Vũ Trụ


Khái niệm của Phật giáo về vũ trụ có thể tóm tắt như sau:

Cõ vũ trụ không gian - Okasa Loka chứa các danh và sắc. Trong thế giới vũ trụ này, danh sắc nắm ưu thế dưới sự ảnh hưởng của Luật nhân quả. Tiến đến là Vũ Trụ pháp hành – Sankhara Loka sáng tạo hay thọ tạo. Đây là bình diện tâm linh khởi sinh từ những năng lực tâm linh sáng tạo nhờ những hành động thể lí, những lời nói và tư tưởng. Thứ ba và cuối cùng là vũ trụ chú sanh – Satta Loka. Những sinh vật này là sản phẩm của các lực tâm linh. Có thể nói đây là một vũ trụ “ba trong một”, vì vũ trụ này bất khả phân li với vũ trụ kia. Có thể nói chúng đan chằng và thâm nhập vào nhau.

Điều mà quý vị quam tâm hơn cả là những cakkavalas hay hệ thế giới, mỗi hệ gồm ba mươi mốt bình diện hiện hữu. Mỗi hệ thế giới đều tương ứng cới thế giới loài người gồm hệ mặt trời và những bình diện khác. Có hàng triệu hệ thế giới như thế, phải nói là không thể đếm được. Mười ngàn hệ thế giời gần với chúng ta nhất đều nằm trong lĩnh vực nguồn gốc - Jãti-Khentta của một vị Phật. Thực vậy, khi Đức Phật giảng bài kinh nổi tiếng MahaSamaya ở rừng Mahavana gần thành phố Kapilavatthu, không chỉ có Phạm thiên và Chư thiên của hệ thế giới của chúng ta có mặt, mà còn có các phạm thiên và chư thiên của tất cả mười ngàn hệ thế giới có mặt để lắng nghe lời giảng của ngài với tình thương và lòng từ bi tới toàn thể chúng sinh của một trăm tỉ hệ thế giới đều nằm trong lĩnh vực ảnh hưởng -Anakhetta. Các thế giới còn lại nằm trong không gian vô biên - Visaya Khentta ở bên ngoài phạm vi ảnh hưởng của các làn sóng tư tưởng của Đức Phật. Từ những khái niệm trên đây của Phật giáo, quý vị có thể tưởng tượng ra kích thước của toàn thể vũ trụ là thế nào. Rõ ràng thế giới vật chất của chúng ta trong vũ trụ không gian - Okasa loka hoàn toàn không đáng kể gì. Toàn thể thế giới của con người chỉ là một đốm nhỏ li ti trong không gian.

Bây giờ tôi sẽ trình bày với quý vị về ba mươi mốt cõi hiện hữu trong thế hệ thế giới của chúng ta, và tất nhiên nó cũng giống như trong mọi hệ thế giới khác. Đại khái đó là:
Arũpa Loka - thế giới vô sắc hay phi vật chất của các brahma ( Phạm thiên).
Rũpa Loka- thế giới hữu sắc của các phạm thiên
Kama Loka- Dục giới - chư thiên, loài người và loài vật.

Vô sắc giới bao gồm bốn thế giới phạm thiên vô sắc, nghĩa là không có sắc pháp hay là phi vật chất. Sắc giới bao gồm mười sáu thế giới phạm thiên có sắc pháp. Dục giới bao gồm:
  1. sáu cõi chư thiên dục giới đó là :
    • Tứ đại thiên vương
    • Đạo Lợi
    • Dạ ma
    • Đấu xuất
    • Hoá Lạc
    • Tha Hoá tự tại
  2. Thế giới loài người
  3. Bốn thế giới hạ đẳng đó là:
    • Địa ngục
    • Súc sanh
    • Ngạ quye
    • A Tu La

Những bình diện hiện hữu này là sạch hay dơ, lạnh hay nóng, sáng hay tối, nhẹ hay nặng, sướng hay khổ - tuỳ theo tính chất của những lực tâm linh được phát sinh bởi tâm hay tà ý (cetana) của một chuỗi hành động, lời nói, và ý tưởng. Ví dụ lấy trường hợp một người sùng đạo giãi tỏ tình thương và long từ bi vo bờ cho khắp vũ trụ chúng sinh. Người này phải phát sinh những lực tâm linh như trong sạch, mát mẻ, sáng láng, nhẹ nhàng và dễ chịu-là những lực thường ổn định trong các thế giới phạm thiên. Lấy một ví dụ ngược lại vè một người đang tức giận hay không thoả mãn. Theo câu cách ngôn, " Xem mặt mà bắt hình dong." sự ô uế, nóng nảy , tối tăm, nặng nề và khốn nạn của tâm hồn người này lập tức phản ảnh nơi con người họ, dù mắt thường chúng ta cũng có thể nhận thấy. Có thể nói đó là bì sự phát sinh những lực ác của tâm hồn vì sân hận, nóng giận và những lực này đi xuống thế giới của các chúng sinh hạ đẳng. Cũng thế đối với trường hợp các lực tâm linh phát sinh do tham hay si. Trong trường hợp có csác hành vi đáng khen như sùng mộ, những lực tâm linh phát sinh là những lực thường nằm ở bình diện ảm giác của các Chư thiên và loài người.