Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Kiến thức cốt tủy để thực hành thiền Vipassana
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền ăn
Diệu Minh
Chuẩn bị những loại hiểu biết nào để làm lương thực cho hành trình tâm linh?

Lần thứ 2 sang Miến (2005 - 2006), tôi có duyên nhận ra những hiểu biết quí báu qua thực hành và quay lại đọc sách tâm linh của các bậc thầy thì hiểu ra và có thể trình bày lại ... làm cho mọi người có thể hiểu dễ dàng hơn... vì vốn liếng của kiếp sống này của tôi là có khả năng sư phạm, làm cho những điều khó hiểu trìu tượng có thể hiểu được để thực hành cho đúng, từ chỗ si mê, dần dần tâm thức tình dần, vô cùng biết ơn các vị sư giỏi đã từng tu học ở Miến, đã bổ trợ sự hiểu biết cho tôi trên con đường đạo - hãy luôn luôn nương nhờ những bậc thiện trí thức, trong đó chúng tôi vô cùng tín nhiệm sư Thư, sư Nguyên Tuệ, sư cô Liễu Nguyên. sư Trí Dũng... những chư tăng ni đã tu học ở Miến lâu ngày... có kiến thức đầy đủ và vững vàng trong giáo Pháp...

Theo học với các vị thầy giỏi ở Miến chúng tôi thấy các bậc thầy đều vô cùng thiện xảo trong nghệ thuật trao truyền Chánh Pháp...


CHỈ CÓ SỰ THẤY TRONG LÚC THẤY

Kinh Vô Ngã Tướng - Mahashi

Luôn giữ tâm trong thực tại, đó là lý do tồn tại của chánh niệm, công trình ghi nhận sự hay biết cảm giác ngay vào lúc nó khởi sanh.
Nếu niệm “thấy, thấy” đúng vào lúc một vật được thấy, tiến trình hay biết sẽ chấm dứt ngay vào lúc thấy, và tiến trình tiếp theo sau, hay biết những khái niệm sinh khởi do suy tư không thể khởi phát. Đúng theo lời dạy: ditthe ditthamattam bhavissati - chỉ có sự thấy trong lúc thấy, nhãn thức chấm dứt tiến trình ngay tại đây.

Theo sau đó, trí tuệ phân tách phần vật chất vô tri giác như mắt và âm thanh, thân và cái tâm tri giác sự vật. Cũng có trí tuệ hiểu biết rằng vật được thấy và cái tâm ghi nhận luôn luôn sanh và diệt. Sự chứng ngộ phát sanh rằng chỉ có trạng thái vô thường, khổ và vô ngã. Cùng thế gấy với những gì ta nghe, ngửi, nến, sờ đụng và suy tư: ghi nhận thường xuyên những hiện tượng ấy sẽ cho thấy sự khác biệt giữa những đặc tính vật chất và tâm linh cùng bản chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Hành giả chứng ngộ: trước kia vì không ghi nhận (niệm) các hiện tượng, ta lầm tưởng những khái niệm sai lạc là thực tế, chấp nhận những trò ảo thuật là có thật. Giờ đây, đã ghi nhận các hiện tượng đúng như sự thật nó là vậy, ta không còn lầm lạc nhận thức là tự ngã những hiện tượng chỉ không ngừng sanh và diệt.

