Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thư của sư Thư (Nguyễn Trường Thư)
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Miến Điện - Đất nước quốc giáo.
Diệu Minh
Đấy là bức thư email mới nhận được từ Miến Điện của sư Thư - tên Pháp danh Pali là Panissara, viết tắt là P:

P mới lại ở SOM (trường thiền Shwe Oo Min) ra vì đầu tuần này mới bắt đầu học. P có lẽ xin hoãn thêm 1 năm nữa.

P gặp sư Pháp Thành ở SOM nói là cũng gặp cô ở SG. Cũng nghe các vị kể chuyện lại cũng thấy mừng. Ông ấy nói có cô ở ngoài HN vào hỏi có phục vụ gạo lứt hay không, P đoán là cô. Có lẽ lúc P về thì thiền đã phát triển rộng rãi lắm rồi.

P đi ở nhiều nơi mới thấy là có một số thiền viện của Miến bây giờ chỉ phục vụ đồ chay thôi, đố mọi người tại sao vậy. P cũng hỏi cả vị Dhammacariya trụ trì về vấn đề này và cũng được giải đáp rất tốt. Đó cũng chính là nơi P được nhập thất gần 2 tháng ở Taunggyi, lạnh như Sapa của mình hoặc hơn. Thực sự nếu được nhập thất dài thì kết quả tốt hơn nhiều. P ở đó chỉ ra ngoài đi bát và lúc ăn thôi còn thì ở trong cốc hết.

Đây là email của cô Uppalavanna sister_uppalavanna@yahoo.fr

Chưa mở được trang web của cô.

Có ông sư Thái muốn P tới chỗ của ngài Ajahn Boowa (đệ tử của ngài Ajahn Mun), năm nay ngài đã 94 rồi. Có lẽ là sau này khi rời Miến P sẽ tới đó.

Cho P gửi lời hỏi thăm mọi người, hỏi thăm cả Lứt. Chúc mọi người tinh tấn. Sẽ thông tin sau.

P
Diệu Minh
Thư thứ 2:

"Có một dịp nào có điều kiện P muốn chia sẽ thông tin về việc ăn chay của các Sayadaw lớn của Miến.

Sư đang đọc sách của ngài Mahasi, ngài là người chủ trương ăn chay rất mạnh mẽ. Một vấn đề khác là việc ăn chay sẽ ngăn chặn được cái nghi đối với nhà sư, điều này thì cô biết rồi. Khía cạnh khác cần nhấn mạnh là liên quan tới việc phát triển tâm từ. Cho dù ở SOM vẫn chủ trương là khi không sân là có tâm từ tự nhiên, P chỉ đồng ý một phần thôi. Tiến bộ về thiền quán sẽ chậm nếu không song song với việc thực hành tâm từ. Cô sẽ thấy rõ điều này trong đoạn ghi lại phỏng vấn với thầy U Tejaniya với các thiền sinh phương Tây mà P forward về rồi tháng 3.

Metta bhavana có một tác tác dụng thiết thực rất lớn và gây được nhiều điều bất ngờ. Thời gian ở Taunggyi P cũng nhờ rải tâm từ mà vượt qua được rất nhiều khó khăn.

Nhưng hiện tại hầu hết các trung tâm thiền có người nước ngoài ở Miến đều có phục vụ cả đồ chay rồi."

Ảnh sư Thư, người thứ nhất bên phải:
Diệu Minh
Thư thứ 3 của sư Thư:

Cô Trâm,

P vừa gặp và nói chuyện với cô Thiện ngày hôm qua về nhiều vấn đề, cảm thấy rất vui về tình hình ở nhà. Cô Thiện cùng với sư Pháp Chất chiều này đi Pa-Auk và kế hoạch sẽ mời một số thiền sư có tiếng của Miến Điện về VN, người đầu tiên có lẽ là ngài Sitagu. P gặp ngài cách đây 2 tuần, ngài rất từ bi và rộng lượng.

Tình hình quán của cô phát triển cũng tốt quá. Bây giờ P nghe toàn tin tức tốt ở nhà nên cũng phấn khởi.

Cám ơn cô rất nhiều đã gửi quà, nhưng đừng gửi gì sang bên này cho P cả vì sắp đi Pa-Auk rồi những thứ đó không thể giữ được. Cô biết rồi luật của Pa-Auk rất chặt. Ô mai của cô P cũng dana lại cho cô Thiện. Cám ơn cô rất nhiều nhưng đừng phải lo gì cho P.

P cũng nói cô Thiện nghiên cứu thêm về phương pháp của ngài Monle. Cô có thể tham khảo thêm tại: mogokmonle.googlepages.com

P đang mở và coi trang web của cô, rất bắt mắt và thú vị.

