Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Cốt Tuỷ Kitô Giáo
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Triết lý âm dương
vantrung
Cốt Tuỷ Kitô Giáo


Trước đây, chúng tôi chẳng bao giờ đặt vấn đề cốt tủy của đạo mình. Chúng tôi cứ việc sống như cái máy. Chúa nhật, đi lễ. Reng reng… rước lễ. Trước khi đi ngủ, làm dấu và đọc một vài kinh cho có lệ. Gặp người ăn xin, bố thí một vài đồng. Chúng tôi như một đàn cừu đi lang thang mà chẳng biết mình sẽ đi tới đâu. Nhưng ai mà động tới đạo chúng tôi thì coi chừng nhé, đổ máu là chuyện thường. Vụ xung đột Công giáo – Phật giáo thời ông Diệm là thí dụ điển hình. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh chiến đấu cho đạo của mình, nhưng chúng tôi chẳng hề sống đạo, chỉ đơn thuần là giữ đạo thôi. Chính vì thế chuyện Cốt tủy của Đạo chúng tôi chẳng hề quan tâm.
Mãi cho tới khi chúng tôi thấy rằng mình cần phải tìm hiểu sâu hơn thì hầu như ai cũng tự nhiên muốn đặt cho mình một câu hỏi rất nghiêm chỉnh: Cốt tủy của Đạo mình là gì?
Mến Chúa yêu người chứ còn gì nữa?
Nhưng đây là câu trả lời theo công thức đã dọn sẵn. Việc Mến Chúa chẳng có một chút liên quan gì tới thực tế cuộc sống hàng ngày của chúng tôi.
Vậy thực sự Cốt tủy của Đạo mình là gi?
1. Cốt tủy của Kitô giáo là gì?
Theo lối nhìn mới, chúng ta đã nhận thấy tư tưởng chủ yếu đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tư tưởng này thấm đẫm từng trang như muối ướp cho đời thêm tươi, như ánh sáng soi cuộc sống tâm linh thêm rạng ngời; như mật ong hoà vào đời sống đạo thêm ngọt ngào hạnh phúc. Tư tưởng này chính là:
Sống trong Thần Khí của Cha để kết hợp nên một với Cha.
Tuy ngắn gọn như vậy nhưng thực ra câu này chia thành hai phần rõ rệt:
Mục đích: Kết hợp nên một với Cha.
Phương thế: Sống trong Thần Khí của Cha.
Đây chính là đỉnh cao, là cốt tủy Kitô gíáo hướng dẫn cuộc sống đạo đích thực của người Kitô hữu. Muốn nắm được cốt tủy của đạo, chúng ta phải tìm hiểu sứ mệnh của Đức Giêsu và Ngài đã thực hiện sứ mạng đó như thế nào bằng chính cuộc đời của Ngài.
2. Sứ mệnh của Đức Giêsu
Đức Giêsu xuống thế gian này với mục đích gì?
Hầu hết chúng ta trả lời:
Dễ ợt, Ngài xuống thế chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho nhân loại, để cứu độ loài người đang sống trong bóng tối sự chết, để đưa mọi người về Thiên đàng là nơi vui vẻ chẳng cùng. Amen.
Trước kia, chúng tôi cũng hằng tin như vậy, nên chúng tôi ra sức làm việc lành phúc đức với hy vọng mong manh rằng mình sẽ được cứu độ sau khi giã từ cuộc sống trần gian.
Sau này, chúng tôi lại khám phá ra rằng: Ngài xuống trần với một sứ mệnh rất rõ ràng: đó là để mạc khải về Chúa Cha: Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở.(Ga 16:25).
Vậy khuôn mặt đích thực nhất của Cha mà Đức Giêsu muốn giới thiệu cho nhân loại là gì?
Đức Giêsu xác tín rằng: Thiên Chúa là tình yêu: Thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.(Ga 17: 23 ). Để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.(Ga 17: 26 ).
Thật tuyệt vời, Chúa Cha yêu thương Đức Giêsu như thế nào thì Ngài cũng yêu thương chúng ta như vậy. Chứ không phải Chúa Cha yêu thương Đức Giêsu là con một yêu dấu của Ngài, rồi tới Đức Maria, kế đó tới các thánh tổ phụ, tiên tri, tông đồ, tử đạo, đồng trinh….cuối cùng rồi tới các hàng giáo phẩm, linh mục tu sĩ là những người Chúa chọn cách riêng, chỉ còn một vài giọt tình yêu mong manh!!! Chúa Cha mới chia cho hàng tỷ giáo dân lúc nhúc nơi phàm trần tối tăm này.
Thực vậy, Cha yêu thương mỗi người chúng ta bằng cả một khối tình vô biên của mình. Hơn thế nữa, Ngài còn muốn nên một với chúng ta qua lời nguyện tha thiết và rất đỗi chân thành của Đức Giêsu: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một, như chúng ta là một.(Ga 17: 22-23). Chắc hẳn là Đức Giêsu đã nói nhiều về tình yêu của Cha, nhưng các môn đệ còn quá u mê, nên không hiểu được điều Thày mình muốn nói. Bằng chứng là ông Philipphê đã nói lên niềm mong ước : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”(Ga 14:8). Ắt hẳn là ông tưởng Chúa Cha sẽ hiện ra uy linh với ánh sáng chói lòa và sấm chớp rền vang với cột lửa bừng cháy thời Mo-sê. Mãi về sau, nhờ sống trong Thần Khí của Cha, các môn đệ mới khám phá ra khuôn mặt đích thực của Cha ngời sáng tình yêu : Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.(1Ga 3:1).
Chúng ta thấy đó, khuôn mặt đích thực của Cha là tình yêu vô biên. Và để chứng tỏ tình yêu vô biên đó: Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. (Rm 5:5). Thánh Thần chính là sức sống thần linh và sức mạnh toàn năng của Ngài. Thêm vào đó: Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất quý báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa. (2Pr 1:4). Đây là một ý tưởng có vẻ rất táo bạo mà thánh Phê-rô đã vừa phấn khởi vừa mạnh dạn quả quyết.
Tôi thử chia sẻ tư tưởng này với một vài người bạn. Họ ngạc nhiên quá đến nỗi không thể chấp nhận được.
Họ cuồng nhiệt phản đối: Mình là phàm nhân, làm sao có thể thông phần bản tánh Thiên Chúa được?Như vậy là mình bằng Thiên Chúa hay sao? Kiêu ngạo!! phạm thượng!! Nghe chói lỗ tai quá!!
Tôi gợi cho họ một chút suy tư: Đây là Lời ngôn sứ qua môi miệng của Phê-rô chứ đâu phải của cá nhân tôi tự mình mà nói ra đâu. Hơn nữa, bạn không biết sao? Chính Đức Giêsu đã khích lệ chúng ta: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.(Lc 5:48 ).
Nếu chấp nhận mình hoàn toàn là phàm nhân yếu đuối thì không cách nào có thể hoàn thiện như Cha trên trời. Nhưng thử chấp nhận mình được Thiên Chúa cho thông phần bản tánh của Ngài, rất có thể chúng ta có khả năng trở nên hoàn thiện được chứ. Vì việc trở nên hoàn thiện này, không phải do sức cố gắng phàm nhân, nhưng là dựa vào sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa và nhờ mình được thông phần bản tánh thánh thiện của Ngài. Tắt một lời, Ngài đã trao cho ta tất cả, trọn vẹn – Thánh Thần tình yêu, sức mạnh và bản tánh thánh thiện của Ngài – Ngài không giữ lại cho mình điều gì.
Nhưng tới đây, lại bật lên một câu hỏi quan trọng. Ngài ban chính mình Ngài cho ta để làm gì?
Trả lời được câu hỏi này tức là ta đã nắm được cốt tủy của Kitô giáo. Thiên Chúa đã cho ta sự sống thần linh, sức mạnh của chính Ngài, bản tánh của Ngài chỉ vì muốn giúp ta Sống trong Thần Khí của Thiên Chúa, để kết hợp nên một với Ngài.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng và thực tế giúp chúng ta đi vào vùng trời tâm linh thực sự.
Biết rồi, nhưng làm cách nào để sống và lớn lên trong Thần Khí Thiên Chúa?
May mắn thay, Chúng ta đã có mẫu gương tuyệt vời của Anh cả Giêsu và tông đồ Phao-lô.
3. Gương Đức Giêsu
Để thực hiện sứ mạng của mình, Đức Giêsu không chỉ nói suông về tình yêu của Chúa Cha mà Ngài còn sống kết hợp nhuần nhuyễn với Chúa Cha của lòng mình qua việc sống trong Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần.
Chúng ta chỉ cần lướt qua những điểm chính yếu. Ngay từ giây phút đầu tiên xuất hiện trong cung lòng mẹ Maria, Đức Giêsu đã đầy Thánh Thần và lớn lên trong sức mạnh, khôn ngoan và tình yêu của Thánh Thần (Lc 2:40). Thánh Thần hướng dẫn Đức Giêsu vào hoang địa, trở về Galilê. Rồi Thánh Thần theo từng bước chân Loan Báo Tin Mừng của Đức Giêsu dọc theo biển hồ, vào trong các làng mạc, thành phố. Vì tràn đầy Thần Khí, nên lời Đức Giêsu rao giảng rất khôn ngoan, không ai bắt bẻ được. Lời Ngài đầy uy quyền khiến người nghe phải sửng sốt và thán phục. Trong suốt ba năm rao giảng, Đức Giêsu ý thức rất rõ vai trò ngôn sứ của mình là chia sẻ Lời Thiên Chúa – Lời mang lại sự sống đời đời: Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. (Ga 6;63).
Đặc biệt nhất là Đức Giêsu đã chia sẻ cho chúng ta cảm nghiệm sống động trong việc kết hiệp nên một với Chúa Cha: Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.(Ga 14:10 ).
Cuối cùng cảm nghiệm đỉnh cao và tâm đắc nhất của Đức Giêsu để lại cho chúng ta: Tôi và Cha tôi là MỘT. (Ga 10:30).
4. Gương thánh Phao-lô
Kể từ biến cố Damas, Phao-lô bắt đầu mò mẫm, tìm kiếm, làm quen và tập sống trong Thần Khí Thiên Chúa. Sau 15 năm trời, Phao-lô đã viết một loạt lá thơ gửi các giáo đoàn, trong đó Phao-lô đã nhắc đi, nhắc lại từ Thần Khí hoặc Thánh Thần tới 147 câu. Ta có thể trích ra một số câu tiêu biểu:
Khởi đầu từ một niềm tin căn bản: Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờThánh Thần mà Người ban cho chúng ta. (Rm 5:5).
Từ đó Phao-lô khám phá ra: anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. (1Cr 6: 19 ).
Nhờ vào niềm tin mãnh liệt này, trong cuộc sống thường ngày, Phao-lô rút ra một kinh nghiệm rất ư quý báu: Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. (Rm 8:5-6).
Sống theo Thần Khí một thời gian, Ngài đã bị cuốn hút hoàn toàn bởi Thần Khí Thiên Chúa nên Ngài xác tín rằng: Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa. (Rm 14:8).
Đặc biệt là một khám phá cực kỳ thú vị: Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho các dân ngoại. (Gl 1;15).
Quả thật kỳ lạ, một Phao-lô đã từng hăng hái, hung hăng đi bách hại những người Kitô hữu thời giáo hội sơ khai, thế mà nhờ tìm hiểu và sống trong Thần Khí, Ngài đã khám phá ra mình không phải chỉ nhận được Thánh Thần từ biến cố Damas mà đã nhận được Thánh Thần ngay từ trong lòng mẹ.
Thực là tuyệt vời, ước gì một ngày nào đó, quý độc giả cũng hưởng được niềm hạnh phúc hoan lạc khi cảm nhận một cách sâu sắc: Ngay từ trong lòng mẹ, Chúa đã yêu thương tôi, Ngài đã chọn tôi, thánh hiến tôi và sai tôi làm ngôn sứ cho Ngài ngay môi trường tôi đang sinh sống: hàng xóm, công sở, công viên, hội đoàn, cộng đoàn, giáo xứ …. (cá nhân hoá từng quý độc giả)
Cuối cùng, chí lớn gặp nhau, Đức Giêsu tuyên bố: Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (Ga 14:10).
Trong khi đó Phao-lô cũng cảm nghiệm rất ngọt ngào và hạnh phúc: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Gl 2:20).
5. Tâm niệm thực hành
Noi gương bắt chước Đức Giêsu và Phaolô, chúng ta có thể rút ra một TÂM NIỆM THỰC HÀNH:Không phải tôi…Chính Chúa….
Thí dụ:
Không phải tôi rửa mặt…Chính Chúa rửa mặt….
Không phải tôi tập thể dục…Chính Chúa tập thể dục….
Không phải tôi đi vệ sinh…Chính Chúa đi vệ sinh….
Không phải tôi xức dầu dừa …Chính Chúa xức dầu dừa….(để phòng bệnh và chữa bệnh trong mục Sức Khỏe Là Vàng)
Tất nhiên đây không phải là một câu thần chú nói ra ngoài miệng rồi quên ngay lâp tức..
Nhưng đây là những lời TÂM NIỆM..tức là NIỆM BẰNG TÂM mục đích để cho lòng mình lắng xuống và cảm nhận Chính Chúa đang hành động qua con người thân xác của mình.
Nói cách khác đây là những giây phút
Chúng ta SỐNG TRONG THẦN KHÍ THIÊN CHÚA
chúng ta CHÌM VÀO TRONG NGÀI
chúng ta KẾT HIỆP NÊN MỘT VỚI NGÀI
chúng ta THỨC TỈNH VÀ CẦU NGUYỆN KHÔNG LỜI
Ba lời phát biểu nghe có vẻ hơi khác nhau một chút nhưng kỳ thực mang cùng một ý nghĩa:
Con người xác thịt Giêsu và con người xác thịt Phao-lô và con người xác thịt của chúng ta đã trở nên dụng cụ để cho Chúa Cha, Đức Kitô, Chúa… sống động thực sự qua con người của mình. Đó chính là sống tỉnh thức, sống kết hiệp viên mãn tràn đầy: Để họ được nên một như chúng ta là một (Ga 17: 22).
Họ ở đây chính là con người Giêsu, Phao-lô và mỗi người chúng ta nên một trong Chúa.
Tóm lại, Cốt tủy Kitô giáo bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Để chứng tỏ tình yêu vô biên của Ngài, Thiên Chúa đã ban tặng Thánh Thần và Bản Tánh Thiên Chúa vào lòng ta.
Thêm vào đó Ngài còn để lại cho chúng ta 2 tấm gương tuyệt vời là Đức Giêsu và thánh Phao-lô như là tấm bản đồ đầy đủ chi tiết, minh hoạ con đường dẫn tới sự kết hiệp nên một với Chúa, nhờsống thức tỉnh và lớn lên trong Thánh Thần ngay trong đời sống thường ngày của mình.
Đây chính là đỉnh cao, là cốt tủy Kitô gíáo, hướng dẫn cuộc sống đời Kitô hữu đích thực của mỗi người trong chúng ta từng ngày, từng ngày…
Khổng Nhuận
Nguồn: tamlinhvaodoi.net
Ảnh: blogspot.com
SỐNG TRONG THẦN KHÍ THƯỢNG ĐẾ , KẾT HỢP LÀM MỘT VỚI THƯỢNG ĐẾ:
-Xin tóm tắt nội dung bài CỐT TỦY KI TÔ GIÁO:
1)Cốt tủy Ki Tô Giáo:Chúng ta hãy hoàn thiện như Thượng Đế là đấng hoàn thiện. Chúng ta hãy sống trong thần khí của Thượng Đế và trở nên một với ngài.
2)Sứ mệnh của Jesus không phải là chịu chết trên thập tự giá để cứu độ nhân loại. Tín đồ Ki Tô Giáo không phải chỉ biết làm phúc để khi chết được lên Thiên Đàng. Sứ mệnh của Jesus là mặc khải những lời dạy của Thượng Đế. Thượng Đế đã ban cho ta Thượng Đế tính (Thánh Thần)nhờ đó ta có khả năng trở nên thành một với Thượng Đế.
3)Gương chúa Jesus:Ngài sống trong thần khí của Thiên Chúa suốt cả cuộc đời từ sơ sinh cho đến khi ngài mất.(Jesus là một với Thiên Chúa)
4)Gương Thánh Phao-lô:Ngài khám phá ra thân xác con người là Đền thờ Thánh Thần do Thượng Đế ban cho. Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an…Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. (Gl 2:20).
5) . Tâm niệm thực hành :Không phải tôi…Chính Chúa….
Thí dụ:
Không phải tôi rửa mặt…Chính Chúa rửa mặt….
Không phải tôi tập thể dục…Chính Chúa tập thể dục….
Không phải tôi đi vệ sinh…Chính Chúa đi vệ sinh….
Không phải tôi xức dầu dừa …Chính Chúa xức dầu dừa
Đây là những lời TÂM NIỆM..tức là NIỆM BẰNG TÂM mục đích để cho lòng mình lắng xuống và cảm nhận Chính Chúa đang hành động qua con người thân xác của mình.
-Tiên Sinh Ohsawa là đấng cứu thế thời nguyên tử.TS đã dạy những lời tương tự như chúa Jesus và Phật Thích Ca.Mọi người đều có Thượng Đế tính hay Phật tính. Chúng ta có khả năng đạt tới trí phán đoán tối cao (trở thành một với Thượng Đế hay thành Phật)
Tuy nhiên con đường đi tới Vô Tận …là hàng ngày thực hành nghiêm túc PPTrường Sinh dựa trên nền tảng VSNL, Trật Tự Vũ Trụ.Đây là PP xưa nay chưa từng có do TS khám phá ra và TS đã dành cả cuộc đời mình truyền bá PPTS để cứu nguy cho nhân loại. Sự ăn uống đúng sẽ làm phát triển sức khỏe, ý chí, trí tuệ,tâm hồn vô cùng mạnh mẽ…mà không PP nào vượt qua nổi.Chúng ta sẽ có sức khỏe tuyệt vời, chiến thắng bệnh tật,không cần thuốc men, bệnh viện, Bác Sĩ gì cả…Vì mỗi người sẽ là BS cho chính mình và gạo lứt là thần dược trị bá bệnh. Trí tuệ sẽ tăng cao dần. Tình yêu thương sẽ bao trùm vũ trụ. Ý chí càng ngày càng vững mạnh không gì lay chuyển nổi .Tính sân hận gần như biến mất.Tham lam, ích kỉ…cũng sẽ tan biến.
Phao-lô khẳng định xác thân là đền thờ Thánh Thần. Nhưng đền thờ này chỉ linh thiêng khi nó được nuôi dưỡng bằng các thực phẩm thiên nhiên trong sạch, quân bình
Thực phẩm nhiễm độc vì hóa chất hay mất quân bình sẽ làm dòng máu dơ bẩn,thân thể đau yếu, tinh thần không minh mẫn. Thể xác mất quân bình không thể nào là nơi trú ngụ của Thượng Đế được.
Tóm lại ăn đúng làm cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt. Nhờ đó ta mới có năng lực sống trong thần khí Thượng Đế và kết hợp thành một với ngài.
28/6/2011 nvt
Diệu Minh
Những thứ này Đức Phật chỉ ra rõ ràng và dễ hiểu dễ thực hành hơn nhiều lần... anh Trung ít đọc hiểu những quyển sách quí của Đạo Phật để hiểu được cốt tủy của Đạo Phật mới đi dẫn ra đây những bài như trên... tôi có đạo gốc là Đạo Thiên Chúa... họ hàng nhà nội nhiều người vẫn còn rất kính Chúa và yêu thương... nhưng tôi luôn luôn phải nhắc họ những điều Chúa dạy... mặc dầu họ năng đi lễ nhà thờ và làm nhiều điều hữu ích ???? HỌ sống tốt và hời hợt trong nhận thức... sống đơn giản trong niềm tin tôn giáo (có nhiều tà tín)...


