IMASMIM (NẾU CÓ)
(Bài pháp của ngài Pakokku Sayadaw)

Imasmiṃ sati idaṃ hoti
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti
Nếu có cái này, có cái kia hiện hữu.
Nếu không có cái này, cái kia không hiện hữu.
Imasmiṃ sati idaṃ hoti – Nếu có cái này, có cái kia hiện hữu.
Imasmiṃ – cái này, ở đây có nghĩa là danh và sắc (nāma-rūpa); sati – tức là
“nếu có danh-sắc”, idaṃ hoti – thì sẽ có các căn, mắt, tai, mũi …
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti. Nếu không có cái này, cái kia không hiện hữu.
Imasmiṃ – cái này (danh-sắc), asati – nếu không có; idaṃ na hoti – thì cái kia
(mắt, tai …) không hiện hữu.
Ngồi hay đi là hoạt động của danh-sắc, hãy ghi nhận đó là danh-sắc. Tất
cả chỉ có danh và sắc. Khi mắt nhìn, tai nghe, biết rằng đó chỉ là danh-sắc. Liệu
con người có mắt và tai không? Thực tế không có cái gọi là “con người”. Con
người chỉ là một cái tên gắn vào hiện tượng danh-sắc.
Trong Paṭiccasamuppadā, Lý Duyên Khởi, khái niệm về con người không
tồn tại. Chỉ có các giác quan mắt, tai ... mà thôi.
Nāmarūpa paccaya saḷāyatanaṃ - tùy thuộc vào danh-sắc, các giác quan
mắt, tai … sinh khởi. Không có con người ở đó, chỉ có danh-sắc (mắt, tai …).
Hiểu được rằng không có khái niệm con người là một sự hiểu biết lớn lao
(mahāpaññā), và cũng còn được gọi là đại minh (mahā vijja). Ngồi hay đi là
danh-sắc; hãy ghi nhận đó là danh-sắc.
Tất cả chỉ có danh-sắc. Khi mắt nhìn, tai nghe, hãy biết rằng đó là danh-
sắc. Trong thành phố có tai và mắt không? Những cái này được gọi là danh-
sắc. Loài vật trong rừng có tai, mắt không? Chúng cũng là danh-sắc. Vậy con
người có tai, mắt không? Không có (bởi vì con người không tồn tại, chỉ có
danh-sắc mà thôi).
Nếu nói rằng con người có tai, mắt và cũng vậy nếu nói rằng nāmarūpa
có tai, mắt, thì cả hai (con người và danh-sắc) đều sẽ có tai, mắt. Nhưng thực tế không có con người, chỉ có danh-sắc (con người chỉ là cái tên đặt cho danh-
sắc).
Theo Lý Duyên Khởi, con người không tồn tại, chỉ có mắt, tai, mũi, lưỡi.
thân. Nāmarūpa paccaya saḷāyatanaṃ - tùy thuộc vào danh-sắc, các giác quan
mắt, tai … sinh khởi. Hãy suy nghĩ về điều này.
Hiểu được rằng không có khái niệm con người là một sự hiểu biết lớn lao
(mahāpaññā), và cũng còn được gọi là đại minh (mahā vijja) – vì theo Thuyết
Duyên Khởi không có con người. Trong Duyên Hệ (Paṭṭhāna) cũng không có
khái niệm con người. Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) con người cũng
không tồn tại. Con người có mắt không? Không hẳn thế, chỉ khi nào đạt được
tuệ giác thì chúng ta mới thấy rõ rằng con người không tồn tại. Chỉ lúc đó nó
được gọi là tâm không (manless mind – nguyên nghĩa là “tâm không có khái
niệm con người”-ND). Chỉ khi đạt được tuệ giác, chúng ta mới có thể sống với
tâm không. Nó sẽ đem lại một sự bình an lớn lao.
Tâm không cũng còn được gọi là tâm không có các khái niệm hay tên gọi
(paññatti). Các tên gọi, hình dáng và khái niệm chẳng hạn như con người … là
tục đế. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa tâm có các khái niệm (paññatti) và
