Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Khó khăn về thời gian trông nom trẻ sơ sinh
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thai giáo và nuôi dạy bé
Namhang_love88
Chào Cô Trâm, chào cô Hương (BAS) và chào tất cả các bạn!

Hồi tháng 5 vừa rồi mình có đi nghe Đại đức Thích Tuệ Hải giảng về Thực Dưỡng Ohsawa tại số 08 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Thầy cũng có nói cả về vấn đề thai giáo, nuôi con theo Thực Dưỡng.

Thầy dạy rằng nuôi trẻ theo thực dưỡng phải rất giữ gìn, ít nhất là 6 năm với trẻ Nữ và 7 năm với trẻ Nam, tức là ko cho trẻ đi học trong thời gian này vì sợ rằng khi cho trẻ ra ngoài xã hội sẽ bị ăn uống linh tinh, nên để ở nhà để trông nom và duy trì chế độ thực dưỡng cho trẻ

Thầy dạy rằng bố mẹ sẽ rất vất vả trong thời gian 6-7 năm này. Mà mình ngẫm nghĩ thấy cũng đúng vậy, vì bố mẹ còn phải đi làm kiếm tiền, sinh em bé và nuôi bé tốn kém rất nhiều, đó là chưa kể đến chuyện bé ốm hay sốt lặt vặt...

Mình muốn hỏi cô Trâm, cô Hương và các bạn đã có gia đình hay đang thực hành nuôi bé theo Thực dưỡng đã khắc phục vấn đề về thời gian như thế nào?

Theo quy định của nhà nước thì mẹ bé sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản 6 tháng ( nếu mình ko nhầm ) còn sau thời gian này nếu muốn nghỉ thêm sẽ là nghỉ ko lương.

Vậy sau thời gian trên cả bố và mẹ đều đi làm hết, chắc phải nhờ đến ông bà trông giúp hay thuê người trông trẻ, phải xử lý như thế nào đây? mong mọi người tư vấn...
justmevn
Bạn còn chưa biết chắc Thực dưỡng tác dụng lên mình ra sao, sao lại chỉ tin vào lời người khác trong việc nuôi dạy con trẻ.
Thay vì chăm chăm lo cho con trong 7, 8 năm như người ta khuyên, bạn hãy làm sao dạy được cho con bạn tự mình biết phân biệt cái gì là tốt cho chúng và tự quyết định.

Tôi biết một vài người ăn chay theo gia đình từ nhỏ, nhưng lớn lên đi làm lại chuyển sang ăn mặn, và ngược lại, đang từ ăn mặn sang ăn chay tự nguyện, hay từ chế độ ăn này sang chế độ ăn khác. Nghĩa là nếu theo một chế độ ăn nào đó người khác chọn cho mình mà đó không phải là hiểu biết hay lựa chọn của mình, thì không bao giờ bền vững.

Bạn cũng đừng có tin là sau 7, 8 năm ăn nghiêm ngặt thực dưỡng thì sau đó cho ra đời ăn phi Thực dưỡng cũng không sao. Mọi thứ đều thay đổi. Làm gì thì cũng có hậu quả: tốt hoặc xấu, cả tốt và xấu (Tái ông mất ngựa).

Bạn hãy tìm hiểu xem các bậc thầy Thực dưỡng nuôi dưỡng con cái thế nào. Tôi thì có vài thông tin chẳng hay ho gì đâu: người thì con chết lúc mấy tháng, người thì con lớn lên bỏ nhà đi... Những người tự hào là con học ở trường rất giỏi, điểm cao tôi thấy hơi buồn cười, trong khi họ nói nền giáo dục từ trước tới nay đều vô ích, có hại cho sự phát triển của con người, vậy mà lại dựa vào cách đào tạo và cho điểm ở trường học để khoe.

Những "đứa trẻ Thực dưỡng" từ trong thai, mà cả con Tây cũng đẻ ra thành mắt hí Á Đông từ hồi Ohsawa còn sống ấy, tôi không thấy thông tin về họ đã trở thành những người thế nào. Ai có thông tin không nhỉ? Sau 7,8 năm hay hơn, ăn Thực dưỡng tinh khiết từ bào thai, họ có trí phán đoán số 7 chưa không biết?

Bạn có thể cho con mình sức khỏe (theo cách đánh giá của thực dưỡng), nhưng đáng quý hơn là cho con mình sự suy nghĩ độc lập, cho dù là độc lập đối với bạn. Có sức khỏe mà không độc lập tự do, thì cũng là sức khỏe của con lừa, con trâu, con voi... để người khác lợi dụng thôi.

Chúc bạn nuôi con thành công (thành công ở đây là con bạn sẽ cảm ơn sâu sắc công ơn nuôi dưỡng của bạn, không phải thành công theo định nghĩa của bạn hay bất kỳ ai khác).

QUOTE
- Em hãy định nghĩa từ "áo len"
- Dạ thưa cô, áo len là thứ mà mẹ chúng ta bắt chúng ta mặc khi bà ấy cảm thấy lạnh.