Ngày nay nhiều người ở phương Tây đã trở nên thông minh hơn xưa và họ đã chuyển sang tu tập theo Đạo Phật, họ bỏ cái tôn giáo có nhiều niềm tin thơ ngây chuyển sang niềm tin khoa học tâm linh...

Những người đi nhà thờ, đọc Kinh. mến Chúa thì phần đông đều là người tốt trên mức trung bình... còn hơn hẳn nhiều người "không tôn giáo"... nhưng đây là tôn giáo chưa vượt đỉnh.... để có những vị thánh nhân: siêu vượt lên khỏi âm và dương....

Đề nghị bác Trung đừng đưa những kiểu bài này lên trang này để tốn công người đọc...

Thời gian đọc bài này mà họ đọc những phần tôi đưa ra ở mục Thiền phía trên có nhiều ích lợi hơn.

Đừng làm phí công tôi tạo dựng ra trang web này để đủ thứ hầm bà làng... nào là niệm Phật A D Đà... tôi cũng chưa có thời gian để chỉnh đốn lại ... những kiểu niệm Phật Di Đà... tôi cũng không khoái đưa vào trang web này... cũng như bác Trung quảng bá số 7 và cho số 7 là con đường duy nhất độc đạo thì tôi cũng y như bác Trung: chỉ có con đường Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất vậy, chính Đức Phật nói thế mà...

Cho nên đừng có ai mà tranh cãi với tôi về chuyện tu theo cái gì?
Tôi đi theo con đường tâm linh: thiền và niệm Phật đã hơn 30 năm... tôi biết rõ cái gì tốt nhất tôi đưa ra cho mọi người thưởng thức... tôi không đưa ra những MÓN ăn tinh thần cấp thấp...
ĂN nó bạn chẳng thể nào giải quyết được cái đích cuối cùng? ra khỏi luân hồi sinh tử... xin các quí vị nhớ cho điều đó..
Các bạn ăn một món ăn tinh thần... nào đó mà nó chứa "hóa chất - nhân tạo" bạn có nên bảo người khác hãy đọc... đọc cũng là một loại thức ăn qua nhãn căn?????

Bác Trung đừng để cho em phải nhắc bác lần hai nhé, em không có thời gian dành cho những việc như thế... em mà thấy lần nữa là em delete...

Ngọc nhà em thẩm mỹ ăn mặc giống như mấy cô gái nhà quê ra tỉnh đua đòi kiểu rẻ tiền... một lần em cho nó tiền để nó tự đi mà mua sắm lấy quần áo...kết quả là em thấy ghê rợn và em đem mấy thứ quần áo nó mua vứt ngay ra đường cho ai lấy thì lấy... thế là từ lần sau, mua sắm ăn mặc nó đều phải rước em đi để nhìn ngắm cho nó ... NÓ chỉ dám mua những thứ rẻ tiền... mà các cụ bảo: của rẻ là của ôi...
Bác Trung mà thấy cái gì hay?
Cũng nên xem chừng... bài viết về Thiên Chúa ở trên là một bài hay và tốt, nó gần giống với cái lõi của thiền quán Tâm của em thực hành nhưng viết cái kiểu đó thì hệ thống nhân sinh quan của chúng ta và thế giới quan của chúng ta phải ở một mức nào đó... nếu không???? con người lại lọt vào một hệ niềm tin tôn giáo nào đó... mà không thể nào tạo dựng được chánh tín... nếu không có Bát Chánh Đạo????
sao mà ra khỏi được KHỔ ĐẾ?

Tôi dana một ngôi chùa cái tủ lạnh... sau một thời gian ngắn? tôi giật mình vì nó để ở một nơi công cộng (giống như trang web này)... họ bỏ vào đó đủ thứ phi Thực dưỡng... và mỗi khi tôi ở chùa đó, bụng dạ tôi yếu hẳn đi vì chùa ở trên đồi... cũng không thường xuyên có rau xanh... cở sở mới ở... chưa triển khai có rau sạch... nên thường phải ăn đồ trong tủ lạnh... mà khi mua cái tủ lạnh đó tôi chỉ nghĩ đơn giản: để trữ miso loại bỏ tủ lạnh để giữ những vị ngọt ngào... (dụ khỉ những người mới nhập môn)... từ đó, tôi thấy... cái trang web này bắt đầu có vẻ giống cái tủ lạnh để ở nơi công cộng...

Và tôi đã nhận ra nhiều việc làm của tôi thiếu trí tuệ và rước bực mình vào thân nhiều phen... và cũng nhờ trang web này tôi đã học hỏi được nhiều điều hay...đúng thật là bề mặt càng rộng và bề lưng càng lớn...

Tôi đang nghĩ tới việc làm sao để triển khai tứ vô lượng tâm? Làm sao để những việc làm phước của mình chỉ có "mặt phải, không có mặt trái"????

Và NÓ không gây hậu họa cho tôi trong kiếp sau?
Không lẽ mình sẽ ngồi im và PHÓNG ra tứ vô lượng tâm mà không động tay động chân như mấy vị tôn sư tâm linh?
Chỉ có giáo Pháp là quí báu: nó không gây họa cho ai... như là mấy thứ hữu hình hữu hoại... bởi làm phước mà có hình? là có ngay mặt trái...chẳng thể nào thoát... nhưng bố thí PHÁP???
CHO người khác sự hiểu biết và thông minh?

Nhưng cách thức CHO này ư?
Trang web này cũng là nơi để chia sẻ?

Nhưng Bác Trung là một đỉnh cao.... tôi học được nhiều điều ở cuộc sống... xin tri ân bài viết của bác Trung - nhờ nó mà tôi bày tỏ được quan điểm của mình để mong rằng những thành viên khác đừng có mà học tập bác Trung đưa những thứ như pháp môn niệm Phật Di Đà - ... với chúng tôi thì thực ra chả có cõi nào là cõi Phật cả... trong 31 cõi, chả thấy Kinh sách nào của Đức Phật nhắc tới cõi Phật cả, Đức Phật đã nhập Niết Bàn, làm gì có cõi PHẬT...
Tôi là người khó tin, tôi chỉ tin được những vị PHẬT nào có lý lịch rõ ràng...
Diệu Minh
Cốt tủy của sự minh triết là gì?
Làm sao để có trí tuệ tột cùng?

Ăn số 7 cộng thêm gì nữa, thưa bác Trung?
Diệu Minh
Với trang web này tôi cũng MUỐN nó như kiểu "số 7" về mặt tâm linh: chỉ quảng bá cho thiền tứ niệm xứ của Đức Phật, ai mếch lòng rán chịu... nếu mếch lòng xin sang trang khác để kiếm bạn đồng thanh tương ứng ạ...

Tôi không có nhiều thời gian để giải thích mãi một điều... tôi không phản đối các bạn ăn gì theo đạo nào, và tu theo cái gì... nhưng nếu để cho tôi dọn mâm tâm linh ở trên trang web này thì tôi chỉ dọn ra những thứ gì tốt nhất và căn bản nhất cho các bạn sau hơn 30 năm thực hành đủ mọi thứ hầm bà làng tâm linh.... để chí ít: gieo gì thì gặt nấy... tôi sợ những quả báo xấu và thấp kém... chính NÓ đã vùi tôi vào những vùng phiền não ....

Nhà tôi thường chỉ có vài món ăn quê mùa, và trang web này cũng nên dọn vài món ăn tâm linh mộc mạc và chất lượng... gieo nhân nào hưởng quả nhân nấy... he he...
justmevn
Tôi tôn trọng ý muốn của chủ nhà, nhưng cũng xin đóng góp một vài ý.

Việc sau nhiều năm hầm bà làng tìm được một cách tu tập hợp với mình, đó là điều tốt. Nhưng điều đó không đảm bảo cho sự thành công của bản thân, nữa là dọn mời người khác. Đức Phật cũng trải qua thời gian tu tập theo cách của người khác chỉ bày (tu khổ hạnh...) mà không thành công, vì thế Ngài vất bỏ hết, tự sáng tạo ra cách tu của mình, và với thệ nguyện không thành đạo không rời khỏi nơi ngồi tu đạo (cội Bồ đề), Ngài đã thành công.

Vậy thì hãy theo cách của Ngài, nghĩa là hãy sáng tạo ra cách riêng của mình, đừng chấp vào cái gọi là "Tứ niệm xứ" mà Đức Phật đã dùng cho ngài. Tôi nghĩ đó mới là cái cốt tủy của Phật pháp. Nếu lập ra một forum chỉ để củng cố cái "lối mòn" là ăn "Thực dưỡng Ohsawa" và "tu thiền Nguyên thủy", không được va chạm với những thứ khác, tôi e là sẽ sớm rơi vào tình trạng "tự sướng". Đức Phật khi giảng pháp thì có người nêu ra những câu hỏi, ý kiến "ngoại đạo", Ngài cũng không nói: đừng có nói chuyện đó ở đây, mà sẽ dùng huệ giác của mình để trả lời, đánh tan chấp kiến của người hỏi. Nếu Ngài chỉ thao thao nói về mình và con đường giải thoát của mình, chẳng quan tâm tới làm sao để người khác theo căn cơ của họ cũng có thể giải thoát thì Ngài chẳng vĩ đại đến thế.

Những người sau Ngài, nếu cũng học Ngài ngồi lì dưới gốc Bồ đề, theo con đường Ngài đi qua... trong khi điều kiện hoàn cảnh của mình khác xa, thì mót đời cũng chẳng thành Phật nổi. Những thứ Pháp mà người sau tự sáng tạo ra trên cơ sở Phật thuyết (nguyên thủy) chính là đóng góp lớn của họ, khiến Đạo Phật khỏi suy vong, mới có cái duyên ngày nay khiến mọi người biết tới Phật pháp, và tiếp nối.

Theo tôi nghĩ, hãy đi theo tinh thần của Đức Phật chứ đừng vướng víu vào một pháp, nhất là khi đang dùng pháp đó để tu tập, hãy "think outside of the box" như Đức Phật đã làm.

Osho có giảng: Phát kiến của Đức Phật cũng giống như bất cứ phát kiến khoa học nào khác, một lần tìm ra rồi thì người sau có thể cứ thế áp dụng. Phát kiến đó là gì: buông bỏ, buông bỏ tất cả những gì Ngài từng theo đuổi, tu tập, tất tần tật mọi thứ (có thể là ngay cái thệ nguyện bắt đầu khi ngồi xuống gốc Bồ đề). Bạn có thể buông bỏ ngay lúc này, ngay tại đây và thành Phật mà không cần phải trải qua con đường mà Phật đã đi qua (những năm trước khi giác ngộ). Điểm đích của người này có thể là điểm xuất phát của người khác, không nhất thiết ai cũng phải chung điểm xuất phát, phải đi qua đoạn đường như nhau.

Một người ở Bắc Cực mà chấp vào số 7 thì thế nào nhỉ? Bạn và tôi cũng đang ở "Bắc Cực" so với "xích đạo" của những điều tiền nhân chỉ dạy đó. Chỉ tin vào "những vị PHẬT nào có lý lịch rõ ràng" là một hình thức của chấp tướng, vậy thôi. Hãy tin vào mình ấy, rằng những lời dạy ấy có phù hợp với mình hay không, thế là đủ.
Diệu Minh
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý của người, tôi trụ lại ở Thực dưỡng và Tứ niệm xứ để sáng tạo ra con đường của "dòng này" chứ không bắt ai phải theo tôi... nghĩa là thiên hạ vốn vô sự, vì có nhiều thứ nên mới rối rắm...

Đừng muốn tôi vĩ đại như Đức Phật, tôi bé mọn cho nên tôi cần phải đi con đường hẹp... tôi biết bụng tôi tồi, nên tôi ăn ít món cho nó dễ tiêu... vì thế nếu các bạn vào đây để tự do tư tưởng thì cũng nên tự do theo chiều hướng DƯƠNG lên một tí, nghĩa là quay lai quan sát thân và tâm mình, quan sát phân và nước tiểu... chỉ có thế thôi mà không được à?

Quan sát phân và nước tiểu là con đường Td và quan sát thân và tâm mình trong giây phút hiện tại thì ai mà chả nó đúng như thế?
Ai không nói như thế là ngoại đạo đứt rồi còn gì? ngoại đạo là âm... là lan man... lòng vòng trong 31 cõi...

Không lẽ mơ tới một cõi nào ??? là Bà la môn? hay là Đạo Thiên Chúa... ngày nay những người theo Đạo Thiên Chúa không hề hay biết đạo đó giống đạo Niệm Phật Di Đà quá xá... cũng giống đạo của Thanh Hải VTS quá xá... và ai cũng khăng khăng MÌNH là nhất... nhưng nhà ai cũng có nội thấy giống giống nhau hết thay: nếu không thế sao mà sống? cũng có nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ... và toilet... họ đâu có biết rằng thế giới vốn có vẻ sai biệt như vạn Pháp qui nguyên...qui về MỘT cho nó nhàn...
justmevn
Vâng, ai cũng quy về một, 1 số học, chứ không phải Một - tất cả, nên mới thế. Tưởng nhàn mà chẳng hề nhàn. Nhàn không phải là cốt lõi, thành đạo mới là cốt lõi.

Không lẽ mơ tới một cõi nào ??? là Bà la môn? hay là Đạo Thiên Chúa... ngày nay những người theo Đạo Thiên Chúa không hề hay biết đạo đó giống đạo Niệm Phật Di Đà quá xá... cũng giống đạo của Thanh Hải VTS quá xá...

Việc người ta khăng khăng MÌNH là nhất, không nói lên cái giáo lý mà họ theo là nhất - với người khác, nhưng cũng không vì thế mà đánh đồng để miệt thị.

ngoại đạo là âm... là lan man... lòng vòng trong 31 cõi...

Ừ, vậy nếu đang theo "nội" đạo mà vẫn đang lòng vòng thì nói sao? Đạo nào đưa ra ra khỏi lòng vòng thì là nội đạo chứ sao? Đừng có tuyên bố vội là không có ai giác ngộ nhờ Thiên Chúa giáo hay Niệm Phật Di Đà; hay là trước Đức Phật cũng chưa ai từng giác ngộ, vậy mà Đức Phật vẫn kiếm được một con đường khác.

Đừng muốn tôi vĩ đại như Đức Phật, tôi bé mọn cho nên tôi cần phải đi con đường hẹp


Trước khi Đức Phật thành Đạo, cũng chỉ là con người bé mọn. Thế nào là hẹp hay rộng? Định nghĩa xem. Đức Phật chẳng có gì vĩ đại, Ngài chỉ là người "chẳng có gì", người đã buông xả hết. Bản thân Ngài có thấy Ngài vĩ đại không mà cứ gán cho Ngài cái đặc tính "trần gian" ấy?

tự do tư tưởng thì cũng nên tự do theo chiều hướng DƯƠNG lên một tí

Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN! Ai cũng Dương lên một tí lấy ai âm để biết là Dương.

tôi trụ lại ở Thực dưỡng và Tứ niệm xứ để sáng tạo ra con đường của "dòng này" chứ không bắt ai phải theo tôi...

nhưng theo định nghĩa Dương "của tôi" phải không ạ?

Vấn đề tu tập cá nhân không ai bắt buộc được ai. Nhưng lập một forum xiển dương cho Thực dưỡng và Đạo Phật nguyên thủy, không có nghĩa là chỉ thao thao nói về nó, nhất là khi chưa thành Đạo. Ngoại trừ đòi hỏi ai vào đây và tham gia sinh hoạt cũng giống hệt như mình, còn không thì sẽ luôn có sự sai biệt. Người nào muốn tiếp tục, hãy ngậm miệng lại, còn thì đi chỗ khác chơi, đó có phải triết lý của forum này?

Đóng góp của chủ nhà là bỏ tiền của công sức ra phát triển forum, vì thế có quyền cao nhất trong việc quyết định. Nhưng đóng góp của những thành viên cho nhau qua trao đổi, post bài dù ý kiến có trái chiều như thế nào (miễn không gây chiến cãi vã, chửi tục nói bậy...) là thứ không thể dùng tiền để đo được.

Tôi chỉ đóng góp ý kiến. Tiếp thu hay không, tốt xấu thế nào là toàn quyền của chủ nhà.
justmevn
-Tiên Sinh Ohsawa là đấng cứu thế thời nguyên tử.TS đã dạy những lời tương tự như chúa Jesus và Phật Thích Ca.Mọi người đều có Thượng Đế tính hay Phật tính. Chúng ta có khả năng đạt tới trí phán đoán tối cao (trở thành một với Thượng Đế hay thành Phật)
Tuy nhiên con đường đi tới Vô Tận …là hàng ngày thực hành nghiêm túc PPTrường Sinh dựa trên nền tảng VSNL, Trật Tự Vũ Trụ.Đây là PP xưa nay chưa từng có do TS khám phá ra và TS đã dành cả cuộc đời mình truyền bá PPTS để cứu nguy cho nhân loại. Sự ăn uống đúng sẽ làm phát triển sức khỏe, ý chí, trí tuệ,tâm hồn vô cùng mạnh mẽ…mà không PP nào vượt qua nổi.Chúng ta sẽ có sức khỏe tuyệt vời, chiến thắng bệnh tật,không cần thuốc men, bệnh viện, Bác Sĩ gì cả…Vì mỗi người sẽ là BS cho chính mình và gạo lứt là thần dược trị bá bệnh. Trí tuệ sẽ tăng cao dần. Tình yêu thương sẽ bao trùm vũ trụ. Ý chí càng ngày càng vững mạnh không gì lay chuyển nổi .Tính sân hận gần như biến mất.Tham lam, ích kỉ…cũng sẽ tan biến.
Phao-lô khẳng định xác thân là đền thờ Thánh Thần. Nhưng đền thờ này chỉ linh thiêng khi nó được nuôi dưỡng bằng các thực phẩm thiên nhiên trong sạch, quân bình
Thực phẩm nhiễm độc vì hóa chất hay mất quân bình sẽ làm dòng máu dơ bẩn,thân thể đau yếu, tinh thần không minh mẫn. Thể xác mất quân bình không thể nào là nơi trú ngụ của Thượng Đế được.