P
Diệu Minh
Thư thứ 4:

Sư Thư gõ nhiều thư hơn cho tôi và thư nào của sư cũng đem lại cho tôi nhiều niềm vui thanh nhẹ...

Đôi khi tôi cũng muốn bay sang Miến Điện - nó như là quê hương tinh thần - quê hương tâm linh của tôi vậy.
Tôi yêu đất nước Miến Điện vì cái chất liệu trong tôi phù hợp nhất với cái chất Miến (thầy tôi bảo tôi giống người Miến - khi còn sống trong trường thiền... người Miến mỗi khi gặp tôi đều xổ ra một tràng tiếng Miến hỏi đường vì tưởng tôi là người Miến!). Chưa một nơi nào tôi thấy mình sống hợp hơn Miến Điện, mặc dầu ngài SuPhan Thái Lan - vị thiền sư ở Wat Ram Poeng, có đúng đặc tính như sư Thư tả về các bậc thầy Miến: thảnh thơi, nhẹ nhõm, mát mẻ và trẻ thơ... và tôi thấy trường thiền Thái Lan thì rất là tuyệt vời... nhưng ra ngoài trường thiền thì tôi thấy xã hội Miến gần gũi với tôi hơn là xã hội Thái Lan...
Sau đây là thư mới nhất của sư Thư:

Cô Trâm,

Một điều quá huyền diệu là hôm qua P đi cùng với một
số sư và các cô ở trường ĐH tới thăm ngài Monle vừa đi thuyết giảng ở Anh Quốc và Mỹ về.
Sau đó tới đảnh lễ ngài Pakkoku Sayadaw - vị này cũng được coi là vị Alahant. Ngài Monle thì P nói cho cô và mọi người biết rồi, con ngài Pakkoku là P gặp lần đầu tiên mặc dù đã nghe tiếng rất nhiều lần. Cả hai ngài đều tu theo trường phái Mogok. Cho dù ngài là ai đi chăng nữa mọi người cũng đều cảm nhận được sự từ bi mát mẻ và tâm hồn con trẻ của ngài. P cũng chỉ muốn ở lại với ngài luôn khỏi phải lăng xăng đi đâu nhiều nữa.
Ngài có giảng cho mọi người nghe một bài pháp rất thâm sâu nhưng cũng cực kỳ dung dị. Nội dung hầu như lấy từ Abhidhamma nhưng lại đượm chất thơ - có lẽ dùng từ kệ (gatha) thì chính xác hơn. P cũng xin chia sẻ ý kết luận của bài pháp. Đó là khi nói về chúng sinh, nhưng theo nghĩa chân lý tuyệt đối (paramatha) thì không hề có chúng sinh nào cả khi nhận diện đúng được bản chất của danh-sắc. Ngài lấy ví dụ mọi người cứ thích tự do như chim trời, nhưng chim thì có cánh, có mỏ, có mắt, có
chân ... , giống như chấp "có" của con người vậy. Chừng còn có các cái đó, chim sẽ bị mắc vào lưới. Còn gió chẳng có mắt, có chân, có tay hay có đầu - gió chẳng có cả (anatta), vậy có lưới nào để chụp được gió.
Mọi người đều quá ư là hoan hỷ, cũng phải cám ơn rất nhiều tới cô phiên dịch, cô ấy dịch đuổi (running translation) rất tốt. Và cám ơn tất cả nhân duyên đã đưa đẩy để tới gặp ngài.
Ngài đã gần 90 mà không hề thấy có một chút ưu tư phiền muộn nào hết, ngài như cơn gió thổi qua luồng gió mát mà chẳng để lại dấu tích gì. P con nghĩ rằng nếu ai
đang có bệnh, nếu gặp ngài bệnh sẽ tiêu tan
Diệu Minh
Sư Thư vừa gửi cho tôi một bức thư dài... đọc thư của Sư bao giờ trong tôi cũng có một sự đồng cảm và mãn nguyện sâu xa...

