Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Sơ đồ con đường giác ngộ của Đức Phật
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Thiền là gì?
hien
Sơ đồ con đường giác ngộ của Đức Phật

1. Rời nhà ---> chứng thiền Vô Sắc---> Bỏ thiền Vô Sắc đi vào thiền Hữu Sắc ---> Minh Sát Tuệ ---chứng Niết Bàn (Đại kinh Sacca)

2. Thuyết giảng tu tập lần lượt lần lượt Giới-Định-Tuệ (Đại kinh Xóm Ngựa)

3. Thuyết giảng con đường trung đạo Định Tuệ song hành (kinh Tứ Niệm Xứ). Kinh này Đức Phật thuyết giản ở xứ Kuru. Người ở xứ Kuru là tộc ngừoi có rất nhiều phước báu, họ hành thiền Định là tập quán của họ. Dân vùng này giứ giới rất trong sạch. Hàng ngày gặp nhau họ thưởng hỏi hôm qua ông hành thiền ra sao ? thay vì hỏi thăm sức khỏe hay công việc làm ăn. Chính vì thế Đức Phật giảng nối tiếp cho họ bắt đầu từ việc chú tâm vào hơi thở rồi khảo sát hơi thở ngay ở phần đầu bài kinh trong phần quán Thân (đây chính là phần Định). Sau đó dạy họ đi sâu vào Thiền Minh Sát qua các phần quán Thọ, Tâm, Pháp mà Đức Phật không cần phải dạy họ tuần tự từ Giới đến Định xong đến Tuệ như Đại kinh Xóm Ngựa.

4. Trong nhiều bài pháp Đức Phật tiếp tục tùy căn cơ thuyết giảng đi từ Định Hữu Sắc sang Vô Sắc rồi Diệt Thọ Tưởng Định. Phần này Đức Phật giảng cho các bậc Thánh tăng đã đắc một trong 4 thánh quả tiếp tục nhuần nhuyễn trong việc tu tập Định hay hoàn tất 9 loại thiền Định. Trong khi một số người chưa biết thường thắc mắc tại sao ngài bỏ Định Vô Sắc và tìm ra Định Hữu Sắc, mà bây giờ ngài lại dạy các đệ tử đi từ Định Hữu Sắc đến Định Vô Sắc rồi đến Diệt Thọ Tưởng Định.

* Riêng kinh nghiệm cá nhân tôi thì hành giả nào chưa qua thiền Định thì nên tu tập theo sơ đồ 2 (Đại kinh Xóm ngựa). Còn hành giả nào đã từng tu thiền Định thì có thể đi thẳng vào sơ đồ 3 (Kinh Tứ Niệm Xứ) để đạt tới Tuệ Minh Sát trong thiền Tuệ.

namson
Cảm ơn Sư huynh Hiền về bài viết!!!!
Nhưng thực tế để hoàn mãn từ "Đại kinh xóm ngựa - Maha-Assapura Sutta" đến Tứ niệm xứ khó khăn vô cùng, đệ loay hoay suốt mà không đặt được 1 viên gạch.
Xin Sư huynh giảng rõ hơn!
hien
QUOTE(namson @ Feb 8 2013, 06:03 PM) *
Cảm ơn Sư huynh Hiền về bài viết!!!!
Nhưng thực tế để hoàn mãn từ "Đại kinh xóm ngựa - Maha-Assapura Sutta" đến Tứ niệm xứ khó khăn vô cùng, đệ loay hoay suốt mà không đặt được 1 viên gạch.
Xin Sư huynh giảng rõ hơn!


Chào bạn !

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết. Tuy nhiên, tôi có lời khuyên chân thành tới bạn là bạn nên tìm đến một trường dạy thiền Minh Sát để học thiền hơn là học mò qua diễn đàn. Các bài viết trên diễn đafn chỉ mang tính tham khảo và thực sự sẽ bổ trợ cho bạn nếu bạn học thiền nghiêm túc từ một trường dạy thiền.


Cái quan trọng trong học thiền Minh Sát ở một trường thiền là nó chấm dứt vọng tưởng, suy tưởng, hay tưởng nói chung. Còn học thiền qua diẽn đàn mà chưa học thiền ở trường thiền thì sẽ càng tệ hại hơn mà thôi vì Tưởng ngày càng tăng trưởng thay vì Chánh Niệm, trong khi Chánh Niệm chính là nền tảng của Định và Tuệ.

