Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Thực đơn cho một khóa tu tích cực
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền ăn
Diệu Minh
Trong 10 ngày:

Các bữa sáng: cháo gạo lứt nấu với tất cả các loại ngũ cốc mà bạn có được như hạt sen, các loại đỗ, đậu gà, đậu lăng... không nên thiếu món kê... bỏ thêm phổ tai, dấm mơ muối hay là quả mơ muối, chút muối... làm sao món cháo đó không quá đặc và không quá loãng? vì đặc quá thì thành món cơm nát và loãng quá thì dạ dày chứa toàn nước ăn xong sẽ bị nặng bụng và buồn ngủ thời thiền sau đó...

Không quên mỗi bữa sáng đều nên ăn từ 2-3 gắp rau luộc có mầu xanh, dành ưu tiên cho các loại rau họ cải, như là củ và lá củ cải... mọi người thường quên đi lá của củ cải rất là giầu can xi, các chùa có thể rắc hạt củ cải 4 mùa để ăn cả củ nhỏ và lá ở trên...

Rau có mầu xanh là có nhiều chất diệp lục tố, giúp cơ thể có nhiều chất sắt để tạo hồng cầu... muốn biết hồng cầu có nhiều không thì quan sát môi, vạch mí mắt và ấn nhẹ vào phần móng tay... muốn biết độ lưu thông của máu (tức là máu có chất "dính" nhầy trong đó không thì bấm nhẹ móng tay rồi thả ngay ra... nếu độ hồi phục mầu nhanh là máu không có nhiều chất nhầy nhớt - chất mỡ). Đây là cách thứ kiểm tra sức khỏe của chú lương y Lê Ba ( học trò của cụ Lang Kiều bảo cho tôi biết)... trên con đường thiên lý tôi đã gặp không biết bao nhiêu là cao nhân... kỳ nhân và các bậc thiền sư... và tôi không quên tri ân bằng cách phổ biến kiến thức của tổ tiên tâm linh và tổ tiên của nhân loại...

Trên cái NỀN về cháo gạo lứt... món ăn kèm với bữa sáng có thể là một trong những thứ sau là do phước báo của bạn có được... như là bơ vừng, muối vừng, miso, ca la thầu, vừng rang lẫn với gạo nảy mầm rang để sẵn trong chai... hoặc mấy miếng đậu phụ tự chế hoặc là kho lên... cũng có thể ăn kèm với chút bắp ngô luộc... bữa sáng cho một thiền giả không nên có quá nhiều món ăn khó tiêu và quá nhiều .... ăn ít dễ thiền, nhưng ăn ít quá thì khoảng 10 giờ lại quá đói meo... khó duy trì chánh niệm được liên tục vì đã bị gián đoạn bởi việc đói này... việc nấu ăn cho thiền sinh (ra được thực đơn chuẩn...) là môt việc làm cao quí và cần có nhiều trí tuệ và ăn là để hỗ trợ đời sống phạm hạnh, quá mải mê nấu nhiều những món khoái khẩu với thiền sinh là điều không nên... bởi họ mà tham lên ăn nhiều thứ thì lại khổ dạ dày, khó định tâm và dễ bị hôn trầm...một cao nhân nấu ăn cho thiền sinh là phải hiểu rõ điều này kẻo sau này chỉ có nhiều tiền của vật thực... mà vẫn thiếu đi thứ chính: là trí tuệ nấu ăn và trí tuệ để sống vui... một cao nhân nấu ăn thiền cũng không nên quá cố gắng nấu ăn cho thật là ngon,vì hễ ngon là thiền sinh dễ dàng bị ăn quá nhiều...hãy nấu ngon vừa phải cho đúng với con đường Phật dạy: con đường trung đạo... nhiều người nấu ăn quên đi điều này và cứ cố tình (tham) nấu nhiều món ăn khoái khẩu... nếu bạn nấu như thế, trí phán đoán của bạn ở giai đoạn 2: thích và không thích cả ngày và thiền sinh sẽ bị LÂY điều đó do họ thọ nhận thức ăn từ nơi bạn, nhất là những người nhạy cảm... hãy nấu ăn với trí phán đoán cao hơn...

