Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: KIẾN TÁNH TRONG THIỀN TÔNG
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
hien
1. Hai từ Kiến Tánh trong Thiền Tông từ xưa đên nay đã thiêu đốt ko biết bao nhiêu thiền sinh bước vào cửa thiền. Thiền Tông lấy kiến tánh làm trọng, tức là đòi hỏi hành giả phải chuyển tâm hay kiến tánh trước rồi muốn làm gì thì làm. Kiến tánh rồi thì làm gì cũng là diệu dụng, kể cả việc la hét, chặt rắn, chém mèo đều không cho là tạo nghiệp hay sát sinh. Vì thế trong Thiền Tông cấm kỵ việc sao chép bắt chiếc thiền sư đã kiến tánh, vì dụng tâm khác nhau mà nghiệp tạo tác khác nhau. Câu truyện Nhất Chỉ thiền sư cắt tay học trò để cảnh tỉnh học trò trong việc bắt chiếc thiền sư.

2. Lần lại hai từ kiến tánh ở đâu mà ra ? Ở Sơ Tổ của Thiền Tông là ngài Bồ Đề Đạt Ma bằng câu cuối cùng trong 4 câu kệ cũng là tuyên ngôn và pháp tu của Thiền Tông:

Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ chân tâm
Kiến tánh thành Phật.


Vậy kiến tánh có thành Phật không ? hay lời ngài Đạt Ma là hư ngụy. Kiến tánh là cái thấy sự thật chân đế, cái thấy của chân tâm nên đồng với cái thấy của chư Phật. Chữ ''thành Phật'' ở đây nên hiểu thêm là chữ Phật là Buddha là sự giác ngộ, là sự giải thoát, là sự thấy con đường giải thoát ra khỏi biển luân hồi. Khái niệm ''thành Phật'' lúc này của ngài Đạt Ma đưa tới sự thực hành nhiều hơn là lý luận, là sao chép một bản sao của vị Phật lịch sử là Phật Thích Ca. ''Kiến tánh thành Phật'' là một khái niệm của Thiền Tông, của ngài Sơ Tổ Thiền Tông - Bồ Đề Đạt Ma đưa ra để dẫn dắt con người đang chìm đắm trong biển giáo lý và khuôn thước. Để hiểu được điều này sâu sắc hơn. Chúng ta nên lần lại hành vi, lời nói của ngài Đạt Ma để có thể thấy những điều này gần gũi và chính xác hơn với tông chỉ của ngài.

3. Nghiên cứu Thiền Tông mà ko nghi vấn vào các hình ảnh cả ngài Bồ Đề Đạt Ma là một thiếu xót lớn. Hình ảnh của một ''bà la môn'' chứ không phải một tu sĩ Phật giáo, một người chứng đạo giải thoát. Đầu không cạo, râu xồm xoàm, giày đi 1 chiếc dưới chân, 1 chiếc treo tren đầu gậy. Các vị chứng đạo không ai là không dùng thân giáo để dạy người. Đây là 1 cuộc cách mạng Phật giáo ở Trung Quốc thời bấy giờ.

Một số học giả trước đây cũng như nay lao vào phân tích: nào là ngài lấy nhất nguyên để trị nhị nguyên như giầy hai chiếc thì chỉ đi một chiếc, cây gậy treo 1 chiếc giầy để thể hiện tích nhất nguyên. Ko cao đầu, cạo râu để thể hiện sự ko chấp trước vào hình tướng, một số người còn luận giải là ngài là biểu tượng cho khái niệm xuất gia ba-la-mật (ko cần cạo đầu và để râu)...

