Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: CON CÁI NHỜ TAY TA
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thai giáo và nuôi dạy bé
Diệu Minh
Không điều gì có thể chia nhỏ CÁI MỘT nhiều cho bằng tư tưởng…

Reginald Blyth

CON CÁI NHỜ TAY TA

Phạm Cao Hoàn viết theo Dean Cooling

Điều kỳ diệu trên đời là thực phẩm không chỉ cung cấp dưỡng chất - khoáng và vitamin nuôi cơ thể mà chúng còn tạo “cá tính” cho mỗi người.
Weston A. Price (1939)

Lần đầu tiên dắt bé trai sáu tuổi đến sân vận động leo trèo thử, Zac đã leo một mạch lên vách tường cao mười thước, nó làm tôi ngạc nhiên hết sức, nó làm một cách rất tự tin, chẳng hề sợ sệt và còn hăng hái muốn leo thêm nữa!

Qua sáu tháng sau, cha con tôi lại tới sân vận động ấy để leo vách tường ấy. Nhưng lần này hình như Zac sợ, nên mới leo được một phần ba lần trước thì cu cậu đã vội tụt xuống. Hôm đó, bé thử thêm mấy lần mà vẫn thiếu sự hăng hái, chẳng leo được như lần đầu?

Tôi vốn là người nghiên cứu về sức khỏe và tác động của thực phẩm với cơ thể và tâm lý người ta, nên muốn tìm hiểu rõ hiện tượng khác thường này. Tôi phát hiện các yếu tố sai biệt trong hai lần thử nghiệm, thì thấy nổi bật vấn đề thực phẩm. Lần đầu, thằng bé ăn sáng ở nhà món cơm gạo lứt kèm trái cây khô mà nó vẫn thích, thêm ít bỏng, gạo và chén súp miso nhỏ. Thỉnh thoảng tôi cũng thích ăn súp như vậy.

Trong lần thử thứ hai, thì Zac không ngủ ở nhà. Tôi hỏi cháu mới biết sáng hôm đó, nó ăn một tô bắp rang ngào đường. Dựa vào đây tôi tin rằng lối ăn sáng với đường mía kiểu Mỹ, là yếu tố làm suy giảm sức lực của bé.

Qua nhiều dịp tương tự, sự nhận định về thực phẩm lành mạnh - bao gồm cốc loại lứt, rau đậu củ quả và rút ra kết luận là chúng ta cần “cạch” các loại thực phẩm do công nghiệp chế biến một cách xô bồ thì mới giữ gìn được sức lực xung mãn, cá tính trầm tĩnh, sắc bén để tiếp nhận mọi tình huống một cách thỏa đáng.

Ăn thực phẩm tinh chế, pha trộn thêm đường đơn ép từ mía và thịt cá các loại nhiều chừng nào thì người ta càng tập hợp nhiều bệnh chừng nấy. Họ thường biểu lộ tính cách đó hoặc sợ hãi vu vơ hoặc bùng nổ dữ dằn, thường khi thiếu tập trung vào công việc và không thể vận dụng sức lực như ý. Đây là sự đúc kết từ nhiều cuộc nghiên cứu thực phẩm lâu dài trong thế kỷ 20. Bây giờ chúng ta hãy điểm lại thể trạng con người theo chiều hướng các cuộc nghiên cứu từng được tiến hành một cách khoa học và tỉ mỉ… Trước tiên. Hãy nhắm vào giai đoạn tăng trưởng của bào thai trong bụng mẹ từ khi tinh trùng gặp trứng rụng cho đến khi thai nhi sẵn sàng ra đời, ta thấy thai đã tăng tới ba tỉ lần trong thời gian chín tháng mười ngày (280 ngày). Tiến trình này lập lại sự sinh hóa của cuộc sống từ biển cả lên đất liền nghĩa là sự tiến hóa từ loài cá tới loài lưỡng cư (như ếch, rùa, cá sấu…) rồi loài có vú (đẻ con, cho con bú như cá voi) qua loài khỉ và cuối cùng là giống người. Cái thai là sự tiến hóa được lặp lại tiến trình sinh trưởng cả tỉ năm, rút lại còn 280 ngày, nên mỗi ngày, thai có sự tăng trưởng rất lớn, tương đương với sự tiến hóa được lặp lại tiến trình sinh trưởng cả tỉ năm, rút lại còn 280 ngày, nên mỗi ngày, thai có sự tăng trưởng rất lớn, tương đương với sự tiến hóa sinh vật nói chung, cho nên sự dinh dưỡng của thai nhi trong bụng mẹ, đều thừa hưởng “di sản” khí chất mạnh, yếu của cha mẹ suốt một đời người sau này. Khi bà mẹ mang thai ăn uống bất cứ thứ gì, là bào thai cũng được ăn thứ ấy qua dòng máu và đường dẫn vào nhau. Vì vậy, bà mẹ dùng thực phẩm lành mạnh thì thai lành mạnh. Điều này, thể hiện rất rõ qua sự “an thai”.