Cuối cùng vẫn là quay về câu "gạo lứt là thần dược chữa bá bệnh".!!!! Nếu bác chăm chăm kiếm tìm ở những triết lý khác chỉ để củng cố cái ý kiến, triết lý của mình thì làm sao bác thấy được cái mới? Xả bỏ với tinh thần tươi mới đi bác ơi. Cái gọi là "không gì lay chuyển nổi" chỉ là một sự ngạo mạn núp bóng thôi bác ạ, vì nó đi ngược lại Dịch học. Cái gì thì cũng lay chuyển được hết, trừ phi nó không phải là "cái gì".

Xác thân là đền thờ Thánh thần, luôn là thế, chỉ có là biết là như thế hay không. Biết thế nên không làm ô uế nó, hay là máy móc quét dọn để tìm kiếm đền thờ dưới lớp bụi bặm? Có những thứ có gí sát vô cũng chả nhìn ra, và cũng chính vì gần quá nên không nhìn thấy được (chả mấy khi người ta để ý nhìn được mi mắt mình, không phải qua gương).

Thượng Đế trú ngụ mọi nơi, sao lại không trú ngụ trong thể xác mất quân bình cơ chứ? Hay Ngài cũng kén cá chọn canh?

Nếu tôi mà đuổi được Thượng Đế ra khỏi cơ thể thì có lẽ tôi cũng sẽ đuổi, để thỏa mãn cái tôi của tôi, đó là cách mà cái ngã của tôi làm việc. Nhưng Thượng Đế, Phật tính, cái năng lượng đó cứ ở đó thì tôi đành phải "chấp nhận", "nhu thuận", "buông xuôi", "từ bỏ" thôi chứ biết làm sao? Khi đó cái ngã sẽ biết nó không là chủ, chỉ là người khách, sẽ hạnh phúc, biết ơn vì được tiếp đón, chứ không phải sự bất hạnh của sự giằng xé của "một nước không thể có 2 vua".
vantrung
Cuối cùng vẫn là quay về câu "gạo lứt là thần dược chữa bá bệnh".!!!! Nếu bác chăm chăm kiếm tìm ở những triết lý khác chỉ để củng cố cái ý kiến, triết lý của mình thì làm sao bác thấy được cái mới? Xả bỏ với tinh thần tươi mới đi bác ơi. Cái gọi là "không gì lay chuyển nổi" chỉ là một sự ngạo mạn núp bóng thôi bác ạ, vì nó đi ngược lại Dịch học. Cái gì thì cũng lay chuyển được hết, trừ phi nó không phải là "cái gì".

Xác thân là đền thờ Thánh thần, luôn là thế, chỉ có là biết là như thế hay không. Biết thế nên không làm ô uế nó, hay là máy móc quét dọn để tìm kiếm đền thờ dưới lớp bụi bặm? Có những thứ có gí sát vô cũng chả nhìn ra, và cũng chính vì gần quá nên không nhìn thấy được (chả mấy khi người ta để ý nhìn được mi mắt mình, không phải qua gương).

Thượng Đế trú ngụ mọi nơi, sao lại không trú ngụ trong thể xác mất quân bình cơ chứ? Hay Ngài cũng kén cá chọn canh?

Nếu tôi mà đuổi được Thượng Đế ra khỏi cơ thể thì có lẽ tôi cũng sẽ đuổi, để thỏa mãn cái tôi của tôi, đó là cách mà cái ngã của tôi làm việc. Nhưng Thượng Đế, Phật tính, cái năng lượng đó cứ ở đó thì tôi đành phải "chấp nhận", "nhu thuận", "buông xuôi", "từ bỏ" thôi chứ biết làm sao? Khi đó cái ngã sẽ biết nó không là chủ, chỉ là người khách, sẽ hạnh phúc, biết ơn vì được tiếp đón, chứ không phải sự bất hạnh của sự giằng xé của "một nước không thể có 2 vua".(JUSTMEVN)
[/quote]
-Mọi thứ đều biến dịch,vô thường.Tuy nhiên Dịch Học cũng dạy sự biến dịch là vĩnh cửu... TS Ohsawa cũng khẳng định chân lí hay Trật Tự Vũ Trụ là tuyệt đối, vĩnh cửu...
-Gạo lứt gần sát quân bình âm dương nên được dùng làm thực phẩm chính đối với người TD, bệnh nhân...
-Tuy nhiên , các cao thủ TD có thể thiết lập quân bình mà không cần gạo lứt
-TS Ohsawa đã tuyên bố bạn có thể ăn GLMM với tương thiên nhiên suốt đời càng tốt vì khi đó bạn chỉ lệ thuộc vào những gì tối quan trọng nhất.
-TS rất vui mừng khi biết có người ăn số 7 lâu dài vì không dễ gì theo số 7.Nó đòi hỏi ý chí cao.
-THƯỜNG VÔ DỤC DĨ QUAN KÌ DIỆU.Dòng máu phải trong sạch quân bình thì tế bào não mới nhạy bén, bắt được các thông điệp vũ trụ , thấy được sự kì diệu của thiên nhiên , chân tướng mọi hiện tượng mà người khác không thấy...
-Thể xác mất quân bình thì mọi người xa lánh và người đó chắc chắn sẽ bị Thượng Đế trừng phạt ( Thuận Thiên giã tồn, nghịch thiên giã vong)
-Tình yêu Thượng Đế chỉ dành cho người tuân theo quy luật. Còn những kẻ vi phạm sẽ bị trừng trị thẳng tay.
-Bài viết này nhằm mục đích nói lên tính ưu việt PPTS mà nó sẽ hữu ích cho những tín đồ Ki Tô Giáo.
-Bài viết của bạn JUSTMEVN cho thấy bạn là người rất thành công trong nhiều lãnh vực...Bạn đang dẫn đầu...Tuy nhiên , khốn cho những kẻ đứng đầu, những kẻ ngồi cao. TS Ohsawa dạy hãy đứng hàng chót chớ đứng hàng đầu...Nguyễn Du cũng nói CHỮ TÀI LIỀN VỚI CHỮ TAI...
30/6/2011 NVT
justmevn
-Bài viết của bạn JUSTMEVN cho thấy bạn là người rất thành công trong nhiều lãnh vực...Bạn đang dẫn đầu...Tuy nhiên , khốn cho những kẻ đứng đầu, những kẻ ngồi cao. TS Ohsawa dạy hãy đứng hàng chót chớ đứng hàng đầu...Nguyễn Du cũng nói CHỮ TÀI LIỀN VỚI CHỮ TAI...

Đứng hàng chót khi cư xử với thế gian thôi, còn ở bên trong, ta vẫn là hàng đầu. Lời tiền nhân nói, chớ có chỉ bám lấy từ ngữ. Dự đoán về sự thành công của bác dành cho tôi trật lất, vì định nghĩa thành công của tôi và bác là khác nhau đấy. Tôi nói chuyện ở đây không mang tính ngoại giao nên không việc gì phải tự hạn định mình ngoại trừ một số quy tắc giao tiếp tối thiểu.
Tôi không thấy hay ho cái tâm lý xếp hàng, tâm lý phân chia thứ bậc vai vế. Mỗi vị trí đều là độc đáo duy nhất, chỉ thiếu một vị trí thôi cũng chẳng nên hàng.
Toàn thể là một cái hàng vô tận, bác hạn định cho nó hữu hạn để định nghĩa đứng đầu và đứng cuối ah? Nếu nó là vòng tròn để đứng cuối lại đứng lên hàng đầu, thì nghĩa là vị trí nào cũng là đứng đầu và đứng cuối cả. Người ta chỉ thực sự "đứng chót" khi biết chả có cái gọi là đứng đầu hay đứng chót, nên tự nhiên họ sẽ khiêm tốn mà không tự ti hay thấy mình thua kém.

Nói chuyện này tôi lại nhớ câu chuyện (Thạch Sùng thì phải) anh chàng đi xin đồ phát chẩn của cô vợ cũ. Lúc anh ta tới muộn đứng cuối, người ta được lệnh của cô vợ phát từ trên xuống, gần tới anh ta thì hết gạo. Hôm sau anh ta chen lên đứng đầu thì người ta lại phát gạo từ cuối hàng ngược lên. Hôm sau nữa để chắc ăn, anh ta đứng giữa. Bác đoán được kết cục rồi đấy, người ta phát từ hai bên lại. Thế nên đừng có láu cá với Thượng Đế. Đứng đâu thì đứng mà chân thật còn hơn là cố chiếm cho mình một vị trí nào theo mẩm tính "khôn ngoan" của mình. "Khôn ngoan chẳng lọ thật thà" là ở chỗ ấy.

-Tình yêu Thượng Đế chỉ dành cho người tuân theo quy luật. Còn những kẻ vi phạm sẽ bị trừng trị thẳng tay.

Thượng Đế - chủ cái đền thờ là thân thể ta chỉ dạy cho ta bài học, luôn là xuất phát từ tình yêu thương, chỉ cần ta "quay đầu là bờ" (Phật giáo) hay "sám hối" (Thiên Chúa giáo). Bác nói như trên thì Thượng Đế của bác khiếm khuyết và "nhân tính" quá, chả xứng toàn năng toàn giác toàn trí, nơi đâu cũng có. Thượng Đế mà không ngụ trong cơ thể còn khiếm khuyết chưa trong sạch của tôi, lấy gì mà Ngài trừng phạt tôi được, muốn làm gì được thân thể tôi, phải vào được cái đã.

Mọi vấn đề đều nằm ở người khách, là cái ngã, cái tôi, muốn chiếm hữu cái không phải của mình. Còn Thượng Đế và đền thờ của Ngài chẳng có vấn đề gì hết. Nó có bày biện nến và xức hương thơm hay bụi bặm, chim chóc ị đầy thì Ngài vẫn vui thích như thường, vì đó là sáng tạo của Ngài, nó luôn tốt và hoàn hảo.

-TS Ohsawa đã tuyên bố bạn có thể ăn GLMM với tương thiên nhiên suốt đời càng tốt vì khi đó bạn chỉ lệ thuộc vào những gì tối quan trọng nhất.

Lệ thuộc là lệ thuộc. Nó chẳng có liên quan gì tới tự do vô biên, công bình tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh cửu cả. Bác không thấy thế à?
Khi nào còn lệ thuộc thì đừng có nói tới tự do, vì biết gì về tự do mà nói?

QUOTE
Với một tâm trí tĩnh lặng, toàn thể thế gian cũng phải xuôi tay quy hàng.
vantrung
QUOTE(justmevn @ Jun 30 2011, 09:03 AM) *
-Bài viết của bạn JUSTMEVN cho thấy bạn là người rất thành công trong nhiều lãnh vực...Bạn đang dẫn đầu...Tuy nhiên , khốn cho những kẻ đứng đầu, những kẻ ngồi cao. TS Ohsawa dạy hãy đứng hàng chót chớ đứng hàng đầu...Nguyễn Du cũng nói CHỮ TÀI LIỀN VỚI CHỮ TAI...

Đứng hàng chót khi cư xử với thế gian thôi, còn ở bên trong, ta vẫn là hàng đầu. Lời tiền nhân nói, chớ có chỉ bám lấy từ ngữ. Dự đoán về sự thành công của bác dành cho tôi trật lất, vì định nghĩa thành công của tôi và bác là khác nhau đấy. Tôi nói chuyện ở đây không mang tính ngoại giao nên không việc gì phải tự hạn định mình ngoại trừ một số quy tắc giao tiếp tối thiểu.
Tôi không thấy hay ho cái tâm lý xếp hàng, tâm lý phân chia thứ bậc vai vế. Mỗi vị trí đều là độc đáo duy nhất, chỉ thiếu một vị trí thôi cũng chẳng nên hàng.
Toàn thể là một cái hàng vô tận, bác hạn định cho nó hữu hạn để định nghĩa đứng đầu và đứng cuối ah? Nếu nó là vòng tròn để đứng cuối lại đứng lên hàng đầu, thì nghĩa là vị trí nào cũng là đứng đầu và đứng cuối cả. Người ta chỉ thực sự "đứng chót" khi biết chả có cái gọi là đứng đầu hay đứng chót, nên tự nhiên họ sẽ khiêm tốn mà không tự ti hay thấy mình thua kém.

Nói chuyện này tôi lại nhớ câu chuyện (Thạch Sùng thì phải) anh chàng đi xin đồ phát chẩn của cô vợ cũ. Lúc anh ta tới muộn đứng cuối, người ta được lệnh của cô vợ phát từ trên xuống, gần tới anh ta thì hết gạo. Hôm sau anh ta chen lên đứng đầu thì người ta lại phát gạo từ cuối hàng ngược lên. Hôm sau nữa để chắc ăn, anh ta đứng giữa. Bác đoán được kết cục rồi đấy, người ta phát từ hai bên lại. Thế nên đừng có láu cá với Thượng Đế. Đứng đâu thì đứng mà chân thật còn hơn là cố chiếm cho mình một vị trí nào theo mẩm tính "khôn ngoan" của mình. "Khôn ngoan chẳng lọ thật thà" là ở chỗ ấy.

-Tình yêu Thượng Đế chỉ dành cho người tuân theo quy luật. Còn những kẻ vi phạm sẽ bị trừng trị thẳng tay.

Thượng Đế - chủ cái đền thờ là thân thể ta chỉ dạy cho ta bài học, luôn là xuất phát từ tình yêu thương, chỉ cần ta "quay đầu là bờ" (Phật giáo) hay "sám hối" (Thiên Chúa giáo). Bác nói như trên thì Thượng Đế của bác khiếm khuyết và "nhân tính" quá, chả xứng toàn năng toàn giác toàn trí, nơi đâu cũng có. Thượng Đế mà không ngụ trong cơ thể còn khiếm khuyết chưa trong sạch của tôi, lấy gì mà Ngài trừng phạt tôi được, muốn làm gì được thân thể tôi, phải vào được cái đã.

Mọi vấn đề đều nằm ở người khách, là cái ngã, cái tôi, muốn chiếm hữu cái không phải của mình. Còn Thượng Đế và đền thờ của Ngài chẳng có vấn đề gì hết. Nó có bày biện nến và xức hương thơm hay bụi bặm, chim chóc ị đầy thì Ngài vẫn vui thích như thường, vì đó là sáng tạo của Ngài, nó luôn tốt và hoàn hảo.

-TS Ohsawa đã tuyên bố bạn có thể ăn GLMM với tương thiên nhiên suốt đời càng tốt vì khi đó bạn chỉ lệ thuộc vào những gì tối quan trọng nhất.

Lệ thuộc là lệ thuộc. Nó chẳng có liên quan gì tới tự do vô biên, công bình tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh cửu cả. Bác không thấy thế à?
Khi nào còn lệ thuộc thì đừng có nói tới tự do, vì biết gì về tự do mà nói?

-Đứng chót tốt hơn đứng đầu...là lời dạy cổ nhân khuyên chúng ta khiêm tốn học hỏi, đừng tranh giành tiếng tăm ,tiền của,...phù du...
-Nô lệ và tự do, hạnh phúc và đau khổ...TS đã nói rất rõ và TS đã cho không chúng ta la bàn âm dương...Mọi người đã thấy thật rõ con đường tiến tới vô tận không sợ lạc lối...
-Không sợ sự trừng phạt của Thượng Đế...Muốn biết hình phạt của Thiên nhiên, thì bạn hãy vi phạm Trật Tự Vũ Trụ đi...Vi phạm càng nhiều sự trừng phạt càng mạnh...Nhờ đó ta sẽ học được tính khiêm tốn ,lòng từ bi...
1/7/2011 nvt
justmevn
Vâng, nếu bác biết khiêm tốn thì đừng tự nói cái này là nhất, cái này là vô song, là không cái gì bì kịp. Phải không ạ? Tranh giành chi cho mệt.

Ai ai cũng đếm cừu mà chả bao giờ đếm cái con mình đang cưỡi cả. Nực cười thay.
vantrung
QUOTE(justmevn @ Jul 1 2011, 10:14 AM) *
Vâng, nếu bác biết khiêm tốn thì đừng tự nói cái này là nhất, cái này là vô song, là không cái gì bì kịp. Phải không ạ? Tranh giành chi cho mệt.

Ai ai cũng đếm cừu mà chả bao giờ đếm cái con mình đang cưỡi cả. Nực cười thay.

-TS Ohsawa đã dành cả đời mình đi phổ biến PPTS, VSNL, TTVT .Thế thì TS có cho cái mình phổ biến là hay nhất không?Nếu không là những điều hay nhất thì mình nói làm gì cho mất thì giờ?Các bạn sẽ nghe những cái nhất đó và nếu các bạn thật sự muốn tìm cầu chân lí thì hãy tự trải nghiệm...Hãy trải nghiệm đi rồi phê phán ...TS đã nói không thực hành đúng thì sẽ không hiểu và sẽ không đánh giá chính xác những gì TS nói...
-Mình sai thì không thể nói tất cả đều sai như mình. Người khiêm tốn sẽ cười mình chứ không cười người...Cười mình thì mới tiến bộ ,còn chỉ thích cười người thì...
2/7/2011 nvt
justmevn
Tôi không phê phán Ohsawa theo nghĩa cười cợt đắc ý. Xin đừng có gì cũng gán này gán nọ.

Việc một ai dành cả đời để làm cái gì đó chẳng đảm bảo cho cái điều đó là đúng là chân lý đâu bác ạ. Nếu còn có tâm lý tiếc rẻ (công sức cả đời) thì còn lâu mới tự do vô biên. Học được cái tinh thần xây thật đẹp rồi phá bỏ hoàn toàn như các vị sư Tây Tạng làm với những bức tranh của họ, tôi thấy mới đáng quý.

