Trong những ngày bà con xuôi ngược lo Tết thì tớ khăn gói quả mướp vào dự khóa hành thiền Vipassana (Thiền Minh Sát Tuệ) do hòa thượng thiền sư Kim Triệu 84 tuổi hướng dẫn trực tiếp. Với thời gian biểu cực kỳ kham khổ xuyên suốt 10 ngày làm tớ không thể nhớ mình là ai. Chỉ theo dõi dòng chảy của thân và tâm suốt 10 ngày. Ko điện thoại, ko intenet, ko máy tính, ko tivi để cuối cùng nhận ra cuộc đời chỉ là 1 dòng chảy Copy and Paste + Nghiệp quả của cuộc đời. Khéo Copy rồi khéo Paste thì gọi là thông minh. Bằng cấp, kiến thức, vốn sống cũng chỉ là cóp nhặt, khéo thu vén (pháp tục đế, sống trong quy ước, khái niệm). Trúng mánh lớn thì bảo mình là tài giỏi, thua nặng thì bảo tại hoàn cảnh chẳng phải tại mình (sống trong bản ngã, cái tôi và của tôi). Vinh nhục, thành bại thì chập chờn (vinh cũng vẫn lo , mà nhục cũng vẫn lo, có bao giờ hết lo đâu), tuổi thọ và cái chết trong cuộc đời là chắc chắn ở cuối con đường đời (các pháp hữu vi luôn biến đổi vô thường). Cái hay là các thiền sinh đều phải thực hành thiền (đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ, nghỉ) đều theo dõi tiến trình của thân và tâm (sống trong thực tại, pháp chân đế, vượt qua khái niệm, quy ước). Thân, tâm thì biến đổi từng giây phút là phải thấy rõ.

Đầu vào và đầu ra của thân đều do 4 yếu tố đất (thức ăn và đại tiện), nước (nước uống và tiểu tiện), gió (hít vào, thở ra), lửa (thân nhiệt nóng, lạnh). Thân thực ra chỉ là 1 cỗ máy tự động nhận vào và đẩy ra 4 yếu tố này mà không ai làm chủ được nó. Nếu làm chủ nó thì phải ra lệnh cho nó không cần sài mấy thứ đó rồi lại thải ra cho mất công. Nếu không ra lệnh được cho nó thì không phải làm chủ được nó. Tâm thì là tâm tham, tâm sân, tâm si giành giật 4 yếu tố (đất, nước, gió, lửa) này khi cần, rồi vội vã đẩy nó ra ngoài khi không cần nữa. Tưởng mình làm chủ thân mình nhưng chẳng thể ra lệnh cho nó không cần ăn, uống, hít thở, chớp mắt... Nó không thèm nghe mình ra lệnh, mà mình phải chạy theo phục vụ nó cho đến khi nó tan hoại. Ý muốn phục vụ thân này gọi là tâm tham (vơ vào cho thân), không phục vụ được thì là tâm sân (đẩy ra ngoài thân các yếu tố nó không muốn). Ví dụ khi khát nước (do thân cần nước), ý muốn uống nước gọi là tâm tham (tham đưa nước vào cơ thể), nếu không có nước uống mà bị khát thì phải đi tìm nước uống bằng được. Uống được rồi, vài giờ sau lại muốn đi tè. Ý muốn đi tè gọi là tâm sân ( muốn đẩy nước ra khỏi thân càng sớm càng tốt). Khi mà chưa tè được thì tâm rất bức bối khó chịu gọi là tâm sân. Mọi đối tượng nào mà đến gần lúc này đều bị khó chịu bởi tâm sân (tâm muốn tè) chi phối. Cho đến khi tè ra được thì tâm sân biến mất. Lúc này tâm lại sang trạng thái dễ chịu gọi là tâm tham thọ hỷ (cảm thọ cảm giác vui). Tương tự hơi thở ra vào cũng vậy, thức ăn khi đến giờ ăn cũng vậy. Khi ăn mắt đã quét món ăn, tay gắp, mồm nhai, bây giờ mới biết mình tham thật. Cứ như vậy từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ con người luôn bị các tâm tham, sân, si chi phối và chi phối cả cuộc đời. (pháp hành này để thấy nhàm chán nó, không thể nương tượng vào nó và buông bỏ nó, nên chế ngự được tham ưu ở đời như chân như thật khi hoàn cảnh đến, chứ ko phải trong lý thuyết). Thiền Vipassana giúp cho thiền sinh thấy sự thật này như nó đang là, như hơi thở, trong lúc ăn uống, đi lại, làm việc...với tâm gì để không đồng hóa với tâm đó. Vì các tâm này luôn biến đổi, sinh diệt theo hoàn cảnh và đối tượng thông qua cảnh thấy, âm thanh, mùi vị,...qua 6 giác quan. Nói chung các thiền sinh tôi đã gặp khi chia tay khóa thiền trong tâm trạng rất vui vẻ. Họ đã khám phá được tiến trình thân và tâm của bản thân cũng như của con người nói chung để đối diện với các hoàn cảnh trong cuộc đời. Ai cũng nói họ có được 10 ngày sống trong hữu dư Niết Bàn (trạng thái vắng mặt của các phiền não là các tâm tham, sân, si) khi ở trong trường thiền.

Xem thêm ảnh về khóa thiền tại đây:

http://www.thienvienphuocson.net/home/inde...t&Itemid=95