Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: NHAI ĐẾM VÀ THIỀN VIPASSANA
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền ăn
Trang: 1, 2
Diệu Minh
CHƯƠNG TRÌNH THIỀN GẠO LỨT


Giữ giới là quan trọng
Giới mà thành tựu
Tâm mới được yên.
Càng trong sạch càng thích hành thiền.

Thiết lập định nhanh chóng nhờ CHÁNH TÍN.
Có đức tin bằng hạt cải chỉ núi núi sẽ dời đi...

Phương pháp của tôi cân bằng phương pháp thiền - Ohsawa

Chương I

THIỀN CHỮA BỆNH


…kết hợp với ăn đúng, bạn sẽ mau khỏi bệnh hơn hẳn. Những suy nghĩ tích cực, thiện lành sinh ra rất nhiều năng lượng, làm kiềm hóa dòng máu, như nam châm thu hút những năng lượng thiện lành, may mắn…


1. THIỀN CẦU NGUYỆN


Cầu cho tất cả chúng sinh thôi hận thù nhau, để biết yêu thương nhau nhiều hơn, biết giúp đỡ nhau nhiều hơn, cầu cho tất chúng sinh đều được hạnh phúc, cầu cho tất cả đều vui vẻ và mạnh khỏe.

Về đủ mọi phương diện càng ngày ta càng tiến tới chỗ tốt đẹp và nhiều may mắn hơn!



2. THIỀN THA THỨ


Vì lầm lạc và không minh mẫn nên tôi đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây đau khổ cho người khác, chúng sinh khác.
Xin tất cả hãy mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho tôi.
Tôi thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có những hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho tôi.

Tôi thành thật tha thứ cho chính tôi và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch.



3. THIỀN TÂM TỪ


Nguyện cho tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho thầy tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho cha mẹ tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người trong gia đình tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho thân bằng quyến thuộc tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho bạn bè tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người cùng sở làm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả thiền sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người không quen biết tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho những người không thiện cảm với tôi có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sinh có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.
Nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự yên vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng; hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui; tất cả chúng sinh đang đau khổ xin cho dứt đau khổ, đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.


Hãy cố gắng thuộc được càng nhiều càng tốt để khỏi phải cầm giấy, hãy duy trì việc này suốt đời, bạn sẽ thành công và luôn an vui khỏe mạnh.
Nguồn: - trích trong các sách của Tây Tạng, trong “Nội lực tự sinh” và trong những bài kinh hàng ngày ở trường thiền SOM Miến Điện, từ sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài… đây là tư lương trên hành trình tâm linh của tôi (Ngọc Trâm), đã thực hiện thành công trong quãng đời gần 30 năm nên giờ đem ra chia sẻ với tất cả…


THÊM MỘT LỜI CẦU NGUYỆN HAY:


“Cầu cho tất cả chúng sinh thức tỉnh trong ánh sáng của đại toàn thiện vốn sẵn, thực hiện tự do an bình và mãn nguyện toàn hảo” - lời cầu nguyện theo Phật giáo Tây Tạng.


Chương II:


THIỀN NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT


http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4344

Chương III:


ĐẢ THÔNG KHÍ HUYẾT


- Sử dụng Loại "Dịch cân kinh" của phái Vô Vi: còn gọi là THỂ DỤC TRỢ LUÂN mục đích của nó là để giúp khai mở luân xa,
Chúng tôi chấm điểm loại thực hành này, phù hợp cho tử người dở hơi, người hay quên, người yếu kém về sức khỏe.... cho tới người khỏe mạnh thực tập đều tốt tuyệt vời...

- Mỗi khi tôi thực hành công pháp này tôi thường ợ hơi ra miệng rất là to và nhiều, ợ cả lối trên và lối dưới... vì thế, đây là phương tiện thiện xảo cho thời đại mới...

- Sau đó tôi thường quay theo chiều kim đồng hồ bài tập đầu tiên của SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ của Tây Tạng...
với người ốm yếu thì bắt đầu bằng 1 vòng đầu tiên quay hết sức từ từ và chỉ quay 1 vòng, rồi từ từ mỗi ngày nhích lên một chút... để tránh trường hợp chóng mặt bạn có thể "để mắt" đọng lại vào MỘT ĐIỂM nào đó cố định... cho mỗi vòng quay...


Chương IV

NHƯỜNG QUYỀN ƯU TIÊN CHO TRÍ TUỆ


Khi thân thể chúng ta tạm khỏe mạnh bởi những công pháp trên, bạn có thể tự nâng cấp mình bằng những kiến thức ở chương này và cũng có thể bắt đầu ngay từ đầu song song với những chương trên... tóm lại bạn có thể bắt đầu từ bất cứ chương nào trong chương trình THIỀN THỰC DƯỠNG này...

Chúng ta nên thường xuyên biết cách áp dụng thiền trong đời sống và trong những lúc công phu chuyên tu, tạo đà cho chánh niệm tự nhiên hoạt động đúng hướng sẽ khai mở trí tuệ tự nhiên có sẵn…
Với những người bệnh thì nên áp dụng ngay các kỹ thuật thiền này vào đời sống để làm cho quá trình chuyển hóa bệnh được nhanh mạnh hơn.
Chúng tôi chọn kỹ thuật của phương pháp Thiền có công năng khai mở trí tuệ nhanh nhất là thiền Vipassana - Thiền Minh Sát Tuệ, thiền này do Đức Phật khám phá ra. Ohso - một nhà tâm linh lừng danh cũng có nói: trong tất cả các phương pháp Thiền, thì chỉ có Thiền Vipassana là có nhiều người chứng đắc nhất.
Khi thực hành bất cứ phương pháp nào… rất cần có một số kiến thức căn bản… sau đây là 21 điều thuộc về THÁI ĐỘ ĐÚNG của người hành thiền Minh Sát, do Thiền sư Tejanyia - Miến Điện dạy, điều này cũng cần thiết - vô cùng quan trọng dầu bất cứ bạn là ai và tu luyện theo phương pháp nào:

THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI HÀNH THIỀN

Thiền sư U Tejaniya

1. Khi hành thiền:
Không quá chú tâm.
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa đối tượng đang xảy ra trong tâm.

2. Những lỗi chúng ta thường mắc phải:
Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?
Có phải do mong muốn điều gì xảy ra?
Hay muốn chấm dứt điều gì đang xảy ra?

3. Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra.
Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra.

4. Hiện giờ tâm đang ở đâu? Đang quan sát tâm và thân của mình hay quan sát bên ngoài.

5. Khi nào tâm đang quan sát rõ tham, sân hoặc lo âu, sợ sệt thì tâm thiền khởi sinh.

6. Cố tạo ra điều gì mới là tham.
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là sân.
Không hay biết điều gì đang xảy ra hay đã chấm dứt là si.

7. Đừng kỳ vọng.
Đừng mong muốn.
Đừng lo lắng, băn khoăn.
Vì tâm mong cầu, ham muốn hay lo lắng thì pháp hành sẽ bị trở ngại.

8. Luôn kiểm tra lại thái độ trong khi hành thiền.

9. Việc hành thiền là chấp nhận, thư giãn và quan sát bất kỳ điều gì xảy ra cho dù là tốt hay xấu.

10. Sẽ là không công bằng nếu chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt và không muốn có những kinh nghiệm khó chịu xảy ra (cho dù là nhỏ nhất).

11. Đừng hành thiền với tâm mong cầu điều gì xảy ra.
Mong cầu điều gì chỉ làm cho tâm thêm căng thẳng và mệt mỏi.

12. Pháp hành sẽ không còn đúng nếu chúng ta cố gắng tạo ra kinh nghiệm mà mình mong muốn. Hãy chỉ hay biết và quan sát những gì đang xảy ra đúng với bản chất của nó.

13. Nếu thấy tâm mệt mỏi nghĩa là có sự mất quân bình.
Việc hành thiền sẽ trở nên khó khăn nếu tâm bị căng thẳng.
Khi tâm hay thân mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thái độ chân chánh trong việc quan sát hay không?

14. Tâm và thân phải được thoải mái.
Tâm thiền phải luôn thư giãn và bình an.
Tâm nhẹ nhàng, đơn thuần sẽ giúp cho việc hành thiền tốt đẹp.

15. Hãy tự hỏi:
Tâm đang làm gì?
Đang suy nghĩ hay đang hay biết?

16. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ.
Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm suy nghĩ, mà để nhận ra suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh.

17. Tâm quan sát có sự hay biết một cách sâu sắc hay chỉ hời hợt?

18. Không cần loại bỏ phiền não.
Chỉ cần hay biết, ghi nhận phiền não khi chúng sinh khởi, vì mục đích của việc hành thiền là quan sát và học hỏi bản chất của phiền não và các hiện tượng diễn ra trên tâm và thân.

19. Đối tượng không quan trọng.
Tâm ở đằng sau đang quan sát đối tượng thì quan trọng hơn.

20. Chỉ khi có chánh tín (saddha), chánh tinh tấn (viriya) mới sinh khởi.
Chỉ khi có chánh tinh tấn, chánh niệm (sati) sẽ liên tục.
Chỉ khi chánh niệm liên tục, chánh định (samadhi) mới được thiết lập.
Chỉ khi chánh định được thiết lập, sự hiểu biết thực sự mới đến.
Khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin sẽ được tăng trưởng.