Chúng tôi có dịp quan sát những thiền sinh tham dự khóa tu của ngài Jatila - Miến Điện vừa qua ở thiền viện Phước Sơn (3-9/3/2012) ăn cơm lứt ở nhà bếp của chị Hoa Đạo ngay tại thiền viện thì thấy họ có nhiều thể nghiệm kỳ diệu về thân và tâm...ngay cả tôi cũng vậy... tuy nhiên món cháo ở đây hơi bị đặc, còn món cháo lứt của bên bếp ăn của chị Tâm Châu thì lại hơi bị loãng... cân chỉnh về giá trị dinh dưỡng của một bữa ăn một phần do người nấu ăn... nhưng cần hơn cả là thiền sinh nên tự trang bị cho mình kiến thức về ẩm thực như kiểu của "sư Thư" thì đi đâu cũng chỉ là tốt trở lên, chỉ có kiến thức tự thân (trí tuệ) mới giúp bạn tự giải thoát cho chính mình với tham sân si bên trong và bên ngoài...

Người nấu ăn cũng có thể tùy nghi đối bữa ăn nếu họ nắm chắc kiến thức về ẩm thực và cũng do nhờ nơi phước báu mà bạn có được ăn những món ăn cung cấp đều đều (không được quá nhiều hay quá ít) nguồn năng lượng hỗ trợ đời sống phạm hạnh của bạn trong khóa tu hay không?

Nếu không có gạo lứt? bạn có thể nấu cháo gạo xát trắng nhưng nên bỏ thêm cám gạo rang, vài hạt lạc nếu có ...
Cũng không cần phải thay đổi thức ăn quá nhiều làm xáo trộn tinh thần của thiền sinh... họ chỉ cần ăn đủ chất và không quá dở để hỗ trợ đời sống phạm hạnh... họ tới khóa tu là để thấy được Giáo Pháp vận hành...chứ không phải để ĂN...cho nên bạn không để thiền sinh lạc lối trong hàng tá món ẩm thực bày biện như là trong khách sạn 5 sao! ăn thế họ sẽ thấy sướng quá mà quên con đường ăn là để chữa khổ, để thoát khổ... mới là thái độ đúng khi ăn... tuy nhiên nếu bạn cứ thích nấu nhiều món ăn ... dạ dày của thiền sinh sẽ phải làm việc cật lực, bởi vì có những món ăn xung khắc kỵ nhau mà bạn không thể nào kiểm soát hết được nếu nấu nhiều hơn 4 món ăn trong một bữa ăn, một bữa ăn CHUẨN không nên nấu quá 4 món ăn.
Cho nên thiền sinh cần tự trang bị kiến thức về ẩm thực để chẳng may tới những nơi mà người nấu ăn có trình độ kém... bạn ăn những thức ăn đó không bị ảnh hưởng tới sức khỏe... xin nhớ: LỖI TẠI TA, LỖI TẠI TA MỌI ĐÀNG, không nên đổ lỗi cho ai cả trừ bạn vì bạn sống theo nghiệp lành dữ của bạn và ngay như thức ăn cũng do phúc báo của bạn mà thôi...

Đức Phật có hẳn một chương về cháo... cho nên những người đi tu theo Đức Phật cần nhớ tới loại kiến thức này:
Diệu Minh
Ở Thiền Tự Hiện Quang có món cháo lứt ngon không chê vào đâu được và lại luôn được nấu với kê... nấu bằng nồi đất to đùng... ăn món cháo này gần như chả có nhu cầu ăn thêm món gì nữa, tuy thế nhà chùa vẫn dành cho mỗi bàn ăn chút rau xanh và một khay thực phẩm Td:




Nếu cảm thấy THIẾU ...bạn có thể nhá thêm chút vừng rang sẵn hay là ăn 1/2 thìa bơ vừng...

...
Hãy sáng tạo bữa sáng với các món ăn phụ với cháo để cho những người ốm yếu không bị NGÁN với món cháo (cháo mà còn ngán thì cần uống trà bình minh ngay đi nha)
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.