Lợi ích khi học trong một trường thiền:

1. Vị thầy thích hợp
2. Trú xứ thich hợp
3. Bạn đồng tu thích hợp
4. Món ăn thích hợp
5. Thời tiết thích hợp
6. Pháp hành thích hợp
7. Vứt bỏ sách vở, ghi chép, sao chép dưới mọi hình thức khi hành thiền.

Chúc bạn sớm tìm được một nơi để hành thiền như vậy.

hien
Hỏi: Tưởng tri là gì ? Làm sao đoạn trừ tưởng tri trong pháp hành Minh Sát ?

Trả lời: Tôi nói với bạn: ''Phật là gì ?''. Bạn sẽ suy nghĩ lục tìm nhưng kiến thức và kinh nghiệm đã biết thêm với các suy diễn của bạn để trả lời. Đây là Tưởng tri. Nếu bạn hành thiền Minh Sát. Lúc này lời tôi nói ra chỉ là âm thanh đập vào tai bạn, âm thanh chỉ là âm thanh, bạn không suy diễn âm thanh đó mang ý nghĩa gì, tiếng Việt hay tiếng Anh, ý nghĩa của nó. Bạn chỉ thấy thứ âm thanh suông đập và tai bạn, nó đến và nó đi. Không có ý nghĩa nào, nội dung nào trong âm thanh đó bạn cần quan tâm, chỉ thuần khiết là âm thanh thôi. Lúc này không có cái nào gọi là Tưởng được sinh lên từ thứ âm thanh đó. Đó gọi là Chánh Niệm. Chánh Niệm của thiền Minh Sát gọi là ghi nhận chân chính: '' trong cái nghe chỉ có cái nghe, trong cái thấy chỉ có cái thấy mà thôi''.. Trong pháp hành Minh Sát giúp cho mọi căn cơ hành giả thấy biết rõ ràng tiến trình này trong Thân và Tâm mình đến đâu như thế nào từ khi thực hành thiền Minh Sát cho đến cuối cuộc đời.

Nếu bạn có 100% Chánh Niệm bạn sẽ có 0% Tưởng hay Tưởng tri kiến bị đoạn trừ. Mà Tưởng được đoạn trừ thì phiền não bị đoạn trừ. Tuy nhiên trong tiến trình tu tập không phải dễ dàng duy trì được như vậy mà phần lớn nó sẽ bị giao động. Nếu bạn Chánh Niệm được 25% tức là bạn để Tưởng là 75% xen vào, tất nhiên con số % tôi đưa ra chỉ là tương đối vì các đối tượng luôn sinh diệt liên tục. Thêm nữa, khi bạn ngồi đối diện trước màn hình, gõ những ký tự theo QUY ƯỚC ra chữ Việt thì bạn đã có Tưởng chen vào. Nhưng nếu bạn có 75% Chánh Niệm thì bạn sẽ không bị dính mắc quá sâu vào văn tự, ngữ nghĩa. Tức là phiền não do Tưởng sinh lên qua văn tự, ngữ nghĩa sẽ không chi phối được bạn vì bạn có Chánh Niệm đến 75% làm chủ 25% Tưởng phiền não kia. Nhưng nếu bạn để Tưởng sinh đến 75% thì bạn hãy coi chừng, tham hay sân sẽ đến và chi phối bạn.

Bạn cũng đừng buồn khi mình không duy trì được Chánh Niệm liên tục hay chưa duy trì được 100% vì Đức Phật nói rằng phải từ 7 ngày đến 7 năm trong kinh Tứ Niệm Xứ. Nhưng đó là vòa thời Đức Phật. Ngày nay chúng ta sẽ khó khăn hơn rất nhiều thậm chí 14, 21,28..năm. Nhưng có một điều thú vị là bạn sẽ thấy rõ ràng Thân và Tâm mình thay đổi, và các pháp hạ liệt bạn sẽ từ bỏ một cách rất tự nhiên. Đây cũng là điều Đức Phật nói là kẻ chứng pháp cao thượng sẽ trừ bỏ pháp hạ liệt vì trước hết họ THẤY và BIẾT sự nguy hiểm của các pháp hạ liệt và từ bỏ nó. Chính vì điều này nên Đức Phật đã khẳng định rằng ai thực hành miên mât, đúng pháp sẽ đắc đạo quả từ 7 ngày đến 7 năm trong kinh Tứ Niệm Xứ.