Sự thật hình ảnh và phong cách sống của ngài là gì ? Đó là lối sống Trực Chỉ. Trực Chỉ là gì ? Là lối sống không qua quy ước, là lối sống mà người ta không thể gọi tên được, không thể chế định hay khái niệm được. Cả cuộc đời ngài, cái gì bị quy ước (qua lăng kinh khái niệm) liền bị tan tành. Ngài đi qua chợ, nghe pháp sư đang thuyết về tánh không, về không chúng sinh, không thọ giả. Ngài đến gần đấm luôn vào mặt vị pháp sư rồi quay lưng bỏ đi. Vị pháp sư chạy theo hỏi sao ông lại đấm tôi. Ngài đáp: ''Tôi đấm ông như không đấm'' , chẳng phải ông vừa nói trong chợ như vậy sao''. Vị pháp sư liền quỳ lạy biết là gặp bậc giải thoát.

Trực cái gì và Chỉ cái gì ?. Trực là trực tiếp, ko qua bất cứ ý thức luận giải nào. Chỉ chính là định tâm trên đối tượng, mà đối tượng gì là Chân Tâm. Chân Tâm là cái gì ? Là pháp chân đế không qua khái niệm tục đế. Cụ thể ra là cái Biết, cái Thấy mà không qua Tưởng, Hành và Thức của Ngũ Uẩn của con người. Thiền sinh vào gặp thiền sư. Thiền sư dơ cái phất trần lên hỏi đây là cái gì ? Thiền sinh đáp đây là cái phất trần liền bị thiền sư cho một đạp. Cái Thấy của thiền sinh đã đi qua Tưởng và Thức trong kho thư viện của bộ não để lục trong ký ức cái hình thù như thế này gọi là cái phất trần nền bị ăn đạp. Câu trả lời của thiền sinh là câu trả lời của Tưởng, của tâm quá khứ chứ không phải tâm Như Thị, tâm ở đây và bây giờ.

Vậy làm thế nào để Kiến Tánh ? Ngài Đạt Ma đã trả lời rồi: Trực Chỉ Chân Tâm. Có Trực Chỉ Chân Tâm thì mơi Kiến Tánh. Mà Kiến Tánh thì mới có cái thấy biết về pháp Chân đế, có nhìn đồng với chư Phật gọi là ngộ.

Để Trực Chỉ Chân Tâm thì làm thế nào ? Ngài Đạt Ma đã trả lời: Truyền Ngoài Giáo Lý. Giáo Lý chính là cái bè qua sông. Đức Phật bảo qua sông phải bỏ bè. Nhưng hầu như chiếc bè lại được làm kiên cố hơn, chiếc bè trở thành Tôn Giáo. Ngón tay không còn là chỉ mặt trăng nữa mà là che khuất mặt trăng.