21. Chỉ quan sát những gì đang xảy ra trong thời khắc hiện tại.
Không trở lui về quá khứ, mà cũng không hướng đến tương lai./.
.


Cần nhập tâm những hiểu biết căn bản này để có thể đi xa trên con đường thiên lý.

Bạn hãy liên tục cập nhật thông tin để nhận ra con đường "tắt" cho các vấn đề của bạn...
UPani
QUOTE(Diệu Minh @ Jun 22 2012, 05:44 AM) *
20. Chỉ khi có đức tin (Saddha), tinh tấn (Viriya) mới sinh khởi.
Chỉ khi có tinh tấn, niệm (Sati) sẽ liên tục.
Chỉ khi niệm liên tục, định (Samadhi) mới được thiết lập.
Chỉ khi định được thiết lập, sự hiểu biết thực sự mới đến.
khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin sẽ được tăng trưởng.


Cô có thể giải thích mấy câu này không?
Diệu Minh
tinh tấn= cố gắng một cách đúng mức thực hành các thiện Pháp, ví du: nếu không muốn đi thiền hành? thì hỏi xem tại sao không muốn đi? và tự khuyên nhủ mình đây là một thiện Pháp cần làm để phát triển các phẩm chất tâm cao thượng... khi cô nhập thất, tự dưng cô cũng không muốn đi thiền hành: cô niệm thầm trong đầu - "sân', "sân", tức là "không muốn đi", "không muốn đi"... rồi tôi nhận thấy một cái tâm nó tự nhủ" vào thiền viện chỉ có thiền hành và thiền ngồi là thiện Pháp nên phải bồi đắp... và tự dưng tôi nguyện đi thiền hành để hồi hướng phước cho bố tôi đã mất, vì yêu bố nên tôi chịu khó đi thiền hành... chúng ta phải làm sao tăng trường thiện Pháp tinh tấn vì con người chúng ta thường giải đãi ưa thích những điều hầu như chỉ đem lại cho ta khổ đau "trá hình trong cái cảm giác "sung sướng" giả tạo... cũng như chả muốn làm việc nhưng làm việc có tiền nuôi con nên nhiều bà mẹ đã làm được những việc mà nếu không có con họ chả bao giờ chịu khó được như thế...

NIỆM = sati là ghi nhận liên tục trạng thái tâm sinh khởi khi lục căn tiếp xúc lục trần... sinh ra lục thức, vì lục thức sinh khởi liên tục nên phải nhận ra = ghi nhận kịp thời...

Tâm chánh niệm trên đối tượng (đối tượng thuộc về thiền chỉ - khái niệm, sẽ sinh ra định tâm mạnh mẽ, tâm ổn cố, an tịnh sẽ dễ sinh ra định lực, năng lực của định này có thể gọi là các tầng thiền, cận định, an chỉ định...; còn đối tượng thuộc về thiền quán - tức là tâm chánh niệm trên các đối tượng thuộc về Pháp chân đế như là nóng lạnh, chuyển động, cứng mềm, âm thanh... sẽ sản sinh ra cái gọi là satna định).
Chỉ có satna định mới sinh ra trí tuệ tự nhiên.

Diệu Minh
Phần này trích trong quyển sách quí "Mật tông Yoga kriya", do nhà thơ Vương Từ mang từ Mỹ về, VN chả có những quyển sách hay như thế, thật là phước báu... tôi nhận ra có sự tu thiền Vipassana ở đây và nó trở nên dễ hiểu vô cùng cho giới trẻ, vì thế tôi nhờ một bạn trẻ tên Hồng gõ vi tính đưa lên mạng mà chưa "lược giải"... mong bạn có thể nhớ và hiểu thế nào là "đang quan sát tâm" rồi...


