Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Khi nhà sư mở... quán bar
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Đạo phật ứng dụng
Diệu Minh
http://www.phattuvietnam.net/quocte/17498.html

Đọc chuyện người, lại muốn làm chuyện của mình? tôi muốn mở quán ăn Td có giảng giải về đạo Phật nguyên thủy các bạn ơi...

Có giảng về Đức Phật dạy khi khi ta ăn?
...
justmevn
Ăn chánh niệm thì không có chuyện nghe kinh Phật trong khi ăn. Chuyện nào nó ra chuyện đó.
Diệu Minh
Chánh niệm theo nguyên lý của thiền Vipassana là không từ chối một đối tượng nào bên ngoài, vì chỉ coi tâm và coi sự phản ứng, phải chấp nhận mọi sự vật như nó đang là, biết đâu có người khi đang nhai, nghe được câu kinh như là "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" mà hoát nhiên giác ngộ? ...

Chắc chắn tổ nào đó trước đây khi nghe câu Kinh tụng đó thì người tụng có khi chưa giác ngộ mà người nghe đã nương nhờ đó mà giác ngộ rồi, và người nghe Kinh đó mà giác ngộ đạo lớn chắc chắn không phải là người đang nghe trong lúc tọa thiền? Kinh không kể lại rõ là người nghe lúc đó đang làm gì? hi hi....

Các quán ăn đều ít nhiều bật nhạc nọ kia, thì MÌNH??? hoặc là bật nghe băng tụng tâm từ ... hay là nghe nhắc nhở những điều lợi ích khi nhai, ví dụ được nghe nhắc nhở các ăn theo thiền quán chẳng hạn, tốt chứ?

Hiện nay có thiền nghe nhắc nhở, tức là khi ngồi thiền, bạn được trường thiền bật băng lên cho nghe những bài Pháp... ngay trong khi đang tọa thiền...

Mỗi ngày ở trường thiền SOM gần đây đều cho thiền sinh Việt Nam nghe điều đó ở Kuti của ngài SOM, trước đây thì không có điều đó, nhưng người Miến thì có...
LIOVI
Hàng triệu người phẫn nộ clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su"
Clip hoạt hình giáo dục sức khỏe sinh sản mang tên "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su" phát tán trên Internet đang bị cư dân mạng "ném đá" vì phản cảm. Nội dung clip dài hơn 1,5 phút được xây dựng dựa trên cốt truyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong bộ phim dài tập Tây Du Ký. Câu chuyện mở đầu: "Thế kỷ này, ở một vương quốc nọ, nhà vua hết sức lo lắng trước sự bùng nổ của virus HIV và đại dịch AIDS. Bởi vậy vua đã phái thầy trò Đường Tông đi tìm phương thuốc hiệu nghiệm giúp dân tình thoát khỏi đại nạn".

Vâng lệnh vua, thầy trò Đường Tông lên đường đến đất Phật để tìm thuốc. Trên đường đi gặp nhiều gian nan thử thách và phải chiến đấu với nhiều thế lực xấu nhưng cuối cùng họ cũng đến được Tây Thiên và gặp Phật tổ Nhi Lai. "Ta sẽ trao cho các con một dụng cụ bảo vệ cho người dân của vương quốc khỏi HIV/AIDS: bao cao su. Các con bằng kiến thức của mình hãy truyền bá, vận động mọi người sử dụng nó. Hãy coi nó như một người bạn", lời của Phật tổ.

Cảnh thầy trò ĐườngTông tuân lệnh lên đường thỉnh... bao cao su trong clip.

Đoạn phim hoạt hình trên được cho là vừa nhận giải xuất sắc trong một cuộc thi sáng tạo thông điệp tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bình thường hóa việc sử dụng bao cao su trong cộng đồng. Chương trình do một trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức.

Clip được đăng tải rộng rãi trên Internet, người đăng clip khẳng định "nó chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về 'người bạn nổi tiếng - bao cao su'. Trong khi đó nhiều cư dân mạng cảm thấy bất bình và chỉ trích cho rằng nội dung của phim là "sự xúc phạm lớn đến đạo Phật".

"Sao các bạn có thể đem niềm tin của biết bao nhiêu triệu con người, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên các bạn để đem ra làm clip làm trò vui đùa", thành viên trung1354 nhận xét.