Phật cũng chả nói Phật hay nhất. Ngài chỉ nói ta thấy như thật như thế. Thời của Ohsawa thấy không phương pháp nào hơn không có nghĩa sẽ mãi mãi như vậy, tinh thần dịch học của bác đi đâu mất rồi? Vấn để chỉ là cái thấy. Mỗi thời khắc tự nhiên lại lần mở cho chúng ta một cái thấy rộng hơn, tươi mới hoàn toàn. Ta không thấy là hạn chế ở phía ta, vậy thôi.
BAS
Trong 7 nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng, có 1 nguyên tắc là lòng biết ơn. Giải nghĩa ra, nó nghĩa là hiểu được lợi ích. Nếu có nhiều người ca tụng GLMM và cống hiến cả đời của tiên sinh Oshawa thì đó là vì họ biết ơn phương pháp, biết ơn cống hiến của tiên sinh. Khi họ đi hướng dẫn người khác trị bệnh, học hỏi về âm dương, họ lại hiểu thêm 1 tầng lớp khác về những gì tiên sinh đã thực sự cống hiến, vì lúc đó họ đang bắt chước công việc của tiên sinh, và sẽ hiểu những khó khăn bên trong 1 cách cụ thể. Ở Việt Nam, có 1 câu như thế này, có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Nếu ai chưa từng thực hành nghiêm túc GLMM, chưa từng tư vấn giúp đỡ bệnh nhân, chưa từng vui buồn trước việc thành công, thất bại, sai lầm... của những người ta từng giúp đỡ, xin đừng tùy tiện phê phán người khác.

Cách đặt vấn đề của bác vantrung tuy có phần cực đoan, nhưng nhiệt tâm của bác đối với những người đau khổ là thật. Tôi là 1 con người hữu hạn, sống trong 1 thế giới hữu hạn và sử dụng ngôn từ hữu hạn, tôi chỉ có thể trình bày được đến thế. Những gì thuộc về vô hạn thì nó là ý tại ngôn ngoại, là tâm truyền tâm, xin đừng dùng ngôn ngữ thế gian để nghĩ bàn có được không ạ?

Cá nhân tôi thích Thực dưỡng và Tứ niệm xứ vì nó chỉ ra đường lối thực hành cụ thể, cứ làm rồi sẽ hiểu, không hiểu nhiều thì hiểu ít, không lệ thuộc vào thầy tổ hay giáo điều. Nếu chỉ đọc sách vở về GLMM mà không thực hành, không chừng còn thấy nó giáo điều, thô kệch, cực đoan... là khác. Những cái hiểu nằm ngoài sách vở, ngôn từ, lại không thể dùng ngôn từ để diễn đạt, chỉ có thể thực chứng.

Ai đã đắc đạo, ai chưa xin khoan bàn đến vội. Ở đây có người đang đi lòng vòng, có người đang đi thẳng phăm phăm 1 hướng, dù có gặp cái hố hay bụi gai cũng đi thẳng phăm phăm như thường và có người đang ngồi 1 chỗ bình luận về con đường của 2 người kia. Khi bị nhận xét ngược là cứ ngồi 1 chỗ thì bao giờ mới tới đích thì trả lời rằng, cái chỗ tôi đang kê mông đây chính là đích đến của tôi.

Kết luận, đây không phải là 1 cuộc đua, và không thể tìm ra kẻ thắng người thua vì ... từ đầu đã không có chung mục đích hay con đường thì có mà đua bằng niềm tin!
justmevn
Tôi xin nói lời cuối cùng (của tôi) ở topic này.

-Mọi thứ đều biến dịch,vô thường.Tuy nhiên Dịch Học cũng dạy sự biến dịch là vĩnh cửu... TS Ohsawa cũng khẳng định chân lí hay Trật Tự Vũ Trụ là tuyệt đối, vĩnh cửu...


Vâng, nhưng phải hiểu rõ là mình chả biết cái Trật tự vũ trụ ấy nó ra sao, đừng có đem mấy cái nguyên lý và định luật ra bảo đó là Sự thật nhé - một thứ sự thật phát biểu trực tiếp vì có thể diễn bày. Vẫn chỉ là Tục đế mà thôi.

-Nô lệ và tự do, hạnh phúc và đau khổ...TS đã nói rất rõ và TS đã cho không chúng ta la bàn âm dương...Mọi người đã thấy thật rõ con đường tiến tới vô tận không sợ lạc lối...

Dùng bản đồ của người khác coi chừng đi lạc đường, la bàn cũng không khá hơn, trái đất có thể đổi cực bất cứ lúc nào. Tới vô tận sao mà có lối?

Nhiệt tâm đấy là con dao hai lưỡi mà tôi e dè nhất. Câu ví về nhiệt tâm/nhiệt tình, ai biết thì tự hiểu lấy. Đôi khi nó khiến người ta bất chấp những "tiểu tiết" (với họ, nhưng có thể là cả sinh mạng với người khác). Tôi nói sinh mạng không chỉ mang nghĩa sống chết, mà là uổng phí quãng thời gian sống, chả học được bài học nào. Dù có nói gì, thì cuối cùng vẫn là người "bệnh" tự cứu mình. Không ai có thể sống thay họ để mà đảm bảo là phương pháp này, cách ăn này... là tác dụng trên họ. Người ta có thể nhiệt tâm dùng tính mệnh mình (như các vị Bồ tát, như Ohsawa đã từng làm) chứ không thể nhiệt tâm dùng sinh mạng của người khác để chứng minh cho triết lý, phương pháp của mình được.

Nếu chỉ đọc sách vở về GLMM mà không thực hành, không chừng còn thấy nó giáo điều, thô kệch, cực đoan... là khác.

Cái này thì tôi không thấy đúng, vì hiển nhiên khi đọc sách vở về GLMM người ta thấy hy vọng, thấy sao nó kỳ diệu thế là đằng khác, chỉ khi đi vào thực hành mới thấy cái gì là giáo điều là cực đoan, thô kệch, cái gì không. Không thực hành thì chẳng thể nào phê phán nên hồn cái giáo điều của nó. Chẳng hạn, cái giáo điều GLMM chữa bách bệnh, và chữa nhiều lần được (theo bác Trung) chẳng phải Ohsawa đã chứng minh phủ định một cách hùng hồn hay sao, nếu như ông ấy không nói dối khi tuyên bố chỉ ăn gạo lứt (trong 3 tháng trước khi chết), trước đó ông ấy ăn uống sai như thế nào (như ông ấy nhận: đó là tội lỗi của tôi), lẽ ra gạo lứt phải cứu được ông ấy mới phải, lại là người lão luyện âm dương. Với việc không có thông tin rõ ràng từ những người thân cận công bố về cái chết của ông ấy, điều tôi nói rõ ràng là võ đoán. Võ đoán đúng hay võ đoán sai thì chưa biết được. Dù đúng dù sai thì cái cần cảnh giác nhất vẫn là đừng có mù quáng. Ai cũng có mù quáng của mình, chỉ người đã trải qua và đứng bên ngoài bao quát nhìn vào thì mới thấy ai đó bên trong đang cố húc đầu vào tường, chứ kẻ bên trong thì sao nhìn ra nổi? Chẳng phải chúng ta giúp được nhau là ở chỗ chỉ được ra chỗ mù quáng của nhau, thay vì trân trọng, "biết ơn" (theo nghĩa dung dưỡng) cái mù quáng đó hay sao? Trân trọng, biết ơn vì nó đã dạy cho ta một bài học rồi trả nó về vị trí của nó thì ok.

Đôi lúc phủ định lại là một cách trân trọng biết ơn tốt nhất đấy.

Kết luận, đây không phải là 1 cuộc đua, và không thể tìm ra kẻ thắng người thua vì ... từ đầu đã không có chung mục đích hay con đường thì có mà đua bằng niềm tin!

Điều này là hiển nhiên, và tôi không có ý định phân định thắng thua gì ở đây cả, chỉ có ý định phá vỡ cuộc đua tưởng tượng này mà thôi. Trong vòng tròn thì việc tôi ở trước hay sau chả còn ý nghĩa. Cùng một lúc tôi ở trước và ở sau, không ở trước cũng không ở sau ai đó khác (hihi, vế sau bắt chước kiểu nói của Phật một tí). Bạn tưởng là có bất kỳ 2 người nào có chung mục đích và con đường hay sao? Nếu có thì sẽ có trường hợp người này kéo người kia đi theo được đấy, và là cái mà tôi nghĩ là bạn hiểu về Pháp môn Niệm Phật là như vậy, và không tin vào nó (tôi cũng không tin vào triết lý sách vở máy móc bên ngoài của nó, nhưng hiệu quả của nó thì tôi chả dám bàn). Chả biết tôi hiểu có nhầm không?

Thực dưỡng chân chính (sự thật) là cái còn đang tìm cầu, và luôn phải tìm cầu từng giây từng phút, nó luôn đi trước cái tâm trí chậm lụt của chúng ta, đừng hạ cấp nó xuống vài công thức. Ngài Ohsawa cũng thấy "thất bại" của mình khi tuyên bố chưa chữa được lấy một người bệnh nào (căn bệnh thì có), và "nhường" công việc đó cho lớp người sau, biết rằng họ cũng chả làm được công việc đó với người khác đâu, chỉ hy vọng họ làm được với bản thân họ mà thôi . Tôi nghĩ đó là lẽ dĩ nhiên. Sau cùng thì chỉ có ta mới chữa được ta.

Tôi xin dừng lời.
Diệu Minh
Hôm qua thầy tôi trả lời một câu hỏi hay:
Ai mà biết in ít về tu tập thì kiêu ngạo là cái chắc... nhưng người nào biết hoàn toàn thì ngã mạn đi xuống, không còn kiêu ngạo...

Đừng bao giờ bảo là cái gì kết thúc nhé... đừng tuyên bố cái gì thì lợi ích hơn, nếu không câu sau sẽ đá câu trước có ngày, tớ đã bị bao nhiêu lần thế rồi, may mà thiên hạ chả ai để ý và moi móc... hi.
Ai nói gì cũng chỉ là chó sủa mặc chó, người đi đường cứ đi... ai khó chịu bực tức hay là tự ái?
Chuyện của họ... chả phải chuyện của mình: chuyện của mình là làm sao tâm bình an và sáng suốt giữa ngoại cảnh...

Ha ha, vì trí tuệ bao giờ cũng phải trả một giá cực đắt: được tiếng khen ho hen chả còn thì còn gì kiêu đây?
Cho nên văn tuệ và tư tuệ thì còn có thể kiêu...nhưng tu tuệ thì hết, chả còn cái NỖI gì mà kiêu vì đã lên bờ xuống ruộng nhiều phen: tâm đã mềm mềm dễ uốn nắn ra được một tí trước ý chỉ của "Thượng đế" rồi... tớ không "ngụ ý" về chính tớ như nhiều người khác đâu nhé...
Bạn sẽ có thể thấy họ vẫn sân "đùng đùng" nhưng đó là cơn mưa rào dễ chịu... cơn sân không có sức công phá mạnh như là bom B52.... nó chỉ là bom bi.... rồi dần dần cơn sân chỉ còn li ti... tôi đã ở gần những cơn sân đùng đùng... và những cơn sân li ti... và những cơn sân độc ác, khó chịu mấy ngày mới tan... có có những cơn sân lan ra chung quanh và kêu gọi sự khó chịu của mọi người về cùng một hướng...

Thí dụ: một người thầy chê con bạn... bạn sẽ làm gì? vừa khó chịu với người thầy (vì mất đi sự sĩ diện hãnh diện của bạn về con cái) vừa bực mình với con... về nhà? bạn sẽ cho con bạn một trận... hi đây là loại đòn kép... đứa bé phải hứng chịu hai lần "đòn" dương và đòn âm...

Tôi đã rơi vào những chuyện như thế nhiều lần... và ở nhiều nơi... cơn sân có tính lây lan... và niềm vui cũng vậy... cho nên phải phải có đủ tư l
lương để hóa giải hay là đủ công lực để "chịu đòn" thù... và khi đó bạn đã thuần thục trong giáo Pháp thì bạn ĐỨNG ra ngoài cuộc mà quan sát... bạn đã phải chịu "đòn thù"... và bạn không phải là những thứ đó... bạn nhìn được chính bạn: các loại đòn, các loại phản ứng... và bạn có thể thầm cười ha ha...
ledai
Chào cả nhà con cũng vừa nghiên cứu thực hành Thực Dưỡng(tuy đến đâu nhưng con thấy tuệ giác ngày càng phát triển, thân tâm ngày càng an) và may mắn được gặp gỡ tu học pháp thiền Vipassana (theo thầy Goenka).Con xin được chia sẽ suy nghĩ của con.
Con thấy vừa ăn thực dưỡng lại vừa dùng vipas để quán các phản ứng(thọ) xảy ra ở thân tâm và buông xả-tiêu hoá chúng là cách vô cùng tuyệt vời để phát triển trí phán đoán .khoẻ hay bệnh không quan trọng nhưng trong mọi sự phải cố khai mở cho được tuệ(kinh nghiệm thực chứng của bản thân) nhưng điều lạ là đức tin của con cũng đồng phát triển theo và ngày càng thấm sâu hơn trong giáo lý (Công giáo,Phật giáo,âm dương) vì con cũng là Kito hữu từ nhỏ ạ. Bây giờ con thường xuyên đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện nhưng cũng rất thích sinh hoạt làm công quả ở chùa kể cả tụng kịnh niệm Phật cũng không ngại gì vì con nghĩ các ngài là những người thành đạo nên mộ mến nhân đức các ngài chẳng có gì sai. Kito giáo cũng có rất nhiều vị Phật đó ạ và mỗi người mỗi vẻ tuỳ theo bản ngã căn duyên mà có con đường nên thánh khác nhau cho nên con nghĩ mỗi người có quyền học hỏi nhiều pháp môn nhưng là để tìm thấy con đường của riêng mình (có đến 8400000 pháp tu mà). Có lẽ nét riêng của Kito giáo là đức tin vì có những tín điều không thể giải thích nổi-nhưng cảm nhận được- ( kể cả nguyên lý Âm_Dương, vd: một Chúa ba Ngôi, Ngôi hai nhập thể làm người , Ngôi Hai sống lại từ cõi chết- cả Hồn và Xác) Phật giáo đã đưa ra ánh sáng kết cấu-cơ cấu của toàn thể vũ trụ một cách vô cùng logic, khoa học(văn huệ,tư huệ) từ đó chỉ ra con đường giới-định-tuệ và mọi người chỉ cần thêm một bước là hành(tu huệ) thì sẽ đạt được an lạc. Huyền diệu thay đến thời đại nguyên tử hầu hết mọi người đều có điểm xuất phát thấp hơn tổ tiên (thể chất_tâm hồn kém hơn vì thực phẩm_môi trường kém phẩm chất hơn) thì ta lại tái phát kiến PP Thưc Dưỡng như là cứu cánh -lớp bổ túc hay lớp mẫu giáo trước khi tu học theo con đường của các tôn giáo .Rõ ràng Thiên Chúa_Dahma rất yêu chúng ta và ban cho chúng ta đầy đủ phương tiện để chúng ta chỉ còn mỗi một việc là nên Thánh_thành Phật mà thôi. Amen_Sadu
vantrung
QUOTE(BAS @ Jul 2 2011, 10:16 PM) *
Trong 7 nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng, có 1 nguyên tắc là lòng biết ơn. Giải nghĩa ra, nó nghĩa là hiểu được lợi ích. Nếu có nhiều người ca tụng GLMM và cống hiến cả đời của tiên sinh Oshawa thì đó là vì họ biết ơn phương pháp, biết ơn cống hiến của tiên sinh. Khi họ đi hướng dẫn người khác trị bệnh, học hỏi về âm dương, họ lại hiểu thêm 1 tầng lớp khác về những gì tiên sinh đã thực sự cống hiến, vì lúc đó họ đang bắt chước công việc của tiên sinh, và sẽ hiểu những khó khăn bên trong 1 cách cụ thể. Ở Việt Nam, có 1 câu như thế này, có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Nếu ai chưa từng thực hành nghiêm túc GLMM, chưa từng tư vấn giúp đỡ bệnh nhân, chưa từng vui buồn trước việc thành công, thất bại, sai lầm... của những người ta từng giúp đỡ, xin đừng tùy tiện phê phán người khác.

Cách đặt vấn đề của bác vantrung tuy có phần cực đoan, nhưng nhiệt tâm của bác đối với những người đau khổ là thật. Tôi là 1 con người hữu hạn, sống trong 1 thế giới hữu hạn và sử dụng ngôn từ hữu hạn, tôi chỉ có thể trình bày được đến thế. Những gì thuộc về vô hạn thì nó là ý tại ngôn ngoại, là tâm truyền tâm, xin đừng dùng ngôn ngữ thế gian để nghĩ bàn có được không ạ?

Cá nhân tôi thích Thực dưỡng và Tứ niệm xứ vì nó chỉ ra đường lối thực hành cụ thể, cứ làm rồi sẽ hiểu, không hiểu nhiều thì hiểu ít, không lệ thuộc vào thầy tổ hay giáo điều. Nếu chỉ đọc sách vở về GLMM mà không thực hành, không chừng còn thấy nó giáo điều, thô kệch, cực đoan... là khác. Những cái hiểu nằm ngoài sách vở, ngôn từ, lại không thể dùng ngôn từ để diễn đạt, chỉ có thể thực chứng.

Ai đã đắc đạo, ai chưa xin khoan bàn đến vội. Ở đây có người đang đi lòng vòng, có người đang đi thẳng phăm phăm 1 hướng, dù có gặp cái hố hay bụi gai cũng đi thẳng phăm phăm như thường và có người đang ngồi 1 chỗ bình luận về con đường của 2 người kia. Khi bị nhận xét ngược là cứ ngồi 1 chỗ thì bao giờ mới tới đích thì trả lời rằng, cái chỗ tôi đang kê mông đây chính là đích đến của tôi.

Kết luận, đây không phải là 1 cuộc đua, và không thể tìm ra kẻ thắng người thua vì ... từ đầu đã không có chung mục đích hay con đường thì có mà đua bằng niềm tin!

KHÔNG THỰC HÀNH ĐÚNG ,THÌ KHÔNG HIỂU ĐƯỢC TINH HOA CỦA TD
-Bài viết của bạn BAS thật hay.Không thực hành hoặc thực hành chưa đúng thì chớ vội phê phán để tranh hơn thua.
-Vấn đề của bạn JUSTMEVN cũng như của nhiều người TD khác là thực hành nghiêm túc thì mới hiểu được Ohsawa.
-Cùng một người,ăn đúng thì nhận thức đúng và hành động đúng, người đó sẽ ca tụng Ohsawa…Nhưng khi ăn sai thì nhận thức lệch lạc,hành động bất thường, người đó sẽ nghi ngờ Ohsawa.
-Theo TS Ohsawa, thì TTVT, VSNL và PPTS là chân lí của cuộc sống .Lí thuyết âm dương đã được phát hiện bởi các nhà hiền triết Viễn Đông cách đây 5000 năm. Ohsawa là người hệ thống hóa lí thuyết âm dương thành TTVT, VSNL gồm 7 nguyên lí , 12 định lí,7 định luật của luận lí vạn năng và 7 giai đoạn của trí phán đoán.Công lao vĩ đại của Ohsawa là sáng tạo ra PPTS.PPTS là sự ứng dụng lí thuyết âm dương trong cuộc sống.Đó là phương tiện cực kì đơn giản và thực tiễn giúp nhân loại chiến thắng bệnh tật và khai mở trí phán đoán tối cao.
21/10/2011 nvt

justmevn
Lại phải nói thêm biggrin.gif

Hiểu Ohsawa không bằng hiểu chính mình. Sau 6 tháng ăn hoa quả rau xanh là chủ yếu, tôi thấy khỏe và tính tình dịu đi rất nhiều. Đó là điều mà 2 năm ăn TD (GLMM) chưa làm được.