Quán sát
Một trong những trường phái triết học chánh yếu tại phương Tây dựa vào câu nói thời danh của Descartes: “ Tôi suy tư vậy thì tôi hiện diện”. Với tiền đề này, truyền thống tâm linh Tây phương nhảy lùi một bước lớn về phía sau. Theo truyền thống tâm linh Đông phương, câu nói có thể được cải biến thành: “ Tôi không suy nghĩ cho nên tôi hiện hữu”. Tiếp tục tập luyện công phu Mật Tông Yoga Kriya sẽ đưa thêm lý chứng cho nền tảng minh triết phương Đông. “Ta” không phải là tư tưởng của ta. Hay nói sâu xa hơn “Ta” chẳng thể phát biểu gì về cái “Ta” nghĩ cả.
Tôi nhớ lại hai chục năm trước đây lần đầu tiên đọc được câu khẳng định: “Bạn không phải là tư tưởng của bạn”. Thì tôi hoàn toàn không tin chút nào cả. Điều khôi hài là sự suy tư về câu nói nọ đã phát động một tràng huyên náo của tiến trình tư tưởng: “Tôi là ai” nếu “Tôi không phải là tư tưởng của tôi”. Thế nhưng cái đó có phải là một tư tưởng không? Tại sao “Tôi” không thể nào suy nghĩ về bản thân mình được? Thế cái gì suy nghĩ nếu “Tôi” không suy nghĩ nữa? Cái “Tôi” còn đó không khi “Tôi” không suy nghĩ nữa? Tư tưởng là gì? Tư tưởng có thể nào nghĩ về sự vắng bặt tư tưởng không? Chỉ cần nêu nhưng câu hỏi lên là bạn bắt đầu con đường tìm kiếm tâm linh hay dẫn đến sự hỗn loạn ghê gớm vì lẽ câu trả lời không thể diễn đạt qua từ ngữ được.
Một trong những dụng cụ vô giá để tìm hiểu cái khái niệm trên là dụng cụ giúp ta hình thành trạng thái quán sát của ý thức từ đó “Bạn” có thể quán sát chính tư tưởng của bạn. Ta có khả năng nhận biết được ta đang nghĩ gì khi trạng thái này được xuất hiện. Điều này giống như thể ta đứng cách biệt khỏi quá trình tư tưởng của mình như người ngồi trên xe ngắm nhìn phong cảnh hai bên đường. Hãy thử bài tập sau đây.
Thư giãn toàn thân bằng ba hơi thở sau với kỹ thuật Ujjayi. Bây giờ bạn nghĩ đến câu: “Tôi không phải là tư tưởng này”. Cứ lập đi lập lại như vậy, mỗi lần càng chậm hơn. Khi bạn cố ý lập lại với tốc độ chậm hơn, hãy để ý xem bạn có nhận thấy một nơi chốn bên trong từ đó bạn nhìn thấy mình đang niệm câu nói trên chậm hẳn lại. Nơi chốn này có thể được cảm nhận như là sự nhận biết rằng mình đang làm như vậy. Bạn có thể nhận ra điểm này dễ nhất tại thời gian giữa hai chữ khi mà bạn niệm với tốc độ chậm nhất. Hãy tiếp tục làm chậm hơn cho đến khi nào các tư tưởng khác bắt đầu nổi lên tại điểm dừng giữa hai chữ.
Mật Tông Yoga Kriya mài dũa khả năng cho phép ta nhận biết được chính tư tưởng của mình. Ở ngay bài học đầu tiên tôi đã nhấn mạnh rằng Mật Tông Yoga Kriya không chủ trương ngăn cản tiến trình tư tưởng. Thay vào đó ta chuyển sự chú tâm vào hơi thở qua các luân xa và đường kinh. Mặc dù lúc đầu ta có thể thực hiện các Kriya với các tư tưởng chỉ dẫn, nhưng đến lúc nào đó Kriya biến thành tự động như lúc bạn lái xe vậy. Tuy nhiên ta vẫn nhận biết được sự di chuyển của sự tập trung dù rằng lúc đó các tư tưởng, cảm giác khác có thể nổi lên.
Bây giờ tôi mong bạn luyện tập, nuôi dưỡng trạng thái quán sát suốt ngày, nhận thức được mình đang nghĩ gì ngay lúc tư tưởng phát khởi. Quán sát bạn đang nói. Quán sát bạn đang cười. Quán sát thái độ, xung động mình thay đổi. Trừ phi bạn bắt đầu quán sát tư tưởng, bạn không nhận thức được một tư tưởng cho đến khi nó đã khởi lên rồi. Nhờ luyện tập ta có thể nhận thức được một tư tưởng trong khi nó đang phát khởi lên. Khi đạt được như vậy ta có thể thay đổi một tư tưởng, thậm chí chấm dứt nó trước khi nó hoàn tất. Điều này trở thành chất xúc tác cho nhiều biến đổi quan trọng trong sự suy nghĩ và dạng thức hành động của ta. Thế nhưng một điều rất lý thú khác xảy ra khi ta đạt đến trạng thái quán sát đó. Ta thể nghiệm được sự kiện là ta khác biệt với các tư tưởng của ta.
Mô thức tư tưởng
Nền văn hóa mà ta thu nhận quyết định rất nhiều nội dung tư tưởng của ta. Văn hóa quyết định các giá trị, hệ thống tín ngưỡng và cung các ứng xử hành động của ta. Sự suy nghĩ đánh giá của ta về nhiều vấn đề hầu như tự động. Đó là lý do tại sao Gurdjieff gọi con người là những “Bộ máy” chẳng những đơn thuần là ta rất máy móc trong tư tưởng và hành động, mà còn là chúng ta không thể nào kiểm soát hoàn toàn tư tưởng và hành động nữa. Thế những cái “ Tôi” sẵn sàng mau chóng tiến lên để nhận công lao. Hay nói cụ thể hơn là một trong những giọng nói đã lớn tiếng nhất. Thật là hỗn loạn nếu nhiều giọng nói có cùng trọng lượng ngang nhau, không ai trội hơn ai. Nhiều giọng nói đưa ra lời khuyên, có giọng lại ban ra mệnh lệnh, giọng khác lại phê phán hành vi cư xử của ta. Có giọng lại giống hệt như lời nói của bố hay mẹ bạn. Ta nên chiều theo giọng nói nào? Giọng nói nào là giọng nói của chính ta?
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là không có giọng nói nào cả. Chúng ta không phải là các giọng nói ầm ĩ huyên náo trong đầu ta.
Muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, bạn cần hiểu rõ một mô thức của người tư tưởng của bạn. Mô thức này bao gồm các tầng sau đây: Kích thích bên ngoài, tư tưởng và phản ứng nhận thức, trục chuyển tiền ý thức và phi ngôn ngữ, bản năng và xung lực sáng tạo. Đó là cái vòng đồng tâm bao quanh cái “Nòng cốt”.
Con người ta liên tục nhận được các tác nhân kích thích đến từ thế giới bên ngoài qua các giác quan. Mục tiêu chánh yếu của sự suy tư nhận thức là cơ thể phản ứng và đối với những tác nhân kích thích này. Nhiều phản ứng cần có câu trả lời qua ngôn ngữ, số còn lại có thể phản ứng bằng các hành vi tự động hay thói quen. Những giọng nói mà ta nghe trong đầu là các suy nghĩ nhận thức phản ứng lại với các tác nhận kích thích bên ngoài. Nhưng mỗi giọng nói còn có kèm thêm một phần cảm xúc nữa.
Trục chuyển
Đằng sau các suy nghĩ nhận biết còn có một cơ cấu phi ngôn ngữ gọi là trục chuyển. Đó là một hiện tượng tâm sinh lý xuất hiện trước khi tư tưởng phát khởi. Nó chỉ cần một phần triệu giây để xuất hiện. Nó “Định Hướng” cho các cảm xúc, nhận thức hay hành động kế tiếp của ta. “Ta” không phải là phản ứng phi ngôn ngữ này vì ta có thể quán sát tiến trình hành động của phản ứng phi ngôn ngữ này. Bao nhiêu sự kiện sảy ra trước khi một tư tưởng thực sự xuất hiện. Bản chất tâm lý của ta phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể cung cấp phản ứng thích hợp cho các kích thích bên ngoài. Trục chuyển ngăn chặn không cho kích thích bên ngoài đi quá sâu vào bên trong điểm “Nòng cốt” của bạn bằng cách đón trận nó lại và phát động một phản ứng thích hợp.
Nói theo lối nói của máy điện toán, trước khi máy “nghĩ” thì một chương trình nào đó phải chạy đã. Chương trình ngày càng phức tạp hơn. Dù là máy điện toán ngày càng nhanh, vẫn còn khoảng cách giữa lúc một chương trình được phát động cho đến lúc nó thực sự chạy. Trong khoảng khắc này ta có thể nói rằng: Máy điện toán đang tự nó sắp xếp để có thể “Nghĩ” theo cách mà chương trình đã định đoạt. Trí thông minh sinh học của con người thì rõ ràng hoạt động nhanh hơn máy điện toán nhanh nhất hiện nay. Nói cụ thể là tất cả các máy điện toán hiện đang có không cách nào bắt kịp khả năng hoạt động của bộ óc con người.
Trong khoảng sát na giữa lúc ta nhận được sự kích thích bên ngoài đến khi một tư tưởng phát động từ kích thích đó, tâm ta sắp xếp cơ cấu con người ta theo một chương trình hay mô thức đặc biệt. Đó là cái mà chúng tôi gọi là trục chuyển. Cái trục “Nòng Cốt” của ta không hề thay đổi chỉ có sự chuyển đổi bao quanh cái trục để chuẩn bị sắp xếp cho sự đáp ứng mà thôi. Nhưng điều này diễn ra quá nhanh kiến bạn không thể nhận biết được. Nếu bạn có thể quán sát được thì có thể bạn thấy rằng có sự chuyển động năng lượng và các cảm giác cụ thể kèm theo ngay trước khi cảm xúc hay tư tưởng nổi lên. Tiến trình tư tưởng xuất hiện ngay sau đó có “Phong vị” ngầm đặc thù của cái “Trục” phản ứng và chuyển.
Có một bài tập đơn giản giúp ta tập luyện cách thức quán sát quan năng tiền nhận thức của trục chuyển. Bài tập này cần có hai người. Một người làm hướng dẫn, người kia đóng vai người quan sát. Người hướng dẫn điều động các kinh nghiệm qua các lời chỉ dẫn. Mục đích của người quan sát là nhận biết những cảm giác hay bất kỳ sự chuyển động năng lượng nào khởi lên trong cơ cấu Thân/Tâm. Tốt nhất là hai người đều nhắm mắt lại.
Lúc đầu người hướng dẫn đưa người kia vào sự thư giãn ngắn, gồm các mệnh lệnh như: “Nhắm mắt lại. Hít hơi thở vào thật sâu và thở ra – nhưng nghe thấy tiếng thở. Lại hít vào và thở dài ra. Hít vào, thở dài”. Tạm ngưng một lát để người kia đi vào trạng thái chuẩn bị quán sát. Cứ cách khoảng mười lăm giây, người hướng dẫn sẽ đề cập đến một trong các tình trạng sau:
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy những khỉ.
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy con nít đang khóc.
– Bạn đang ở trong căn phòng đầy trẻ con.
– Bạn đang ở trong căn phòng với mẹ bạn.
– Bạn đang ở trong căn phòng với bố bạn.
– Bạn đang ở trong căn phòng với người bạn yêu.
– Bạn đang ở trong căn phòng với người đàn ông trần truồng.
– Bạn đang ở trong căn phòng với người đàn bà trần truồng.
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người da đen.
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy người Mỹ.
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy các bà lão.
– Bạn đang ở trong căn phòng với người đang hấp hối.
– Bạn đang ở trong căn phòng có đầy xác người chết.
– Bạn đang ở trong căn phòng tối đen như mực.
– Bạn đang ở trong căn phòng có thắp rất nhiều nến trắng.
Mười lăm giây là khoảng thời gian tạm đủ để bạn ghi nhận những gì xuất hiện trước khi bạn đắm mình vào căn phòng mới hay dựng lên một câu chuyện.
Hãy ghi nhận các phản ứng phi ngôn ngữ. Hãy ghi nhận tất cả các cảm giác trên người. Có nơi nào tự nhiên gồng cứng lên không? Có nơi nào cảm thấy trống rỗng không? Bạn có thấy nóng lên ở nơi nào không? Một số các trường hợp trên không tạo ra phản ứng gì rõ rệt nơi bạn cả. Song có những trường hợp làm bạn phản ứng hết sức mạnh mẽ. Bạn có thể thấy những thiên kiếp lộ liễu hay tế nhị phát khởi và tư tưởng nối theo cảm giác nhanh như thế nào. Sự thay đổi nhanh chóng này cũng cho phép bạn nhận biết xem bạn có thay đổi từ trạng thái vui vẻ sang trạng thái khó chịu nhanh như thế nào. Một khi bạn có thể quan sát được các phản ứng của bạn thì bạn hiểu ngay rằng mình không phải là các phản ứng đó. Tham dự vào quá trình này giúp bạn sờ mó được cái mà trước đó là các phản ứng máy móc và bị quy định. Tình trạng quy định tiền ngôn ngữ này được thành lập như thế nào là đề tài nghiên cứu sâu rộng của các nhà tâm lý học hiện đại. Sự thách thức đối với tiến trình tập luyện là làm sao phá vỡ dạng thức này, nếu bạn thực sự muốn vượt qua nó để chứng nghiệm được tiềm năng to lớn hơn.
Quan sát giống như xem xi nê. Bạn dần dần tham dự vào cốt truyện, tình tiết và nhân vật. Rồi có một lúc bạn nhớ rằng mình đang ngồi trong rạp xem xi nê. Rồi bạn thấy có luồng ánh sáng chiếu rọi các hạt bụi bay trong không khí. Bạn quay đầu lại để thấy ánh sáng phát ra từ cánh cửa nhỏ trên vách tường phía sau. Bạn mơ hồ thấy có những cử động sau cánh cửa đó và biết rằng có người nào đó đang điều khiển máy chiếu phim. Cuốn phim tượng trưng cho các tư tưởng của bạn, luôn luôn phóng lên tấm phông của tâm não. Các tình tiết éo le là các cảm xúc của bạn đan dệt liên tục với nội dung của tâm não. Máy chiếu phim và ánh sáng tượng trưng cho sự đáp ứng tiền ngôn ngữ mà sắp xếp lại cấu tạo tâm thân của bạn trước khi tư tưởng và cảm xúc nổi lên. Người điều khiển máy chiếu phim là tác nhân kích thích vốn phát khởi dạng thức đáp ứng bị quy định. Bạn không phải là cuộn phim dù là ý tưởng hay nội dung cảm xúc. Bạn không phải là máy chiếu phim, bạn cũng không phải là người chiếu phim. Bạn cũng chẳng ngồi trong rạp. Đó chỉ là nơi chốn để quan sát thí nghiệm này. Muốn làm ngưng cuộn phim bạn phải ngưng người điều khiển máy chiếu phim. Đó là sự thách thức nội tại của bạn.
Trực giác
Dưới lớp trục chuyển là sự trào vọt liên tục của các xung lực sáng tạo hay trực giác. Linh cảm phát xuất từ bên trong thay vì đến từ thế giới bên ngoài. Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã có lúc sảng khoái reo to “Đúng rồi” ở những điểm khác nhau trong đời. Nếu bạn bị một vấn đề nào đó buộc phải giải quyết mà chẳng kiếm được biện pháp thỏa đáng, bỏ quên nó trong một khoảng thời gian ngắn đôi lúc lại có lợi. Khi đó, trong lúc làm một việc gì khác hoàn toàn không liên quan đến bài toán hóc búa nọ hay bạn chỉ đang ngồi nghỉ thoái mái, một ngọn đèn đột nhiên chiếu rọi tâm trí ta với câu trả lời thích hợp. Linh cảm này phát động một loạt suy nghĩ để mang lại cách giải quyết vấn đề.
Làm sao tận dụng được lớp trực giác sáng tạo này là mục tiêu của bao chuyên gia, kể cả nghệ sỹ và nhạc sỹ. Người ta thường nói rằng đàn bà nhiều trực giác hơn đàn ông. Nhưng ai ai cũng có thể vun bồi khả năng này qua các bài tập thư giãn và thiền định. Chìa khóa là ở chỗ giải trừ khỏi các huyên náo tư tưởng ầm ĩ liên tục và các bề tắc xúc cảm càng nhiều càng tốt. Từ chỗ yên lặng mênh mang, ánh sáng liễu ngộ bày tỏ.
Tại trung tâm của bản tính con người là cái “Nòng cốt” mà ta không thể nào diễn tả, mô tả bằng từ ngữ được. Đó là nòng cốt huyền nhiệm. Nơi đó không hề tư tưởng hay hình ảnh móng đọng dù là nhận thức hay tiền nhận thức. Nhưng ngay tự phần nòng cốt, ta chẳng phải vô tâm vì ta có thể ý thức về nơi đó. Chính phần nòng cốt là cái huy động thần tình trong con người. Nó tinh khiết. Nó là Thể Tính.
Trẻ sơ sinh không có cấu trúc tư tưởng quanh phần nòng cốt. Đến khoảng lên sáu thì lớp trục chuyển đã hoàn thành bao quanh phần nòng cốt và liên tục bành trướng trong hàng chục năm. Sự chọn lựa của chúng ta như là một môn đồ Mật Tông Yoga Kriya là giải từ tình trạng điều kiện hóa của ta, là mang chiếu rọi ánh sáng ý thức vào từng cử động vào từng phản ứng có điều kiện. Làm như vậy ta mới có thể thể nghiệm được phần nòng cốt trong ta, phần nòng cốt của đời sống ta. Làm như vậy ta mới có thể nhìn ngắm thế giới như cái gì mới lạ và tươi mát như là qua đôi mắt của trẻ sơ sinh.
Sự tham dự chủ động
quán sát là phương pháp thụ động để nhận biết tâm não xung động liên tục như thế nào. Nhưng còn có tiến trình chủ động của sự tham dự tâm não. Thứ nhất, bạn phải thực tập quán sát và nhận biết sự hoạt động của trục chuyển. Sau đó bạn mới có thể cố gắng can thiệp và cố làm ngưng những dạng thức tư tưởng cụ thể. Hãy để ý đến các tư tưởng cứ lập đi lập lại mãi trong thời gian dài. Thông thường đó là kết quả của sự xao động về cảm xúc. Thí dụ như đang lái xe bị xe khác cắt ngang trước mặt làm ta lầm bầm nguyền rủa. Câu chửi có thể lập đi lập lại nhiều lần sau khi sự kiện xảy ra. Hãy chỉ cần nhận biết về tư tưởng đó ngay sau khi nó xuất hiện. Lúc này bạn cố gắng chặn ngang tư tưởng ngay lúc nó vừa phát khởi, nghĩa là không cho nó được hoàn tất. Điều này cần đến “Ý Lực”. Ý lực là nguồn lực vượt ngoài dạng thức máy móc của bạn. Ý tưởng nọ lại tiếp tục lập lại lần nữa. Khi đó bạn cố gắng chận nó lại càng lúc càng gần với điểm bắt đầu của câu nói. Chặn ý tưởng đó từ chữ đầu tiên, chặn nó lại từ âm đầu tiên. Chặn nó lại ngay trước âm đầu tiên. Đạt đến điểm này, bạn có thể thấy khoảng thời gian “Mênh mông” trước khi một ý tưởng phát động. Đó là nơi chốn tiền ngôn ngữ của sự suy nghĩ, lúc mà dạng thức và chương trình được thành lập để phóng ra ý tưởng. Muốn thành công trong công việc loại trừ tư tưởng ra khỏi sự huyên thuyên của tâm não ta phải nhận thức được lúc mà toàn thể dạng thức được phát động. Một khi sự nhận biết của ta đều nhịp với khoảng thời gian tiền – phát – ngôn này, ta sẽ có “Cảm nhận” là tư tưởng sắp phát động và quả như vậy. Bạn sẽ thành công nếu bạn có được cảm nhận đó và bạn quyết định không cho tư tưởng phát lộ. Đến được trạng thái này thì toàn thể quá trình dạng thức hóa sụp đổ. “Tiến trình tự động sản xuất tư tưởng” bị gián đoạn và bạn thoát khỏi sự lệ thuộc vào nó.
Phần lớn các tư tưởng và hành vi của ta bị chương trình hóa vào tâm não mà ta không hề biết. Phần lớn việc này xảy đến trước lúc ta lên mười. Nội dung bao gồm các giá trị, tín ngưỡng, thiên kiến và sợ hãi. Bố mẹ, nhà thờ, trường học, bạn bè, TV ban cho ta những nội dung đó. Những gì ta tin tưởng không hẳn là những gì ta sẽ tin tưởng nên ta có được quyền quyết định. Đó có thể là cái mà bố mẹ ta, linh mục hay mục sư hay anh bạn hàng xóm của ta tin tưởng. Một phần của sự tăng trưởng tâm linh nằm ở chỗ tra xét kỹ các tín ngưỡng của ta và thật sự chọn lựa giá trị nào mà ta thấy thích hợp. Sự tập luyện Mật Tông khuyến khích quá trình tái thẩm định và giải trừ tình trạng điều kiện hóa. Nhiều giá trị và nguyên lý Mật Tông hoàn toàn khác hẳn với cái mà ta được nuôi dạy. Một cái gì đó sâu bên trong ta thúc giục ta thoát khỏi những gì ta không lựa chọn cho chính ta. Sự khác biệt này tạo thành sự căng thẳng thường trực vốn là căn bản cho sự tăng trưởng tâm linh như vậy.
Diệu Minh
Chương III:

Thiền niệm Ân Đức Phật:


http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=4344

Chương IV:

Đả thông khí huyết:

- Sử dụng Loại "Dịch cân kinh" của phái Vô Vi: còn gọi là THỂ DỤC TRỢ LUÂN mục đích của nó là để giúp khai mở luân xa,
Chúng tôi chấm điểm loại thực hành này, phù hợp cho tử người dở hơi, người hay quên, người yếu kém về sức khỏe.... cho tới người khỏe mạnh thực tập đều tốt tuyệt vời...

- Mỗi khi tôi thực hành công pháp này tôi thường ợ hơi ra miệng rất là to và nhiều, ợ cả lối trên và lối dưới... vì thế, đây là phương tiện thiện xảo cho thời đại mới...

- Sau đó tôi thường quay theo chiều kim đồng hồ bài tập đầu tiên của SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ của Tây Tạng...
với người ốm yếu thì bắt đầu bằng 1 vòng đầu tiên quay hết sức từ từ và chỉ quay 1 vòng, rồi từ từ mỗi ngày nhích lên một chút... để tránh trường hợp chóng mặt bạn có thể "để mắt" đọng lại vào MỘT ĐIỂM nào đó cố định... cho mỗi vòng quay...
Diệu Minh
Phần vẫy tay này la công pháp của môn THIỀN VÔ VI mà tôi đã từng tập rồi bỏ qua, nay tập lại MỘT CHIÊU này thôi thấy hơi ở trong bụng thoát ra trong khi tập làm bụng tôi xẹp rất nhanh, cảm giác hơi thoát ra khỏi miệng phải bằng quả bưởi to, rất kỳ diệu..
Sau đó tôi quay tròn giang tay kiểu giống trong quyển SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ
member
member
Diệu Minh
Hàng năm từ nay chúng ta có 2 ngày hội: một là ngày giỗ của tiên sinh, hai là ngày sinh nhật của tiên sinh,

Sẽ có nhiều trò vui chơi và lễ hội tưng bừng, đàn hát và cả tổ chức các chuyến đi chơi lẫy lừng tưng bừng đi làm phước và đi tu tập đúng kiểu THIỀN ĐI CHƠI - mời các bạn tham gia, chương trình ưu tiên dành cho các bạn thực dưỡng lâu năm, tham gia sản xuất và cung cấp những thức ăn tin cậy cho bà con.