Ở phương Đồng, người ta đúc kết thuật xem tưởng rất tinh vi trải qua ít nhất là năm ngàn năm. Thuật này rất chú trọng xem người mạnh hay yếu ở đôi tai. Tai nào có vành (thành) ngoài, giữa và trong rõ nét là hệ tuần hoàn máu, thần kinh và hệ tiêu hóa vận hành ổn thỏa.

Đôi tai cách đây một tram năm có sự thay đổi rõ ràng, về vóc dáng có sự suy thoái. Trong khi trước đây, người ta thường thấy đôi tai to, thùy châu (trái tai) thõng xuống mé vai và ép sát vành tai vào sọ là người khỏe mạnh, tinh thần vững vàng và tuổi thọ lâu dài. Người có tướng tai hoàn hảo là Phật Thích Ca rồi đến các danh nhân như thủ tướng Churchill, nhà nào thờ ông bà, ta thấy nhiều người có đôi tai to, đẹp (sống cách thời chúng ta khoảng trăm năm), đều có lối ăn uống cốc loại rau đậu và của quả là những thực phẩm quen thuộc hàng ngày.

Ngày nay, hình thức đôi tai có khác, chóp nhọn, trông gần giống tai chó, mèo, sói… Vì cha mẹ đời mới thường thích ăn đường, các loại thịt cá nhiều hơn xưa.

Sauk hi ra đời, trẻ con thường ăn uống món chế biến có đường mía nên hay mắc chứng lơ đãng, tay chân lóng ngóng hay lỡ tay làm rơi vãi đồ đạc để bừa bãi, hay quên, hay mệt, sức miễn dịch suy yếu, vết mụn nhọt và trầy sước lâu lành, yếu xương, rang mọc thưa hoặc khấp khểnh. Trẻ con thời nay ham ăn bánh kẹo, snack, uống nước, sữa, đá lạnh… Là những thói quen tai hại cho sức khỏe của chúng.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Steven Acuff đã đi diễn thuyết trên 25 nước, từng cảnh báo rằng đường cát trắng rất nguy hại cho sức khỏe cộng đoòng vì nó thải các loại vitamin, chất khoáng và lưu lại chất độc trong cơ thể, nhất là ở bộ tiêu hóa, đường ruột và nó còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật. Chuyên gia này tìm ra triệu chứng “lưỡi dâu tây” của những xngười hảo ngọt do ăn nhiều đường. Ông chỉ cho người ta rằng khi lè lươi ra, trông nó như quả dâu, gai lưỡi thưa. Acuff để ý các học trò từ lớp nhỏ đến lớp lớn, ông đều xem lưỡi các em thì thấy loại lưỡi dâu tây chiếm đa số, cỡ trên hai phần ba. Nên ông phải đi đến kết luận: đây là xu thế suy thoái chung của thời đại mà thủ phạm chính là đường cát trắng và đường là sát thủ số một trên đời.

Cách nay một trăm năm, trên thế giới, số người ăn uống nhiều thịt, sữa, đường chỉ chiếm phần rất ít. Năm 1930 một nha sĩ Mỹ, Weston A.Price đã đi suốt một chặng đường kéo dài 250,000 km trên thế giới để khảo sát những bộ lạc thổ dân nằm ở các vùng xa ánh đèn điện, ông chụp hình và viết ra thiên khảo cức chủng tộc rất giá trị mang tên: “Dinh dưỡng và Suy Thoái”.

