Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Bà Mẹ Hổ và cách dạy con kiểu Trung Hoa
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thai giáo và nuôi dạy bé
vantrung
Bà Mẹ Hổ và cách dạy con kiểu Trung Hoa
Tác giả: guardian
Bài đã được xuất bản.: 24/01/2011 06:00 GMT+7
Phê phán cách dạy con tự do theo kiểu phương Tây, cuốn sách "Bài ca chiến đấu của Bà Mẹ Hổ" của giáo sư luật Đại học Yale - bà Amy Chua - đang làm bùng nổ tranh luận.
Mới chỉ bước vào đầu năm 2011, nhưng một trong những cuốn sách gây tranh cãi nhất năm đã lộ diện: "Battle Hymn of the Tiger Mother" (Bài ca chiến đấu của Bà Mẹ Hổ).
Cuốn sách mới được xuất bản tại Mỹ thời gian vừa qua, trong đó trình bày nghiên cứu dưới hình thức tự truyện về những thiếu sót của phương pháp giáo dục con cái theo kiểu phương Tây. Mặt khác, tác giả Chua kể lại cách rèn giũa nghiêm khắc hai cô con gái là Sophia và Lulu theo phương pháp giáo dục kiểu Trung Quốc mà bà thừa hưởng từ chính cha mẹ mình.
Chua giải thích: "Bà Mẹ Hổ" là "biểu tượng sinh động về sức mạnh và quyền lực", gợi cảm giác vừa đáng sợ vừa đáng kính. Coi mình là một "Bà Mẹ Hổ", Chua giữ quyền quyết định tuyệt đối trong mọi hoạt động của con, đưa ra yêu cầu khắt khe trong việc học tập, mắng mỏ nếu cần thiết để thúc đẩy chúng nỗ lực hơn nữa.
Hai cô con gái của Chua không bao giờ được phép dự tiệc qua đêm ở nhà bạn, tụ tập bạn bè, xem ti vi, hoặc tự chọn các hoạt động ngoại khóa. Chúng phải dẫn đầu lớp ở tất cả các môn học (trừ thể dục và kịch) và không được nhận điểm nào dưới điểm A. Theo giải thích của Chua, các bậc cha mẹ Trung Quốc tin rằng trách nhiệm của họ là đảm bảo thành tích học tập của con mình là ưu tiên số 1.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc tin rằng trách nhiệm của họ là đảm bảo thành tích học tập của con mình là ưu tiên số 1. Ảnh minh họa
Chua cho rằng các bậc cha mẹ phương Tây với cách giáo dục đề cao tính tự trọng và tự do ngôn luận đã khiến con cái họ "cam tâm" làm những kẻ tầm thường. "Cha mẹ phương Tây chú trọng tới tâm lý con cái, cha mẹ Trung Quốc thì không. Họ tỏ ra mạnh mẽ, không dễ thỏa hiệp, và kết quả là họ hành xử cũng khác." Nếu con cái không đạt kết quả thi như ý, phụ huynh Trung Quốc sẽ cho rằng chúng học chưa đủ chăm.
"Điều này giải thích lý do chúng tôi luôn dùng biện pháp mắng mỏ, đánh đòn, làm con xấu hổ khi chúng chưa đạt điểm cao." Một "Bà Mẹ Hổ" cũng cần phải có "tinh thần thép" để không thỏa hiệp trước ý thích của con cái bởi vì "trong mọi lĩnh vực, muốn hưởng thành quả ta phải làm tốt, muốn làm tốt ta phải chăm chỉ, trong khi bọn trẻ sẽ không bao giờ tự giác chăm chỉ."