Chung quan điểm này, nick name 101kohi viết: "Dùng hình ảnh Phật pháp và biểu tượng văn hóa tinh thần của con người mà đem ra nói bậy bạ. Phật mà đưa bao cao su. Thật vô lễ, coi xong clip này người phật tử cảm thấy như bị xúc phạm chớ thông điệp ý nghĩa gì".

Theo Thi Trân - VNE

Clip tuyên truyền sức khỏe sinh sản phản cảm

Sau khi xuất hiện trên mạng Internet một thời gian ngắn, clip có tên Thầy trò Ðường Tông đi thỉnh... bao cao su đã bị cộng đồng mạng phản ứng, nhiều phản hồi cho rằng clip phản cảm.

Ảnh chụp từ clip Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su

Ðây là clip do sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền dàn dựng, vừa được trao giải xuất sắc trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án "Friendly condom" (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012.

Clip dựa trên cốt truyện Tây du ký, theo đó khi một vương quốc bùng nổ đại dịch HIV/AIDS, nhà vua trị vì đã phái thầy trò Ðường Tông lên đường đi tìm phương thuốc đặc trị. Bốn thầy trò đã vượt qua nhiều sóng gió, gian nan rồi gặp được Phật tổ, được người trao cho "dụng cụ bảo vệ" là bao cao su để mang về cứu đại họa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Sỹ Minh - giám đốc Ngôi nhà Tuổi trẻ - cho biết cuộc thi trên do CLB Friendly trực thuộc trung tâm tổ chức, trung tâm chỉ đứng ra đảm bảo tư cách pháp nhân và bảo trợ tài chính cho cuộc thi. Thành viên của CLB chủ yếu gồm 25 sinh viên thuộc 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Ông Minh cho biết cuộc thi nhằm tìm ra năm thông điệp xóa ngăn cản, kỳ thị, tạo sự tiếp cận và sử dụng bao cao su tích cực.

Thành phần giám khảo là chuyên gia về khoa học vui, đạo diễn phim hoạt hình, chuyên gia làm công tác dân số. "Phụ trách chung trung tâm với rất nhiều mảng nên tôi không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Nếu clip bị độc giả phản ảnh là "phản cảm" thì đó là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn" - ông Minh phân trần.

Ông Vũ Thanh Liêm - giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn), đơn vị quản lý Ngôi nhà Tuổi Trẻ - cho hay qua phản ánh của Tuổi Trẻ mới hay tin về cuộc thi và nội dung của clip. "Nếu nội dung không phù hợp thì ban tổ chức cần phải rút kinh nghiệm" - ông Liêm nói.

Theo Lâm Hoài - TTO

Không thể là chuyện đùa!

Vừa qua, nhiều độc giả gởi các thông tin về tòa soạn phản ánh về sự thiếu ý thức tôn trọng văn hóa trong clip “chế” được cho là “tác phẩm dự thi tìm kiếm thông điệp cho một dự án của Ngôi nhà Tuổi trẻ - trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM).

Clip sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, bị nhóm thực hiện “chế” thành “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su”! Đáng lưu ý hơn là phần nhận xét về “tác phẩm” này:

“Khác với những phiên bản chế đang tràn lan trên mạng internet có nội dung chọc phá, clip này chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về “Người bạn nổi tiếng” - bao cao su.

Đây là tác phẩm tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn TNCS HCM.

Với phong cách “chế” hài hước, dí dỏm đậm chất sinh viên, câu chuyện “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su” trở thành một phiên bản hoàn toàn mới lạ của tích “Tây du ký”.

Với lợi thế cốt truyện quen thuộc, các bạn trẻ khéo léo lồng ghép “người bạn tên Su” vào vai nguyên cớ để bốn thầy trò Đường Tông (cách gọi lái đi của nhân vật Đường Tăng) lên đường đi Tây Trúc. Nhờ đó, câu chuyện đi theo lối hài hước, thu hút khán giả trẻ hơn hẳn những tác phẩm khác cùng dự thi. ” (theo Nhã Phong,Cười vỡ bụng clip ‘Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su’, Infonet - Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông).

