Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Tinh hoa của Thực dưỡng
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thực Dưỡng ngày nay
Diệu Minh
O HN ma cung co nguoi quan tam den thuc duong the nay a?
Chi biet ko

---------- Forwarded message ----------
From: Do Hoang Tung <dohoangtung369@gmail.com>
Date: 2011/6/24
Subject: [Om Mani] Tinh hoa của thực dưỡng (Phần 1)
To: om_mani_padme_hum <om_mani_padme_hum@googlegroups.com>, phat-kinh-doanh@googlegroups.com, bo-de-tam <bo-de-tam@googlegroups.com>


Thân gửi mọi người,

Không biết mọi người đã nghe nói tới phương pháp ăn gạo lứt muối mè của Oshawa chưa ạ? Chắc có người cũng đã từng nghe nói tới và biết khả năng chữa bệnh của phương pháp này. Hôm nay Tùng xin gửi mọi người phần 1 bài dịch rất hay của bạn Huyền Nữ,

Tinh hoa của Thực dưỡng:

Tất cả những gì tôi muốn kể với bạn là những kinh nghiệm của tôi về thực dưỡng và những kiến thức tôi học từ Ohsawa. Hi vọng bạn có thể áp dụng được vài điều vào việc nghiên cứu Thực dưỡng của mình.

Có hai khía cạnh để tiếp cận với Thực dưỡng. Một mặt thuộc về chế độ ăn uống, còn mặt kia thuộc phương diện triết lý, hay tâm linh. Tôi luôn luôn quan tâm đến khía cạnh tâm linh nhiều hơn, tôi chưa bao giờ tìm hiểu nhiều về chế độ ăn uống. Tôi cũng không quan tâm đến nó nhiều lắm, nhưng bạn có thể tìm hiểu về nó. Tôi đã học hỏi khá nhiều về nghệ thuật ăn uống dưỡng sinh từ người Mỹ. Thực dưỡng Hoa Kỳ không đề cập nhiều đến vấn đề tâm linh; nhưng xu hướng này đang dần thay đổi và càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến góc độ này của phương pháp ăn uống dưỡng sinh. Khoa học Thực dưỡng thật ra mang đậm màu sắc tâm linh. Đối với tôi, đây là một trong những lối tư duy tâm linh nhất.

VẬT CHẤT HAY TINH THẦN

Nhiều người nói rằng phương pháp Thực dưỡng mang nặng tính vật chất tầm thường vì lúc nào cũng đề cập đến đồ ăn thức uống. Trước đây tôi đã từng giảng dạy tại trường Thiền Tassajara nằm trên một vùng núi cao ở California. Ở đó có suối nước nóng nên nhiều du khách đến, họ nghĩ rằng tắm nước nóng là Thiền. Không, đó không phải là Thiền. Nhiều người cũng tin rằng ăn gạo lứt là thực hành phương pháp Thực dưỡng. Không, đó không phải là Thực dưỡng. Có thể đó chỉ là một phần của Thực dưỡng. Dù vậy, có lần họ mời tôi xuống trung tâm Thiền và nói chuyện về Thực dưỡng. Sau khi tôi nói khoảng một giờ đồng hồ, họ kết luận rằng họ không hề có ý định thử áp dụng chế độ ăn uống của Thực dưỡng, vì nó quá mang tính vật chất tầm thường; trong khi thiền là một thứ gì đó rất thiêng liêng mang màu sắc tâm linh. Và tôi nhận ra mình đã sai lầm khi đã khiến cho họ hiểu vấn đề theo cách đó.

Nhưng chính bản thân họ cũng đã lầm to. Thức ăn không phải là vật chất. Bạn không thể trộn protein, carbonhydrate, chất béo, vitamin, chất khoáng… lại để làm ra thực phẩm. Thức ăn là tâm linh. Tâm linh cũng là thức ăn. Bạn có hiểu không? Bạn phải hiểu về sự hòa hợp thống nhất này. Thức ăn và sinh mạng là một, thức ăn và tâm linh cũng là một. Luôn luôn là một. Nếu bạn phân biệt thức ăn và tâm linh, thì bạn đang nhìn mọi thứ ở góc độ cực đoan: hoặc là thực dưỡng duy vật, hoặc là thực dưỡng duy tâm.

