốc, Hốt Tất Liệt bị diệt vong.

Thế giới đế quốc không tiền tuyệt hậu làm cho tất cả người Tây phương khủng khiếp này đã chiếm các đất đai mênh mông của toàn lục địa Á Châu và Đông Âu chỉ được 98 năm thì tiêu diệt. Đến năm 1298 triều Nguyên không còn vết tích gì nữa. “Đầy thì trúc đồ, kẻ hung tàn tự diệt, kẻ ngạo mạn giống như hoa quỳnh một nhoáng” câu ấy nào có sai

Hốt Tất Liệt làm vua được 35 năm, kế đến thành Tông 13 năm, đến các hậu kế sau nữa có kerr hoặc 4 năm, 9 năm, 3 năm… rồi Thiên Thuận, Minh, Tông mỗi người một năm, nhân đó trong ngoài nước lên cảnh tao loạn

Thuận Tông làm cho Nguyên triều được chói chang trong thời tối hậu trước ngày diệt vong, và cũng chính lúc đó nhà Hán đã khởi sự ngóc đầu trồi dậy. Mặc dầu Hán tộc lâu nay đã bị quân Mông Cổ áp bức, nhưng Hán tộc chẳng dùng đến bạo lực chống đối, vì họ vốn Âm tính từ lâu, về tinh thần, tư tưởng, kỹ thuật phương diện nào họ cũng vượt trên người Mông cổ. Chỗ hiểu biết của người Hán trong lãnh vực tinh thần, tư tưởng vv..Có thể nói là một sự phản kháng về văn hoá, rốt cuộc họ đồng hoá đước kẻ đến chinh phục mình. Và khi đã đồng hoà được ,họ làm cho địch thủ suy vong một cách quá dễ dành.

Đó chính là chỗ đặc trường của dân tộc Hán, và cũng là chỗ may mắn cuối cùng của họ. Chính vào thời kỳ Hốt Tất Liệt nhiều kiết tác được ra đời như truyện Tam Quốc Trí, Thuỷ Hử vv.. Các tác phẩm này như làm đại diện cho tinh thần dân tộc, tác giả khéo lợi dụng những vai chủ- nhân- ông trong truyện để miêu tả nỗi bất bình bất mãn và phản đối cường quyền. Bên phía người Mông Cổ họ khó hiều thấu lịch sử, nhân tình, phong tục, tư tưởng của Hán tộc, nay nhờ những loại tiểu thuyết ấy và nhờ xem các tuồng hát miều tả nên rõ thấu đượ. Nào hội hoạ, tự bút, điêu khắc đều cùng với công nghệ, văn nghệ song song phát triển. Thái độ toàn thể của Hán Tộc chằng khác nào nước pháp sau ngày bại chiến năm 1870 trước, sau khi đã bị trả bồi khoản lớn, lo sửa sang những cảnh phá tổn hại và chuyên tâm về nghệ thuật cùng khoa học. Thái độ ấy rõ là thái độ của nữ nhi.

Tư tưởng của Gandhy và Tagore cũng giống như thế cho nên chỗ thành đạt về nghệ thuật và văn học của Hán Tộc trong thời Nguyên đô hộ khiến cho Nguyên triều về mặt tinh thần như ngoài vòng chiến, Thái độ ấy há chẳng phải kỳ quái chăng? Chính nhờ thế mà Hán tộc chiến thắng được quân ngoại xâm, khỏi phải dùng đến sức gươm máu hung tàn để rồi từ chuốc lấy cảnh diệt vong như thường thấy. Chỉ trong vòng 100 năm dân tộc Hán đã tự đứng lên giải thoát ách đô hộ nhờ nơi văn tự tượng hình. Chính sách của quân Mông Cổ đối với Hán tộc còn có một phương diện khác là Hốt Tất Liệt và các nhà Hâu kế càng ngày càng ra tăng thuế má, lạm phát chỉ tệ, lấy cớ vì phải thực hiện nhiều kế hoạch, lại có những cuộc viễn chinh liên tục, phần lo chỉnh đốn quốc thổ, cần phải tiều phí khá nhiều, dân bị chinh phục chỉ có cách cúi đầu ôm chịu.

Hốt Tất Liệt lại tôn phụng nền tôn giáo mới tức La Ma giáo, nhường cho tôn giáo này được nhiều đặc quyền.Các sư tăng giáo La Ma lạm dụng thế lực, đòi hỏi nhiều điều. Vì thế dân chúng càng ngày càng tức tối cho nhà vua. Trong guồng mày chính trị quân Mông Cổ khó lòng đem người của quốc thổ họ vào thay thế người bản xứ để điều khiển dân chúng, vì thái đồ bạo tàn của họ sẽ làm cho thêm phần nguy hiểm. Từ lâu nay quân Mông cổ xem như là quân man tộc, họ đã quen chịu cảnh đau khổ, lại tính người hùng dũng, chiến đầu can đảm.Họ là giống cực Dương nên không chịu nổi lối chính trị hoà dịu. Họ không thích cảnh phiền phức, vì thế họ phải thu dụng người ngoại quốc và dân bị chinh phục giữ các ngành cai trị. Chính vì thế chàng thanh niên Ý Đại Lợi mới được cử vào chức tri sự coi giữ một xứ.

Có một điều khốn nạn nữa cho triều Nguyên là việc thống nhất các xứ ngoại địa quá mênh mông. Trong các xứ xa xăm này, quân Mông Cổ vốn người Dương tính nên dễ có nộ khí và kích động, thường hay ngộ giải vì quá nóng nảy và vội phán đoán về tình thế. Vì thế nhiều xứ nỗi lên ly phản. Thêm nỗi tài chính trong nước rỗi loạn, lại còn có tất cả các nguyên nhân khác nữa hùn vào khiến cho triều nguyên suy sụp. Vậy có thể xác nhận rằng nguyên nhân sự suy vong của đế quốc Mông Cổ là về tính cách quá Dương của dân tộc ấy. Chính vì chỗ Dương tính ấy, người Mông cổ không có đủ các tư cách thích hợp với đường chính trị, tài chính, học vấn, tư tưởng. Họ chỉ có tài thiên chiến. Chỗ bất lực của họ như thế, nên họ phải uỷ thác các ngành cai trị vào tay người ngoại tộc và Hán tộc nắm giữ thực quyền. Họ không có khả năng, không có chỗ hiếu học và hiểu thấu những chỗ tư tưởng cao thông vv…Nghĩa là họ chẳng có phần Âm tính kiến thiết. Mặc dầu họ nhờ nơi võ lực để kiến thiết được một quốc gia vĩ đại, nhưng họ chẳng có một khả năng về tư tưởng vĩ đại, một nguyên lý chỉ huy cao thâm, không sáng tạo được một nghệ thuật rực rỡ.Vì rằng năng lực này có được chăng chính nhờ thể đắc được trật tự vũ trụ, nguyên lý vô song. Nói một cách khác, người ta có thể xác nhận rằng thực lực của cá nhân dân tộc nguyên (tức sự quân bình Âm Dương về tinh thần cũng như thể xác )không được hoàn toàn.

Một trạng thái Âm Dương điều hoà là khi nào nội cương ngoại nhu. Một quốc gia dầu lớn, dầu nhỏ. Muốn được phát triển, mỗi quốc dân cần phải có một thế lực ưu tú (Dương), một tư tưởng vĩ đại (Âm) đó là nguyên lý sinh hoạt chủ đạo vạn thế bất diệt.

Theo nguyên lý Âm Dương, một phương diện ưu tú nhất là phải làm cách nào bao trùm phân nhục thể Dương tính hữu hạn bằng một tinh thần Âm tính vô hạn. Dầu cho tư tưởng vĩ đại và cao xa đến đâu cũng cần phải có một phương pháp áp dụng cho thực tiễn và rất giản đơn khiến cho mọi người có thể hiểu thầu dễ dàng bất luận ở nơi nào. Trong trận đại Đông Á chiến tranh, các cuộc thắng trận của Hoàng quân và các cuộc liên chiến liên thắng vẫn có chỗ sánh cùng các cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ. Và dầu cho có cuộc đại thắng gần đây, có đôi trận oai hùng hơn gấp mấy những trận của quân Mông Cổ ngày xưa, nhưng tôi không thể nghĩ lại vận mạng bi thảm và thống khổ của triều Nguyên ngày xưa. Vì lẽ đó tôi tự thấy trong đáy lòng có nỗi sầu vô hạn.

Đến thời vua thứ 11, Thuận Đế (cháu đệ ngũ đế của Hốt Tất Liệt ) dân tộc Hán là dân tộc Âm, nhận thấy thời cơ đã đến , khởi lên phản kỳ chống Nguyên, đánh phá nhiều nơi. Nămn 1364 Châu Nguyên Chương nổi dậy cư hiểm phía Nam vân Nam, công hãm Bắc Kinh, khiến cho Thuận Đế bỏ chạy về Mông Cổ, cơ nghiệp điêu tàn. Thế là lúc Bắc phương đã đến thời Dương cực phải bị Âm tính của phía Nam nổi lên đánh bại,

Rõ cuộc đời là cảnh phù du, chẳng khác nào đoá hoa nở ban mai, đến chiều lại tàn.

Cảnh ấy lại cho ta thấy được chỗ ngắn ngủi của Dương tính như thế nào, Dương tính càng mạnh bao nhiêu cuộc đời của nó cáng ngắn ngủi bấy nhiêu. Từ đó Châu Nguyên Chương lên ngôi, lấy đế hiệu là Thái Tổ nhà Minh.
Thelast
CHƯƠNG IX
CẢNH SUY VONG CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI MINH
PHƯƠNG PHÁP TẠO QUỐC BẰNG “PHÁP TAM CHƯƠNG”


Hán tộc lâu nay bị quân Mông cổ áp bức, nay vươn mình đứng dậy chẳng khác nào mầm non của cỏ cây bị chôn vùi dưới khí Đông Thiên bỗng nảy chồi nứt lá trước khí ấm áp của mùa xuân. Sinh khí ấy từ lâu nay vẫn nép mình trong bóng tối để che mắt quân địch thì này hột giống nào còn tươi tốt bỗng nhiên phơi mầu.