"Sáng tạo" kỳ quặc và vô ý thức văn hóa khi "chế" truyện tích
Đường Tăng thỉnh kinh thành "Đường Tông thỉnh bao cao su"! - Ảnh chụp từ clip

Rõ ràng, nhóm thực hiện “tác phẩm dự thi” cũng như những người đánh giá, nhận xét “chất lượng” của nó thuộc vào loại “xuất sắc” đều biết nguồn gốc của “ý tưởng” được gọi là “sáng tạo” này. Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc, không hiểu nhóm “tác giả” này đã nghĩ sao khi xây dựng hình ảnh một danh nhân đã đi vào văn học, nhất là có đã “chế” những ngôn ngữ phản cảm và vô ý thức trong cuộc đối thoại giữa nhân vật trước Phật Tổ, có "sáng tạo" kỳ quặc là được Phật tổ trao... bao cao su cho 4 thầy trò “Đường Tông” sau khi họ vượt qua bao chướng ngại để đến Tây Trúc (?!)

Vậy mà sự vô ý thức văn hóa, phản cảm đó lại được những người có trách nhiệm “chấm” là “sáng tạo”, “xuất sắc”! Điều quá đáng tiếc, như thông tin được dẫn, sự việc đó lại thuộc một dự án của Đoàn TNCS HCM. Điều đáng tiếc nữa là, sau khi công bố kết quả trên, mặc dù dư luận người dân đã lên tiếng phản đối qua một số báo chí, nhưng những người chịu trách nhiệm trong tổ chức Đoàn vẫn chưa hề có phản hồi gì. Và hiện nay, những nhận xét, clip kia vẫn lan truyền trên các trang mạng, cả ở những trang thông tin của các cơ quan nhà nước, các báo điện tử chính thống.

Có những điều không thể đem ra đùa giỡn. Sự coi thường văn hóa chính là hành động tự báng bổ lấy mình. Tuổi trẻ đôi khi có thể có những suy nghĩ thái quá, nhưng những người được giao trách nhiệm ở một cuộc thi thuộc một tổ chức chính trị của tuổi trẻ như Đoàn TNCS HCM không thể có những ‘đánh giá nhầm’ như thế! Càng không thể dùng cách đó nhằm để “thu hút khán giả trẻ” được.

Theo Hoàng Độ - GNO

http://www.chuaphuclam.com/index.php?/nghe...bao-cao-su.html



Vụ clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su": Ai chịu trách nhiệm?

Qua sự phản hồi của những người tôn trọng và bảo vệ nền văn hóa cho một xã hội có không ít người làm văn hóa nhưng thiếu văn hóa trầm trọng!

Clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su" do sinh viên học viện báo chí dàn dựng để tuyên truyền cho chương trình “friendly condom” Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012. Nội dung vẽ hình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su, thế mà được người làm công tác chấm giải nhất.

1/ Thứ nhất, cái gọi là sinh viên học viện báo chí đã nói lên trình độ văn hóa tất yếu phải có. Một văn hóa được trang bị có nghĩa người làm công tác văn hóa phải biết tôn trọng cá nhân kẻ khác, đời tư kẻ khác. Ví dụ, một người bị nhiễm HIV không bao giờ bị nêu tên hay bị phân biệt đối xử trong cộng đồng xã hội. Người làm công tác văn hóa cũng không thể đưa hiện trạng nan y ra đùa cợt trước công chúng hay trên báo chí. Thế thì lấy một truyền tích tôn giáo để quảng bá đùa cợt một cách vô ý thức trên phương tiện truyền thông đại chúng, đó là loại văn hóa gì trong một xã hội gì hiện nay?

2/ Ban giám khảo chấm giải, ít ra cũng phải có một ý thức tối thiểu để đánh giá tác phẩm mà trên nguyên tắc: - không vi phạm tác quyền của người khác, - không xúc phạm danh dự kẻ khác, - không ảnh hưởng an ninh xã hội, - không vi phạm một loại ngôn ngữ thô tục thiếu văn hóa, - không ảnh hưởng đến bất cứ một loại văn hóa, tín ngưỡng hiện thời…



3/ Báo đài truyền thanh truyền hình khi phát sóng đưa tin, không chỉ nhắm đến lợi nhuận mà còn phải biết phân biệt quảng cáo cái gì, quảng cáo cho ai, và nội dung quảng cáo có ảnh hưởng xúc phạm hoặc có thể hiện được tính văn hóa của xã hội? Chẳng lẽ bốn nghìn năm văn hiến của một dân tộc được cô đặc bởi hai chữ lợi nhuận, lợi dụng và mù quáng???

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông thường dùng Phật giáo là đối tượng để trêu cợt châm biếm, phải chăng đây là chủ trương của các cơ quan truyền thông hay một chính sách ngầm để công kích Phật giáo???