Tác giả cuốn sách - giáo sư luật Đại học Yale - bà Amy Chua
(Phương pháp dạy con theo kiểu Trung Quốc cũng khuyên các bậc phụ huynh "phớt lờ" cảm xúc của con trẻ trong mọi lĩnh vực chứ không riêng học tập. Trong khi một bà mẹ phương Tây e dè, thì một bà mẹ Trung Quốc sẽ không ngần ngại nói với con mình: "Này mập, con phải giảm cân đi.")
Tác giả thừa nhận quan điểm của mình rất gây tranh cãi, ngay cả với chồng bà, và không ngạc nhiên khi cuốn sách gây nên luồng dư luận phản đối kịch liệt. Phần trích đăng trên tạp chí Wall Street Journal với tiêu đề "Tại sao các bà mẹ Trung Quốc siêu vậy" (Why Chinese Mothers are Superior) đã thu hút tới 3.500 bình luận.
Nhiều người bất bình: "Là mẹ của hai con, tôi cảm thấy vô cùng bức xúc trước cuốn sách này. Nuôi dạy con như vậy chẳng khác nào ngược đãi chúng"; "Cách dạy con của người phụ nữ này khiến tôi nhớ đến bà mẹ tàn bạo trong 'Mommy Dearest' (Mẹ yêu quý)"... Nhưng cũng không ít ý kiến hưởng ứng: "Cách dạy con của cô ấy sẽ giúp bọn trẻ hình thành tính tổ chức, kỷ luật và nguyên tắc làm việc. Không có gì sai trái khi bố mẹ kỳ vọng cao ở con cái, miễn là lúc nào bạn cũng yêu thương chúng".
Cuốn sách của Amy Chua trình bày sự khác biệt trong việc giáo dục con cái của phương Tây và Trung Quốc bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm cô đã trải qua khi nuôi dạy hai con.
Là con gái của người nhập cư Trung Quốc, Chua hiểu rất rõ sự tương phản của hai phương thức đó. Tuy nhiên, cuốn sách là một câu chuyện hết sức cá nhân về hai con gái của cô và cách cuộc sống của chúng được định hình bằng những đòi hỏi nghiêm khắc mà Chua không ngừng nhấn mạnh: luôn đạt điểm A và tập nhạc đều đặn hàng ngày, ngay cả khi đi nghỉ mát với ông bà.
Độc giả có thể choáng váng trước lời giải thích của Chua về phong cách cứng rắn mà cô áp dụng, và cách cô miêu tả hài hước những trận chiến la hét để buộc các con mình thành tài. Cô khẳng định rằng trẻ em phương Tây không hạnh phúc hơn trẻ em Trung Quốc, và rằng các con gái cô là nỗi ghen tị của hàng xóm và bạn bè, vì tư thế đĩnh đạc và những thành tựu âm nhạc, thể thao, học tập mà chúng đạt được. Trớ trêu thay, rất có thể độc giả sẽ coi cuốn sách này như một lời cảnh báo rằng những đòi hỏi nghiêm khắc chỉ là cái giá phải trả cho thành tích.
(Theo Booklist)
Hoài Thu dịch theo Guardian
Mẹ Hổ dạy con làm nước Mỹ sửng sốt
Cập nhật lúc 26/02/2011 08:01:34 PM (GMT+7)
Tác giả bài báo và cuốn sách là bà Amy Chua – còn gọi là Mẹ Hổ người Hoa (Chinese Tiger Mother) – thực sự đã làm rung chuyển nước Mỹ, chủ yếu vì bà dám công khai trình bày cách dạy con độc đáo có phần cực đoan của mình.

Amy Chua tự xưng là Mẹ Hổ có thể vì bà sinh năm Hổ (1962) hoặc có thể vì bà cho rằng mình đã dạy con như một Hổ mẹ – nghiêm khắc đến tàn nhẫn để chúng có thể sinh tồn trong một xã hội cạnh tranh quyết liệt không có chỗ cho kẻ yếu hèn.

Cách dạy con ấy được một số người ủng hộ, nhưng đa số sửng sốt, kinh hãi.
Một người viết: Tôi không thể tin bài báo này. Nhiều người gọi bà là “yêu quái”, kết tội bà “ngược đãi” con, là một “mẫu người nguy hiểm” cho xã hội...
Trong hàng chục nghìn bức thư gửi về địa chỉ Amy Chua, một số người còn đe dọa tính mạng bà, khiến bà phát hoảng và cảm thấy rất khổ tâm. Đã mấy lần Amy Chua xuất hiện trên đài, báo thanh minh về bài viết ấy.

