Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Chắt lọc-Pháp hành chọn lọc
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
Diệu Minh
Chắt lọc


1. Khi có chánh niệm thì không có suy nghĩ về các đối tượng xa hay gần.

2. Một vị Alahán cũng suy nghĩ về khái niệm sau khi nhìn, nhưng đó chỉ là tâm duy tác mà không có bất thiện.

3. Nếu không hiểu chính xác về Pháp chân đế (sự thật tuyệt đối) và Pháp tục đế (sự thật chế định) thì không thể xóa bỏ được tà kiến về ngã.

4. Có 3 cái chết: chết thông thường, chết trong từng sát na, cái chết của vị Alahán.

5. Dính mắc là một sự lệ thuộc. Tự do thực sự chỉ khi không có sự lệ thuộc.

6. Các yếu điểm sẽ được phát hiện khi ngày càng có ít sự dính mắc.

7. Chánh niệm là không quên thiện pháp, không quên đối tượng đúng.

8. Đối tượng (Pháp) luôn sinh khởi, nhưng sẽ không xuất hiện nếu không có sự nhận biết.

9. Hành thiền sẽ giúp chúng ta ngày càng trở nên chân thật hơn.

10. Vô minh là không biết những cái cần phải biết.

11. Chánh niệm ghi nhận cái bất thiện thì rất có giá trị.

12. Chúng ta không thể không có bất thiện, vấn đề là có ghi nhận được nó hay không mà thôi.

13. Cuộc sống sẽ không suôn sẻ nếu không có chánh niệm.

14. Tâm tham bao giờ cũng mong muốn một kết quả cụ thể.

15. Mọi người đều biết nó xảy ra nhưng không biết lý do vì sao.

16. Nếu người khác đúng hãy mừng cho họ. Nếu sai hãy thông cảm với họ.

17. Già, chết, chia ly không tránh khỏi. Nghiệp sẽ quyết định tương lai. Tuệ giác sẽ giúp giải thoát.

18. Nếu dính mắc vào kinh nghiệm tốt, kinh nghiệm xấu sẽ tới. Nếu khó chịu với kinh nghiệm xấu, kinh nghiệm tốt không thể xuất hiện. Hành thiền là phải biết quan sát cả kinh nghiệm tốt và kinh nghiệm xấu. Thực chất chúng diễn ra theo bản chất của chúng, không có tốt hay xấu.

19. Không cần thiết phải vui mừng hay buồn chán đối với kinh nghiệm đang xảy ra. Hãy vui mừng vì chánh niệm luôn được duy trì.

20. Định bị mất khi các đối tượng khác xen vào (do cử động, do nuốt nước miếng), đó không phải là sự ổn định tâm, đây là loại định chỉ có khi có các đối tượng quan sát thích hợp.

21. Dính mắc, ngay cả đối với cái đúng, đơn giản là do bản ngã, không có sự buông bỏ ở đó.

22. Bất cứ khi nào tiếp xúc với đối tượng, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra chánh niệm đã có mặt hay chưa.

23. Thậm chí ngay cả khi đúng, cái đúng đó cũng chỉ là giới hạn. Tâm cần vượt lên trên cả đúng và sai.

24. Nắm chặt vào cái đúng sẽ không còn đúng nữa.

25. Tâm chạy ra ngoài là nguyên nhân của khổ. Kết quả tâm chạy ra ngoài là khổ. Tâm thấy được tâm là đạo (con đường diệt khổ). Kết quả của việc thấy được tâm là diệt khổ.

26. Nếu chúng ta có thời gian để thở thì cũng có thời gian để hành thiền.

27. Mong muốn để tâm được an tịnh, đó chính là sự không an tịnh. Nếu tâm không an tịnh hãy ghi nhận biết rằng tâm không an tịnh.

28. Phiền não chỉ sinh khởi đối với cái chúng ta thấy, nghe...

29. Mặc dù hiện tại chúng ta không thấy có tham và sân, nhưng với chánh niệm sắc bén chúng ta sẽ thấy tâm si luôn có mặt.

30. Nếu phát hiện đang sân, đừng suy nghĩ thêm về bất kỳ điều gì khác (nếu không nó chỉ liên quan tới đối tượng sân mà thôi). Hãy nhẹ nhàng quan sát cơn sân một cách liên tục.