(…vào thiền sâu - mọi thứ biến hết, chỉ hơi thở còn lại, chứng nghiệm đó rất cần thiết cho việc khai triển trí tuệ - chỉ chánh niệm trên hơi thở còn lại mà thôi… thiền minh sát dẫn tới chỗ loại bỏ các phiền não trong tâm. Sự hiểu biết này rất là quan trọng nhưng bạn đừng có mơ mộng và tìm cách nín thở, lèo lái hơi thở để tìm khoảng tĩnh lặng - cái này sẽ làm cho bạn bị thiền bệnh… hãy ghi nhận mọi thứ tự nhiên, khi đủ nhân duyên, ngũ lực (tín - tấn - niệm - định - tuệ) cân bằng - thì các sát na định sẽ tự động xảy ra, mang tới cho bạn kinh nghiệm thực chứng sâu sắc, ban đầu thì đừng nên trông ngóng… đó là tâm tham đang hoạt động… cần nhiều thông tin và trắc nghiệm để nhận ra là mình đang đi con đường đúng đắn hay chưa, nhiều người đang không biết cách thiền nhưng vẫn nghĩ là mình đã biết và đã hiểu, điều này rất là nguy hiểm, làm lãng phí nhiều thời gian vô ích của hành giả! Luôn luôn quay về số O - hãy luôn sẵn sàng đón nhận cái chưa biết chưa hiểu, vì cái này thường chiếm lĩnh ta gần như hoàn toàn… hãy trở nên bé mọn! NT)

Khi thấy một vật, nhãn thức lập tức tan biến sau khi khởi sanh, không có gì như sự thấy mà tồn tại lâu dài, chỉ có nhãn thức vừa khởi sanh và nhanh chóng chấm dứt. Cùng thế ấy nhĩ thức, thân thức, và ý thức… tất cả đều vô thường. Tình trạng chấm dứt luôn luôn theo liền sự khởi sanh; không có gì chắc chắn đáng được tin cậy, chỉ có tình trạng khủng khiếp, kinh hoàng và đau khổ. Mỗi sự vật đều khởi sanh do nhân duyên cấu tạo, không phải do ta muốn; tất cả đều không phải là tự ngã.
Theo Kinh Phenapindupama Sutta ta thấy hiển nhiên rằng ngũ uẩn không có thực chất vĩnh tồn hay một lõi cứng trong sạch và thích thú bên trong; đúng theo ý ta muốn. Năm uẩn không phải là tự ngã, không phải là chính ta, không có gì là thực chất.

Trích lời giảng Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta) của ngài Hòa Thượng (Sayadaw) Mahashi nổi tiếng Nhất ở Miến Điện, trang 382,383.

Cả hai: Danh và Sắc đều không phải là tự ngã mà chỉ là những hiện tượng không ngừng sanh diệt. Tuệ này được gọi là anattanupassana nana, tuệ giác phát triển do công phu quán niệm đặc tính vô ngã….


Tải file Những hiểu biết căn bản để hành thiền Minh Sát (Pdf) tại đây
Diệu Minh
Khi các sát na định xảy ra, thầy tôi reo lên khi tôi trình Pháp về kinh nghiệm đó: very good như là bắt được của... sau đó tôi có thể hiểu được Kinh Phật dễ dàng hơn và tôi lại trình Pháp với thầy: giờ con đọc Kinh Phật thấy hiểu hơn... thầy tôi lại bảo: đến Alahan còn chưa hiểu hết được Kinh Phật... thế là "bản ngã" của tôi lại KHÔNG CÒN CHỖ BÁM ... kinh nghiệm về chân đế thấy rõ là tâm chả trụ ở đâu cả mà BIẾT đồng một lúc nhiều đối tượng âm thanh, xúc chạm, hơi thở, ánh sáng... những gì cần tới đã tới... tôi nhớ nhà thơ VƯƠNG TỪ có lần nói với tôi từ 30 trước: sao em lại phải đi tìm đạo? sao không để đạo nó đi tìm em? kinh nghiệm về chân đế là mọi thứ TÌM mình thật... vì MÌNH không còn nữa, tại khoảnh khắc đó... cho nên tất cả ÙA tới cùng MỘT LÚC!

Và tôi đã THẤY trí tuệ CỦA TÔI hoạt động, lúc đầu nó rất là yếu ớt và chậm, các tâm bất thiện, tâm loi choi lanh chanh luôn nhảy xổ ra xử lý các tình huống hằng ngày... MÃI lâu lâu sau, trí tuệ mới xuất hiện cho những giải pháp tốt hơn... chỉ còn lại là sự bất lực... hoàn toàn bất lực 100% với các PHÁP...

