Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Mì chính biến hình
Thực Dưỡng > Nguyên lý Thực Dưỡng > Thức ăn ngộ độc
Depad
Bột ngọt siêu rẻ Trung Quốc có thể nguy hiểm

Chỉ trong 2 tháng đầu năm, 5.000 tấn bột ngọt Trung Quốc đã vào thị trường Việt Nam. Số lượng bột ngọt xâm nhập lớn như vậy bởi vì nó có giá siêu rẻ, đó là thông tin từ Tổng cục Hải quan.


Con số 5.000 tấn là nhập khẩu qua hải quan, còn bao nhiêu tấn qua các con đường khác thì có trời mới biết. Và cũng có trời mới biết những gì chứa trong bột ngọt siêu rẻ của Trung Quốc. Dân mình ít người biết để phân biệt thật - giả, chỉ thấy nhãn hiệu quen thuộc Ajinomoto, Miwon, Vedan là mua, rẻ lại càng tốt.

Cũng có thể có người kỹ lưỡng, biết bột ngọt siêu rẻ của Trung Quốc có thể là hàng giả, gây nguy hiểm cho sức khỏe nên không mua. Họ thà chịu mất nhiều tiền hơn để sử dụng hàng thật. Nhưng cho dù cẩn thận như vậy, họ cũng không thoát được cuộc bao vây của bột ngọt Trung Quốc trên thị trường hiện nay.

Số bột ngọt này được đưa vào các cơ sở sản xuất mì ăn liền và các sản phẩm thực phẩm đóng gói khác. Ăn một bát mì, đố ai biết trong đó bột ngọt giả hay thật?! Cũng không trách được các nhà sản xuất, bởi vì họ mua bột ngọt nhập khẩu chính ngạch, tất nhiên là chọn loại rẻ nhất để thu lợi cao nhất. Chưa kể loại bột ngọt nhập lậu tràn lan ở các chợ.

Bà nội trợ có thể cẩn thận không mua bột ngọt xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khi đi ăn hàng quán, không ai hỏi chủ quán có sử dụng bột ngọt Trung Quốc làm gia vị hay không. Bát phở, tô bún, nồi lẩu trên bàn của thực khách hoàn toàn có khả năng được nấu từ phụ gia bột ngọt siêu rẻ. Chưa kể, có một sản phẩm cực “độc” khác của Trung Quốc là siêu đường, bỏ một viên vào là nồi phở rất ngọt, mà không cần nấu nước từ xương.

5.000 tấn, 10.000 tấn và có thể hàng chuc ngàn tấn bột ngọt siêu rẻ của Trung Quốc tấn công vào mâm cơm, bữa ăn của gia đình người Việt. Càng nghĩ càng thấy sợ, không biết họ đã bỏ những thứ gì vào trong những gói bột ngọt đó? Trung Quốc từng có quá nhiều sản phẩm ăn uống giả, đầu độc ngay chính dân họ, cho nên khó để tin rằng, nó không gây hại cho dân nước khác. Còn dân mình, vì cái lợi cho bản thân, nhiều người nhập lậu bột ngọt và nhiều sản phẩm ăn uống không nhãn hiệu nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bệnh viện ung bướu ngày càng nêm cứng bệnh nhân, chưa kể nhiều bệnh tật khác đang đe dọa người dân mà nguyên nhân là do ăn uống thực phẩm không an toàn. Dân mình nghèo, lại chi phí cho thuốc men, điều trị bệnh tật cao hơn các nước.

Tại phiên họp chuyên đề Chính phủ hôm qua (21.3), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Phải kéo giá thuốc ở các bệnh viện xuống, không thì dân khổ quá, vì nói bao nhiêu thì vay mượn cũng phải mua bấy nhiêu”. Giảm đồng tiền thuốc cho dân là quá cần, nhưng cần hơn là hạn chế các cơ hội gây bệnh cho dân, và bột ngọt siêu rẻ từ Trung Quốc có thể là một thứ gây bệnh nhãn tiền.

Lê Thanh Phong

Theo Lao động
Diệu Minh
Hạt nêm: 98% không phải từ thịt, xương(VTC News) – Tỉ lệ chất điều vị E627 và E631 trong bột nêm Knorr, Maggi, Aji - ngon ở mức cao nhưng trong nhãn mác sản phẩm không ghi cụ thể khiến người tiêu dùng tưởng bở Knorr ngọt vì xương ống và thịt thăn, Maggi ngọt vì nước hầm gà.