(từ quyển Mỗi đứa trẻ một cách học)
HieuChi
@Namhang: mình rất hiểu. băn khoăn của bạn vì đó cũng là mối lo lắng của mình trước đây. Nói thế không phải là giờ thì hết lo nhưng cũng dễ chịu hơn trước rất nhiều.
Những gì Justmevn nói tuy khai quát nhưng rất đúng và sâu sắc. Mình đã trải qua thời kỳ 2me con ăn uống rất chặt chẽ (vì lúc bé còn nhỏ mẹ cho gì ăn nấy) mình cũng thấy rất nhiều khác biệt về mặt sk và tính cách của bé td so với đứa đầu không nuôi bằng td. Tuy nhiên vẫn có những lúc rất bối rối và hoang mang, nuôi bé thì thực ra là rất nhàn và sung sướng do bé ngoan, không đau ốm, ko biếng ăn (cháu con anh trai mình khỏe, ngoan nhưng việc cho ăn rất vất vả, chỉ riêng việc bé nhà mình ăn ngon miệng đã khiến bao ng xuýt xoa khen mình sướng, họ chẳng tin là do td toàn nói là trời phú cho nết ăn ngoan!!!) nhưng nuôi bé td cũng rất vất vả vì mọi thứ phải tự làm lấy, ngày ba bữa, ko có món nào mang tô ra ngoài mua về ăn liền hết (lúc nhỏ thì hầm gạo rau củ làm sữa ), nhưng khổ nhất là giữ gìn ko cho ăn phi td, mọi người phản đối, v.v...Mình ở nhà gần 2 năm rồi tính kiếm việc gì để thuận tiện nuôi bé ăn td mà ko dám cho đi mầm non, trải qua những lo lắng đến căng thẳng rồi mình cũng hiểu ra tươg tự như Justmevn nói. Tuy ko có lý luận vững vàng như Just nhưng mình nghĩ đơn giản là ko thể bao bọc nó mãi, ko nên cứng nhắc nghe theo lời ng khác, phải tùy hoàn cảnh và tùy duyên. Ngay như gia đình chị Lan cả vợ chồng cùng ăn td, trong nhà sản xuất tràn ngập là đồ td (mới có đk để con ở nhà đến khi vào lớp 1) mà đôi khi thấy chị ấy rất mệt mỏi nuôi dạy giữ gìn 2 đứa nhỏ trong vành đai an toàn của TD. thực sự mình rất khâm phục sự kiên quyết của chị ấy và mỗi lần mua hàng là mình lại học hỏi kinh nghiệm và đượ củng cố nghị lực thêm một chút.
Nói về các món td mà mìh vẫn ăn thì đâu lây gì đảm bảo là 100% organic, chỉ là được dương hóa hơn và ko có quá nhiều đồ âm, cực âm, hóa chất, đường, trái cây thôi. vd bữa cơm của mình có thời gian ăn toàn gạo lứt đặt của chị bán gạo cạnh nhà, nước tương nội (có thể hạt đậu lành làm tương chỉ là đậu ngoài chợ), muối mè (mè mua chợ), rau củ mua ở chợ (mua theo cảm tính là ko quá bóng bẩy) mà sk vẫn ok.
Khi bé gần 2tuoi mình quyết định cho đi mầm non, tháng sau bé tròn 3 tuổi, mình sẽ chia sẻ chi tiết cách xin chị hiệu trưởng cho bé được ăn cơm mang từ nhà, đến những vấn đề khó xử vào bữa khác nhé. hy vọng giúp bạn đôi chút trong việc lựa chọn giải pháp tốt nhất cho bé của bạn. Thân mến!
Namhang_love88
@ HieuChi: cảm ơn bạn rất nhiều, những gì bạn tâm sự chính là những gì thực tế nhất mà mình đang muốn tìm, sách vở lý thuyết trên diễn đàn Thực Dưỡng này thì nhiều vô kể, nhưng từ lý thuyết tới thực hành là của 1 khoảng cách rất xa, một lần nữa cảm ơn HieuChi nhé, chúc bé nhà bạn luôn ngoan ngoãn và mạnh khỏe. Mong bạn giữ liên lạc với diễn đàn để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc trong việc nuôi dạy con trẻ.

@ Justmevn: mình cảm tưởng như bạn đang bực tức chuyện gì đó, nên chút hết tức giận lên đầu mình theo kiểu Giận cá chém thớt ý huhuhu huh.gif , mình chỉ muốn hỏi kinh nghiệm của mọi người thôi chứ mình có suy nghĩ là ăn thực dưỡng là con mình sẽ thành siêu nhân, sẽ đỗ thủ khoa, sẽ làm tổng giám đốc đâu ???

Và hơn nữa mình muốn vặn vẹo Justmevn tý cho cân bằng âm dương nhé happy.gif nếu theo ý của bạn thì nên bảo cô Trâm và ban Admin dẹp luôn cái diễn đàn này đi, duy trì nó làm cái quái gì cho mất thời gian, công sức...

Mặc kệ tất cả thiên hạ đi, tùy duyên mà, ai thích ăn phở thì đi ăn phở, ai ăn bún chả thì đi ăn bún chả, ai ăn chay hay ăn mặn gì thì tùy đi... Sao mọi người phải lên đây chia sẻ với nhau về Thực Dưỡng làm gì cho mệt...

Với cả 1 ý nữa nhé: bậc làm cha mẹ nào sinh con ra chẳng lẽ ko có quyền được mong ước cho con mình những điều tốt đẹp sao? hay là đẻ nó ra rồi vứt luôn nó ở gốc cây trong bệnh viện phụ sản đi cho nhanh, tùy duyên mà...nó gặp được ai nuôi nó, hay sống chết ra sao cũng "tùy duyên" luôn đi...

Thực Dưỡng ko lựa chọn bất kỳ 1 ai cả, nhưng ko phải vì thế mà chúng ta ko được quyền lựa chọn nó, mục tiêu của Thực Dưỡng là gì? chẳng lẽ muốn nuôi con theo Thực Dưỡng là sai sao? Mình biết ko thể bao bọc con cái mãi được, nhưng ít nhất cũng phải hướng dẫn cho nó biết : "mùi vị" của Thực Dưỡng như thế nào chứ, còn nếu nó ko thích thì mình phải chịu thôi, thế nên mới vất vả lên đây hỏi kinh nghiệm mọi người để giúp con làm quen với Thực Dưỡng...

Chẳng lẽ con cái bạn nghiện ma túy mà bạn ko nghĩ cách gì giúp nó từ bỏ a?? hay là cũng Tùy duyên luôn đi...

7 hay 6 năm nó chỉ là lý thuyết thôi, nhưng nó đem lại cho con người ta 1 niềm tin, một hy vọng, 1 động lực để phấn đấu, cũng giống như đứa trẻ, khi ta giơ đồ chơi trước mặt nó, nó sẽ vươn tay lên hướng lấy...