Giới trí thức trong và ngoài nước rất ngạc nhiên xã hội ta hiện nay xuất hiện quá nhiều điều bất ngờ mà không phải do tàn dư Mỹ Ngụy để lại, như tội phạm: Cướp của giết người, tai nạn giao thông, không an toàn lao động; lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhân dân; bạo lực học đường, hành hạ trẻ con, lạm dụng ấu dâm; thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, kiến thức sinh viên học sinh không tương thích…và…còn quá nhiều hiện tượng tiêu cực không ngờ.



Yêu cầu các cơ quan chức năng hãy trả lời mục quảng cáo trên đây đang được phát tán công khai.

Thiết nghĩ, cho dù xã hội đến chỗ loạn lạc thì nhân cách chẳng lẽ phải đánh mất, ý thức chẳng lẽ không còn cần thiết? Một đất nước bị tàn phá như Nhật trong cơn địa chấn và sóng thần, người dân nói chung và trẻ con nói riêng vẫn còn giữ được phong thái từ tốn, lịch sự, thể hiện nét văn hóa có giao dục, hà tất đất nước ta đang trên đà phát triển và tiến bộ mà cung cách hành xử cũng như sự hiểu biết tối thiểu lại đi ngược trào lưu.

Những người làm văn hóa còn thiếu văn hóa như thế hà tất đại chúng thất học làm sao không là tội phạm xã hội?

Ai có trách nhiệm trong vấn đề nầy? Bộ giáo dục đào tạo? Cơ quan truyền thông? Chủ quản chuyên ngành quảng cáo Friendly condom? Học viện báo chí?

Hy vọng tất cả đầu óc và lỗ tai đều bình thường để nhận biết đâu là văn hóa – vô văn hóa hầu đất nước nầy không bị thêm tai tiếng những điều bất lợi.

Minh Mẫn (12/3/2012)

http://www.chuaphuclam.com/index.php?/van-...rach-nhiem.html
justmevn
Bác LIOVI đăng cái này chi vậy?

Tôi nghĩ Phật tổ chẳng có vấn đề gì với bao cao su cả. Với ai cần tới bcs thì chắc Phật cũng trao.

Người ta đổ cho như thế là đem này đem nọ ra vui đùa, vốn bởi bản thân họ coi ý tưởng của người khác là trò đùa mà thôi. Ý tưởng này có phải trò đùa hay không? Ít nhất nhóm làm phim đã không lấy tên Đường Tăng và Phật tổ Như lai. Vậy tại sao lại vơ vào bảo đó là mình?
Diệu Minh
Nếu tâm thức vẫn còn loanh quanh ở các khái niệm và tục đế thì chuyện nào cũng có thể là vấn đề, còn khi đã thấy giáo Pháp vận hành ở khắp mọi nơi thì nơi nào cái gì cũng có lý do tồn tại của nó và mình khỏi cần phải phiền về cái thế giới bên ngoài làm chi, cái nào "trong tầm tay" của mình thì mình cứ làm tốt nhất, còn vượt quá khả năng? thôi thì cũng như là chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo...thế giới có vô số điều bất như ý, bất toại nguyện từ to tới nhỏ nhít... luôn luôn là như thế và chỉ có Đức Phật là nói đúng về cái thế giới này ...

Tớ nói thế không có nghĩa là tớ đã thấy giáo Pháp vận hành mọi nơi đâu nha, khi nào bất như ý mặt và tâm tớ nó cũng chả vui được nào!
LIOVI
QUOTE(justmevn @ Mar 14 2012, 02:05 PM) *
Bác LIOVI đăng cái này chi vậy?

Tôi nghĩ Phật tổ chẳng có vấn đề gì với bao cao su cả. Với ai cần tới bcs thì chắc Phật cũng trao.

Người ta đổ cho như thế là đem này đem nọ ra vui đùa, vốn bởi bản thân họ coi ý tưởng của người khác là trò đùa mà thôi. Ý tưởng này có phải trò đùa hay không? Ít nhất nhóm làm phim đã không lấy tên Đường Tăng và Phật tổ Như lai. Vậy tại sao lại vơ vào bảo đó là mình?


Nhà sư mở quán bar thì nên đăng

Còn Phật tổ SX BSC thì không nên đăng ?

Nhóm làm phim đã tôn trọng Đường Tăng nên phải sửa lại là Đường Tông , Và Phật Tổ là Ông sx BCS chứ không phải là Phật tổ Như Lai ?