tâm không có các khái niệm (tâm không).
Khi tâm không có các khái niệm, nó giống như con người không có tâm.
Người không có tâm nghĩa là như thế nào? Khi bị mắng chửi hay lăng nhục,
anh ta không cảm thấy bị tổn thương và giữ được điềm tĩnh, không có sân hận.
Vậy ai nhận sự lăng nhục đó? Chỉ có đôi tai nhận sự lăng nhục mà thôi. Ai cảm
thấy bị xúc phạm? Chúng ta sẽ cho rằng mình bị xúc phạm. Chỉ khi chúng ta
cảm thấy “tôi bị xúc phạm” thì sẽ có sân hận. Nếu có cơn sân thì nó sẽ trở
thành saṅkhata dhamma (pháp bị điều kiện hóa và sẽ dẫn tới một kết cục xấu,
trong trường hợp này). Nếu không có cơn sân thì đó là asaṅkhata dhamma,
một pháp vô vi (không bị điều kiện hóa) và sự đối đáp thô tục sẽ không được
dùng để đáp lại. Nếu không có cơn sân, sẽ không có sự trả đũa về lời nói hay
hành động.
Cái mắt thấy chỉ là hình sắc – rūpārammaṇa. Thấy hình ảnh đó là con
người, nó sẽ trở thành lậu hoặc (āsāva). Cái mà mắt thấy chỉ là hình ảnh mà
thôi, không phải là con người. Nếu đạt được mức độ này, chúng ta sẽ hiểu
được pháp.
Cái tai nghe chỉ là âm thanh. Khi đó không có so sánh. Tai nghe được cái
gì? Và ai nghe? Tai nghe. Tai của ai? Tai của Lý Duyên Khởi, tai danh-sắc (tai
chỉ có thuần túy danh-sắc). Con người không có tai (bởi vì không có con người mà chỉ có danh-sắc). Ai nghe vậy? Lý Duyên Khởi nghe, không có con người ở
đó.
Mũi ngửi, cái được ngửi là mùi (gandhārammaṇa), nó là đối tượng. Đừng
chấp nhận những cái con người chúng ta chỉ bảo, chỉ có mũi của Lý Duyên
Khởi mà thôi. Vậy ai ngửi? Mũi Lý Duyên Khởi ngửi, không có con người ngửi.
Khi lưỡi nếm, đừng có so sánh – có nghĩ là khi lưỡi nếm các vị ngọt,
chua, mặn … đừng cho rằng đó là ngon hay dở. Các tên hay khái niệm, chẳng
hạn thịt gà hay thịt lợn, thực tế không tồn tại. Chỉ có các vị chua, ngọt … là các
thực tại tuyệt đối (paramattha).
Khi thân xúc chạm là cảnh xúc – phoṭṭhabbārammaṇa (cứng, mềm, nóng,
lạnh, nâng đỡ và đẩy). Vậy thân của ai? Không có con người và không có thân
thể. Đó không phải là thân của con người, Nó chỉ là thân của Lý Duyên Khởi.
Liệu có thân của con người không? Biết cái không cần biết, hay nói cách khác
cái biết xuất phát từ si mê gọi là vô minh. Khi có hiểu biết đúng, vô minh sẽ
được đẩy lui.
Cái mà tâm suy nghĩ chỉ là pháp trần – dhammārammaṇa. Hay nhớ đừng
chấp nhận những cái con người chúng ta chỉ bảo. Vậy ai suy nghĩ? Thức suy
nghĩ, nó có có ý tưởng. Thức của ai vậy? Thức của Lý Duyên Khởi.
Chỉ khi pháp được thấu hiểu, chúng ta sẽ không còn suy nghĩ này kia
nữa. Khi đó tham và sân sẽ không sinh khởi, mọi việc sẽ bình an.


Ngài Pakokku năm nay đã già lắm, nhưng ngài vẫn còn tươi tắn và hồn nhiên hiếm có, chúng tôi đã được tới đảnh lễ ngài 2 lần...

Những vị thánh tăng vẫn còn tại Miến Điện, nhưng mỗi năm... vài năm, lại có ngài ra đi...

Những khoảnh khắc gặp được các ngài, ngồi dưới chân các ngài? thật là một cảm giác an lành...

Bài này do sư Thư gửi cho chúng tôi, cũng chính sư biết và dẫn chúng tôi đi tới đảnh lễ ngài...