Mong bạn hồi âm sớm nhé happy.gif
justmevn
Không đâu, sao lại có chuyện bực tức ở đây. Bạn thấy thế là bạn tự thấy mình nhỏ mọn, bất lực. Nếu thế thì bạn nuôi dạy con mình thế nào, dựa vào người khác ư? Như thế là dù bạn nuôi mà như "vứt ở gốc cây bệnh viện" vậy.

Tôi thấy bạn đang có ý định nuôi con 7, 8 năm nghiêm ngặt thực dưỡng khi nghe giảng, tất nhiên là với mong cầu chính đáng của người làm cha mẹ, nhưng tôi chỉ cảnh báo cho bạn biết để làm theo trái tim của mình, đừng theo lý trí bảo rằng cái này tốt cái kia không được. Tôi trích câu về cái áo len, nếu bạn hiểu ý nghĩa của nó thì đó là bạn thấy lạnh không có nghĩa là con bạn cũng lạnh để bắt nó mặc áo len rồi mướt mát mồ hôi, khiến nó phát sợ cái áo len.

Đứa trẻ con phải hoàn toàn dựa dẫm vào cha mẹ trong những năm đầu đời, bạn cởi mở thì nó cũng được lây nhờ cái tính tình cởi mở, bạn nghiêm ngặt mà không phải là thiên hướng thể trạng của nó như thế thì tự nhiên lại gây áp lực cho nó. Mà bạn thì rất dễ có xu hướng cho nó ăn sai với nhu cầu của nó, chẳng hạn trẻ con đang dương, và đang cần âm để phát triển, để lớn mà bạn cho nó ăn những thứ dương hoặc tầm tầm là không hợp. Trường hợp đứa con chết khi mới mấy tháng của một bậc thầy thực dưỡng VN là một ví dụ, khi nuôi theo thực dưỡng từ trong thai đó. Có ai thành công ở VN trong việc nuôi con từ trong thai theo thực dưỡng thì bạn hãy tìm hiểu mà tới nơi học tập, thấy làm được thế thì hẵng áp dụng, và trước tiên là bạn thực hành trên chính bạn cho có kết quả tạo niềm tin chắc chắn và có tri thức đầy đủ đi đã, nếu không bạn chạy theo lời khuyên của người khác chỉ là đẽo cày giữa đường.

Bạn đừng nhầm giữa Tùy duyên với bỏ mặc. Tùy duyên là giúp đỡ, định hướng nhưng không có ý định cá nhân ép buộc người khác thay đổi, dù đó là người thân nhất của mình. Đó là làm như không làm, không làm mà làm.

Mặc kệ tất cả thiên hạ đi, tùy duyên mà, ai thích ăn phở thì đi ăn phở, ai ăn bún chả thì đi ăn bún chả, ai ăn chay hay ăn mặn gì thì tùy đi... Sao mọi người phải lên đây chia sẻ với nhau về Thực Dưỡng làm gì cho mệt...

Tất nhiên là mặc kệ thiên hạ rồi. Người ta muốn ăn muốn tìm hiểu về Thực dưỡng họ mới tới với Thực dưỡng, cũng thuận lòng với họ luôn. Nhưng không có nghĩa thấy họ đi lạc mà không chỉ đường, chỉ rồi nghe hay không là tùy họ.

7 hay 6 năm nó chỉ là lý thuyết thôi, nhưng nó đem lại cho con người ta 1 niềm tin, một hy vọng, 1 động lực để phấn đấu, cũng giống như đứa trẻ, khi ta giơ đồ chơi trước mặt nó, nó sẽ vươn tay lên hướng lấy...

Bạn có chắc mình chỉ làm thế khi con mình còn chưa biết đi, hay là sẽ tiếp tục dùng chiêu đó hết lần này tới lần khác?

Thực Dưỡng ko lựa chọn bất kỳ 1 ai cả, nhưng ko phải vì thế mà chúng ta ko được quyền lựa chọn nó, mục tiêu của Thực Dưỡng là gì? chẳng lẽ muốn nuôi con theo Thực Dưỡng là sai sao?

Không sai nếu bạn nằm lòng Thực dưỡng, nghĩa là bạn biết rằng không ai giống ai, không ai giống chính họ khi thời gian trôi, còn sẽ sai nếu bạn dựa vào tri thức về Thực dưỡng của người khác.

Hồi tháng 5 vừa rồi mình có đi nghe Đại đức Thích Tuệ Hải giảng về Thực Dưỡng Ohsawa tại số 08 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Thầy cũng có nói cả về vấn đề thai giáo, nuôi con theo Thực Dưỡng.

Thầy dạy rằng nuôi trẻ theo thực dưỡng phải rất giữ gìn, ít nhất là 6 năm với trẻ Nữ và 7 năm với trẻ Nam, tức là ko cho trẻ đi học trong thời gian này vì sợ rằng khi cho trẻ ra ngoài xã hội sẽ bị ăn uống linh tinh, nên để ở nhà để trông nom và duy trì chế độ thực dưỡng cho trẻ


Vì có cái này nên tôi mới góp ý với bạn. Và cũng chỉ là góp ý. Chứ tôi cơn cớ gì trút giận lên bạn. Bạn thấy giải thoát cho bản thân khỏi nỗi lo canh cánh trong việc cho con đi học bên ngoài thì tốt cho bạn, và sẽ tốt cho con bạn chừng ấy. Bạn càng tập trung vào lo lắng về cái gì thì nó càng đến sớm đến nhanh đến mạnh.

Nếu vợ chồng bạn thống nhất với nhau trong việc để người phụ nữ ở nhà để chăm lo cho con ăn theo Thực dưỡng thì hẵng tính, còn thì nên linh hoạt, chẳng có gì phải nghe này nghe kia mà lo lắng sợ sệt.
DIEUHANG
Mình thấy những gì anh JM viết là có lý đấy Namhang_love88 ạ. Chúc bạn thành công
Namhang_love88
uhm mình hiểu ra rồi, cảm ơn Justmevn, lần này bạn nói rất thuyết phục, mình cảm thấy tâm phục khẩu phục hơn lần trước rùi đó hihi. Con cái tuy do cha mẹ sinh ra nhưng lại là 2 cơ thể sống độc lập phải ko bạn, cảm ơn bạn rất nhiều.
justmevn
Ừa, những gì thành công thức đem áp dụng hàng loạt thì bạn hãy cẩn thận cảnh giác.
Namhang_love88
uhm, lại nhớ lại chuyện hồi bé của mình, lúc bị cha mẹ bảo phải làm những việc mình ko thích mình cũng ức chế lắm, mình sẽ vẫn làm theo cha mẹ nhưng đó là vì mình sợ bị mắng chứ ko phải là vì mình yêu thích.