Ngay trong ngày đầu tiên phát hành, Chiến ca của Mẹ Hổ được xếp hạng bestseller thứ 6 trên mạng Amazon. Trên Facebook xuất hiện khoảng 100 nghìn lời bình sách này.

Tiếng tăm Amy Chua càng nổi hơn khi trang bìa tạp chí TIME số cuối tháng 1/2011 in hình ảnh tượng trưng “Mẹ Hổ” cao lớn đứng khoanh tay trước cô con gái nhỏ bé tay cầm chiếc vĩ cầm đang e sợ ngước nhìn mẹ; chính giữa in dòng chữ Sự thật về các Mẹ Hổ (The Truth About Tiger Moms) – tên một bài viết dài trong tạp chí này.

Khi Amy Chua sang Thụy Sĩ dự Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (26-31/2011), các nhà báo khắp thế giới bám riết bà.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV có phát đi một đoạn băng video ngắn phỏng vấn Amy Chua.
Bà xuất hiện trước ống kính, tươi cười thoải mái trả lời bằng tiếng Anh, đại ý:
Tôi không phải là chuyên gia giáo dục. Cuốn sách của tôi chỉ là một bản hồi ký chuyện gia đình. Một tờ báo trích dẫn vài đoạn trong sách của tôi và đặt tên là “Vì sao các bà mẹ người Hoa trội hơn?” Tôi đọc rồi và rất không thích cái tên bài báo ấy. Mỗi gia đình có một cách dạy con riêng, tôi không định nêu lên một hình mẫu dạy con cho ai cả ...

Đằng sau sự thật mẹ Hổ làm rung nước Mỹ
Cập nhật lúc 27/02/2011 07:42:00 AM (GMT+7)
Thực ra, từ lâu phương Tây đã quá biết về phương pháp giáo dục truyền thống của phương Đông – nghiêm khắc tới tàn nhẫn, ép buộc chứ không tôn trọng sự lựa chọn của học sinh, đánh giá thành tích học qua điểm số, coi trọng thi cử, học thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức có sẵn càng nhiều càng tốt, ít chú trọng sáng tạo, phản biện, tranh luận với thầy, với sách ...Khi dạy con, người châu Á không cần nghĩ tới chuyện chúng có vui sướng hay không mà chỉ lo làm sao cho chúng học giỏi, thi đỗ đại học, ra đời sẽ có đời sống bảo đảm.




Phương Tây có phương pháp giáo dục khác hẳn, cha mẹ tôn trọng sự lựa chọn, sở thích của con chứ không ép buộc theo ý của cha mẹ. Đứa trẻ phải tự lập từ nhỏ đến lớn.
Phương Tây tự hào về truyền thống giáo dục của họ. Trên Slate.com ngày 9/2, Ray Fisman viết: Nếu Mary Gates và Karen Zuckerberg là “Mẹ Hổ” thì họ không thể nào tán thành con trai mình bỏ học ở ĐH Harvard để theo đuổi giấc mơ lập công ty riêng, và do đó chúng ta sẽ không có Microsoft và Facebook.
Vì sao dư luận Mỹ phản ứng gay gắt đến thế về cuốn Chiến ca của Mẹ Hổ? Vì tự ái chăng, khi Amy Chua nói các mẹ người Hoa “siêu” hơn các mẹ Âu Mỹ?
Nếu Mary Gates và Karen Zuckerberg là “Mẹ Hổ” thì họ không thể nào tán thành con trai mình bỏ học ở ĐH Harvard để theo đuổi giấc mơ lập công ty riêng, và do đó chúng ta sẽ không có Microsoft và Facebook.
Slate.com
Trong mấy thế kỷ qua, văn minh phương Tây lấn át, thắng phương Đông, cả thế giới đều ca ngợi nền giáo dục phương Tây.
Nhưng giờ đây hình như gió đã đổi chiều. Thống kê cho thấy người gốc Á chỉ chiếm 4,5% số dân Mỹ nhưng lại chiếm 12-16% tổng số thí sinh thi đỗ đại học ở Mỹ và 20% sinh viên các ĐH nhóm Ivy League; và xu thế đó ngày một tăng.