Thực dưỡng kết hợp vật chất và tâm linh lại với nhau như tác thành cho hai người nên vợ nên chồng. Thực phẩm và tâm linh phải đi cùng nhau, không được tách rời. Và trở thành một. Đây là điều đầu tiên phải hiểu: Thực dưỡng không đơn thuần là tâm linh, cũng không đơn thuần là vật chất.

Vật chất và tâm linh có mối liên hệ với nhau. Nếu bạn không ăn, bạn không thể duy trì được cơ thể. Nhưng bạn cũng sẽ không có tinh thần, hay ít ra là tinh thần sẽ không được biểu lộ nếu bạn không ăn uống. Thức ăn rất quan trọng, và tâm thức cũng quan trọng. Tâm thức tạo ra thức ăn.

Nếu bạn muốn xây một căn nhà, điều đầu tiên phải có là một ý tưởng – một bản thiết kế. Kế đến bạn mới bắt đầu sử dụng vật liệu để xây dựng. Nếu bạn không có ý tưởng, bạn sẽ không xây được một căn nhà. Nó không có hình thù gì cả. Bạn phải thiết kế một mô hình, phải lên một bản kế hoạch. Điều cần đến đầu tiên là tinh thần… luôn luôn phải có tinh thần. Rồi thì vật chất sẽ đến sau. Giữa vật chất và tinh thần hoàn toàn không có sự ngăn cách. Với tôi, đây là điều đầu tiên cần phải nhận ra: trong Thực dưỡng, vật chất không tách rời với tinh thần.

Chi tiết bài viết xem ở đây

http://phattriencanhan.org/tinh-hoa-cua-thuc-duong-phan-i/



Đỗ Hoàng Tùng

--
Diệu Minh
Tinh hoa của Thực dưỡng [Phần II]
25. JUN, 2011

CÁC THUYẾT DINH DƯỠNG

Khi phong trào Thực dưỡng mới bắt đầu, các học thuyết dinh dưỡng chưa được phát triển. Bây giờ thì chúng đã phát triển nhiều hơn trước. Thuyết dinh dưỡng đầu tiên mang tính cách mạng ở đất nước này xuất hiện vào năm 1960.

Tạp chí Time phát hành vào tháng 1 năm 1960 có đăng một bài báo của Ansel Kay, một nhà nghiên cứu y khoa về mối quan hệ giữa bệnh tim và chế độ ăn uống. Sau khi tiến hành các nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, ông đã kết luận rằng dư thừa mỡ động vật, chất béo bão hòa quá mức sẽ dẫn đến bệnh tim và các bệnh liên quan đến động mạch. Khoa học đã bước một bước gần hơn đến Thực dưỡng, một triết lý từ lâu đã khuyên mọi người không sử dụng mỡ động vật trong thực đơn dưỡng sinh.

Tiếp đến là protein, chất được xem là quan trọng nhất trong việc hình thành cơ thể. Trong thế kỉ trước, một nhà khoa học người Đức đã thí nghiệm với chuột, và thấy rằng chúng phát triển rất nhanh khi được cho ăn những thức ăn giàu đạm. Từ thí nghiệm này, người ta tính toán rằng con ngươi cần khoảng 125 gr protein một ngày, tương đương với một pound thịt mỗi ngày. Vì thế, đến cuối thế kỉ, mỗi người đều cố gắng ăn một pound thịt mỗi ngày. Họ sợ họ sẽ ngã bệnh nếu không ăn đủ lượng thịt đó. Thịt là biểu tượng của thời đại bấy giờ, và các công ty kinh doanh thịt đã quảng cáo ngày càng nhiều. Và rồi, đến thế kỉ này, người ta lại đưa ra một tiêu chuẩn mới là 50 gr cho con người. Sau đó một thời gian, họ lại tiếp tục hạ tiêu chuẩn còn 30gr.

Người ta vẫn thường tin rằng: nhiều thì tốt hơn là ít. Nếu mức cần thiết là 25 gr, thì chúng ta nên ăn 50 gr. Càng nhiều càng tốt, đó là một quan niệm có từ lâu đời. Bây giờ, người ta lại nói rằng, tiêu thụ protein quá mức là có hại. Vậy điều gì là có hại?