Lý luận của bạn làm tôi kính phục nhưng kính nhi viễn chi
LIOVI
Có phải chỉ đơn thuần là sự ấu trĩ về kiến thức?
- Mấy ngày qua, rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc trước sự kiện đem hình ảnh Đức Phật và ngài Đường Tăng ra nhạo báng, trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án "Friendly condom" của Ngôi nhà tuổi trẻ, do nhóm sinh viên Học viện Báo chí dàn dựng.

Trước khi nẩy sinh ra “sáng kiến” này, những sinh viên kia có từng đọc qua cuộc đời và sự nghiệp của ngài Đường Huyền Trang chưa nhỉ? (các bạn đừng bảo rằng Đường Tăng và Đường Huyền Trang có liên quan gì với nhau cơ chứ! Vậy các bạn cho rằng đấy thật sự chỉ là nhân vật hư cấu của Ngô Thừa Ân thôi sao? Thật ấu trĩ)

Ở đây, chúng ta tạm gác lại vấn đề tôn giáo, mà chỉ bàn đến nhân cách của một học giả uyên bác, người đã được triều Đại Đường tôn làm Quốc sư bởi kính trọng phẩm hạnh và trí tuệ siêu việt; người đã khiến cho Đường Cao Tông phải đau đớn thốt ra câu “Trẫm nay vừa mất một quốc bảo” khi đến dự lễ tang và hạ lệnh bãi triều ba ngày để tưởng niệm.

Với tinh thần cầu học, nghiên tầm không biết mệt mỏi, ngài đã mất 17 năm thực hiện hành trình sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh (629-645). Cô thân lẻ bóng, Ngài đã kiên cường vượt qua những gian nan nguy hiểm trên đường đi, thậm chí suýt mất mạng giữa sa mạc mênh mông; Ngài đã từng không hề nao núng trước những lời thỉnh mời hấp dẫn, thậm chí là áp chế, chỉ vì những vị quốc vương nơi Ngài đặt chân đến đều ước ao có được Ngài, để rồi đã đem về Trung Quốc một lượng kinh Phạn văn đồ sộ. Lại trải qua 20 năm miệt mài biên dịch dưới sự bảo trợ của triều đình, không những chỉ riêng Trung Quốc, mà rất nhiều quốc gia trên thế giới theo tín ngưỡng Phật giáo hiện nay (trong đó có Việt Nam), nhờ vào công trình biên dịch, khảo cứu của Ngài mà mọi người đã dễ dàng tiếp cận nền giáo lý Phật giáo hệ Đại thừa một cách có hệ thống, góp phần làm phong phú hơn cho kho tàng văn hóa của thế giới (vì văn hóa Phật giáo luôn gắn kết với nền văn hóa dân tộc), đặc biệt là bộ hồi ký rất nổi tiếng là Đại Đường Tây Vực ký, là nguồn tài liệu nghiên cứu lịch sử hết sức quý giá cho các nhà khảo cứu hiện nay và mãi mãi về sau.

Thế mà, những sinh viên kia đã làm gì? Họ biến sự lao tâm khổ trí của Ngài thành một trò hề qua các từ khiếm nhã “miệt mài…, mày mò…, táy máy…” ???

Còn về Đức Phật Thích-ca (hẳn các bạn sinh viên kia không bảo là họ chưa từng biết chuyện thế giới đã công nhận Ngài là nhân vật của lịch sử chứ?), nhân cách của Ngài không phải là thứ chúng ta có thể luận bàn, chân lý do Ngài suy nghiệm hơn 25 thế kỷ trước đã khiến cho các nhà khoa học ngày nay phải nghiêng mình kính phục (Ngài cho biết ngoài thế giới chúng ta đang sinh sống, còn có ba ngàn đại thiên thế giới khác; hoặc bằng Phật nhãn, Ngài thấy được trong một bát nước có đến 84.000 vi trùng, mà mãi về rất lâu sau này, phải nhờ đến kính hiển vi, các nhà khoa học mới phát hiện ra điều này v.v…). Vượt qua áp lực nặng nề của giai cấp Bà-la-môn (thành phần tế tự, thống trị phần tâm linh của quần chúng trong đất nước Ấn Độ thời bấy giới), và giai cấp Sát-đế-lợi (thành phần vua chúa, nắm quyền sinh sát), Đức Phật đã ban ra một thông điệp đầy từ bi và trí tuệ “ Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”.