31. Chúng ta chỉ biết cái mình đã thấy, nhưng chúng ta không biết về những cái chưa từng được biết tới.

32. Cái mà chúng ta cần phát triển là 3 nhân tố đầu của Thất Giác Chi (đó là nhân): Niệm, trạch pháp và tinh tấn.

33. Không có sự an toàn thật sự trong các mối quan hệ. Sự phụ thuộc chỉ tạo ra sợ hãi. Nếu không hiểu được tiến trình của sự bất an và sợ hãi này, quan hệ sẽ trở thành chướng ngại ràng buộc.

34. Chúng ta là cái chúng ta sở hữu. Nếu không có sở hữu, chúng ta không còn là gì cả, hoàn toàn trống rỗng.

35. Nếu còn sợ hãi thì không có tự do, nếu không có tự do thì không có sự bác ái. Nếu chỉ đơn thuần muốn gạt bỏ sự sợ hãi, chúng ta sẽ tìm ra cách thức thoát khỏi nó, nhưng không bao giờ có được sự tự do thoát khỏi sợ hãi.

36. Mong muốn luôn được đảm bảo làm cho chúng ta sợ hãi và bất an. Sợ hãi là sự không chấp nhận hiện tại xảy ra.

37. Vấn đề là phải hiểu về bản chất của sự thích thú mà không phải là cố gắng gạt bỏ nó (đó là điều ngờ nghệch).
Nếu cuộc sống chỉ có sự thích thú và luôn có được cái chúng ta muốn thì sự thích thú đó sẽ chuyển sang hình thức đau khổ và khó chịu.

38. Xung đột là kết quả của việc điều kiện hóa. Chừng nào còn bị điều kiện hóa thì còn dính mắc (dính mắc về công việc, quan hệ, tài sản, ý kiến, quan điểm, con người ...)

39. Dính mắc là do có sự hài lòng. Nhưng do nhận thức được sự đau khổ, chúng ta muốn có được sự hài lòng thông qua sự buông bỏ. Buông bỏ cũng giống như dính mắc, chừng nào nó còn tạo ra cho chúng ta cảm giác hài lòng. Cái mà chúng ta thực sự muốn tìm kiếm là sự hài lòng, chúng ta muốn được thỏa mãn bằng mọi cách. Dính mắc và buông bỏ luôn ràng buộc chúng ta, cả hai cần phải được chuyển hóa.

40. Khi bắt đầu định hình theo một khuôn mẫu thì không còn trong tiến trình tìm hiểu "tôi là ai".

41. Không có cảm xúc nào mà không đi kèm theo suy nghĩ. Đằng sau suy nghĩ là sự thích thú.

42. Cuộc sống là tiến trình của thử thách và ứng xử. Thử thách thì luôn mới, nhưng cách ứng xử thì cũ rích - Nó bị điều kiện hóa và là kết quả từ quá khứ.

43. Tất cả suy nghĩ đều xuất phát từ ngôn từ, chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ. Liệu tâm có thể thoát ra khỏi từ ngữ được không? Ngôn từ thì chỉ có giới hạn, khi suy nghĩ không còn ngôn từ sẽ vượt ra khỏi giới hạn.

44. Khi đạt được mục tiêu mọi thứ sẽ chấm dứt. Việc đạt được không quan trọng. Sự hiểu biết có được luôn nằm trong tiến trình, còn không chúng ta sẽ quay trở lại lối mòn của tâm trí.

45. Phân tách hai tiến trình: (1) sự hay biết thuần túy thì không có lựa chọn, phê phán, đánh giá, thích hay không thích; (2) sự nhận xét, phê phán, đánh giá về đối tượng đang quan sát.

46. Ghi nhận thuần túy được ví như một tấm gương, nó tiếp nhận trọn vẹn mà không loại trừ bất cứ thứ nào, luôn phản ánh một cách trung thực không sai lệch.

47. Sự ghi nhận tự nhiên chỉ có thể có được khi có sự quan tâm thích thú. Sự quan sát khi đó sẽ diễn ra một cách trôi chảy.

48. Nếu đang có sân hận và chúng ta lại có ý tưởng về sự vô sân, như vậy sẽ tạo ra xung đột. Việc chúng ta gò mình vào sự vô sân thì chính nó là một sự xung đột. Vấn đề trước nhất là phải nhận ra mình đang sân, chứ không phải cố gắng để biến mình thành vô sân.