Vậy muốn Truyền Ngoài Giáo Lý thì phải làm gì ? Ngài Đạt Ma đáp: '' Phải Bất Lập Văn Tự''. Vì bản chất văn tự chính là quy ước, là khái niệm rồi nên muốn truyền ngoài giáo lý để trực chỉ chân tâm phải dùng các phương tiện khác. Lâm Tế đến gặp Hoàng Bá hỏi về Đại ý Phật Pháp là gì ? Hoàng Bá đập cho 1 gậy. Lâm Tế không lãnh hội được trở về phòng. Lần 2 , lần 3 lên hỏi đều bị ăn gậy vẫn không lãnh hội được nên bỏ đi tìm thầy khác. Đến gặp vị thiền sư Đại Ngu, ngài Đại Ngu nói thầy của ngươi quá từ bi. Lâm Tế trở về trên đường liền ngộ. Lâm Tế ngộ cái gì ? Nếu bạn ăn 1 gậy vào vai thì ngay lúc ăn gậy bạn có thấy đau không ? Nếu đau thì cái tâm Biết đau ấy nó có đem so sánh cái đau trước đây là cái đau nào không ? Cái Tưởng và Thức có lục ra trong bộ não giống như đi tìm hình ảnh của cái phất trần không ? Cái tâm đang cảm thọ đau ấy nó có tìm hiểu đại ý phật pháp nữa không ? Ngay khi phát gậy dính vai, cái tâm Biết đau ấy chính là Chân Tâm, cú gậy đánh chính là Trực Chỉ. Anh đi tìm đại ý Phật Pháp. Ta trả lời cho anh đúng điều Tâm anh đang tìm kiếm, anh ko nhận được, ta biết làm sao ?. Cú đánh bằng gậy chính là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền.
hien
4. Vào thời kỳ đó Thiền Tông được coi là lối tu kỳ dị, thậm chí bị phê phán là lối tu của ngoại đạo. Ba vị tổ đầu tiên là Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả và Tăng Xán gần như rất ít người biết đến và có cuộc sống tu hành rất khổ hạnh. Cả cuộc đời ngài Bồ Đề Đạt Ma chỉ có 3 học trò. Đến ngài Huệ Khả chỉ có 1 học trò là Tăng Xán. Đến ngài Tăng Xán cũng chỉ có 1 học trò là Đạo Tín. Con đường tu tập của các Tổ có thể nói là máu và nước mặt. Nói máu và nước mắt cũng là do tâm phàm phu của chúng ta mà nói. Còn các ngài thì đã tự tại với phẩm chất của một bậc Thánh, với lối sống Trực Chỉ, không còn so đo, đối đãi. Ngài Bồ Đề Đạt Ma khi mất thì ko tìm thấy xác trong mộ, sau này các đệ tử cho rằng ngài đã dùng thần thông để trờ về Ấn Độ. Ngài Huệ Khả bằng hạnh nguyện xả tay cầu đạo để tuyết trắng thành đỏ dưới chân mình. Sau khi trao truyền lại y bát cho ngài Tăng Xán, ngài Huệ Khả thõng tay vào chợ, thuyết pháp độ sinh. Sư làm khuân vác ban ngày, ban đêm ngủ ở chợ, biện tài vô ngại, quần chúng theo rất đông. Một số sư sãi ngày đó đố kỵ ghen ghét vu khống cho ngài là tà đạo để báo quan bắt ngài, rồi xử ngài tội chết. Là bậc chân nhân thấu hiểu nghiệp kiếp trước, ngài tự tại ra đi mà không hề thanh minh hay biện giải tội chết cho mình. Ngài Tăng Xán bị bệnh cùi nên ngài sống cuộc đời gần như ẩn dật. Cho đến ngày gặp ngài Huệ Khả khai thị tội tướng vốn không liền ngộ đạo để rồi trở thành tổ thứ ba của Thiền Tông. Ngài để lại bài Tín Tâm Minh với 4 câu đầu làm thổn thức trong lòng bao người tu đạo:

Đạo lớn chẳng gì khó
Cốt đừng lựa chọn thôi
Quý hồ không yêu ghét
Lòng tự nhiên sáng ngời


Nếu nói Đức Phật ra đời là thời kỳ rực rỡ của đạo Phật, thì Thiền Tông chỉ phát triển rực rỡ vào thời kỳ tổ thứ 6 và là tổ cuối cùng của Thiền Tông - ngài Huệ Năng. Ngài Huệ Năng cũng có cuộc đời ấu thơ vất vả, không biết chữ và làm người đốn củi trên núi. Do là bậc thượng căn và các ba la mật trong quá khứ đã tròn đầy, nên khi ngài đốn củi trở về, nghe 1 câu kinh từ nhà hàng xóm vọng ra mà ngộ đạo. Từ lúc ngài chia tay người mẹ già lên đường tìm đến Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn cho đến lúc mất là cả một cuộc đời, một lối sóng Trực Chỉ Chân Tâm. Thú vị nhất mà hàng hậu học được thỏa mãn no nê cùng lúc có hai vị tổ thứ năm và thứ sau cùng nhau trình diễn phong cách Trực Chỉ trong thời kỳ giao thoa hiếm hoi giữa hai Tổ trao truyền cho nhau được ghi lại trong lịch sử Thiền Tông.