Bệnh viêm xoang/viêm mũi dị ứng của tôi đã hết chứ không lay lắt như hồi còn ăn ngũ cốc làm thức ăn chính. Điều đó củng cố việc có một cuốn sách tôi đọc nêu lên rằng ngũ cốc/tinh bột tạo đờm nhớt.

Tính tình cấm cảu của tôi nổi tiếng trong gia đình ai cũng biết, giờ tan biến như "sương trong nắng". Giờ rất thường xuyên cười một mình (sắp điên tới nơi biggrin.gif)

Như vậy là tạm đủ rồi.

Nếu ai theo được pp Ohsawa thì cứ việc cố mà theo để hiểu ông ấy. Nhưng đó là một thứ mục đích hướng ngoại. Hiểu mình thì sẽ biết người. Lúc đó mới cười to lên được.

Nên nhớ Ohsawa ăn theo cách mà ông ấy dạy người khác chỉ khi tự chữa bệnh. Còn thông thường ông ấy ăn cũng khá là lung tung, bên cạnh việc trung thành với ăn nhiều muối.

Có bệnh, có đau khổ rồi mới tăng trưởng tình thương với người khác. Cái đó là nhờ "ăn sai" đem lại, chứ không phải là nhờ "ăn đúng", nhưng chỉ với việc "ăn đúng" lại, bài học phải học mới hoàn thành. Đơn giản chỉ có vậy thôi. Ăn sai hay ăn đúng không có bản chất tốt - xấu, chỉ là 2 nửa, 2 học kỳ của một khóa học. Một khi bài đã thuộc, đã nắm được toàn bộ thì tùy nghi chơi đùa với nó, làm chủ nó chứ không có chuyện ngược lại.
vantrung
QUOTE(justmevn @ Oct 21 2011, 09:18 AM) *
Lại phải nói thêm biggrin.gif

Hiểu Ohsawa không bằng hiểu chính mình. Sau 6 tháng ăn hoa quả rau xanh là chủ yếu, tôi thấy khỏe và tính tình dịu đi rất nhiều. Đó là điều mà 2 năm ăn TD (GLMM) chưa làm được.

Bệnh viêm xoang/viêm mũi dị ứng của tôi đã hết chứ không lay lắt như hồi còn ăn ngũ cốc làm thức ăn chính. Điều đó củng cố việc có một cuốn sách tôi đọc nêu lên rằng ngũ cốc/tinh bột tạo đờm nhớt.

Tính tình cấm cảu của tôi nổi tiếng trong gia đình ai cũng biết, giờ tan biến như "sương trong nắng". Giờ rất thường xuyên cười một mình (sắp điên tới nơi biggrin.gif)

Như vậy là tạm đủ rồi.

Nếu ai theo được pp Ohsawa thì cứ việc cố mà theo để hiểu ông ấy. Nhưng đó là một thứ mục đích hướng ngoại. Hiểu mình thì sẽ biết người. Lúc đó mới cười to lên được.

Nên nhớ Ohsawa ăn theo cách mà ông ấy dạy người khác chỉ khi tự chữa bệnh. Còn thông thường ông ấy ăn cũng khá là lung tung, bên cạnh việc trung thành với ăn nhiều muối.

Có bệnh, có đau khổ rồi mới tăng trưởng tình thương với người khác. Cái đó là nhờ "ăn sai" đem lại, chứ không phải là nhờ "ăn đúng", nhưng chỉ với việc "ăn đúng" lại, bài học phải học mới hoàn thành. Đơn giản chỉ có vậy thôi. Ăn sai hay ăn đúng không có bản chất tốt - xấu, chỉ là 2 nửa, 2 học kỳ của một khóa học. Một khi bài đã thuộc, đã nắm được toàn bộ thì tùy nghi chơi đùa với nó, làm chủ nó chứ không có chuyện ngược lại.

-Bài viết này của bạn chúng tỏ bạn tiến bộ rất nhiều về mặt tinh thần. Xin chúc mừng!
-Xin kể rõ cách ăn trị lành viêm mũi của bạn để mọi người học hỏi
-6 tháng ăn rau xanh và hoa quả làm bạn thấy khỏe ra.Thế thì , theo tôi, bạn có tạng dương.. Xin hỏi thêm, phân và nước tiểu bạn hiện nay?
-Ohsawa không lung tung như bạn nghĩ đâu.TS đã từng nói: "Trước hết hãy phục hồi sức khỏe và phát triển trí phán đoán tối cao rồi sau đó bạn muốn làm gì thì làm"
Người ta thường thích vế sau và xao lãng vế đầu.
-Theo PP Ohsawa là thiết lập quân bình âm dương bằng cách ăn uống của mỗi cá nhân , không phải là rập khuôn, cố định. Theo thời gian bạn sẽ hiểu rõ hơn. Theo tôi, bạn vẫn chưa hiểu ý tiềm ẩn của Ohsawa...
21/10/2011 nvt

justmevn
Việc tôi hiểu ý của Ohsawa hay không chẳng liên quan tới việc khuyên dạy người khác. Nếu tôi hiểu thật thì tôi cũng chẳng có cách gì thể hiện nó cả. Hô hào ăn số 7 ư? Đó chỉ là một mánh (pháp môn), một lựa chọn của Ohsawa trong sự phong phú vô số của tự nhiên mà thôi, tôi thì không đi theo lối mòn đó. Sống là để sáng tạo cơ mà.

QUOTE
God is the Preeminent Creator, and man is at his happiest and most God-like when he too is creating.


6 tháng ăn rau xanh và hoa quả làm bạn thấy khỏe ra.Thế thì , theo tôi, bạn có tạng dương.. Xin hỏi thêm, phân và nước tiểu bạn hiện nay?

Tôi thì chẳng tạng dương hay âm gì đâu. Ăn nhiều lượng calo thì tôi mập lên, ăn ít thì giảm ký, chỉ đơn giản như vậy.

Phân thì khỏi hỏi, chưa bao giờ dễ dàng và thoải mái như thế =)) Nước tiểu trong, ngày đi nhiều lần, không hề giữ nước để mà âm hóa. Trọng lượng cơ thể không tăng không giảm mấy, chả thấy cái gọi là âm hóa cơ thể ở đâu cả, nào là da bóng lưỡng hay phát phì (tôi có rèn luyện thể chất mỗi ngày).

Ăn hoa quả chỉ có vấn đề khi ăn cùng với thịt cá ngũ cốc, nhất là ăn sau bữa cơm. Còn lấy nó làm thức ăn chính cùng với rau xanh thì chả có vấn đề gì to tát, ngoại trừ hơi tốn xiền vì hoa quả với rau bây giờ chẳng rẻ gì, lại phải ăn nhiều vì thực chất toàn nước là chính. Ai làm nông dân trông rau trồng hoa quả, làm trang trại trồng trọt thì áp dụng quá hợp.

Ohsawa không lung tung như bạn nghĩ đâu.TS đã từng nói: "Trước hết hãy phục hồi sức khỏe và phát triển trí phán đoán tối cao rồi sau đó bạn muốn làm gì thì làm"
Người ta thường thích vế sau và xao lãng vế đầu.


Lung tung thì là lung tung, chỉ là ông ấy thoải mái với nó vì có tự do trong tư tưởng rồi. Ai thích vế sau thì có cơ thể nhắc nhở liền, đâu cần lý thuyết nào nữa. Ông ấy lung tung cũng bị nhắc nhở liền, và ông ấy nghe theo lời nhắc nhở đó nhanh và không chống đối lại như người thường khác thôi. Đấy mới là sống với từng phút giây.

-Theo PP Ohsawa là thiết lập quân bình âm dương bằng cách ăn uống của mỗi cá nhân , không phải là rập khuôn, cố định.

Bác biết vậy là được rồi, và thể hiện cái biết đó đi, đừng khuyên người khác theo kiểu rập khuôn.
marhaba
Hiểu Ohsawa không bằng hiểu chính mình. Sau 6 tháng ăn hoa quả rau xanh là chủ yếu, tôi thấy khỏe và tính tình dịu đi rất nhiều. Đó là điều mà 2 năm ăn TD (GLMM) chưa làm được.
Tính tình cấm cảu của tôi nổi tiếng trong gia đình ai cũng biết, giờ tan biến như "sương trong nắng".
tôi có rèn luyện thể chất mỗi ngày

Xin hỏi lúc ăn GLMM thì phân, nước tiểu ntn? Việc rèn luyện thể chất khi ăn GLMM và lúc ăn hoa quả rau xanh có khác nhau? Khi tập thì có đổ mồ hôi? Ăn hoa quả rau xanh là âm nên tính tình dịu xuống là đúng.

Bệnh viêm xoang/viêm mũi dị ứng của tôi đã hết chứ không lay lắt như hồi còn ăn ngũ cốc làm thức ăn chính. Điều đó củng cố việc có một cuốn sách tôi đọc nêu lên rằng ngũ cốc/tinh bột tạo đờm nhớt.

Bệnh viêm xoang/viêm mũi dị ứng là bệnh âm, có thể do người (hoặc cơ quan nội tạng nào đó) quá dương sinh bệnh âm ?
Theo Đông y thì đờm nhớt là do ăn chất bổ nhiều quá mà ko tiêu được.- chắc là do bao tử hàn/lạnh hoặc do ăn nhiều (âm) mà thiếu vận động (dương). Như vậy dù là ăn ngũ cốc nhưng chưa đúng theo TD, do đó ko hết bệnh.

Nước tiểu trong, ngày đi nhiều lần, không hề giữ nước để mà âm hóa.

Sách Thuật Dưỡng Sinh: “Nước tiểu trong, vàng, để yên 10 phút thì có lợn cợn, đó là dấu hiệu thận suy kém hoặc có bệnh, vì dư calori hay thiếu độ Dương. Đi tiểu nhiều, nước tiểu lõang và trong, có thể là triệu chứng bệnh đái đường. Tiểu tiện hơn 4 lần một ngày là dấu hiệu bệnh họan, thận mệt hoặc đau tim”

Theo TD thì ăn uống những thứ có nhiều nước để thận phải làm việc lọc nhiều thì về lâu dài thận sẽ bị suy yếu. Ăn trái cây thì bị đi tiểu nhiều. Đi tiểu nhiều và trong thì theo Đông y là triệu chứng thận Dương hư

Còn lấy nó làm thức ăn chính cùng với rau xanh thì chả có vấn đề gì to tát, ngoại trừ hơi tốn xiền vì hoa quả với rau bây giờ chẳng rẻ gì, lại phải ăn nhiều vì thực chất toàn nước là chính.

Ông Ohsawa cũng nói ăn rau củ ko thôi thì ko có nền nông nghiệp nào có thể cung cấp đủ (nếu trồng kiểu organic) -> rất tốn tiền, do đó chỉ có ăn ngũ cốc là tốt nhất.
justmevn
Haha.

Tôi biết hoa quả là âm, nhưng tôi chẳng sợ hay có vấn đề gì với âm cả. Như tôi đã nói ở các topic khác, có cách dương hóa khác ngoài việc chỉ chăm chăm vào thức ăn đằng miệng. Tính tình dịu đi là điều rất tốt, ít nhất với tôi. Giảm thiểu sân hận làm tâm hồn thanh thản, và giúp cho hòa bình thế giới. Há há.

Tôi vốn không phải người lười biếng vận động chân tay. Phải biết là 2 năm ăn Thực dưỡng khá nghiêm, ăn mặn thôi rồi khỏi phải hỏi, người gầy còm xác ve, dáng đi còng còng, bệnh viêm xoang chả thấy hết, lòi thêm cái sự đau lưng. Tôi cũng không đổ cho đau lưng tại ăn TD, vì tôi ngồi máy tính liên tục (hơn 15 năm, nhưng chưa hề bị đau lưng hay cận thị).


Vậy mà ăn hoa quả rau xanh trong vòng chưa tới 6 tháng thì khỏi viêm xoang/viêm mũi dị ứng sau vài lần chảy nước mũi ròng ròng suốt ngày, nước mũi nếm mặn chát; thế là tốt rồi chứ gì, ít nhất là với tôi. Lại có sức lực tập tành.


Tuy vậy vẫn chả tăng được ký lô nào so với hồi ăn TD, còn giảm đi ấy.


Đái đường thì có thể đấy, vì chức năng của thận là thải dinh dưỡng thừa, thừa đường thì thải đường, đó là chuyện bình thường. Nhưng đái ra đường và bệnh tiểu đường khác nhau xa. Chắc tôi có thêm bệnh đái muối nữa tongue.gif


Ông Ohsawa cũng nói ăn rau củ ko thôi thì ko có nền nông nghiệp nào có thể cung cấp đủ (nếu trồng kiểu organic) -> rất tốn tiền, do đó chỉ có ăn ngũ cốc là tốt nhất.

Nói câu này thì chả hiểu gì sất. Yếu thần kinh bị Ohsawa hù cho chẳng còn suy xét được gì nữa. Cái ngũ cốc để đủ cho các bạn ăn đấy là trồng organic đấy hả?

Thực tế là cây ăn quả lâu năm hiếm khi phải bón phân trừ sâu như cây lúa. Rễ chúng kiếm dinh dưỡng ở sâu dưới đất chứ không phải ở tầng bạc màu trên cùng đâu.

Tin vào sự thiếu thốn là đi ngược với sự phong phú vô tận của tự nhiên.

Ăn một hạt trả 10000 hạt, cái 9999 hạt kia ở đâu ra? Nghĩ kỹ đi xem.
justmevn
Cooked Food And The Environment

Cooking led to the animal and seed diet. The most frequent way people interact with animals is by eating them. The most frequent way people interact with seeds is by eating them.

The animal and cooked-seed diet led to grain farming which is stripping the fertile Earth of its minerals. Grain crops are collected, processed, cooked, fed to animals or eaten, and eliminated into the sewers and waterways of civilization. Erosion wears down unstable grain fields, washing minerals away. Farms are turned into deserts; jungles are turned into rice paddies. One way or the other, the soil minerals wash down and end up at the bottom of the ocean.

Eating raw fruits and vegetables radically improves the mineralization of the Earth as it encourages the planting of trees. Trees reach down 20 or 30 feet (6 to 9 meters) - sometime much farther (I have been told that wild grape vines reach down as far as 500 feet [150 meters])! Trees elevate the groundwater table and draw minerals up into their stems, leaves, flowers and fruits. This plant matter then eventually falls to the topsoil increasing the mineralization of the soil for more vegetation to grow. Deciduous trees, which drop their leaves each year, strongly mineralize the topsoil.


The cooking of food is by far the biggest waste of resources on planet Earth. Viktoras Kulvinskas, in his classic book Survival Into The 21st Century, reports that cooking destroys 85% of the value of food. When I first realized this, I was staggered. But I did not understand the full implication of this fact. You see, if 85% of the food value is destroyed in cooking, then, also destroyed, is 85% of the time, labor, resources and energy that went into creating the foods. So this idea of eating raw plant food impacts all agriculture, all business, all the economies of the world, all politics.


Massive abundance is the true law of life. There is no shortage of food on Earth! I know a date-farmer friend who informed me that, "The most vigorous date palms yield over 600 pounds per tree per year. One date palm planted at birth could supply a person with practically their entire lifetime supply of food." Probably everyone would agree that eating only dates would not be ideal, but it does give us an idea of how much food can come from just one tree! There is an infinite amount of food on this planet!

When I was a student at the University of San Diego, I had a job in customer service at the campus bookstore. One day a nun came up to my counter and we began talking. She described her recent trip to Haiti. Apparently, each year she had been spending at least 3 months in Haiti helping the impoverished children.
She told me that Haiti had been deforested decades before. I asked her how that happened, expecting the answer to be overgrazing, or too much wood demand for building homes and shelters. Actually, neither was the case. She told me that Haiti had been deforested because the wood was being used for cooking!


Most people who live in first-world countries with gas stoves and electrical ovens have no idea that the other 90% of the planet is cooking with wood. Cooking is a major reason for deforestation. In Africa, the tropical forests of the mountain gorilla are being cut and cleared for cooking wood. Similar tragedies are happening on nearly every continent.

In third world countries, the cooking of food exposes people to the hazards of inhaling wood smoke or emissions from biomass fuels, such as cattle chips (dung). Emissions from wood and biomass fuels are major sources of air pollution in the home and are the number one source of air pollution outside the home (even eclipsing fossil fuels). Studies have shown that cooks inhale more smoke and pollutants than the inhabitants of the dirtiest cities.

Thực phẩm nấu nướng và môi trường

Việc nấu nướng dẫn tới chế độ ăn tập trung vào động vật và hạt thực vật. Cái cách thường xuyên nhất mà con người tương tác với động vật là ăn chúng. Và cái cách thường thấy nhất mà con người tương tác với hạt cây cũng là ăn chúng.

Chế độ ăn sản phẩm động vật và hạt thực vật dẫn tới việc trồng cấy ngũ cốc là nguyên nhân tước đi mất của đất đai vốn màu mỡ những khoáng chất của chúng. Mùa màng ngũ cốc được gặt, xử lý chế biến và được nấu nướng, dùng để cho động vật ăn hoặc con người ăn, rồi được thải ra các đường cống thoát của nền văn minh (chứ không trở lại đất). Sự xói mòn diễn ra trên những cánh đồng ngũ cốc bấp bênh, rửa trôi đi những khoáng chất. Các trang trại biến thành những sa mạc; rừng biến thành những đồng lúa. Dù cách này hay cách khác, khoáng chất trong đất bị rửa trôi và kết thúc nằm dưới đáy đại dương.

Việc ăn trái cây và rau tươi cải thiện lớn lao quá trình khoáng hóa trái đất do nó khuyến khích việc trồng cây. Cây cối ăn sâu xuống 6 tới 9 mét - đôi khi còn sâu hơn nữa (tôi được người ta cho biết là những cây nho hoang ăn sâu tới tận 150 mét! Cây cối chạm tới tầng đất nước ngầm và hút lên các khoáng chất lên thân, lá , hoa và quả của chúng. Các bộ phận thực vật này cuối cùng sẽ rời khỏi cây và rơi xuống lớp đất trên cùng, làm tăng độ khoáng của đất giúp cho cây rau tăng trưởng tốt hơn, nhiều hơn.