49. Hãy quan sát tất cả các hiện tượng như chúng ta mới gặp lần đầu.

50. Về mặt tâm lý chúng ta luôn muốn có một sự đảm bảo an toàn và chắc chắn trong mọi mối quan hệ, mà điều này thì không bao giờ có.

51. Tất cả các vấn đề không nhất thiết phải bị lên án, chỉ trích mà cần phải được hiểu rõ về bản chất của chúng.

52. Hiện tượng xảy ra không phải do một mà do nhiều nguyên nhân. Do vậy, cách nhìn nhận quan sát sẽ là nhiều chiều mà không phải theo một chiều. Vấn đề sẽ phát sinh khi chúng ta chỉ quan sát theo một chiều.

53. Bản chất của tâm thức là luôn luôn tìm cách khỏa lấp sự cô đơn.

54. Can thiệp vào hiện tượng đang xảy ra là đánh mất đi mối liên hệ trực tiếp với hiện tượng đó. Cần ghi nhận và phát hiện những gì đứng đằng sau sự can thiệp đó.

55. Khi đói hay giận dữ chúng ta không cần có ý tưởng về nó. Khi có ý tưởng, chúng ta sẽ mất đi sự liên hệ với thực tế xảy ra.

56. Sự không hài lòng với cái đang xảy ra không bao giờ cho chúng ta một đáp số.

57. Chúng ta bị định hình bởi hoàn cảnh môi trường xung quanh, bởi văn hóa giáo dục, bởi đồ ăn, bởi khí hậu, bởi sách báo ...

58. Khi chúng ta hiểu được toàn bộ tiến trình - cách tâm suy diễn, mong muốn, động cơ, khát vọng, việc theo đuổi, sự ganh tỵ, tham lam và sợ hãi thì tâm sẽ chuyển hóa vượt lên chính nó.

59. Tâm luôn mong muốn có được câu trả lời tức thì cho mọi vấn đề. Nhưng sớm muộn những câu trả lời đó đều không thỏa mãn vì không có vấn đề nào có được câu trả lời ngoại trừ bản thân nó. Nếu chúng ta có thể hiểu trọn vẹn vấn đề thì vấn đề đó không còn tồn tại nữa.

60. Xung đột xảy ra khi chúng ta muốn thay đổi thực tại sang cái "cần phải là" - đó là một ý tưởng không thực.

61. Tâm tự do thoát ra khỏi một cái gì đó thì không phải là tâm tự do, đó chỉ là sự phản ứng mà không phải là sự tự do. Tâm tự do là tâm thoát ra khỏi các ràng buộc.

62. Còn mong muốn có được giải đáp cho câu hỏi "làm thế nào", chúng ta sẽ xa rời và không quan sát được thực tại.

63. Vật chất hoặc tâm linh nếu chúng đều đáp ứng cho sự thỏa mãn thì cũng giống nhau.

64. Vấn đề quan trọng không phải là thói quen, mà do việc hiểu rõ thói quen sẽ đem lại sự hiểu biết. Do có sự hiểu biết này, nó sẽ không tiếp thêm nhiên liệu cho sự ham muốn.

65. Gốc của vấn đề không phải là chúng ta dính mắc vào người hay vật mà do không thể chịu được sự cô đơn.


Tỳ kheo Pannissara (sư Thư) chắt lọc
Vien Linh
Không biết những điều mà DM chắt lọc , có bằng người xưa chắc lọc không ? nhưng đệ nghe nói là triết lý nhân sinh của nhà Phật đều được thu gọn vào Bát Nhã Tâm kinh !

Ăn GLMM mà nghiền ngẫm Bát Nhã Tâm Kinh thì ... người đó không còn chữa bệnh nữa ...mà là chữa mệnh phải không !?

PP Ohsawa là "phương pháp trường sinh " đệ đã từng nghe như thế , và hiện nay đệ vẫn tin như thế . Trường sinh là một công án khi tư tưởng không còn vướng bận bệnh tật .

Có thể điều này không đúng với ai đó , với nhiều ai đó , và có thể với tất cả mọi người . Mong rằng chỉ có thể thôi
Diệu Minh
Đức Phật chỉ dạy về tứ diệu đế là bài Kinh đầu tiên sau khi thành đạo,
Bài thứ hai nổi tiếng là bài Kinh vô ngã tướng. Rồi những bài kinh Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất để ra khỏi luân hồi, rồi 37 Phẩm trợ đạo... chả có ai cung cấp thông tin này cho mình, cho tới khi sang Miến, nếu ở nhà thì KỊCH TRẦN chỉ có tới Kinh bát nhã và đứng ở đó rồi tụng và loan báo tin đó ra cho mọi người để rồi mọi người cũng như MÌNH cũng như thế và loanh quanh... bản ngã...