Thế mà, những sinh viên kia đã làm gì? Họ dùng hình ảnh Ngài để quảng bá cho một sản phẩm chỉ nhằm phục vụ sự khoái cảm nhục dục nhất thời của con người.

Là những nhà báo tương lai, sẽ nói lên tiếng nói của quần chúng nhân dân, vậy các bạn đang làm gì với lịch sử của nhân loại? Rất có thể sau này, dưới sự dẫn dắt của lớp người như thế (nếu còn có cơ hội), thì con cháu chúng ta cũng sẽ biến lịch sử dân tộc trở thành một sân khấu, và “sáng tạo” các danh tướng, danh nhân có công bảo vệ và xây dựng đất nước này trở thành những anh kép hề ngô nghê mà thôi!

Chúng ta phẫn nộ gì cơ chứ, khi những kẻ kia tự báng bổ nhân cách của chính mình; mà chúng ta nên chờ xem những vị có thẩm quyền sẽ giải quyết thế nào trước sự kiện nóng bỏng này.


Thu Trang
Diệu Minh
QUOTE(justmevn @ Jan 19 2012, 11:20 PM) *
Ăn chánh niệm thì không có chuyện nghe kinh Phật trong khi ăn. Chuyện nào nó ra chuyện đó.


Kiểu này là kiểu thiền chỉ: cần có nhiều điều kiện phù hợp để thực hành NÓ, chứ thiền mà còn điều kiện là thiền chỉ, luôn luôn là như thế, còn thiền quán: lấy thân thọ tâm Pháp làm đối tượng, nên những thứ bên ngoài không còn quan trọng mà có khi còn hỗ trợ vì tâm của người mới tu thường lăng xăng, ăn - chỉ ăn thôi mà có khi nó còn phóng tâm lăng xăng mọi chuyện, nên nghe giảng Pháp... nhạc tâm linh... trong khi ăn vẫn tốt hơn là ăn với tâm suy nghĩ... nghe Pháp bất cứ ở đâu vị trí nào cũng còn tốt hơn là để tai nghe những thứ khác...
justmevn
Suy diễn là chánh niệm hay không chánh niệm. Cái tâm nó đi lan man đâu thế?

bác LIOVI: xin đừng gán cho tôi bảo là tin nhà sư mở quán ba thì nên đăng. Tôi thấy thế chứ chả lý luận gì sất để bác phải kính phục với lại kính nhi viễn chi. Bác học Phật mà cái gì cũng quan trọng hoá vấn đề.

cô Trâm: tương tự như vậy, tôi không nói khi ăn thì nghe linh tinh. Giả sử bất khả kháng mà đang ăn bị các tiếng động hay các việc khác xen vào, chẳng việc gì phải khó chịu. Nó như thế nào thì như thế ấy. Nhưng cũng chẳng việc gì phải cố tình đưa tiếng động vào, dù là tiếng kinh Phật.

"Vô tâm mạc vấn thiền", đừng nói chi tới chuyện phân biệt thiền chỉ với thiền quán.
Diệu Minh
Được nghe Kinh Phật dạy là quí dù là người cho mình nghe cố tình hay không cố tình, he he... mà có khi người ta cố tình cho mình nghe mà mình cũng không nghe được, nghe được Kinh Phật dạy có khi giác ngộ nhanh nếu nhĩ căn hoạt động tốt, người xưa chỉ nghe một câu Kinh cũng giác ngộ được nữa đấy.

Có câu chuyện... có người nghe câu: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, vậy người nghe đang ăn hay là đang ị lúc nghe câu kinh đó? chả ai nói tới điều đó cả, vậy NGƯỜI NGHE là quan trọng hay tánh nghe là quan trọng? người đang nghe là người tỉnh thức, chỉ là như vậy, còn đang ăn mà nghe bất cứ tiếng động nào cũng không thích? thì khó nhỉ? he he... ước gì mình giác ngộ ngay khi đang ăn hay là đang ị... he he... người xưa có người giác ngộ khi đang nằm xuống là anan, người thì đang đi thiền hành giác ngộ, người đứt gánh nước hoát nhiên giác ngộ... chưa thấy ai đang ăn hay đang ị mà giác ngộ, những cái tiểu oai nghi này mà giác ngộ được ... mới là chuyện lạ đây.
Cầu mong thế kỷ này có những người giác ngộ trong những oai nghi như thế để chúng sinh nó chả còn khó chịu với bất cứ oai nghi nào... he he...

justmevn
Được nghe kinh Phật là quý, còn bị nghe thì chưa chắc đã quý smile.gif

Không khó chịu với oai nghi nào, còn cần phải nghe kinh Phật?
LIOVI
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan trọng hóa vấn đề

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa gửi công văn phản đối việc dùng hình ảnh Thánh tăng Phật giáo trong một video clip cổ súy sử dụng bao cao su.

