ĐÃ ĐẾN LÚC TẤT CẢ CHÚNG TA PHẢI NGHĨ LẠI

A-NA- TÔ-NI-A-FA-NA-XI-EP, NHÀ VĂN


Trước hết, tôi xin nói rõ tôi không có ý reo rắc sự hoài nghi cho những phụ nữ hiện đại của nhân loại. Nếu có ai thấy lời nói của tôi dường như hàm ý chê trách thì đó tuyệt nhiên không nhằm vào bản chất và tâm lý phụ nữ. Tôi tin chắc rằng việc phụ nữ tham gia sản xuất dần dần tạo cho họ những quan niệm không phù hợp với đặc điểm cấu tạo vốn có của tâm hồn cũng như sinh thể của phụ nữ. Sau này các nhà xã hội học gọi những quan niệm đó là “nhu cầu giả”. Thuộc vào loại này có lẽ nên kể đến nhu cầu thành đạt trong xã hội, nhu cầu có quyền lực dưới hình thức hệt như nam giới, tức là quyền lực đối với tập thể, sự hám danh: Người phụ nữ bỗng tưởng đâu rằng người ta cảm phục năng lực công tác của mình thì tức là mình được đề cao. Ở nước ta tình trạng đó bắt đầu vào những năm 20.

Khi những “nhu cầu giả” đã khiến người phụ nữ nhìn nhận lại ý nghĩa của cuộc sống tạo nên ảo tưởng đây là sự cần thiết cho sự sản xuất, thì người phụ nữ bắt đầu thất vọng. Không tìm được hạnh phúc trong lao động xã hội thông thường, người phụ nữ đồng thời cũng xa rời khá nhiều với gia đình (không có thời gian dành cho chồng con) kết qủa là cả ở nơi làm việc cũng như ở nhà người phụ nữ sống như nửa vời không đầy đủ và không đạt nhiều điều như họ đã thầm hy vọng…Có thể là tôi tô đậm màu sắc, nhưng 40% số kỹ sư trong nước là phụ nữ, một con số đáng sợ.

Thiết nghĩ đã đến lúc phải thú nhận rằng nam giới chúng ta lý giải khái niệm giải phóng phụ nữ có phần hơi thô thiển. Tại sao chúng ta không hề băn khoăn về việc công việc có nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ mà chúng ta chút lên vai các chị, em gái, mẹ, vợ chưa cưới, vợ chúng ta. Đánh ngang bằng phụ nữ với nam giới theo kiểu như vậy, chúng ta mất mát nhiều về sức khoẻ, tinh thần, thể lực của toàn xã hội.

Điều cốt yếu nhất mà chúng ta có thể và cần phải làm cho phụ nữ và giúp phụ nữ trở lại hoàn cảnh sống bình thường đối với sinh thể phụ nữ, nơi họ có hạnh phúc không phải trên lời nói, mà trên thực tế. Dù sao thực tế họ cũng sẽ có khả năng như thế…Tôi dám nghĩ rằng chính gia đình là nơi phụ nữ ít ra có thể hy vọng có được một hạnh phúc.

Nếu phụ nữ lảng tránh tổ ấm gia đình thì tổ ấm đó sẽ tiêu ma. Như vậy thì phải nói rằng gia đình đã lỗi thời. Thế thì cần phải tìm ra một cái gì đó thay thế cho nó. Một trong hai giải pháp: Hoặc là gây dựng một hình thức gia đình mới, hoặc là nếu đồng ý với nhau rằng gia đình trong hình thức trước đây vẫn chưa hết khả năng của nó thì người phụ nữ phải trở lại gia đình.

Tất nhiên tôi không khẳng định rằng tất cả phụ nữ kỹ sư đương nhiên đều bất hạnh, cũng như mọi phụ nữ chỉ sống với gia đình thì xét như một điều tiên nghiệm, họ đều sống yên ấm hạnh phúc.

Đã đến lúc phải tạo nên một phương hướng mới cho vấn đề này. Đến một lúc nào đó cần giải quyết. Câu hỏi người phụ nữ phải hướng vào đâu - trường đại học kỹ thuật hay cuộc hôn nhân hạnh phúc, có thể kết hợp thành công hai cái đó không? Hay có lẽ ở người phụ nữ từ lâu đã diễn ra những thay đổi không thể nào ngược được? Có lẽ do mất đi một phần bản chất sinh học của mình, người phụ nữ đã có được những kỹ năng sinh thể cần cho đời sống sản xuất chăng? Nói điều đó tôi cảm thấy nghe thật lố lăng và có phần ghê rợn.