Việc nấu nướng thức ăn cho tới giờ là sự phí phạm tài nguyên của hành tinh Trái Đất lớn nhất. Viktoras Kulvinskas, trong cuốn sách kinh điển của mình "Sống sót trong thế kỷ 21", ghi nhận rằng việc nấu nướng phá hủy 85% giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Khi tôi lần đầu tiên nhận ra điều này, tôi đã phân vân. Nhưng tôi đã không hiểu hết toàn bộ những gì mà sự kiện này đưa ra. Bạn thấy đấy, nếu 85% giá trị thực phẩm bị mất đi trong nấu nướng, vậy thì cũng chịu chung số phận như vậy, là 85% thời gian, công sức, tài nguyên và năng lượng dành cho việc sản xuất ra những thực phẩm này. Vì thế ý tưởng ăn thực phẩm tươi sống sẽ tác động tới tất cả ngành nông nghiệp, mọi công cuộc kinh doanh, tất cả các nền kinh tế trên thế giới, tất cả mọi nền chính trị nữa.

Sự phong phú bao la là định luật thật sự của sự sống. Không hề có sự thiếu thốn thức ăn trên Trái Đất này! Tôi biết một người bạn làm nghề nông, người đó cho tôi biết, "Những cây chà là khỏe mạnh nhất cho khoảng trên 300kg trái mỗi cây mỗi năm. Một cây chà là được trồng từ khi một người sinh ra có thể thực tế cung cấp cho người đó nguồn thực phẩm cả đời". Hẳn nhiên là ai cũng đồng ý rằng chỉ ăn có mỗi chà là không thôi thì không phải là điều lý tưởng, nhưng nó cho chúng ta thấy rằng có thế có bao nhiêu thức ăn mà chỉ một cái cây thôi có thể cung cấp! Có một lượng vô kể thức ăn trên hành tinh này!

Khi tôi còn là một sinh viên trong trường Đại học San Diego, tôi có một chỗ làm về dịch vụ khách hàng tại phòng sách của trường. Một ngày nọ một sơ đến chỗ quầy của tôi và chúng tôi nói chuyện. Cô ấy kể về chuyến đi gần đây của mình tới Haiti. Theo lệ, mỗi năm cô ấy dành thời gian ít nhất là 3 tháng ở Haiti để giúp những trẻ em nghèo ở đây. Cô ấy bào tôi rằng Haiti đã bị tình trạng phá rừng từ hàng thập kỷ trước rồi. Tôi hỏi làm sao điều đó có thể xảy ra được, dự kiến được trả lời là do chăn thả gia súc quá mức, hay do nhu cầu gỗ quá nhiều để dựng nhà cửa hay chỗ trú ẩn. Thực tế thì chẳng cái nào đúng. Cô ấy bảo tôi rằng Haiti bị thu hẹp rừng là bởi gỗ được dùng làm củi đun nấu!

Hầu hết những người sống trong những đất nước hàng đầu với bếp ga và lò điện không hề có ý tưởng gì về việc 90% người khác trên hành tinh này đang nấu ăn bằng củi gỗ. Nấu nướng là một nguyên nhân chính yếu của việc phá rừng. Ở châu Phi, những khu rừng nhiệt đới của loài gorilla núi đang bị đốn hạ và khai quang để lấy củi đun. Thảm kịch tương tự đang xảy ra trên hầu như mọi châu lục.

Ở các nước thế giới thứ ba, việc nấu nướng thức ăn đe dọa con người với những nguy hiểm tới từ việc hít phải khói đốt củi hoặc những khí độc từ nhiên liệu sinh học, chẳng hạn như phân gia súc. Khí thải từ củi và nhiên liệu sinh học là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí tại gia đình và là nguồn hàng đầu gây ô nhiễm không khí bên ngoài gia đình (thậm chí còn vượt qua nhiên liệu hóa thạch). Các nghiên cứu chỉ ra rằng các đầu bếp hít vào nhiều khói và chất ô nhiễm hơn cả những cư dân sống ở những thành phố bẩn thỉu nhất.

Trích từ David Wolfe - "The Sunfood Diet Success System"
marhaba
QUOTE(justmevn @ Oct 24 2011, 08:20 PM) *
Nói câu này thì chả hiểu gì sất. Yếu thần kinh bị Ohsawa hù cho chẳng còn suy xét được gì nữa. Cái ngũ cốc để đủ cho các bạn ăn đấy là trồng organic đấy hả?

Thực tế là cây ăn quả lâu năm hiếm khi phải bón phân trừ sâu như cây lúa. Rễ chúng kiếm dinh dưỡng ở sâu dưới đất chứ không phải ở tầng bạc màu trên cùng đâu.

Tin vào sự thiếu thốn là đi ngược với sự phong phú vô tận của tự nhiên.

Ăn một hạt trả 10000 hạt, cái 9999 hạt kia ở đâu ra? Nghĩ kỹ đi xem.

Ngũ cốc có năng suất cao hơn rau quả, cung cấp dinh dưỡng,khoáng chất nhiều hơn, đặc biệt là quân bình âm dương hơn. Ngoài ra để dự phòng được.

Nếu ăn rau quả thì hầu hết là âm, muốn quân bình âm dương thì anh phải hoạt động thể xác rất nhiều hoặc ăn rau củ dương - hơi bị hiếm vì muốn dương thì rau củ này phải tồn tại 1 vài năm (trà bancha,ngưu báng,sâm...) -> lấy đâu ra cho tất cả mọi người?

Cây ăn quả lâu năm hiếm khi bón phân, trừ sâu nhưng năng suất thấp, tới mùa mới có, ăn nhiều 1 thứ thì quá âm, hoặc ăn ko hết thì phải bỏ. Chưa kể chúng chiếm diện tích rất lớn - so với năng suất đem lại.

Anh thử kể vài cây ăn quả lâu năm mà anh thường ăn hàng ngày coi cần bao nhiêu cây? diện tích trồng bao nhiêu? để có đủ 1 mình anh ăn quanh năm?
justmevn
Tóm lại là bạn vẫn tin vào sự thiếu thốn chứ gì? Bạn tin gì thì cũng đúng cả thôi, vì nó sẽ hiện ra đúng như thế để thỏa mãn cái tôi luôn luôn đúng của bạn.

Tôi thì tôi thích cái tính tức thời không ăn thì hỏng của rau quả đấy, cũng giống như cái giới luật của Đạo Phật nguyên thủy là nhà sư không được cất giữ đồ ăn qua đêm (nghĩa là qua ngày hôm sau). Phải thật tin tưởng vào tự nhiên, Thiên Ý, chư thiên, chư Phật gì gì đó thì mới không sợ hãi chết đói được. Hơn nữa, như thế mới phù hợp với lời khuyên của Thực dưỡng là ăn thức ăn đúng mùa. Gạo bạn ăn nếu trồng đủ 6 tháng (cho nó dương và đủ chất) thì có nghĩa là thu hoạch một mùa xong bạn ăn trong 6 tháng liền chờ vụ 6 tháng tiếp theo, 6 tháng đó là 2 mùa, và sẽ có thời điểm mùa đông bạn ăn gạo mùa hè và ngược lại, mùa hè ăn gạo mùa đông. Vậy bạn tuân thủ Thực dưỡng tới đâu?

Không ăn thì không trồng, rồi lại quay ra nói không có đủ, ngụy biện.

Ngũ cốc có năng suất cao hơn rau quả, cung cấp dinh dưỡng,khoáng chất nhiều hơn, đặc biệt là quân bình âm dương hơn. Ngoài ra để dự phòng được.

Đất cằn cỗi thì khoáng chất của ngũ cốc sống ở tầng đất trên cùng lấy ở đâu ra vậy bạn? Trả lời hộ nhé: phân bón hóa học. Bạn thử trồng được ngũ cốc organic cho tất cả mọi người xem, làm được thì cũng làm rồi, tội gì người ta phải tốn tiền mua phân bón mua thuốc trừ sâu?

Cây ăn quả lâu năm hiếm khi bón phân, trừ sâu nhưng năng suất thấp, tới mùa mới có, ăn nhiều 1 thứ thì quá âm, hoặc ăn ko hết thì phải bỏ. Chưa kể chúng chiếm diện tích rất lớn - so với năng suất đem lại.

Sao bạn lại phải ăn hết một mình mà sợ ăn không hết vậy? Đó chỉ là vấn đề về phân phối. Tôi thừa loại này thì tôi đổi với anh loại khác.

Nghĩa là bạn chấp nhận ăn ngũ cốc có bón phân và thuốc trừ sâu cho năng suất cao chứ gì? Thế thì khỏi bàn cãi gì với bạn, cũng xin bạn đừng mang danh Thực dưỡng.

Bạn cứ ăn hết rau quả đi đã, thiếu thì tôi cũng chẳng cản bạn ăn ngũ cốc, thậm chí là ăn thịt. Hết cái tốt nhất phải dùng tới cái tốt nhì chứ, ai ngồi ôm khư khư lý thuyết để mà chết đói?

Hình như bạn chưa đọc phần bài dịch bên dưới bài bạn reply thì phải, đọc thử đi.
vantrung
-TS Ohsawa đã từng nói trái cây dành cho loài trên không (chim chóc, khỉ vượn...)
-Chúng ta có ăn thì không nên ăn nhiều.Người bệnh âm thì tuyệt đối không nên ăn vì trái cây âm
-Còn bạn nào ăn được trái cây và rau xanh mà phân chặt, nước tiểu vàng trong...thì cứ thế mà tiếp tục.Nhưng nếu có tiền sử viêm mũi thì coi chừng tái phát ...
-Nhưng dù có tái phát...thì ăn nghiêm túc thì bệnh lành
-Ngũ cốc trong đó có gạo lứt được coi là thức ăn chính và cực kì tốt cho loài người vì nó gần sát quân bình âm dương. Tỉ lệ gạo lứt càng cao càng tốt. Cao nhất là số 7 (100% gạo lứt).Tuy nhiên các cao thủ TD có thể thiết lập bữa ăn quân bình mà không dùng gạo lứt (Rất khó!)
26/10/2011 nvt
marhaba
@justmevn
Anh đang sống ở thành thị mà dựa vô sản phẩm từ cây lâu năm thì lấy đâu ra mà trao đổi với người khác? Chưa kể trái cây rất mau hư, vận chuyển xa mà ko dùng chất bảo quản là hư liền. Anh ở thành thị ăn trái cây thì chắc nó ko nhiễm thuốc bảo quản?

Nếu trồng bình thường thì sản lượng ngũ cốc cũng hơn cây trái rồi. Cây lâu năm thì anh trồng từ chiết cành phải mất vài năm mới có trái bói đấy ạ, còn trồng từ hạt thì lâu hơn. Lúc chưa có thì treo mỏ à?

Ông Ohsawa nói vậy là nhìn trên toàn cục chứ ko phải cục bộ.

Tóm lại là tôi giờ ko thể ăn rau quả nhiều vì:
- Mua thì quá mắc (so với gạo), ko đảm bảo sạch.
- Tự trồng thì ko có thời gian, ko đất nhiều, rồi sâu bọ ăn hết - ko xịt thuốc trừ sâu thì có mà ăn sâu, ko có lá mà ăn luôn - tại sâu ăn sạch rùi smile.gif
- Ko kiếm được rau quả dương mà ăn. Hầu hết đều âm. Ăn vô đi tiểu nhiều, ko cầm được, nhức đầu...
- Từ nhỏ tôi đã ăn rau quả nhiều rồi - quá âm thành bệnh sợ quá rồi.

Anh có tiền thì cứ tiếp tục đi.
justmevn
Tôi sống ở thành thị thì tôi trao đổi sản phẩm bằng dịch vụ của tôi (công việc của tôi) dành cho xã hội, cộng đồng, không có nghĩa là tôi phải trực tiếp trồng cây. Nhưng vì tôi dùng sản phẩm từ cây cối, nên tôi khuyến khích người ta trồng. Tôi đòi hỏi sử dụng sản phẩm organics trồng tại địa phương dù có tốn tiền hơn, nghĩa là tôi hỗ trợ cho người trồng trọt tại chỗ; càng nhiều người đòi hỏi như vậy thì những sản phẩm tốt mới được phát triển.

Bạn có nói sợ hoa quả có chất bảo quản, thuốc sâu... mà chả chịu nhìn lại cái sản phẩm thực dưỡng bạn đang ăn. Vấn đề chỉ là bạn tin cái này hơn cái kia, chứ không có cơ sở thực tiễn nào cả.

Nếu trồng bình thường thì sản lượng ngũ cốc cũng hơn cây trái rồi. Cây lâu năm thì anh trồng từ chiết cành phải mất vài năm mới có trái bói đấy ạ, còn trồng từ hạt thì lâu hơn. Lúc chưa có thì treo mỏ à?

Treo mỏ 3 năm hay treo mỏ 6 tháng thì có khác gì nhau? Bạn nên nhớ là trồng bình thường với điều kiện đất tốt thì có thể sản lượng ngũ cốc hơn cây trái, nhưng tới vài mùa sau, trong khi cây trái vẫn cho trái tốt do ăn sâu tầng đất nhiều khoáng bên dưới thì ngũ cốc nếu không bón phân phun thuốc thì mất mùa chắc, ở đó mà sản lượng nhiều hơn. Hãy nghĩ rộng nghĩ xa hơn một chút có được không?

Trong lúc chờ có hoa quả này để ăn thì tôi ăn loại hoa quả khác, hoặc ăn gạo, bạn không nghe tôi nói ở trên à? Nhưng đó không phải là thức ăn chính của tôi dựa trên nỗi sợ.

Bạn vẫn sợ âm như sợ cọp thì bạn còn chưa hiểu và làm chủ thực dưỡng.

- Từ nhỏ tôi đã ăn rau quả nhiều rồi - quá âm thành bệnh sợ quá rồi.

Đây chỉ là kinh nghiệm chết cứng. Ăn không có nghĩa là đã ăn đúng cách. Ăn hoa quả rau cỏ không đúng cách vẫn bệnh như thường, ông Steve Jobs bạn đả kích là một ví dụ đó.

Ăn thực dưỡng không đúng cách cũng vậy thôi.

Tất nhiên là tôi có tiền (trong thời điểm này) và không có lý do nào mà tôi không tiếp tục. Cũng tiết kiệm kha khá tiền gas, tiền điện, dầu rửa chén smile.gif

Đừng hạn cuộc mình sẽ luôn không có tiền. Nó sẽ đúng như bạn nghĩ.
justmevn
Lại Ohsawa nói. Có người nói ngũ cốc là dành cho chim chóc, gia cầm đó, vì chỉ có chúng mới có bộ diều ở cổ phù hợp cho việc ăn hạt cốc, cũng như loài bò có dạ dày phụ và cơ chế nhai lại để tiêu hóa cỏ.

Người ăn rau trái thì có gì phi tự nhiên? Tự nhiên là phải nấu nướng lên mới ăn được đúng không ạ?

Nhưng nếu có tiền sử viêm mũi thì coi chừng tái phát ...

Cái này thì với tôi là một câu hù dọa trẻ con. Vì tôi khỏi viêm mũi nhờ ăn rau trái. Đường và nước trong rau trái là thứ dễ dàng thải qua thận nhất nếu thừa. Cái lý thuyết uống nhiều hại thận rất vớ vẩn. Dù uống nhiều hay uống ít thì dòng máu với lưu lượng như thế vẫn luôn chảy qua thận suốt ngày đêm, chỉ là trong hay đục mà thôi. Máu "đục" thì thận phải làm việc nặng, máu "trong" thì làm việc nhẹ. Bạn uống nhiều nước thì nước sẽ điền bàng quang/bọng đái nhanh hơn; uống ít thì lâu đầy. Nếu bạn nhịn tiểu thì nước không có chỗ chứa mới được giữ lại trong tế bào của cơ thể làm chúng phình to lên. Mà để giữ nước thì cần có muối. Cách của thực dưỡng là nhiều muối ít nước, nghĩa là giữ nước nhưng không có nước để giữ, mục đích chỉ là dương hóa bất cần cơ chế làm việc tự nhiên của cơ thể, dựa trên nỗi sợ sẽ gặp một tác nhân "cực âm" trong tương lai chưa tới nào đó thì sẽ chống chọi được. Nếu vậy thì nên phát biểu chân thực là tôi ăn Thực dưỡng để chữa bệnh, vì sợ bệnh, chứ chẳng phải để có trí phán đoán số 7, có tự do vô biên gì gì cho nó giả tạo.

TD có thể thiết lập bữa ăn quân bình mà không dùng gạo lứt (Rất khó!)

Nếu chỉ biết tới âm dương trong bữa ăn không thôi thì đúng là khó. Có những thứ khác làm người ta dương lên hoặc âm đi ngoài bữa ăn đấy bác Trung. Nếu muốn bác tự tìm hiểu nhé, còn không thì thôi vậy.
marhaba
trong khi cây trái vẫn cho trái tốt do ăn sâu tầng đất nhiều khoáng bên dưới
Quan niệm cây lâu năm hút nhiều khoáng chất ở tầng sâu thì cần xem xét lại nhé. Đó là đúng với đất mới, đất rừng thôi, chứ đất đã canh tác lâu đời vài thế kỷ thì còn đâu chất khoáng ở dưới đó mà cây ăn nữa? Ví dụ nhé: cây tuổi thọ 20 năm thì có rễ cọc/rễ cái có thể ăn sâu xuống khoảng 10m (chủ yếu giữ ko cho cây ngã), rễ nhánh có đường kính 20-30m, độ sâu 3-5m(hút nước,chất dinh dưỡng), sau vài đời cây thì ở dưới đất có còn khoáng ko? Cứ tưởng ở dưới đất thì tài nguyên vô tận à? Hay là phải bổ sung ở tầng mặt bằng phân hữu cơ (rác mục, phù sa, tro ...)? Vậy thì cây trồng lấy khoáng chất chủ yếu từ lớp mặt hay tầng sâu? Cứ tưởng cây càng già thì rễ càng ăn sâu tới tận vài chục mét à? Mỗi loài cây đều có tuổi thọ của nó và chỉ ăn sâu tới mức tối đa nào đó thôi, tới khi trong đó hết chất & cây già rồi thì bắt đầu suy - ko phát triển bộ rễ nữa và ko cho trái/ít trái hoặc cho ra trái ngày càng chua hơn. Sau đó nếu đổi qua trồng cây khác thì nó hút loại khoáng khác..,sau vài thế kỷ thì còn loại cái gì dưới đó? Bởi vậy người dân tộc sau khi trồng vài vụ, đất bạc màu rồi là họ di cư qua đất mới & đốt rừng thành tro bổ sung khoáng lại cho đất.
Chưa kể dù cây có hút nhiều chất khoáng hơn thì chắc gì trái hay thứ mà người ăn được có nhiều khoáng? hay là nó tập trung vô lá cứng, vỏ cứng..?

