Dùng các chất chống ôxy hóa như thế nào?

vitamin-chong-lao-hoaCó rất nhiều thuyết về già hóa, trong đó có thuyết cho rằng gốc tự do gây nên sự già hóa cũng như các bệnh tật tuổi già. Chất chống lại gốc tự do được coi là chất chống lão hóa. Phải dùng đúng cách mới có hiệu quả.

Các chất chống lão hóa

- Vitamin E và vitamin C:

* Vitamin E, C có tác dụng chống gốc tự do (tác nhân gây biến đổi di truyền); ngăn cản sự ôxy hóa cholesterol xấu (HDL); ngăn ngừa và làm chậm sự xơ vữa động mạch, làm

* giảm các nguy cơ bệnh tim mạch; làm chậm quá trình đục protein của thủy tinh thể của dịch mắt, làm chậm sự phát sinh phát triển bệnh đục nhân mắt, bệnh thoái hóa hoàng điểm; làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cho người già chống lại các tác nhân từ bên ngoài (môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn).

Vitamin C xúc tác trong việc tạo ra collagen và cũng như vitamin E bảo vệ các collagen khỏi bị các liên kết chéo, dùng phục hồi các tổn thương da, tái tạo da (tuy dùng dưới dạng mỹ phẩm khả năng hấp thu thấp, hiệu quả bị hạn chế), tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của của cơ thể: kích thích các enzym chuyển hóa giúp các tế bào gan giải hóa các chất độc.

- Các flavonoid:

* Betacaroten (có nhiều trong dầu hạt gấc): chống lại gốc tự do, làm giảm sự lan tỏa phát triển ung thư; ngăn cản sự ôxy hóa của cholesterol xấu (HDL); ngăn ngừa, làm chậm xơ vữa động mạch, giảm các nguy cơ tim mạch; làm tăng số lượng tế bào T của hệ miễn dịch, giúp cho người già chống lại môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn, đỡ bị bệnh tật. Betacaroten chuyển thành vitamin A sẽ giúp sự hình thành da và niêm mạc nên phòng chống bệnh khô mắt, làm nhanh lên da non, liền sẹo, bớt đi sự răn reo, khô ráp.

Lutein, zeaxanthin:

* Lutein có trong bắp cải, rau bó xôi, rau bí ngô, quả đào, mận. Zeaxanthin có trong ngô. Các chất này chống lại gốc tự do sinh ra sau các phản ứng quang hóa, dùng ngăn chặn và làm chậm thoái hóa hoàng điểm.

- Selenium:

* Selenium là thành phần cấu tạo enzym gluthatiom peroxydase, ngăn cản việc tạo thành prostaglandin (chất làm giảm khả năng miễn dịch), gia tăng hoạt động thực bào, do đó làm tăng khả năng miễn dịch. Selenium làm giảm sự tạo thành cục máu đông, bảo vệ tim, phòng chống một số bệnh tim mạch

- Acid alphalipoic:

* Acid alphalipoic làm tăng hoạt tính các chất trong màng lưới chống gốc tự do. Sau khi hoàn thành chức năng, nó hoàn nguyên lại các chất chống gốc tự do, đặc biệt là glutation (một chất thường bị giảm do bệnh lý tuổi già, bệnh lý gan, ngộ độc thuốc... không thể bổ sung bằng đường uống vì dễ bị phân hủy).

Người cao tuổi (nhất là người bị đái tháo đường) thường có nhiều phức AGE (glucose + protein) nên bị các bệnh đục thủy tinh thể, xơ cứng mạch máu, thoái hóa khớp..., làm cho da có những vết nhám, đồi mồi, nhăn, giảm tính đàn hồi. Acid alpha lipoic chống lại sự tạo thành AEG nên chống lại các biểu hiện lão hóa trên.

- Coenzym Q10:

* Tham gia vào việc tạo, dự trữ năng lượng tế bào trong đó có tế bào cơ tim. Dùng coenzym Q10 làm tăng sức mạnh, kéo dài tuổi thọ tế bào đặc biệt là tế bào cơ tim.

Dùng các chất chống lão hóa như thế nào?

+ Dùng dưới dạng phối hợp:

* Trong cơ thể, các chất chống gốc tự do thường tạo thành một hệ thống, chất này có tính kích hoạt làm tăng hiệu lực chất kia. Cần dùng chúng dưới dạng phối hợp.

+ Dùng hàm lượng cao:

* Hàm lượng cao mới chống được gốc tự do. Dùng hàm lượng thấp sẽ có ý nghĩa giúp quá trình chuyển hóa.