Bây giờ, tôi thêm một ví dụ sâu sắc hơn. Tôi lấy ví dụ về ăn kem. Que kem chúng ta ăn đầu tiên trong đời khi còn nhỏ là que kem ngon nhất và chúng ta nhớ lâu nhất. Tại sao như vậy. Vì chúng ta chưa có Tưởng về nó, tức là chưa có kinh nghiệm nào về nó. Nhưng lần ăn thứ 2,3...thì chúng ta không còn cái ngon như lần đầu nữa vì Tưởng được sinh khởi ngay khi ta thấy que kem, có ý nghĩ, kinh nghiệm về nó. Tưởng ăn kem đã lọt vào Tâm trí chúng ta. Nếu nó chiếm đến 50% trong tâm trí thì ta ăn que kem đó thật sự chỉ có 50% mà thôi. Tương tự mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Đến bữa cơm, ta thấy bát cơm ta đã có Tưởng về nó. Ta ăn bát cơm nhưng vì có kinh nghiệm về nó nên Tưởng chen vào chi phối tâm trí ta khi ta đang nhai nuốt cơm. Như vậy chỉ có ai hành thiền Minh Sát thì mới có thể tăng % Chánh Niệm trong khi ăn. Tức là khi ăn cơm biết ăn cơm thực sự.

Suy rộng hơn nữa về cuộc đời. Ta có quá nhiều kinh nghiệm cũng như suy diễn theo truyền thống, theo giáo dục, theo thói quen nên chúng ta sống say chết mộng trong khái niệm, trong Tưởng. Đức Phật đã từng nói:

'' Ai sống một trăm năm
Không thấy pháp sinh diệt
Không bằng sống một ngày
Thấy được pháp sinh diệt''

Thấy được pháp sinh diệt chính là thấy âm thanh đến và đi đó mà không kẹt lại ý nghĩa hay khái niệm quy ước của âm thanh đó như trong ví dụ đầu đó các bạn. Tức là người thấy pháp Sinh-Diệt là người đã biết thế nào là Chánh Niệm và sẽ biết kéo dài và tăng tỷ lệ % của nó trong cuộc đời của mình.

Tuy nhiên, người hành thiền Minh Sát cũng không tránh khỏi những cái ''bẫy'' do thói quen hay kinh nghiệm của mình. Có người bạn đang hành thiền Minh Sát nói với tôi rằng tôi rất giống thiền sư A hay B nào đó. Thật sự tôi ngạc nhiên vì tôi đánh giá anh ấy rất cao. Tôi đã nói với anh ấy xin đừng xây đắp hệ quy chiếu nào trong tâm. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới tiếp xúc được với THỰC TẠI chứ không phải tiếp xúc với khái niệm , với Tưởng tri kiến do mình tạo ra trong tâm. Tương tự như vậy, rất nhiều người hành thiền luôn đi tìm kiếm trạng thái Hỷ Lạc mà mình có được từ buổi trước hay mấy hôm trước. Càng tìm kiếm thì càng sa vào Tưởng. Hành thiền để đi đến Chánh Niệm (ghi nhận chân chính hay đúng cách) thì lại tìm kiếm trạng thái mà mình đã kinh nghiệm, nếu nó không xảy ra nữa thì đó là điều may mắn. Nếu nó tiếp tục xảy ra thì còn nguy hại hơn vì đó là thiền Tưởng.
namson
Một bài pháp rất hay và thiết thực, nhưng đệ có chút băn khoăn là: Nếu không qua thiền chỉ, ít nhất cũng cận định đến tứ thiền thì khi vào thiền quán cái thấy và biết ấy (danh, sắc) nó chỉ là tâm sở (tâm phản ứng) mà thôi, và sẽ không thấy và biết 1 cách toàn diện. Đệ thấy sao khó khăn quá, không biết nên từ học thiền chỉ trước hay vào 1 thiền quán từ nay đến thân hoại mạng chung.
Trân trọng Sư Huynh!
No thing more
QUOTE(hien @ Feb 6 2013, 05:18 PM) *
Sơ đồ con đường giác ngộ của Đức Phật

1. Rời nhà ---> chứng thiền Vô Sắc---> Bỏ thiền Vô Sắc đi vào thiền Hữu Sắc ---> Minh Sát Tuệ ---chứng Niết Bàn (Đại kinh Sacca)