Từng bước thay thế dần mì chính, hạt nêm đã trở thành một gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn của người tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có bao nhiêu người tiêu dùng thông minh biết đây là một sự lựa chọn cần phải cân nhắc?

Tỉ lệ lớn siêu bột ngọt trong bột nêm: Cao gấp 15 lần


Trong thành phần của Knorr ghi rất rõ có chất điều vị: E621, E627, E631 nhưng nhiều người không biết đó là mì chính và siêu bột ngọt.

Năm 2007, các tác giả Nguyễn Đức Thịnh, Phan Nguyễn Thị Trung Hương, Hòang Thị Nga, Trần Thị Ánh Nguyệt (Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM) đã thực hiện “Khảo sát hàm lượng Di-sodium 5’ – Inosinate (E631) và Di sodium 5’-guanylate (E627) trong các loại bột nêm trên địa bàn TP. HCM” (Khảo sát).

Hai chất này hiện được biết đến với tên gọi là chất “siêu bột ngọt”. Theo đó, hàm lượng 2 chất này trong các loại bột nêm khá cao, cụ thể:

Knorr có tỉ lệ E631 là 1595,95 mg/kg; E627 là 3646,58 mg/kg.

Trong bột thịt gà Maggi E631: 3483,52 mg/kg; E627: 4509,93 mg/kg.

Hạt nêm xương hầm Maggi có E631: 6785,20 mg/kg; E627: 7824,17 mg/kg.

Hạt nêm xương và thịt Aji – ngon có E631: 734,17 mg/kg; E627: 23,86 mg/kg.

Cho thêm hai chất tạo ngọt tổng hợp E631 và E627 vào bột nêm sẽ làm tăng thêm vị ngọt. Tỷ lệ sử dụng thông thường của 2 chất này với bột ngọt là 1:10.

Cộng đồng châu Âu và Ủy ban Các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm- JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives) đã có một số tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng của hai chất này trong các loại thực phẩm đã được chế biến.

Cụ thể không được quá 500 mg/kg cho từng chất hay cả hai chất (theo qui định tiêu chuẩn 95/2-EC) trong thực phẩm vào năm 1995.

Qua kết quả khảo sát 22 mẫu sản phẩm có chứa E627 và E631 trên địa bàn TP.HCM của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM, các tác giả khảo sát nhận thấy các loại bột nêm, thông thường khi cho thêm hai chất điều vị trên thường cao hơn 500 mg/kg.

Cụ thể, trong sản phẩm Knorr, 2 chất này cao hơn mức cho phép là 3,19 đến 7,2 lần; Bột thịt gà Maggi cao từ 6,9 đến 9 lần; Hạt nêm xương hầm Maggi 13,5 đến 15,6 lần.

Tại sao châu Âu cho phép sử dụng mà tại Việt Nam các chất điều vị này không có trong danh mục phụ gia thực phẩm?

Câu trả lời này được bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Nguyên phó viện trưởng Viện vệ sinh Y tế công cộng TP. HCM phân tích với VTC News: Hai chất điều vị trên ở dạng muối nên ghi là E627 và E631, và thực ra cũng có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế ban hành năm 2001 nhưng ở dạng axit và ghi là 626 (axit guanylic) và 630 (Axit inosinic).

PGS. TS Phan Thị Sửu (Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết: Mặc dù ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về tỉ lệ 2 chất điều vị trên khi cho vào thực phẩm, bột nêm cũng như chưa có trong danh mục các phụ gia được phép sử dụng. Tuy nhiên, 2 chất này, châu Âu đã cho phép dùng. Dự kiến trong năm nay, 2 chất điều vị này sẽ được Bộ Y tế chính thức đưa vào danh mục được phép dùng.

Trao đổi với PV VTC News, TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế cho biết: Hai chất điều vị dạng muối E627 và E631 đã được bổ sung trong dự thảo “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” mà Cục ATVSTP đang lấy ý kiến góp ý.

Lý do Cục ATVSTP soạn thảo danh mục trên vì Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT về “Quy định các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” hiện không còn phù hợp với thực tiễn quản lý, không hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế do ban hành từ năm 2001.



Nhiều người đã lạm dụng hạt nêm vì nghĩ rằng được chiết xuất từ thịt thăn và xương ống, tủy.

