Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Chia sẻ về thực dưỡng
Thực Dưỡng > Góc thư giãn > Tâm sự thầm kín
viethoang
chỉ là ngộ nhận, còn nhiều thiếu sót sad.gif
hoa sen ben ho
Bạn ơi, nếu bạn đã nói như vậy,

Bạn có thể chia sẻ cho mọi người biết bạn đã gặp hái được gì hay thay đổi điều gì trong đời nhờ vào Thực dưỡng nói chung và số 7 nói riêng không?

Xưa nay sách và tài liệu thì nhiều nhưng nhưng tư liệu xác thực và thực nghiệm thì ít.

Mong bạn chia sẻ với diễn đạt cho mọi người cùng vui.
viethoang
..............
viethoang
......................
Diệu Minh
Vì cô tu hành theo Đức Phật, thấy được sự sinh diệt ở mức thô của các sự vật và các hiện tượng... mà cô đã bỏ hai lần tiền (rất nhiều) thiết kế trang web này miễn phí từ k năm 2006, và cô không hề mong muốn nhưng vẫn phải đọc nhiều bài GHÉT nhau... (không ưa thích bất kỳ cái gì là đã có tâm sân hiện diện) trên diễn đàn này, người thì GHÉT một người nào đó cụ thể, cháu thì GHÉT cả đám thầy tu... có khác gì nhau đâu?

Và một hay nhiều người hay cả đám cũng chỉ là khái niệm, cái chính là phải nhận ra tâm nào đang hiện diện với MÌNH? đó là con đường dẫn tới hạnh phúc chân thật nhất, dầu có ăn gì cũng cần biết mình ăn với cái tâm nào chi phối: bởi bản năng, bởi thích hay không thích, nếu ăn bởi thích dễ mắc bệnh tim, nếu ăn bởi cái đầu lý trí... có sự tỉnh thức ở trong có lẽ tốt hơn, phải cân chỉnh liều và lượng, kể cả ăn số 7 hay bất cứ số nào?

Khi cháu khen một cái gì thái quá là cháu đang có tâm gì hiện diện với cháu, cháu có biết không?
Ngay khi Đức Phật còn sống, một đệ tử của Phật mới hết lòng tán thán Đức Phật giỏi hơn bất cứ vị Phật nào trong quá khứ và giỏi hơn bất cứ vị Phật nào ở tương lai.... Đức Phật hỏi lại (kể nôm na hiểu ý quên hộ lời đi nhé): con đã sống với các vị Phật quá khứ đó chưa? - Dạ chưa; thế con có sống với vị Phật nào trong tương lai? đại loại như thế... người kia cũng bảo CHƯA, vậy dựa trên sự CHƯA biết để nói về cái biết của mình ... ngày hôm nay, liệu có hồ đồ cạn cợt không?

Hy vọng những bài viết sau cháu sẽ nói về một điều gì cụ thể hơn...

Thực ra người tu hành cũng có người tu lớp 1 ấy mà, cũng có người tu lớp 12, có người tiến sĩ, bác học tu hành... nói thế cho dễ hiểu, chứ cứ vơ đũa cả nắm như cháu là lời nói của cháu sẽ dần dần không có trọng lượng, sẽ không có ai thèm nghe theo...

Tại sao có người nói gì người ta cũng tin theo và làm theo?
Cháu phải giữ gìn cái tâm, xem lúc nào nó hoạt động tốt, thì hãy làm bất cứ cái gì... đừng làm bất cứ việc gì bởi thích và không thích: theo tiên sinh, đây là mức phán đoán số 2...

Mà cháu thì lại đang HƯỚNG về trí phán đoán số 7...

Quá ngợi khen và quá trê bai sai lầm của "cả đám" nào đó là chưa hiểu đạo sống vui của tiên sinh Ohsawa, trong âm có dương...
Tiên sinh Ohsawa còn có cái đức lớn: ông không hề ghét bất cứ ai mà ông thương được rất nhiều người cực kỳ khó thương trong xã hội...
Và ông khuyên câu Chúa dạy: LỖI TẠI TA, LỖI TẠI TA MỌI ĐÀNG!