2. Thuyết giảng tu tập lần lượt lần lượt Giới-Định-Tuệ (Đại kinh Xóm Ngựa)

3. Thuyết giảng con đường trung đạo Định Tuệ song hành (kinh Tứ Niệm Xứ). Kinh này Đức Phật thuyết giản ở xứ Kuru. Người ở xứ Kuru là tộc ngừoi có rất nhiều phước báu, họ hành thiền Định là tập quán của họ. Dân vùng này giứ giới rất trong sạch. Hàng ngày gặp nhau họ thưởng hỏi hôm qua ông hành thiền ra sao ? thay vì hỏi thăm sức khỏe hay công việc làm ăn. Chính vì thế Đức Phật giảng nối tiếp cho họ bắt đầu từ việc chú tâm vào hơi thở rồi khảo sát hơi thở ngay ở phần đầu bài kinh trong phần quán Thân (đây chính là phần Định). Sau đó dạy họ đi sâu vào Thiền Minh Sát qua các phần quán Thọ, Tâm, Pháp mà Đức Phật không cần phải dạy họ tuần tự từ Giới đến Định xong đến Tuệ như Đại kinh Xóm Ngựa.

4. Trong nhiều bài pháp Đức Phật tiếp tục tùy căn cơ thuyết giảng đi từ Định Hữu Sắc sang Vô Sắc rồi Diệt Thọ Tưởng Định. Phần này Đức Phật giảng cho các bậc Thánh tăng đã đắc một trong 4 thánh quả tiếp tục nhuần nhuyễn trong việc tu tập Định hay hoàn tất 9 loại thiền Định. Trong khi một số người chưa biết thường thắc mắc tại sao ngài bỏ Định Vô Sắc và tìm ra Định Hữu Sắc, mà bây giờ ngài lại dạy các đệ tử đi từ Định Hữu Sắc đến Định Vô Sắc rồi đến Diệt Thọ Tưởng Định.

* Riêng kinh nghiệm cá nhân tôi thì hành giả nào chưa qua thiền Định thì nên tu tập theo sơ đồ 2 (Đại kinh Xóm ngựa). Còn hành giả nào đã từng tu thiền Định thì có thể đi thẳng vào sơ đồ 3 (Kinh Tứ Niệm Xứ) để đạt tới Tuệ Minh Sát trong thiền Tuệ.


Phật nói vốn dĩ không có pháp để chứng đắt ... và còn nói trong 49 năm ta chưa hề thuyết pháp .... thế mà ông này vẽ ra sơ đồ mới sợ ..... chắc là..mọi người nên xem lại ...
hien
QUOTE(namson @ Feb 9 2013, 08:52 AM) *
Một bài pháp rất hay và thiết thực, nhưng đệ có chút băn khoăn là: Nếu không qua thiền chỉ, ít nhất cũng cận định đến tứ thiền thì khi vào thiền quán cái thấy và biết ấy (danh, sắc) nó chỉ là tâm sở (tâm phản ứng) mà thôi, và sẽ không thấy và biết 1 cách toàn diện. Đệ thấy sao khó khăn quá, không biết nên từ học thiền chỉ trước hay vào 1 thiền quán từ nay đến thân hoại mạng chung.
Trân trọng Sư Huynh!


QUOTE(hien)
* Riêng kinh nghiệm cá nhân tôi thì hành giả nào chưa qua thiền Định thì nên tu tập theo sơ đồ 2 (Đại kinh Xóm ngựa). Còn hành giả nào đã từng tu thiền Định thì có thể đi thẳng vào sơ đồ 3 (Kinh Tứ Niệm Xứ) để đạt tới Tuệ Minh Sát trong thiền Tuệ.


QUOTE(hien)
* Lợi ích khi học trong một trường thiền:

1. Vị thầy thích hợp
2. Trú xứ thich hợp
3. Bạn đồng tu thích hợp
4. Món ăn thích hợp
5. Thời tiết thích hợp
6. Pháp hành thích hợp
7. Vứt bỏ sách vở, ghi chép, sao chép dưới mọi hình thức khi hành thiền.

Chúc bạn sớm tìm được một nơi để hành thiền như vậy.



hien
QUOTE(No thing more @ Feb 10 2013, 10:12 PM) *
Phật nói vốn dĩ không có pháp để chứng đắt ... và còn nói trong 49 năm ta chưa hề thuyết pháp .... thế mà ông này vẽ ra sơ đồ mới sợ ..... chắc là..mọi người nên xem lại ...


Nếu Đức Phật nói ''49 năm ta chưa hề thuyết pháp'' thì sao bạn lại lấy câu này để thuyết, để dẫn chứng. Bạn thấy có mâu thuẫn không ? Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã nói cho hàng hậu sinh biết: '' Đã có thì có tự mảy may''. ''Đã không thì cả đất trời đều không''.