Châu Nguyên Chương con một nhà nông ngèo, lúc nhỏ vào nương tựa nơi một nhà chùa để sống, thành ra nhà sư. Sau khi phục hưng sự nghiệp nhà Hán, Châu Nguyên Chương đóng đô tại Nam Kinh.

Kế Châu Nguyên Chương và Huệ Hương bị thúc phụ cướp ngôi tức thành tổ, vị vua ba đời của nhà Minh thiên đô về Bắc Kinh, từ đó lo chinh phạt hàng tử tôn của nhà Nguyên còn lưu trú ở phía Bắc và cho chiềm hạn chạy dọc ngang ngoài Thái Bình Dương và Ân Độ Dương để phô trương uy thế. Tuy thế thành tổ của Minh Triều cố đem chỗ độc đáo Âm tính của người Hán để thống trị thục hạ, ông đã thành công, đem lại cảnh thái hoà trong 300 năm. Đấy là cái đức của Âm tính; “Âm thì nhược mà lâu dài, Dương thì cường mà ngắn ngủi”. Nguyên lý này không những thích dùng trong cuộc đời cá nhân của nhân loại mà còn thích hợp với các sự nghiệp của quốc gia, các dân tộc, các loài tế khuẩn và tất cả các sinh vật cũng như tất cả những gì mà mắt người không trông thấy. Vì thế vô song nguyên lý là một nguyên lý không những thống nhất được thế giới sinh vật học, sinh lý học của mọi sinh vật, mà con thống nhất được thế giới vật lý hoá học nghĩa là nguyên lý Âm Dương luôn luôn thống nhất tất cả những hiện tượng vật và tâm, Đông và tây khoa học và tôn giáo.

Thời đại thanh bình của Minh Triều thường bị quân xâm lược ngoại bang uy hiếp vì rằng Âm thu hút Dương. Sau cùng Minh bị ngoại địch làm cho suy vong, chính vì Âm quá yếu, Dương quá mạnh.

Kẻ thứ nhất gây ra cảnh bạo loạn bất tuyệt này tức quân Man tộc Mông cổ, thử hỏi ngày xưa họ ở cảnh đất đai mênh mông, thế mà nay phải gom mình lại một chỗ lam sao chịu được?

Dục vọng duy nhất của họ là thống trị Hán tộc trở lại với một cương vị rất quen thuộc đối với họ tức là phương tiện Dương năm 1335 Timur, một thủ lãnh của quân Mông cổ dấy lên tại Samarkande, ôm ấp trí muốn kế nghiệp Thành Cát Tư Hãn, xua quân công phá trở lại miền Đông Âu và Tây Âu chiếm lãnh Ấn Độ uy hiếp La Mã và dùng toàn lực công chiến đế quốc Minh. Mưu đồ ấy thất bại, vì chẳng bao lâu Timur bị bệnh chết, bao nhiêu quân Mông cổ trú ngụ tại ngoài nước đều gấp rút quay về cố hương.

Tuy vậy Hậu kế vẫn luôn luôn mưu đồ xâm lược đế quốc Minh. Hơn nữa tận ngoài biễn Đông, thủ quân Nhật Bản đã bắt đầu lộ diện luôn luôn khuấy phá duyên hải Trung quốc. Một phần nữa, chính quân khấu tặc của đế quốc Minh cũng hoạt động dữ dội, cướp bóc khắp nơi làm rối loạn trật tự quốc gia. Rồi kế đó có quân đội Nhật Bản của Tư Cát xâm chiếm Triều Tiên, vua nhà Minh cho viện binh đến phản chiến, nhưng bị thất bại.

Ngoại loạn nổi lên chính lúc trong nước đã bị Âm tính thống trị , các tiểu lân quốc Dương, nhân thế tràn vào. Một nước mở mang rộng lớn tức trở nên Âm và các nước chung quanh phải thành ra nhỏ bé (Dương tính), tất nhiên phải bị thế Dương xâm lược là lẽ tự nhiên. Tất cả các biến cố ấy khiến cho vấn đề tài chính bị khủng hoảng. Trước những khó khăn ấy buộc chính phủ phải tăng thuế khoá, kiểm soát chặt chẽ, toàn quốc lâm vào cảnh lầm than vì bọn quan lại tìm đủ cách ngăn ngừa sự khủng hoảng. Đó là giai đoạn cuối cùng của một quốc gia trải qua loạn lạ. Hán tộc là giống người lúc nào cũng muốn sống trong cảnh êm hoà an lạc…

Tất cả cảnh ngoại hoạn nội ưu này, chứng tỏ rằng cấp chỉ đạo đã thành ra hàng tham nhũng, chạy theo duy vật chủ nghĩa. Dục vọng cảm giác và lòng ngạo mạn của họ đã làm cho cả đầu não họ chi phối công việc. Thế Tông đã tạm giữ gìn quốc gia được hoà lạc, vì nhờ chống chọi được Đông địch Bắc tặc, Chẳng bao lâu Đệ Thập Tam Lợi Minh Triều là Thần Tông không giữ được cảnh yên ổn như trước, đến năm 1600 trong nước lại rối loạn và bị bại hoàn toàn.

Đời Tuyên Tống từ năm 1426 đến 1435 là thời cực thịnh của Minh Triều, sau đó là cảnh xuống dốc 6 đến 70 năm sau ngày Thái Tổ nhà Minh đánh đuổi được nhà Nguyên lên chấp chính, Minh triều càng ngày càng suy vong, vì họ sống trong cảnh truỵ lạc, đến năm 1661 hoàn toàn diệt vong. Đến đời thứ 20 của Minh Triều tức vào 234 năm sau khi triều Minh chấp chính, quốc thổ khó thể duy trì, thế là nhà Minh lại suy sụp nữa

Nguyên nhân diệt vong của Minh triều này là vì để cho Âm tính làm suy nhược đến nỗi phần Dương tính tối yếu không còn.

Nổi loạn sinh ra chính vì bọn quan lại quá tham nhũng, còn ngoại loạn lại do quân Mông Cổ và Nhật Bản gây ra. Phải nên nhớ rằng nguyên nhân làm biến mất sự am hiểu sâu rộng và giữ được trật tự của một dân tộc chỉ vì thức ăn uống gây ra, chứ không gì khác. Một dân tộc gặp thức gì ăn uống thức ấy, tất nhiên tâm tính phải bị bại hoại, khiến nảy ra lòng tham nhũng và chạy theo con đường xa hoa, vì rằng tất thảy những gì thích hợp với dục vọng cảm giác thảy được xem là ngon tốt. Một cá nhân cũng như một quốc gia dân tộc nếu để cho cảm giác chế ngự, thế là chẳng biết gì về Trật tự vũ trụ. Về thời đại nhà Minh, tất thảy những gì đã được phát triển kia, đều là Âm tính. Ví dụ bọn hoạn quan là hàng phải chịu một phần trách nhiệm lớn trong sự suy vong của một triều đại, vì chính họ giữ phần việc kiểm soát và giảm thị hàng cung phi

Văn học, Mỹ thuật, Châu tử học, Dương Minh học thảy là Âm tính được phổ cập trong toàn thể dân chúng (bộ tiểu thuyết trứ danh về tuồng, thiên triết học “Tây Du Ký” chính được xuất bản vào thời kỳ này). Mọi cảnh Âm tính ấy hùn vào làm cho nhà Minh phải suy vong.

Ngòi bút có thể là lợi khí sát nhân, làm cho một nước suy vong, nhưng chẳng một ai có thể lấy thế lực đàn áp được ngòi bút, vì rằng những tư tưởng là loại Âm tính, nó có tính cách bành trướng, cho nên đàn áp ở ngã này thì nó nảy ra phía khác

Chúng ta cũng có thể chứng minh ở thời Tần Thuỷ Hoàng khi ngôn luận và tư tưởng càng bị đàn áp mạnh bao nhiêu tức là cảnh diệt vong của Tần gần đến bấy nhiêu

Một phương diện duy nhất có thể cứu vãn xứ sở thoát khỏi tình trạng hỗn loạn, chiến tranh và tật bệnh, là phổ biến và truyền bá Trật tự vũ trụ, Nguyên lý Makoto. Cái nguyên lý hoà bình và tương thân tương ái này là một kế hoạch giản đơn và mọi người thảy đều hiểu được

Nếu đem những quan điểm chủ yếu trong nguyên lý này ra truyền bá như một tập quán thì xứ sở được sống trong cảnh an hoà, chẳng biết gì đến cảnh suy vong, dù có cảnh bất hạnh nào xảy đến chăng nữa rồi cũng sẽ trở lại như xưa

Một điều chúng ta nên rõ rằng dư luận và tư tưởng của một dân tộc sở dĩ lâm vào cảnh vô trật tự vũ trụ, chỉ vỉ kẻ có trách nhiệm chỉ đạo chẳng biết gì về trật tự của vũ trụ. Các nhà chỉ đạo đem sinh mạng họ ra bán để kiếm ăn, họ theo một cuộc đời nhị nguyên khiến cho nghề nuôi sống của họ bao giờ cũng xa rời khỏi cảnh thực dưỡng đúng với Trật tự của vũ trụ. Sự thật thì họ hoàn toàn chẳng biết rằng nghề nghiệp nuôi sống họ là một trò tiều khiển, còn cách thực dưỡng đúng với Trật tự vũ trụ là một công tác chính. Cho nên những nhà chỉ đạo không làm sao có thể giảng giải cho dân chúng thấu đáo về nguyên lý Vô song, vì thế mỗi khi có loạn lạc nổi lên họ chỉ dùng một vị thuốc duy nhất là dối trá phỉnh gạt và bạo lực, nhưng thực ra khó thể làm gì hơn. Xét tận cùng lịch sử các nước trong thế giới, chẳng có một bậc vĩ nhân nào đã cứu nguy cho nước nhà họ thoát khỏi cảnh hỗn loạn bạo tàn, khốn khổ mà không nhờ áp dụng Vô song nguyên lý bất dịch của Trật tự vũ trụ

Thiết lập “Pháp tam chương” cho một quốc gia, chỉ cần giảm thuế má, không dùng hình phạt, lấy Trật tự vũ trụ làm cơ bản giáo dục cho quốc dâ, và nhất là nếu người ta tỏ ra chính mình đã sinh hoạt đúng theo nguyên lý ấy. Chính nguyên lý này là phương tiện duy nhất để giữ được cảnh sinh hoạt tối hạnh phúc và có thể điều khiển quốc dân trong vòng trật tự và trong cảnh hoan lạc suốt các giai đoạn lịch sử từ thời sơ khai cho đến thời khoa học tối tân ngày nay . Đấy là căn bản thiết yếu của nghĩa “trị quốc bình thiên hạ” Cho nên muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cần phải lấy việc tu thân của từng cá nhân làm cội gốc.