Protein được cấu thành từ carbon, hidro, oxy và nitơ. (Nitơ cũng tồn tại trong không khí nhưng chúng ta không thể sử dụng được nó; nếu chúng ta có thể thì chúng ta sẽ không cần ăn nữa.) Nếu loại trừ nitơ (là chất không cháy trong cơ thể) thì protein sẽ là một hợp chất tương tự như chất béo và carbonhydrate. Chất béo và carbonhydrate dư thừa sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: nếu chúng ta thừa protein, thì lượng hidro và oxy sẽ được đốt cháy trong khi nitơ thì không được đốt cháy. Nitơ vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể dưới dạng acid uric, tạo ra một môi trường có tính axit. Môi trường axit này sẽ ăn mòn canxi trong xương – gây ra những biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương. Vitamin D được chiết xuất để bổ sung vào các sản phẩm từ sữa hoặc thức ăn giàu đạm càng làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Một số nhà khoa học khuyến cáo rằng trong vòng 10 năm tới, một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất của đất nước này sẽ là bệnh loãng xương.

HÃY ĂN MỘT ÍT CÁ

Hiện nay, các học thuyết khoa học phát biểu rằng con người cần từ 25 đến 30 gr protein mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đạm động vật thì không đủ, mà cần thêm đạm từ rau củ để cung cấp cho cơ thể một lượng axit amin đầy đủ. Đây là điều mà Thực dưỡng đã từng nhắc đến: lượng protein cần thiết về cơ bản có thể được cung cấp bởi một thực đơn gồm ngũ cốc, các loại đậu, rau củ và tảo biển; thịt động vật là không thực sự cần thiết. Nếu bạn thèm, thì thỉnh thoảng có thể ăn một ít cá.

Cuối cùng chúng ta hãy nói đến carbonhydrate. Ngay từ đầu chúng ta đã nói rằng chỉ có ngũ cốc là quan trọng nhất. Đó là carbonhydrate đa. Trước đây người ta cho rằng carbonhydrate đa và carbonhydrate đơn là giống nhau. Nhưng khoa học bảo rằng chúng không giống nhau. Khi tôi còn nhỏ sống ở Nhật, các bác sĩ bảo rằng gạo lứt là không tốt, gạo trắng tốt hơn. Và họ cũng nói rằng tiêu hóa thì dễ hơn (nếu bạn nhai kĩ). Gạo lứt khó tiêu hóa bởi vì nó có lớp vỏ cám bọc ở ngoài. Gạo trắng thì có thể tiêu hoá từ 70 đến 78 phần trăm. Tại sao phải ăn nhiều hơn nếu bạn không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn đó? Đó là những gì mà bác sĩ đã từng nói, rằng: carbonhydrate đơn thì tốt hơn là carbonhydrate đa.

NHỮNG PHÁT BIỂU CỦA OHSAWA

Ohsawa phát biểu rằng: carbonhydrate đơn không tốt; chúng ta nên ăn carbonhydrate đa từ ngũ cốc lứt (ngũ cốc nguyên hạt). Các bác sĩ không thể hiểu, tư duy khoa học cũng không thể hiểu tại sao. Nhưng cuối cùng, họ đã hiểu vì sao carbonhydrate đa lại tốt hơn cho cơ thể.

Ban đầu, một tiến sĩ người Anh tên là Dennis Burkitt, phát hiện ra rằng các bộ tộc Phi châu không bị mắc bệnh tim mạch. Nhưng những thổ dân trong các bộ tộc đó sinh sống trong thành thị lại bị mắc bệnh này. Ông ta đã kết luận rằng, các bộ tộc này đã ăn theo một thực đơn truyền thống có carbonhydrate đa và chất xơ. Chất xơ không thể tiêu hóa được, chúng ta đã từng gọi nó là đồ bỏ đi; nhưng bây giờ tất cả chúng ta đều đã biết đến tính hữu ích của nó.