Người nào làm lâu trong ngành này và có công đức, sẽ được đi chơi miễn phí và được bao trọn gói mỗi chuyến đi từ tiền tầu xe, và nơi ăn trốn ở...

Chúng tôi đang đi tìm xem bạn có phải là người chuyên đi quảng bá thực dưỡng lâu nay không để mời bạn được thưởng thức các chuyến đi chơi như ngày hội lớn của thực dưỡng...
member












member


Diệu Minh
Cảm ơn Cô và đồng nghiệp đã có ngày học tập thêm ý nghĩa ah. Làm cơm hôm qua đầy đủ và ngon ah.

Nhận xét của thầy Minh Hải - sư ông đại đệ tử của thầy Thanh Phương trụ trì chùa Sủi.

Thầy Thông Châu thì lại phát biểu: muốn định cư lâu dài ở HN vì thức ăn của nhà tôi rất phù hợp, rất tốt cho thầy.
member


























member
member


member

















Nguồn nước mát lạnh chảy từ trong lòng núi ra nên ai cũng phải xin tí năng lượng của con suối nhỏ này, tuy nhỏ nhưng cực chất lượng, đi vào chùa Hương mùa hè mà không được tắm ở đây chỉ được tính là đi 40-60% sự sung sướng mà thôi, mà còn phải vào chợ bến Đục sáng sớm ăn bánh đa kê nữa mới đủ độ sướng nhé.
















Ôi giếng chén, 12 người, 2 trẻ em, sống 3 ngày cực khoái! cậu H một nhân vật mới toanh không dám khoe kẻo tụi HF nó lại buộc giàng cậu ta... và lôi kéo vào các chương trình của nó... he he... tôi không khoe ai như khoe ông bà Ando và khoe như là thầy Tuấn nữa ... he he khoe đứa nào nó vồ ngay đứa đó... he he, vồ thì tôi nhả ngay ra cho nó lành cho nó đ nhiều tự do tự tại hơn... nhưng cậu này dặn tôi không đ khoe cậu ấy... nó chọc vào đúng cái NÚT bấm của tương giao, và thế là cả sàn nhà mọi người cười bò lăn bò càng ra. Cười tới tận đáy ruột... vô cùng hưng phấn và cực khoái tới mức tôi chả còn nhớ tới việc cầm điện thoại mà chụp lại, có hai cách không thể chụp: một là quá chán hai là quá khoái khoái quá quên hết tất cả: mai vui quên hết lời em dặn dò mà... lần này đi vào núi 10 nam, chỉ có 2 nữ, đi xa mà chỉ toàn nam... trước thì lúc nào cũng nữ nhiều hơn... tôi cầu nguyện với chư thiên núi rừng và như thế chuyến đi thật là tuyệt vời về đủ mọi phương diện.

Một người bạn mới khác nhắc tôi là phải dặn kẻo tụi HF nó lại mò vào giếng chén??? he he, để tôi dặn cậu Tuấn trường Y và bà Lý... hai người đó thân với tụi HF, tụi nó chắc không khoái cái kiểu leo chèo khó nhọc thế đâu, nó chắc thích Resort hơn vì có toilet để nó đi tiểu đêm hai lần cho nó tiện!

Mọi người được tôi chăm sóc chu đáo đi ở và ăn uống... nên đều khoái cực!
member


Diệu Minh
Lễ hội là một phần trong đời sống của những người làm và sống theo phương pháp thực dưỡng, tiên sinh Ohsawa có nói: các bạn phải nhảy nhót trên các mái nhà... nay đủ duyên lành chúng tôi nhờ ơn trên gia hộ sẽ cho triển khai trên diện rộng và các vị sư chân tu ở các chùa chiền đều hết lòng ủng hộ. Các bạn hữu xa gần đều đồng thanh reo vui trong phước lành và sẵn sàng đón nhận cộng đồng của những người ăn gạo lứt và hướng tâm tới HÒA BÌNH và SỨC KHỎE.

Ngày mai là ngày chúng tôi mời ông bà Ando người Nhật tới dự ngày lễ hội hoan ca này, ông Ando sẽ giảng dạy vài điều lành và bà Yuri dạy cho vài món ăn và chúng tôi cũng sẽ chia sẻ vài món ăn thực dưỡng mà do duyên lành mà chúng tôi nhận chân ra được.

Bắt đầu lúc 9h sáng và ăn trưa xong chúng tôi đã cho thuê xe đưa tất cả những ai có thể đi để tới thăm chùa Sủi, vừa thăm chùa vừa tiếp tục sự học hỏi của chúng ta với các phật tử ở đó đang là ngày cuối cùng của khóa tu 3 ngày của chùa. Đây là điểm kết nối vô cùng hạnh phúc giữa những người thanh tâm và mát tâm cùng là một nơi đáng để đến.

Từ trường chùa cũ tại đó rất tuyệt vời dành cho những người bạn nào nhạy cảm có thể tự khám phá.

Thầy Thanh Phương trụ trì và các vị sư ở đó đều rất tuyệt vời đều là những người bạn cực thiện lành của chúng ta.

Chúng tôi nhận được thông điệp tâm linh: dạy thực dưỡng cho người tu thiền và dạy thiền cho người gạo lứt, nay chính thức chương trình lễ hội này được triển khai một cách sống lành mạnh hướng thiện và được sự che trở của Tam Bảo trong vũ trụ đang vận động.
Sẽ có các món ăn... trò chuyện với ông bà Ando Yuri, và đặc biệt là các bài tập rung lắc trong bầu khí từ ái của các vị sư ở chùa... giúp chúng ta từ một tảng đá về năng lượng sẽ được từ từ tan chảy dần ra với vũ trụ bao la hòa cùng muôn vật trên trái đất. Chúng ta phải nhận ra bằng được, chúng nghiệm được chúng ta vốn là MỘT về mặt năng lượng ở mức tuyệt đối, sẽ được sử dụng loại năng lượng của tinh khí thần này để giúp cho chúng ta thực sự cảm thấy phúc lạc trong thân và tâm.
Kính báo,

Đồng thời từ này vào những ngày thứ 6 hàng tuần sẽ luôn luôn có nhiều các loại hoa quả tươi mới và các loại bánh trái kết tập để tạo thành chợ phiên cho các bạn đi hội chợ mini tại nhà tôi.

Hôm nay chúng tôi đã có thêm mặt hàng: táo Mỹ sạch, nhập trực tiếp lấy qua đường đại sứ quán Mỹ giá 20k/1 quả.
Rất mong được gặp lại các bạn.
Chúc vui an lành.
member























Diệu Minh
Em linh cảm ông Ando thích ăn lạc = đậu phụng luộc; em mua 300 gam lạc sống họ mới dỡ để ninh lâu trên bếp v chút muối, trong bữa trưa nay; rất thú vị vì ông đó đã bốc ăn ngon lành và kể bố ông đó có ruộng lạc, từ bé ông đã gắn bó v việc ăn lạc! Mọi ng rất ngạc nhiên vì tài nấu ăn theo trực giác của em đáp ứng nguyện vọng sâu kín trong tâm ng ăn chứ k phải nấu bằng cái đầu óc tâm trí!!! Bữa trưa nay thật là xúc động, mọi ng í, tất cả đang chuẩn bị ăn phở thì có 1 bệnh nhân từ Thanh Hoá ra HN đúng lúc phở đ múc vào bát và Tuấn còn đang lúi húi trong bếp; ng kia vừa ló mặt em kêu ngồi ngay vào bàn ăn ngay bát phở; nhưng nó lại hỏi han nhiều thứ ngay tại bàn ăn em vừa sửa sang lại phòng ăn chút; thấy thế em nháy Trường lấy cho nó cái bàn con mình nó ngồi ăn trong im lặng giữa phòng bán hàng; còn Tuấn thì làm thêm bát phở khác... Mọi ng tiếp tục ăn trong tương giao vui vẻ và em đã bảo tụi nó lấy cái hộp đep mang về cho bà Yuri mấy món thức ăn, trong đó có món nem cuốn bằng vỏ là bánh đa nem - chả giò bằng bột gạo lứt - hàng mới do một công ty nào đó nó làm; he he, em kể là lần sang Miến em cũng đi mua lạc luộc ăn và tự dưng tâm em nó nhớ thầy

Và em mang lạc lên tầng 2 nơi thầy sẽ ngồi ăn em đặt lạc luộc vào đó. Sư cô Tấn Lực thấy vậy bảo em: cô Trâm biết thầy thích ăn lạc luộc à? Mà thực ra em chỉ là trực giác cảm ứng thôi. Ở đời đôi khi có những chuyện ra khỏi tâm trí. Hôm nay em cho ăn món phở và nem nha em ngon đã nổi tiếng.

Hai món ruột của ng Việt Nam! Với ng nước ngoài

Mình còn biếu đ 2 ông bà mấy tập bánh đa nem và 2 gói phở khô nhà mình ngon nổi tiếng ... Quên k cho thêm gói gia vị quế hồi, thảo quả.
Diệu Minh
Em thích cách nấu ăn theo trực giác và lựa theo ng ăn chứ k "theo ý kiến chủ quan" của riêng mình; vì phải nấu đạt đ tiêu chuẩn đó mới thực lý tưởng và em đã bước đầu đi theo hướng đó và luôn thành công; vừa nấu vừa căn chỉnh cho phù hợp; đôi khi nấu xong mình biết ngay nên làm sao tốt hơn lần vừa xong. Đó chính là con đ nấu ăn của tình yêu: hình như mình còn có thể làm tốt hơn? Hình như mình làm chưa đ ổn?