Trong quyển “Nội kinh” của Hoàng Đế có nói việc tu thân “ Tiết chế ẩm thực, khi cư có chừng, đó là cách tu thân” trước nhất cho đúng “thân thổ bất nhị “ tức là sinh hoạt đúng trật tự của thế giới, sinh hoạt đúng trật tự. Tóm lại, trật tự của thế giới là ; hoà bình ; trật tự của một quốc gia là; chính trị; trật tự của một nhà là; thuận hoà.

Trước hết nói đến trật tự của nhất thân; nhục thể phải hoàn toàn kiện khang, có Dương tính, và có một tinh thần Âm tính cao thâm vô hạn. Chổ gọi là trật tự của kiện khang kia trước hết chú ý đến sự ăn uống cho có trật tự, thể đắc được nguyên lý chỉ đạo chính thực sinh hoạt tức là “hành” (không phải lý thuyết). Thường thường trong cảnh hoà bình, việc thương mại phát đạt, kinh tế bành trướng, đang giữa lúc nước nhà giàu có, cách ăn uống sinh ra hỗn loạn sai hẳn Trật tự của vũ trụ, vì thế nguyên nhân vong quốc thừa đó sinh ra tức là quốc dân sinh đau yếu, phải rước lấy cảnh ngoại ưu, tài chính ác hoá

Xét cho rõ, nguyên nhân suy vong của Minh Triều là do văn hoá, tư tưởng, học vấn, nghệ thuật. Chỗ đại Âm tính (tức văn hoá Minh Triều tức là nguyên nhân gây ra ngoại ưu rối loạn của Dương tính. Bởi vậy tất cả những thất bại và tất cả nỗi suy vong của mỗi quốc gia hoặc một cá nhân đều do chỗ thiên chấp hoặc thái quá hoặc bất cập của Âm Dương.
Thelast
CHƯƠNG X
PHƯƠNG PHÁP CHINH PHỤC KẺ ĐẾN CHINH PHỤC
CHỖ VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC HÁN


Trong lúc Triều Minh đi xuống dốc, sau một thời hoàng kim rực rỡ thì phía Bắc có một dân tộc khác từ trong vùng núi non lạnh lẽo xuất hiện tức dân tộc Mãn Châu

Người tù trưởng của dân tộc này tên là Nổ Nhĩ Các- Xích từ trung ương Mãn Châu quốc đến, rất có thế lực đóng đô tại Phùng Thiên, xưng quốc hiệu Đại Kim, mưu toan Nam tiến để công lược Minh triều. Khoảng năm 1616 con của Nỗ Nhĩ Các Xích lại xâm lăng Mông Cổ và Triều Tiên xưng quốc hiệu là Thanh, năm 1664 trong nước rối loạn các nhà cách mạng nổi lên chống đối Minh Triều bao vây Bắc kinh và hãm kinh thành. Nhà vua sau cùng của nhà Minh buộc hoàng hậu phải tự sát, kế giết thân vương rồi tự sát theo bất luận thời đại nào cảnh tồi chung của một vương giả mạt triều thường thường phải bi thảm đấy chẳng qua một công lệ không tránh khỏi, như cảnh Nga hoàng, Nã phá luân, Tần thuỷ hoàng chẳng hạn. Đã có Dương tất có Âm. Triều Minh kéo dài được 277 năm, kế nghiệp được 17 đời kể từ Thái tổ. Cũng năm 1964, cháu của Nỗ Nhĩ Các Xích là thế tổ công nhập Bắc kinh, trực chỉ Bình định minh quốc vì Minh là một đại quốc, về mặt văn hoá so với Mãn Châu là một nước tân tiến nên muốn thống ngự dân Minh không phải là việc dễ dàng. Hơn nữa Mãn Châu không phải cực Dương, vì Mãn Châu ở thiên về phía Đông hơn Mông Cổ, cho nên phải dùng chính sách cai trị tương đối ôn hoà. Vì thế trong việc thống trị, thế Tổ vẫn tiếp tục tuân thủ và tôn kính lễ lược thông dụng dưới Triều nhà Minh, cho xây cất khổng miếu để cử con cháu họ Khổng vào giữ các chức cao cấp trong chính giới, cố gắng làm cho Hán dân được lòng. Nhưng nhận thấy chỗ ôn hoà của thế Tổ sinh ra một hậu quả kiều nhược và không có uy thế trong sự thống trị mãn dân, thành phải thiết lập ra những kỷ luật, như buộc người Mãn phải cạo tóc chung quanh đầu và chừa lại một cái chóp dài để dóc thành một cái bím, nhằm mục đích ngăn cản dân Mãn khỏi bị Hán tộc đồng hóa, vì cách dóc bím như thế nhắc họ nhớ lại truyền thống Mãn Châu của ngày xưa. Chính sách ấy xem bề ngoài như có vẻ vô ích, nhưng thật quan trọng, mặc dầu không có một hiệu lực gì hoàn toàn là vì quân xâm lược Mãn đã bỏ quên chỗ “thân thổ bất nhị”

Đệ tứ đợi thánh Tổ ( Khang Hy Hoàng Đế) là một bậc vĩ nhân, nhờ thế thời hoàng kim của Thanh Triều kéo dài được 130 năm từ Khang Hy đến Đệ Lục Đợi Cao Tổ (Càn Long Đế) chấn lãnh thổ càng ngày càng nới rộng, quân đội đi xâm lấn đất ngoại Mãn Châu là Tây Tạng Quân này thường sát trận với quân Nga từ Tây Bá Lợi Á đến và ngày xưa dưới Triều Minh cũng đã thường có những lần sát chiến như thế. Học vấn, Nghệ thuật mọi ngành cùng phát triển mạnh mẽ. Chính lúc này bộ “tứ khố toàn thơ” được xuất bản( gồm 36275 tập 229016 trang đầy đủ tất cả văn học cổ điển). Bộ “Châu Tử toàn thơ và bộ Khang Hy từ điển”; Bộ “Hồng Lâu Mộng” một bộ tiểu thuyết kiệt tác, cũng xuất bản lúc này. Thời Khang Hy và Càn Long là thời cực thịnh cho đến ngày nay trong sử vẫn còn lưu danh.

Tuy vậy tiếp theo đó, Nhân Tống lên ngôi, nội loạn lại nổi lên và người cầm đầu phong trào là Hồng Tú Toàn (người Hán), người ta gọi là “Trường phái tặc” (giặc tóc dài). Ngoại hoạn như trận giặc nha phiến càng làm cho tình thế thêm rối loạn. Quân Anh, Pháp tổ chức liên quân xâm lược đất nước, rồi xen vaov nội trị của Trung Quốc. Ngoài ra còn có quân Nga tràn vào Mãn Châu và chiếm cứ các tỉnh. Quân Triều Thanh bị quân Pháp đánh bại phải mất phần lãnh thổ Việt Nam. Sau đó Trung quốc lại đánh với Nhật Bản; Người Đức mất Quảng Châu Loan, người Anh mất Uy Hải Vệ. Nhưng chẳng bao lâu Pháp chiếm Quảng Châu Loan và người Nga dùng áp lực thuê cửa biển Lữ Thuận và Đại Liên. Thời diệt vong của một đại đế quốc rất là bị thảm. Một gia đình giàu có của cải vô số, khi suy sụp đều như thế cả. Triều Mãn Thanh lúc bấy giờ đã đi xuống dốc chính vào cuối thế kỷ 19 và tự mình rước lấy cảnh suy vong một cách nhanh chóng, cho đến năm 1912 thì hoàn toàn suy sụp. Nhà Thanh sống được 268 năm. Trong cảnh hỗn loạn như thế, các nhà chỉ đạo chẳng biết dựa vào đâu nữa. Tuy vẫn có đôi nhà ái quốc nhưng lại bị sát hại hoặc bị phóng trục. Trong suốt tình thế ấy, toàn dân đều lo lắng sợ hãi, nổi lên bài ngoại. Nghĩa Hoà Đoàn nổi dậy ở Quảng Đông, nhưng nhà Thanh đã đến ngày mạt vận

Quân đội của Triều đình được phái đến dẹp loạn lại hợp lực với quân phản loạn, chống lại ngoại nhân. Chính phủ đành phải bồi thường 450 triệu, lại hàng năm chồng thêm lợi tức xấp bội lên. Vì thế phương diện tài chính sinh ra lắm nỗi khó khăn như một công lệ cho mỗi Triều khi đã về cảnh tối hậu.

Nay chúng ta thử tìm nguyên nhân của tất thảy cảnh cùng khồn ấy. Mọi nền học vần phồn thịnh, nào nghệ thuật, khoa học Âu Tây, Văn học, Kiến trúc học vv.. chẳng phải là cái gì để tìm rõ chân lý vĩnh viễn, Trật tự vũ trụ. Tất cả nền học vấn này chỉ là chỗ tiện nghi hoặc thuận lợi, hoặc các học lý cổ điển cao thâm của thánh nhân, chằng gì là thực dụng và phần nhiều lại cách biệt hẳn cuộc đời thực tế. Ngày nay vua Khang Hy cũng lầm lẫn mục đích tối hậu trong cảnh sinh hoạt của ông, lẫn lộn hạnh phúc (Âm) với tiện lợi, khoái lạc, bạo lực (Dương). Sự nghiệp của ông rõ phi thường, nhưng ông bị một lầm lẫn lớn là chỉ thoáng qua phần chân lý mà thôi. Nên văn hoá kỳ quan ấy chẳng phải là nền văn hoá của Mãn Châu mà là nền văn hóa mô phỏng theo văn hoá Hán tộc và nền văn minh Tây phương.