Có một sư cô bắc tông cùng phòng hiện nay sau khi theo khóa tu 10 ngày của ngài Kim Triệu thì than thở rằng 20 năm của cô là "vứt đi" tôi bảo là không có gì vứt đi mỗi người đều phải đi theo những tiến trình như vậy... và phải có nhiều duyên với chánh Pháp lắm mới tiếp cận được thiền nguyên thủy và học đạo với những bậc thầy có chứng nghiệm sâu sắc với con đường trung đạo... ngày đầu tiên trình Pháp cô hỏi một câu hỏi làm cho tất cả thiền sinh cười ồ: thưa Ngài, Ngài dạy con cách diệt thọ tưởng định để nhập niết bàn...

Cuối cùng cô cũng phải học lại từ chữ o, chữ a, rồi ghép vần... phải học lại từ chánh niệm là thế nào... và làm sao để có chánh niệm, và chánh niệm được thường xuyên.

Với Phật giáo nguyên thủy: không có Bát nhã tâm kinh - người ta đồn rằng kinh này do các vị đệ tử của Đức Phật chế ra rồi gán cho Đức Phật thuyết bài này... nhưng trong Tam Tạng Kinh Điển thì hình như không hề có bài đó, ngày trước tôi cũng thường tụng đọc bài kinh này và nay vẫn còn gần như thuộc lòng, nhưng cũng chả có tính hiệu quả mạnh bằng quan sát trực tiếp các Pháp đang vận hành trên thân và tâm ngay trong giây phút hiện tại... một phần cũng tại do Kinh đó được tụng đọc bằng tiếng Hán Nôm... hơi khó hiểu...bên Tây Tạng người ta cũng ca tụng bài Kinh về tánh không... nhưng nếu bác Viên Linh mà đọc Kinh vô ngã tướng? sẽ nhận ra sự thật rõ ràng mạch lạc hơn Kinh này về sự thật tuyệt đối... mong có ngày bác hữu duyên với bài Kinh vô ngã tướng...

Nếu trước đây có người chỉ dạy cho tôi Pháp chánh niệm trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp...ngay từ đầu thì tôi đã thoát nhiều khổ não lớn nhỏ từ lâu...

Nếu biết gạo lứt tốt, ai dại gì mà ăn gạo trắng trừ phi nghiệp duyên lúc đó không đủ cho ta ăn cơm lứt...

Tôi ăn gạo xát trắng lại còn vo cho hết sạch nước đục... hơn 10 ngày, khi tôi vớ được gạo lứt, ăn vào thấy người khác nhiều lắm, nó an ổn hơn... vì nó đủ chất, nếu với bài Bát Nhã Tâm Kinh mà làm cho tôi thấy được giáo Pháp, tôi đã không phải nhọc công đi tìm kiếm một giải Pháp cho các vấn đề của mình.

Tâm không có chỗ nương mới khỏi điên đảo... tâm nhìn thấy tâm mới khỏi điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.

Xin lỗi không phải tôi chắt lọc ra những đoạn này... tôi có thói quen đọc gì cũng nhận ra được nhiều điều hay của nó và ghi nhớ, cái gì không hợp duyên thì quên...

Có những điều đủ duyên đọc một lần nhớ suốt đời...cũng như Kinh Bát Nhã, có những đoạn tôi cũng nhớ suốt đời... tuy nhiên cái gì mình hiểu bằng tâm trí thì nguy hiểm hơn là những kinh nghiệm thực chứng, đó là điều mà các vị thiền sư Trung Hoa cấm đọc và "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền" để khỏi phải có những con vẹt trong chánh Pháp...
justmevn
Vấn đề không phải ở bài Bát nhã Tâm kinh. Sau khi thực hành Phật giáo nguyên thủy xong (quan sát trực tiếp trên thân, tâm) thì sẽ thấy tác dụng của nó. Nó sẽ cắt đứt nốt những gì còn sót lại. Yết đế, yết đế, ba la yết đế.