Ohsawa luôn luôn dạy rằng: “Đừng vứt bỏ thứ gì cả. Nếu bạn ăn một củ cà rốt hay củ ngưu bàng, đừng gọt vỏ. Hãy ăn nguyên củ.” Đây là nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng – ăn hết, không bỏ phí một cái gì. Khoa học đang tìm hiểu nhưng vẫn chưa hiểu hết về nguyên tắc này. “Amidan là không cần thiết, vì nó không đóng vai trò gì cả. Hãy phẫu thuật cắt bỏ nó.” Điều này có lý? Nhiều người đã cắt bỏ amidan, ruột thừa và các bộ phận khác trong cơ thể. Thật là ngạo mạn! Nhiều kẻ không biết cách vận hành của cơ thể nhưng lại phát biểu: “Nó không cần thiết, hãy cắt bỏ đi.”

Gần đây, vào năm 1976, một cặp vợ chồng giáo sư ở Đại học Dinh Dưỡng Oregon đã thí nghiệm thành công trong việc chữa lành bệnh tiểu đường bằng gạo lứt. Vì bệnh tiểu đường là một chứng bệnh gặp rắc rối với đường nên người bệnh không được dùng carbonhydrate mà chỉ được tiêu thụ đạm. Nhưng các bác sĩ chỉ nghĩ đến carbonhydrate đơn. Báo cáo thí nghiệm này được gửi đến cho Hội đồng McGovern chuyên tư vấn về chế độ ăn uống Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao Hội đồng này đã khuyến nghị mọi người nên tiêu thụ 60% carbonhydrate đa. Đây là một lời khuyên bổ ích về ăn uống, tương đồng với quan điểm của Thực dưỡng. Cuốn cẩm nang này đã được chính phủ xuất bản năm 1977, nhưng một năm sau đó, tất cả các ngành công nghiệp đường, thịt, sữa… đều phản kháng lại mục tiêu dinh dưỡng này. Và chính phủ đã ngừng việc xuất bản lại. Bây giờ bạn không thể đọc được vì người ta không in nữa. Và nhưng khuyến nghị đó, giống với Thực dưỡng, có thể giúp chúng ta giải quyết được hai vấn đề sức khỏe lớn nhất của đất nước này: tim mạch và tiêu đường; cả hai đều liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều chất béo.

Do đó, khía cạnh thực tiễn của Thực dưỡng là các tính chất thuộc về dinh dưỡng, ngũ cốc lứt, carbonhydrate đa, rau xanh, chất khoáng, nhai kĩ vv…

TÍNH TÂM LINH SIÊU HÌNH

Một trong những nguyên tắc cơ bản của thực dưỡng là: không phí phạm một thức ăn nào. Thượng đế không ban cho chúng ta những thứ vô ích. Vào thế kỉ 20, chúng ta phát hiện ra rằng chất xơ là rất quan trọng, từ đó mọi chế độ ăn uống đều thay đổi. Các công ty thực phẩm đang bổ xung chất xơ vào các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Đây là điều phản tự nhiên, nhưng điều quan trọng là không được bỏ phí thức ăn. Thức ăn nguyên chất là rất, rất quan trọng.

Nhưng nguyên tắc không lãng phí này không chỉ áp dụng cho thực phẩm. Chúng ta phải trân trọng mọi thứ, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng nó không quan trọng, không cần thiết, thậm chí vô ích. Biết đâu nó vẫn có chỗ hữu dụng. Tìm ra tính hữu ích trong cái vô ích là một nguyên tắc tối quan trọng của Thực dưỡng.

Có một thời gian tôi sinh sống ở Scramento, thủ phủ của bang California. Lúc đó, khoảng những năm 1970, hầu hết những sinh viên Thực dưỡng đều là hippis. (Bọn họ ăn gạo lứt và nói rằng “Ô, cái này giống cần sa… nó làm tôi hưng phấn.” Thật kì lạ. Mặc dù Thực dưỡng Hoa Kỳ không phải là Thực dưỡng theo đúng bản chất của nó). Nhiều hippies đến từ San Francisco, xin ở nhà tôi để học với tôi, hay học nấu ăn với Cornellia. Tôi bảo được, cứ ở lại. Có một hippie ở lại nhà tôi mà Cornellia không thích. Cô nghĩ rằng anh ta vô dụng, vì anh ta không làm gì cả: không học hành, không làm việc, không phụ bếp, không lau dọn. Anh ta không làm gì cả. Vì thế mà Cornellia nghĩ rằng anh ta là kẻ vô dụng. Cô muốn anh ta ra khỏi nhà. Nhưng tôi đã nói rằng “Không, hãy giữ nó lại. Anh ta rất quan trọng đối với ngôi nhà này. Nếu anh ta đi, một người lười biếng khác sẽ đến”. Và thế là Cornellia đã tìm thấy sự hữu dụng trong cái vô dụng. Đó là chính là Thực dưỡng. Bạn luôn phải đi tìm cái hữu ích trong sự vô ích.