Nên ghi rõ tỉ lệ chất điều vị


Như vậy, nhiều bà mẹ nghe quảng cáo vẫn tưởng bột nêm Knorr làm từ thịt thăn và xương ống, bột nêm Aji – ngon cũng từ xương hầm và Maggi từ gà hầm nguyên con nên phấn khởi tin tưởng mua về cho con dùng đều đều mà không biết rằng, con mình đang phải tiêu thụ một lượng lớn bột siêu ngọt.

Nếu cẩn thận hơn một tí, chỉ cần đọc ngay trên thành phần của hạt nêm Knorr hay các loại bột nêm khác, người tiêu dùng có thể thấy, tỉ lệ chiết xuất xương ống và tủy, thịt chỉ chiếm 2,0%.

Rất khó để chiết xuất ra hạt nêm Knorr từ xương ống

Như vậy 98% còn lại của hạt nêm là muối, chất điều vị sodium glutamate E621 – mì chính (bột ngọt), đường tinh luyện và tinh bột sắn (có chứa SO2 < 150 ppm), hương thịt (có trứng, đậu nành và bột sữa gầy), mỡ, tinh bột bắp biến tính (E1442), chất điều vị sodium guanylate (E627) và sodium inosinate (E631)…

Hạt nêm Miwon được quảng cáo làm từ thịt heo nguyên chất giữ được hương vị đậm đà của thịt mà còn nhiều chất dinh dưỡng nhưng sự thực lại chỉ có 1,8% thành phần là thịt heo.

Tương tự, trên thành phần của bột nêm Aji – ngon, Maggi cũng đều có chất điều vị E621, E631 và E627.


Thành phần trong bột nêm Maggi đều có chất siêu bột ngọt.

Cụ thể trên gói bột nêm Maggi cao cấp từ xương hầm 3 ngọt: ngọt thịt, ngọt xương, ngọt tủy có ghi thành phần: Muối iốt, chất điều vị E621, đường, tinh bột sắn, bột thịt gà và nước cốt gà hầm nguyên con 21g/kg sản phẩm, mỡ gà, các gia vị khác (tỏi, tiêu nghệ), hương thịt gà và hương vị thịt tổng hợp, các chất điều vị E631, E627.

Điều đáng lo ngại là mặc dù được phép sử dụng song đến các nhà chuyên môn cũng không thể biết tỉ lệ các chất siêu ngọt này chiếm bao nhiêu trong một gói bột nêm. Đây mới là điều đáng bàn cãi và cần làm sáng tỏ.

http://youtu.be/DHRwnVvbjnw

» Xem video: Giật mình sự thật sau lời quảng cáo của hạt nêm Knorr

Theo TS Bùi Quang Thuật, Viện công nghệ thực phẩm, chất điều vị giúp thực phẩm có mùi vị hòa hợp. Tuy nhiên, cũng phải dùng trong giới hạn. Sử dụng chất này như một phụ gia thực phẩm cần ghi rõ tỉ lệ.

“Đúng là nhà sản xuất bột nêm nên ghi rõ hàm lượng các chất. Đáng lẽ họ phải nói thật về những chất họ bỏ vào," - Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai nói.

Còn PGS-TS Phan Thị Sửu thì khuyến cáo, chất điều vị E627 và E621 như là phụ gia thực phẩm. Mà phụ gia thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng. Do đó, người tiêu dùng không nên lạm dụng.

Bài, ảnh: Nguyễn Tâm

http://vtc.vn/321-342591/suc-khoe/hat-nem-...hat-dieu-vi.htm
member
Quảng cáo hạt nêm lập lờ: Nhà sản xuất chối bay

(VTC News) - Trong khi nhà sản xuất cho rằng quảng cáo hạt nêm có chuẩn cơ quan quản lý mới cấp phép, chuyên gia lại chỉ trích gay gắt việc lạm dụng quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng này.[/b]

Có 2% mà khiến người dùng tưởng bở

Mặc dù đã được báo chí đề cập từ năm 2011, các đoạn quảng cáo hạt nêm… vượt quá sự thật vẫn được phát sóng nhan nhản trên sóng truyền hình với những slogan đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng như: Ngọt canh xương ống, đậm đà thịt thăn, hay Ngon từ thịt, ngọt từ xương...