Cái câu về Áo len của bạn đúng là thú vị thật happy.gif

Nếu con của mình ko thích thực dưỡng thì mình vẫn sẽ cố tình để 1 vài cuốn sách của cô Trâm, của bác Ngô Thành Nhân (hay 1 tác giả nào đó viết về thực dưỡng) lẫn vào trong đống truyện tranh Đôrêmon hay Thám tử Conan của nó, hy vọng nó sẽ học hỏi được điều gì đó cho chính bản thân nó khi có duyên happy.gif

Cầu chúc mọi điều tốt lành đến các bạn nha...
Vien Linh
QUOTE(Namhang_love88 @ Jul 1 2011, 03:58 PM) *
uhm, lại nhớ lại chuyện hồi bé của mình, lúc bị cha mẹ bảo phải làm những việc mình ko thích mình cũng ức chế lắm, mình sẽ vẫn làm theo cha mẹ nhưng đó là vì mình sợ bị mắng chứ ko phải là vì mình yêu thích.

Cái câu về Áo len của bạn đúng là thú vị thật happy.gif

Nếu con của mình ko thích thực dưỡng thì mình vẫn sẽ cố tình để 1 vài cuốn sách của cô Trâm, của bác Ngô Thành Nhân (hay 1 tác giả nào đó viết về thực dưỡng) lẫn vào trong đống truyện tranh Đôrêmon hay Thám tử Conan của nó, hy vọng nó sẽ học hỏi được điều gì đó cho chính bản thân nó khi có duyên happy.gif

Cầu chúc mọi điều tốt lành đến các bạn nha...


Để sách lại cho con cái , chắc gì chúng đã đọc ; để tiền tài của cải , chắc gì chúng đã biết dùng ...Chi bằng để lại âm đức .

DIEUHANG
QUOTE(Vien Linh @ Jul 1 2011, 08:14 PM) *
Để sách lại cho con cái , chắc gì chúng đã đọc ; để tiền tài của cải , chắc gì chúng đã biết dùng ...Chi bằng để lại âm đức .

Đúng rồi đó. Cách này là hay nhất đấy smile.gif
BAS
Bạn namhang có lẽ nên tự xét lại nha, vì mình thấy cách nghĩ của bạn không ổn. Sao lại để sách vở TD lẫn trong đống truyện tranh của con cái rồi ...tùy duyên?

Nếu cha mẹ thấy cái gì là tốt, tự nhiên trong thái độ, hành vi sẽ tỏ ý trân trọng, đứa con tự nhiên sẽ cảm nhận được điều đó. Nếu cha mẹ thấy cái gì không tốt, tự nhiên thái độ, hành vi sẽ tỏ ý chán ghét, đứa con cũng cảm nhận được điều đó. Nếu câu chuyện bông đùa hàng ngày của cha mẹ có nói âm nói dương, tự nhiên đứa bé sẽ biết gì là âm, gì là dương. Nếu cha mẹ áp dụng âm dương vào cuộc sống hàng ngày, đứa trẻ tự nhiên cũng sẽ biết thế nào là ứng dụng của âm và dương. Nếu cha mẹ ham hố đua thành tích của con cái và cư xử áp đặt, đứa bé sẽ thấy mệt mỏi và chán ngán, không có phương hướng và mục tiêu khi nhìn về tương lai.

Cha mẹ chính là 2 cuốn sách để mở trước mắt con cái, không cần biết chữ cũng đọc được, cần gì chờ đến khi nó biết chữ để gài sách vở thực dưỡng vào đống truyện tranh? Vậy sao không tự biến mình thành 2 cuốn sách thật kinh điển xem?

Nếu cho trẻ ăn theo chế độ Thực Dưỡng 1 cách đúng đắn, nó sẽ ngoan và ít ốm vặt, phát triển hài hòa, cân đối, còn thông minh xinh đẹp đến đâu còn phải ...xem lại cả gien di truyền biggrin.gif Nói chung, đây không phải chế độ ăn để đào tạo vĩ nhân hay thiên tài, mà là lối sống vui khỏe theo tự nhiên. Nếu vì giữ nó mà cha mẹ phải lo âu, cau có, suốt ngày phàn nàn thì chẳng thà đừng áp dụng cho xong, chỉ tổ gây phản cảm cho con cái và làm nó không tín nhiệm thực dưỡng.

Còn cái gọi là cây đa cây đề của làng Thực dưỡng cũng là người, cũng có 1 thời trẻ trung, vụng dại, vấp váp, sai lầm, và tuổi trẻ chính là thời gian họ kết hôn, sinh con và nuôi dưỡng chúng. Cho nên tôi không nghĩ đứa trẻ được nuôi dạy thích hợp lại gặp chuyện không hay hoặc phát triển bất thường. Bản thân gia đình Aihara cũng nhiều lần bị vợ chồng tiên sinh Ohsawa la rầy là không nuôi nắng con cái 1 cách đúng đắn (không phải là chế độ ăn sai, mà là thái độ của cha mẹ không đúng)

Một gia đình thực dưỡng lý tưởng hay 1 đứa trẻ thực dưỡng lý tưởng là những ảo tưởng mà tâm trí thêu dệt ra, bạn phải cư xử thực tế, tự nhận thức hoàn cảnh của gia đình mình trong bối cảnh của xã hội xung quanh, rồi cố gắng để con cái có được những gì bạn tin là tốt nhất cho sự phát triển của nó. Nếu ông bà hiểu biết về Thực Dưỡng, có thể gửi ông bà trông và lo giúp 3 bữa cơm. Nếu phải gửi bé đi trẻ, cố gắng thu xếp để nói chuyện với cô giáo, để cô giúp đỡ, cho bé ăn cơm hay cháo mà bạn chuẩn bị và đưa đến. Nếu bạn tìm được loại công việc có thể làm tại nhà hay có nhiều thời gian ở nhà thì tự bạn lo cho con cũng xong. Nuôi trẻ theo TD không vất vả, tốn kém như nuôi trẻ kiểu ngày nay, cho nên ở nhà đến 6-7 năm chỉ để giữ con theo tôi là rảnh quá, coi chừng nhàn cư vi bất thiện, lại thành gương xấu cho con cái thì hỏng bét.