Lạ nhất là tôi vừa thốt lên với Tâm - một cô bạn tu có nhiều tĩnh lặng và thăng bằng nôi tâm - là dạo này không hiểu sao chị thấy nhớ Miến Điện (nhớ trường thiền, nhớ thầy... ? không thấy nhớ cái gì rõ rệt?) như mình là một luồng năng lượng và thấy bị hút về đó - về trường thiền Shwe Oo Min - Có thể là thầy tôi nhớ tới điều tôi đã nói với thầy trước khi về VN? Mà nay vẫn chưa thấy tôi quay trở lại trường. Tôi nguyện là trong 10 năm liền mỗi năm tôi ở Miến 6 tháng và ở VN 6 tháng mà... làm sao bạn có thể quên được một nơi mà mình được chạm vào chính mình... nơi mà mình trưởng thành tâm linh hàng ngày. Nơi mà mình được tự do tuyệt đối là chính mình... (tự do tuyệt đối với tham sân và si...ôi giời ơi điều đó rất là kinh khủng!!!!!) để thấy rằng ta là không ai cả... tôi thường rủ một sư cô ăn chay "lén" ra phía rau mấy dãy nhà... quăng bớt y áo (sang Miến là tôi xuất gia gieo duyên làm "sư cô") và leo lên mấy cây ổi, hái ăn và đem cho bất cứ ai chung quanh dãy nhà đó, có một yogis (thiền sinh) người nước ngoài không biết ổi là gì, được tôi cho một quả xanh ăn khen ngon... ngon thì lần sau cho nữa... những trò tinh nghịch trẻ con của tôi được dịp thả hồn thả vía thoải mái sảng khoái vô biên... ở Shwe Oo Min... tôi nghĩ nếu cho tôi sang Mỹ tôi cũng không bao giờ có được thứ tự do như ở SOM... ngày còn bé tôi thường trèo cây hái quả. Ở SOM tôi cũng được thường... hái quả và trèo cây... tôi có lại niềm vui của thời thơ ấu, được sống lại tuổi thơ của chính mình,lứa tuổi lên 10... rất tinh nghịch... có lần thấy tôi khoác tay một sư cô người Miến - rất quí nhau...thầy tôi hỏi giật: cái gì đó... và tôi chợt thấy là tôi đã có một cử chỉ hồn nhiên thiếu chánh niệm, một cử chỉ thân ái của con người... tôi thường bị thầy "bắt quả tang" các trạng thái hơi bất thường... và đúng như Osho nói: thầy là gì? là người mà khi bạn ở trước mặt thầy bạn chỉ thấy có chính bạn, chính các trạng thái tâm của bạn. Điều này tôi cũng thấy hiện lên khi tôi gặp người thầy Thái Lan - Suphan - thầy thì không thấy đâu, chỉ thấy chính mình... hay thật. Đến với ai cũng bị thấy mất mát chánh niệm dễ dàng, hoặc nhiều ít, với thầy thì ngược lại, dù muốn chạy trốn các trạng thái tâm cũng không xong, năng lượng quay lại chính mình. Thầy có giá trị như vậy đấy... Một người thầy tâm linh - quí giá biết bao...năng lượng dội vào trong nên khoẻ nhẹ... gặp những người khác... năng lượng thất thoát ra phía ngoài, bị lôi kéo ra phía ngoài...

Bạn có thể trắc nghiệm điều này khi có duyên với thầy tôi.

Thầy tôi nổi tiếng Miến Điện về trí tuệ và từ bi, có người còn nhận xét thầy rất sắc xảo, thầy có vợ và một con trai rồi mới xuất gia, thầy giác ngộ ở ngoài chợ... theo như quyển "Thấy và Biết" của thiền sư Pa Auk thì người nào kiếp cuối cùng thành Phật cũng có vợ và một con trai??????? tôi không hiểu tại sao lại có thông lệ của việc thành Phật đó, nghe lạ hoắc... không hiểu nổi....?

Tôi hẹn với thầy tôi là tôi trở về VN rồi tôi lại quay lại sớm... nay đã hơn 1 năm rồi...

Và khi đọc thư của sư Thư nói về SOM tôi càng thấy thấm thía và đồng cảm...
Tôi tu tập với thầy Suphan cũng rất tuyệt... PP của thầy Suphan rất tuyệt, nhưng tôi vẫn muốn sang Miến, kinh nghiệm tâm linh ở đó cực kỳ sâu sắc và toàn diện, thầy tôi rất là tuyệt vời, thầy có tha tâm thông...

Sau đây là thư của sư Thư, tôi có mở ngoặc vài đoạn giải thích, vì sư Thư hay dùng từ Pali.
Vì điều kiện ở Miến... Mỹ cấm vận, nên nền văn minh hiện đại hầu như chưa tới với xứ sở đó... nó vẫn còn nguyên sơ và dễ thân thiện đến lạ... tốc độ đường truyền của Internet rất chậm, sư Thư đã sáng kiến gửi ngắt quãng cái thư này làm 5 lần vì e rằng máy móc bị trục trặc thì mất thư... vì thế bức thư này được gõ đến cả tiếng đồng hồ...
Chúng ta đã có những thông tin quí báu của một vị sư vốn cách đây 2 năm vẫn còn là một phó tiến sĩ Kinh Tế học ở Canada về và rất giỏi tiếng Anh, sư Thư được bà con, bá tánh quí mến từ khi chưa làm "ông sư". Mất rất nhiều công sức thư này mới tới được với chúng ta. Tiền vào Internet ở Miến cũng rất đắt...
Khi đọc thư có nhiều đoạn sư Thư sử dụng từ Pali, e bạn đọc ít có chuyên môn nên tôi mở đóng ngoặc