Nấu ăn như thế là nấu ăn ở mức lý tg nhất nghĩa là nếu cho ta cơ hội khác ta sẽ còn có thể làm tốt hơn thế.

Bà Matikapata nấu món ăn trúng phóc v từng tạng ng mà các vị tăng nhờ thế mà đắc đạo đắc quả vì đ ăn thức ăn thích hợp
Diệu Minh
Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định mà,
Hi,
Diệu Minh
Chiều mai lúc 1h30p ngày 31/5, sẽ có xe đưa đi chơi Hoà Lạc nhà anh chị Long Dung, và học nấu ăn cũng như học thiền trị liệu ở đó, bạn nào muốn đi tự động tới 113 Zennova, ngõ Núi Trúc, đi cùng mọi người, ai muốn ăn buffer thì tới sớm hơn cùng ăn trưa nhé.

Có 3 người mang theo trẻ em... ý của tôi là mỗi lần tôi tổ chức làm sao các bạn "bốc" được cả nhà cùng đi thì vui nhất, vì cả nhà đi chơi với nhau là dịp may hy hữu để có thể cùng thư giãn, chơi thôi...

Chúng tôi lưu ý nguồn dưỡng khí và nguồn nước sạch là điều quan trọng nhất, view cũng phải đẹp thoáng rộng nữa... những thứ đó giờ sao hiếm tệ?
member




















Diệu Minh
https://www.youtube.com/watch?v=bF5e2fpIEac
Diệu Minh
Chương trình Thiền gạo lứt của chúng tôi năm nay dự định sẽ tổ chức SỐNG VUI với nhau trong 3 ngày liên tiếp nhân dịp sinh nhật tiên sinh Ohsawa, dành cho một nhóm người hâm mộ con đường thực dưỡng và đang thực hành con đường thực dưỡng là bạn với chị Ngọc Trâm từ nhiều năm nay.

Sẽ tổ chức sống chung vào ngày 16-17-18/10 và sẽ tổ chức thành lệ hàng năm nhé: nếu sống chung 3 ngày thì chỉ nhận 30 người; còn ngày 18 là ngày chính thức sinh nhật (ngày chủ nhật) thì sẽ mời thật là đông và tổ chức ngoài thiên nhiên cho nó đúng tinh thần thực dưỡng, chúng tôi sẽ cho xe đón các bạn đi chơi vui một ngày...

Mọi đóng góp đều hoàn toàn tự nguyện, thế mới vui thật là vui ạ.

Buồn cười nhất là năm ngoái khi tôi tổ chức linh đình thì AI cũng TƯỞNG là tôi có tài trợ, và NGHĨ thế thấy tâm mình nó an ổn lắm nên ai cũng thích nghĩ như thế???? ha ha.... họ kháo nhau là có tiền tài trợ???? ha ha... họ như con đà điểu, và họ lại vẫn MUỐN sang năm tổ chức linh đình nữa, để tiếp tục nghĩ như thế cho nó SƯỚNG!? hà hà...

Diệu Minh
Đúng lúc tôi đang chuẩn bị thai nghén tổ chức tiệc sống vụi cho bà con gạo lứt khắp 5 châu vào dịp sinh nhật tiên sinh Ohsawa thì nhận ngay được thư của bạn Shugo, thực ra đây là ý kiến của một người đàn anh Thực dưỡng (xin được giấu tên, kẻo hở ra là ma nó cuỗm "mất"? nói về chuyện này với tôi từ cả gần 20 năm trước rồi, nay nó chỉ diễn ra mà thôi, đúng thiên ý ấy mà!), tôi định đưa anh ra ánh sáng như ông bà Ando, như là thầy Tuấn trường Y và chị tiến sĩ NT Thu Vinh... nhưng ngay lập tức những người này bị lợi dụng triệt để thái quá phục vụ mục đích kinh tế một cách quá đáng mất cả ý nghĩa sống vui... ai lại đi gửi thư mời học nấu ăn cho khắp các lượt bạn hữu của tôi kể cả người mới và người cũ, mà là ai dạy? là cái con mất dạy mắt có đuôi mí cụp xuống hai bên dạy??? ha ha, chúng nó bảo tôi chúng nó thích nhất là những người có danh có chức vụ cao trong xã hội để lấy đó làm chỗ dựa ne nẹt người và ra oai với người??? he he...

Còn tôi thì dựa vào phước của mình và nhờ ơn giời! tôi tin tưởng tuyệt đối vào quy luật của trật tự vũ trụ, tôi dựa vào ông trời! dựa vào TAM BẢO oai linh... con xin hết lòng thành kính quay về nương tựa Tam Bảo. Thiên hạ muốn trở thành người này người kia, tôi muốn tôi là KHÔNG AI CẢ, và tiên sinh bảo: muốn gì được nấy!

Tôi mời anh phát biểu để quay lại thì anh từ chối nói thiên cơ bất khả lậu tôi mừng quá vì chúng tôi quay lại được thời kỳ của Đức Phật của Đức Chúa: tâm truyền tâm ...tâm linh thực sự là một cuộc tình thì thầm vào tai nhau. Tôi được thì thầm vào tai cho nên tôi mới được như ngày nay và tôi đã quên đi cách trao truyền như thế nay tôi phải HỌC lại cách truyền trao theo lối của phương đông... he he... thiên hạ đang làm thực dưỡng theo lối phương tây, tôi là kết hợp của cả đông lẫn tây!

Con chào cô Trâm ạ!

Hôm qua bạn Shugo có nhắn tin cho con, nhờ con chuyển ý tưởng của bạn Shugo tới cô trong dịp sinh nhật của tiên sinh Ohsawa năm 2015 và muốn xin ý kiến phản hồi của cô, nội dung như sau ạ:

- We will make G.Ohsawa event in Tokyo, Hanoi, and USA at the same time. This is my appeal to the world. Isn't it cool?

(Con tạm dịch: Chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện sinh nhật ngài G.Ohsawa tại Tokyo, Hà Nội, và Mỹ cùng một thời điểm. Đây là lời kêu gọi của tôi đối với các bạn thực dưỡng trên thế giới. Bạn thấy ý tưởng này được không?)

- We Japan side are going to wear GO T-shirt and at the end of the event, we will take a group photo together with T-shirt on. We will post on Facebook or HP later with the message of gratitude toward George Ohsawa. I want your side to do the same, and we share the photos on facebook as a symbol of cultural exchange. What do you think? Can you pass this idea to Tram sensei?

(Phía Nhật Bản chúng tôi sẽ mặc áo G. Ohsawa và vào cuối buổi, chúng tôi sẽ chụp ảnh nhóm những người mặc áo GO rồi đăng lên Facebook hoặc trang web (?) với thông điệp tỏ lòng biết ơn đối với tiên sinh G. Ohsawa. Tôi mong muốn phía Việt Nam cũng làm tương tự như vậy, và chúng ta chia sẻ những hình ảnh này trên facebook như một biểu tượng của giao lưu văn hóa. Bạn nghĩ thế nào? Bạn có thể chuyển những ý tưởng này tới thày Trâm được không?)
Diệu Minh
Shugo đang chuẩn bị đi Đại hội Thực dưỡng George Ohsawa ở California, Mỹ tháng 7 này. Họ cũng có tổ chức George Ohsawa ở đó. Anh ấy đang kết hợp với họ để tổ chức sự kiện sinh nhật ở cả Nhật và VN.

Ý tưởng tổ chức cắm trại của chị nhân ngày sinh nhật tới thật tuyệt vời. Shugo vừa nhận được thư của ông Ando. Ông cũng nói sự kiện sinh nhật tổ chức đồng thời ở cả 3 nước là rất hay.
Diệu Minh
https://www.facebook.com/tramgaolut/allactivity
Diệu Minh
Hoạt động tháng 8: chương trình THIỀN GẠO LỨT

Thời gian: Chủ nhật, ngày 16/8/2015 từ 8h30’ đến 10h30’

Địa điểm: Nhà văn hóa phường Quan Hoa.

Số 28, ngõ 196 đường Cầu Giấy, rẽ vào đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài 200 mét thì nhìn sang bên phải là Nhà Văn Hóa phường Quan Hoa,
Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài song song với ngõ có nhà văn hóa.

Chủ đề: Chìa khóa để tự chăm sóc sức khỏe theo phương pháp thực dưỡng.

Thuyết trình: Ngọc Trâm.

Diệu Minh
Ngày hội của thực dưỡng hàng tháng ở chùa Pháp Vân:

Thầy Thích Thanh Huân trụ trì chùa Pháp Vân, đi qua bến xe Giáp Bát, mới gọi điện thoại cho tôi sáng nay nói rằng: từ nay chùa Pháp Vân hàng tháng sẽ tổ chức một ngày ăn chay và mời tôi và nhóm Thiền Gạo Lứt sẽ cùng sang đó lo cả về lý thuyết để quảng bá và lo cả về hậu cần: nghĩa là chúng ta có món ăn gì muốn chia sẻ thì cứ tự nhiên như nhiên? Các phật tử khác cũng vậy, ăn buffet, họ cũng mang thức ăn tới. Nếu thầy duy trì được điều này thì rất tốt, chúng tôi sẽ khuyến khích phật tử không nên ăn bột nêm…

Đây là dịp chúng tôi phổ biến cách làm món ăn thực dưỡng nữa nhé, các món ăn mới đang mùa sử dụng thế nào? ví dụ khoai sọ và các món ăn từ khoai sọ?