Ngay cả nguồn nước cũng vậy, hồi xưa chỉ cần đào giếng 10m-20m (tùy vùng) là có nước xài, còn bây giờ là phải khoan bằng máy sâu 30-50m mới có nước sạch, có khi nước có độ pH rất thấp, chứng tỏ tầng sâu thiếu khoáng nghiêm trọng. Vậy cây trái trồng lâu năm thì cần bao năm thì rễ mới ăn được tới 30m-50m mà hút khoáng? (ko biết nó đủ sức sống và sức mạnh để đâm xuống ko?)

Theo phân tích thì trái cây chủ yếu chứa đường, vitamin C (axit) và K, chứ ko chứa các chất khoáng nhiều như rau củ và ngũ cốc. Vậy khoáng chất ở cây trồng là từ tầng đất mặt hay đất sâu? (đừng nói lý thuyết theo kiểu cây rừng nguyên sinh nhé smile.gif

Bạn vẫn sợ âm như sợ cọp thì bạn còn chưa hiểu và làm chủ thực dưỡng.
Tất nhiên là tôi sợ âm hơn sợ cọp vậy (thực sự tôi ko sợ cọp vì cọp đâu có làm gì tới tôi hehe), vì tôi đã ăn âm quá nhiều rồi, giờ lãnh hậu quả và đang khắc phục đây - trường hợp này ăn âm nhiều là có hại. Người nào đã ăn thịt quá dương rồi thì có thể ăn trái cây rau củ, trường hợp này âm có lợi.

Tuy nhiên thời nay mà kiếm rau củ sạch để ăn hàng ngày là rất khó, còn gạo lứt thì có thể cũng có phân bón hóa học, nhưng tỉ lệ thấp hơn rau củ là cái chắc. Ngoài việc bón phân hóa học ra thì khi bán/trữ trái cây (vì nó mau hư), người ta còn ngâm/bơm chất bảo quản vô thêm. Nhắc lại mới nhớ, hồi Tết năm trước tôi ăn thử 1 miếng cam (sau khi ăn TD 3 tháng ko nghiêm ngặt lắm), mới cắn 1 cái là thấy đắng nghét rồi, bèn đem quăng hết, vậy mà người nhà thường ăn vì họ đâu có cảm nhận được độc chất vì họ đâu có ăn gạo lứt.

Ăn hoa quả rau cỏ không đúng cách vẫn bệnh như thường, ông Steve Jobs bạn đả kích là một ví dụ đó.
Sao anh biết ông Steve Jobs ăn hoa quả rau ko đúng cách? Biết đâu ông cũng cùng 1 môn phái với anh?

Trong lúc chờ có hoa quả này để ăn thì tôi ăn loại hoa quả khác, hoặc ăn gạo,
Xin hỏi anh ăn gạo thì có nấu ko vậy? Sách TD có nói ăn ngũ cốc lứt sống hay chín đều được, nhưng sống thì quá cứng để nhai?

Có người nói ngũ cốc là dành cho chim chóc, gia cầm đó, vì chỉ có chúng mới có bộ diều ở cổ phù hợp cho việc ăn hạt cốc, cũng như loài bò có dạ dày phụ và cơ chế nhai lại để tiêu hóa cỏ.

Thực vật thiên nhiên dành cho tất cả động vật. Chim chóc có thể ăn ngũ cốc, trái cây, rau cỏ và cả sâu,thịt, cá...- ko giới hạn gì cả (ai nói ngũ cốc là dành cho chim chóc thôi vì có bộ diều phù hợp với ngũ cốc thì pó tay! Chim đại bàng, chim bói cá ăn gì?). Mỗi loài động vật có 1 số thức ăn chính & phụ - khi môi trường thay đổi thì thức ăn cũng thay đổi theo. Con người cũng vậy - do đó khi ko còn sống trong môi trường tự nhiên hoang dã nữa/song song với việc biết sử dụng lửa thì cấu trúc cơ thể đã biến đổi, cần có thức ăn phù hợp hơn để tồn tại & khỏe mạnh. Đó chính là ăn ngũ cốc lứt là chính(rau củ là phụ) mà người xưa đã tìm ra và ông Ohsawa là người khởi xướng lại & phát triển/giải thích rõ ràng bằng nguyên lý âm dương/khoa học.

Người ăn rau trái thì có gì phi tự nhiên? Tự nhiên là phải nấu nướng lên mới ăn được đúng không ạ?
Ăn rau trái sống ko có gì phi tự nhiên hết. Tuy nhiên ăn sao cho phù hợp với cơ địa và hoàn cảnh của mình là tốt nhất. Vd: rau trái có nhiễm chất độc nhiều hơn ngũ cốc thì ko nên ăn rau trái, hoặc người bệnh âm thì nên nấu nướng rau trái hoặc ướp muối cho dương lên. Trường hợp anh quá dương vì đã ăn quá nhiều muối thì ăn rau trái là phù hợp. Tuy nhiên ngày nay hầu hết người bệnh do yếu tố âm, nên TD đề cao thực phẩm dương, nấu nướng dương hóa là hợp lý. Chứ TD ko bác bỏ thực phẩm âm - mà nói rằng loại này dành cho đối tượng bệnh do quá dương (số ít).

Cái lý thuyết uống nhiều hại thận rất vớ vẩn. Dù uống nhiều hay uống ít thì dòng máu với lưu lượng như thế vẫn luôn chảy qua thận suốt ngày đêm,
Câu này sai trầm trọng rồi nhé. Uống nước nhiều thì nước ở trong cơ thể nhiều hơn và nó ko tự mất đi. Thận có chức năng tích lũy và thu nước thải từ máu để chuyển xuống bọng đái thành nước tiểu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_ti%E1%BA%BFt_ni%E1%BB%87u ). Nếu anh uống nước nhiều thì thận và các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều hơn để thải nước thừa là điều chắc chắn. Đến 1 ngày nào đó thì các cơ quan này quá tải dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, và ngưng hoạt động...
Đọc thêm: Thói quen uống nước nhiều: LỢI hay HẠI - http://qigongrememo.com/index.php?category...p2_articleid=29

Nếu bạn nhịn tiểu thì nước không có chỗ chứa mới được giữ lại trong tế bào của cơ thể làm chúng phình to lên.
Mà để giữ nước thì cần có muối. Cách của thực dưỡng là nhiều muối ít nước, nghĩa là giữ nước nhưng không có nước để giữ, mục đích chỉ là dương hóa bất cần cơ chế làm việc tự nhiên của cơ thể, dựa trên nỗi sợ sẽ gặp một tác nhân "cực âm" trong tương lai chưa tới nào đó thì sẽ chống chọi được.


TD ko có khuyên nhịn tiểu hoặc quan niệm ăn muối để giữ nước nhé. Vì cơ thể người có 70-80% là nước, và cơm gạo lứt cũng có khoảng 70-80% nước nên ăn vô là vừa, ko thiếu ko dư. Nếu thiếu nước do vận động đổ mồ hôi thì có thể uống thêm. Tuy nhiên chỉ nên ăn uống sao cho mỗi ngày đi tiểu 3-4 lần đối với người nam, 2-3 lần đối với nữ thì là vừa.

Nếu chỉ biết tới âm dương trong bữa ăn không thôi thì đúng là khó. Có những thứ khác làm người ta dương lên hoặc âm đi ngoài bữa ăn đấy bác Trung.
Đồng ý là tùy theo hoàn cảnh mỗi người thì thức ăn chiếm vai trò âm dương bao nhiêu. Tuy nhiên theo tôi thì nó chiếm hơn 50%. Vậy nếu người nào có bệnh thì khi ăn ngũ cốc lứt theo TD đã giúp giảm bệnh trên 50% rồi. Nếu hết bệnh hoàn toàn thì nguyên nhân gây bệnh là 100% từ thức ăn, còn ko hết bệnh thì coi lại cách sinh hoạt, môi trường sống...

Có nhiều cách làm cho dương lên hoặc âm đi, nhưng điều chỉnh bằng cách ăn gạo lứt là cách đơn giản nhất, dễ làm hơn, và phù hợp với mọi lứa tuổi..
Nếu anh nói ăn rau trái hoa củ là âm và anh dương hóa bằng cách khác. Vậy anh dương hóa bằng cách nào để cân bằng? Làm thế nào để kiểm tra có đúng ko? Có dễ thực hiện & phù hợp với mọi người ko?

Bây giờ đến lượt tôi "kết án" anh nè: Nếu anh cho rằng việc khuyên người ta ăn theo TD số 6,7 là 1 cách giết người, thì việc anh khuyên ăn rau trái hoa củ sống mà bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân & ko có biện pháp để cân bằng âm dương phù hợp + biện pháp kiểm tra việc ăn có đúng hay ko kèm theo, cũng là 1 cách giết người!
justmevn
Người dân tộc trồng cái gì bạn biết rõ, đâu phải là trồng cây lâu năm ăn quả? Họ du canh du cư là thông minh và tự nhiên đấy, không như người Kinh thâm canh và định cư nên mới phải dùng tới phân bón và thuốc trừ sâu.

Lớp đất trên dễ bạc màu do quá trình rửa trôi và thâm canh quá mức, vẫn cố tình không chịu tìm hiểu hay sao.

Rừng nguyên sinh thì có khác gì với đất nơi khác? Có ai bón phân bón khoáng cho nó không? Những cây to ăn sâu bên dưới, lá và cành rụng mục nát thành mùn nuôi sống những cây nhỏ cây bụi, bao nhiêu ngàn năm vẫn xanh tươi, không phải là một ví dụ hùng hồn hay sao? (Cám ơn vì đã nhắc tới rừng nguyên sinh nhé)

Bạn cảm nhận được độc chất là đúng rồi. Nguyên tắc của Thực dưỡng là bớt chứ không thêm. Bớt đồ ăn độc hại thì bạn phải nhạy cảm và cơ thể thanh sạch hơn rồi. Chỉ là lựa chọn khác là bớt cả rau trái, trong khi cách ăn tươi sống thực vật là bớt ngũ cốc (còn các thức bớt khác như thịt cá, đường hóa học, bột ngọt... thì giống nhau).

Tôi cảm nhận độc chất của ngũ cốc và muối thừa nhạy hơn bạn đấy. Cũng như bạn nhạy với hoa quả vậy.

Gạo tất nhiên là tôi nấu chứ. Vì bạn cực đoan nên bạn nghĩ ai cũng cực đoan hả? Tôi chỉ khuyên tăng khẩu phần tươi sống, lấy đó làm thức ăn chính. Còn thì không có rau quả trong tay, tôi chẳng ngồi đó nuốt nước miếng đâu bạn.

Tôi không nói tất cả chim chóc đều ăn ngũ cốc. Còn thì con bò ngày nay người ta cho nó ăn thịt nó cũng ăn, nhưng nói đó là thức ăn chính tự nhiên của nó thì nực cười.

Về vấn đề nước và thận, bạn cứ tìm hiểu và tự suy nghĩ, thế nào là quá tải và không quá tải. Cũng như tim làm việc bất kể ngày đêm, nhưng tim bị hại khi mỗi lần đập của nó phải gắng sức nhiều hơn bình thường, thận bị hại khi máu nó lọc nhiều chất thải độc hại hơn bình thường. Nước bản thân nó thừa thì được đưa vào bọng đái, không thừa thì vẫn đi qua thận và tiếp tục lưu thông trong máu. Cái thừa của nước cần thiết là vì nó làm loãng các chất độc hại, thận sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

Thực dưỡng không quan niệm ăn muối để giữ nước với sự thật là muối giữ nước không có liên quan. Nói tới quan niệm cũng giống như nói tôi không có "quan niệm" tông chết người nào đó, trong khi tôi phóng xe tông chết người ta rồi.

Vậy anh dương hóa bằng cách nào để cân bằng? Làm thế nào để kiểm tra có đúng ko? Có dễ thực hiện & phù hợp với mọi người ko?

Có thực hiện mới biết dễ hay khó, cũng như ăn GLMM vậy. Vì ai cũng nghĩ là khó nên chẳng mấy ai ngồi nhai GLMM cả. Với tôi thì ăn GLMM chẳng có gì khó, vấn đề là tôi thấy nó không hiệu quả triệt để, vậy thôi.

Cách tôi dương hóa thì tôi nói nhiều lần rồi, bạn chẳng để tâm thì thôi, tôi khỏi tốn sức trả lời lại.

Nếu anh cho rằng việc khuyên người ta ăn theo TD số 6,7 là 1 cách giết người, thì việc anh khuyên ăn rau trái hoa củ sống mà bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân & ko có biện pháp để cân bằng âm dương phù hợp + biện pháp kiểm tra việc ăn có đúng hay ko kèm theo, cũng là 1 cách giết người!

Cái này gọi là gắp lửa bỏ tay người này. Tôi không đưa ra công thức đại loại như số 6, 7 gì đó bảo người ta theo một cách mù quáng nhé. Tôi giới thiệu cho mọi người cách ăn tươi sống, trách nhiệm của mọi người nếu theo cách đó là chịu 100% trách nhiệm về mình trong tìm hiểu và lựa chọn. Nếu muốn hỏi tôi cặn kẽ thì thoải mái, nhưng phải là người đang áp dụng thì hẵng hỏi. Còn hỏi chỉ để hỏi, để tranh luận cho thỏa mãn cái tôi thì miễn. Cái câu "bất chấp thể trạng/hoàn cảnh của bệnh nhân" nghe quen quá đi.
marhaba
Lớp đất trên dễ bạc màu do quá trình rửa trôi và thâm canh quá mức, vẫn cố tình không chịu tìm hiểu hay sao.
Rừng nguyên sinh thì có khác gì với đất nơi khác? Có ai bón phân bón khoáng cho nó không? Những cây to ăn sâu bên dưới, lá và cành rụng mục nát thành mùn nuôi sống những cây nhỏ cây bụi, bao nhiêu ngàn năm vẫn xanh tươi

Nói ra những câu này mà ko phân biệt được rừng nguyên sinh với đất trồng ở đồng bằng à. Đất trồng ở đồng bằng thì có nhiều tầng sinh thái để nuôi qua lại lẫn nhau như rừng ko? Ở rừng thì trái cây chín/lá rụng/cây mục rớt xuống gốc, lâu ngày bị phân hủy trở lại đất rồi nhờ có nước mưa làm chất khoáng thấm dần xuống lại. Còn đất trồng thì trái người ta hái đem đi (chất khoáng trong trái/vỏ cũng biến theo), lá/cây mục cũng bị dọn sạch đi (ngày xưa người ta ủ gốc hoặc đốt thành tro bón lại, giờ thì ko), như vậy thì lấy gì bổ sung lại cho đất trồng? Mà anh đang sống ở thành thị thì hầu hết ăn những trái cây từ đất trồng chứ có phải trái từ rừng đâu? Như vậy thì khen là trái cây (trồng) có nhiều chất khoáng có đúng ko? (cho nên trước đây tôi nói là nếu anh ăn kiểu đó thì anh sống ở đồng hoang, rừng sâu thì được - vì ở đó mới có trái cây hoang mà ăn). Nên đất trồng thì chủ yếu được bón lại ở bề mặt và canh tác xong là hết, định kỳ/trước vụ phải bón lại - có mùn dư đâu mà thấm sâu dưới lòng đất. Cho nên dần dà cây trồng chỉ phát triển rể nhánh/rễ cám chứ ko phát triển rễ cái, rễ cọc nữa, nên cây trồng rất dễ ngã khi có mưa lớn, dông.
Trường hợp anh ở thành thị mà có rau trái thiên nhiên nhiều để làm bữa ăn chính thì cũng là trường hợp cá biệt - vì anh có tiền,...nếu nhiều người cùng theo pp này thì lấy đâu ra đủ? Bởi vậy có phải hiện nay ngũ cốc lứt là số 1 ko? Qua đó mới thấy cái hay của ông Ohsawa có tầm nhìn xa ntn.

Gạo tất nhiên là tôi nấu chứ.

Haha, đúng là vui thiệt. Mới đầu anh giới thiệu pp ăn đồ sống 100%, phê phán việc ăn ngũ cốc nấu chín tùm lum, sinh tinh sinh dục,gây hại..., tôi cứ tưởng là suốt 6 tháng nay anh toàn ăn đồ sống 100% hết chứ? Bây giờ anh lại nói có ăn cơm smile.gif. Anh có thể cho biết hiện nay anh ăn bao nhiêu % cơm và % rau củ trái mỗi ngày/mỗi tuần? Tôi nghe anh nói ăn gạo - tưởng là gạo sống, mà sách TD cũng nói ăn gạo sống cũng được, nên hỏi anh ăn ntn để học hỏi - vì anh theo phái ăn sống mà - ai dè cũng nấu!
Ko biết giờ có quay lại ăn muối ko?

Nước bản thân nó thừa thì được đưa vào bọng đái, không thừa thì vẫn đi qua thận và tiếp tục lưu thông trong máu.
Cái gì đưa nước thừa vào bọng đái? Nước tiểu trong bọng đái bắt nguồn từ thận thì có phải thận là bộ lọc nước thừa ko mà còn ngụy biện?

Nếu ăn phi TD thì lượng muối vào cơ thể thông qua thịt, nước chấm...Còn khi theo TD - đặc biệt GLMM - thì nhìn bề ngoài thì có vẻ nhiều muối (nói là trộn bao nhiêu muỗng mè với bao nhiêu muối theo độ tuổi), nhưng thực sự đâu có tăng vì đâu có bắt buộc phải ăn đúng bao nhiêu muỗng MM đâu. Tại anh áp dụng sai pp TD - ăn quá nhiều muối rồi nên quay sang đổ thừa. Hiện giờ anh ăn rau trái, cảm thấy ko cần muối thêm, vì trước đó anh đã ăn quá nhiều muối rồi.

Tôi không đưa ra công thức đại loại như số 6, 7 gì đó bảo người ta theo một cách mù quáng nhé.
Tôi cho rằng chỉ có người áp dụng 1 cách mù quáng thì đúng hơn. PP TD có nhiều cách ăn khác nhau theo lý luận âm dương/khoa học và có pp để kiểm tra việc ăn đúng sai, luôn khuyến cáo người áp dụng tuân thủ lý thuyết + thực hành song song, chọn lựa cách ăn phù hợp với mình chứ ko luôn luôn 6,7. Chuyện sai lầm nếu có là do bản thân người áp dụng, chứ ko thể phê phán, kết án người đưa ra pp hoặc người khuyên (theo kinh nghiệm của họ & người khác là 6,7 tốt, nhưng khi áp dụng thì chính bản thân mình thì mình phải điều chỉnh chứ).