"Cô trâm,

Sáng nay P ngồi trả lời thư của cô gần 1h, tới lúc gửi thì máy có vấn
đề, chắc không có thiền thì P đã nổi đóa lên rồi, vậy mà còn rất nhã
nhặn với mấy cậu coi quán Internet. Tình hình này chắc khoảng 10 ngày
hoặc 2 tuần P mới check mail thôi.

Đã nhận được đĩa của cô rồi, cám ơn nhiều. Vì ở trường ĐH nên P được
tiếp cận toàn bộ thông tin về thiền của nhiều nước trên thế giới. P có
nguyên bộ bài giảng băng video của ngài Goenka, còn bài thuyết pháp
của ngài thì nhiều lắm. Sách của ngài P cũng đọc nhiều rồi. P chỉ đố
cô tại sao ngài Goenka lại chọn thọ để quán mà không chọn những đề mục
khác, lý do là gì?

P không thể soạn thư dài được nữa vì đường truyền luôn bị nghẽn mạch.
P thấy sau một thời gian tìm hiểu về các pháp môn ở đây thì thấy quán
tâm của SOM (Shwe Oo Min) có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả.

P phải ngắt từng đoạn để gửi không thì lại bị nghẽn mạch. Nếu có thời gian thì cô nên nghiên cứu hai phần cơ bản trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp toát yếu) là citta (tâm) và cetasika (tâm sở) sẽ rất bổ ích cho thiền quán tâm.

Nghiên cứu P mới nhận thấy là rất nhiều đạo sư lớn của Thái và Tích
Lan đều học pháp hành của Miến, đây là cái nôi gần như giữ được tinh
dòng của Satipatthana (Tứ Niệm xứ: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán Pháp). Bao giờ nghe tụng Satipatthana và Patthana là P đều cảm thấy năng lượng trào dâng rất lạ. Lúc ở Taunggyi ngày nào trước khi ăn P cũng tụng cùng với các sư. Chỉ trừ ở trường thiền thôi,còn các chùa ở ngoài họ tụng kinh rất nhiều, cô cũng biết rồi. Bộ Patthana thì ngay cả các chú sadi cũng thuộc lòng mặc dù chưa phải là hiểu hết.

Một vấn đề nữa là nếu chỉ nghiên cứu thiền qua sách vở thì sẽ khác xa
so với thực tế nhiều. P tới trung tâm của ngài Sulun được vị sayadaw (đại đức) ở đó giải thích khác rất nhiều so với việc hình dung của mình về pháp
môn này. Ngay cả khi tới Mahasi cũng vậy, nếu chỉ đứng ở ngoài mà đánh
giá thì sẽ dễ sai lầm và không thấy được bản chất của Pháp. Một điều
có thể khẳng định là tất cả những pháp môn đó không đi ra ngoài Satipatthana, vấn đề là đức Phật vì trí tuệ và lòng từ bi của ngài đã
đưa ra một menu quá đầy đủ để cho chúng ta có thể lựa chọn, ngoài ngài
ra không ai có thể làm được việc này (giống như vốc nước biển lên mà
có thể biết được vị mặn là từ sông nào chảy ra, mà đức Phật còn làm
một việc khó hơn rất nhiều: đố cô là gỉ?).

Càng tìm hiểu và thực hành P càng tin tưởng vào pháp môn của SOM,không dám bình luận nhiều nhưng cảm thấy rất độc chiêu và thú vị. Và khi đã nghiên cứu thêm pp của ngài Mogok-Monle thì P không còn đắn đo gì nữa.