Nguồn: Herman Aihara, The Essence of Macroniotic

http://phattriencanhan.org/tinh-hoa-cua-thuc-duong-phan-ii/
LIOVI
Mình rất muốn biết về cuộc sống tâm linh của ngài Herman Aihara, Cảm ơn Bạn DM nhiều
Diệu Minh
Tinh hoa của Thực dưỡng [Phần III]
28. JUN, 2011 0 COMMENTS

TÍNH HỮU ÍCH CỦA BỆNH TẬT

Nếu bạn bị bệnh, hãy tìm ra ích lợi của bệnh tật. Nếu tôi ốm tôi sẽ rất hạnh phúc. Tại sao ư? Tôi có thể nghỉ làm đi nghỉ mát. Bệnh tật là điều tốt. Nhưng, Thực dưỡng không đem lại cho tôi nhiều cơ hội ốm đau. Tôi không thể nghỉ ngơi được. Tôi luôn phải làm việc và làm việc. Tôi ước gì mình bị bệnh; nhưng trong Thực dưỡng bạn luôn luôn bận rộn. Bạn phải tìm thấy sự hữu ích trong cái vô ích. Đó là điều căn bản. Nếu bạn không thể tìm được điề unày thì cả thế giới này đều vô ích.

Hạnh phúc và bất hạnh đều là một, đều có một tinh thần chung. Hạnh phúc và bất hạnh là mặt trước và mặt sau của cùng một vấn đề. Hạnh phúc luôn mai phục phía sau bất hạnh, luôn luôn là như vậy. Sức khỏe đang núp sau bệnh tật. Chúng luôn luôn song hành với nhau. Nếu bạn không hạnh phúc, thì đừng tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa. Ngay phía sau cánh cửa là hạnh phúc. Nếu bạn đang ốm đau, đừng nhìn đâu xa, sức khỏe của bạn đang ở phía sau cánh cửa. Hãy gõ cửa – nó đang ở đằng sau. Bạn chỉ việc thay đối cách này thành cách khác. Thay đổi, bật công tắc, và bạn sẽ thấy nó. Người ta thườơng tìm kiếm hạnh phúc ở xa, đó là lý do tại sao họ không tìm thấy. Đằng sau nỗi bất hạnh của bạn, hạnh phúc đang tồn tại.

Khi tôi học ở trường Ohsawa, tôi chẳng làm gì cả. Mỗi ngày các bạn tôi đều làm một việc gì đó. Vợ tôi mất, và tôi không biết mình phải làm gì. Tôi tuyệt vọng. Trong suốt một tháng trời, ngày nào tôi cũng nghe những bài thuyết giảng của Ohsawa, và cuối cùng tôi đã hiểu ra con người thật của chính mình. Đối với tôi, đó là điều quan trọng: hãy biết bạn là ai, và rồi cả thế giới sẽ thay đổi.

Tồn tại một bản ngã, và cũng tồn tại cái gọi là chân ngã. Đó là vô cực, là linh hồn. Linh hồn của bạn là vô cùng, tâm thức của bạn là vô tận. Cái tâm lý cảm xúc thì hữu hạn, đừng nhầm lẫn nó với cái Ngã đích thực. Hầu hết chúng ta suy nghĩ với cái bản ngã ích kỉ, nhưng đôi khi chúng ta suy nghĩ bằng chân ngã. Ohsawa gọi đó là Trí phán đoán tối cao (Supreme Judgment). Khi chúng ta chạm đến đó, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc, hạnh phúc đến phát khóc.