Có 1 vấn đề tôi muốn nói cho rõ luôn, sống với GLMM ít nhiều gì cũng là lập dị, khác đời. Nếu cha mẹ giải quyết tốt đoạn này, để hòa hợp với đời suôn sẻ mà vẫn giữ vững lối sống của mình thì đứa con sẽ được lợi lạc rất nhiều. Nếu không làm được thì coi như đứa bé đó vô duyên với Thực dưỡng, cho dù nó có được nuôi đủ 7 năm và từ trong bào thai bằng gạo lứt. Ngoài ra, bạn nên tìm đọc thêm sách vở, tài liệu, cái gọi là nuôi dạy trẻ theo Thực dưỡng không chỉ là chuyện ngày 3 bữa ăn mà còn nhiều chuyện khác nữa.
Diệu Minh
Có một cậu người Úc, năm nay 41 tuổi, cô gái tên là Hà - mới nhập môn Thực dưỡng và Thiền nguyên thủy.... phát hiện ra và dẫn tới nhà tôi ăn bữa cơm trưa chủ nhật trước (6/2011), trò chuyện... Cậu ấy là thế hệ thứ 3 của một đại gia đình ăn gạo lứt từ thời ông bà nội...ông bà nội cũng là người Úc và đã từng mở quán chay Thực dưỡng 10 năm ở Úc, quán ăn chỉ có duy nhất cơm gạo lứt và một món gì đó thuộc dưỡng sinh... và ngày hôm sau cũng gạo lứt muối vừng và một món nào đó khác món hôm trước và nấu theo thời tiết và đầy đủ dinh dưỡng....
Cậu ấy kể lại là ngày còn bé cậu ấy rất là ngượng với nhóm bạn của mình mỗi khi họ tới gia đình cậu ấy và nhòm vào những món ăn của cậu ấy... cậu ấy kể với cha mẹ và bị cha mẹ "rắn" ... bảo đại ý rằng: nhập gia phải tùy tục... họ dứt khoát không thay đổi thức ăn để vừa lòng mấy người bạn của con trai... cậu ấy kể là bạn bè rất lạ lùng hỏi tại sao lại ăn như thế? và họ có ý cho là chế độ ăn mọi rợ????

Kết luận lại là cậu ấy bảo cả 3 thế hệ họ ăn kiểu Thực dưỡng mở rộng... đều khỏe mạnh, không ai béo phì... họ luôn giữ làm sao cho thức ăn của họ đạt tiêu chuẩn cân bằng về năng lượng, ăn rất là ít thịt, ăn cá bào của Nhật....


Bạn Hà cười vui vẻ, và nường BAS của chúng ta cũng đủ duyên tới dự...



Tôi sẽ gửi ảnh và địa chỉ anh chàng này lên mạng cho các bạn giao lưu..., anh chàng đã ở VN 10 năm tiếng Việt rất giỏi, và hiện phụ trách Đông Nam Á về bảo tồn động vật và các loại cây quí hiếm....tên tiếng Việt của cậu ấy là Nam.

Cậu ấy cứ nhắc đi nhắc lại là ngày nay thì đã có rất nhiều người đều biết tới Thực dưỡng (người Châu Âu) không như thế hệ ông bà cha mẹ cậu, ngày đó còn quá ít người biết tới cách ăn uống lập dị này...

Cậu ấy thêm sức mạnh và sự hiểu biết tới cho chị Hà mới nhập môn tăng thêm niềm tin cho chị ấy và cách nói năng của cậu ấy về Thiền hơi giống cách của thầy Nhất Hạnh... cậu ấy khá dương và mềm mỏng trong tư duy...
Namhang_love88
cảm ơn cô Trâm, cô giới thiệu bạn ấy để mọi người cùng giao lưu nha...

Justmevn ơi, bạn đâu rùi, bạn có nhận xét gì về những tâm sự của cô Hương ko? tongue.gif

QUOTE
Bạn namhang có lẽ nên tự xét lại nha, vì mình thấy cách nghĩ của bạn không ổn. Sao lại để sách vở TD lẫn trong đống truyện tranh của con cái rồi ...tùy duyên?

Nếu cha mẹ thấy cái gì là tốt, tự nhiên trong thái độ, hành vi sẽ tỏ ý trân trọng, đứa con tự nhiên sẽ cảm nhận được điều đó. Nếu cha mẹ thấy cái gì không tốt, tự nhiên thái độ, hành vi sẽ tỏ ý chán ghét, đứa con cũng cảm nhận được điều đó. Nếu câu chuyện bông đùa hàng ngày của cha mẹ có nói âm nói dương, tự nhiên đứa bé sẽ biết gì là âm, gì là dương. Nếu cha mẹ áp dụng âm dương vào cuộc sống hàng ngày, đứa trẻ tự nhiên cũng sẽ biết thế nào là ứng dụng của âm và dương. Nếu cha mẹ ham hố đua thành tích của con cái và cư xử áp đặt, đứa bé sẽ thấy mệt mỏi và chán ngán, không có phương hướng và mục tiêu khi nhìn về tương lai.

Cha mẹ chính là 2 cuốn sách để mở trước mắt con cái, không cần biết chữ cũng đọc được, cần gì chờ đến khi nó biết chữ để gài sách vở thực dưỡng vào đống truyện tranh? Vậy sao không tự biến mình thành 2 cuốn sách thật kinh điển xem?