Bạn nào cần ăn 1 hạt trả 10.000 hạt thì đây là cơ hội để các bạn có thể “cho ra” và có thể chia sẻ tin mừng vì sao các bạn lại có thể khỏi bệnh thần kì nhờ thực dưỡng…

Lần này thầy sẽ tổ chức vào ngày 6/9/2015 (24/7), vậy mời bà con có mặt Pháp Vân để cùng với nhà chùa lo liệu về mảng ăn chay thực dưỡng nhé.
Diệu Minh
QUOTE(member @ Jul 21 2015, 09:03 PM) *


Nhà văn hoá đang làm lại nóc nhà; mời các bạn di chuyển tới UBNN phường ở 68 Dương Quảng Hàm nhé!
Diệu Minh
Xin lỗi bá tánh: xin đính chính lại là chùa Pháp Vân, chứ không phải là chùa Sủi nhé. Tôi nghe giọng nói của hai thầy hơi giống nhau (giọng trên điện thoại) nhưng vì lâu lâu không gặp các thầy và cũng ít nói chuyện trực tiếp nên tôi không phân biệt được giọng của các thầy, he he, bị một cú nhầm lẫn ra trò... chùa nào tôi cũng hay cúng dường thức ăn và đưa nhiều tài liệu về thực dưỡng, sách vở... tôi mong ước mời được thầy Thích Thanh Huân từ lâu tới nhà tôi, tối qua (thứ 6, ngày 6/8) thầy và chú lái xe tới thăm nhà tôi và thầy hoan hỉ tới và vui mừng thấy được những việc tôi làm, và tôi tiếp tục biếu thầy những thứ mà một nhà sư trụ trì cần có để trang bị kiến thức sống vui cho đệ tử của mình. Các thầy rất có vấn đề về sức khoẻ: đứng ở nhà tôi quan sát cửa hàng có một lúc mà thầy ngáp nhiều lần và bụng thầy quá bự... quả thật với những người như vậy mà mình cộng tác về thực dưỡng liệu có kết quả khả quan ???? thầy TTH rất mà mát tính và quí mến Phật tử dầu là nguyên thuỷ hay là bên bắc tông.

Hôm qua thầy Tuấn trường y tới nhà, tôi cũng thấy là thầy Tuấn chưa hiểu gì về âm và dương cũng như 7 nguyên lý và 12 định lý của TTVT, thật là nguy hiểm, nên thầy tư duy lan man không có mầu chốt! bị Ngọc nhà tôi chỉ lỗi thích đáng... tôi chợt nhận ra là tôi phải nói về điều này chứ không thì lỗi tại ta, lỗi tại ta...

Tôi biếu cả thùng sách nói với thầy là tuỳ thầy cho hay bán ở cửa hàng bán đồ tín ngưỡng trong chùa và nói rằng mỗi chùa đều nên có một "cửa hàng thực dưỡng" ngay trong chùa để quản lý nó đi theo chiều hướng của Trật Tự Vũ Trụ và cũng là thứ để bảo hộ Phật Pháp, nếu không làm thì cũng có người sẽ đến thuê nhà ở gần cửa chùa họ làm, và việc này ở Miền Nam họ làm nhiều rồi. Hoặc có một nhà nào đó ngay gần cổng chùa đông khách thập phương tới họ cũng sẽ làm vì đây là xu hướng của thời đại mới.

Nghe nói ở Nhật Bản, gần cửa chùa nổi tiếng nào cũng có quán ăn chay?

Ngày hội của thực dưỡng hàng tháng ở chùa Pháp Vân:

Thầy Thích Thanh Huân trụ trì chùa Pháp Vân, đi qua bến xe Giáp Bát, mới gọi điện thoại cho tôi sáng nay nói rằng: từ nay chùa Pháp Vân hàng tháng sẽ tổ chức một ngày ăn chay và mời tôi và nhóm Thiền Gạo Lứt sẽ cùng sang đó lo cả về lý thuyết để quảng bá và lo cả về hậu cần: nghĩa là chúng ta có món ăn gì muốn chia sẻ thì cứ tự nhiên như nhiên? Các phật tử khác cũng vậy, ăn buffet, họ cũng mang thức ăn tới. Nếu thầy duy trì được điều này thì rất tốt, chúng tôi sẽ khuyến khích phật tử không nên ăn bột nêm…

Đây là dịp chúng tôi phổ biến cách làm món ăn thực dưỡng nữa nhé, các món ăn mới đang mùa sử dụng thế nào? ví dụ khoai sọ và các món ăn từ khoai sọ?

Bạn nào cần ăn 1 hạt trả 10.000 hạt thì đây là cơ hội để các bạn có thể “cho ra” và có thể chia sẻ tin mừng vì sao các bạn lại có thể khỏi bệnh thần kì nhờ thực dưỡng…

Lần này thầy sẽ tổ chức vào ngày 9/8/2015, vậy mời bà con có mặt Pháp Vân để cùng với nhà chùa lo liệu về mảng ăn chay thực dưỡng nhé.

Vô cùng sám hối, chùa Pháp Vân cách trung tâm bờ hồ chỉ chưa tới 6-8km, rất gần cho nên nhiều người có thể tới.

Tôi đã định mời ông bà Ando tới đây để giảng dạy về nấu ăn thì nó mới được nhiều người nghe...

Và tôi có ý định mời những thầy, người anh thực dưỡng ở Nhật tới giảng dạy tại chùa này, từ lâu, và không bổ vào đầu từng người tiền học phí mà chỉ là đóng góp tự nguyện đưa cho nhà chùa thôi.

Vì sự nhầm lẫn này, đáng lẽ tôi sẽ phải đứng lên thuyết trình giảng dạy vào ngày 9/8 này thì tôi "buộc phải" đi sang chùa Sủi theo lời khuyến cáo lúc đầu... he he, đạo cao 1 thước, ma cao một trượng, ma có ngay bên trong tôi, cho nên phải cảnh giác với loại nội ma này nhé.

Và tôi cũng chuẩn bị một bài nói chuyện tại chùa Sủi vào ngày 9/8 với tiêu đề: ÂM DƯƠNG và con đường TRUNG ĐẠO Của Đức Phật.
member
member
Diệu Minh
Mời bạn tới tham dự sinh nhật của tôi tại Hoà Lạc nhà Long Dung, nhân dịp test liên lạc bằng sky với bạn Shugo Nhật Bản (đã hẹn nhau). Tôi sẽ đích thân vào bếp nấu món phở nổi tiếng do tôi sáng chế nước dùng... Vào ngày thứ 7 (22/8) sinh nhật thực của tôi là vào 25/8. Tiền "tầu xe và những thứ khác đều miễn phí" để tôi có dịp làm phước tri ân Tam Bảo và tiên sinh Ohsawa cùng những bậc thầy tổ... Các bạn tham gia k cần phải quà tặng vật chất, hãy giữ mình cho đ trong sạch và chân thật k bao giờ nói dối là quà quí nhất đối với tôi. (Vì k mang theo giỏ đựng quà đâu! Tớ không vòi quà đâu nhé!) he he

Chương trình của ngày hôm đó sẽ có Pháp Đàm Thiền Gạo lứt gồm cách thức Niệm Ân Đức Phật để nhiếp tâm hiệu quả và kinh nghiệm thực hành thực dưỡng và thiền của các bạn cũ và mới, đặc biệt là thiền rung lắc và thiền tự khai mở luân xa của thầy Ananda dạy trực tiếp mà tôi đã áp dụng rất thành công và chị P bạn đạo Hải Phòng (người đã đạt tứ thiền bát định và đạt tuệ sinh diệt) sau khi tôi kể cho chị nghe chị nói: nhanh thế nhỉ?

Ai đăng ký cần báo trước để thuê xe đủ chỗ.