Nếu bạn đã CHẤP rằng Phật NÓI là Phật không thuyết pháp tức là bạn đã nương tựa vào câu : '' Phật nói là 49 năm ta không thuyết pháp''. Đó cũng là pháp rồi đúng không. Bạn đã chấp Phật nói pháp rồi sao bảo là KHÔNG. Vậy bạn đã chấp CÓ ở nơi này sao bắt người khác chấp KHÔNG ở chỗ khác. Cụ thể như ở trên bạn lại lấy câu này của Đức Phật đi phủ định những cái Có khác của Đức Phật nói trong 5 bộ kinh Pali như các kinh Tứ Niệm Xứ, Đại kinh Sacca hay Đại kinh Xóm Ngựa.... Đã KHÔNG thì nên KHÔNG hết bạn nhé.

Bạn có thể chưa biết câu" ''49 năm ta chưa hề thuyết pháp'' của Đức Phật không hề có trong hệ thống giáo lý Nguyên Thủy. Xin các bạn lưu ý giáo lý Bắc Tông không được sử dụng trong hệ thống giáo lý PG Nguyên Thủy vì không gian, thời gian và nhân vật nghe pháp phần lớn là hư cấu. Trong 6 lần tập kết kinh điển (lần gần nhất là 1956 tại Miến Điện) cũng chỉ trùng tuyên lại Tam Tam Kinh Điển Nguyên Thủy. Chúc bạn vui như Tết.
biggrin.gif .

namson
Chân thành cảm ơn các huynh đệ!!!
Mong rằng được học hỏi và đồng tu, đồng tiến bộ...Đệ nhớ lời Sư Chân Tuệ hỏi rằng: Cái gì đang nặng nhất trên vai...và được giải đáp rằng: Cái TÔI và hãy bắt đầu bằng TUỆ, khi có TUỆ sẽ sinh ĐỊNH và khi có ĐỊNH ắt sẽ tự động giữ GIỚI.
Xin gửi trọn trong tâm từ!
hien
QUOTE(namson @ Feb 11 2013, 07:45 PM) *
Chân thành cảm ơn các huynh đệ!!!
Mong rằng được học hỏi và đồng tu, đồng tiến bộ...Đệ nhớ lời Sư Chân Tuệ hỏi rằng: Cái gì đang nặng nhất trên vai...và được giải đáp rằng: Cái TÔI và hãy bắt đầu bằng TUỆ, khi có TUỆ sẽ sinh ĐỊNH và khi có ĐỊNH ắt sẽ tự động giữ GIỚI.
Xin gửi trọn trong tâm từ!


Bạn đã có sư thầy nương tựa và có pháp của sư thầy chỉ bảo hẳn hoi như vậy mà còn hoài nghi đi lên mạng hỏi lung tung làm gì nữa ?! Pháp tu tắt đi thẳng vào Tuệ hay tôi còn gọi là pháp đỉnh của đỉnh là lấy luôn quả vị Phật mà tu (tức là đạt tới vô ngã chứng Niết Bàn vì đã phá xong cái TÔI). Tức là hãy tưởng tượng rằng mình như một vị Phật (vô tham, vô sân, vô si) thì mình sẽ có đầy đủ Giới, Định, Tuệ. Pháp tu này không mới mà tôi biết từ khi tôi nghiên cứu Mật Tông. Pháp này dạy rằng hãy quán tưởng thầy của mình là một vị Phật (vô tham, vô sân, vô si) trước đã rồi mới đến lượt mình quán tưởng về mình như Phật (tức là đạt tới vô ngã chứng Niết Bàn vì đã phá xong cái TÔI). Nếu không coi thầy là một vị Phật thì làm sao mình có cơ hội giống thầy mình !!!. Quá hay và tuyệt vời. Chúc bạn và thầy của bạn đạt được thành tựu. Chúc vui như Tết.
namson
Đệ lấy làm xấu hổ khi được Sư huynh khen ngợi, nhưng cũng thầm cảm ơn được Sư huynh khích lệ; Sư Thầy giảng thì nhiều, tập từng động tác ... vậy mà đệ vẫn rất tệ...cuối cùng Sư Thầy cho đệ giữ 1 giới thôi, đó là CANH CHỪNG CÁI TÂM, và Thầy dậy rằng: Ở đầu có GIỚI thì ở đó có TUỆ.
Xin trân trọng!
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.