Cháu ca ngợi tiên sinh, cháu hãy học theo ĐỨC LỚN của tiên sinh nhé,
trong xã hội còn có nhiều lực lương... xấu ác hơn mấy thầy tu: tham nhũng, bệnh tật, tệ nạn xã hội, độc ác vô cảm.... cháu hãy nới rộng tầm nhìn ra để thấy lực lượng thầy tu còn dễ thương chán, he he... cô đã sống trong môi trường tốt nhất: giáo viên,... và còn cái nghề tốt thứ hai là bác sĩ... mà sau đó cô đi tu sống trong môi trường tu: nhiều phen cô cũng "tức điên" bởi đi đâu cô cũng gặp nhiều người ngu... nhưng trong những môi trường sống, cô vẫn thích hơn cả là môi trường người người biết tu tập... nếu biết ăn gạo lứt càng tốt...

Thầy cô bảo: ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên....
Vậy ở đâu mà không có âm và không có dương? chỉ vào dòng thánh mới thoát được sự kiềm tỏa của âm và dương thôi cháu ạ... lúc đó con người mới thật là tự nhiên, là đại tự nhiên đang vận động, là PHÁP giới,... các vị thánh ở thế kỷ này ngày một ít đi bởi KHÔNG có những thức ăn thích hợp đó cháu à, cháu đừng có mà chê bai kiểu đó là tự mình giới hạn mình vào một miền không có sư... và trong nhiều vị sư cô gặp, có nhiều người có những đức tính hay hơn mình nhiều, bởi mình cũng khư khư không MỞ được như họ, ... chỉ có tâm xả thì trí tuệ mới hoạt động, khi nào không còn ai để ghét, không còn thế lực nào là không thể ưa... là cháu chả phải tu gì, chả cần ăn cơm lứt,
viethoang
............................
Diệu Minh
Cô và nhiều người cũng thấy sự vi diệu của tiên sinh nên mới làm Td, tuy nhiên, cháu cần phải nhớ là khi cháu NHÌN vào một số người, cháu cũng không thể đánh giá đúng hết được về nhóm đó, nhưng mỗi nhóm hội đoàn người thực ra cũng đều có cái "mầu cờ sắc áo" thật... Ohso từng nói: không có nơi nào mà con người sở hữu nhiều trí tưởng tượng như nhóm người tu hành... hi, và mặt trái của nó ... họ đều có nhiều nét dễ thương hơn nhóm người khác... chỉ là như thế... nhóm tu hành là nhóm người có khả năng văn thơ nhất trong mọi nhóm người và mỗi nhà thơ là một nửa thánh nhân đó cháu ơi... cô ưa nhóm nay nhất trên đời, he he... banana.gif
viethoang
...........................
justmevn
https://dohoangtung.wordpress.com/2009/08/0...3ng-d%E1%BA%BF/

Đối Thoại Với Thượng Đế – Neal Donald Walsch

Dẫu biết rằng “thị hiếu” của mỗi bạn đọc là khác nhau nhưng đôi lúc tôi cứ cảm thấy buồn buồn, vì đôi khi có những cuốn sách hay được cả thế giới đón nhận thì đến lúc được xuất bản tại Việt Nam, chẳng mấy bạn đọc biết tới và chỉ sau một thời gian ngắn là bị chìm nghỉm trước hằng hà sa số những đầu sách tiểu thuyết trinh thám, ái tình hay dạy kinh doanh, làm giàu đang bán chạy khác.


Từ góc nhìn của tôi, cuốn Đối thoại với Thượng đế của Neal Donald Walsch cũng đã rơi vào trường hợp như vậy. Thậm chí, Nhã Nam – công ty chịu tránh nhiệm chính trong việc cho ra đời cuốn sách, hình như cũng không mặn mà lắm với việc tiếp thị chút ít cho tác phẩm đầy giá trị này.


Đúng như tựa đề của tác phẩm, đây là cuốn sách ghi lại “một cuộc đối thoại kỳ lạ” giữa tác giả và Thượng Đế từ chính ngòi bút của ông. Việc này nghe có hơi vẻ điên rồ và ảo tưởng, nhưng nếu bạn cũng luôn bị “ám ảnh bởi một số câu hỏi cốt tử về cuộc sống hàng ngày” như tôi thì hãy gác lại những định kiến của mình để thử đọc vài trang đối thoại đầy trí tuệ và dí dỏm trong cuốn sách này.