Quảng cáo Hạt nêm từ thịt heo của Miwon

Chính những quảng cáo này mà người tiêu dùng mạnh dạn nói không mì chính. Từ khi có bột nêm, mì chính đã bị tẩy chay vì bột nêm có nhiều ưu điểm như ngon ngọt và nhiều dinh dưỡng mà giá thành không hề đắt hơn mì chính.

Bà Nguyễn Thanh Hương (người tiêu dùng ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết trước kia, khi bột nêm chưa xuất hiện, gia đình bà thường xuyên phải dùng mì chính. Tuy nhiên, từ ngày có bột nêm, bà đã bỏ hẳn mì chính. Bà rất tin dùng bột nêm vì hạt nêm có nhiều chất dinh dưỡng, làm thức ăn đậm đà hơn, ngon hơn.

Bà Hương phấn khởi: “Trong các loại hạt nêm, tôi hay dùng Knorr vì nó đầy đủ dưỡng chất như thịt thăn, xương ống. Khi nấu canh, tôi chỉ cần cho một thìa. Kể cả khi không có thịt nạc, canh vẫn rất ngon. Nhiều khi nấu các loại canh như canh cải mà thiếu thịt, tôi vẫn dùng hạt nêm thay thế”.

Người tiêu dùng lo tác hại của mì chính, nhưng họ chuyển sang bột nêm có phải là một lựa chọn thông minh?

Với quảng cáo là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy, nhưng thực chấtlượng chiết xuất này chỉ với 2% ít ỏi.

30% khác trong Knorr, thành phần quan trọng điều vị E627 và E631 thực chất là các chất siêu ngọt, ngọt gấp 200% mì chính. Một thành phần nữa, chất điều vị E621 lại chính là mì chính. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà sản xuất không ghi hẳn đó là mì chính mà lại ghi bằng danh pháp khoa học?

Những hạt nêm khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Sự lập lờ trong ngôn ngữ đánh lừa không ít người tiêu dùng vì họ tin rằng trong hạt nêm làm gì có mì chính. Và được quảng cáo là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy nhưng giá bán lẻ của hạt nêm lại rẻ hơn mì chính.


Vì người tiêu dùng tin hạt nêm nhiều dinh dưỡng nên sản phẩm này bán rất chạy

QUOTE
Trong hạt nêm nếu chỉ có 2% sẽ không đủ dinh dưỡng, không tạo được độ ngọt.

PGS-TS Phan Thị Sửu - Hội KHKT An toàn Thực phẩm VN

PGS.TS Nguyễn Duy Thanh, Nguyên Viện trưởng Viện CNSH và CNTP, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, người tiêu dùng dùng hạt nêm với kỳ vọng có được sản phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng thực chất tỷ lệ xương thịt heo chỉ có 2%.

Chỉ có 2% mà nói ngon từ thịt, ngọt từ xương thì không đúng. Điều này tạo tâm lý tin rằng sản phẩm thực sự được làm từ xương thịt.
“Tôi đã hỏi các nhà sản xuất. Thịt thăn xương ống và tủy được nấu hầm cô lại như nấu cao rồi lấy dịch chiết sau đó làm khô. Thành phần chỉ được 1,8% đến 2%. Trong hạt nêm nếu chỉ có 2% sẽ không đủ dinh dưỡng, không tạo được độ ngọt” - PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật ATVSTP nói.

Nhà sản xuất: 2% không phải thấp

Khi phóng viên VTC News đề nghị được trao đổi vấn đề, bà Nguyễn Thị Hồng, phụ trách ban Thực phẩm của Công ty Unilever, đơn vị sản xuất hạt nêm Knorr "đẩy" vấn đề sang cơ quan quản lý. Theo bà Hồng, quảng cáo có chuẩn, cơ quan quản lý mới cấp phép.

Các vấn đề khác về chất điều vị, độ ngon ngọt có thực chất được chiết xuất từ tủy, xương, thịt thăn, khi PV đề nghị được phỏng vấn, bà Hồng cho biết bà đang công tác về nên rất bận và hẹn sẽ trả lời sau. Tuy nhiên, hàng tuần trôi qua, phóng viên không hề nhận được hồi đáp từ phía bà Hồng cũng như Unilever.