Nếu cho trẻ ăn theo chế độ Thực Dưỡng 1 cách đúng đắn, nó sẽ ngoan và ít ốm vặt, phát triển hài hòa, cân đối, còn thông minh xinh đẹp đến đâu còn phải ...xem lại cả gien di truyền biggrin.gif Nói chung, đây không phải chế độ ăn để đào tạo vĩ nhân hay thiên tài, mà là lối sống vui khỏe theo tự nhiên. Nếu vì giữ nó mà cha mẹ phải lo âu, cau có, suốt ngày phàn nàn thì chẳng thà đừng áp dụng cho xong, chỉ tổ gây phản cảm cho con cái và làm nó không tín nhiệm thực dưỡng.

Còn cái gọi là cây đa cây đề của làng Thực dưỡng cũng là người, cũng có 1 thời trẻ trung, vụng dại, vấp váp, sai lầm, và tuổi trẻ chính là thời gian họ kết hôn, sinh con và nuôi dưỡng chúng. Cho nên tôi không nghĩ đứa trẻ được nuôi dạy thích hợp lại gặp chuyện không hay hoặc phát triển bất thường. Bản thân gia đình Aihara cũng nhiều lần bị vợ chồng tiên sinh Ohsawa la rầy là không nuôi nắng con cái 1 cách đúng đắn (không phải là chế độ ăn sai, mà là thái độ của cha mẹ không đúng)

Một gia đình thực dưỡng lý tưởng hay 1 đứa trẻ thực dưỡng lý tưởng là những ảo tưởng mà tâm trí thêu dệt ra, bạn phải cư xử thực tế, tự nhận thức hoàn cảnh của gia đình mình trong bối cảnh của xã hội xung quanh, rồi cố gắng để con cái có được những gì bạn tin là tốt nhất cho sự phát triển của nó. Nếu ông bà hiểu biết về Thực Dưỡng, có thể gửi ông bà trông và lo giúp 3 bữa cơm. Nếu phải gửi bé đi trẻ, cố gắng thu xếp để nói chuyện với cô giáo, để cô giúp đỡ, cho bé ăn cơm hay cháo mà bạn chuẩn bị và đưa đến. Nếu bạn tìm được loại công việc có thể làm tại nhà hay có nhiều thời gian ở nhà thì tự bạn lo cho con cũng xong. Nuôi trẻ theo TD không vất vả, tốn kém như nuôi trẻ kiểu ngày nay, cho nên ở nhà đến 6-7 năm chỉ để giữ con theo tôi là rảnh quá, coi chừng nhàn cư vi bất thiện, lại thành gương xấu cho con cái thì hỏng bét.

Có 1 vấn đề tôi muốn nói cho rõ luôn, sống với GLMM ít nhiều gì cũng là lập dị, khác đời. Nếu cha mẹ giải quyết tốt đoạn này, để hòa hợp với đời suôn sẻ mà vẫn giữ vững lối sống của mình thì đứa con sẽ được lợi lạc rất nhiều. Nếu không làm được thì coi như đứa bé đó vô duyên với Thực dưỡng, cho dù nó có được nuôi đủ 7 năm và từ trong bào thai bằng gạo lứt. Ngoài ra, bạn nên tìm đọc thêm sách vở, tài liệu, cái gọi là nuôi dạy trẻ theo Thực dưỡng không chỉ là chuyện ngày 3 bữa ăn mà còn nhiều chuyện khác nữa.
HieuChi
Bạn namhang có lẽ nên tự xét lại nha, vì mình thấy cách nghĩ của bạn không ổn. Sao lại để sách vở TD lẫn trong đống truyện tranh của con cái rồi ...tùy duyên?
Có thể Namhang ko thực hiện đúng hành động "đặt cuốn Td lẫn trong đống truyện tranh" như bạn ấy nói đâu, mình lại hiểu rằng NH muốn nói sẽ hướng cho con theo Td, còn cách thức cụ thể thế nào thì bạn ấy còn đang chờ đợi ý kiến đóng góp. Mình đôi khi cũng hay diễn đạt ý tưởng rất khó khăn như vậy nên hiểu NH chăng smile.gif (hay là trật lất!).
Nếu cha mẹ thấy cái gì là tốt, tự nhiên trong thái độ, hành vi sẽ tỏ ý trân trọng, đứa con tự nhiên sẽ cảm nhận được điều đó. Nếu cha mẹ thấy cái gì không tốt, tự nhiên thái độ, hành vi sẽ tỏ ý chán ghét, đứa con cũng cảm nhận được điều đó. Nếu câu chuyện bông đùa hàng ngày của cha mẹ có nói âm nói dương, tự nhiên đứa bé sẽ biết gì là âm, gì là dương. Nếu cha mẹ áp dụng âm dương vào cuộc sống hàng ngày, đứa trẻ tự nhiên cũng sẽ biết thế nào là ứng dụng của âm và dương. Nếu cha mẹ ham hố đua
Cái này sách vở nói hoài rằng cha mẹ là tấm gương cho con mà nhiều khi...ôi vẫn nêu gương xấu! Giờ BAS nói rõ thế này mới giật mình cái thót. Đúng qua đi, khi mới 2 tuổi rưỡi bé đã hỏi mình "cốc nước này uống được ko" chỉ vì nhiều lần bé định uống cốc nước bỏ dở (dù ỏ nhà hay nơi công cộng) mình bảo để mẹ thay nước khác cho. Giờ thì dù mẹ đang nấu bếp bé cũng mang vào tận nơi hỏi, mẹ bảo uống được mới uống, ăn cũng vậy, sau trận ốm vừa rồi, bé trở nên khác hẳn, biết hầu hết những món ăn làm bé ho, đau; biết ăn bột sắn dây là hết ho! v.v...0