Chúng ta khởi đầu từ thế giới vô cực: rồi chúng ta được sinh ra trong thân thể của một người đàn ông hoặc một người đàn bà. Ý thức phát triển từ các trí phán đoán cơ học, cảm tính, cảm giác, thông minh, xã hội và tôn giáo. Rồi cuối cùng tất cả chúng đều đạt đến thế giới vô cực. Đây là cuộc đời của một con người. Bạn có tất cả. Bạn có âm lẫn dương, cả năng lượng cơ học lẫn điện năng, bạn có tất cả các loại nguyên tử, bạn có cả thế giới thực vật lẫn thế giới động vật. Tóc là cây cỏ của bạn. Tóc tôi giờ đã bạc; trước đây nó đen, nhưng giờ nó đã bạc. Răng là đá, xương là đá. Bạn là tất cả. Bạn là cả một vũ trụ. Bạn là tất cả. Điều này không tuyệt sao? Mỗi đêm bạn ngắm những vì sao, đó là một phần của bạn, vì bạn có thể nhìn thấy chúng. Người ta nói rằng những vì sao ở cách chúng ta hàng vạn dặm, nhưng chúng cũng là một phần của chúng ta. Chúng ta tốn hàng triệu đô để lên mặt trăng, trong khi nó là một phần của chúng ta.

Tâm thức của bạn rộng lớn rất nhiều so với một ngôi sao hay một thiên hà. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhìn thấu vào dải ngân hà để đến những lỗ đen; tâm trí của bạn lớn hơn chúng rất nhiều.

BẠN ĐẾN TỪ VÔ CỰC

Bạn đã đến từ vô cực và được sinh ra như bây giờ sau một hành trình dài. Sau khoảng 80 năm chúng ta sẽ quay trở lại nơi đó. Thực ra đêm nào tôi cũng về lại đó. Trong khi ngủ, linh hồn tôi quay về vô cực và trở lại vào buổi sáng – bằng một chuyến tàu tốc hành. Chiếc tên lửa vô cực rất nhanh. Động cơ tên lửa bay đến bên giường tôi, mang tôi trở lại với linh hồn và gõ nhẹ: “Herman, dậy đi, đã đến giờ rồi.”

Tôi bảo linh hồn hãy đánh thức tôi vào 7 giờ sáng, nên cứ đến giờ đó là linh hồn quay trở lại và nói “Dậy đi, Herman, bây giờ đã là 7 giờ rồi đấy”. Đó là cách mà bạn đã thường hay thức dậy vào một giờ cố định. Nếu bạn là một tín đồ Thực dưỡng, bạn sẽ không cần đến đồng hồ báo thức. Bạn cài 7 giờ, bạn sẽ thức dậy lúc 7h; bạn cài lúc 7h15, bạn sẽ thức dậy lúc 7h15. Linh hồn sẽ quay trở lại vào mỗi buổi tối.

Đôi khi nếu bạn ăn một số thực phẩm nào đó, có thể là thịt gà hay thịt lợn, hay sinh tố ở hộp đêm, quán rượu hay vũ trường, thì linh hồn không thể đến. Sau đó bạn sẽ có những ác mộng. Khi bạn tuân thủ các nguyên tắc của thực dưỡng, linh hồn sẽ trở lại. Bạn sẽ ngủ rất ngoan. Tôi đã rất hạnh phúc khi đêm tới – thời gian mà tôi có thể ngủ. Thời gian hạnh phúc nhất của tôi là khi ngủ. Tôi bất ngờ vì nhiều người hạnh phúc khi đang ngủ – họ gặp những ác mộng. Tôi thì luôn chờ tới lúc đi ngủ. Khi tôi được đi vào vô cực, và sau đó trở lại.

Vô cực là cội nguồn mà từ đó bạn được sinh ra, là gốc gác của bạn. Chúng ta đến đây, một nơi được gọi là Trái đất, chúng ta có mặt ở đây để làm một cuộc dạo chơi. Từ thế giới vô cực tất cả chúng ta đến với Trái đất để vui chơi. Chúng ta phải tận hưởng cuộc chơi này, một cuộc chơi kéo dài 80 năm. Tại sao bạn không tận hưởng cuộc vui này? Bạn chỉ đến đây để tận hưởng, một hòn đảo nhỏ mang tên là Trái đất.