Chẳng bao lâu chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ (1904- 1905) đồng thời những tổ chức bí mật có mục đích bài Mãn càng ngày càng bành trướng. Tựu trung các tổ chức ấy gồm có Hưng Trung Hội của Tôn Văn quyêt dùng bạo lực để lật đổ chính thể quân chủ hầu dựng lên nền Cộng Hoà.

Năm 1908 nhân cái chết bất ngờ của Tây Thái Hậu và Đức Tông (Đệ thập nhất đợi) Tuyên Thống lên ngôi vừa mới 3 tuổi (đệ thập nhị đợi ) từ đó phong trào cách màng mới thật bùng nổ vào năm 1911 và kẻ lãnh tụ châm ngòi cách mạng ấy là Lý Hồng Chương.

Đến năm sau quân đội cách mạng càng vững mạnh, Tôn Văn được tạm cử làm Tổng Thống Trung Quôc Cộng Hoà, đóng bản doanh tại Nam Kinh. Tháng 2 năm 1912, Tuyên Thống thoái vị, Viên Thế Khải chính thức nhiệm chức Tổng Thống. Lại có một nỗi khó khăn là vị Tổng Thống này toan xưng đế, nhưng mộng chưa thành thì Viên thể chết. Tình thế lại được phục hồi.

Suốt xưa nay ít khi nào có các cuộc chiến tranh xảy ra giữa hai miền Đông và Tây; nhưng đối với hai miền Nam và Bắc thì là vì chỗ sai biệt về khí hậu do thức ăn uống sinh ra; thức ăn uống của miền Nam vốn Âm, còn thức ăn uống của miền Bắc vốn Dương. Hai dân Bắc và Nam không dễ gì hoà hảo với nhau được vì hai tính tình khác biệt do những thực phẩm khác nhau gây ra. Cảnh chiến tranh và xung đột giữa Bắc và Nam sau này vẫn luôn tiếp diễn.

Tại sao Triều đại cuối cùng của Trung Quốc đến phải suy vong ? Truy ra nguyên nhân không có gì khó cả; Thì cũng đồng một nguyên nhân như cảnh triều Nguyên ngày trước. Những dân tộc đã bị lôi kéo đến khí hậu Âm ở phía Bắc vốn Dương tính. Những nông sản sinh ra dễ dàng ở xứ Âm, và chịu đựng được khí lạnh cho nên có phần Dương tính. Về âm hiêu và thực phẩm động vật cũng như thế. Nếu ở một xứ khí hậu lạnh lẽo, người ta Âm hoá với một thức ăn Âm, không thể nhịn nước được, tất nhiên không thể nào giữ gìn thân thể cho được khang kiện. Còn dân tộc miền Bắc càng ngày càng Dương họ nảy ra tấm lòng muốn xâm lược dân tộc yếu đuối như miền Nam là dân tộc ăn uống những thức ăn Âm tính. Dương tính của miền Bắc bao giờ cũng bị Âm tính của miền Nam thu hút. Nếu dân miền Bắc họ ăn một thức ăn Âm tính không biết gì tới nguyên tắc sinh hoạt này, họ chẳng bao giờ phát triển được và họ chẳng đủ can đảm để mưu đồ xâm lược miền Nam, phải ngã ra đau ốm và thành ra thoái hóa. Giá phỏng họ thường xuyên ăn nhiều đường và nhiều trái cây, là những loại chỉ có ở xứ Dương miền Nam tất nhiên phải suy vong. Một quốc gia cũng chịu lấy cảnh như thế, nếu không để tâm đến nguyên lý này. Chính vì thế mà dân tộc Mãn Châu và Mông cổ là hai dân tộc tương đối chẳng đòi hỏi gì lắm về loại đường và các loại trái cây như cam, chuối vv… Người Nga ở thời đại này rất ưa thích các loại kẹo bánh và sô cô la, uống rất nhiều nước trà pha đường, lại còn ưa thích loại rượu của miền Nam nữa. Chính vì thế khiến cho họ Âm hoá. Cũng như dân Nhật di cư sang Mãn Châu đều bắt chước theo cách ăn uống gọi là tân tiến, họ phải mang các bệnh tật.

Khi dân Mãn Châu đã làm bá chủ được đại lục Trung Hoa, họ khuyến khích dân chúng quê hương họ kéo về miền Nam định cư lập nghiệp hệt như các nhà lãnh đạo triều Nguyên đã làm ngày trước. Dân Mãn đồng hoá theo Hán tộc, lại sinh hoạt càng Âm hơn Hán tộc, vì thế họ trở nên Âm như Hán, thành ra kẻ chinh phục cũng như kẻ bị chinh phục. Những kẻ nào đã định cư lâu dài ở một nơi nào, thế nào cũng có một sự thích ứng với đất đai nơi đó và đương nhiên đắc thắng trong cuộc sinh tồn cạnh tranh. Vì thế người Hán tự nhiên chinh phục được người Mãn không phải dùng đến bạo lực. Một số đông dân Mãn lìa bỏ quê hương xứ sở để di cư xuống đất Hán, họ trở nên giầu có và chiếm được vị trí cao quý chính lối sống trưởng giả đó làm cho họ càng yếu đi, dân số họ càng suy giảm. Chính vì thế họ càng ngày càng mất địa vị và uy thế của kẻ chinh phục, hơn thế nữa, dân số người Hán đông hơn người Mãn đến 7,8 phần, và chính tại đất Mãn cũng đồng một cảnh như thế. Ngày nay tại xứ người ta gọi là đất Mãn Châu thấy số người Hán đông hơn số người Mãn, thành ra nói về phương diện nhân khẩu thì đó là quốc gia của người Hán. Trong khi dân tộc Mãn tự cho rằng họ đã chinh phục được quốc thổ Trung quốc, về chính trị, văn hoá gì gì cũng tự tay ho thao túng, thế mà họ không ngờ lại bị đồng hoá với người Hán chiếm lãnh.

Sự kiện ấy thường thấy trong lịch sử nhân loại. Tại sao lại như thế ? Tại sao kẻ mạnh lại phải suy vong ? Tại sao kẻ ngạo mạn lại phải sống một cuộc đời phù du rồi tiêu tan ? Chỉ có trất tự của vũ trụ mới có thể cho chúng ta rõ được chỗ bí ẩn này. Nều muốn có một cảnh thắng lợi vĩnh viễn trong đời này, không gì hơn là thể đắc được Đại Trật Tự của vũ trụ và thực hành cảnh sinh hoạt theo Âm Dương. Nhưng những cá nhân hoặc những quốc gia được như thế chỉ là thiểu số. Tuy là cảnh hiếm có, nhưng đối với con người, chỉ có kẻ nào có được một cảnh hạnh phúc vô hạn tuyệt đối như thế, đối với quốc gia, chỉ có nước nào còn giữ được một quốc thể bất dịch mới được như thế.
Thelast
CHƯƠNG XI
NGUYÊN LÝ VẠN CỔ BẤT DỊCH; DỊCH KINH
CẢNH AN HOÀ CỦA KẺ TUÂN THỦ VÔ SONG NGUYÊN LÝ


Những điều chúng ta cần phải học hỏi là thái độ và nguyên lý sinh hoạt chỉ đạo của người Hán (dân tộc Trung quốc) là dân tộc đã được un đúc từ lâu đời;

1) Dân tộc Hán rất nhẫn nại, (họ nói; “đợi 100 năm cho đến ngày nước sông Hoàng Hà trở nên trong” )
2) Dân tộc Hán là một dân tộc lấy nghề nông làm gốc (khi họ đến ở một nơi nào, trước tiên họ để ý lo cầy cấy làm ăn, nghĩa là trước nhất lo phần căn bản cho cảnh sinh hoạt
3) Hán dân rất cần cù siêng năng (“trời tạnh ta cày quốc, trời mưa ta đọc sách”,”mặt trời mọc ta làm lụng, mặt trời lặn ta nghỉ ngơi, đào giếng để uống, cày ruộng để ăn “, xem mấy câu ấy đủ rõ ). Tuy vậy căn tính họ Âm, lại trong xã hội gọi là thượng lưu thường gét sự lao nhọc
4) Hán dân có tinh thần gia đình chủ nghĩa và rất gắn bó với gia đình (họ chẳng phải tuyệt đối không có cá nhân chủ nghĩa )
5) Hán dân tôn trọng đạo Thống tức đạo Âm Dương, thiên lý ( thể đắc đạo chính tâm thành ý. Đối với bất cứ người nào giữ được đạo và theo đúng trật tự họ đều tỏ ra độ lượng và có lòng tôn kính, tùng thuận, tín ngưỡng, dầu cho kẻ dị tộc, hoặc hàng chỉ đạo, thống trị
6) Hán dân rất tôn trọng kẻ có học vấn ( tuy vậy kẻ học vấn ấy phải là kẻ thầu rõ lẽ Đạo, trật tự, chân lý tức là kẻ có một nền học vấn về nhân sinh thực dụng chứ chẳng bao giờ để ý đến hàng khư khư ôm vào mình cái học trí thức khái niệm vô dụng
7) Hán dân rất tôn trọng sinh mạng ( cái gọi là đạo sử thế tức đạo dưỡng sinh. Cái gọi là ‘dưỡng sinh’ tức tu thân nghĩâ là theo đúng với trật tự trong cảnh thực sinh hoạt- sinh mệnh tức là cái mệnh của trời, tức cái thể vóc vai mượn nơi trật tự của đại tự nhiên.
8) Hán dân có lòng tự tín mãnh liệt. Tinh thần của Hán dân căn cứ nơi sự thấu hiểu vô song nguyên lý “ một hữu pháp tử” là câu họ thường dùng bất cứ trong trường hợp nào đó chẳng phải là biểu thị tư tưởng bại vong mà là có ý nói rằng “ kẻ ấy chẳng hiểu biết gì chả có cách gì nữa ! sớm muộn gì họ cũng sẽ hiểu, vì trật tự vũ trụ vô biên là tuyệt đối. Chỉ có cách đợi chờ thôi !”
9) Hán dân là người phát kiến ra vô song nguyên lý đồng thời cũng là người thể đắc được vô song nguyên lý. Thái độ sinh hoạt của họ là một nguyên lý chỉ đạo sinh hoạt thấu triệt, tôi thật vô cùng kính phục, cần phải học hỏi cho thấu triệt tinh thần ấy.