Cha mẹ chính là 2 cuốn sách để mở trước mắt con cái, không cần biết chữ cũng đọc được, cần gì chờ đến khi nó biết chữ để gài sách vở thực dưỡng vào đống truyện tranh? Vậy sao không tự biến mình thành 2 cuốn sách thật kinh điển xem?
"thật kinh điển" thì cũng có thể được nhưng phải đến già, hihi. Còn bây giờ, hai đứa nhỏ cũng dạy mình nhiều bài học lắm.
Nếu cho trẻ ăn theo chế độ Thực Dưỡng 1 cách đúng đắn, nó sẽ ngoan và ít ốm vặt, phát triển hài hòa, cân đối, còn thông minh xinh đẹp đến đâu còn phải ...xem lại cả gien di truyền biggrin.gif Nói chung, đây không phải chế độ ăn để đào tạo vĩ nhân hay thiên tài, mà là lối sống vui khỏe theo tự nhiên. Nếu vì giữ nó mà cha mẹ phải lo âu, cau có, suốt ngày phàn nàn thì chẳng thà đừng áp dụng cho xong, chỉ tổ gây phản cảm cho con cái và làm nó không tín nhiệm thực dưỡng.
Đúng quá, mình cũng từng nghĩ thế, lúc đó rất căng thẳng may mà thoát ra được.

Còn cái gọi là cây đa cây đề của làng Thực dưỡng cũng là người, cũng có 1 thời trẻ trung, vụng dại, vấp váp, sai lầm, và tuổi trẻ chính là thời gian họ kết hôn, sinh con và nuôi dưỡng chúng. Cho nên tôi không nghĩ đứa trẻ được nuôi dạy thích hợp lại gặp chuyện không hay hoặc phát triển bất thường. Bản thân gia đình Aihara cũng nhiều lần bị vợ chồng tiên sinh Ohsawa la rầy là không nuôi nắng con cái 1 cách đúng đắn (không phải là chế độ ăn sai, mà là thái độ của cha mẹ không đúng)

Một gia đình thực dưỡng lý tưởng hay 1 đứa trẻ thực dưỡng lý tưởng là những ảo tưởng mà tâm trí thêu dệt ra, bạn phải cư xử thực tế, tự nhận thức hoàn cảnh của gia đình mình trong bối cảnh của xã hội xung quanh, rồi cố gắng để con cái có được những gì bạn tin là tốt nhất cho sự phát triển của nó. Nếu ông bà hiểu biết về Thực Dưỡng, có thể gửi ông bà trông và lo giúp 3 bữa cơm. Nếu phải gửi bé đi trẻ, cố gắng thu xếp để nói chuyện với cô giáo, để cô giúp đỡ, cho bé ăn cơm hay cháo mà bạn chuẩn bị và đưa đến. Nếu bạn tìm được loại công việc có thể làm tại nhà hay có nhiều thời gian ở nhà thì tự bạn lo cho con cũng xong. Nuôi trẻ theo TD không vất vả, tốn kém như nuôi trẻ kiểu ngày nay, cho nên ở nhà đến 6-7 năm chỉ để giữ con theo tôi là rảnh quá, coi chừng nhàn cư vi bất thiện, lại thành gương xấu cho con cái thì hỏng bét.

mình cũng nhận ra nuôi trẻ td rất nhàn và mẹ sẽ rảnh, nhưng phải với điều kiện khác nữa. Còn Như nhà mình thì chả nhàn tý nào, mình cứ gác việc lại ko làm thôi, chứ chẳng bao giờ hết việc. Phải sắp xếp thật khoa học mới kịp, ngay như việc đăng ký TV ở đây từ mấy năm trơớc mà gần đây mới tham gia viết bài đôi chút được.Có 1 vấn đề tôi muốn nói cho rõ luôn, sống với GLMM ít nhiều gì cũng là lập dị, khác đời. Nếu cha mẹ giải quyết tốt đoạn này, để hòa hợp với đời suôn sẻ mà vẫn giữ vững lối sống của mình thì đứa con sẽ được lợi lạc rất nhiều. Nếu không làm được thì coi như đứa bé đó vô duyên với Thực dưỡng, cho dù nó có được nuôi đủ 7 năm và từ trong bào thai bằng gạo lứt. Ngoài ra, bạn nên tìm đọc thêm sách vở, tài liệu, cái gọi là nuôi dạy trẻ theo Thực dưỡng không chỉ là chuyện ngày 3 bữa ăn mà còn nhiều chuyện khác nữa.
[/quote]

Nhất trí luôn, tóm laij nuôi dạy con là việc mình thấy khó khăn nhất, nhưng cũng thú vị nhất.
justmevn
Tôi không có ý kiến gì thêm. Bạn "chiến đấu" với bên ngoài và bên trong bạn như thế nào khi theo thực dưỡng, thì bạn có thể hình dung con bạn sẽ phải vấp từng ấy khó khăn khi nó tự mình tìm ra cách của mình, giả sử thế, mà nó thấy hợp với nó hơn kiểu Thực dưỡng (của bạn), nếu như bạn "sắt đá", không cởi mở. Cứ hình dung như bạn đang đi xe đạp ấy, giữ thăng bằng động, không buông cũng chẳng nắm chặt theo một hướng, gặp hòn đá thì phải biết tránh, tới khúc cua thì phải nghiêng xe về một bên, vậy thôi.

Với bản thân tôi thì tôi thấy Thực dưỡng vẫn là cố bơi trên sông, chưa tới được chỗ là một với con sông. Nhưng bạn khỏi cần nghe tôi, tôi thấy vậy chứ bạn thấy khác. Nếu con sông cuốn bạn vào con đường thực dưỡng thì cũng đừng có cố chống lại. Hihi. Chỉ cần biết là con sông đó còn có vô số những con đường khác, tới một khúc quanh nào đó mà nó đẩy mình sang con đường khác ấy thì cũng không lấy gì làm lạ và hoảng sợ.
Namhang_love88
Justmevn nói rất đúng, để làm một người cha, người mẹ hiểu con quả là rất khó chứ chưa nói tới việc bắt con cái phải hiểu mình kaka

Hôm nay mình có xem 1 cái phóng sự trên kênh VTV1 của anh Văn Thành ( chương trình Sự kiện và Bình Luận ), chủ để là: Làm tới đâu hay tới đó happy.gif kể về chuyện quy hoạch ở thủ đô Hà Nội, xung quanh dư luận xôn xao về vụ 3 cây cầu vượt trị giá hàng nghìn tỷ sẽ bị phá bỏ vì sai quy hoạch...