Còn bà Nguyễn Quỳnh Yến Nga, Phụ trách sản phẩm công ty Miwon Việt Nam giải thích: Thành phần thịt, xương, tủy là ở dạng cốt, đã được chiết xuất. Ví dụ như làm mắm là phải có cốt mắm, nhưng cốt không thể chiếm 80% vì như vậy không thể ăn được, mà phải có nước, muối và các thành phần khác để người ăn hợp khẩu vị, hài hòa nhất. Bột nêm cũng thế.

Thành phần còn lại chủ yếu là các phụ gia được phép sử dụng và không gây độc hại cho con người. Ví dụ, vị ngon ngọt là do cốt xương 2%, ngoài ra vị ngọt còn có thể do mỳ chính, đường. Phần dung môi là bột sắn. Các công ty có thể khác nhau về tỷ lệ thịt, xương, tủy và khác về nguồn.

Theo bà Nga, ở nước ngoài người ta không phải không ăn mỳ chính mà sử dụng nó dưới dạng gia vị tổng hợp khác như bột nêm. Bản thân mì chính là gia vị chủ đạo để tạo vị giác cho món ăn ngon. Trong hạt nêm có mì chính thì không có nghĩa là độc hại, ngay trong bột canh dùng hàng ngày cũng có cả thành phần mì chính.

Các chất điều vị như muối, đường… các chất điều vị có tên gọi khác của mì chính, bột thịt xương của tủy, tinh bột, bột sắn là những cái để tạo hạt, tiêu, tỏi, hành, caramen để tạo màu đều là các phụ gia bình thường, chứ không phải là các chất hóa học.


Trong thành phần của Knorr ghi rất rõ có chất điều vị: E621, E627, E631 nhưng nhiều người không biết đó là mì chính và siêu bột ngọt.

"Việc quảng cáo bột nêm làm từ thịt và xương hầm, nó cũng giống như một bát cơm thịt, cơm có thể chiếm đến 80%, thịt chỉ 10%, rau 10%, nhưng vẫn gọi là cơm thịt", bà Nga giải thích.

QUOTE
Việc quảng cáo bột nêm làm từ thịt và xương hầm, nó cũng giống như một bát cơm thịt, cơm có thể chiếm đến 80%, thịt chỉ 10%, rau 10%, nhưng vẫn gọi là cơm thịt.

Bà Nguyễn Quỳnh Yến Nga - Công ty MiwonVN

Việc quảng cáo này cũng được pháp luật cho phép, dù có 2% phần thịt và xương hầm vẫn có thể đưa thông tin này ra nhưng trên thành phần phải ghi rõ là bao nhiêu phần trăm, miễn là trong sản phẩm nhất định phải có thành phần đó.

Theo bà Nga, tỷ lệ 2% không phải là thấp vì đây là thành phần ở dạng tinh, cốt. Ví dụ trong 100gam, nó chỉ có thể chiết xuất là 2 gam, nhưng là gam cốt, đã được cô đọng, như việc nấu cao hổ, từ 1 con hổ vài chục cân, nhưng chỉ có thể lấy được 2 cân cao.

"Hạt nêm nói chính xác là gia vị tổng hợp, nên việc cân đối thành phần là rất quan trọng", bà Nga kết luận.

Quảng cáo sai sự thật phải thay đổi nội dung

Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng luật sư Bùi Quang Hưng và cộng sự cho biết việc các thành phần chỉ có 1,8 – 2% nhưng được đưa lên thành thành phần chính trong quảng cáo theo quy định trong Luật quảng cáo là không vi phạm. Trong luật chưa quy định là phải đảm bảo bao nhiêu % trở lên thì mới được dùng nguyên liệu đó để nhấn mạnh trong quảng cáo.

Đây chính là kẽ hở của luật quảng cáo để các nhà sản xuất đánh vào thị hiếu, lòng tin của khách hàng. Để khách hàng tưởng lầm đang được tiêu dùng sản phẩm tinh chất từ tự nhiên nhưng thực tế trong đó có rất nhiều thành phần khác và đây là những thành phần chiếm đa số.


Thành phần bột nêm Maggi

Bà Ninh Thu Hương - Trưởng phòng Quảng cáo & Tuyên truyền Cục Văn hoá Cơ sở thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cho biết, hiện Phòng vẫn chưa nhận được phản ánh nào của người tiêu dùng liên quan đến quảng cáo hạt nêm.