Tinh thân Hán dân đã tỏ rõ trong 9 điều trên đây và từ điều thứ 1 đến điều thứ 8 chuyên về chữ “ thành “, chỗ sinh sống về hình thể còn điều thứ 9 thuộc vô song nguyên lý. Ta nhìn thấy thái độ ấy trong các đại biến cố như Tần Thuỷ Hoàng tuy độc tài bạo tàn đã cho đốt hết tất cả sách vở, nhưng để lại các sách về nông nghiệp, y học và dịch kinh không thiêu huỷ. Ngay lão tử vẫn còn được tôn kính vô cùng. Bất kỳ trong các hình vẽ chạm của lối kiến trúc nào đều thấy có dấu hiệu Âm Dương. Dầu cho trên các khí cụ thường dùng trong nhà cửa như ghế ngồi, tủ bàn vv.. đều có khắc chạm như thế. Tất cả sách vở của các hiền triết Trung quốc đều là những chú thích giảng giải thấu đáo về vô song nguyên lý Âm Dương. Bởi thế, lịch sử Trung quốc đã có từ 5000 năm khởi sự từ bộ Kinh Dịch của Phục- Hy và cho đến ngày nay trên các loại bánh kẹo bán ngoài đường vẫn còn có hình vẽ Âm Dương

Làm cách nào bộ Kinh Dịch của Phục- Hy có thể được lưu truyền cho đến nay, mặc dầu trải qua biết bao cảnh biến cố ? Tại sao Dịch Kinh thành ra vĩnh viễn ? là vì bộ sách ấy thật là bao quát và thống nhất, vì đó là chân lý. Và nguyên do cảnh hùng vĩ của dân tộc Trung quốc chỉ tìm thấy trong thái độ sinh hoạt lấy đại nguyên- lý này làm căn bản. Tất thảy cảnh gì trong đời sống của họ đều xuất phát từ vô song nguyên lý, nào lòng nhẫn nại, bản tính cần củ, khả năng về nông nghiệp, tinh thần gia đình, lòng khao khát theo đuổi một cuộc đời tinh khiết. Mỗi lần chung kết một cuộc xâm nhập của ngoại tộc, họ đều tẩy quét hết tất cả những vết tích của địch nhân, lo bề canh tác, gieo cấy gặt hái trở lại, nhưng người ta còn có thể tự hỏi vậy thì tại sao trong quốc thể của họ lại nảy ra lắm cảnh loạn lạc như thế ? Là vì họ chất chứa đầy trong tâm não những tư tưởng “ một hữu pháp tử “, hoặc “chúng ta hãy đợi 100 năm nước sông Hoàng Hà sẽ trong “.

Vua khang Hy đã thốt ra lời ảo não; “người ta nhất tâm hiệp lực với người Hán tộc”. Thật ra thì không đúng. Chính thế, con người phía Bắc, như người Đức ở Âu Châu hoặc người Mông cổ ở Á Châu là người Dương tính, chân thực, cương kiệm, dũng cảm và rất trung thực. Nhưng về phương diện khác thì có thể nói họ rất đơn thuần và không có tư tưởng cá nhân sâu sắc, họ thích đồng phục và cảnh tran hoà. Còn dân Hán tộc thì trái lại, họ có đủ tất cả nguyên lý chỉ đạo về vô song nguyên lý với trình độ hiểu biết khác biệt, có chỗ tự tin và tin vào trật tự của vũ trụ. Nguyên nhân chính của sự đối lập giữa Nhật- Hoa ngày nay cũng là cảnh như đã nói trên. Không thể xác nhận rằng dân tộc Hán chẳng bao giờ có lòng quyết hợp lực nhất tâm để mưu cầu một mục đích gì. Chứng cơ rõ ràng là dân Hán có một lịch sử xưa ít nhất 5000 năm và trải qua bao cảnh gian nguy mới đến ngày nay. Sự hợp lực để thành tựu một mục đích gì, có nghĩa là những kẻ không có sáng ý, chỉ theo mù một không tưởng thuộc về Âm hoặc Dương như “lợi hại “ về kinh tế, chính trị. Tâm là một, là tuyệt đối, vô biên, tự do và duy nhất. Những kẻ không hiểu thấu hoặc phủ nhận tinh thần duy nhất và đồng nhất tính của tâm không thể nào thống nhất được tâm của một dân tộc

Chính Khang- Hy cũng tin một cách vô ý thức rằng tâm là đa nguyên và không hiểu thầu chỗ nhất nguyên tính của vũ trụ. Ông ta nhiệt tâm nghiên cứu về khoa học Âu Tây, nhất là thiên văn học và toán học, nhưng mãi cho đến ngày tráng niên cũng chẳng học được gì của Lão tử.

Giá phỏng cho rằng tâm là đa nguyên ( mặc dầu nó vẫn là nhất nguyên ) trong thế giới vô biên và tuyệt đối, Nhất, thế là người ta đã quên hẳn hoặc chẳng hiểu gì về vô song nguyên lý. Nghĩalà người ta chẳng thấy chỗ tuyệt đối của thế giới vô biên và nhìn thấy nhục thể của cá nhân một cách cận thị hoặc mù mờ.

Những học giả Âu Mỹ xác nhận rằng chỗ thích ứng của dân tộc Hán là vĩ đại nhất trong thế giới. Đó chỉ là tiếng kêu la ngạc nhiên, vì họ chẳng hiểu gì đến chỗ hữu hiệu của vô song nguyên lý đối với dân tộc này. Tôi phải nhắc cho họ một lần nữa rằng dân tộc Hán bao giờ cũng sinh sống đúng theo nguyên lý chỉ đạo vô song nguyên lý của Dịch Kinh. Một ngày kia nguyên lý này sẽ thống nhất được tinh thần và vật chất, Đông và Tây, khoa học và tôn giáo, ngày ấy trong thế giới sẽ nảy ra một trật tự mới. Như thế người Ậu Mỹ sẽ ngạc nhiên đến nhường nào, và tâm trí của họ sẽ nghĩ như thế nào ? Chỗ thực hiện ấy có thành tựu được chăng là do sự đề huề của hai dân tộc Hoa- Nhật.

Thức ứng cực kỳ diệu này tức là tư tưởng toàn thắng của những kẻ chiến thắng. Tư tưởng vĩ đại và thâm thuý ấy bởi đâu sinh ra ? đó là một vấn đề rất thú vị chúng ta cần phải suy nghiệm để cho thấu triệt.

Tại sao dân tộc này phải trải qua lắm cuộc chinh chiến và cách mạng từ 3000 năm nay, mặc dầu họ xem vô song nguyên lý của Dịch Kinh là cái la bàn chỉ đạo sinh hoạt ? Lịch sử Trung quốc đã có từ 4000 năm, trải qua 14 triều vua. Những triều vua này đã thống nhất tất cả Trung quốc và những tiểu, đại quốc gồm thành Trung quốc kể có 12 nước. Thỉnh thoảng trong số người thống nhất và xâm lược Trung quốc cũng có hàng ngoại tộc. Tại sao xảy ra cảnh ấy ? Muốn giải quyết vấn đề này các bạn phải giở trở lại bản đồ thế giới một lần nữa Trung quốc chẳng phải là một nước như nước Âu Châu, tuy rằng một nước lớn rộng, nhưng ngày xưa là các đặc trưng của một nước, khác hẳn 12 nước nhỏ bé chen chúc trên một bán đảo nhỏ này. Đây là một sự thống nhất của một xứ có diện tích rộng xấp 10 lần diện tích Âu Châu và có một dân số gồm cả phân nửa số nhân loại. Thống nhất Trung quốc là một việc vĩ đại. Dầu cho Nã- Phá- Luân , Hiler cũng chẳng thành tựu được một sự nghiệp vĩ đại như thế. Việc thống nhất một nước như Trung quốc vào thông giao thông chưa mở mang là việc chẳng làm gì có thể thực hiện ở Âu Châu

Tính trung bình mỗi triều đại của Trung quốc thống ngự được 400 năm, thử hỏi tại Âu Châu có triều đại nào được cảnh lâu dài như thế.

Theo sử gia thì trong 150 năm sau đây tại Âu Tây có đến 300 cuộc hội nghị về Hoà bình. Trong khi so sánh lịch sử xưa 4000 năm của Trung quốc với lịch sử hỗn loạn của Âu Châu, thấy rắng lịch sử Trung quốc là một lịch sử hoà bình, con lịch sử các nước là một lich sử chinh chiến. Càng lạ hơn nữa là những cuộc loạn lạc và chiến tranh ở Trung quốc có vẻ kỳ dị, lạ thường, khiến cho Lâm ngữ Đường nói; Ở Trung quốc có người nghe nơi chiến tranh, nhưng kẻ thấy chiến tranh thì không có.