Ôi hy vọng mình và các bạn sẽ ko có cái dự án nào như thế kaka laugh.gif
vantrung
@Bạn còn chưa biết chắc Thực dưỡng tác dụng lên mình ra sao, sao lại chỉ tin vào lời người khác trong việc nuôi dạy con trẻ.
Thay vì chăm chăm lo cho con trong 7, 8 năm như người ta khuyên, bạn hãy làm sao dạy được cho con bạn tự mình biết phân biệt cái gì là tốt cho chúng và tự quyết định.

Tôi biết một vài người ăn chay theo gia đình từ nhỏ, nhưng lớn lên đi làm lại chuyển sang ăn mặn, và ngược lại, đang từ ăn mặn sang ăn chay tự nguyện, hay từ chế độ ăn này sang chế độ ăn khác. Nghĩa là nếu theo một chế độ ăn nào đó người khác chọn cho mình mà đó không phải là hiểu biết hay lựa chọn của mình, thì không bao giờ bền vững.

Bạn cũng đừng có tin là sau 7, 8 năm ăn nghiêm ngặt thực dưỡng thì sau đó cho ra đời ăn phi Thực dưỡng cũng không sao. Mọi thứ đều thay đổi. Làm gì thì cũng có hậu quả: tốt hoặc xấu, cả tốt và xấu (Tái ông mất ngựa).

Bạn hãy tìm hiểu xem các bậc thầy Thực dưỡng nuôi dưỡng con cái thế nào. Tôi thì có vài thông tin chẳng hay ho gì đâu: người thì con chết lúc mấy tháng, người thì con lớn lên bỏ nhà đi... Những người tự hào là con học ở trường rất giỏi, điểm cao tôi thấy hơi buồn cười, trong khi họ nói nền giáo dục từ trước tới nay đều vô ích, có hại cho sự phát triển của con người, vậy mà lại dựa vào cách đào tạo và cho điểm ở trường học để khoe.

Những "đứa trẻ Thực dưỡng" từ trong thai, mà cả con Tây cũng đẻ ra thành mắt hí Á Đông từ hồi Ohsawa còn sống ấy, tôi không thấy thông tin về họ đã trở thành những người thế nào. Ai có thông tin không nhỉ? Sau 7,8 năm hay hơn, ăn Thực dưỡng tinh khiết từ bào thai, họ có trí phán đoán số 7 chưa không biết?

Bạn có thể cho con mình sức khỏe (theo cách đánh giá của thực dưỡng), nhưng đáng quý hơn là cho con mình sự suy nghĩ độc lập, cho dù là độc lập đối với bạn. Có sức khỏe mà không độc lập tự do, thì cũng là sức khỏe của con lừa, con trâu, con voi... để người khác lợi dụng thôi.

Chúc bạn nuôi con thành công (thành công ở đây là con bạn sẽ cảm ơn sâu sắc công ơn nuôi dưỡng của bạn, không phải thành công theo định nghĩa của bạn hay bất kỳ ai khác).

QUOTE
- Em hãy định nghĩa từ "áo len"
- Dạ thưa cô, áo len là thứ mà mẹ chúng ta bắt chúng ta mặc khi bà ấy cảm thấy lạnh.

(từ quyển Mỗi đứa trẻ một cách học)


--------------------
@Bạn đừng nhầm giữa Tùy duyên với bỏ mặc. Tùy duyên là giúp đỡ, định hướng nhưng không có ý định cá nhân ép buộc người khác thay đổi, dù đó là người thân nhất của mình. Đó là làm như không làm, không làm mà làm.(JUSTMEVN)


TÙY DUYÊN LÀ LÀM MÀ KHÔNG LÀM...NHƯNG MÙ [b]MỜ VỀ TRẬT TỰ VŨ TRỤ THÌ CŨNG NGUY HIỂM[/b]
-Bạn JUSTMEVN có những ý tưởng nuôi dạy con rất hay
-Bạn định nghĩa TÙY DUYÊN của Phật Giáo rất hay :làm mà không làm. Tuy nhiên Tùy Duyên theo TS Ohsawa cần có sự hiểu biết TRẬT TỰ VŨ TRỤ ,VSNL
-Nhờ la bàn âm dương và khiêm nhường học hỏi, giao lưu những người TD sẽ giúp ích rất nhiều
-CÓ PHẢN MỚI CÓ THÀNH. Những ý tưởng đối nghịch vô cùng cần thiết , nhờ đó ta thấy được 2 mặt phải trái của vấn đề.Rất tiếc là chủ mạng thucduong.vn lại thích kiểm duyệt...
-TS Ohsawa nói vũ trụ vận hành theo qui luật âm dương. Do đó mọi vấn đề trên thế gian này mà mà không biết qui luật này thì nguy hiểm.Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,Y tế ,khoa học...
-Vấn đề phải trung thực,không ngại vạch áo cho người xem lưng.Thất bại cũng cần thiết vì nó là mẹ đẻ của thành công.Tuy nhiên, vì tự ái, nhiều người đã che giấu sai lầm của mình...Thất bại mà không thấy lỗi lầm thì không học được gì cả.
-Nuôi conthì phải dùng 2 yếu tố không thể thiếu được:
+Bất ngôn chi giáo, cha mẹ là gương sáng cho con.
+Nhưng khi trẻ lớn khôn, thì cần có sự trao đổi 2 chiều . Đó là đối thoại , tranh luận và điều này rất cần thiếtgiữa cha mẹ và con cái.
-Chúng tôi đã thất bại rất nhiều.Trên đây là các kinh nghiệm xương máu , hi vọng giúp cho các bạn nhiều trong việc dạy con
11/9/2011 NVT
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.