Ngày kia P sẽ đi tiếp 2 trung tâm thiền nữa, trong đó có một trung tâm
của ngài Chekinda (hình như là được xếp hạng về đệ nhị thuyết pháp),ngài cũng đi giảng rất nhiều ở nước ngoài. P luôn mở tâm cầu học không chốt chặt ở đâu cả nên thu nhận được rất nhiều. Đến đâu người ta bảo sao P làm vậy, mà còn làm hơn thế nữa.

thời thiền đều đặn, thời nghiên cứu kinh điển rất tốt, tốt đến nỗi cô
giáo còn vẽ mặt cười vào bài của P làm cho các sư cứ thắc mắc là sao
cô giáo chấm bài mà còn vẽ cả hình hoạt họa vào bài (đùa chút thôi,
chắc cô này gõ vi tính nhiều nên bị nhiễm bệnh hay chèn hình để biểu thị sắc thái)"

Myanmar 17 -7 - 2007

--------------------

Diệu Minh
(Thưa sư,
Con nghĩ ngài Goenka chọn thọ là ""địa chỉ" để quán là vì thọ là mối đầu của tâm và là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa danh và sắc.) đó là trả lời thư của tôi và đây là thư trả lời của sư Thư:

Cô Trâm,

...
Nếu cô có đọc Abhidhamma (Vi Diệu Pháp toát yếu) cô sẽ thấy bất cứ một tâm thức (citta) khởi sinh cũng đều có thọ hết, thọ là một tâm sở trong số 7 tâm sở (cetasika) có mặt trong một tâm được khởi sinh. Mặt khác, thọ là nguyên nhân trực tiếp sinh ái (tanha), mà ái là một trong đầu mối khó cắt nhất trong vòng samsara (luân hồi).

Bất kỳ khi nào cô chỉ cần để ý, hướng vào trong là đều thấy thọ. Mà thọ đều được biểu hiện rất rõ ở cả tâm và thân. Thọ sẽ chỉ bị diệt đi khi đạt tới Nibbana (Niết Bàn). Đó cũng là lý do tại sao ngài chọn quán thọ.

P tìm hiểu thấy rất rõ ràng mọi ngả đường trước sau rồi cũng dẫn tới quán tâm vì những ưu điểm nổi trội của nó xét theo nhiều khía cạnh.

P
Diệu Minh
Cô Trâm,

Cũng lâu lâu rồi P không checkmail, mặc dù ở Yangon nhưng P hầu như chỉ ở trong phòng chẳng đi đâu mấy.

Trường mấy tuần vừa rồi tổ chức đi tham quan liên tục trong đó có một nơi có tượng Phật bằng đá cao nhất Miến Điện (chắc có thể cô cũng tới đó rồi). Nhưng ở đó có một điều kỳ lạ là họ có nuôi một con trăn rất đẹp và dài. Con trăn này rất ít khi cựa quậy như là ở trong trạng thái thiền vậy và không ăn gì hết mà chỉ uống sữa (quá ngọ là không uống nữa), trước khi uống phải đặt bát sữa lên bàn thờ Phật và có người dâng. Chắc kiếp trước là người tu rồi.

Con trăn được đưa về đây là do có một ông nông dân được trăn báo mộng là muốn về ở gần tượng Đức Phật nhưng không đi được và nhờ ông lão đưa về đó. Hiện giờ ông này là người chăm sóc trăn.

Cuối tháng 10 P sẽ lên Pa-Auk. Nếu cô sang sớm một chút và lên đó dự lễ dâng y Kathina thì sẽ rất ấn tượng. Hiện có 700 chư tăng đang nhập hạ tại đó. Những cảnh tượng như vậy chỉ hi hữu có tại Pa-Auk.

Hai tuần nữa P sẽ vào SOM khoảng 1 tuần vì là có sinh nhật của vị mập.

Chúc mọi người an vui.

P
Diệu Minh
Cô Trâm,

Rất tiếc không thể email được sớm hơn. Tình hình bên này ổn định rồi, không có vấn đề gì lớn cả. Họ mới mở lại Internet từ hôm qua.

Tình hình ở SOM vẫn tốt đẹp. Thầy bây giờ thì nổi tiếng quá rồi. Tháng 11 tới thầy sẽ đi Hongkong khoảng hai tuần, và ăn Tết Miến ra (vào tháng Tư) thầy mới lại đi tiếp. Nghe nói cô Thiện có mời thầy về, nhưng hiện tại chương trình của thầy đã lên lịch kín phải tới sau 2009.

Cốc mới của thầy cũng to và đẹp, tầng trên để ở và trình pháp ở tầng dưới. Hiện nay sư Trí Dũng đang nhập hạ tại SOM và cuối tháng này sư sẽ quay trở về Mỹ. P đã gặp vợ chồng cô Phương ở SOM, chắc hai vợ chồng cũng sẽ lên Pa-Auk cuối tháng này.

Thông báo tình hình như vậy để cô quyết định.

Chúc mọi người an vui. Cho P gửi lời hỏi thăm cô Lý, VH, Henrich và cả Lứt nữa.

P
Diệu Minh
Cô Trâm,

Cũng để tuỳ duyên nhá vì hiện tại P cũng khó đoán trước được tình hình cụ thể ra sao. Có gì P sẽ thông báo cho cô hay.