Rồi mọi chuyện lắng lại khi tôi lại mải mê với cuộc sống thường nhật...
Cho tới lúc sang Thái hạ thủ công phu lần vừa qua (tôi về nước ngày 3/5/2012), thấy rõ trí tuệ hoạt động khỏe mạnh và nhanh hơn trước... phát hiện ra sự si mê trong 32 năm, phát hiện kẻ thù lớn nhất và LÀM MÌNH KHỔ nhất lại là các suy nghĩ CỦA MÌNH! lại là các tà kiến về thực tại, chỉ có NÓ mới đáng để bạn quan tâm và thấu hiểu ???!!!!

Và tôi đã MOI ra "1 đống" kiến thức quí báu đã bị ém lại lâu nay...

Đồng thời các "năng khiếu" về Thực dưỡng cũng hoạt động... cũng là bún và phở khô có cái gì mách bảo tôi đã TÌM ra được công thức làm cho bún và phở khô trở nên ngon lạ lùng sau khi trần nước sôi hai lần liên tiếp...



Chỉ còn lại 4 Pháp chân đế:

-Tâm
- Tâm sở
- Sắc Pháp (đất, nước, gió, lửa, nóng lạnh, chuyển động, cứng mềm... ngay như là âm và dương cũng có thể xếp vào MỤC này vì cứng và mềm cũng chỉ là âm và dương, nóng và lạnh cũng vậy...)
- Niết Bàn.


Giờ tôi mới hiểu câu nói của ông Trần Ngọc Tài: người Thực dưỡng là người có cơ may liễu ngộ Phật Pháp...
Diệu Minh
Khi trí tuệ bắt đầu hoạt động, tâm tôi rất phấn chấn và đầy năng lượng với sự hiểu biết... theo thói quen NGHỀ NGHIỆP, tôi đã trình bày bằng vài kiểu cái hiểu của mình NGHĨ một ngày có người nghe nhìn và thấu hiểu những điều như tôi đã từng thấu hiểu... và tôi đã trình bày tất cả 8 bảng:





Những phần này tôi đọc trong quyển Vi Diệu Pháp toát yếu vài lần... tôi nhớ lần đầu tiên tôi được biết về TỐC HÀNH TÂM là từ thầy Tâm Hạnh, thầy trình bày khó hiểu hơn? cũng có thể ngày đó tôi chưa có hiểu biết gì về Phật giáo nguyên thủy... và tôi NGUYỆN sẽ trình bảy dễ hiểu hơn...
Có lần tôi giảng cho chị Huyền và Hoài (con dâu bà Lý) là hai nhân viên ở cửa hàng "tại gia"... tôi hỏi họ có hiểu không? cả hai đều bảo là có hiểu và thấy dễ hiểu vì tôi lấy ví dụ rõ ràng rành mạch... từ kinh nghiệm thực tế của mình...

Ví dụ: khi bạn mải mê xem ti vi, con gái bạn gọi "Mẹ ơi, mẹ ơi!" mà bạn chả nghe thấy tiếng, là sao?
Ngược lại khi bạn đang lắng nghe tiếng chim hót đâu đây... mắt bạn mở ra nhưng chỉ là nhìn suông (vô hồn) là vì sao? Và thế nào là "cái nhìn hạnh phúc" và thế nào là "cái nhìn đau khổ?"... tự dưng tôi NÓI ĐẠO cho mọi người và cả TÔI được nghe luôn...



Tôi cũng vô cùng tâm đắc với bài KINH VÔ NGÃ TƯỚNG của Đức Phật và tóm lược được những yếu tố chính.
Diệu Minh


Đọc 37 Phẩm trợ đạo, nhận ra điểm trọng yếu là làm sao cân bằng ngũ căn... tôi TỈA ra một bài về điều đó, có thiền sinh cũng hỏi thầy: làm sao để cân bằng ngũ căn? nếu không cân bằng được ngũ căn, tâm không thể nào thăng tiến tới những trạng thái tâm cao thượng để có thể tiến lên... gạo lứt muối mè là con đường quân bình, như "chạm nọc" tôi moi ra điều cốt tủy này và thấu hiểu nó:



"Những tấm bản đồ" này từ nay sẽ là GIÁO TRÌNH cho tôi có thể giảng dạy về lý thuyết cho người muốn thực hành thiền vipassana đạt hiệu quả có thể tự kiểm chứng...