Thông thường, lời Đức Phật thuyết mới gọi là Kinh. Nhưng Kinh Pháp Bảo Đàn là ghi lời ngài Lục Tổ Huệ Năng thuyết. Sự kết tập và ghi lại các bài thuyết của ngài Huệ Năng là ngài Thần Hội, là một đệ tử của ngài Huệ Năng. Ngài Thần Hội chính là người có công lao lớn nhất trong việc hệ thống hóa lại các tích truyện, lời thuyết và lịch sử Thiền Tông cho đến đời ngài Lục Tổ Huệ Năng. Những lời trong Kinh Pháp Bảo Đàn cũng được coi như lời của của bậc giải thoát, giác ngộ (buddha). Sau thời ngài Huệ Năng trở đi, lời thuyết giảng dạy người của các thiền sư thường được gọi là Ngữ Lục. Lục là sáu căn và sáu trần cọ sát vào nhau. Ngữ là ngôn ngữ diễn tả sáu căn cọ sát với sáu trần. Ngữ Lục không phải là ngôn ngữ văn tự như người ta lầm tưởng. Cho nên trong nhà thiền, chạy theo ngôn từ mà luận giải là giết chết thiền sinh, đầu lại thêm đầu, vọng tưởng lại đè thêm vọng tưởng.
hien
5. Sau thời ngài Huệ Năng trở đi, lời thuyết giảng dạy người của các thiền sư thường được gọi là Ngữ Lục. Lục là sáu căn và sáu trần cọ sát vào nhau. Ngữ là ngôn ngữ diễn tả sáu căn cọ sát với sáu trần. Ngữ Lục không phải là ngôn ngữ văn tự như người ta lầm tưởng. Cho nên trong nhà thiền, chạy theo ngôn từ mà luận giải là giết chết thiền sinh, đầu lại thêm đầu, vọng tưởng lại đè thêm vọng tưởng.

Cái ngôn ngữ được diễn tả ngay khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần gọi là Ngữ Lục. Tức là thứ ngôn ngữ của Chân Đế, cái ngôn ngữ không được phép qua bất cứ hình thức quy ước hay khái niệm nào. Cái gì là sáu căn tiếp xúc với sáu trần ? Đó là người và cảnh, đó là thân và tâm, đó là chủ thể và đối tượng, đó là chân đế và tục đế, đó là giải thoát và luân hồi. Ngay ở cái tiếp xúc và cọ sát ấy, giữa sáu căn và sáu trần (do duyên Xúc), thì Thọ phát sinh. Nếu dừng lại được ở đây thôi thì đó là Chân Đế, đó là giải thoát. Không dừng được thì đi vào Tục Đế, đi vào Luân Hồi.

Thọ của Chân Đế là gì ? Là cái Thấy và Biết không qua khái niệm quy ước, danh từ chuyên môn theo 12 Nhân Duyên là không có Thủ, theo ngũ uẩn là không có Tưởng, hành , Thức. Vòng 12 Nhân Duyên bị chặt đứt và dừng lại ở Xúc duyên Thọ, không còn có cái Thọ duyên Ái phát sinh nữa, Ái không phát sinh nữa nên không có Thủ, Hữu, Sinh, Già, Chết cho kiếp vị lai. Đó là con đường Thiền Tông, con đường của Ngữ lục, con đường của Kiến Tánh, con đường của chư Phật đã đi qua.