P cũng thấy ngồ ngộ và vui khi mọi người kêu như vậy (tôi gõ thư kể là Điệp vẫn gọi sư là “Thằng Thư” và bé Ngọc vẫn gọi sư Thư là “chú Thư”), đâu có sao đâu, sống theo thói quen cũng là một tập quán mà. Mà cô có biết sự khác biệt giữa một người xuất gia và một người bình thường là ở chỗ nào không? Nếu không thông được điểm này thì khoác áo ông monk cũng mệt mỏi lắm.


Mọi người nếu sang cùng thử đi một số nơi xem sao, nhiều khi đối với người này thì hợp chỗ này nhưng với người khác thì lại không. Còn cụ thể như thế nào thì cô cũng biết rồi..

Mà bây giờ ở Miến họ vẫn cấp visa phải không vì P biết từ Singapore họ không cấp visa vào Miến. Không biết giờ có thay đổi gì không.



Vào
www.monlesayadaw.com cô sẽ tìm được rất nhiều bài pháp có giá trị và P cũng đang đóng góp một phần nhỏ với mọi người bên này ( có hình của P ở phần Team Monle). Sư cô hình đầu tiên là người đã dịch suốt cho P trong thời gian 3 tháng ở đó và cô Jenny cũng giúp về phần dịch Miến – Anh rất nhiều.

With all metta,

P

--------------------
Bạn nào muốn nom mặt sư Thư và các hoạt động của sư Thư ở Miến thì vào:


http://monlesayadaw.com/index.php?option=c...3&Itemid=60

--------------------
Diệu Minh
Chào cô Trâm,

P mới quay trở lại Yangon. Tình hình bên này hoàn toàn ổn định rồi, không có vấn đề gì lớn cả.

Mọi chuyện của P cho tới giờ đều tốt đẹp.

Chúc mọi người an vui và tinh tấn.

P
Diệu Minh
P vừa mới ở SOM ra sáng nay. Rất thú vị và bổ ích.

Thiền sinh trình pháp bây giờ cười vỡ nhà, ông thầy ngày càng có nhiều
chất humor tợn. Thầy đùn cho P một đống CD chắc nghe cũng ngạt thở
luôn.

Người Nga không biết sao kéo tới rất đông, có ông sư Nga hồi cô còn ở
bên này cũng quay trở lại. Người Việt mình đợt này không nhiều lắm,
các cô còn lại có 4. Cô Liên Hiếu, tiến sĩ ở Ấn Độ cũng rất nhanh nhẹn
và tháo vát trong việc giúp đỡ mọi người.

Sư Tuệ Duyên ở Panitarama và sư Chân Tín sẽ về HN sau 2 tuần nữa. Sư
TD sẽ tham gia vào việc tổ chức khóa thiền của Ngài Zatila (sẽ tới SG
ngày 3 Tết). P sẽ đưa số điện thoại của cô để sư TD liên hệ và thông
báo.

P
Diệu Minh
P sẽ gửi sư Tuệ Duyên mang về cho cô đĩa trình pháp của các thiền sinh Phương Tây (bằng tiếng Anh), cũng rất thú vị. Trong đó có nhiều đối tượng từ những người mới bắt đầu cho tới những người đã có nhiều kinh nghiệm hành thiền. Cách tiếp cận của họ cũng có nhiều cái giống và khác nhau so với thiền sinh VN. Có thế P cũng sẽ gửi thêm loạt bài hướng dẫn của thầy tại California vào năm ngoái, có rất nhiều câu hỏi thú vị.

Rất mừng là sư PT đã giúp được nhiều cho mọi người ngoài đó. Sự có mặt của chư Tăng bao giờ cũng thúc đẩy, hâm nóng được bầu không khí tu tập.

Ra tới quán Internet P mới nhớ ra là quên địa chỉ liên hệ nơi mà ngài Zatila sẽ về hướng dẫn thiền vào tháng tới. Sẽ cung cấp cho cô sau.

Cho P gửi lời hỏi thăm mọi người, chúc tất cả mạnh khỏe và bình an.

P

Diệu Minh
Co Tam Uyen
CHUA TAM THANH
Xa Quoi Thanh, huyen Chau Thanh, tinh Ben Tre
Tel: (075) 623200
DD: 0917850526

P nghe noi day cung la mot mo hinh truong thien moi, co Tam Uyen cung
la cu si nhung chac do quen biet nhieu nen cung da xin thanh lap theo
mo hinh truong thien. Chac cung rat thu vi.

