Nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất của thiên nhiên. Bất kỳ con vật nào khi đau ốm cũng cần nhịn ăn theo bản năng, nhưng con người thường đi ngược lại. Khi đau ốm, thay vì nhịn ăn để thanh lọc cơ thể thì chúng ta càng nhồi nhét vào nhiều thức ăn để "bồi dưỡng sức khoẻ", vì thế mà bệnh lâu hết.

Các nhà hiền triết và các bậc thầy dạy về tâm linh cổ xưa thường nhịn ăn không chỉ vì mục đích sức khoẻ mà còn để nâng cao tâm trí và tâm linh. Họ nói : "Dạ dày no căng thì không chịu suy nghĩ". Các triết gia Hy Lạp vĩ đại (Socrates, Platon, Pythagore) bao giờ cũng nhịn ăn trước khi viết các tác phẩm triết học hoặc trước những nghiên cứu đặc biệt vì họ biết nhịn ăn kích thích khả năng trí tuệ. Khi triết gia kiêm toán học Hy Lạp (Pythagore) đi Ai Cập để học môn khoa học tâm linh huyền bí, ông phải nhịn ăn 40 ngày vì các vị Thầy Ai Cập có giải thích rằng 40 ngày là cần thiết để ông có thể nắm được những gì chúng tôi sẽ dạy ông. Thánh Mô- xe đã nhịn ăn 40 ngày đêm trước khi lê núi Sinai để nhận 10 điều răn. Chúa Jesus đã nhịn ăn 40 ngày trong sa mạc để tự khắc phục mọi cám dỗ và tự chuẩn bị cho Người trước hành động cao cả và chịu sự đau đớn. Đức Phật cũng đã nhịn ăn để tách rời tâm trí của mình ra khỏi thế giới vật chất và để đạt tới ý thức cao hơn. Sau đợt nhịn ăn trong vòng 49 ngày Ngài đã giác ngộ.

"Sau khi nhịn ăn ánh sáng trí tụê của con người sẽ toả sáng như buổi ban mai và sức khoẻ của con người sẽ phát ra nhanh chóng" (Lsaian 5,8 :8). Rõ ràng có nhiều lợi ích lớn lao đối với cơ thể và tâm trí khi ta nhịn ăn. Nhiều người sợ nhịn ăn vì họ nghĩ bản thân họ sẽ chết đói. Điều này không đúng chút nào. Theo Tiến sĩ Patwak thì nhịn ăn đúng cách không bao giờ có hại, thực ra nó thường chỉ là thủ tục tiến hành để bảo toàn năng lượng thần kinh và để cho thiên nhiên có thể tập hợp được sức lực của mình để chiến đấu chống bệnh tật. Thực vậy, cơ thể có nhiều nguồn để tự nuôi dưỡng trong một thời gian dài. Một người nhịn ăn có kinh nghiệm có thể nhịn ăn một cách an toàn trong vòng 1 tháng hoặc hơn thế nữa. Điều trở ngại chính là tự khắc phục những mối lo sợ đã ăn sâu về mặt văn hoá - xã hội và tâm lý đối với việc nhịn ăn.
Ông tổ ngành Y (Hippocrates) người Hy Lạp thọ đến 90 tuổi đã viết "Ai cũng có vị thầy thuốc ở trong mình - Ăn khi bạn đau yếu là nuôi dưỡng bệnh hoạn của bạn. Còn đại triết gia Hy Lạp Paracelsus đã viết : "Những ai nhịn ăn là có trong tay mình một thầy thuốc bên trong".

Gần đây nhiều Bác sỹ hiện đại cũng đã nhận thấy "sự an toàn tổng quát" của người nhịn ăn và khuyên mọi người nhịn ăn để huy động sự phòng ngự tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật. Các bác sỹ đề cập tới :

* Nhịn ăn tạo cho toàn bộ cơ thể (tim, dạ dày, ruột thận, phổi, tuỵ gan, v.v ...) một cơ hội nghỉ ngơi và lấy lại sức mạnh để có thể hoạt động với hiệu quả lớn hơn sau khi nhịn ăn. Tim và mạch máu được một kỳ nghỉ cần thiết vì không phải bơm nhiều máu tới hệ thống tiêu hoá.

* Nhịn ăn tạo ra sự phá vỡ và bài tiết các chất độc hại bám vào toàn bộ các cơ quan và mô của cơ thể, do đó làm sạch toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện cho cơ thể làm việc với hiệu quả cao nhất.

* Nhịn ăn làm trẻ lại toàn bộ hệ thống và phục hồi lại sự thanh xuân cho mọi tế bào, mô, mạch máu - làm chậm quá trình già nua và làm tăng tuổi thọ.

* Nhịn ăn giúp cho việc tái lập và sự tiết xuất bình thường và cân đối của các tuyến và các cơ quan.

* Nhịn ăn bảo toàn năng lượng, tiến hoá tâm linh, làm trí óc sáng suốt, giác quan bén nhạy và tăng cường trí nhớ. Chất thải độc hại làm tắc nghẽn não được rửa sạch và tẩy trừ. Trí tuệ rất tập trung và minh mẫn, nhờ não được tăng cường lượng máu nuôi.

* Nhịn ăn tẩy sạch được những sản phẩm độc tố qua da, đốt những chất béo và làm giảm trọng lượng dư thừa. Nó giúp dẹp bỏ được sự thôi thúc phải hút thuốc lá và uống rượu. Nó làm thư giãn hệ thống thần kinh, làm dịu đi những lo âu và góp phần chữa bệnh mất ngủ.

* Bằng cách đốt cháy và thải các chất không cần tới, nhịn ăn có thể làm chấm dứt các sự phát triển không bình thường trong cơ thể, có thể chữa khỏi các khối u, mô bệnh, các chỗ loét, chỗ sưng, các viên sỏi, v.v....

* Nhịn ăn thường kỳ phòng ngừa được bệnh, do giữ được cơ thể sạch sẽ và cơ thể hoạt động với sức lực và hiệu quả tối đa. Các Bác sỹ nhận thấy rằng nhịn ăn làm tăng sức để kháng chống lại nhiễm trùng.

(Trích "Thức ăn và sức khoẻ" của Avadhutika Ananoamitra Acanya - Người dịch: Vĩnh Phụ).