Thành tích học tập của học sinh châu Á ngày càng trội hơn phương Tây. Cuộc thi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) cuối năm 2010 cho thấy phương Đông bắt đầu chiếm ưu thế rõ rệt.
Trong 34 nước và lãnh thổ dự thi, Trung Quốc tham gia lần đầu tiên lại có thành tích cao nhất, Mỹ đứng thứ 17. Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan đều đạt thành tích cao hàng đầu.

Nhiều năm qua, kinh tế Mỹ sa sút trông thấy trong khi kinh tế châu Á tăng trưởng cao. Trung Quốc nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sắp vượt Mỹ. Giáo dục có vai trò gì trong chuyện ấy?
Người Mỹ bắt đầu xem xét lại các khiếm khuyết trong nền giáo dục của mình. Đây không phải lần đầu tiên họ làm như vậy.

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, cả nước Mỹ rung chuông báo động: khoa học và công nghệ Mỹ đang tụt hậu, chủ yếu vì giáo dục phổ thông có vấn đề.
Chưa đầy một năm sau, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Giáo dục quốc phòng Nhà nước (National Defense Education Act) đầu tư hàng tỷ USD cho cải cách giáo dục.
Mẹ Hổ Trung Hoa đã chạm vào nỗi đau của nước Mỹ, siêu cường này đang lo thua Trung Quốc và các quốc gia châu Á trỗi dậy trong cuộc chạy đua kinh tế ở thế kỷ XXI.
Time
Thập niên 80, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và bắt đầu “mua dần nước Mỹ”. Tổng thống Reagan quyết định tái cải tổ ngành giáo dục.
Hơn 400 chuyên viên bỏ ra 4 năm nghiên cứu đề xuất Dự án 2061 – Các tiêu chuẩn tố chất khoa học cho người Mỹ (Project 2061: Benchmarks for Science Literacy) nhằm mục tiêu đến năm 2061, khi sao chổi Halley trở lại Trái đất lần thứ hai (lần đầu 1985), toàn thể người Mỹ được hưởng giáo dục đại học.