+ Dùng ở dạng nhất định:

* Dạng dùng quyết định hiệu lực, độc tính. Betacaroten dễ nhạy cảm với ôxy, bị mất đi một phần khi nấu nướng, lại là chất tan trong dầu nên khó hấp thu; cần dùng dưới dạng hổn dịch. Selenium dưới dạng hữu cơ tốt hơn, ít độc hơn dạng vô cơ, dễ bị mất khi nhiệt độ cao, khó kiểm soát, dùng liều thấp không có hiệu lực, dùng liều cao độc; thường dùng dạng men khô có hàm lượng ổn định.

+ Không dùng quá liều:

* Dùng quá liều có hại.Thừa selenium sẽ bị rụng lông, tóc, móng. Dùng vitamin C liều 1000 mg kết hợp với vitamin E liều 400 IU không ngăn ngừa tiền sản giật mà lại làm tăng tỷ lệ trẻ sinh ra có khối lượng thấp.

+ Có thể dùng dài hay ngắn ngày:

* Có thể dùng chất chống GTD như một thực phẩm chức năng, đúng liều, lâu dài không có hại (người trên 35 tuổi, người cao tuổi, người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch). Nhưng cũng có thể dùng trong một thời gian ngắn (tăng sức bền, chống lại các tổn thương gan tuỵ, trước và sau mổ).

+ Chỉ dùng hỗ trợ chứ không phải thuốc đặc hiệu:

* Khi bị bệnh cần dùng thuốc đặc trị, chỉ dùng chất chống gốc tự do hỗ trợ. Chẳng hạn: chất chống gốc tự do làm chậm quá trình thoái hóa hoàng điểm nhưng không chữa được bệnh này.

Theo các nguyên tắc này người ta tạo ra các sản phẩm phối hợp cho tiện dùng như như phối hợp vitamin E, vitamin C, với betacaroten, selenium. Hay phối hợp acidalphalipoic, coenzym Q10, vitamin C, vitamin E. Với các công thức đã thiết kế mỗi ngày chỉ dùng 1 viên là đủ.

SKĐS
http://nhakhoathammy.com.vn/cam-nang-thuoc...hu-the-nao.html

----------------------------------------------------------------------------
Coenzyme Q10 là gì ?

Coenzyme Q10 (Co Q10), còn gọi là hay coenzyme E10 Ubidecarenon, một cái tên nghe còn lạ lẫm với không ít người, vì thuốc mới xuất hiện hơn chục năm nay. Tuy vậy, số người dùng thuốc cũng khá đông đảo, toàn thế giới đã có khoảng 40 triệu người bị bệnh tim dùng Co Q10 thường xuyên, riêng ở Nhật đã là trên 15 triệu người.
- Coenzyme Q-10 là một hợp chất hòa tan trong chất béo chủ yếu được cơ thể tự tổng hợp và cũng được hấp thu từ thức ăn.
- Coenzyme Q 10 là yếu tố cần thiết để tổng hợp ATP ti thể và có chức năng như một chất chống oxy hoá ở màng tế bào và lipoprotein.
- Tổng hợp nội sinh và chế độ ăn uống cung cấp đủ coenzym Q 10 để ngăn ngừa thiếu hụt ở những người khỏe mạnh. - Uống bổ sung coenzym Q 10 làm tăng nồng độ trong máu, huyết tương, lipoprotein, nhưng nó không rõ ràng cho dù mô coenzym Q 10 cấp độ được tăng lên, đặc biệt là ở các cá nhân lành mạnh.
- Việc bổ xung coenzyme Q 10 cho kết quả cải thiện lâm sàng và chuyển hoá trong một số bệnh nhân bị rối loạn di truyền ti thể.
- Mặc dù việc bổ xung coenzym Q 10 có thể là một phụ trợ hữu ích trong liệu pháp y học thông thường để điều trị suy tim sung huyết, nghiên cứu bổ sung là cần thiết.
- Vai trò bổ sung coenzym Q 10 tại các bệnh tim mạch, bệnh neurodegenerative, ung thư và bệnh tiểu đường cần phải nghiên cứu thêm.
- Việc bổ sung coenzyme Q 10 không thấy cải thiện hiệu năng thể thao.
- Hiện nay, không có bằng chứng rõ ràng, các bệnh nhân dùng thuốc giảm cholesterol, như là ức chế HMG-CoA reductase (statin), sẽ hiệu quả tốt hơn khi bổ sung coenzym Q 10.