Và tôi rất mong được các vị thầy tổ, các bậc cao nhân duyệt xét cho xem kiến thức này đã ỔN chưa? ĐỦ chưa?

Còn hai bức nữa...

Bạn nào muốn tinh tấn hãy thu xếp tới học thiền trực tiếp với các bậc thầy...

Và nếu thiếu kiến thức căn bản thì sẽ hơi khó khăn... nếu bạn có paramita đầy đủ và có thể ở trường thiền lâu dài thì cũng cần nên đọc những quyển như sau:
- Vi diệu Pháp toát yếu
- Minh sát tu tập
- Đừng coi thường phiền não
- 9 yếu tố tăng cường ngũ căn của người hành thiền minh sát
- Kinh vô ngã tướng.
...
Diệu Minh
Tất cả có 8 bức trình bầy sự hiểu biết lý thuyết về thiền nguyên thủy qua "nhãn quan" của Ngọc Trâm, xin chia sẻ, thiếu gì nữa xin các bậc cao nhân bổ xung cho với ạ:



Diệu Minh


Diệu Minh
Bài giảng của sư Trí Dũng:

Dưới đây là nội dung các bài thuyết pháp, trình pháp và hướng dẫn hành thiền của sư Trí Dũng trong 2 khóa tu 10 ngày và 20 ngày tại thiền viện Phước Sơn năm 2012.

Khóa tu 10 ngày:

Phần 1 (MP3) 6 files

Phần 2 (MP3) 5 files

Khóa tu 20 ngày

Phần 1(MP3) 6 files

Phần 2 (MP3)7 files

Phần 3 (MP3) 6 files

Dưới đây là nội dung các bài thuyết pháp, trình pháp và hướng dẫn hành thiền của sư Trí Dũng trong 4 ngày tại chùa Linh Thông từ ngày 24/6/2012 đến ngày 27/6/2012.

Quy y, xin giới và hướng dẫn hành thiền của sư Trí Dũng (file tổng hợp dài 1h15p)

Su Trí Dũng giới thiệu về sư và pháp môn tu tập (Sáng 24/06)

Sư Trí Dũng - buổi thuyết pháp và trình pháp sáng 24/6

Sư Trí Dũng - buổi trình pháp chiều 24/6

Sư Trí Dũng thuyết pháp về việc tu niệm của người già (Chiều 25/6)

Sư Phước Thái chia sẻ kinh nghiệm tu tập Phần 1 (Tối 25/6)

Sư Trí Dũng thuyết pháp về tâm ái phần 1 (Sáng 26/6)

Sư Phước Thái chia sẻ kinh nghiệm tu tập phần 2 (Chiều 26/6)

Sư Trí Dũng thuyết pháp về tâm ái phần 2 (Tối 26/6)

Sư Trí Dũng - buổi trình pháp sáng 27/6
namson
Đệ mở mấy fai bài giảng của Sư Trí Dũng mà hỏng được sư huynh àh!
Sư Trí Dũng giảng rất dễ hiểu và gọn!!
Giúp đệ nha!
home
QUOTE(namson @ Apr 11 2013, 09:43 AM) *
Đệ mở mấy fai bài giảng của Sư Trí Dũng mà hỏng được sư huynh àh!
Sư Trí Dũng giảng rất dễ hiểu và gọn!!
Giúp đệ nha!

bạn có thể tham khảo thêm ở đây: trang thienvacuocsong.info: đường link: http://www.thienvacuocsong.info/index.php?...9&Itemid=13 mình cũng chưa kiểm tra có nghe được không.
namson
Cảm ơn Sư huynh nhiều! Đệ mở được rồi!!! tốt quá
Trân trọng!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.