"Nếu nhận được phản ánh, Cơ quan quản lý sẽ xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, trên phương tiện nào để xử lý. Nếu quảng cáo trên truyền hình sẽ kiểm tra trên truyền hình, phối hợp với cơ quan y tế xem quảng cáo thực chất có sai sự thật hay mang lại tác hại cho người tiêu dùng hay không.

Trong trường hợp quảng cáo không đúng sự thật, sẽ phải xử lý tùy theo tính chất của sự việc và phải thay đổi nội dung, trong đó có xử phạt hành chính, nặng hơn là truy tố và quảng cáo về sản phẩm đó tiếp tục được sử dụng thì phải thay đổi nội dung.
Thực tế, hiện các quảng cáo bột nêm với thông điệp nổ trên trời vẫn được quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khiến không ít người tiêu dùng vẫn "tưởng bở" về một sản phẩm giàu dưỡng chất từ thịt và xương.

Người tiêu dùng đang rất cần câu trả lời thỏa đáng và rõ ràng từ phía các nhà sản xuất cũng như cơ quan quản lý, để họ được tin tưởng rằng sự lựa chọn của mình là chính xác.

http://vtc.vn/1-343814/kinh-te/quang-cao-h...at-choi-bay.htm
Depad
Mì chính Tàu: Bao nhiêu cũng có
“Mỳ chính Trung Quốc giá 30.000 đồng/kg, em cần bao nhiêu? Nếu đồng ý mua thì đặt tiền trước, 15 phút sau sẽ có hàng ngay cho em, kể cả em lấy hàng chục tấn hàng bọn chị cũng đáp ứng được”.Đó là lời chào mời của một tiểu thương bán hàng tại thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nơi được coi là “thủ phủ” của hàng rởm, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Chẳng khó để thấy cảnh mì chính Trung Quốc được bày bán la liệt, giá rẻ chỉ bằng một nửa so với hàng công ty sản xuất.

Mua bao nhiêu cũng có

Trong vai người đi buôn muốn tìm mối lấy hàng số lượng lớn, tại đại lý Hòa N., cách chợ Thổ Tang hơn 500m, một người đàn ông tầm 40 tuổi nói với người viết: “Ở đây có đủ các loại nước uống, các loại gia vị như mì chính, bột canh, nước mắm... toàn hàng công ty nhé. Giá cả thì nhà anh là đại lý lớn, bao giờ giá để buôn cũng thấp”.

Khi hỏi về mì chính, người đàn ông này nói: “Mì chính hàng công ty giá trên 1,1 triệu đồng một bao 25kg, chia ra khoảng 45.000 đồng/kg”. Khi PV hỏi về “mỳ chính loại 2” liền nhận được câu trả lời: “Loại 2, mỳ chính Tàu chứ gì? Một bao 25 kg, không có túi nhỏ hơn”.

Thắc mắc và ngỏ ý muốn xem hàng trước, người phụ nữ tầm 35 tuổi ngồi kế bên lên tiếng: “Ở đây chỉ có hàng công ty. Loại hàng em yêu cầu thì không có sẵn nhưng giá 30.000 đồng/kg, em chỉ cần thông báo số lượng. Nếu đồng ý mua thì đặt trước 70-80% lượng tiền hàng, 15 phút sau sẽ có hàng ngay cho em, kể cả em lấy hàng chục tấn hàng bọn chị cũng đáp ứng được”.

“Em yên tâm đi, bọn chị làm ăn lớn, toàn đổ cho các mối đánh hàng đi tỉnh hay mối nhập hàng cho quán ăn, nhà hàng. Mỗi lần họ lấy vài tấn chứ có ít đâu. Loại mỳ chính Tàu này, chất lượng chỉ kém hàng công ty sản xuất chút xíu chứ ăn thì chẳng sao cả. Bán được thì lời gấp cả 3-4 lần bán hàng công ty”, người phụ nữ này giải thích thêm.

Tương tự, tại một đại lý khác chuyên về các loại gia vị chính hãng, cách đại lý Hòa N. khoảng 60-70 m, PV cũng được trả lời rằng chỉ có hàng công ty, nhưng nếu lấy bao nhiêu mì chính Trung Quốc cũng có. Chỉ có điều, phải đặt tiền trước mới có hàng.