Khi thời khắc đến, tôi sẽ nói lời từ giã và quay trở về với vô cực, rồi một ngày nào đó tôi sẽ trở lại với thế giới này. Chúng ta đến đây để vui chơi. Bạn có thấy bọn trẻ đi dã ngoại? Chúng trông rất hạnh phúc, đúng không? Thế tại sao bạn cứ mãi khóc lóc? Tại sao chúng ta phải bị bệnh tật? Là vì chúng ta không biết đến giới hạn của mình. Thân thể chúng ta thì hữu hạn; nhưng vô cực thì không có giới hạn: linh hồn và tâm thức của chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn, có thể nghĩ đến bất cứ cái gì chúng ta muốn. Chúng ta có thể sắp đặt và ước mơ về bất cứ điều gì. Nhưng thân thể thì có những giới hạn và phạm vi của nó.

Bất cứ ai không hiểu được điều này sẽ gặp bệnh tật và bất hạnh. Linh hồn là vô hạn. Bạn có thể nghĩ đến bất cứ điều gì bạn muốn—những thứ điên rồ, vui thú, hạnh phúc, bất hạnh hay bất cứ thứ gì có thể…Nhưng thân thể thì hữu hạn.

SỰ CỐ BÁNH PHO-MÁT

Lúc tôi còn đang thuyết giảng trong một hội nghị ở Anaheim gần Disneyland về đề tài thực phẩm tự nhiên, một vài nhà sản xuất thực phẩm ở Nhật đã mời tôi tham dự dạ tiệc vào cuối ngày làm việc. Sau khi ăn tối xong, người ta phục vụ các món tráng miệng và tôi chọn ăn bánh pho-mát, một loại bánh pho-mát thông thường. Ngày hôm sau tôi lại được mời đi ăn tối, tôi vẫn tiếp tục chọn món tráng miệng là bánh pho-mát. Ngày thứ ba, mọi thứ vẫn lặp lại như cũ: sau buổi triển lãm tôi được mời đi ăn tối, sau khi ăn xong tôi lại chọn tráng miệng bằng bánh pho-mát. Ngày hôm sau tôi đến San Diego để thuyết giảng. Bạn biết điều gì đã xảy ra không? Tôi bị mất giọng và cảm thấy rất xấu hổ. Mọi người hỏi: “Có chuyện gì vậy, Herman?” Tôi kể lại sự tình. Bạn thấy không? Đó chính là sự giới hạn. Tôi chỉ có thể ăn tối đa 2 cái bánh pho mát, không được ăn qua cái thứ 3! Bạn phải biết giới hạn của mình. Nếu bạn không phải là tín đồ thực dưỡng và bạn không biết giới hạn của mình, có thể bạn sẽ tiếp tục lặp lại một số điều nào đó, và rồi đến một ngày bạn phát hiện ra mình bị ung thư. Những người khỏe mạnh thường không biết đến giới hạn của mình, đó là lý do tại sao họ bệnh tật quá nhiều. Những người ốm yếu sẽ nhanh chóng nhận biết được giới hạn của mình hơn. Những người ốm yếu không thể ăn bánh pho-mát, vì họ sẽ cảm thấy khó chịu ngay sau đó. Tôi thì có thể ăn 2 cái. Bạn có muốn thử tôi không? Tôi rất vui và sẵn sàng thử sức!

NIỀM VUI CỦA CUỘC SỐNG

Bệnh tật không phải là vấn đề. Hãy tận hưởng cuộc sống. Cuộc đời nên tràn ngập niềm vui. Chúng ta đã đến đây để vui chơi mà. Có một số người đã làm phát sinh một vấn đề về Thực dưỡng: họ từ bỏ mọi niềm vui thú. Họ nghĩ rằng Thực dưỡng nghĩa là phải từ bỏ niềm vui, nhưng Thực dưỡng là một con đường tràn ngập niềm vui cuộc sống. Đừng từ bỏ hết những vui thú. Hãy làm cho cơ thể khỏe mạnh rồi bạn sẽ tận hưởng được nhiều hơn. Nhưng hãy nhớ rằng sự an lạc không chỉ có trong thế giới vật chất. Không ít người lầm tưởng rằng tất cả những lạc thú đều trần tục, thật ra những niềm vui thuộc về tinh thần thì lớn lao hơn nhiều.

