Bạn Leos73 có đặt vấn đề “Theo tiên sinh OHSAWA con người có nguồn gốc từ đâu. Sư tổ Bồ đề đạt ma từng nói: Người học đạo chưa trả lời được 3 câu hỏi ta từ đâu mà ra, ta sống làm gì, sau khi chết ta về đâu? thì chưa hiểu đạo. Mọi người hiểu vấn đề này như thế nào nhỉ?” ( tại đại chỉ http://thucduong.vn/forums/index.php?showt...rt=#entry19684) Tôi định làm vài dòng “comment” ngắn gọn về nguồn gốc con người nhưng đang hứng thú nên gõ dài dòng và đụng chạm tới nhiều vấn đề khác. Nhân tiện đây xin mở ra một topic để những ai có quan tâm thảo luận thêm về một số vấn đề mà tôi đã đụng đến:
+ Bản ngã là gì, tại sao lại không có ngã (theo giáo lý nhà Phật)
+ Rốt cuộc Tôn giáo là gì và Phật giáo có phải là một tôn giáo không? Khi nào là một tôn giáo và khi nào là không?
+ Sự liên hệ giữa Phật giáo và khoa học chân chính (Richard Mathew, Trịnh Xuân Thuận, Steve Job… là những nhà khoa học nổi tiếng và đều là Phật tử; Acsimet, Pytago, Talet, Einstein… là những nhà khoa học chân chính đích thực). Nhà bác học vĩ đại của thế kỷ XX từng nói “nếu có một tôn giáo tương lai cho cả nhân loại thì đó chỉ có thể là Phật giáo”
Đây là cái “comment” hơi bị dài dòng về chủ đề của bạn Leos73 đưa ra:

Trước tiên nói theo khoa học một chút, các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc loài người thông qua một số phương pháp như Phôi thai học (ta thấy quá trình hình thành thai người trải qua nhiều giai đoạn của các động vật bậc thấp hơn; có nhiều đặc điểm giống cá, bò sát, chim, thú...); giải phẩu so sánh ( chẳng hạn ta thấy xương cụt, ruột thừa, cục thịt lồi ở khoé mắt, cấu tạo hệ xương... được tiến hoá từ một số động vật khác), rồi khảo cổ và cổ sinh học (chẳng hạn tìm lại các vết tích xưa như xương hoá thạch của tổ tiên loài người), duy truyền học, nhân chủng học, Sinh học tế bào, sinh học phân tử mà bản đồ gen người là một bước tiến quan trọng... và kết hợp với thành tựu của các ngành khoa học khác như hoá sinh, vật lý, vũ trụ học…
Từ các kết quả trên khoa học rút ra kết luận rằng loài người chúng ta đã tiến hóa từ các dạng sống thấp hơn, tất cả đều có chung một nguồn gốc xa, rất xa và do đó liên hệ đến mọi sinh vật trên trái đất, và tất nhiên liên hệ tới cả vũ trụ này. Chú ý rằng các nhà khoa học đặt giả thuyết rồi kiểm chứng nó chứ không khẳng định chắc chắn 100% đâu, họ chấp nhận giả thuyết một giả thuyết (chẳng hạn thuyết tiến hoá, thuyết lượng tử, thuyết Bigbang…) cho đến khi nào có các khám phá mới không phù hợp với giả thuyết nữa, điều này cũng giống như các quan sát của Copecnic, Kepler đã đánh đổ thuyết địa tâm đã chi phối vũ trụ quan người châu Âu cả ngàn năm của Ptolemy nhưng chưa hẳn lý thuyết hiện đại này là đúng hoàn toàn; rồi ta cũng nên biết rằng thuyết tương đối Eintein cũng là một thuyết được chấp nhận rộng rãi với các quan sát hiện đại, có thể một ngày nào đó nó cũng sẽ không đứng vững trước các phát hiện mới nữa mặc dù trong quá khứ nó đã thay thế cho lý thuyết cổ điển Newton; nhân tiện đây cũng xin cảm ơn Darwin với thuyết “nguồn gốc các loài” đã khai thông đầu óc biết bao kẻ bị các thế lực thần bí làm cho u mê về nguồn gốc của mình một cách mù quáng, đương nhiên thuyết của C. Darwin cũng chưa thật rốt ráo và đến một lúc nào đó nó cũng sẽ bị đánh đổ bởi một thuyết khác đầy đủ hơn nhưng những gì nó đã làm được thật đáng ghi nhận . Các nhà khoa học chân chính rất cẩn thận và khách quan, họ luôn dựa trên hệ tiên đề và hệ thống phân tích chặt chẽ; do vậy sống trong thời đại này ta nên biết khoa học và sử dụng các phương pháp khoa học cho dù bạn là một người có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, dù