Còn một vấn đề cuối cùng quan trọng nữa; Trung quốc là một nước nhờ Dịch Kinh, Vô song nguyên lý thành ra có được một quan niệm vĩ đại về thế giới, thế giới mà tại sao Trung quốc chưa thực hiện được lý tưởng rực rỡ “ Trung ngoại nhất thế, vạn quốc nhất gia ? “

Tôi chỉ trả lời đơn sơ rằng chỉ vì các nhà học giả ngày xưa đã biến hoá cái nguyên lý đơn giản mọi người đều có thể thông hiểu kia thành ra một nguyên lý nầy xa lìa cách biệt hẳn cảnh sinh hoạt thực tế.
Thelast
CHƯƠNG XII
KẺ NHU HOÀ ĐƯỢC HƯỞNG CẢNH HẠNH PHÚC VÌ HỌ CÓ CHỖ ĐỨNG CHÂN


Tôi đọc lịch sử Trung quỗ lần đầu tiên cách đây 50 năm, rất thích thú, cũng như lúc thiếu niên tôi đã đọc được độ 200 trang sách “ Nước vui thú ấy làm tôi nghĩ trở lại trước ngay tôi ra chào đời và nhớ lại cố hương tinh thần của tôi. Mỗi trang đọc qua là mỗi niềm hứng thú làm cho tôi nhơ đến ngày dĩ vãng. Mỗi hàng đọc qua là mỗi cái ống thí nghiệm về vô song nguyên lý. Thì đây là lần đầu tiên trong đời tôi đã hạ bút viết ra quyễn sách nhỏ về lịch sử này, viết một cách lấp gấp cho nên thế nào cũng có lắm khuyết điểm. Tôi mong rằng các sử gia chuyên môn lưu tâm phê bình và chỉ giáo cho, tôi vô cùng hân hạnh. Tôi không thể ngăn được nỗi thích thú khỏi phát hiện ra, vì xem lịch sử Trung quốc tôi học hỏi được vô số điều kỳ quan, nhiều gấp mấy những điều tôi đem kể ra đây. Dầu thế nào đi nữa, trong ba ngày tôi viết quyển sách này, tôi đã có một quyết tâm. Tôi đã quan sát một thế giới mênh mông. Và chính tôi đã đi vào trong thế giới ấy, mới hiểu ra rằng tội lỗi lớn nhất của tôi- ví dụ tính nóng nảy bồn chồn và tham thực đã khởi sự tan dã dần như màn tuyết dưới ánh thái dương.

Lòng tri ân của tôi đối với chỗ thích dụng và vĩ đại về thế giới quan của vô song nguyên lý thật bất tuyệt. Nay ở cuốn sách này tôi muốn viết gấp ra đây những điều quan yếu tôi đã học được của dân tộc Hán;

1) Lịch sử Trung quốc dậy cho ta rằng vô song nguyên lý bao giờ cũng luôn luôn có một cách chính xác trong đại thế giới lấy dân tộc làm bản vị.
2) Dân tộc Hán là một đại dân tộc, và chỗ vĩ đại của dân tộc này chính nhờ một thế giới quan về vô song nguyên lý un đúc.
3) Cũng như Tagore và Gadhi là người có tinh thần cực Âm và cực Dương của dân tộc Ấn Độ, Khổng Tử và Lão Tử là tinh thần lưỡng cực của Hán tộc, chính các bậc ấy đã làm cho nền văn hóa của dân tộc được quang huy
4) Theo tôi thì nguyên nhân khiến Hán tộc không mất được chỗ vĩ đại của họ sau 5000 năm, chính vị họ đa tiêm nhiễm được tính cương kiện của man tộc phía Bắc và phía Tây.
5) Tôi nhận ra; “ Âm là kẻ tối hậu thắng lợi, Dương là kẻ tối sơ thắng lợi “
6) Nhà đại lãnh đạo của nỗi Hán tộc trong ngày tương lai sẽ là người thể đắc triệt để thế giới quan vô song nguyên lý, thực hành được cảnh chân sinh hoạt. Hơn nữa, họ phải có năng lực phiên dịch vô song nguyên lý ( tức là hình thể nguyên thuỷ của Dịch Kinh ) ra hiện đại ngôn ngữ thế giới gọi là khoa học .
7) Những điều kiện trên này tức là đặc trưng của nhà lãnh đạo của tất cả các dân tộc. Khang hy và Càn Long sở dĩ thành công được là nhờ năng lực tiêu hoá được kỹ thuật của khoa học Tây phương. Bởi vậy nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ là kẻ có thể thống nhất được tinh thần khoa học Tây phương và Đông phương, lại vọt tới nền khoa học và những tư tưởng Thái Tây một vọt không tiền khoáng hậu
8) Người Trung quốc quyết chẳng phải là hàng theo cá nhân chủ nghĩa hoặc lợi kỷ chủ nghĩa. Tuy vậy họ lắm lúc tỏ ra kẻ theo cá nhân chủ nghĩa cực đoan, vì rằng họ có một tập quán, và vô song nguyên lý thế giới quan này không thích hợp với cảnh thiệt sinh hoạt, nên không phát triển và không cường thịnh
9) Trung quốc sau này hẳn sẽ có hàng đại vĩ nhân xuất hiện, như Thành Các Tư Hãn, Tần Thuỷ Hoàn, Khang Hy, Càn Long để cống hiến cho nhân loại hầu tạo thành một tinh thần thế giới quốc gia tuyệt hậu cho toàn thể nhân loại.
10) Số người Hán tộc ưu tú này sẽ cùng dân tộc Nhật Bản bắt tay- tức lý tưởng “Trung ngoại nhất thể “ “ Vạn quốc nhất gia “ Bát hoằng nhất vũ “ của các nhân vật hợp nhau làm một thì sự kiến thiết một thế giới quốc gia không gì là khó.

Sau cùng tôi chép những lời nơi đã biểu thị tư tưởng và tính cách của Hán tộc như sau. Vì rằng dân tộc này hấp thụ được tư tưởng của Lão tử từ ngày lọt lòng mẹ và hấp thụ được tư tưởng của Khổng tử sau khi chào đời, đó là căn bản tư tưởng và tính cách của họ. Những lời dẫn ra sau đây là cái gương trong sáng khiến cho tôi phải suy xét lại tính cách nóng nảy bồn chồn của tôi;

_ “ Thối lui một bước và suy nghĩ “

_ “ Người quân tử chẳng bao giờ xông mình vào chỗ nguy hiểm “

_ “ Người quân tử bao giờ cũng bất tranh nhưng mỗi khi tranh chấp điều gì chắc sẽ thắng lợi “ ( Theo Lâm Ngữ Đường, những vấn đề tranh chấp ở Trung quốc đến 95% không nhờ đến luật sư và pháp đình giải quyết )

_ “ Trong 36 kế chỉ có tẩu thoát là thượng sách- kẻ bại thành kẻ thắng “

Những đặc trưng của Hán dân làm cho tôi thích học hỏi là ổn kiện, giản tố, ưa thích cảnh thiên nhiên , khoan dung, nhẫn nại, siêng năng cần cù, tiết ước, hài hước.

_ “ Kẻ nhu hoà được hạnh phúc, vì họ có chỗ đứng chân “

_ “ Chỉ có hoà thuận là quý “

Tính thật nhu hoà kia tức là thái độ của kẻ thể đắc được hoàn toàn Trật tự của vũ trụ.

Ngày tôi du lịch tại Trung quốc và Mãn Châu, thấy cử chỉ nhu hoà, ân cần, ôn kiện của dân chúng xứ ấy tôi phải khen thầm. Cử chỉ ấy chỗ nào cũng thấy có, dầu trong lúc mua một đồ vật nhỏ mọn cũng thế.

Tôi lúc nào cũng cúi đầu trước dân chúng của một đại quốc có trang lịch sử 5000 năm. Trái lại ở Nhật người ta nói rằng người bán hàng ở các tiệm thì nhu hoà và lễ độ, còn những kẻ buôn gánh bán bưng lại có thái độ lãnh đạm khờ khỉnh. Tôi lúc nào cũng không thích lối nhu hoà xã giao tỏ ra vẻ mặt ngoài. Tất cả những người có lòng chân thật thể đắc được Trật tự vũ trụ bao giờ cũng tỏ cho người ta thấy chỗ nhu hoà và vô tâm trong thái độ của họ. Đứng trước dân tộc ấy, tôi nghe như đứng giữa một thế giới của một đàn bé thơ tràn ngập cảnh nhu hoà.
Thelast
CHƯƠNG XIII
SỨ MẠNG VÀ HẠNH PHÚC
ĐỐI THOẠI VỚI MỘT THANH NIÊN


OHSAWA- Bây giờ chúng ta ôn lại lịch sử 4000 năm của P. U Trung quốc để thấy lịch sử ấy đã dậy cho chúng ta những gì.

Nguyên lý bao quát được tất cả sinh mạng, cảnh hoang phế của một cá nhân, một dân tộc hoặc một quốc gia bao giờ cũng thiên cổ bất dịch. Lịch sử Trung quốc trải 4000 năm mà một số đông các quốc gia, dân tộc và hàng mấy triệu người xuất hiện múa nhảy trên đại vũ trụ này chứng minh được chỗ chân thật, vĩnh viễn, giản tố, thiệt dụng, vĩ đại tính của vô song nguyên lý thé giới quan của Dịch Kinh của Phục Hy là điều tôi đã nói đi nói lại nhiều lần

X- Tôi hiều lắm, nhưng một điều lạ lùng nữa là nguyên lý vô song thế giới quan này có một giá trị chân thật không những đối với thế giới vô hạn, vĩnh viễn, mà còn đối với thế giới tế - khuẩn, phân tử, điện tử, cưc vi

OHSAWA- Nào vĩnh viễn, vô hạn, tuyệt đối, tinh thần, chân thật, giản tố vv.. là những danh từ

OHSAWA- Chính thế. Cảnh tai hoạ càng lớn người ta càng bị thúc giục tới thế giới vô biên. Thế giới của Khổng tử và thế giới của khoa học đều là con đường hẹp nhỏ gai gốc. Còn con đường thênh thang vô vi của Lão Tử là cảnh đại tự do. Con đường của Tagore trái hẳn con đường của Gandhi; con đường của những kẻ có lòng sùng tín và con đường của những nhà khoa học hiện nay vẫn có chỗ tương phản ấy.

X- À thế nhưng tôi vẫn chưa hiểu gì cả ….Con người xem như là thật hạnh phúc, thế mà họ lại là kẻ khổ cực, có thế chăng ?