Vậy những lạc thú tinh thần là gì? Đó là tình yêu. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn thể hiện tình yêu bằng cách nào? Bằng sự cho đi. Bạn cho đi những gì? Bạn từ bỏ những điều mình thích. Nếu bạn thích gạo lứt, bạn hãy bố thí gạo lứt. Nếu bạn thích bánh pho-mát, bạn bố thí bánh pho-mát, nên bạn sẽ ăn ít hơn. Nếu tôi rất thích bánh pho-mát, tôi sẽ tặng cho một người khác vì vậy tôi sẽ không ăn nó. Vậy nên tôi có thể vui với tình yêu cao thượng của mình, còn anh ta thì vui với niềm vui của việc thưởng thức chiếc bánh. Cả hai cùng vui.

HẢY TỪ BỎ

Khi bạn bắt đầu lối sống Thực Dưỡng, bạn sẽ từ bỏ steak, pho mát, hot dog, hamburger; đó là lý do khiến bạn hạnh phúc hơn. Không phải gạo lứt khiến bạn trở nên hạnh phúc, mà chính việc từ bỏ những gì mình yêu thích đã mang lại hạnh phúc cho bạn. Khi bạn từ bỏ một điều gì đó, bạn sẽ đạt đến một trạng thái tinh thần cao hơn. Đó là niềm vui, niềm vui tinh thần.

Đối với tôi, việc bỏ thuốc lá là việc cực kì khó. Tại sao ư? Vì bản ngã đã can dự vào. Bằng việc từ bỏ bản ngã, bạn sẽ đạt đến một bậc tâm linh cao. Từ bỏ nghĩa là được tự do. Vì vậy nếu bạn có một người chồng tử tế, hãy bỏ anh ấy. Hãy để anh ta làm những gì mình muốn. Nhiều người không muốn chồng/vợ họ làm những gì anh ấy/cô ấy muốn; đó là lý do tại sao họ xung khắc sau khi cưới. Ban đầu, họ làm như vậy: “Tôi muốn chồng tôi (vợ tôi) làm những gì mà anh ấy (cô ấy) muốn”. Nhưng về sau, họ lại “Anh ta (cô ta) phải làm theo ý tôi”. Bạn thấy không, đây là lúc bản ngã đang xen vào. Hãy từ bỏ nó.

Khi bạn từ bỏ, đừng lo rằng bạn sẽ đánh mất điều gì cả, bởi vì thật ra bạn đang nhận được một điều gì đấy. Khi bạn đạt đến tinh thần vô cực, bạn sẽ có tất cả. Đừng ngại hi sinh cái bản ngã nhỏ bé. Bạn sẽ có được cái toàn thể. Chúng ta sợ phải từ bỏ, những nếu chúng ta làm vậy, chúng ta sẽ đạt đến linh hồn phổ quát và duy trì trong đó. Đối với tôi, đó chính là tinh hoa của Thực dưỡng.

Nguồn: Herman Aihara, The Essence of Macroniotic

Bản tiếng Việt © 2011 Huyền Nữ

Bản tiếng Việt © 2011 Phát triển Cá nhân


http://phattriencanhan.org/tinh-hoa-cua-thuc-duong-phan-iii/
LIOVI
chúng ta sẽ đạt đến linh hồn phổ quát và duy trì trong đó. Đối với tôi, đó chính là tinh hoa của Thực dưỡng.


ngôn ngữ thực dưỡng mà " bao la " như thế ư ?
Diệu Minh
Thì cũng giống như từ Niết Bàn... kéo theo một loạt định nghĩa vể NÓ và chả có ai hay quá ít người kinh nghiệm điều này để hiểu cho thấu đáo...
Nhưng theo tôi, tiên sinh Ohsawa bảo là tự do thực sự chỉ có trong tư tưởng, là đúng, và dễ hiểu nhất?
LIOVI
Có người nói rằng :" Tinh hoa của thực dưỡng chỉ có thể thấy được trong những con người không bệnh mà ăn uống nghiêm khắc theo tinh thần thực dưỡng "


Diệu Minh
Cũng có lý đấy ạ, và những người như thế chắc chỉ có vài người... chắc là họ lĩnh hội được tinh hoa Td nhanh và tốt
hơn những người tâm còn trụ trên thân và lo cho thân quá nhiều, mất quá nhiều thời gian cho 32 thể trượche...

Cầu mong cho chúng ta gặp được những người như thế?
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.