muốn dù không thành tựu khoa học cũng tác động đến đời sống của ta mỗi giây phút. Khoa học đại diện cho ngũ giác quan tức sự hiểu biết trong không gian ba chiều, nếu thời này sống và làm việc phản khoa học, không tận dụng được thành tựu khoa học thì đời sống của mỗi người sẽ gặp rất nhiều phiền phức như sắp xếp thời gian, công việc, hội hộp, đi lại, liên lạc… sẽ khiến đời sống bạn rối tung cả lên, thời gian đâu nữa mà tu với tập; rồi tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, sách báo điện tử, phương tiện liên lạc hiện đãi sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong tu tập. Khoa học là phương pháp, là công cụ, là quy luật quan trọng bậc nhất của vũ trụ; là tín đồ một tôn giáo bạn không nên thành kiến với khoa học, khoa học tốt hay xấu là tuỳ ở mục đích sử dụng. Tiên sinh Ohsawa là người rất am hiểu về khoa học và đã vận dụng một cách thành công khoa học để phát triển hệ thống lý luận Âm-Dương.
Đó là nói theo khoa học, chứ theo người xưa thì tôi nghĩ họ cũng đã thấy rõ điều này rồi. Chẳng phải họ bảo thân này là thân tứ đại: đất, nước, gió, lửa mà theo khoa học hiện đại thì đó là protein, là chất liệu của sự sống đã được cấu trúc từ các nguyên tố: N (yếu tố đất), H (nước), C (lửa), O (gió) tức cũng chỉ là “cát bụi”, thế nên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thâm thuý khi viết rằng hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về lại cát bụi hay “Một cõi đi về” đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt.
Ta thấy mấy cái kết luận trên về nguồn gốc loài người hoàn toàn phù hợp với triết thuyết Ohsawa: Vô Song Nguyên lý, trật tự vũ trụ nhân sinh quan xoắn ốc và đặc biệt “Thời đại nguyên tử và triết lý cực đông” sẽ cho ta lời giải đáp không chỉ về nguồn gốc loài người mà còn về cả vũ trụ này nữa (đương nhiên là bạn có hài lòng, có tin hay không thì còn tuỳ ở bạn và khả năng hiểu biết của mỗi người). Loài người là giai đoạn cuối cùng của vòng hữu cơ và đồng thời cũng là điểm rẽ của đời sống hướng về sức bành trướng tiến đến vô cùng tận. (bảy giai đoạn của đời sống được nhập vào trong sự cấu tạo loài người)
Nói theo nhà Phật thì còn thâm thuý hơn nữa, ngay cả cái thân này cũng Tứ đại giai không luôn, “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” , không có cái Tôi, cái bản ngã trường tồn bất biến thế nên đừng chấp thật, chấp ngã làm gì; chỗ này thì tôi thích cách nói của ngài Thánh Nghiêm về việc thấu hiểu Tam vô hay Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (thầy Nhất Hạnh gọi bằng tiếng Việt là Trái tim hiểu biết cũng thật hay quá) “vô sắc vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp”. Nhân tiện đây xin nói thêm một chút về vị trí cái Ngã này trong hệ thống các tôn giáo, mặc dù thấy chẳng ăn nhập gì nhiều tới vấn đề chính nhưng tôi nghĩ có thể giúp ta hiểu sâu hơn về nguồn gốc cái thân này (chúng ta lưu ý là tổ chức Tôn giáo do con người đặc ra chứ nó chẳng ăn nhập gì với chân lý cả, Tôn Giáo và Đạo cũng là hai thứ khác xa). Tôn giáo có thể chia làm 2 loại là tôn giáo hữu thần và vô thần. Hữu thần như Thiên chúa Giáo, Do Thái, Hồi giáo.. Còn Phật giáo, Kỳna giáo, Sik, một nhánh của truyền thống Ấn Độ gọi là Số luận… là tôn giáo vô thần. Trong tôn giáo vô thần lại có hai loại chính, công nhận hay không công nhận có ngã, là một linh hồn vĩnh cửu, độc lập và trường tồn bất biến. Phật giáo là trường hợp duy nhất không công nhận có ngã. Nói cho thật chính xác, phủ nhận hiện hữu của một nguyên lý bất biến hay một linh hồn vĩnh cửu chính là điểm đặc thù tách Phật giáo ra khỏi toàn bộ mọi tôn giáo vô thần khác.