Giới thiệu

Coenzyme Q 10 là một thành viên của gia đình các hợp chất ubiquinone. Tất cả các loài động vật, bao gồm cả con người, có thể tổng hợp ubiquinones, vì thế, coenzym Q 10 không thể được coi là một vitamin (1). Cái tên ubiquinone theo tiếng latin là hiện diện liên quan đến sự hiện diện khắp nơi của các hợp chất này trong sinh vật sống và trong cấu trúc hóa học của chúng, có chứa một nhóm chức năng được biết đến như một benzoquinone. Ubiquinones là phân tử hòa tan trong chất béo với bất cứ nơi nào từ một đến 12 đơn vị isoprene (5-cacbon). Các ubiquinone tìm thấy ở người, ubidecaquinone hoặc coenzym Q 10, có một cái đuôi "" của mười đơn vị isoprene (tổng cộng là 50 nguyên tử cacbon) gắn vào đầu của nó "benzoquinone" (sơ đồ).

Cấu trúc hoá học của Coenzyme Q 10

Coenzyme Q có thể tồn tại dưới 3 trạng thái oxy hóa: dạng ubiquinol giảm hoàn toàn (CoQH 2), các gốc tự do semiquinone trung gian (CoQH •), và các dạng ubiquinone đầy đủ ôxi hóa (Coq).

Nguồn: http://lpi.oregonstate.edu/infocenter/othernuts/coq10/
----------------------------------------------------------------------------
Alpha lipoic acid phải chăng là thần dược ?

Thứ sáu, 26/12/2008, 16:00 GMT+7

Alpha lipoic acid (ALA) được khám phá vào năm 1937 khi các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn có thể tăng trưởng trong một môi trường nuôi cấy khi có sự hiện diện của một chất dinh dưỡng không được rõ được đặt tên là yếu tố tăng trưởng potato. Tuy nhiên, ALA chỉ được chú ý trong hai thập niên gần đây. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ALA được tạo ra với một lượng rất nhỏ ở thú vật, thực vật và người. ALA rất cần thiết cho sự tăng trưởng và những chức năng bình thường của cơ thể. Năm 1989, ALA được “phong danh hiệu” là một chất chống oxy hóa (antioxidant). Hai năm sau, TS. Lester Packer khám phá ra ALA không chỉ là một phần của “đường dây” chống oxy hóa (bao gồm vitamin C, vitamin E, glutathion, coenzym Q10) mà nó có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn những chất chống oxy hóa khác. Những nghiên cứu ở phạm vi rộng đã gợi ý rằng ALA có thể là chất chống lão hóa kỳ diệu trông đợi.

ALA tác động như thế nào?

Nếu không có ALA, tế bào sẽ không sử dụng được năng lượng và sẽ bị “giải thể”. Khi cần năng lượng, cơ thể sẽ tạo ra một lượng ALA vừa đủ dùng, một phần nhỏ ALA có được từ thức ăn, đặc biệt là từ gan và men bia.

Khi tuổi chúng ta càng cao, sự sản sinh ALA giảm đáng kể, nhưng cũng thật nghịch lý, chúng ta lại cần một lượng ALA nhiều hơn để duy trì sức khỏe. ALA chỉ có chức năng là một chất chống oxy hóa chỉ khi cơ thể chúng ta có một lượng ALA lớn hơn lượng ALA cần thiết cho quá trình tạo năng lượng. Để có đủ lượng ALA cần thiết để tạo thành chất chống oxy hóa, chúng ta cần phải uống bổ sung ALA ở tuổi 40 trở lên.

Theo thuyết gốc tự do về sự lão hóa, sự lão hóa về tinh thần và thể chất do sự tổn hại tế bào gây ra bởi những gốc tự do hình thành do sự oxy hóa tế bào, do lối sống và do yếu tố môi trường. Những phân tử gốc tự do luôn có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ những phân tử ổn định. Nếu điều này xảy ra, sự tinh tế của cấu trúc tế bào có thể bị tổn hại và kích hoạt cho một chuỗi phản ứng có hại. Những tổn hại nhỏ trong tế bào được tích lũy dần theo năm tháng sẽ tạo nên sự lão hóa, thúc đẩy những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, các bệnh về mắt, thấp khớp, bệnh Alzheimer, Parkinson. Sự tổn hại này có thể không xảy ra khi có sự hiện diện của những chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ trái cây, rau cải, vitamin A, carotenoid, vitamin C, vitamin E, selenium, coenzym Q10. Những nghiên cứu ở phạm vi rộng đang được thực hiện để kết luận ALA có hiệu quả trong việc ngăn chặn những chứng bệnh hiểm nghèo kể trên.