Đón các bạn lên xe vào 6h30 ngay 22/8 tại nhà trẻ Hoa Hồng đối diện v ngách 65 ngoài đ Yên Lãng; ưu tiên những ng đã ăn gạo lứt từ 1 năm trở lên và những ng đã tham gia các khoá tu tích cực, hi

Có thể rủ cả nhà cùng đi chơi nhé!
tusen
Có hoan nghênh người sài gòn không cô!?
Diệu Minh
Hoan nghênh những người chung lý tưởng! he he, dầu họ là ai? ở bất cứ phương trời nào: trên trời hay dưới đất, 4 phương 8 hướng ok tất!
member
Diệu Minh
https://www.youtube.com/watch?v=kcowu4sdero...eature=youtu.be

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHÙA PHÁP VÂN
Địa chỉ: 1299 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
----------&&&----------

THƯ MỜI

Kính gửi:………………………………………………………………
……
Kính thưa quý vị!
Chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số đầu tiên với chủ đề “ĂN CHAY với đời sống xã hội” được tổ chức tại Chùa Pháp Vân vào ngày 09 tháng 8 năm 2015 đã thành công tốt đẹp.
Thành công bước đầu của Chương trình mang ý nghĩa to lớn: Đó là sự nhìn nhận của nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội về lợi ích từ việc ăn chay và hoạt động phát triển nếp sống ăn chay trong cộng đồng, xã hội, nhất là ngày nay sự ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và sự tồn vong của mỗi chúng ta thì lựa chọn nếp sống ăn chay là một giải pháp hữu hiệu và triệt để.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Chùa Pháp Vân, nhóm Thiện hữu và các nhà hảo tâm phối hợp tổ chức Chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số thứ hai với chủ đề “ĂN CHAY đối với sức khỏe”
- Địa điểm: Chùa Pháp Vân, số 1299 đ Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
- Thời gian: Từ 09h00’ ngày 06/9/2015, tức chủ nhật, ngày 24/7 năm Ất mùi.
- Nội dung Chương trình
+ Chia sẻ và trao đổi ý kiến của các chuyên gia về lợi ích, tác động cụ thể của ăn chay đối với sức khỏe thể chất, tinh thần, tâm linh (qua bài nói chuyện của diễn giả Phạm Thị Ngọc Trâm, chuyên gia thực dưỡng với bài diễn thuyết “Ăn chay cân bằng Âm dương và con đường trung đạo của Đức Phật”);
- Chia sẻ, góp ý để Chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” ngày một ý nghĩa, sâu sắc, lợi lạc và dần đi vào nếp sống thường nhật của mọi người;
- Cả hội trường cùng nhau tụng bài kinh Báo hiếu phụ mẫu để hồi hướng công đức cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên nội ngoại nhân mùa Vu Lan báo hiếu.
- Cùng nhau thưởng thức bữa ngọ chay thân mật.
Thay mặt nhóm Thiện hữu cùng các nhà hảo tâm, Chùa Pháp Vân trân trọng kính mời tất cả các quý vị, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, thành phần,... tới tham dự và tham gia Chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” số thứ hai với chủ đề “ĂN CHAY đối với sức khỏe”.
Rất hân hạnh được đón tiếp!

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2015
CHÙA PHÁP VÂN


Thượng tọa: Thích Thanh Huân
Ghi chú:
- Để giúp ban tổ chức đón, tiếp được chu đáo, đề nghị quý vị đăng ký tham dự Chương trình trước ngày 01/9/2015 theo số điện thoại:……………………………… hoặc địa chỉ Email: ngayanlac@gmail.com. Đăng ký trực tuyến tại trang wet: www.ngayanlac.org
- Sau Chương trình những quý vị nào cùng tâm nguyện xin nán lại tham gia thảo luận cùng nhóm Thiện hữu để chung tay xây dựng Chương trình “NGÀY ĂN CHAY AN LẠC” có lợi lạc cho nhân sinh và xã hội.
member




Diệu Minh
Những chia sẻ của chúng tôi về thực dưỡng, nhịn ăn, thiền... trong ngày hội ăn chay của chùa Pháp Vân:

https://www.youtube.com/watch?v=LDDeql9tj3c

https://www.youtube.com/watch?v=bvr8EjUEhic
member












Hôm sau thầy trụ trì Thích Thanh Huân chùa Pháp Vân, gọi điện thoại khen bài nói chuyện hay và muốn tổ chức ngày ăn chay tu tập và được nghe nói chuyện lâu dài và sâu sắc tiếp tục... thầy cũng khen cơm lứt sao mà ngon thế, muối vừng sao mà ngon thế... hoan hỉ quá nhé!
member
Diệu Minh
NGÀY HỘI THỰC DƯỠNG KỲ 2:


Tổ chức vào ngày 16,17,18/10/2015 tại chùa Sủi


THƯ MỜI: Kính gửi những người bạn thực dưỡng thật thà!

Kính thưa quý vị!

Chương trình “NGÀY HỘI CỦA THỰC DƯỠNG” đã được thực hiện thành công tốt đẹp vào ngày 18/10/2014. Thành công bước đầu của Chương trình mang ý nghĩa to lớn: Từ cách ăn đúng dẫn tới cách sống đúng thuận thiên, đã làm hân hoan biết bao nhiêu trái tim nhiệt huyết cùng bắt tay nhau đi trên con đường SỐNG VUI, hữu ích, với bao sách vở và tài liệu để hiểu được 7 nguyên lý và 12 định lý của TTVT (Trật tự Vũ Trụ) hầu áp dụng tốt nhất cho đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng cùng những món ăn chay thực dưỡng dễ làm dễ học, làm khoẻ người bớt bệnh, và những bài phát biểu hết sức hữu ích của các anh chị và các bạn lành thực dưỡng.

Nhân dịp ngày sinh nhật của tiên sinh Ohsawa năm nay, chúng tôi kết nối với bạn trẻ Thực dưỡng Ohsawa tên là Shugo người Nhật, và lần thứ 2 này được sự ủng hộ của thầy trụ trì chùa SỦI, cho chúng ta tổ chức 3 ngày sống vui hữu ích tại chùa với chủ đề: NGÀY HỘI CỦA THỰC DƯỠNG!

Năm nay dự kiến sẽ kết nối với các bậc đàn anh, đàn chị tinh hoa thực dưỡng ở khắp mọi miền, cùng chung nhau SỐNG VUI KHOẺ HỮU ÍCH. Sẽ có kết nối sky để có thể giao lưu chia sẻ giữa Thực dưỡng tại 3 nước: Việt Nam, Mỹ, Nhật.

- Địa điểm: chùa Sủi, đi tới cây số 88 đường đi Hải Phòng rồi rẽ trái…
- Thời gian: Từ 09h00’ ngày 16/10/2015, tức thứ 6, tới 4h chiều ngày chủ nhật 18/10/2014.

Nội dung Chương trình: xin được giữ bí mật, bất ngờ - (Thiên cơ bất khả lậu) chúng tôi xin được bí mật đến phút chót để cho chương trình thêm hấp dẫn theo duyên lành mà chúng ta có được.

Nội dung sinh hoạt: khi tới khoá sống vui 3 ngày sẽ có lịch cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Mọi điều cần hỏi xin gặp anh Tuấn: 04 38534225.
Ưu tiên cho khách hàng tại cửa hàng Thực dưỡng Ngọc Trâm và những người bạn lành Thực dưỡng chân thật./.

Kính báo,


Ngọc Trâm
- Để giúp ban tổ chức đón, tiếp được chu đáo, đề nghị quý vị đăng ký tham dự Chương trình trước ngày 15/10/2015
hoặc địa chỉ Email: Đăng ký trực tuyến tại trang website:thucduong.vn
Xin lưu ý: bạn lành thực dưỡng nào muốn tham gia 3 ngày 16,17,18 thì
xin đóng phí: 500 k/1 người
2 ngày 17,18: 300k,
1 ngày chủ nhật: 100 k
Đây chỉ là tiền thuê xe (trung bình tiền thuê xe vừa đi vừa về khoảng 100k/1 người) và chi trả tiền ăn đóng góp với ban tổ chức chương trình bao gồm tất cả các khoản tiền phát sinh bù đắp cho chương trình. Nếu bạn nào gặp khó khăn, không có tiền đóng góp vẫn có thể báo cáo với ban tổ chức để được miễn phí (nhà khó khăn và sinh viên…).
Nếu không tham dự nữa thì không được đòi tiền lại và số tiền đó dành để cúng chùa để hồi hướng phước cho bạn nhé!
Số tiền đóng góp đó để bảo đảm cho chúng tôi sắp xếp chính xác và chu đáo tới từng người! vì thế bạn nào muốn đi xin vui lòng đăng ký sớm bởi nếu hết chỗ thì cũng bằng lòng nhé.
Dự kiến sẽ nhận khoảng 30-40 người tham gia ở 3 ngày liền. Còn với ngày 18 thì không hạn chế số lượng, bởi vì chỗ ăn ở chùa không đủ sắp xếp cho cộng động đông quá, vả lại nhà bếp cũng chỉ có khả năng phục vụ chu đáo được chừng đó người mà thôi.

Bạn nào hảo tâm có khả năng đóng góp nhiều hơn cho chương trình, chúng tôi xin hoan hỉ tiếp nhận.

Bạn nào thắc mắc xin gặp anh Tuấn, chị Mai để được giải đáp nhé.

Khi đóng phí xin để lại họ tên, điện thoại email, FB để tiện liên lạc!
Diệu Minh
BTC ngày hội ăn chay chùa Pháp Vân vừa mang cho mình cái đĩa giảng ở đó, nghe lại mình nói vừa hơi e sợ vừa háo hức tò mò, xem mình nói có lỗi phạm gì không và cần chỉnh sửa gì cho những lần phát biểu sau.... thấy mình nói cũng có hồn phết!

Như thế ta có quyền tưởng thưởng cho bản thân ta:

Lát nữa Tuấn đến, mình sẽ nói bạn đó đưa lên mạng youtube để cho mọi người duyệt tiếp nhé? mình nói từ phút 21:20 - 37:20; cho 15 phút mà mình nói thành 16 phút! hi, lần sau thì khớp hơn nữa...

Những phần giảng này âm thanh họ cài mic vào áo cho mình nên chất lượng rất là tốt! tán thán công đức của ban tổ chức!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.