Bát nhã Tâm kinh đâu dành cho người nào cũng được. Nó dành cho bậc Bồ Tát mà.
home
Pháp cũng là đây sadhu sadhu sadhu. Pháp đây rồi, Sự cô đọng lại của tam tạng kinh điển, đọc xong mà hỷ lạc quá cô ạ, cháu cười rũ rượi, cười ra nước mắt , bao năm , bao kiếp sống sinh tử luân hồi, giờ mới thấy được cái cần thấy, Cháu đội ơn cô rất nhiều, rất rất nhiều, cô cho cháu gửi lời cảm ơn Sư Thư ,
Tỳ kheo Pannissara cô nhé. Woa, niết bàn là đây, pháp là đây. Đọc xong mà khoan khoái nhẹ nhà thư thái quá cô ạ, một sự chắt lọc đáng giá ngàn vàng, không nó vô giá vì nó quá quí , quý hơn tất cả. Sông lại là sông rồi, núi lại là núi rồi. hic hic. Phỉ lạc quá cô ạ. đúng rồi phỉ lạc, ôi ngôn từ đúng chế định hà
Một sự cường điệu hóa quá chăng, hay một sự lầm tưởng của cháu, cháu cũng không biết , nhưng dù sao cũng có một cảm xúc tốt.
Diệu Minh
Cháu khoái trí nhất câu nào?

He he, cô cũng vui lây niềm vui của cháu
Sư Thư sắp ra quyển "Pháp hành chọn lọc" sau 5 năm ở Miến, trong đó có phần này, chỉ có hơn 50 trang khổ 13x19 thông thường, sẽ ấn tống đẹp đẹp một tí, cháu ở đâu cho địa chỉ họ tên, xong sẽ gửi cho cháu 1 quyển, ấn tống lưu hành nội bộ!

Hi,
Vien Linh
Với Phật giáo nguyên thủy: không có Bát nhã tâm kinh - người ta đồn rằng kinh này do các vị đệ tử của Đức Phật chế ra rồi gán cho Đức Phật thuyết bài này... nhưng trong Tam Tạng Kinh Điển thì hình như không hề có bài đó, ngày trước tôi cũng thường tụng đọc bài kinh này và nay vẫn còn gần như thuộc lòng, nhưng cũng chả có tính hiệu quả mạnh bằng quan sát trực tiếp các Pháp đang vận hành trên thân và tâm ngay trong giây phút hiện tại... một phần cũng tại do Kinh đó được tụng đọc bằng tiếng Hán Nôm... hơi khó hiểu...bên Tây Tạng người ta cũng ca tụng bài Kinh về tánh không... nhưng nếu bác Viên Linh mà đọc Kinh vô ngã tướng? sẽ nhận ra sự thật rõ ràng mạch lạc hơn Kinh này về sự thật tuyệt đối... mong có ngày bác hữu duyên với bài Kinh vô ngã tướng...

Có những sự thật , chỉ qua vài người và vài ngày thôi …đã có chất huyền thoại …huống gì với những câu chuyện có tới trên dưới ¼ thiên niên kỷ

Nên, dù tác giả của bài kinh "bát nhã Tâm kinh" không là đức Phật đi nữa , thì đấy cũng là bài kinh mà nghĩa lý thuộc hàng tối thượng thừa về Phật Pháp . Một hay nhiều tông phái Phật giáo có thể không dùng đến , nhưng đệ tin là, từ xưa đến nay , chẳng có ai dám phê phán sai đúng bài kinh này

Đệ nghĩ rằng , ai có tâm địa giống với Huệ Năng thì dễ hiểu bài kinh đó hơn ai có tâm địa giống Thần Tú

Nói thì nói như vậy, chứ đệ bây giờ xin làm học trò của Thần Tú cũng chẳng xứng nữa là ...nói gì đến ngài Huệ Năng

Không biết kinh vô ngã tướng có ở trên mạng không ? đệ thử tìm xem

Diệu Minh
Nên xem bài Kinh do ngài Mahashi diễn giải, bản thân bài Kinh đó thì rất ngắn, quyển này cũng ngắn gọn... dễ hiểu...

http://www.budsas.org/uni/u-kinhvnt/kvnt00.htm

Còn Bài Bát Nhã Tâm Kinh là thứ của người đã giác ngộ, đồn rằng do các tổ sau ngày giác ngộ viết ra.