OHSAWA- À! À ! Thế là bạn đã ngó thấy được cảnh tận cùng của thế giới hữu hạn. Có rất nhiều cảnh ngó bề ngoài như có một hạnh phúc vô cùng, nhưng thật ra lại vô cùng khổ cực. Người ta có thể nói rằng bao nhiêu cảnh hạnh phúc đều phải phơi bày trước mắt mọi người, nhưng thực ra đều là cảnh khổ cực; Nào giàu có, địa vị cao sang, danh vọng, sắc đẹp lộng lẫy, nhục thể béo phì, sức lực mạnh mẽ, học thức cao rộng.. thảy đều là thứ chỉ thấy ở thế giới hữu hạn, sớm muộn gì cũng có ngày tiêu tan.

X- Chính chỗ đó là chỗ tôi chưa hiểu thấu.

OHSAWA- Vậy thì bạn không thể nào thành một nhà thần phong cảm tử …

X- Được chứ, được chứ. dầu cho tôi bị ở trong cảnh cấp bách tôi cũng làm được, Mọi người đều sẵn sàng hy sinh cho nước nhà ..

OHSAWA- Tôi không chắc như thế. Nếu như thật được thế thì bạn có thể mỉm cười mà hy sinh không ? Há mẹ của bạn khi nghe tin người anh ruột của bạn biệt tăm trong biển Salomon lúc tháng 11 năm ngoái, bà không khóc than chăng ? Bạn có thể thật tình mỉm cười mà chết được chứ không phải chết với bộ mặt tái ngắt và đau khổ kia chăng ? Khi bạn chết, chỉ nhẹ nhàng trong lòng để tỏ rõ với bạn hữu ; “ Nè, tôi đi trước bạn. Xin thứ lỗi bạn nhé ! Rồi sẽ gặp các bạn “ nói như lúc từ giã họ để đến quán cơm vậy, có được chăng ?

X- Kìa, tôi sẽ làm được…

OHSAWA- Như vậy không được tốt, bạn có vẻ nói gắng gượng, thật ra trong thâm tâm thì không muốn như thế. Quân đội Anh Quốc khi bắn đại bác thì huýt gió và ngậm ống điếu thuốc nơi môi.

X- Thì họ như thế, vì họ có tính hung tàn…

OHSAWA Tôi có vẻ nghi ngờ cho việc đấy

Nhưng có can gì. Chân hạnh phúc có một cảnh hùng vĩ vô biên, một chiều dài vĩnh viễn tức là cảnh tự do, tức là cảnh tuyệt đối. Chính là thế giới người ta có thể sinh hoạt theo cảnh phưu du tự tại, chẳng bị ngoại cảnh nào hoặc người nào có thể rằng buộc kiểm soát. Khi ấy người ta sẽ cười thầm với cảnh phía ngoài, dầu cho ở một cung điện nguy nga hoặc một túp lều tranh đẹp sẽ cũng chẳng quan tâm đến. Chúng ta chỉ cần cho một chỗ tự tín tuyệt đối và một cảnh độc lập hoàn toàn, và chẳng biết sự uy quyền thế lực gì. Chính thế những kẻ an phận với cảnh hạnh phúc phù du và hữu hạn chẳng gì đáng nói, cứ mặc cho họ làm theo ý muốn, sớm muộn gì họ cũng sẽ chọn lấy cảnh chân hạnh phúc mà đến

X- Vậy thì chỗ kết luận của tiên sinh là; Tất thẩy đều tốt cả

OHSAWA- Mặc cho ai làm gì thì làm. Chúng ta trước nhất phải hoàn thành được hạnh phúc của chúng ta đó là điều tôi muốn nói.Dầu thế nào đi nữa, tôi tưởng rằng bạn đã thầu hiểu vấn đề căn bản của hạnh phúc do lịch sử 4000 năm nay đã dậy chúng ta; Cảnh hạnh phúc là dài vô biên, tai ương là lắm ngắn” hữu hạn “ Nói một cách khác, hoà bình là dài, chiến tranh thì ngắn. Con người vẫn còn cách xa con đường hoà bình này. Có người vì lười đoạn mà chẳng nhận rằng thế giới này ( một phần nhỏ của thế giới chân là thế giới duy nhất) . Họ chỉ cẩn liếc mắt sơ qua bản đồ vẽ rõ 4000 năm lịch sử Trung quốc nơi đầu quyển sách này thầy rằng thời kỳ hoà bình thì dài còn thời kỳ chiến tranh loạn lạc thì ngắn và cũng chính trong thời kỳ chiến tranh này, cuộc chiến tranh thật sự chỉ chiếm một phần ngắn của thời gian.

Các cuộc đại chiến tối đa trong 4 tháng mới có một lần. Trong các trận chiến tranh ở Trung quốc, mặc dầu có trận kéo dài đến 10 năm, nhưng cuộc giáp trận thực sự chỉ trong vòng một hay hai tháng hoặc cũng chỉ trong một giờ là cùng. Cảnh hạnh phúc bao giờ cũng chỉ gần sát một bên với chúng ta, cũng như không khí nó bao trùm chúng ta đến 10 hoặc 20 lớp, nó luồn trong tất cả tế bào của chúng ta với tốc lực ghê gớm. Tai ương chỉ là sự mê muội không biết gì đến những sự kiện ấy. Nhục thể hữu hạn cho nên không thể tránh khỏi được tai ương. Đến như phần tinh thần vốn vô hạn cho nên có thể đạt tới thế giới hạnh phúc bất luận lúc nào. Nhưng người ta có thể nói rằng chính tinh thần mới là thế giới hạnh phúc.

X- Tôi chẳng biết tôi đã hiểu thấu hay chưa. Trí tôi rối như tơ vò.

OHSAWA- À ! À ! Bây giờ chúng ta hãy đề cập đến vấn đề thứ ba mà cũng là vấn đề cuối cùng. Đây là việc dự ngôn về tương lai của cá nhân dân tộc quốc gia, nhân loại hoặc là sứ mệnh của một cá nhân. Theo bản hoạ đồ đã vẽ lịch sử 4000 năm của Trung quốc chỉ cho ta thấy những gì sẽ xẩy đến tương lai. Trong bản đồ có 7 đỉnh núi lớn và 7 cái hố sâu và nhỏ. Đỉnh núi tức là thời kỳ hoà bình. Nhưng cái hố 4 và 5 là những cái cuối cúng hoặc gần cuối cùng, lắm người chết trong thời kỳ này, cho nên người ta gọi là năm nguy cơ. Chiều cao của đỉnh núi bằng 8 năm đối với đàn ông và 7 năm đối với đàn bà. Phần đàn ông thì năm nguy cơ thường ở vào khoảng 3 đến 4 năm trước hoặc sau tuổi 40, còn đàn bà thì ở khoảng 3 đến 4 năm trước và sau tuổi 30.

X- Vậy tôi muốn biết lời dự ngôn của Tiên sinh về tương lai của nhân loại. Trận chiến tranh còn bao nhiêu năm nữa thì chấm dứt ?

OHSAWA- Rõ bạn không hiểu gì về vô song nguyên lý cả. Chẳng có gì phải nói về tương lai của nhân loại đã vẽ rõ lên bản đồ này rồi. Hiện nay là con đường dốc đi xuống khởi sự từ năm 1900, chúng ta lại ở đầu núi. Vậy thì con đường dốc đi lên sẽ bắt đầu. Đỉnh núi lớn đã thành hình. Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đều là triệu chứng tiên báo, và chúng ta bây giờ là lúc đang ở vào thời kỳ này, thấy rằng những ngọn núi càng đi tới càng thấy xuống, và những cái hố càng dài ra.

Thời kỳ của chúng ta là điểm biến chuyển. Các cuộc chiến tranh càng ngày càng ngắn, hoà bình càng ngày càng dài. Cho nên thời kỳ chúng ta là thời kỳ chiến tranh dài nhất. Cuộc Nhật- Hoa xung đột còn kéo dài 6, 7 năm. Cuộc chiến tranh Thái bình dương kỳ thật là một cuộc chiến tranh vô tiền, mà màn kịch thứ nhất tức là cuộc Nga- Nhật chiến tranh. Bởi vậy cuộc xung đột giữa Đông và Tây khởi sự từ 2000 năm sau ngày mở màn lịch sử nhân loại. Một đỉnh núi dài hoà bình xuất hiện giữa Đông và Tây, nhưng cuộc viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn ở Âu châu là kết cục. Chỗ kết cục này kéo dài 700 năm. Sân khấu càng rộng chừng nào thì thời gian càng kéo dài chứng ấy. Trong thiên thể Vũ trụ không gian lại càng lớn hơn nữa và thời gian lại càng dài hơn nữa. Tuy vậy luồng sóng Âm Dương vẫn tiếp diễn không sai chạy. Cuộc chiến tranh Thái bình dương và cuộc chiến tranh thế giới cón kéo dài chừng 5 năm nữa. Nếu kể cả những cuộc xung đột nhỏ còn tiếp diễn theo sau nữa thì cuộc chiến tranh ấy đến 200 năm. Trung gian có những đỉnh núi nhỏ hoà bình; rồi những đỉnh núi ấy trở thành càng ngày càng lớn lên. Các xứ Tây phương đã thấy được lắm cuộc chiến tranh trong những thế kỷ đã qua cho nên làm cho cuộc chiến tranh càng kịch liệt và thảm khốc. Những cuộc phát minh ra hoả dược và vũ khí đã làm cho các hình thức chiến tranh có vẻ phong thần thường thấy trong lịch sử Trung quốc. Trước tiên những cuộc chiến tranh này chỉ là một cuộc thao diễn giữa từng cá nhân, dần dần hoá ra tranh ẩu giữa từng nhóm người. Ngày nay trở thành chỗ cực điểm là chiến tranh toàn thể. Và chính là thời kỳ chỉ tuỳ thuộc nơi khả năng của từng cá nhân một. Lần này thì chiến tranh lại tuỳ nơi người lãnh đạo của một xứ và tuỷ chỗ thấu hiểu về vô song nguyên lý hơn là sức mạnh độc chiến của một xứ tức là chỉ dựa nơi quân đội và vật chất. Chỉ là cuộc chiến tranh giữa các quan niệm khác biệt và sự am hiểu về thế giới. Lại còn một luồng sóng Âm Dương khác nữa, và một cuộc chiến tranh thật sự thú vị sẽ khởi diễn. Cuộc chiến tranh dựa vào vũ khí và tàn bạo chẳng bao giờ quyết định được, chính lịch sử Trung quốc đã dạy ta biết như thế

X- Vậy thì hạnh phúc là mục đích tối cao duy nhất của nhân loại chẳng bao giờ có được chăng ?