Để ghi nhận bằng chứng tại chỗ, ông đã đến những sắc dân sống quần tụ tại bộ lạc ở Thụy Sĩ, Tân Tây Lan, Úc, Eskimo và khoảng ba mươi bộ lạc Châu Phi. Toàn bộ các sắc dân chỉ ăn uống thực phẩm tự nhiên ở vùng họ sống. Price so sức khỏe của dân sống đời tự nhiên với dân ở vùng gần đó nhưng cách ăn uống đã ngả sang lối sống “văn minh” bằng thực phẩm “công nghiệp”.

Ông nhận thấy số người sống nhờ thực phẩm truyền thống tự nhiên thì bộ răng họ rất hiếm bị sâu (dù phần nhiều chẳng hề biết đến bàn chải đánh răng), thân hình rất cân đối và sức khỏe tuyệt vời… Trong khi đó, số người bỏ lối sống cổ truyền, ăn uống thực phẩm tinh chế theo công nghệ mới thì bộ răng của họ hầu hết bị sâu, hàm ếch vặn vẹo và khuân mặt biến dạng. Phần nhiều có bộ răng khấp khểnh, mọc chen lấn nhau, rất “mất trât tự” mà thân hình thì xộc xệnh, mất thẩm mỹ và vướng phải nhiều bệnh tật đủ loại từ nhẹ tới nặng.

Thực phẩm truyền thống đứng đầu là ngũ cốc lứt, thịt cá rau đậu củ quả. Uống thì thường dùng sữa, phô mai nguyên chất. Nói chung, thực phẩm được nuôi trồng đều tự nhiên trong môi trường sạch.

Ngược lại, người ăn thực phẩm tinh chế, bao gồm cốc loại chà sát sạch lớp vỏ lụa cám và mầm, đường cát trắng pha vào các loại bánh kẹo. Rau đậu củ quả toàn được chăm sóc bằng phân hóa chất và “bảo vệ” kỹ càng bằng hóa chất. Price so sánh xong, kết luận rằng :

“Hầu hết các bộ lạc sống xa “ánh sáng văn minh” được nhiên nhiên ưu đãi bằng thực phẩm lành sạch trong môi trường lành sạch, cho nên từ trẻ em đến người già lão đều có sức khỏe sung mãn, thân hình cân đối và hiếm người bệnh tật như số người chịu ảnh hướng các loại thực phẩm tinh chế của “người văn minh”. Cho nên ở bộ lạc nào được người văn minh đến cải hóa lối sống truyền thống thì bộ lạc ấy chắc chắn sẽ suy thoái hệ miễn dịch và dĩ nhiên cũng kéo theo một “chùm bệnh suy thoái” như các dân văn minh ta thấy trong thời hiện đại. Rồi ông kết luận: “Dân ở các bộ lạc nguyên sơ cũng ít ăn thịt cá và tùy việc săn bắt được nhiều ít…”

Còn như bộ lạc nào đã hòa nhập thời đại thì khuôn mặt đã có nét biến thể như vòm miệng vêu, rang khấp khểnh, dễ vướng phải bệnh tật vì họ đã quen ăn bột mì trắng tinh thay vì ăn mì lứt, các loại bánh kẹo ngọt pha đường mía, quả ngọt, sôcôla, các sản phẩm chế từ sữa bò và nhiều bệnh răng – hàm – mặt.

Nhà nghiên cứu này hay nhắc đến vẻ mặt cân đối của các bộ lạc sống đời tự nhiên theo truyền thống nghìn xưa. Họ có nhiều ưu điểm khi so với dân các bộ lạc đã xa rời cách ăn uống thực phẩm cổ truyền.

Không những vậy, mặt họ hóp vào khiến vòm miệng vêu ra, trong khi ngực lép hông hẹp (nữ giới) nên thường có vấn đề đẻ khó, có khi phải mổ mới lấy con ra được. Trước sự biến thái này, chúng ta phải đặt câu hỏi: “Liệu đường mía và một mì trắng, gạo xát trắng có thể gây những hiện tượng này chăng ???”