Tôi giới thiệu cho mọi người cách ăn tươi sống, trách nhiệm của mọi người nếu theo cách đó là chịu 100% trách nhiệm về mình trong tìm hiểu và lựa chọn. Nếu muốn hỏi tôi cặn kẽ thì thoải mái, nhưng phải là người đang áp dụng thì hẵng hỏi.

Anh nói được câu này thì sao ko nghĩ anh gắp lửa bỏ tay người tư vấn cho bệnh nhân ăn số 6,7? (nhưng TD còn tốt hơn nữa khi lý thuyết + pp thực hành đều có sẵn sàng và đã thực chứng, biện pháp giải quyết khi có vấn đề rủi ro...). Còn anh khuyên ăn đồ sống khơi khơi thì sao tránh khỏi rủi ro ngộ độc, ko biết cách giải quyết ntn...? Tôi hỏi lý thuyết trước để mọi người coi có thể áp dụng ko? Có phù hợp với mình ko? Chứ đợi khi đang áp dụng rồi xảy ra chuyện thì sao? Lúc đó lỡ anh trốn đâu mất thì làm thế nào? (mà chắc anh ko trốn đâu vì chưa gì đã thấy đẩy trách nhiệm về người áp dụng rồi!)
justmevn
A di đà Phật. Ha ha.

Trí tưởng tượng bạn khá là phong phú. Bạn tưởng những điều về tôi rồi ngồi đó suy diễn, tôi không cực đoan đúng như bạn hoang tưởng thì bạn quay ra thất vọng.

Rừng nguyên sinh là cây lớn nuôi cây bé, chứ cây bé không nuôi cây lớn. Tuy nhiên cây bé giữ nước và giữ đất không cho rửa trôi.

Nếu nhiều người ăn trái cây thì người ta sẽ trồng thành rừng, chẳng khác gì rừng đâu bạn. Người ta không bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu hóa học không có nghĩa là người ta không có cách khác để bón. Nghiền bột đá, dùng tro, phân vi sinh, dùng các tác nhân kiềm chế sinh học....

Thay vì cây nhỏ hoang như trong rừng hoang thì người ta có thể trồng những loại rau ăn được ở bên dưới.

Bạn không thấy tác dụng của trái cây và phản đối tôi là bởi bạn chỉ biết có mỗi trái cây mà chẳng biết gì tới rau. Khi bạn ăn nhiều hoa quả trong quá khứ bạn có đồng thời ăn một ngày 1/2 tới 1kg rau xanh không? Canxi và các khoáng chất là ở trong lá xanh đó bạn.

Tôi thấy bạn chê tôi "người thành thị" không trồng được mà ăn, tôi nghe như bạn đang tự trồng lúa sạch cho bản thân ăn vậy. Hết bao nhiêu đất để cho bạn đủ ăn vậy?

Bạn mà thấy được tầm nhìn xa của Ohsawa thì may mắn cho bạn quá.

Còn vấn đề nước và thận tôi khỏi nói thêm. Chắc vật lý thủy động học của bạn còn kém nên không phân biệt được thể tích với lưu lượng. Thận làm việc nặng hay nhẹ là do lưu lượng máu và chất độc trong máu. Còn thể tích, bạn đưa vào đầu vào nhiều bao nhiêu, mà không giữ lại trong tế bào (nhờ ăn muối nhiều), thì lại ra nhiều ở đầu ra bấy nhiêu. Dù không rút nước ra bàng quang thì thận vẫn phải xử lý với lưu lượng máu như vậy suốt ngày đêm. Thận có 2 đầu ra, một là đưa trở lại dòng máu, hai là đưa ra bàng quang, vấn đề chỉ là điều tiết giữa 2 cửa ra này mà thôi.

Những người béo bệu là những người ăn tùm lum thịt cá, uống nhiều nước, và ăn nhiều muối, bạn không thấy điều đó à? Người thực dưỡng không béo được là vì uống ít nước, nên có muốn giữ cũng không được; xong rồi lại kêu mệt mỏi vì không thải được muối thừa, rồi vẫn phải tập thể dục hay làm việc chân tay nhiều nhiều để ra mồ hôi, nhưng lại không đủ sức vì ăn quá dương, quá ít. Nếu không có điều kiện làm việc chân tay thì có khi lâu thật là lâu khi cơ thể chịu hết nổi đau bụng dữ dội như Ohsawa...

Chẳng lẽ tôi lại không biết tác dụng của muối hay sao? Nếu cảm thấy thiếu tất nhiên tôi bổ sung. Nhưng đó không phải là cái mà bữa nào cũng phải có cho "đỡ nhạt miệng". Nên nhớ cân bằng là 5-7 Kali mới cần 1 Na, nhé. Gạo thì năm thì mười họa hứng lên tôi mới ăn thôi, và tất nhiên là phải nấu. Chẳng hạn nấu cơm cho cháu thừa một chút tôi đem ra cuốn rong biển với rau, dưa chua để ăn, bột gạo lức mua hồi trước còn thừa thỉnh thoảng đem ra nấu cháo rau củ. Ha ha. Việc gì phải hạn cuộc mình nào?

Tôi chẳng gắp lửa bỏ tay ai hết á? Rành rành sờ sờ là có người tư vấn số 6, số 7 một cách mù quáng chả cần xét tới bệnh nhân. Tôi chỉ giới thiệu cách ăn của tôi và tại sao tôi chọn cách đó cho mọi người biết tới một chọn lựa khác. Tôi chưa tư vấn chung chung cho số đông trên diễn đàn này nhé. Tôi chỉ mới tư vấn "trực tiếp" với 2 người là bạn DH và bạn KT bằng trao đổi riêng trên hòm thư mà thôi. Thành công tới đâu và các bạn ấy áp dụng linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh bản thân thế nào thì bạn có nhu cầu tự đi mà hỏi.

Tôi chẳng trốn đi đâu đâu, vì việc gì mà phải trốn, vì lưới trời lồng lộng, tôi gây nghiệp tôi sẽ phải trả nghiệp. Tôi mặt hơi dày. Bạn lên một mạng ảo mà bạn không lường hết điều đó hay sao. Có ai làm công việc tư vấn thực dưỡng chịu trách nhiệm về những cái chết của bệnh nhân không vậy?

Tôi không đẩy trách nhiệm cho ai. Trách nhiệm của tôi là 100% và trách nhiệm của người nghe theo lời tôi (hỏi cụ thể cặn kẽ riêng và có áp dụng) cũng là 100%. Trách nhiệm không phải là cái san xẻ mà đem cộng trừ. Nếu có thì đem nhân với nhau thì đúng hơn. Có một trách nhiệm mà thôi, và tất cả các bên liên quan đều phải chịu 100%. Cái này toán học thông thường: 1=100%x100%x...... Thế nên một hạt cát mới chứa cả thế giới được.
marhaba
haha, càng nói nhiều thì càng sáng tỏ ra nhiều vấn đề.

Sao bây giờ ko nói trái cây có nhiều chất khoáng hơn nhờ đâm sâu lòng đất mà lại quay sang nói từ rau xanh? Vậy rau xanh lấy chất khoáng ở tầng mặt hay tầng sâu?
Anh nói mấy thứ như bột đá, tro, phân vi sinh, .... cho cây ăn trái,rau xanh thì người ta cũng có thể xài cho lúa đấy thôi.

Còn về thận thì uống nước nhiều nó phải xử lý thành nước tiểu đưa ra bàng quang chứ gì nữa còn nói vòng vo. Tôi ko phải là nhà bác học nên hiểu nôm na như sau: Cơ thể con người luôn chứa 1 lượng nước dự trữ trong các mô, máu, thận...Khi thở, nhu động ruột, vận động đổ mồ hôi,trời nóng nhiều... thì phần dự trữ được lấy ra xài từ từ đến mức tối thiểu - bắt đầu khát. Rồi khi uống nước vô thì cũng tới 1 mức tối đa nào đó thì nó bắt đầu ko nạp nữa mà thải nhanh hơn (ko dự trữ phần quá dư nữa). Quá trình tiêu thụ & thải ra thì nước được vận chuyển chung với máu tới các tế bào, mà thận là bộ phận điều phối.
Khi đã tới mức tối đa mà ko uống thêm trong 1 khỏang thời gian nào đó thì thận bắt đầu rút bớt nước dự trữ (theo mạch máu) về thận thải ra qua đường tiểu 1 cách từ từ, giảm lượng nước dư, do đó ta đi tiểu vài lần mới hết phần dư, đến khi đạt tới mức trung bình thì ngưng. Nhưng nếu đang quá trình thải phần hơi dư mà lại uống thêm vô nữa thì nó lại thu lại vô chỗ dự phòng, vậy thì cứ lòng vòng, cơ thể lúc nào cũng tích nước nhiều hơn mức trung bình, tim, thận & các bộ phận tiêu hóa, tiết niệu... đều phải làm việc nặng nhọc hòai. Theo sách TD thì thận là 1 bộ phận lọc rất tinh vi chứ ko đơn giản như hệ thống cống nước, cứ hễ tống vô dư là nó tự mở nắp cống xả ra đầu kia.

Theo pp TD thì ngũ cốc lứt là chính, rau củ/trái cây là phụ mà anh lên đây đưa ra pp ăn 100% rau củ/trái cây sống, chê bai cơm, muối, pp TD đủ thứ thì tôi mới phản bác. Giờ lòi ra có vụ ăn cơm,bột gạo lứt,muối nữa - tôi ko có quyền cấm anh ko được ăn những thứ này, nhưng nếu anh có ăn thì nên cho mọi người biết - vì anh nói sau 6 tháng chỉ ăn rau củ trái ko thôi mà lành bệnh thì sẽ có nhiều người ngộ nhận... Sở dĩ anh ăn rau củ trái cây chưa bị vấn đề gì vì trước đó anh đã ăn quá dương nhiều muối rồi. Nếu ko hỏi cặn kẽ thì những người bệnh âm mà nghe theo thì sao?

Nếu anh ăn rau củ trái cây toàn phần như vậy thấy rất tốt thì tại sao ko cho cháu ăn theo mà cho ăn cơm vậy?

Xin hỏi anh khi ăn rau củ trái cây như vậy thì có dựa vào pp Ohsawa để chọn lựa rau củ trái cây phù hợp ko? Nếu có thì đừng có mà mạnh miệng "kết án" ông Ohsawa nữa nhé.

Ngoài ra thì chị DH và anh KT hiện giờ có ăn ~100% rau trái cây như anh ko? Và anh chị có dựa vào nền tảng kiến thức từ TD trước đó để vận dụng ko?
Nếu ko trả lời cũng ko sao hết
justmevn
Mỗi bộ phận của cây có tỉ lệ, thành phần khoáng khác nhau. Nếu chỉ ăn trái cây thì sẽ thiếu hụt các khoáng chất có nhiều trong lá, cái đó mà bạn không hiểu à?

Bạn xem thành phần khoáng của ngũ cốc thì cái gì là nhiều? Xem có nhiều photpho không hay là nhiều canxi? Tại sao ngũ cốc lại là thức ăn tạo axit mà không hiểu ư? Cứ cho là nó gần cân bằng âm dương nhất đi, nhưng cân bằng axit/kiềm của nó ra sao? Hay là vì Ohsawa nói chỉ cần cân bằng âm dương thôi thì axit/kiềm sẽ tự cân bằng nên bạn thôi khỏi cần suy xét mà tin luôn như thế? (Mà con người chỉ cần mỗi Na và Ka hay sao mà chỉ đem mỗi 2 cái đó ra để tính âm/dương vậy?)

Tất nhiên là xài được cho lúa, vì đó là xài cho đất trồng nói chung.

6 tháng tôi ăn rau trái, tôi nói đúng thế đấy, vì trong 6 tháng đó tôi không ăn ngũ cốc đâu bạn, hay đồ nấu chín. Và khỏi bệnh viêm mũi. Chỉ gần đây tôi mới không hạn cuộc mình mà vui chơi cho thoải mái đó. Yên tâm là không có chuyện ngộ nhận đâu.

Cháu tôi chứ không phải con tôi, tôi không có quyền quyết định chuyện ăn uống của nó. Chỉ là nhờ tôi ăn rau trái mà trong nhà luôn sẵn đồ cho nó ăn ké, nên từ một đứa trẻ đau bệnh liên tục giờ trộm vía khá là khỏe mạnh.

Tôi ăn cả mía, cả cam, chanh, cả cà chua... là những thứ Ohsawa bảo không nên dùng, và dùng cả những thứ mà Ohsawa khuyên dùng, nói tóm lại là không theo cái bảng phân loại của ông ấy. Phân tốt đúng theo tiêu chuẩn thực dưỡng dù không ăn theo kiểu "thực dưỡng". Vậy được chưa? Có phê phán những thiếu sót của Ohsawa được không? Bạn đừng thấy tôi phê phán Ohsawa mà vội gán là cái gì tôi cũng nhắm mắt nhắm mũi mà chê và phê phán nhé.

Bạn DH và KT như tôi đã nói, bạn có nhu cầu cứ hỏi thẳng các bạn ấy, đừng vô đây hỏi tôi.

Tôi cũng xin không trả lời bạn tiếp. Chắc bạn chẳng có duyên với tôi đâu. Nói nhiều thêm thì vì ác cảm với tôi bạn lại ngày càng có định kiến với việc ăn rau trái và chẳng chịu tìm hiểu thêm về nó cho cặn kẽ, tới lúc cần sẽ bị bít lối.

Chúc vui an lành.
marhaba
Muốn cân bằng Axít & Kiềm thì ăn rau củ, muối, miso, tamari, sắn dây...PP TD đâu có phủ nhận rau củ ko tốt, ko chứa khoáng chất? Mà chỉ khuyên ăn 10 - 40% thôi. Nhưng trường hợp ăn 100% rau củ như anh thì quá dư thừa so với nhu cầu (cho người sống trong thời buổi hiện nay) và ko đủ nguồn (sach) cung cấp khi có số đông người ăn..

Về mô hình trồng cây ăn trái lâu năm và rau xanh ở dưới:
- Chỉ xảy ra khi cây ăn trái còn nhỏ 1-2 năm, chưa có tán rộng và chưa có trái..
- Vì khi cây lớn như rừng rồi tán rộng sẽ che nắng bên dưới, nếu trồng rau bên dưới thì rau trồng ko có đủ nắng để phát triển (trong khi 1 ít cỏ dại vẫn có thể mọc được)
- Bón phân trên mặt thì rau/cỏ ăn trước hết, cây ăn trái ko có mà ăn
- Đào sâu xuống để bón phân cho cây thì ảnh hưởng rau ở trên, hơn nữa sẽ làm hư bộ rễ cám của cây
- Thời điểm cần phân, nước cho rau & cây ko có trùng khớp với nhau. Nếu tưới nước liên tục cho rau sống thì cây sẽ ko có ra hoa được (hầu hết cây ăn trái cần có khô hạn 1 khoảng thời gian thì mới ra hoa)
- Trồng rau bên dưới ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây/thu hoạch trái cây: đi lại dẫm lên rau...
- Do đó hầu như ko có mô hình rau xanh + cây ăn trái lâu năm. Nếu có thì chắc nhà vườn thành tỷ phú hết smile.gif

Nói thêm về việc hấp thu và thải nước nhé:

Nước sau khi ăn uống vô bao tử và được xử lý xong thì chuyển sang ruột non. Ruột non hấp thu dinh dưỡng & nước đưa vào máu. Phần cặn bả & nước ko hấp thu hết sẽ đẩy ra ruột già, ruột già tiếp tục hấp thu nước lại chuyển vào mạch máu, phần bã thì thành phân. Nếu uống nhiều nước - nhưng chưa tới mức tối đa mà cơ thể có thể chấp nhận - thì nước tiếp tục đưa vào máu. Nếu nước đã đạt tới mức tối đa rồi - trong khi thận chưa xử lý xong thành nước tiểu - mà vẫn nạp nước tiếp, thì sẽ xảy ra tiêu chảy do ruột non/ruột già ko đưa nước vào máu nữa mà đẩy ra luôn - đây là pp xúc rửa ruột của Yoga, uống rất nhiều nước trong 1 thời gian ngắn gây ra tình trạng đầy nước cấp tính dẫn đến đi cầu ra toàn nước. Do đó khi uống quá nhiều nước vượt mức hấp thu & xử lý của thận thì nước sẽ ra ruột già, chứ ko phải ra bàng quang. Còn trường hợp chưa tới mức đó - nhưng cũng vượt quá mức trung bình, thì nước cũng vô máu, nhưng ko có làm các nhiệm vụ trao đổi chất ở các tế bào (vì ở đây đã đủ nước rồi)..., mà quay về thận nhanh hơn, dẫn đến thận mau đầy nước và đẩy ra bàng quang nhanh hơn, dẫn đến đi tiểu nhiều lần hơn và nước tiểu trắng trong (vì ko có chứa chất thải qua quá trình trao đổi chất ở tế bào).

Anh muốn ngưng thì ngưng thôi. Hy vọng có dịp nào nói tiếp cho vui smile.gif
ledai
QUOTE(justmevn @ Oct 21 2011, 09:18 AM) *
Lại phải nói thêm biggrin.gif

Hiểu Ohsawa không bằng hiểu chính mình. Sau 6 tháng ăn hoa quả rau xanh là chủ yếu, tôi thấy khỏe và tính tình dịu đi rất nhiều. Đó là điều mà 2 năm ăn TD (GLMM) chưa làm được.
.
Có bệnh, có đau khổ rồi mới tăng trưởng tình thương với người khác. Cái đó là nhờ "ăn sai" đem lại, chứ không phải là nhờ "ăn đúng", nhưng chỉ với việc "ăn đúng" lại, bài học phải học mới hoàn thành. Đơn giản chỉ có vậy thôi. Ăn sai hay ăn đúng không có bản chất tốt - xấu, chỉ là 2 nửa, 2 học kỳ của một khóa học. Một khi bài đã thuộc, đã nắm được toàn bộ thì tùy nghi chơi đùa với nó, làm chủ nó chứ không có chuyện ngược lại.

[color="#FF0000"][/color]Hoan hô bạn đã thoát khỏi "bàn tay Như Lai" ít nhất một lần! . Ăn sai Ăn đúng-khỏe hay bệnh là hai nửa học kì nói hay lắm chính đấy là thái độ của nhất nguyên. Hãy nghe một người từ nhất nguyên đến :
"anh em đã nghe luật dạy rằng: "hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù". Còn Thầy, Thầy bảo thật anh em : hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em , Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên kẻ công chính cũng như kẻ bất chính . Vì nếu anh em chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình ,thì anh em nào có công chi ? ngay cả người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi , thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vây anh em hãy nên hoàn thiện ,như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" trích Kinh Thánh MT 5.43-48.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.