OHSAWA- Không có được, và có thể nơi là chẳng bao giờ có được. Cũng có thể nói là hạnh phúc vẫn luôn luôn có. Chỉ một điều là người ta không nhận thấy. Vậy thì trở lại vấn đề đã đặt ra trước đây là “ Hạnh phúc là gì “

X- Chính thế. Đúng thế, tôi hiểu. Nhưng xin tiên sinh nói rõ lại một lần nữa; “Hạnh phúc là gì ?

OHSAWA- Bị làn sóng Âm Dương thúc đẩy và nhấn chìm, người ta lắm lúc phải trèo chống ngược dòng, đó là tai ương. Trái lại lướt trên làn sóng ấy một cách vui thích, ấy là hạnh phúc. Bạn nghĩ sao ? Hạnh phúc chỉ dành cho kẻ nào mài dũa khổ sở ( hành). Khi đã ( hành) được thì người ta có thể nhảy từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác. Đó là chỗ mầu nhiệm huyền bí của chân hạnh phúc. Nếu không hành động được như thế, nhưng nếu dùng ý trí và toàn lực của mình để có thể leo lên trèo xuống đỉnh núi như đùa bỡn, thế là người ta đang đi trên con đường tới hạnh phúc .

X- Vậy phương pháp thực tiễn để đến được hạnh phúc là gì ?

OHSAWA- Có khó khăn gì đâu. Chỉ có theo đúng thế giới quan ngàn xưa của Nhật Bản và Trung Quốc. Ấy là nguyên lý thống nhất, nghĩa là nguyên lý chuyển biến của Dịch Kinh. Nếu bạn cho thế là mông lông vô căn cứ, thì bạn chỉ cần áp dụng Vô song nguyên lý thế giới quan là một nguyên lý giản tố, tân kỳ và thực tiễn, không cần gì phải có trí thức.

X- Nhưng cho được cụ thể hơn nữa là gì ?

OHSAWA- Ấy là truy tầm cho được nguyên lý chỉ đạo thực sinh hoạt đúng đắn, chọn những thực phẩm thuần chính thân thổ bất nhị, điều lý do cho đúng nếu nương cho đúng xác lập sức kiện khang cho “trật tự của thân thể “, đó tức là tân vinh dưỡng học, tôi đã viết ra nhiều nên không nói ra đây nữa.

X- Vậy thì người Nhật Bản với người Trung Quốc ( Hán dân) nắm tay nhau bước tới, cùng với dân tộc Ân Độ hiệp lực, bắt tay với dân tộc Đức sẽ kiến thiết được một trật tự chăng ?

OHSAWA- Trước hết, mỗi người phải cố gắng khôi phục cho được sức khoẻ, còn quốc gia cần phải thay đổi đường lối chính trị và phương pháp giáo dục. Về phần Nhật Bản, cần phải “ Nhật Bản hoá trở lại”, theo như đốc tơ Fresne đã nói. Đại chính sách và những đại kế hoạch chẳng bao giờ do một số đông danh nhân của một quốc gia làm nên được. Chẳng bao giờ hợp hàng trăm, hàng ngàn nhạc sĩ để có thể hợp tấu một khúc nhạc Beethoven. Tất thảy mọi việc thành tựu được chăng đều do từ cá nhân một gây nên. Sức khoẻ của mỗi cá nhân tức là điều kiện thứ nhất để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đó là điều kiện thứ nhất. Phải làm thế nào cho một tinh thần khang kiện và một nhục thể kiện toàn. Nếu làm như thế mỗi quốc gia chỉ được một hay hai nhà chỉ đạo, và nếu những người tài ba này tận tâm hiệp lực, họ sẽ tạo ra được một liên hiệp quốc tế mới. Trong các cuộc giao tế hoặc xung đột giữa các dân tộc chẳng phải quan hệ ở chỗ quân lực hùng cường, sức liên hiệp chặt chẽ, trí lực dồi dào, cũng chẳng phải quan hệ nơi vật chất dồi dào, chính sách bảo hộ; mà trái lại chính nhờ thắng lợi về phần ưu thế của thể lực và tư tưởng. Phần Dương tính của thể lực và Âm tính của tư tưởng tùng lai chỉ uỷ thác cho các nhà chuyên môn thể dục, giáo dục và học giả vv… đó là chỗ phân liệt, giải thể của cuộc sinh hoạt. Thể lực và tư tưởng là một thể thống nhất nhờ sự sinh hoạt hằng ngày. Có ai giải phầu bộ não ra để thấy tư tưởng chăng và đã giải phẫu khi nào chưa ?

Cái giới hạn giữa Đông phương và Tây phương chỉ là cái của ta tự ý đặt ra, chứ thật ra chẳng có.

Kìa người Hán tộc tự bỏ xứ sở cho ngoại tộc xâm chiếm để di cư nơi khác sinh sống được phát đạt, có phải là chuyện kỳ quái không ? Người ta nhận thấy hiện tượng này ở Đài loan, khi người Nhật Bản đến chiếm canh tác và thống trị được yên hoà, nhưng phải hao một số nhân mạng và một tài khoản rất lớn. Tính ra 5% của 5 triệu dân Đài Loan là người Nhật, còn lại là dân Hán tộc, Hán dân ( dân Do Thái trong khi bị mất nước, đã chi phối các nước giàu có trong thế giới, họ đã thành công trong việc chiếm lãnh các ghế quan trọng trong chính giới của các nước như ghế nguyên thủ, vương thất ) sau khi chiếm được lãnh thổ của Mãn tộc, họ sẽ thực hiện được “ vạn quốc nhât gia “ và “ vạn quốc ngã gia “

Đó là điều chúng ta đã thấy khi Mãn tộc đã chiếm được Hán tộc. Mặc dầu Hán dân phải chịu phụ thuộc dưới triều Mãn thanh trải 300 năm, nhưng đến ngày dân tộc Mãn lâm vào cảnh chung cuộc, họ trở lại tàn huỷ được dân Mãn. Đây chẳng phải do thực lực của nguyên lý chỉ đạo sinh hoạt của Phục Hy phát kiến từ ngày xưa, khiến cho nhục thể và tinh thần được cứng rắn kia chăng ? Điều quan yếu là làm sao cho thực hiện được nguyên lý này trong cảnh sinh hoạt hằng ngày. Tôi tin tưởng rằng trong các cuộc xung đột giữa Hoa- Nhật và các cuộc xung đột của các nước khác được chấm dứt sẽ có một tân trật tự thiết lập. Chính sách và kế hoạch thiết lập do những kẻ không thấu hiểu được quan niệm thế giới của vô song nguyên này, chỉ làm chậm chễ sự thống nhất và đề huề giữa các nước. Tại Nhật hiện nay có những nhà lãnh đạo hiền minh đang nghiên cứu một kế hoạch cụ thể cho việc thống nhất. Tôi hy vọng rằng họ sẽ tìm được một đề án tốt đẹp. Tôi chắc chắn có hy vọng rằng mục đích thứ nhất trong kế hoạch của họ là thiết lập và đề cử ra một phương pháp thực tế để sống theo cảnh “ một thân thể kiện khang trong một tinh thần cương kiện “ của từng cá nhân, nhất là những nhà lãnh đạo có trách nhiệm của thế giới. Đó là điều quan yếu và cấp bách. Trong khi chờ đợi, chúng ta cố gắng thiết lập một cảnh thực sinh hoạt, chân sinh hoạt thân thổ bất nhị của vô song nguyên lý. Đấy là phương diện thực tế của nhà chỉ đạo tìm tòi.

Trong ngày hôm qua có một võ quan cao cấp đến thăm tôi. Cách đây 2 năm ông ta sống trong cảnh đáng thương, ngó bề ngoài thấy như không có sức làm được một việc gì. Sau đôi tháng thực hành theo cảnh chân sinh hoạt, từ thể chất đến tinh thần đều đổi ra mới mẻ không ngờ. Ông ta vừa làm xong nhiệm vụ hai năm trong quân ngũ phi- đoàn ở Thái bình dương. Trải 2 năm ấy ông chẳng đau ốm gì. Ông chẳng còn bị sốt rét ngã nước hoặc kiết lị gì. Trái lại ông được tươi trẻ trở ra.

Nếu mọi người làm theo như vị tướng quân này để giữ cảnh chân sinh hoạt còn gì hơn. Vì rằng mục tối chung của mọi người tức sự hoàn thành của mọi cá nhân, tức phải hoàn thành trật tự trong cảnh chân sinh hoạt. Nếu nguyên lý này được in vào tâm não, không thể nào mắc phải vào số phận của quân Mông cổ là giòng dõi của Thành Cát Tư Hãn hoặc của ngưởi Mãn Châu là giống người đã bị Hán tộc đồng hoá đến tiều vong. Công việc này thật vô cùng dễ dàng, nhất là trong thời đại của chúng ta giao thông thuận tiện, làm việc gì cũng có thể nhanh chóng vừa thích thú. Đấy là chỗ quan trọng của việc thống nhất tức thành ra Nhất Thể với tạo hoá, với sự tham gia vào trật tự của vũ trụ tức nguyên lý vô song Âm Dương.

Hết
songr00
Xin chào.
Mình đọc không thấy chương 2 và chương 4 .
Mình chuyển thành định dạng PDF.
Link tải về : click here
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.