Người phụ nữ vui sướng rộn ràng đến nơi sản xuất, hy vọng tìm thấy ở đấy một cái gì không có được ở nhà. Điều đó không đáng chê trách. Phụ nữ vốn thích nổi bật, thích chinh phục, khốn nỗi người phụ nữ lại thích phải thoả mãn niềm ham muốn đó trong hoàn cảnh cực kỳ không thích hợp. Không phải trong ngày hội hoá trang, mà trong hoàn cảnh bình phẩm của phòng thí nghiệm hay phân xưởng.

Trong hội hoá trang, trước nữa thì trong vũ hội, người phụ nữ phô sắc phô tài, đồng thời vẫn giữ được một trong những đặc điểm cơ bản của mình - sự bí mật của phụ nữ không phơi trần tâm hồn. Người phụ nữ trong sản xuất quá dễ hiểu, không gợi nên cho đàn ông sự rung động xao xuyến. Người phụ nữ trong sản xuất khi cố gắng bảo vệ cái ”tôi” phụ nữ của mình thì tức là lâm vào cuộc tranh đấu ác liệt, không cân sức. Người phụ nữ tự chối bỏ mình, thậm trí không tưởng tượng nổi là từ ngoài nhìn vào, mình trông lố lăng như thế nào, người ta nhìn mình bằng con mắt như thế nào. Điều cứu vớt với người phụ nữ khỏi những chấn thương tinh thần loại này chỉ là: Người phụ nữ không bao giờ tin cái sự thật bất lợi cho mình, cái sự thật có thể làm cho người đàn ông suy sụp thì lại không đụng đến người phụ nữ, thế thôi. Người phụ nữ sẽ phủ nhận nó.

Tôi tin chắc rằng người phụ nữ làm lao động sản xuất là không hợp với bản chất vốn có của họ, cả về mặt sinh học cũng như về mặt tâm lý. Tôi biết những người phụ nữ khiếp sợ khi nghĩ đến việc họ sắp về hưu. Tôi thương họ, tôi thấy không còn đáng chê cười. Người phụ nữ thành thật cho rằng đời mình thế là hết khi mình chia tay với tập thể hay nghìn người. Hỡi ôi! Đúng hơn hết là người phụ nữ ấy chẳng có được mấy niềm vui thực sự.

Một thời gian rất dài xã hội đã đánh lừa người phụ nữ, viện cớ đấy là tất yếu xã hội, Có lẽ ngoài Quy-ri thì không có phụ nữ “sao sáng” trong khoa học, ngoài xã hội... thì không có người phụ nữ “sao sáng”trong triết học phụ nữ biết sự thật ấy, nhưng trong ý thức của họ điều đó biến hoá như sau: không có phụ nữ sao sáng là vì chưa có chúng tôi. Họ tính rằng một khi ngưòi ta đã “bỏ mạng che mặt” cho họ thì họ sẽ thực hiện sự tiến hóa 2000 năm trong 30 năm,. Người ta đã “gà” cho họ ý nghĩ ấy.

Chắc chắn có người sẽ cho rằng thái độ của tôi đối với phụ nữ mang nặng tính tiểu tư sản thậm chí có ý ghiễu cợt, hoàn toàn không phải như thế. Đối với tôi vấn đề tương lai của toàn bộ nền văn minh gắn liền với hy vọng về đạo đức lành mạnh của phụ nữ. Thiên tính của phu nữ vốn không ưa sự xâm lược huỷ diệt nó xa lạ với tinh thần được thua trong chiến tranh, xa lạ với niềm đam mê bệnh lý ham muốn sự phá hoại có quy mô toàn cầu, còn người đàn ông quá ư kiêu hãnh lại hay có khuynh hướng ấy. Bản tính tự nhiên của phụ nữ là cái cứu nguy cho thế giới.

Từ bao đời nay, đàn ông cứ sắp đặt lại cái ưu tú nhất trong thế giới này theo cách hiểu của mình mà quên bẵng mất người phụ nữ. Cũng như nhiều điều khác, điều này xảy ra với nhân loại lần đầu tiên. Nghĩa là xét về mặt chức năng, ở cấp độ sinh lý người phụ nữ vẫn tồn tại như trước, ở nơi này nơi khác người ta vẫn tôn sùng phụ nữ, các nhà thơ vẫn làm thơ về họ, có người vẫn yêu họ với tất cả khả năng của mình. Nhưng ngày nay ai là người hiểu và nhớ rằng chỉ có người phụ nữ mới biết giá trị thực sự của cuộc sống và cái chết…

Tôi nghĩ, cái thời mà mơ ước của những người chủ trương nữ quyền sẽ thành sự thật không còn xa xôi gì nữa: Người ta sẽ nói đến phụ nữ và về phụ nữ bằng ngôn ngữ của trí thức và sự thật. Tôi không thấy có con đường nào khác để giải quyết vấn đề phụ nư. Có điều phụ nữ đã sẵn sàng chấp nhận mức độ đàm luận ấy chưa?

MH DỊCH
(Xputnic- 10- 1968)