Dân không ăn, chỉ đem đổ buôn

Rời hai đại lý trên phố, PV tìm đến chợ Thổ Tang. Tại các quầy hàng tạp hóa ở chợ này, khác hẳn với các đại lý, mỳ chính Tàu giá hơn 30.000 đồng/kg được bày bán tràn lan. Hàng lúc nào cũng sẵn chứ không phải đặt trước.

Khi hỏi mua mỳ chính, bà L., một tiểu thương chuyên bán buôn, bán lẻ hàng tạp hóa ngồi ngay tại mặt tiền phía cổng chợ hỏi lại rằng mua về ăn hay mua về làm hàng, đổ mối. “Nếu mua về cho gia đình ăn thì cô lấy hàng công ty, giá 55.000 đồng/kg, hàng chuẩn đảm bảo ngon”. Nói xong, bà L. liền chỉ tay sang số mì chính được đóng vào túi nilon không bao bì nhãn mác (mỗi túi có trọng lượng khoảng 1kg). Còn loại mì chính bên cạnh rẻ hơn nhiều, chỉ 33.000 đồng/kg bán lẻ.

“Đây là loại mì chính nhập từ Trung Quốc, ở chợ này ai cũng biết, chỉ có cô người dân vùng khác là không biết thôi. Cố lấy nhiều không, nếu lấy nhiều tôi để giá hữu nghị cho. Cứ lấy khoảng vài tạ trở lên, giá sẽ giảm xuống còn 30.000 đồng/kg”, bà L. nói.

Không chỉ vậy, tại một quầy tạp hóa bên trong chợ của chị Q., PV cũng được giới thiệu loại mì chính chuẩn, hàng của công ty sản xuất chất lượng 10 thì mì chính Tàu chỉ được 6-7. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, cánh mì chính không khác gì hàng công ty, nếu không phải người buôn bán chuyên nghiệp thì không thể nhận biết được.

Chị Q. tiết lộ, loại mì chính Tàu dân ở đây chỉ nhập buôn về bỏ mối nhà hàng, quán ăn, chứ gia đình dùng thì họ chọn loại hàng do công ty sản xuất.

Mỳ chính Tàu đội lốt hàng công ty

Tuy nhiên, khi PV ngỏ ý muốn mua loại mì chính Tàu được đóng gọi giống hết hàng công ty, chị Q. nhìn quanh một lượt như để dò xét rồi nói: “Mì chính Tàu giả hàng công ty chứ gì? Loại ấy thì em phải đặt trước 100% số tiền bọn chị mới có hàng cho em chứ loại hàng này “nhạy cảm”, không cẩn thận là chết ngay nên chẳng ai dám để ở chợ cả. Ngay cả các đại lý cũng vậy, họ chỉ bán loại hàng này cho mối quen biết lâu năm thôi”.

Cũng theo lời chị Q., loại hàng này giá sẽ cao hơn loại đóng bao 25 kg kia khoảng 3-4 giá. Song, về mẫu mã bao bì thì không khác gì so với hàng công ty, muốn nhãn hiệu nào đều có nhãn hiệu đó.

Thừa nhận chuyện trên, chị B.T.H., một lao động tự do tại chợ Thổ Tang nhiều năm nay kể, chị đã từng được một đại lý cạnh chợ Thổ Tang thuê một tuần liền về nhà chỉ chuyên ngồi đóng các loại gia vị như: mì chính, bột canh vào bao nhỏ để xuất bán đi các nơi.

“Họ có máy làm chuyên nghiệp lắm. Bột canh mỳ chính toàn bao lớn 25-50kg nhập từ Trung Quốc về, thuê người cho vào các bao gói nhỏ rồi cân lên theo đúng trọng lượng ghi trên bao bì, túi 1kg, 0,5kg, 0,25kg... loại nào cũng có. Hàng đóng ra giống hệt hàng nhập từ công ty, không tài nào phân biệt được nếu xếp vào hộp lẫn lộn giữa hai loại hàng”, chị H. cho hay.

Ngoài ra, chị H. còn kể thêm, lúc chị được thuê, tại cơ sở đó lúc nào cũng có khoảng 10 nhân công chuyên ngồi đóng gói các loại mì chính, bột canh. Tiền công được tính trên sản phẩm. Mỗi ê kíp có hai người, một người chuyên xúc vào bao gói, một người chuyên cân rồi cho vào máy hàn miệng túi, mỗi bao 50kg được trả 50.000 đồng/người.

Theo Bảo Hân


Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.