Không biết với người khác thì thế nào chứ với tôi thì những tri thức mà cuốn sách đem đến đã thoả mãn mọi khát khao được biết của tâm hồn mình. Tôi chưa đọc tác phẩm nào lại nói cho người ta biết rõ ràng và thuyết phục đến thế về nhiều vấn đề vẫn được tranh cãi từ bao đời. Bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách này câu trả lời cho các vấn đề như Thượng đế thực sự là ai, Con người thực sự là ai, Địa gục thực sự là gì, mục đích sống thực sự của Con Người là gì, đâu là cốt tủy của mọi tôn giáo, người ta phải làm gì để đời mình “cất cánh”, đam mê có nghĩa là gì, từ bỏ có nghĩa là gì, bản chất của mọi mối quan hệ là gì, cái chết thực sự là gì…


Tìm hiểu về tâm linh và tôn giáo trong 5, 6 năm qua, nhân sinh quan của tôi ảnh hưởng nhiều bởi những quan niệm của nhà Phật. Nhưng đâu đó trong tâm hồn, tôi vẫn thấy giáo lý nhà Phật vẫn chưa thỏa mãn được những băn khoăn, khắc khoải của mình. Trong cảm nhận của tôi, tư tưởng Phật vẫn chưa thể giúp tâm hồn mình vượt thoát được. Chỉ đến khi đọc Đối thoại với Thượng đế, tâm hồn tôi mới được “chắp cánh”, bay lên và bứt phá khỏi mọi tư tưởng giáo điều, nhẹ nhàng chao liệng trên bầu trời tự do của Chân lý. Tôi đã tìm thấy trong nội dung cuốn sách này cốt lõi tư tưởng của đạo Phật, đạo Kitô, đạo Bà La Môn… và tri thức để tâm hồn mình siêu việt lên các tôn giáo ấy.


Khi đọc xong cuốn sách, tôi mới hiểu vì sao cuốn sách lại có thể nằm trong danh sách best-seller của tờ The New York Times suốt 137 tuần. Tôi tự nhủ rằng: “Nếu nói rằng đây là cuốn Kinh Thánh cho Thời Đại Mới (New Age) thì cũng không quá.” Trao đổi với tôi qua email, dịch giả Nguyễn Trung Kỳ – người đã chuyển ngữ trôi chảy tuyệt vời tác phẩm này chia sẻ: “tôi hy vọng bạn sẽ đọc cuốn sách nhiều lần để cảm nghiệm được sức mạnh giải phóng của nó.” Nghe lời anh, tôi đã kiên nhẫn đọc đi đọc lại nhiều lần từng đoạn một, từng chương một. Càng đọc, tôi càng thấy rằng mình không thể đọc nhanh nếu như không muốn bỏ sót hay cảm nhận vẻ đẹp hết của những viên ngọc tri thức trong tác phẩm.


Tôi nghĩ triết gia Ấn Độ Vivekananda cũng không quá cực đoan khi nói rằng: “Chỉ nên đọc sách của những người đắc đạo, còn bao nhiêu sách vở trên đời đều nhảm nhỉ cả.” Bởi đôi khi chỉ cần thấm nhuần tư tưởng của một cuốn sách minh triết như Đối thoại với Thượng Đế cũng đủ để sáng tỏ cả cuộc đời.


Những trích dẫn đặc sắc
Ý Nghĩ Cao Nhất luôn luôn là ý nghĩ chứa đựng niềm vui. Lời Nói Rõ Ràng Nhất là lời nói chứa đựng sự thật. Cảm Giác Lớn Lao Nhất là cảm giác mà ngươi gọi là yêu thương.


Mọi người, ai cũng đặc biệt, và mọi giây phút đều là vàng ngọc. Không có người nào và không có lúc nào đặc biệt hơn người khác, lúc khác.