ALA và bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy rằng ALA có ưu thế trong việc thúc đẩy sự loại bỏ glucose trong máu bằng cách tăng cường chức năng insulin, giảm thiểu sự kháng insulin.

ALA đã được sử dụng rộng rãi ở Đức trong nhiều năm để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường như suy thần kinh ngoại biên (bệnh này cũng có nguồn gốc từ sự lạm dụng rượu), ngăn chặån độc chất của hóa trị liệu và một số bệnh rối loạn chuyển hóa.

ALA và bộ não

Những chức năng diệu kỳ của ALA càng được nâng cao nhờ acetyl-L-carnitin (ALC), cũng là một chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo năng lượng trong ty thể, ALA có khả năng xuyên qua hàng rào máu não.

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Viện sức khỏe tâm thần Mannheim (Đức), những con chuột già bị lão hóa trí nhớ do tuổi tác được cung cấp ALA đã hoạt động tốt hơn cả những con chuột chỉ bằng một nửa tuổi của chúng. ALA không có tác dụng cải thiện ở những con chuột trẻ bởi vì chúng đã có sẵn ALA cần thiết.

ALA và ung thư

Tất cả chúng ta đều tạo ra những tế bào ung thư một vài lần trong cuộc đời, nhưng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ chặn đứng những tế bào này, chỉ khi nào hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì những tế bào ung thư này mới có cơ hội tăng trưởng và phát triển thành bệnh ung thư.

ALA có khả năng tăng cường miễn dịch, cũng như có khả năng ngăn cản ung thư bằng cách dập tắt những gốc tự do có khả năng khởi phát ung thư. Một sự kết hợp giữa ALA với những chất chống oxy hóa khác có thể phát huy tối đa khả năng kháng ung thư. Đối những trường hợp đang điều trị ung thư, những thí nghiệm ở thú vật cho thấy ALA có thể trung hòa tác động gây độc của phóng xạ và những nghiên cứu ở người cho thấy ALA có thể làm nhẹ bớt tác động có hại của hóa trị liệu.

ALA và bệnh tim mạch

ALA có thể giảm cholesterol tới 40%.

Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Diabetes Research and Clinical Practice (12/2004), ALA có khả năng bảo vệ thành mạch máu thoát khỏi tác động của gốc tự do khi có sự hiện diện của một nồng độ cao triglycerid.

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG

(Khoa dược, Đại học kỹ thuật Curtin, Australia)
http://khoahocphothong.trust.vn/newspaper/...n-duoc%20?.html
-------------------------------------------------------------

- Sử dụng các loại thực phẩm tốt ,chống oxi hóa..v..v..nhưng hệ tiêu hóa kém thì...?

Nên sử dụng Miso hay nước tương + cùng với củ hành nhỏ hay lớn ...sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. vì nhờ vào các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa có trong Miso hay nước Tương (nhờ vào quá trình lên men) + kết hợp với chất nhầy, độ nhầy của củ Hành nhỏ hay lơn..v..v..( sau khi sử dụng củ Hành KT mới hiểu lý do vì sao 2 thực phẩm này kết hợp tốt cho hệ tiêu hóa)

KT biết thông tin này là nhớ có Cô Trâm viết ở mục nào đó ( KT không nhớ nó ở mục nào )

KT đã áp dụng : phi hành tây với dầu ăn

ăn hành phi này với cơm lức ,nước tương , tạo mùi , cảm giác hấp dẫn , ăn ngon...nhưng đáng tiếc nó tạo Axit vì phi hành với dầu ăn lâu lâu ,tạo ra Axit ,mất đi tính kiềm tự nhiên của củ hành

- KT không phi hành , mà thái hạt lựu , nấu chín với 1 ít nước , làm chín hành củ đồng thời làm mất bớt mùi hăng của hàng...sau đấy cho muối , nước Tương( KT có cho thêm 1 ít cà chua để hấp thụ chất chống ôxi hóa Lycopene , chất này mạnh gấp 100 lần Vitamin E) và KT cảm nhận mức độ chống ôxi hóa của nó rất khủng khiếp đến mức KT phải giảm bớt cà chua

sử dụng món Tương hành này ăn với cơm lức... tiêu hóa tốt ,ăn ngon

KT mới ăn nó ngày hôm nay , cảm thấy hệ tiêu hóa tốt , ăn được nhiều cơm mà không bị ngán

- không biết các bạn cảm nhận thế nào. KT thì thấy món Tương Hành này nó quý giá lắm

KT cám ơn cô Trâm ,cũng như các nhân duyên tạo ra thông tin này và nó đến với KT