Như chúng ta đã biết Ohsawa, người sáng lập pháp Trường Sinh tự chữa trị lao phổi (thời ấy, lao phổi bị xem là bệnh nan y) bằng thực phẩm tự nhiên. Ông chỉ cần gạo lứt muối mè và rau - đậu - củ quả trồng cấy tự nhiên mà trị đủ loại bệnh tật. Cơ sở trị liệu áp dụng pháp Ohsawa hiện nay đã lan khắp thế giới. Cách đây năm mươi năm, ông nói: “Tôi tin chắc từ nay về sau, y khoa hiện đại sẽ đồng ý rằng đường đơn là thứ sát hại loài người số một trong lịch sử nhân loại. Điều này đã được nền y học Viễn Đông nhìn nhận rồi khoa học hiện đại đã biết trẻ con ăn uống đường mía, bánh kẹo làm hư hỏng răng và cơ thể yếu sức đề kháng. Ta nhận thấy ở đâu vương vãi chất ngọt là kiến ruồi bu đen, cho nên đường đưa vào cơ thể cũng kéo theo vi trùng và giun sán sinh đẻ tràn lan…

Cái hại của đường đã lớn rồi mà khi pha vào bánh kẹo nữa thì hại của nó còn đáng sợ hơn nữa. Chưa hết, muốn để bánh kẹo được lâu, các xưởng sản xuất còn phải pha vào thuốc bảo quản, chất thơm và màu sắc bắt mắt thì hại của nó thật khó lường. Trong thời gian bà mẹ mang thai, nếu hay ăn uống đường bột tinh chế, gạo chà trắng tinh thì khi sinh con ra, các mầm bệnh đã có sẵn, cứ thế mà phát tác. Rõ nhất ta thấy khoa tim mạch, béo phì, hõm ngực… đầy bệnh nhân nhi đồng và người đủ lứa tuổi. Trong khi cũng bà mẹ sinh con bệnh tật mà biết chuyển sang cách ăn uống thực phẩm lành mạnh thì sẽ sinh con mạnh khỏe, thể chất cân đối.

Sách của Price trưng dẫn nhiều chứng cứ so sánh giữa thực đơn cổ truyền và hiện đại khắp thế giới. Người theo thực đơn cổ, đôi khi cũng ăn uống sữa bò, dê, ở dạng nguyên chất nhưng hàm răng của họ vẫn tốt, sức lực vẫn khỏe, thỉnh thoảng họ cũng ăn thịt, cá… Nhưng đặc biệt họ vẫn tránh ăn thịt cá đóng hộp mà họ cho là loại thực phẩm phản tự nhiên (của công nghệ thực phẩm).

Price nghiên cứu số dân sống ngoài hải đảo phía Tây Bắc Ái Nhĩ Lan thì thấy thực phẩm truyền thống của họ chủ yếu là cá biển, yến mạch, lúa mạch. Họ tiêu thụ ít sữa, rau củ quả, vì không nuôi trồng nhiều nhưng cơ thể, răng miệng họ gần như không bệnh tật. Nhưng cũng ở khu vực gần đó mà theo thực đơn tinh chế hiện đại như đường cát trắng, ăn bánh kẹo, mứt thì răng họ, nhất là trẻ em đều bị sâu hàng loạt, răng mọc khấp khểnh…

Price phát hiện một điều lý thú trong một gia đình có hai anh em, thằng anh có hàm răng khỏe trong khi em nó răng sâu cả hàm. Hỏi ra mới biết đứa anh khỏe mạnh răng tốt vẫn ăn thực phẩm cổ truyền, kèm theo cá, sữa nguyên chất… Còn em nó răng sâu do ham ăn bột mì tinh chế, cà phê, sôcôla. Mỗi sáng đứa em thường nằm nướng, hay đi học trễ giờ, không thì cũng quên sách vở học cụ, mà học cũng kém anh nó xa.

Trong phần khảo sát về các sắc dân bộ lạc ở Úc châu, Price nhận thấy cơ thể của họ phát triển thực hoàn mỹ, đáng khâm phục mặc dù hoàn cảnh sống của họ rất khắc nghiệt… Trái lại, nếu có bộ lạc nào được “người Úc khai hóa” ăn các loại thực phẩm tinh chế thì y như rằng cả thân hình bị chứng bệnh suy thoái xâm nhập tác hại cho đến cấu trúc cơ thể cũng biến đổi dạng đã nói như trên.

Có điều khó hiểu là người Úc da trắng nào đến cư ngụ vùng đất của thổ dân ở trước đây, thân thể và răng miệng cũng bị thoái hóa. Điều này đã khiến “người Úc văn minh” xây đài tôn vinh trí tuệ của người bộ lạc ngay trên vùng đất ấy.