Gui kem cho co bai noi cua ngai Monle (day la bai noi cho ong tai
chinh truoc khi chet). Do la bai duc ket ngan gon va rat hay ve giao
phap cua ngai. Co rat nhieu dieu dung. Co the P se dich doc va gui ve
sau, truoc mat co xem ai dich truoc de co the dap ung nhu cau cua
nhieu nguoi trong giai doan chuan bi truoc khi chet. Neu co dich xong
nho dua cho ba cu nha P mot ban nha.

Ngai mai P se vao SOM khoang 3 tuan, tranh thu ong thay. Sau do khong
co gi thay doi dau thang 3 toi P se len Pa-Auk.

Da hoc la thu cua Viet Anh roi. Thien neu duoc di dung huong se co rat
nhieu dieu mau nhiem ma truoc day khong bao gio co the nghi toi.

Chuc co va moi nguoi nam moi manh khoe va an lanh.

P
hien beo
Cô Trâm!

P mới ở SOM ra trường ngày hôm nay. Đợt thiền tập này của P rất tốt,
hơn hẳn các lần khác.

P sẽ ở Yangon khoảng 10 ngày và sau đó sẽ lên Pa-Auk.

Chúc cô và mọi người mạnh khỏe và bình an.

P
Diệu Minh
Cô Trâm,

Sáng nay P có gặp cô Thiện, cám ơn cô đã dana tứ vật dụng cho P. Cô Thiện sang cũng đúng lúc, P lại có được kappiya ở Pa-Auk không thì cũng hơi kẹt. Chiều tối ngày mai cô Thiện đã đi rồi, hai ngày sau P mới đi vì còn phải đợi một ông thầy Bắc Tông ở SOM ra đi cùng. Chiều nay cô ấy vào SOM để đảnh lễ thầy.

Thời gian gần đây ngày nào P cũng đi bát khoảng 1,5h ở Yangon, các phật tử hoan hỷ đặt bát lắm. Lúc nào không đi là họ lại nhắc. Hôm trước đang đi thì tự nhiên thấy có một xe taxi đâm thẳng ngay vào mình, từ trên xe bước xuống hóa ra là ngài Kusala (ngài trụ trì ốm) và hỏi P vẫn đi bát và ăn chay ngày một bữa à? Ngài cười rất tươi và mở bát P ra kiểm tra xem họ đặt đồ ăn ra sao. Lúc ở SOM có hôm tự tay ngài bưng đồ ăn chay đặt tận tay làm P xúc động quá.

Lúc ở SOM P có gặp cô Bình vào thăm quan. Bây giờ cô ấy làm bí thư thứ nhất của ĐSQ VN tại Yangon. Hôm qua P có tới ĐSQ để đăng ký làm hộ chiếu mới, không thể tưởng tượng nổi là thủ tục rất đơn gian và nhanh chóng. Bây giờ hộ chiếu mới sẽ có giá trị 10 năm và cũng được dán hình ông tăng luôn, cũng chẳng ai hỏi gì cả. Cô Bình đích thân sẽ đem đi Bangkok in cho P nhân tiện cho việc của ĐSQ. Còn sư Định Hòa xin giới thiệu để thi Thailand học thì được đích thân ông đại sứ đứng ra làm. P cảm nhận thấy bên này họ giúp đỡ các sư rất nhiều. Nghe nói hôm Tết nguyên đán, các tăng ni của trường còn tới ĐSQ tụng kinh chúc phúc đầu năm. Toàn những chuyện chưa bao giờ xảy ra cả.

Không biết cô đã nghe bài phỏng vấn thầy của các thiền sinh Phương Tây chưa? P sẽ làm ra đĩa và nhờ cô Giới Thanh (hoặc sư Tâm Đăng) gửi về cho cô. Kèm theo đó là một bộ 2 CD về phẫu thuật (anatomy) của bác sĩ người Đức, mọi người dùng băng hình này để làm tài liệu quán bất tịnh (đang rất phổ biến tại Pa-Auk). Vậy cô nghe phần dịch của ngài Ajahn Chah là ở đâu nhỉ?

P sẽ add thêm phần về Cận Tử Nghiệp (loạt bài pháp của một thầy Thiện Tâm) cũng rất thú vị. Các files này P đều đã làm nhỏ lại nên rất gọn. Có thể sau này khi mọi việc đã ổn định P sẽ phát triển theo kiểu dịch miệng trực tiếp vì thấy rất nhiều người thích.

À giờ P mới nhớ ra là các đoàn tăng ni này về là để dự lễ Vesak vào rằm tháng Tư tới. Một số được mời sẽ được bố trí ăn ở, còn không thì phải tự túc. Cô cũng nên tranh thủ giúp đỡ mọi người nhá, đây cũng là một cơ hội tốt đấy. Vậy P cứ thông báo địa chỉ của cô để mọi người liên hệ nhá.

