Tôi tin rằng mục đích chính của cuộc đời là cầu tìm hạnh phúc. Điều đó thật rõ ràng. Dù ta tin vào tôn giáo hay không, dù ta có tin vào tôn giáo này hay tôn giáo kia, tất cả chúng ta đều tìm, cầu điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Vậy nên tôi nghĩ rằng động cơ chính của cuộc đời là tiến tới hạnh phúc.

Những người bất hạnh thường hay thu mình lại nhất và thường không thích giao du, ủ rũ, thậm chí thù địch. Trái lại người hạnh phúc, thường thấy thích giao du, linh hoạt, sáng tạo và có thể chịu đựng được tất cả những khó chịu thường nhật hơn những người bất hạnh. Và quan trọng nhất người ta thấy họ yêu thương và tha thứ nhiều hơn những người bất hạnh.

Chúng ta nhận thức tình thế của chúng ta như thế nào ? Chúng ta mãn nguyện ra sao với cái mà chúng ta đang có ? Cái gì hình thành lên mức độ thỏa mãn của chúng ta ? Cảm giác thỏa mãn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khuynh hướng so bì của chúng ta. Khi chúng ta so sánh hoàn cảnh hiện tại với quá khứ và thấy khá hơn, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Cho nên chúng ta có thể thấy cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống thường tùy thuộc vào người, sự vật, sự việc mà ta so sánh.

Hiện tại lương tháng của bạn khoảng 1200 €. Trong một ngày gần nó được tăng lên 1400 €, đương nhiên tốt hơn mức hiện tại và bạn cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là sự hạnh phúc nhất thời, sự sung sướng và hạnh phúc nhất thời đó qua đi. Bạn lại muốn nó phải tiếp tục leo lên 1666 €, 2000 €...Khi không thực hiện được điều đó bạn lại cảm thấy mình không vui vẻ, không phạnh phúc.

Hạnh phúc được định đoạt do tình trạng chuyển biến của tâm hơn là do những biến chuyển bên ngoài.

Nếu như bạn có được sự bình tĩnh của tâm thì cho dù bạn có thiếu nhiều tiện nghi bên ngoài mà bạn vẫn thường coi là cần thiết cho hạnh phúc, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và sung sướng.

Không có cả hạnh phúc lẫn bất hạnh trong cuộc sống. Mà chỉ có những sự so sánh tình trạng này với tình trạng khác. Phải đã từng đối diện với cái chết thì mới biết rằng sống là tôt đẹp biết bao.

Đức Dalaï Lama 14 er [color="#FF0000"][/color]