Bây giờ quay trở lại vấn đề chính là về nguồn gốc loài người bằng một câu nói của B.Frankling “Có vẻ như loài người chúng ta đang sống trong sự mơ hồ, trôi dạt vô định trong không gian từ một nơi nào đó đến đây. Chẳng ai biết nguồn gốc của chúng ta từ đâu, và loài của chúng ta sẽ còn đi đến đâu nữa”. Tôi thấy điều này rất có lý mặc dù nảy giờ đã nói về nguồn gốc của loài người như ở trên, vì sao như vậy? Đơn giản vì trí phán đoán, trí tuệ của ta vẫn còn thấp lắm nên đừng kết luận vội vàng điều gì mà hãy như nhà khoa học là tạm chấp nhận một giả thuyết hợp lý. Chỉ khi nào đạt đến giác ngộ, thức tỉnh thật sự thì khắc sẽ hiểu rõ mọi việc, ngay cả nhà bác học lừng danh như Frankling còn khiêm tốn đến thế nên mình cũng đừng vênh váo khẳng định như đinh đóng cột, lại nhớ triết gia hiện sinh lừng danh Martin Heidegger có nói con người là sinh vật đáng thương nhất, họ sống như thế bị vứt lên thế giới này, chẳng biết mình từ đâu đến và sẽ đi về đâu; hiểu được cái tinh thần ấy thì lo mà tìm con đường “thoát thân” để mình không còn bị “đáng thương” nữa, ấy không phải là Đạo sao. Theo lời khuyên của Đức Phật thì đừng quá sa đà vào các vấn đề siêu hình học làm gì vì cả đời ta chưa chắc trả lời được dù chỉ 1 câu hỏi trong số đó mà vấn đề chính trong đời người thì giải quyết chưa xong. Bị mũi tên bắn trúng vào người thì lo rút nó ra, cứu tính mạng mình trước đã chứ thắc mắc nhiều ai bắn, vì sao bắn ta, tên làm bằng chất liệu gì, từ đâu bay đến… chưa biết được thì đã chết mất tiêu rồi.
Thôi thì tìm hiểu sơ vậy, tạm chấp nhận rằng loài người đã tiến hoá từ các dạng sống thấp hơn, tất cả có chung nguồn gốc xa, rất xa, và do đó có liên hệ đến mọi sinh vật trên trái đất và tất nhiên liên hệ với cả vũ trụ này. Đó cũng chính là tinh thần biện chứng phương Đông. Nhìn vào một chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ, một giọt sương mà thấy được mình ở trong đó, thấy được vạn vật vũ trụ ở trong đó tức cũng đã thấy được chút ít Đạo rồi. Khi bản đồ gen người được phát hiện đầy đủ người ta ngạc nhiên thấy ruồi giấm có khoảng 60% gen người. Con người với con người thì có đến 99,99% gen giống nhau, tức 0,01% còn lại quy định sự khác nhau về màu da sắc tộc, về kẻ dở hơi và thiên tài. Rồi cái cây mọc ngoài kia nó cũng có đến 70% số gen giống y như gen của tôi và bạn”. Sông, biển, rừng núi, đất đá… đều là cơ thể của mình, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cơ thể của mình.
Lâm Hữu 15/07/2012