Trợ giúp - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch ghi nhớ
Phiên bản đầy đủ: Sống viên mãn kiếp này
Thực Dưỡng > Thiền & Đạo Phật > Nhạc tâm linh
Diệu Minh
Ngài Munindra (một vị thầy của bà Di Pama) nói:
Khi tâm bị ảnh hưởng bởi sân hận, nếu ta không hay biết thì tâm sẽ được nuôi dưỡng bằng thức ăn độc hại ấy. Nếu không chánh niệm, sân hận sẽ làm ô nhiễm tâm ta. Khi không được quan sát, tâm sân sẽ tác động trên thân và tạo ra những thay đổi như: thân trở nên căng cứng và run rẩy, mắt đỏ, khí huyết lưu thông không điều hòa. Bất cứ lời nói, hành động nào trong tình trạng đó cũng trở nên sai trái, độc hại, gây thương tổn, bởi vì khi tâm bị ô nhiễm tất cả phản ứng, hành động, lời nói cũng bị ô nhiễm. Do đó, chúng ta tiêu hao rất nhiều năng lượng, và vì vậy ta cần ngủ nghỉ nhiều hơn để lấy lại sức lực.
Nhưng nếu tâm ta không phản ứng, không phóng dật, không suy nghĩ, thay vào đó tâm luôn hay biết, kinh nghiệm từng giây phút một thì tâm sẽ yên tĩnh. Năng lực được bảo tồn, không phí phạm. Vì thế, khi chánh niệm được phát triển tốt đẹp, ta sẽ không cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi hay kiệt sức.

Trích trong: Sống viên mãn kiếp này - quyển sách nói về ngài Munindra - vị thiền sư lỗi lạc nhất châu Á...


Cô Thu là bác sĩ ở Mỹ, đệ tử ngài Kim Triệu và là người có nhiều kinh nghiệm thiền quán sâu sắc, đã để dành cho tôi (đại diện cho Hà Nội lúc đó) 1 quyển, khi tôi đọc quyển này thấy hay quá, bèn "nhịn đọc sách" đưa đi photo thành nhiều quyển mang ra HN làm quà cho các bạn đạo ở HN....)



-----
Nhóm Biên Dịch/Thích Ca Thiền Viện/USA tặng diễn đàn cuốn sách dưới dạng pdf:
Download
tại đây
Diệu Minh


Diệu Minh
http://archive.org/details/Tctv-SngVinMnKipNy

https://www.google.com.vn/#hl=vi&sugexp...366&bih=643

Một loạt trang web đã đăng quyển này rồi và còn đọc nữa, sadhu!
hien
http://archive.org/details/SongVienManKiepNay

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-125_4-177...n-kiep-nay.html

Câu chuyện TÁI SINH của vị sư sống dưới đời Đức Phật trong thân một cậu bé 27 tháng tuổi, khi cậu đọc tụng kinh tiếngg Pali, rồi kể và vẽ lại cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Ông cũng nhớ được tiền kiếp tái sinh làm bạn ngài Buddha Gosha (Phật Âm) tác giả Thanh Tịnh Đạo. Tiếp theo là tái sinh làm bạn ngài Mundinra trong một tiền kiếp. Ngài Mundinra đã gặp cậu này lúc 9 tuổi khi ngài còn sống (ngài Mundrinda mất năm 2003) Ngài Mundinra là thầy của thiền sư Kim Triệu. Ngài Mundinra sống tại Bồ đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đã gặp cậu bé này khi đến Srilanka và dạy thiền cho cậu. Hiện nay cậu là một người dạy thiền ở tuổi 45 và hướng dẫn thăm viếng các Thánh tích ở Srilanka. Mời các bạn nghe kể lại và nghe cậu bé đọc kinh Pali lúc 27 tháng tuổi tại đây:

http://archive.org/details/Tctv-GioiThieuSongVienmanKiepNay
Diệu Minh
Luận về Vô Ngã hay nhất
Thiền sư lỗi lạc nhất Châu Á: Munindra
Bất cứ cái gì ta thấy đều không phải là tôi, là ta, là đàn ông, là đàn bà. Nơi mắt chỉ có cảnh sắc, sanh khởi rồi hoại diệt.
Vậy thì ai đang thấy đối tượng (vật thấy)? Không có “người thấy” đối tượng.
Vậy đối tượng được thấy như thế nào? Là do sự đồng có mặt của một số yếu tố.
Yếu tố nào? Giác quan mắt là một yếu tố; con ngươi phải nguyên vẹn, lành lặn. Thứ hai, đối tượng hoặc cảnh sắc phải ở ngay trước mắt hay trong tầm thấy của mắt, phải được phản chiếu trên con ngươi của mắt – nghĩa là phải có sự xúc chạm của vật thấy trên giác quan thấy. Thứ ba, phải có ánh sáng. Thứ tư, phải có sự chú ý (là một tâm sở). Nếu cả bốn yếu tố này có đủ mặt, sẽ sanh khởi một khả năng thấy biết gọi là nhãn thức (tâm thấy từ giác quan mắt). Và khi tất cả các yếu tố trên – đối tượng, giác quan, tâm thấy từ giác quan – đồng hiện diện thì một sự xúc chạm trong tâm sanh khởi cùng một lần với chúng. Đó là tâm sở xúc.
Nếu thiếu đi một yếu tố, sẽ không có sự thấy. Nếu mắt bị mù, không có sự thấy. Nếu không có ánh sáng, không có sự thấy. Nếu không chú ý, cũng không thấy được. Nhưng không một trong các yếu tốt kể trên có thể bảo, “Tôi là người thấy”. Tất cả đều liên tục sanh khởi rồi diệt đi. Ngay khi nó vừa diệt đi, ta nói, “Tôi đang thấy”. Thật sự ta không đang thấy mà chỉ đang nghĩ: “Tôi đang thấy”. Đây gọi là điều kiện hóa. Vì tâm ta đang điều kiện hóa nên khi nghe âm thanh, ta nói, “Tôi đang nghe”.
Nhưng không có người nghe nào đang đợi sẵn ở bên trong tai để nghe âm thanh. Âm thanh tạo ra làn sóng và khi nó di chuyển chạm vào màng nhĩ, nhĩ thức (tâm nghe từ giác quan tai) là kết quả. Âm thanh không phải là đàn ông, đàn bà mà chỉ là một tiếng động sanh lên rồi diệt đi. Nhưng vì quen chịu điều kiện, ta nói, “Cô này đang hát, và tôi đang nghe”. Nhưng thật ra ta không đang nghe mà chỉ đang nghĩ rằng “Tôi đang nghe”. Âm thanh đã được nghe và tan biến đi rồi. Không có “tôi” nghe âm thanh đó, “tôi” là thế giới của ý niệm.
Đức Phật đã khám phá ra điều này trên bình diện tâm lý và vật lý: như thế nào tất cả các pháp diễn ra mà không có “người làm ra” – chỉ là chuỗi hiện tượng trống vắng thực thể liên tục sanh diệt.
Cái “tôi” này là một chướng ngại lớn nhất trên con đường giác ngộ. Mọi phiền não tham, sân, si đều sanh khởi do cái ý niệm về bản ngã này: “Toàn bộ thân tâm của tôi này là tôi” hay “Có một ai đó ở bên trong thân” hay “Trong tâm có một tự ngã (ātaman), một linh hồn hiện hữu, một ai đó đang thấy hoặc đang điều khiển mọi thứ”. Hoặc có sự đồng hóa những ý nghĩ và cảm xúc là “tôi”.
Vì để bảo tồn cho “cái tôi” mà mọi hình thức căng thẳng, sân hận, lo âu đã nảy sinh: “Này là tôi”, “Này là tâm tôi”, “Này là thân tôi”, “Này là nhà tôi”, “Này là gia đình tôi”, “Này là tổ quốc tôi”.
Ảo tưởng về tự ngã đã có từ vô thỉ. Đây là tà kiến (micchā). Nó sẽ bị loại trừ khi kinh nghiệm niết bàn lần thứ nhất ; tất cả tà kiến đều bị tẩy sạch. Khi chánh kiến đến xóa tan đi cái ngã ảo tưởng này, thì lập tức một cảm quan thân thiện, đầy tình bằng hữu sẽ xuất hiện, mang tới hòa hợp và đoàn kết giữa người và người, giữa quốc gia và quốc gia.
Khi một người đã hiểu rõ tiến trình hoạt động của thân tâm mình thì cũng sẽ hiểu được tiến trình này của người khác, bởi vì vấn đề cơ bản giống nhau, bản chất cơ bản cũng giống nhau.
Các nhà khoa học nói mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây ; nhưng thật sự mặt trời không hề mọc, cũng chẳng hề lặn. Họ hiểu điều nay, song họ vẫn cứ dùng các từ ngữ đó cho dễ hiểu, tiện lợi. Mọc, lặn, đông, tây đều là ý niệm. Trong thực tế, không có đông cũng chẳng có tây, nhưng cần phải nói cách đó vì tiện dụng cho sự truyền thông liên lạc.
-----
Nhóm Biên Dịch/Thích Ca Thiền Viện/USA tặng diễn đàn cuốn sách dưới dạng pdf:
Download
tại đây
Đây là phiên bản "lo-fi" của nội dung trang chính. Để xem phiên bản đầy đủ với nhiều thông tin hơn , xin hãy nháy vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.