Chúc cô và gia đình mạnh khỏe bình an.

P



Hình như nhà P đang sửa thì phải.

Nếu bà cụ P không tìm ra đĩa thì đằng nào P cũng gửi về loạt bài đó cho cô, bao gồm:
  1. Bài phỏng vấn của các thiền sinh Phương Tây (sư Giới Tịnh đánh giá là rất cô đọng và có giá trị thực hành cao).
  2. Bài nói về sự khác biệt của samadhi do Samatha và Vipassana đem lại.
  3. Bài nói về ngài Shwe Oo Min của Steve Armstrong.
[size=4]Tất cả đều được P làm theo hình thức dịch miệng như trước đây và được làm cách đây đúng 1 năm. Hy vọng đây cũng là món quà của P cho mọi người nhân dịp bước vào năm mới.

P
Diệu Minh
Cô trâm,

P đã ra trường ĐH được gần một tuần và sẽ ở lại đây để học tiếng Miến và một số môn khác. Hàng ngày đi khất thực như vậy việc ăn uống sẽ đảm bảo hơn. Cũng có người hộ độ làm kappiya, nên P nên cũng yên tâm nhiều do không phải động tới tiền.

Bài phỏng vấn thầy của tờ tạp chí Malaysia đã được dịch xong, không biết cô đã có chưa. Nếu chưa, P sẽ email. Mà mẹ P cũng có bài phỏng vấn đó, nhớ chuyển sang đuôi MP3 thì khi copy ra CD sẽ nghe được (máy thu MP3 có đuôi .wav - không nghe được bằng CD player).

Hiện tại MĐ là một cái nôi lớn của Phật Giáo NT cả về pháp học lẫn pháp hành nên P cũng chưa muốn đi đâu cả. Ở đây P cũng đang học hỏi được rất nhiều.

Nhân dịp năm mới chúc cô và gia đình khỏe mạnh, bình an trong giáo pháp.

P

hoa cỏ may
QUOTE(Diệu Minh @ Dec 1 2007, 11:43 AM) *
Hai tuần nữa P sẽ vào SOM khoảng 1 tuần vì là có sinh nhật của vị mập.

Chúc mọi người an vui.

P


vị mập .. hí hí
Diệu Minh
Hôm nay sư vào SOM đúng ngày sinh nhật và thầy tổ chức dana gạo cho những người nghèo trong làng. Đã cúng dường gạo lức rang cho thầy. Sư hỏi thầy có nhớ cô không, thầy nói ngay tên cô và còn nói thêm cô này thích đồ ăn tự nhiên. Bây giờ thầy chịu món gạo lức rang lắm rồi.

18/4 thầy sẽ đi châu Âu. Tháng 6 này thầy sẽ về VN 2 tuần và vẫn muốn dành thời gian cho nhóm HN.

Mấy ngày hôm nay đoàn đi các nơi xung quanh Yangon và mọi người đều rất hoan hỷ. Chiều này thầy đề nghị sư ở lại để làm lễ xuất gia cho Thành.

Sơ qua tình hình thế nhé.

Yangon, 7/4/2011
Diệu Minh
TRUNG TÂM THIỀN MINH SÁT CỦA TÔI

Trung tâm này mang khắp mọi nơi,
Danh - Sắc là nó chứ chẳng sai.
Văn phòng là tâm không ai khác.
Quản đốc ấy là tâm quan sát.
Sáu căn là thợ nhật công thường ngày.
Đối tượng sáu trần khách tự đến.
Hiện khởi ngay đây cần nắm bắt,
Hợp trí quan sát, thật vui sao!

Trên đây là bài kệ của thiền sư U Tejaniya được sư tạm chuyển nghĩa. Nguyên gốc của bài này là:

My Vipassana Center

I bring the center everywhere.
Nama - Rupa is the center,
Mind is the office.
Observing mind is the supervisor.
Six sense doors are the workers,
Six sense objects are the guests.
Happening here and now is the priority.
Watching with intelligence is the main manner.


(Để giữ vần nên không hoàn toàn dịch từng chữ một. Có gì xin mọi người đóng góp thêm. Thanks!)
Diệu Minh
"Ở đâu có giới, ở đó có tuệ
Ở đâu có tuệ, ở đó có giới."

Sự lựa chọn luôn thuộc về chúng ta.

Nhân dịp năm mới 2013 xin chúc mọi người luôn duy trì thực hành để tạo điều kiện cho trí tuệ dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống.
Đó là cách quy y nương tựa thực tế nhất.

Trong tâm từ,

p
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.