Thấy và Biết cái gì ? Nóng lạnh biết nóng lạnh, chua, cay, mặn, đắng thì Biết là chua, cay, mặn đắng mà không có sự diễn giải của Tưởng, của Hành của Thức như đây là vị chua của quả chanh hay vị chua của quả xoài. Sự diễn giải này dần hành giả trở về với tâm Tường khởi lên, tâm Hành khởi lên trở về với ý thức của bộ não đã ghi lại trong quá khứ hình ảnh và vị chua của chanh của xoài. Tiếp thoe trong 12 nhân duyên thì khi Xúc dẫn đến Thọ mà không phát sinh Ái và Thủ thì cái Thọ ấy là thọ của bậc giải thoát. Nhận diện rõ vị ngọt, vị chua, vị cay nhưng không bực bội (phi hữu Ái) khi ăn phải cay, không ham thích (hữu Ái) khi ăn thấy vị ngọt, không chấp Thủ có một cái Ta đang ăn, cái Ta đang cảm Thọ. Vì duyên Xúc đưa đên bao gồm có cái nếm và cái bị nếm, cái nghe và cái bị nghe. Lưỡi bị hỏng là vị căn hỏng thì cay mấy nó cũng không có Thọ. Cái lưỡi tốt nhưng không có vi nào cả thì nó không thể nếm, nó là vô dụng. Nên ngay việc Thọ thôi cũng không có cái Ta đang cảm Thọ vì cảm Thọ này do duyên Xúc đưa tới. Duyên Xúc lại do duyên của sáu căn và sáu trần đưa tới.

Một số hành giả đã sai lầm cho rằng khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà tâm bất động hay như như mới là giải thoát, nếu đúng thì tu tập như vậy sẽ trở thành gỗ đá, tu tập như vậy dễ trở thành khiếm khuyết trên thân và tâm.

Ngài Lâm Tế đã vô cùng từ bi để diễn giải Ngữ Lục hay Trực Chỉ Chân Tâm ở mức độ dễ dàng hơn khi thu gọn trên 2 đối tượng: người và cảnh, chủ thể và khách thể. Ngài đưa ra 4 giải pháp (làm thiền sinh dễ kẹt vì học lỏm ở chỗ này lại hình thành công thức, khái niệm và quy ước mới) để thiền sinh dễ nhận diện ngay khi Cảnh và Người, Chủ Thể và Đối Tượng cùng tiếp Xúc với nhau chính là nơi cái Chân Đế hiển lộ nếu không bị che mờ bởi Tưởng, Hành và Thức được khởi lên:

a. Đoạt cảnh ko đoạt người
b. Đoạt người không đoạt cảnh
c. Đoạt cả cảnh cả người
d. Không đoạt cảnh không đoạt người


Các ví dụ trích trong Lâm Tế Ngữ Lục:

a/ Đoạt cảnh:

Sư đến Tháp Sơ Tổ Ðạt Ma, Tháp Chủ nói: "Lễ Phật trước hay lễ Tổ trước ?"
Sư đáp: "Tổ và Phật đều chẳng lễ".
Tháp Chủ nói: "Không biết Phật với Tổ có oán thù gì với trưởng lão ?"
Sư bèn phất tay áo đi ra.


b/ Đoạt người:

Sư đến Tượng Ðiền, hỏi: "Bất phàm, bất thánh xin Sư nói mau"
Ðiền đáp: "Lão tăng chỉ như thế này"
Sư bèn hét rằng: "Bao nhiêu trọc đầu cứ ở đây tìm việc gì vậy ?"


c/ Đoạt cả cảnh cả người:

Lúc đương thời, Kỉnh Sơn có 500 chúng nhưng lại ít người tham hỏi. Hoàng Bá cử Sư đến Kỉnh Sơn và hỏi Sư rằng: "Ngươi đến chỗ kia sẽ làm sao ?"
Sư thưa: "Ðến chỗ ấy tự có phương tiện".
Khi Sư đến Kỉnh Sơn, gặp Kỉnh Sơn tại Pháp đường, Kỉnh Sơn vừa ngước đầu lên Sư liền hét lớn, Kỉnh Sơn định mở miệng nói, Sư phất tay áo đi ra.
Một vị tăng khác hỏi Kỉnh Sơn: "Ông tăng vừa rồi có lời nói gì mà hét Hòa Thượng".
Kỉnh Sơn đáp: "Ông tăng này từ Thiền Hội Hoàng Bá đến đây, ngươi muốn biết thì tự đi hỏi ông ấy đi".
Sau đó 500 chúng ở Kinh Sơn tan rã hết phân nửa


d/ Không đoạt cảnh không đoạt người:

Sư đang nằm ngủ trong Tăng đường, Hoàng Bá vào thấy, lấy gậy gõ vào đầu giường một tiếng. Sư ngó mặt lên thấy là Hoàng Bá, liền nhắm mắt ngủ tiếp. Hoàng Bá lại gõ lần nữa rồi đi lên nhà trên gặp Thủ tọa đang ngồi thiền. Hoàng Bá bảo thủ tọa: "Nhà dưới ông trẻ kia đang ngồi thiền ông ở đây vọng tưởng làm gì ?"
Thủ tọa nói: "Lão hán này làm gì vậy ?"
Hoàng Bá lại gõ đầu giường một cái, rồi đi ra.

hien
6. Các vị thiền sư ngộ đạo trong Thiền Tông rất nhiều. Nhưng có 3 vị thiền sư mà tôi ấn tượng nhất là Lâm Tế, Triệu Châu và Mã Tổ. Phong cách ngài Lâm Tế dữ dằn, nhiệt tâm. Phong cách ngài Triệu Châu thì nhẹ hàng thâm thúy. Phong cách của ngài Mã Tổ thì thú vị, hóm hỉnh. Ngài Mã Tổ có học trò chân truyền là ngài Bách Trượng để lại công án mà số người hiểu lầm nhiều nhất là công án Bách Trượng dã hồ (Chồn hoang của Bách Trượng) trong Vô Môn Quan. Công án này nổi tiếng vì Bách Trượng kể rằng có vị sư tăng chỉ trả lời sai một câu mà đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Sau đó ngài bị chính đệ tử của mình là Hoàng Bá tát ngay tại giảng đường trước chúng nghe pháp, khi bị tát chính Bách Trượng còn vỗ tay. Câu ngài Hoàng Bá nói trước khi tát là hỏi lại Bách Trượng: ''Lão ấy nói sai 1 câu mà đọa 500 kiếp, nếu lão ấy nói đúng thì trở thành cái gì ?''. Chỗ này gọi là học đạo thông minh. Trong kinh người băt rắn hay ví dụ con rắn, Đức Phật cũng nói tu đạo Phật cũng phải khéo tu như người bắt rắn, không khéo học, khéo tu thì thành người bắt rắn đằng đuôi thì thành tại họa.

Đáng tiếc là trên mạng, rất nhiều bài thuyết pháp lấy câu chuyện Bách Trượng dã hồ ra để nói về Nhân Quả và dọa người bảo rằng nói mà sai đến như vị sư tu hành sắp đắc đạo chỉ vì 1 câu mà đọa 500 kiếp làm chồn. Biết đâu đây là một công án Thiền Tông mà ngài Bách Trường cho thấy sự vô nghĩa và phi lý của văn tự và ngôn ngữ (nên phải bất lập văn tự). Người không hiểu Thiền Tôgn thì khôgn đáng trách, vậy mà cũng nhiều vị tu tập Thiền tông vẫn đang thuyết giảng, không biết hoặc cố tình không chịu nhìn nhận sự thật này mà vẫn đem ra thuyết giảng về nhân quả bằng ví dụ công án này, trong khi công án này chính là sự chứng minh cho sự bất lực văn tự ngôn ngữ trong Thiền Tông.




Bồ Đề Đạt Ma. Sự thật hình ảnh và phong cách sống của ngài là gì ? Đó là lối sống Trực Chỉ. Trực Chỉ là gì ? Là lối sống không qua quy ước, là lối sống mà người ta không thể gọi tên được, không thể chế định hay khái niệm được. Là người bình thương ư ? Không phải. Là tu sĩ ư ? Không phải. Là tổ sư ư ? Không phải. Ngôn ngữ văn tự và sự diễn giải đã bất lực trước ngài. Cũng như Đức Phật, ngài để lại lối sống tu hành CHÂN THỰC không hư dối, đó là hình ảnh THÂN GIÁO của bậc chân sư để dạy người trong hàng trăm, hàng nghìn năm sau.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.