Mỹ đã thắng Liên Xô và Nhật trong cả hai cuộc chạy đua nói trên, nhưng lần này thì sao? Khi đối thủ là một quốc gia gồm 1,4 tỷ người Hoa hừng hực khí thế muốn đòi lại vai trò bá chủ địa cầu thời nhà Đường xa xưa của họ.
Có người ví, nếu năm 1957, tiếng “Bíp” của Sputnik Liên Xô báo động nền giáo dục Mỹ đã tụt hậu, thì giờ đây, khi người khổng lồ Trung Quốc sắp vượt Mỹ, khúc quân hành Chiến ca của Mẹ Hổ vang lên đang đánh thức người Mỹ tỉnh dậy sau hơn nửa thế kỷ say sưa với bao nhiêu thành công đã đạt được.
Chiến ca của Mẹ Hổ được dư luận quan tâm vì nó dường như muốn gợi ý phương Tây, nếu không để bị tụt hậu, thì nên tham khảo phương pháp giáo dục của phương Đông.
Không phải ngẫu nhiên mà tại Diễn đàn Kinh tế thế giới DAVOS, nhà kinh tế lừng danh Lawrence Summers lại tìm gặp và tranh luận với Amy Chua. Chắc hẳn vị Bộ trưởng Tài chính dưới thời Clinton, cố vấn kinh tế của mấy đời Tổng thống Mỹ ấy đã thấy rõ mối liên hệ giữa kinh tế với giáo dục.
Tạp chí TIME có lý khi viết: “Mẹ Hổ Trung Hoa đã chạm vào nỗi đau của nước Mỹ, siêu cường này đang lo thua Trung Quốc và các quốc gia châu Á trỗi dậy trong cuộc chạy đua kinh tế ở thế kỷ XXI.
Ngòi bút sắc bén của Amy Chua khiến cho các bà mẹ phương Tây bắt đầu tự hỏi: Phải chăng chúng ta chính là kẻ thua cuộc mà bà ấy nhắc tới? Mẹ Hổ đang dạy lũ hổ con để chúng thống trị thế giới; còn thế hệ tương lai của phương Tây bị cha mẹ bỏ mặc không dạy dỗ, đang thiếu sự chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh toàn cầu ác liệt ấy.(Theo Internet)
TẤT CẢ CÁC NỀN GIÁO DỤC TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY ĐỀU VÔ ÍCH VÀ CÓ HẠI VÌ KHÔNG ĐẶT NỀN TẢNG TRÊN VÔ SONG NGUYÊN LÍ(OHSAWA).
-Ở các xứ Phong Kiến, giáo dục nặng về lí thuyết, từ chương, thuộc lòng…Sau đó các xứ Tây Phương phát triển nền giáo dục nặng về thực hành và thí nghiệm, nhờ đó họ thống trị thế giới. Mỹ, Anh và Pháp, Nga trở thành cường quốc về kinh tế, quân sự, khoa học kĩ thuật.Các nước Châu Á mở cửa , các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore …cũng có các bước tiến nhảy vọt…
- Hiện nay, giáo dục các nước Tây Phương là đề cao bản ngã, giúp trẻ phát triển bằng các biện pháp âm nhu, dùng lời lẽ nhẹ nhàng giải thích, hướng dẫn trẻ làm các điều tốt.Còn giáo dục ở một số nước Đông Phương là phủ nhận bản ngã, dùng các biện pháp cả âm lẫn dương để dạy dỗ trẻ. Học hành tốt ,vâng lời cha mẹ được coi là bổn phận của trẻ. Cha mẹ có thể mắng chửi, đánh đập con nếu con không vâng lời.
-Trong quyển 50 NĂM THỰC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC Ý CHÍ. TS Ohsawa khẳng định :TẤT CẢ CÁC PP GIÁO DỤC TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY CHẲNG NHỮNG VÔ ÍCH MÀ CÒN CÓ HẠI NỮA. Lối giáo dục này đào tạo ra vô số chiếc máy nói chỉ lặp lại mà không có thực chứng, nhất là lặp lại các khái niệm trừu tượng không thực hiện được hoặc thực hiện được với kết quả rất hạn chế…Nó cũng tạo ra vô số người nô lệ với trí phán đoán thấp hèn ( máy móc, cảm giác, cảm tình) , suốt đời chạy đua với thời gian để có nhiều tiện nghi, tiền bạc,của cải, tri thức, quyền lực…Vì bị vô minh che bít, những người này bị rơi vào cảnh người mù sờ voi, dù cố gắng hết sức, họ chỉ thấy được một bộ phận của con voi và họ không bao giờ thấu hiểu được một con voi thực sự.
Nền giáo dục Cực Đông chẳng bao giờ tách biệt Y Học và Giáo Dục. Nền Giáo Dục này cực kì đơn giản chỉ là luyện tập suốt đời PP Trường Sinh TD đặt nền tảng trên Vô Song Nguyên Lí.Chuyển hoá Sinh Vật Học, Sinh Lí Học sẽ tạo nên sự chuyển hóa Tâm Lí Học.Tham sân si giảm bớt dần dần và từ bi hỉ xã phát triển ngày càng cao. Bức tường vô minh dày đặc từ từ tan biến và trí tuệ siêu việt từ từ hiển lộ theo thời gian thực hành nghiêm túc PP TD.
Người TD sẽ chẳng bao giờ lo sợ bất kì biến cố nào đến với họ vì họ chấp nhận tất cả với lòng biết ơn vô hạn. Họ sẽ mỉm cười đáp lại những lời mắng chửi thậm tệ đầy tự cao , ngạo mạn…Họ nguyện suốt đời phục vụ xã hội vì đó cũng là hạnh phúc của cuộc đời họ…Vì cho đi PPTD , làm cho nhiều người hạnh phúc thì họ càng được hạnh phúc...
13/3/2011 NVT
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.