Bí mật sâu xa nhất: đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là một tiến trình sáng tạo…


Chỉ có duy nhất một lý do để làm điều gì đó: một lời khẳng định với vũ trụ: Ngươi Là Ai.


Hỏa ngục là đối nghịch với niềm vui. Nó là sự bất toàn. Hỏa ngục là biết được Ngươi Là Ai và Là Gì, nhưng lại không kinh nghiệm được điều đó. Nó là bị kém. Đó là hỏa ngục, và ở đó, không còn gì là lớn hơn cho linh hồn ngươi nữa.


Đôi khi con người ta phải phải tiến hành chiến tranh để đưa ra lời khẳng định lớn nhất về người mà họ thực sự là: một con người kinh tởm chiến tranh.


Sự sống, tự bản chất của nó, không thể có được bảo đảm. Bằng không, toàn bộ mục đích của nó sẽ bị bóp nghẹt.


Yêu thương là thực tại tối hậu. Nó là thực tại tối hậu duy nhất. Là tất cả. Cảm giác yêu thương là kinh nghiệm của ngươi về Thượng đế.


Link down:
Tập 1: http://xa.yimg.com/kq/groups/1273805/25002...VoiThuongDe.pdf

Tập 2: không có bản tiếng Việt

Tập 3: http://www.mediafire.com/?wb00ygni3quu6yd
Diệu Minh
Chỉ đến khi đọc Đối thoại với Thượng đế, tâm hồn tôi mới được “chắp cánh”, bay lên và bứt phá khỏi mọi tư tưởng giáo điều, nhẹ nhàng chao liệng trên bầu trời tự do của Chân lý. Tôi đã tìm thấy trong nội dung cuốn sách này cốt lõi tư tưởng của đạo Phật, đạo Kitô, đạo Bà La Môn… và tri thức để tâm hồn mình siêu việt lên các tôn giáo ấy.




Tốt quá rồi, thế là đọc đúng sách hay rồi...
ĐẠO PHẬT thực sự là PHÁP giúp ta giải thoát được mọi thứ trong đầu ra... hoặc chỉ THẤY suy nghĩ chỉ như là những người đi loại ngoài đường và "mình" là người "đang ngồi trong nhà quan sát"...tiên sinh Ohsawa bảo: tự do thực sự chỉ có trong tư tưởng...
Diệu Minh
Ý Nghĩ Cao Nhất luôn luôn là ý nghĩ chứa đựng niềm vui. Lời Nói Rõ Ràng Nhất là lời nói chứa đựng sự thật. Cảm Giác Lớn Lao Nhất là cảm giác mà ngươi gọi là yêu thương.


Mọi người, ai cũng đặc biệt, và mọi giây phút đều là vàng ngọc. Không có người nào và không có lúc nào đặc biệt hơn người khác, lúc khác.


Bí mật sâu xa nhất: đời sống không phải là một tiến trình khám phá, mà là một tiến trình sáng tạo…


Chỉ có duy nhất một lý do để làm điều gì đó: một lời khẳng định với vũ trụ: Ngươi Là Ai.


Hỏa ngục là đối nghịch với niềm vui. Nó là sự bất toàn. Hỏa ngục là biết được Ngươi Là Ai và Là Gì, nhưng lại không kinh nghiệm được điều đó. Nó là bị kém. Đó là hỏa ngục, và ở đó, không còn gì là lớn hơn cho linh hồn ngươi nữa.


Đôi khi con người ta phải phải tiến hành chiến tranh để đưa ra lời khẳng định lớn nhất về người mà họ thực sự là: một con người kinh tởm chiến tranh.
tusen
Cháu mới đọc được nửa đoạn đầu của cuốn 1 th“ thấy nó giống cuốn Triết Học Phương Đông cua Ohsawa và Pháp của Phật.

Cháu cám ơn đã giới thiệu về sách smile.gif
justmevn
Thực sự là bản dịch tiếng Việt không được tốt, đọc sẽ khó hiểu, "đau đầu". Ai có nhu cầu đọc bản tiếng Anh (3 tập) thì gửi địa chỉ mail dùng chức năng tin nhắn của diễn đàn, tôi sẽ gửi cho.
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.