Tôi đem chuyện này đàm đạo với sư cô Bắc Tông đang ở cùng phòng tên là An Phước, cô đã trụ trì 10 năm và còn rất là trẻ đẹp nữa... tôi kể: trước con cũng thuộc lòng bài Kinh này và mỗi khi có ai làm cho mình tức... thì thường cơn tức đã diễn ra và mình phải lấy "hết sức bình sinh" mà bảo là mọi thứ đều chả là gì... đều như là "nó chửi bố nó"... tức là phải sử dụng tâm trí cho tiến trình sân đã đi qua và dùng tâm trí để đè bẹp sân!

Nhưng với chánh niệm liên tục và các kỹ thuật của nguyên thủy: giáp mặt với sân và quan sát tâm phản ứng của mình...

Chứ không phải "lấy Kinh" làm lá chắn với cái đang xảy ra, như thế tiến trình sân được quan sát trực tiếp và có thể xử lý được ví dụ như là quan sát thêm một vài điểm đụng....v.v...không quan sát đối tượng mà quan sát tâm, khám phá ra cái mà mình không thích một cách trực tiếp do tâm được cấy thêm nhiên liệu của chánh niệm trên thân và trên tâm, khi tâm mà còn yếu: có thể sử dụng niệm Phật, tụng Kinh và nhớ tới Phật, Pháp, Tăng, hay là niệm hơi thở, niệm tâm từ... tức là có nhiều chiêu cho cùng một vấn đề... nhưng sử dụng thiền tuệ thì nó tức khắc hơn... đại loại như thế và sư cô đồng ý với điều đó...

Có lần sư phụ Thanh Hải giảng về điều này như sau: Kinh là do người giác ngộ viết ra nên đọc Kinh rất là nguy hiểm vì cũng NGHĨ là mình đã giác ngộ????!!!! tưởng mình đã giác ngộ....

Đấy chỉ với cái chiêu đó mà đệ tử của Thanh Hải chả bao giờ đọc Kinh Phật, mới nguy hiểm làm sao, chả cần đọc Kinh của Đại Thừa cũng được, nhưng đọc những bài Kinh Đức Phật dạy cách thực hành giáo Pháp, cái này có cực nhiều trong đạo Phật nguyên thủy... mà cũng không thèm đọc nốt (tiếc cho đệ tử của Thanh Hải do nghe và có tà tín theo sư phụ của mình, mà chả bỏ công ra đọc Kinh Phật???)... tôi nghĩ có thời gian Thanh Hải Vô Thượng sư đã tới với đạo Phật nhưng là tới với Phật giáo Đại Thừa... chưa tới được với Phật giáo nguyên thủy...

Tôi chưa từng thấy một người nguyên thủy nào lại "cải đạo" đi theo bắc tông mà chỉ có chiều ngược lại bắc tông đi theo nguyên thủy... vì sao? chỉ vì đường lối chi tiết rõ ràng không thể nhầm lẫn nữa, cái khối TƯỞNG TƯỢNG không hoạt động được... đi tu theo thiền của đại thừa thường làm cho tâm thức của người ta bay bổng hơi giống cái chất mà họa sĩ đã tả được trong bức tranh:

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3510

Một khi tâm đã biết vị của tâm bình thường - con đường trung đạo - đã biết bộ mặt thật của thứ tâm bình an, người ta không bao giờ đổi lấy bất cứ thứ gì của thế gian để "ra khỏi" trạng thái an vui luôn luôn đó... người ta có thể an trụ "ở đó" để hưởng phước??? đây là một thái độ sai...

Hi, chả biết nghĩ thế có đúng không?

Vien Linh
Kinh , thường là do những bậc duyên giác viết ra , nhưng viết cho chúng sanh chứ không phải cho hàng thiện trí ; Một bản kinh hay phải là bản kinh mà bất cứ hạng người nào cũng đọc được , thậm chí người không biết chữ ... bởi trong bản kinh đó , âm thanh của nó khi đọc lên , sẽ thẩm thấu vào trong vô thức những năng lượng từ bi

Có người nói rằng , trí tuệ làm nên sự văn minh , còn trí huệ làm nên sự giác ngộ . Hạnh phúc chân thực là phải giãi thoát được tất cả những ràng buộc , kể cả giãi thoát tri kiến . Nhưng muốn giãi thoát tri kiến thì phải có tri kiến cái đã ; tri kiến thì từ huệ sinh ra ; mà huệ được khai phải từ tâm định ; muốn tâm định thì phải lấy giới hạnh làm đầu . Chỉ ngũ giới cấm thôi mà chẳng mấy ai trọn vẹn thì bàn chi những chuyện xa xôi . Muốn trọn vẹn được ngũ giới cấm , theo đệ thì hãy bắt đầu bằng ăn gạo lứt muối mè ; Đệ nghĩ là ăn GLMM sẽ làm cho năng lượng trược giảm đi để cho năng lượng thanh phát triển ...