Để kết luận, tôi khuyên bậc cha mẹ muốn con cái khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần thì hãy cho chúng ăn uống ngũ cốc lứt hàng ngày, đồng thời chỉ bảo sự lợi hại giữa hai loại thực phẩm tự nhiên và tinh chế nhân tạo để chúng biết mà tránh. Đừng tưởng cái ăn tác hại có ăn ít cũng không sao vì dù ăn ít mà mỗi ngày một chút, tích tụ lại cũng thành nhiều, làm vẩn đục chất lượng máu, rồi cái hại lan ra cấp tế bào, tạng phủ cho tới từng cảm giác và suy tư khiến con người đi từ tệ đến hại. Sức khỏe suy yếu, còn đâu sự vui sống?

Nuôi con khỏe mạnh không dễ vì cha mẹ phải biết cách làm và chọn thực phẩm ngon lành, hấp dẫn cho chúng hay ăn chóng lớn. Đồ ăn cần nấu nướng ở nhà để bảo đảm chất lượng tốt. Mọi thực phẩm bày bán ngoài đường ngoài chợ không rõ cách pha chế, đều có thể gây hại cho con cái chúng ta. Điều cẩn thận này không khi nào thường vì con cái đặt cả tương lai của chúng vào tay chúng ta.

Dean Cooling là cây bút thường xuyên của Trường sinh thời nay. Ông sống ở Úc châu.
Diệu Minh


Hình 1, dân chài lưới ven biển ở Peru. Hình 1 tới hình 4 ăn thực phẩm truyền thống tại địa phương. Răng mọc đều, rất ít sâu, vòm miệng rộng.


Dân chài lưới ở ven biển Úc châu.


Hình 3; Bé gái miền núi ở Thụy Sĩ, sống bằng thực phẩm cổ truyền.


Dâm chài lưới ở Tân Tây lan, sống đời nguyên sơ.

Diệu Minh

Hình 5; Mẹ con người Eskimo nhờ ăn thực phẩm tự nhiên nên cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.


Hình 6, phụ nữ Châu Phi ở bộ lạc nguyên thủy.


Hình 7, thanh niên bộ lạc Úc sống ở vùng sâu, xa.


Hình 8, cô gái Úc sống ở bộ lạc nguyên sơ.


Diệu Minh

Hình 9. sọ người cổ so với các đời sau, răng vẫn đều, vòm miệng vẫn rộng, không biến dạng.


Hinfh10, Cô gái da đỏ kích thước hộp sọ, răng, vòm miệng có nét tương đồng. Dù ở Bắc Mỹ, Úc hay Peru (sau khi đã so sánh 1276 hộp sọ ở các vùng kể trên)


Hinfh11, Phụ nữ ở bộ lạc da đỏ sống trong rừng Peru, còn ăn uống thực phẩm cổ truyền vốn có.



Hình 12, Đời thứ nhất sau khi cha mẹ em này ăn thực phẩm tinh chế của nền công nghệ thực phẩm "văn minh" - răng mọc khấp khểnh, sớm bị sâu hàng loạt, con trai bộ lạc Úc... xem từ hình 12 - 17.

Diệu Minh

Hình 13, con trai bộ lạc Polynosian. Răng thưa, sớm bị sâu, như ta thấy trong những hình này


Hình 14, con trai ở hải đảo thuộc Úc


Hình 15, bé trai Eskimo răng khấp khểnh




Hình 16, Cha mẹ em này ăn thực phẩm công nghiệp. Răng mọc thưa, hàm trên vẩu, hàm dưới co lại, tai bé quắt, Hàm biến dạng.
Diệu Minh

Hình 17, Cô gái Eskimo - răng mọc khểnh, chen chúc vì cha mẹ em ăn thực phẩm tinh chế, công nghiệp.


Hình 18, Con trai bộ lạc Úc hình chụp ngang thấy rõ hàm vẩu. Dạng hàm vẩu tương tự từ châu lục này đến châu lục khác... Lý do vẫn là ăn uống thực phẩm công nghiệp hiện đại.
Diệu Minh
http://www.youtube.com/watch?v=-XulquXtoKs
Phỏng vấn ...có bé gạo lứt MINH HIỀN con anh chị Sơn Hà...phút thứ 9...
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.