Trong công văn do Tổng thư ký Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ký, gửi tới Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm 17/3, Giáo hội cho rằng sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” là "phản cảm và gây bức xúc cho tăng ni Phật tử".

Video clip hoạt hình được cho là do một nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội thực hiện trong khuôn khổ cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong đoạn video dài hơn 1 phút rưỡi, bốn thầy trò 'Đường Tông' được Phật tổ trao... thùng bao cao su để giúp người đời chống lại căn bệnh thế kỷ Hiv/Aids.

Video clip này đã được trao giải xuất sắc của cuộc thi vào đầu tháng 2/2012 và được báo chí trong nước ca ngợi là "sáng tạo". "thu hút khán giả trẻ".

Tuy nhiên, đại diện Giáo hội Phật giáo trong công văn vừa gửi nói đã nhận được nhiều "phản ứng gay gắt và bức xúc" từ tăng ni Phật tử cả ở trong và ngoài nước về 'video phản cảm' này.
'Báng bổ'

Báo Giác Ngộ của Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh còn gọi video clip trên là có nội dung "báng bổ Phật giáo".

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn được trích lời nói video clip nói trên của các sinh viên thuộc Học viện Báo chí Tuyên truyền là "thiếu ý thức, mang nội dung xúc phạm niềm tin tôn giáo, thay đổi nội dung đi thỉnh kinh bằng việc đi thỉnh bao cao su, là xúc phạm đến vị Thánh tăng và Đức Phật - Giáo chủ của Phật giáo, một vị Thánh tăng và vị Giáo chủ Phật giáo, một nhân vật lịch sử được cả thế giới ngưỡng mộ".

Công văn của Giáo hội Phật giáo chỉ trích "một số người có trách nhiệm" đã ca ngợi, tán dương video clip "thiếu ý thức" nói trên, "không thể hiện thái độ tôn trọng niềm tin tôn giáo" của các Phật tử.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức yêu cầu lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh "lập tức áp dụng mọi biện pháp để xóa bỏ mọi hình ảnh của đoạn video clip nói trên ở mọi trang mạng hiện đang phát tán".

Đại diện Giáo hội cũng yêu cầu phải có biện pháp xử lý đối với những người liên quan trong việc thực hiện, phát tán, trao giải, tán dương đối với đoạn video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su”.

"Ngoài ra, những người thực hiện đoạn video clip đó phải công khai xin lỗi về những nội dung được thể hiện trong đoạn video clip có nội dung báng bổ Phật giáo, xúc phạm niềm tin tôn giáo."

Hiện cơ quan quản lý văn hóa chưa có phản hồi chính thức về công văn gửi hôm 17/3.

Tuy nhiên, video clip nói trên vẫn được lưu truyền trên mạng internet và một vài báo điện tử chính thống.

Đường Tăng, hay Đường Tam Tạng, chính là sư Huyền Trang, một vị Cao tăng thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) ở Trung Quốc.

Ngài là người đã du hành Ấn Độ để tìm hiểu kinh Phật và sau này đã dịch nhiều kinh sách từ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Chuyến đi thỉnh kinh của Đường Tăng sau được tái hiện trong tác phẩm Tây Du ký, được cho là của Ngô Thừa Ân, vào thế kỷ thứ 16.
justmevn
Sợ quá. Lôi cả hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo vào nữa mới chịu smile.gif đó là tổ chức thế sự chứ phải đâu tôn giáo. Cũng công văn với con dấu như ai.

Vụ này định làm to như vụ Mohamed bị vẽ tranh châm biếm đây.

Chả ai buông được câu "Thế à" như vị thiền sư nhỉ? Bị người khác châm biếm một cái là nhảy dựng lên, cái tôi lớn quá chứ "vô ngã", "sắc sắc không không" nỗi gì.
LIOVI
Thế à !
Diệu Minh
He he...
member
nhà sư bán rượu. Ôi mạt pháp là đây
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.