Còn thiên hạ hiện nay chỉ nhìn và khai thác PP DS Ohsawa bằng cặp mắt hạ thừa

Diệu Minh
Kinh tứ niệm xứ thì người ngu đần dốt nát tới người thượng trí đều xử dụng được tốt ... vì bước đầu chỉ là tập quan sát thân thể, thân thể của mình mà không quan sát được nữa và không hay biết tư thế dáng dấp của nó trong giây phút hiện tại nữa? thì thôi chả còn biết học ra làm sao nữa để nhận thấy những thứ khác nữa.

Ông Nguyễn Minh Thái, có nói: tiên sinh Ohsawa định dạy về từ bi nhưng thấy khó quá bèn sử dụng gạo lứt làm phương tiện... tôi nghe mà thấy thú vị với "phát hiện" này của ông Thái...

Bắt đầu với gạo lứt thì dễ đi xa, nhưng nếu chả đi mà chỉ là khai thác để cho thân này khỏe mạnh? thi các tâm xấu ác của ta nó có thể được cái thân khỏe mạnh này lôi đi làm đầy tớ cho NÓ? hi hi...
Vien Linh
QUOTE(Diệu Minh @ Dec 16 2011, 08:25 AM) *
Kinh tứ niệm xứ thì người ngu đần dốt nát tới người thượng trí đều xử dụng được tốt ... vì bước đầu chỉ là tập quan sát thân thể, thân thể của mình mà không quan sát được nữa và không hay biết tư thế dáng dấp của nó trong giây phút hiện tại nữa? thì thôi chả còn biết học ra làm sao nữa để nhận thấy những thứ khác nữa.

Ông Nguyễn Minh Thái, có nói: tiên sinh Ohsawa định dạy về từ bi nhưng thấy khó quá bèn sử dụng gạo lứt làm phương tiện... tôi nghe mà thấy thú vị với "phát hiện" này của ông Thái...

Bắt đầu với gạo lứt thì dễ đi xa, nhưng nếu chả đi mà chỉ là khai thác để cho thân này khỏe mạnh? thi các tâm xấu ác của ta nó có thể được cái thân khỏe mạnh này lôi đi làm đầy tớ cho NÓ? hi hi...

Sở dĩ (!) tôi thích học thuyết nhà Phật là bởi ...chết không là hết như chủ nghĩa duy vật ; Chết mà là hết thì ... cuộc đời vô nghĩa quá phải không ? Đời đã vô nghĩa mà ráng làm những việc có nghĩa cho đời ...quả là ... không logic lắm

Ghép 2 thuyết Nhân Quả và Luân Hồi lại với nhau , sẽ hình thành 1 học thuyết mới :" Thuyết tiến hóa của chơn linh " ; Tiến hóa về đâu ? xin trả lời là về gần với Phật như lời Phật đã nói :" chúng sanh là Phật sẽ thành"

Nhưng lấy tiêu chuẩn nào để đo sự tiến hóa ấy ? Xin thưa ấy là năng lượng Từ Bi

Ăn GLMM mà không làm cho năng lượng từ bi của mình mạnh mẽ ; xin thưa như vậy là ăn sai

Nếu tu luyện mà tâm từ phát triển tốt thì không cần ăn GLMM , bởi cái ăn của những người đó cũng sẽ đơn giản đến mức có thể , như thế thì có khác gì GLMM ( Ăn không cầu no , thực vô cầu bão)

Ở một góc nhìn khác , PP Ohsawa là 1 pháp môn của nhà Phật
Diệu Minh
Và Pháp môn này không phải là ai cũng thích và cũng nhận ra NÓ...
Hi,

Ăn là một thứ khó khăn, vì có nhiều người bình thường thì không có vấn đề gì nhưng động tới cái ăn? họ thành con người khác hẳn!


Có người còn nói: quê hương là chùm khế ngọt!

Nhiều người xa xứ, khi về lại đầu tiên là với họ hàng người thân, thứ 2: tìm ngay những món ăn khoái khẩu ngài nào...! he he...
Hi,
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.